Tin Việt Nam – 23/10/2020

 Tin Việt Nam – 23/10/2020

Tạm dừng thu phí BOT trên QL1

qua Quảng Trị để cứu trợ

Tổng cục đường bộ ngày 23/10 có văn bản yêu cầu tạm dừng thu phí BOT trên quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Trị.

Thông tin trên được truyền thông Nhà nước Việt Nam loan đi cùng ngày.

Việc tạm ngừng thu phí BOT qua Quảng Trị được Tổng cục đường bộ cho biết theo công văn yêu cầu của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Trị, nhằm tạo điều kiện cho các phương tiện tham gia cứu trợ người dân bị lũ lụt do mưa bão vừa qua trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu UBND tỉnh Quảng Trị, Cục Quản lý đường bộ II, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh tạm dừng thu phí đường bộ trên QL1 cho đến khi đủ điều kiện thu phí trở lại và cũng căn cứ theo tình hình thực tế, diễn biến của bão, lũ.

Sau đợt bão lũ vừa qua, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bị sạt lở nghiêm trọng, hiện tuyến quốc lộ 1 vẫn đang bị ách tắc nhiều nơi. Mặc dù đây là trục giao thông chính để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn cho người dân các vùng bị nước lũ cô lập. Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Quảng Trị, công ty Trường Thịnh vẫn triển khai thu phí đường bộ, gây khó cho công tác cứu trợ.

Do đó UBND tỉnh đã gửi công văn đề nghị Tổng cục đường bộ yêu cầu tạm dừng thu phí BOT trên quốc lộ 1 qua địa bàn xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/compensation-on-fee-collection-at-bot-quang-tri-approved-10232020083251.html

Thượng tướng Lê Chiêm giải thích lại về câu

‘cán bộ chia lương khô cứu trợ’

Người dân địa phương và các tình nguyện viên phân phát đồ cứu trợ cho những người bị ảnh hưởng ở tỉnh Thừa Thiên – Huế

Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 23/10 trả lời rõ hơn về phát ngôn “cán bộ chia lương khô làm quà” đang gây xôn xao dư luận.

Bão lụt miền Trung Việt Nam: Người dân chưa thấy dấu ấn các lãnh đạo?

Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?

Hành động ‘quyên góp 100 tỷ’ của Thủy Tiên làm đại biểu Quốc hội Việt Nam quan tâm

Chiều 23/10, bên hành lang Quốc hội ở Hà Nội, Thượng tướng Lê Chiêm nói với báo chí Việt Nam:

“Ở đây tôi không nói cụ thể địa phương nào vì tôi làm nhiệm vụ này ở tất cả vùng lũ lụt, ở các tỉnh và quân khu đều tham gia. Đây là vấn đề cảnh báo và chấn chỉnh ngay cán bộ cơ sở chứ không riêng gì địa phương nào, để tất cả hàng hóa của nhân dân, quân đội cần được cấp tới đúng người dân cần hỗ trợ.”

“Cần cảnh báo để các tổ chức chấn chỉnh, mặc dù hiện nay chưa phát hiện. Chúng tôi cũng rút ra bài học và cảnh báo với địa phương về việc bớt xén chế độ, làm sao hàng hóa này đến người dân cần được hưởng.”

Có phóng viên lại hỏi tại thời điểm mưa lũ năm nay đã xảy ra hiện tượng như trên chưa.

Ông Lê Chiêm trả lời: “Đến bây giờ chưa phát hiện ra, nhưng đây là cảnh báo. Chúng tôi cũng rút ra bài học sau các đợt lũ lụt đều có tình trạng đó, bớn xén chế độ, hàng cứu trợ. Cho nên đây là lời cảnh tỉnh, cho nên lãnh đạo các địa phương phải có trách nhiệm ngăn chặn ngay để hàng hòa phải đến người dân được hưởng.”

Cũng trong ngày 23/10, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, bà Nguyễn Thị Xuân Thu, có bình luận về câu nói của Thứ Trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Chiêm:

“Tôi nghĩ chuyện này, nếu có, chỉ là cá biệt và có thể chính gia đình cán bộ địa phương cũng cần. Họ không nghĩ đến việc làm đó ảnh hưởng tới hình ảnh chiến sỹ của chính quyền, của quân đội.

Theo tôi, vài phong lương khô, nếu không phải để cứu đói, thì không mang giá trị gì nhiều, sẽ không ai cố ý để tư lợi. Nhưng họ cũng cần phải rút kinh nghiệm. Sự việc này bên quân đội cũng như các lực lượng vũ trang đã quán triệt.”

Bà Nguyễn Thị Xuân Thu nói tiếp: “Trong lúc này, tất cả người dân đều hướng về miền Trung và bất cứ hành động sơ xuất nào tuy nhỏ cũng đều trở thành vấn đề gây bức xúc cho xã hội.

Tôi cho rằng việc này báo chí cũng nên chia sẻ, không phân tích quá sâu, bởi nó là hiện tượng nhỏ chứ không phải hiện tượng phổ biến, để rồi nhìn vào lại phủ nhận hết những cố gắng, nỗ lực của quân đội, chính quyền cũng như các lực lượng cứu trợ vừa qua.

Thực sự trận lũ này gây thiệt hại quá lớn cho người dân và thiệt hại ngay chính lực lượng đi cứu nạn, cứu hộ… Ở đó chính quyền, quân đội cũng đã phải chịu trách nhiệm rất lớn và họ đã làm hết sức mình.”

Vì sao câu nói của Tướng Lê Chiêm gây xôn xao?

Hôm 22/10, dư luận người Việt trên mạng Facebook xôn xao khi đọc tin trên báo chí Việt Nam nói tại cuộc họp vào sáng ngày 22/10 tại Quảng Trị, Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có nói về việc ‘phát hiện một số lãnh đạo địa phương (cấp cơ sở) chia lương khô cứu trợ cho cán bộ như làm quà, vì thứ này ngon’.

Câu nói này khiến đa số dư luận hiểu rằng ông Lê Chiêm nói về bê bối xảy ra ngay lúc này ở tỉnh Quảng Trị.

Điều này khiến một ngày sau, hôm 23/10, báo chí hỏi lại và Thượng tướng Lê Chiêm giải thích rằng ông không nói cụ thể địa phương nào.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54666237

Thủ tướng CSVN ra lệnh giám sát tiền từ thiện

Tin Vietnam.- Ngày 21 tháng 10 năm 2020, Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Cộng sản Việt Nam đã yêu cầu các cơ quan Trung ương Cộng sản, các bộ, ngành, địa phương vào cuộc giám sát việc vận động quyên góp hỗ trợ của người dân giành cho bà con vùng lũ miền Trung.

Ông Phúc yêu cầu phải chấn chỉnh người dân trong việc tổ chức vận động, quyên góp tự nguyện hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai theo nghị định số 64/2008-NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2008 của nhà cầm Cộng sản. Ông Phúc Còn yêu cầu Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Cộng sản Việt Nam phải chủ trì, cùng các cơ quan trên giám sát việc làm thiện nguyện của người dân.

Như vậy, theo Nghị định số 64 của Chính phủ Cộng sản thì chỉ có những cơ quan, đơn vị, tổ chức của nhà cầm quyền Cộng sản mới được phép tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ. Tức là việc làm thiện nguyện từ năm 2008 ở Việt Nam đã trở thành việc làm độc quyền của nhà cầm quyền, bất kỳ người dân nào cũng không được làm.

Trước lệnh này của Nguyễn Xuân Phúc, dư luận Việt Nam đang lo ngại cho rất nhiều người dân đang đi cứu trợ người dân vùng lũ miền Trung những ngày qua. Đặc biệt là cô ca sĩ Thuỷ Tiên, một nhân vật gây chú ý trong những ngày mưa lũ ở Việt Nam khi chỉ trong 6 ngày tài khoản ngân hàng cô ca sĩ này đã nhận được hơn 105 tỷ đồng tiền đóng góp của người dân khắp nơi để đi cứu trợ người dân miền Trung.

Theo dư luận, các khoản tiền ủng hộ người dân gặp nạn luôn là miếng mồi béo bở của nhà cầm quyền Cộng sản để làm giàu mình. Ngoài ra, nhà cầm quyền còn rất lo sợ khi người dân thấy được bộ mặt của nhà cầm quyền qua các trận bão lụt.

An Nhiên 

https://www.sbtn.tv/thu-tuong-csvn-ra-lenh-giam-sat-tien-tu-thien/

Bão lụt miền Trung Việt Nam:

Người dân chưa thấy dấu ấn các lãnh đạo?

Quốc Phương

Người dân đang kỳ vọng các nhà lãnh đạo quốc gia, đảng và nhà nước ở Việt Nam có những hành động cụ thể, trực tiếp hơn, dù là chỉ xuống “thăm nom, động viên tinh thần” với người dân ở gặp bão lụt ở miền Trung Việt Nam, ý khách mời của Bàn tròn thứ Năm tuần này bày tỏ.

Hôm 22/10/2020, so sánh với việc nhà lãnh đạo chính quyền Campuchia, Thủ tướng Hun Sen, vừa có động thái đi xuồng tới tận vùng bão lụt, thăm hỏi, tặng quà cho người dân gặp bão lũ, các khách mời hội luận của BBC News Tiếng Việt bày tỏ kỳ vọng của mình về việc các lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước Việt Nam thuộc hàng “tam hay tứ trụ” có thể tới địa phương thăm dân.

Nhà hoạt động môi trường Cao Vĩnh Thịnh từ Hà Nội nói với Bàn tròn:

“Chúng tôi rất muốn nhìn thấy điều đó, nhìn thấy những hành động cụ thể của các cán bộ cấp cao, như Chủ tịch nước, cũng như các lãnh đạo của đất nước Việt Nam xuống và giám sát cũng như có sự động viên tinh thần, nó chỉ là động viên tinh thần với người dân ở vùng chống lũ.

“Tuy nhiên, tôi vẫn đang chờ điều ấy và tôi nghĩ không chỉ một mình cá nhân tôi mà người dân ở tại miền Trung, cũng như người dân ở tại cả nước đang rất mong chờ điều ấy.”

Bão lũ ở VN: Công khai sao kê 100 tỷ, Thủy Tiên nói ‘rất áp lực’

Tranh cãi về phóng sự của VTV và nỗi lòng người cứu trợ vùng lũ

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?

Vì sao thiên tai ở miền Trung VN ngày càng trầm trọng?

Và nhà hoạt động môi trường này giải thích thêm ý kiến của mình:

“Bởi vì nếu có điều ấy, nó sẽ chứng minh cho một điều thay đổi rất lớn vì nó thể hiện sự sát sao, cũng như là tình cảm và hành động một cách cụ thể, chứ không phải chỉ là qua những chỉ đạo các cấp hoặc là họp bàn thông thường, hoặc là đưa ra những nghị quyết để rồi đồng bào hỗ trợ nhau lại càng khó khăn hơn.”

Lo cho Đại hội đảng hơn là thăm dân?

Có mặt tại một địa phương thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, từ nơi đang tham gia hỗ trợ người dân gặp lũ lụt, Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói với hội luận của BBC:

“Có một điều là trong đợt lũ lụt này, đặc biệt chúng ta thấy những lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước Việt Nam, tất nhiên họ cũng có những phát biểu, cũng có những chỉ đạo về vấn đề lũ lụt, nhưng không có những hành động như xuống trực tiếp để chỉ đạo khắc phục hay phòng chống thiên tai ở các tỉnh bị thiệt hại.

“Tôi nghĩ cái này cũng nằm ở trong một nguyên nhân chung là đang trong kỳ chuẩn bị cho Đại hội 13…, tôi nghĩ cái đó đối các vị lãnh đạo đảng và nhà nước mới là chuyện quan trọng, còn những việc kia thì có lẽ họ cho rằng đó không phải là một việc cần quan tâm nhiều trong thời điểm hiện tại.”

Khi được hỏi các nhà lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước Việt Nam cần phải quan tâm điều gì và hành động ra sao vào thời điểm này, Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng đáp:

“Tôi nghĩ trước hết, việc đầu tiên là ở Việt Nam có Nghị định 64, trong đó quy định kiểm soát hoạt động từ thiện của người dân. Trong mấy ngày gần đây, nghị định 64 này lại được những người quan tâm đến hoạt động từ thiện mang ra.

“Thậm chí họ đang rất là ngại nghị định đó có thể là một chế tài để xử phạt những người hoạt động thiện nguyện, đặc biệt như trường hợp của ca sỹ Thủy Tiên, người đã quyên góp được số tiền hơn 100 tỷ đồng, một con số rất là lớn.

“Theo tôi việc đầu tiên, lãnh đạo đảng nhà nước cần phải có động thái ủng hộ những hoạt động dân sự, các hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ đồng bào và thứ hai, phải có sự chỉ đạo ngay cho các lực lượng từ công an cho đến quân đội, cho tới chính quyền địa phương tạo điều kiện hết sức cho người dân, những người đang hoạt động thiện nguyện, đang lao vào những vùng lũ để cứu trợ cho bà con.

“Chỉ cần hai động thái đó thôi, tôi nghĩ là đại hội đảng sẽ thành công tốt đẹp nhất.”

Có địa phương làm tốt, nhưng tổng thể thế nào?

Cũng hôm thứ Năm, 22/10, trả lời BBC News Tiếng Việt qua bút đàm, một số nhà nghiên cứu về miền Trung của Việt Nam chia sẻ quan sát của mình về hiệu quả, cách thức ứng phó, xử lý thấy được qua đợt bão lụt tấn công miền Trung Việt Nam hiện nay.

Từ thành phố Huế, nhà nghiên cứu xã hội và phát triển cộng đồng Đặng Ngọc Quang bình luận với BBC:

“Ở Việt Nam, phương châm được dùng trong phòng chống thiên tai là 4 tại chỗ, “chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cầu tại chỗ”, cho nên phản ứng quan trọng đầu tiên là của chinh quyền địa phương. Các tỉnh đều có các phương án ứng phó với có cấp độ khác nhau.

“Tôi không rõ các tỉnh khác, nhưng ở Thừa Thiên Huế, nơi tôi có điều kiện quan sát, tôi thấy chính quyền địa phương thực hiện tốt phương châm này…, việc ứng phó và chỉ đạo ứng phó khá toàn diện, kịp thời và sâu sát, nhất là với hai nội dung đầu của 4 tại chỗ: “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ…”

Từ góc nhìn đánh giá tổng thể trên toàn các khu vực và địa phương đã đang bị ảnh hưởng bởi đợt bão lụt, ông Đặng Ngọc Quang nói:

“Nhìn tổng thể, trong quá trình ứng phó, xét về những điểm có thể hoàn thiện, hoặc là điểm yếu, có thể thấy năng lực của những lực lực ứng cứu hoặc các lãnh đạo các doanh nghiệp, ví dụ xây dựng thủy điện, đánh giá tình huống khi bố trí người rời hoặc đến những khu vực xung yếu, có thể thấy rõ đầu tiên. Điểm yếu này làm những tổn thất. Việc đánh giá không đúng mức đúng lúc nguy cơ sạt lở hoặc lũ khiến việc sơ tán người không kịp dẫn đến tổn thất người.

“Một điểm yếu khác có thể nhìn nhận là hoạt động kiểm tra mức độ sẵn sàng ứng phó ở cộng đồng khi có nguy cơ mưa bão hoặc lũ lụt. Ở những cộng đồng sống ở các vùng có nguy cơ do lụt bão, việc nhắc nhở, kiểm tra đôn đốc công tác phòng ngừa, chưa kịp thời cũng là những yếu tố gây tổn thất, lẽ ra có thể tránh được về tính mạng hoặc tài sản.

“Có một điều là không thấy chính quyền ở các tỉnh nhắc về kế hoạch phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng mà một dự án của WB thực hiện từ 2006-2013 trị giá 105,2 triệu USD và được bổ xung thêm 75 triệu USD (tức là 4.171,8 tỷ VND đồng). Dự án được thực hiện ở 30 xã thuộc các tỉnh miền Trung, có tất cả các tỉnh vừa chịu thiên tai. Tại các xã này đều có những trung tâm lánh nạn đa chức năng, các kênh thoát nước. Các cộng đồng đều có kế hoạch an toàn phòng chống thiên tai và có thực hành sơ tán. Tất cả các xã đều có thiết bị cảnh báo sớm, và được tập huấn cảnh báo. Việc các cơ quan quản lý chính quyền các cấp cũng như báo chí không nhắc về việc thực hiện các kế hoạch phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng ở các xã, dường như là một gợi ý về tác động của dự án ODA lớn không còn được duy trì.

“Cũng có thể coi là một điểm yếu việc chính quyền hợp tác và điều phối với các hoạt động cứu trợ tư nhân. Rất có thể sự hợp tác này, ví dụ với nhóm thiện nguyện của ca sĩ Thủy Tiên. Có thể hình dung sự

hợp tác của chính quyền có thể giúp cho cô giải ngân hiệu quả hơn mức 2% số quỹ huy động được sau tám ngày ở miền Trung.”

Còn nhiều yếu kém bộc lộ nhưng chưa được đề cập?

Từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Tiến sỹ Mai Thanh Sơn, người tham gia nhiều dự án và đề án nghiên cứu ở miền Trung của Viện này trong nhiều năm, bình luận thêm:

“Thực ra, theo tôi qua sự kiện thiên tai này đã và đang bộc lộ rất nhiều yếu kém. Thứ nhất, qua theo dõi báo chí và truyền thông lề trái, tôi hình dung rằng, hầu hết các tỉnh miền Trung đều không có các kế hoạch thực hiện việc cứu hộ cứu nạn dựa theo các kịch bản cụ thể.

“Thông thường, sau khi kế hoạch phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai được lập và phê duyệt, những người chịu trách nhiệm ở mỗi địa phương đều phải hình dung được những kịch bản cụ thể. Với mỗi kịch bản như vậy, sẽ có một vài phương án phòng ngừa, cứu hộ cứu nạn riêng.

“Trong mỗi phương án, đều phải trả lời được các câu hỏi: lực lượng ở đâu, đã được đào tạo hay tập huấn ra sao; phương tiện là gì, đã có sẵn chưa, nếu chưa thì phải bổ sung như thế nào; ai chịu trách nhiệm những phần việc gì? Việc cứu hộ cứu nạn tại chỗ có thể đảm trách được đến đâu? Khả năng chống chịu được bao nhiêu thời gian, và khi nào cần đến sự hỗ trợ của các lực lượng chuyên nghiệp?”

Theo ông Mai Thanh Sơn, còn một vấn đề thứ hai mà ông thấy là “không hề nhỏ” bộc lộ, ông nói:

“Đó là sự hỗ trợ cho người dân ở những vùng có nguy cơ ngập lụt cao. Quỹ phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai ở trung ương và địa phương có bao nhiêu, đã được sử dụng vào những việc gì, có phát huy được tác dụng trong mùa lũ này không?

“Những năm gần đây, mô hình nhà chống lũ được xây dựng bởi sự hỗ trợ của nhiều tổ chức xã hội dân sự và tỏ ra hữu ích, các địa phương đã tham khảo để nhân rộng hay chưa?

“Các phương tiện cứu hộ cá nhân (thuyền tre, áo phao, đèn pin, còi v.v…) thực ra không đáng bao nhiêu tiền. Các địa phương đã nhắc nhở, động viên người dân mua sắm chưa? Các phương tiện cứu hộ cứu nạn tập thể như tàu thuyền, ca nô có công suất lớn ở mỗi địa phương có bao nhiêu chiếc? Công suất và khả năng huy động? Trong đợt lũ này, tôi chưa thấy nguồn tin nào đề cập những vấn đề đó.”

Nhân dịp này, nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đề nghị chính quyền và nhà nước chú ý và rà soát lại một số khía cạnh sau:

“Có mấy chuyện tôi đề nghị cần phải quan tâm, chú ý và chấn chỉnh, xử lý. Thứ nhất, đó là xem lại ngay về quản lý nhà nước về tài nguyên rừng: những cái được và chưa được là gì, công bố ra.

“Thứ hai là chấn chỉnh quản lý nhân sự về phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai: công tác khảo sát, cảnh báo sớm; lập kế hoạch phòng ngừa, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả; trang bị phương tiện, đào tạo, tập huấn các lực lượng tại chỗ; phân công chỉ huy, chuẩn bị hậu cần theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Cần thường xuyên kiểm tra tất cả các yếu tố đó để đảm bảo có thể ứng phó kịp thời trước khi có sự hỗ trợ của các lực lượng chuyên nghiệp. Tất nhiên, Việt Nam cần phải thành lập ngay lực lượng cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp.

“Thứ ba, phải xem xét lại và loại bỏ tất cả các dự án thủy điện nhỏ. Thu hồi quyền cấp phép của các tỉnh đối với việc phát triển thủy điện nhỏ. Dừng ngay việc xâm hại rừng ở khu vực bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng và rừng đầu nguồn. Thậm chí, đối với các loại hình rừng tái sinh, cũng chỉ cấp phép hạn chế đối với các công trình liên quan đến an ninh quốc gia.

“Thứ tư, theo tôi phải rà soát lại toàn bộ quá trình hoạt động của các bên liên quan trong thời gian qua, xử lý nghiêm khắc nếu phát hiện sai phạm. Ví dụ: nguy cơ sạt lở đất ở Thừa Thiên Huế đã được các nhà nghiên cứu cảnh báo, có bản đồ đánh dấu. Câu hỏi đặt ra là, vậy tỉnh này đã cập nhật các thông tin đó trong kế hoạch phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai hay chưa; nếu có , đã có sự điều chỉnh kế hoạch hay không; v.v…

“Và cuối cùng, thứ năm, nhưng hết sức quan trọng, đó là phải lập ngay và cập nhật liên tục kế hoạch hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại sau lũ: tổ chức lại gia đình, sản xuất, chăn nuôi…, tìm kiếm nguồn lực v.v…, và theo tôi điểm thứ năm là việc cần làm ngay và luôn vì chưa có dấu hiệu các đợt bão lũ sẽ dừng lại, hay là không trở lại nữa.”

Quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi Bàn tròn thứ Năm hôm 22/10/2020 của BBC News Tiếng Việt với chủ đề về bão lũ miền Trung Việt Nam và hành động ứng phó của cả nước cần thế nào.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54659747

Bão lũ ở VN: Công khai sao kê 100 tỷ,

Thủy Tiên nói ‘rất áp lực’

Ca sĩ Thủy Tiên vừa công bố bản sao kê ngân hàng đợt 1, chia sẻ cô ôm cục tiền 100 tỷ xong ‘ăn không ngon ngủ không yên’ và ‘rất áp lực’.

Trước việc nhiều người lo ngại số tiền hơn 100 tỷ có thể bị thất thoát hoặc dẫn đến nguy hiểm, ca sĩ Thủy Tiên đã công khai bản sao kê của ngân hàng và tin nhắn các khoản chi để chứng minh sự minh bạch.

Bài viết về sao kê của Thủy Tiên tiếp tục nhận được sự quan tâm của công chúng với hơn 600 nghìn lượt thích, chia sẻ và bình luận.

Tranh cãi về phóng sự của VTV và nỗi lòng người cứu trợ vùng lũ

Mưa lũ 2020: Nhớ lại trận lụt đau thương năm 1999

Theo đó, trên Facebook của mình, cô cho biết tổng chi ra để cứu trợ người dân vùng lũ từ ngày 13/10 – ngày bắt đầu nhận quyên góp cho đến ngày 21/10 là 2 tỷ 669 triệu 705 nghìn đồng trong khoản tiền hơn 105 tỉ đồng. Cô khẳng định: “tiền không thất thoát đi 1 đồng nào” .

Tự chi tiền túi để sinh hoạt

Thủy Tiên cũng khẳng định mọi chi phí đi lại, sinh hoạt cá nhân cô đều tự bỏ tiền túi, không dùng đến quỹ từ thiện trên vì cô quan niệm “tiền quỹ nghiệp nặng nên nói rõ ràng, Tiên không muốn một số bạn lấy cớ nói ra nói vào không hay”.

“Trong đoàn, Tiên phải lo ăn uống cho tài xế các xe tải và tình nguyện viên. Họ chủ yếu ăn bánh mì chay. Các bạn làm không lấy công, chỉ lấy tiền xăng dầu thôi. Vì vậy Tiên có mời các bạn đi ăn nhà hàng cảm ơn. Riêng tiền mời này Tiên tự chi, không lấy tiền quỹ,”cô viết.

Cô chia sẻ thêm, do tình hình gấp nên khi chuyển khoản mua hàng, giọng ca ‘Chợt là nỗi đau’ không nhớ dùng tài khoản quỹ mà lấy tài khoản cá nhân mình để chi mất mấy trăm triệu. Vì vậy, các khoản đó có trong tin nhắn nhóm của cô nhưng không có trong sao kê của ngân hàng. “Xem như Tiên tặng thêm bà con không tính luôn ạ”, cô nói.

Trong bài viết, Thủy Tiên giải thích có trường hợp chuyển nhầm tiền từ 300.000 đồng thành 300 triệu đồng. Sau khi xác minh từ ngân hàng, cô gửi lại chủ tài khoản.

Đồng thời, vợ cựu cầu thủ Công Vinh cũng nói về kế hoạch sử dụng quỹ sắp tới: “Hiện Tiên đang làm việc với địa phương để hỗ trợ trên diên rộng đợt 2 do nước đã bắt đầu rút ở Huế, mình sẽ làm trước ở Huế, Quảng Trị, rồi Quảng Bình, Hà Tĩnh v.v.. nước rút ở đâu mình sẽ sắp xếp ở đó trước”.

“Ngày mai bắt đầu tiền trạm để tính kế hoạch phát cho vài chục nghìn dân ở mỗi địa phương, sẽ đi qua nhà nào cũng nhận được tiền hỗ trợ. Sẽ mất thời gian sắp xếp chuẩn bị phương án cho chu đáo nên mọi người chịu khó theo dõi để cập nhật thông tin giúp Tiên nhé”, cô chia sẻ.

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?

Vì sao thiên tai ở miền Trung VN ngày càng trầm trọng?

Cuối cùng, nữ ca sĩ bộc bạch: “Sẽ cố gắng hết sức để làm việc trực tiếp nhanh chóng để tiền đến tay dân nhanh nhất có thể, nên cái đầu rất là stress trong thời gian này vì rất là áp lực…”

“Ôm cục tiền xong ăn không ngon ngủ không yên luôn ạ, từ ngày 10 đến giờ chưa hôm nào ngủ được đủ giấc cả, chưa xong dự án này thì còn lo nghĩ tính toán sắp xếp nhiều lắm ạ”, Thủy Tiên cho hay,

Dư luận nói gì?

Dưới bài viết, nhiều người bình luận ủng hộ và tin tưởng việc làm của nữ ca sĩ: “Khổ thân chị, việc xác minh tiền đủ đau đầu còn gồng gánh bao việc khác. Đừng vì vài cá nhân soi mói đả kích mà bị ảnh hưởng”.

Hôm 20/10, sau khi công khai nhận 100 tỉ đồng tiền cứu trợ miền Trung, Thủy Tiên được cảnh báo ‘không cẩn thận là mất hết sự nghiệp’.

Cô chia sẻ rằng: “Tiên chỉ là một cá nhân và Tiên sẽ làm việc theo cái tâm của mình, tiền trao tận tay để giúp đỡ bà con, không thông qua tổ chức hay tự lập bất kỳ tổ chức nào. Tiền người dân gửi cho Tiên đi trực tiếp giúp đỡ, là Tiên phải cầm đi, dù có cực đến mấy”, cô nói.

“Nếu như vì việc này mà mình không may mất hết mình cũng vui vẻ chấp nhận vì mình tin rằng với số lượng người được giúp, cũng đáng để mình đánh đổi mà. Ai mà không đến lúc già đi và mất hết chứ”, cô nói thêm.

Trước đó, về việc ca sĩ Thủy Tiên quyên góp được hơn 100 tỷ đồng trong vòng 1 tuần, nhiều đại biểu quốc hội đã ý kiến.

Hôm 21/10, trả lời báo chí, đại biểu Lê Thanh Vân – Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội – khen ngợi ca sĩ Thủy Tiên.

“Chắc chắn họ sẽ sẵn sàng để minh bạch. Người dân nên lưu giữ lại các bằng chứng để sau này khi lũ lụt hết rồi, những ai muốn truy cứu hành vi có minh bạch hay không thì Thủy Tiên có căn cứ để giải trình. Tôi nghĩ đây cũng là một sự lo xa, nhưng cũng nhiều bạn khác nói rằng khi người ta đã gửi tiền quyên góp cho Thủy Tiên, người ta đã ủy thác rồi và họ tin tưởng rằng đấy là địa chỉ tin cậy, cô sẽ đưa số tiền đó nhanh nhất, đúng nhất tới đối tượng cần cứu trợ”.

Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?

Hành động ‘quyên góp 100 tỷ’ của Thủy Tiên làm đại biểu Quốc hội Việt Nam quan tâm

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội nói nếu thông qua một tổ chức có năng lực thì sẽ hiệu quả hơn.

“Một người điều hành 100 tỷ đồng không thể bằng một tổ chức có uy tín, sức mạnh tham gia vận hành, phân phối. Thực tế, bây giờ nếu yêu cầu Thủy Tiên chứng minh chi tiết về nguồn tiền và việc sử dụng là rất khó.”, ông nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54655441

Lòng bác ái chẳng cần nghị định hay thông tư

Đinh Yên Thảo

Khi ca sĩ Thủy Tiên trong nước kêu gọi và vận động được từ người hâm mộ, người dân hơn cả 100 tỉ đồng để cứu trợ đồng bào miền Trung, Văn phòng Chính phủ đã lập tức có công văn yêu cầu cần “chấn chỉnh hoạt động tổ chức vận động, quyên góp tự nguyện…” theo đúng quy định của nghị định Chính phủ. Liệu tấm lòng người dân cũng bị “nghị định hóa” hay sao?

Khác với luật, nghị định của Việt Nam là các văn bản Chính phủ ban hành đến các cơ quan công quyền, công sở để hướng dẫn thêm về những điều chưa thành luật. Chúng có thể áp dụng trong nhiều lãnh vực hoạt động chính phủ. Tuy nhiên vì chưa thành hay không phải luật để mà buộc người dân phải tuân theo, đặc biệt trong các quyền cùng hoạt động dân sự của người dân. Nhất là những hoạt động đó mang ý hướng tốt đẹp, tích cực và mang lại lợi ích cho xã hội.

Đó là về lý, còn về tình thì khi người dân góp tiền vào quỹ từ thiện, họ bày tỏ tấm lòng đùm bọc của mình đến người hoạn nạn trong tư cách cá nhân. Họ toàn quyền trao cho cá nhân hay tổ chức nào họ tin tưởng.  Khi các ca sĩ, những người nổi tiếng đã dùng uy tín và tên tuổi của mình để vận động, khuếch đại sự ủng hộ từ người dân cho hoạt động từ thiện xuất phát từ tấm lòng của mình.

Những ca sĩ, nghệ sĩ này đang hoạt động mang tính chất dân sự theo tư cách và quyền công dân, họ không thuộc tổ chức hay cơ quan chính phủ để bị ràng buộc theo thông tư, nghị định hành chính của chính phủ.

Họ chịu trách nhiệm với lương tâm, bằng uy tín của người nghệ sĩ, với lòng quý mến, ủng hộ của khán giả. Họ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu lạm dụng tên tuổi để có hành vi thủ lợi cá nhân nếu bị chứng minh thâm lạm. Nếu có mục đích sai trái ắt những ca sĩ này đã không công bố số tiền rất lớn đã thu được như vậy.

Còn lại thì tấm lòng và tư cách công dân đáng quý của họ có gì phạm luật, có gì không thấu tình đạt lý để mà bị ngăn cấm? Và chỉ bằng uy tín, phương tiện cá nhân mà các ca sĩ này đã vận động được một khoản tiền lớn lao này đã nói lên được điều gì?

Nó cho thấy rằng dường như các cơ quan chính phủ hay truyền thông chưa đủ uy tín và sự tin tưởng để vận động được người dân ở tầm mức như vậy. Hoặc nghĩ rằng khi ngăn cấm các hoạt động cá nhân này thì những số tiền từ thiện mà người dân góp vào quỹ vận động của các ca sĩ sẽ dồn vào cho các cơ quan chính phủ, như Mặt Trận Tổ Quốc chẳng hạn. Đó là điều không chắc sẽ xảy ra bởi nếu đã tin tưởng vào các tổ chức này, thì người dân đã tự động đóng vào và không cần đến sự vận động của các ca sĩ, nghệ sĩ.

Thay vì ngăn cấm, các cơ quan truyền thông, hội Hồng Thập Tự hay các tổ chức uy tín nào đó cũng có thể mời gọi các ca sĩ, giới nghệ sĩ nổi tiếng đứng chung vào tổ chức của mình để cùng vận động người dân với mục đích thực hiện việc cứu trợ được hữu hiệu, an toàn và có tổ chức hơn. Và điều này cũng cần được thực hiện trên tinh thần thiện nguyện và hợp tác dân sự hơn là theo bất cứ áp đặt nào.

Sự thiện nguyện không chỉ là thời gian và tiền bạc, mà nó còn ở tấm lòng, ở con tim nhân ái. Khi các ca sĩ lặn lội ra đến vùng lũ lụt, đích thân trao tặng những phần quà nhỏ đến người dân, họ không chỉ mang đến cho người dân vùng lũ lụ dăm món vật dụng, lương thực cần thiết mà họ đang mang đến cho người hoạn nạn sự hy vọng và tin yêu vào tình người. Người dân miền Trung cần sự an ủi tinh thần để vượt qua mất mát, đau khổ trong cơn khổ nạn này, điều quý giá và cần thiết không kém những món quà vật chất nhận được.

Lòng yêu thương, tinh thần bác ái là sự cần thiết, nó không thể bị ràng buộc bởi nghị định hoặc thông tư. Khi lòng tốt bị gièm pha, mỉa mai, khi hoạt động bác ái bị ngăn cấm, đó là điều đáng buồn cho bất cứ xã hội hay quốc gia nào.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/compassion-does-not-need-decrees-10232020075706.html

VN: Tranh cãi về phóng sự VTV

và nỗi lòng người cứu trợ vùng lũ

Bùi Thư

Mưa lũ năm nay khiến nhiều tỉnh thành miền Trung thiệt hại nặng nề. Cùng với địa phương cá nhân, tổ chức đã đi vào rốn lũ để cứu trợ người dân.

Trong phóng sự cứu trợ của VTV được phát ngày 20/10 về Cứu trợ người dân vùng lũ tỉnh Quảng Bình, phóng viên Liên Liên đã tường thuật rằng, công tác cứu trợ của những đoàn thiện nguyện không những không đạt hiệu quả mà còn ảnh hưởng tới công tác cứu trợ của chính quyền địa phương.

Bình luận này của VTV đã vấp phải phản ứng của dư luận, đặc biệt là người dân vùng lũ. Một lần nữa, công tác thiện nguyện của các nhóm độc lập lại được đem ra mổ xẻ.

Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ

‘Quyên góp 100 tỷ’, Thủy Tiên làm đại biểu Quốc hội VN quan tâm

Trên Facebook của mình, nhà báo Trương Quang Nam tường thuật từ Lệ Thủy, Quảng Bình cho rằng VTV đã có “những sai sót trầm trọng mà không thể có ngôn từ nào diễn đạt được sự bức xúc của người dân vùng lũ, của những người đã chung tay làm công tác cứu dân vùng lũ khi hoạn nạn nhất”.

Chia sẻ với BBC, ông Đỗ Hữu Thiện (người sáng lập nhóm Thiện Nhân Văn) ở Vĩnh Linh, Quảng Trị nói:

“Làm thiện nguyện có những nỗi đau của nó. Cho đi nhưng có khi nhận lại những tổn thương từ cộng đồng hay từ chính những người nhận. Nếu không chiến thắng những cảm xúc đó sẽ bị thui chột. Thực sự công việc này không dễ”.

Dư luận bức xúc

Cụ thể, phóng viên Liên Liên của VTV nói:

“Việc tự di chuyển bằng tàu thuyền của các đoàn thiện nguyện tự đi nó còn ảnh hưởng thêm cho người dân nữa, ví dụ đi bằng những tàu thuyền to như thế này mà không biết cách điều chỉnh tốc độ, sẽ có thể là sóng đánh vào những nhà dân, trong khi các nhà dân hiện nay họ đã bị ngập sâu nhiều ngày, có thể dẫn tới sụp đổ nhà dân”.

Quanh việc biên tập viên VTV gọi gánh hàng rong là ‘ký sinh trùng’

Về vấn đề này, nhà báo Trương Quang Nam, phóng viên thường trú của báo Thanh Niên tại Lệ Thủy, Quảng Bình phản bác: “Quái gở hơn, mấy ngày lũ cao điểm không thấy cô này đâu, bỗng nhiên nhảy xổ ra đứng trước dãy tàu thuyền đánh cá của người dân Ngư Thủy đang nằm nghỉ trong đêm tối để dẫn và phê phán những con tàu thuyền vĩ đại này”.

“Tôi xin lạy cô mấy lạy, cô là gì mà dạy các ngư dân sống chết trên biển rằng: “không biết cách điều chỉnh tốc độ”? Xin thưa, trên biển đó là thuyền loại nhỏ nhất; ngư dân chạy trong lũ với tốc độ gần như không tạo sóng. Vì họ chạy chậm để dỏng tai lên nghe xem trong các nhà dân có phát ra tiếng gì không. Họ chạy chậm để thả hàng, cứu người”.

Nhà báo Phong Dương, người tường thuật liên tiếp về tình hình Quảng Bình cũng ý kiến trên Facebook:

“Không biết cô gái này vào tâm lũ Quảng Bình từ ngày nào mà dám phủ nhận công lao của ngư dân miền biển Hải Ninh, Ngư Thủy… Hơn 4 ngày liên tiếp, ngư dân đã kéo vào hạ thủy gần 100 tàu để vừa cứu người vừa tiếp tế giúp dân, chia sẻ áp lực với lực lượng cứu hộ, ứng cứu hàng ngàn người thoát khỏi thảm họa lũ lụt ở mốc xô đổ mọi kỷ lục lịch sử”.

Cả hai nhà báo Trương Quang Nam và Phong Dương cũng đều thông tin rằng, không chỉ những ngư dân ra sức cứu trợ mà vợ con họ cũng tranh thủ nấu cơm, mua thực phẩm để chuyển tới tay người dân trong rốn lũ.

Vì sao thiên tai ở miền Trung VN ngày càng trầm trọng?

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?

Ông Phong Dương đề xuất: “VTV phát bản tin này là gây chia rẽ nghĩa đồng bào, tình anh em người biển với người đồng bằng. Sở TTTT cần có ý kiến. Đưa tin vậy cần xin lỗi những chiến binh ngư dân”.

Trên trang Facebook Quảng Bình hôm nay (một trang được cho là của cộng đồng người dân Quảng Bình) với gần 80.000 người theo dõi cũng nêu ý kiến VTV cần có lời xin lỗi bà con ngư dân Ngư Thủy và Hải Ninh.

Một người tên Nguyễn Ngọc Trâm bình luận dưới bài viết:

“Lũ cuốn nửa đêm, sóng đánh to như sóng biển. Dượng và 3 đứa em mình 12 giờ đêm vác thuyền đi cứu nạn. Không kể công họ cũng được, sao có thể rẻ rúng công sức họ? Đài truyền hình nhà nước nhưng phát ngôn những cái không thể tin được”.

Facebook Nguyễn Thành Trung, một người dân ở Lệ Thủy bức xúc:

“Bọn tôi đi cứu trợ 4 ngày, chống đò liệt tay, rồi ngâm mưa và bơi vào đưa đồ tận nơi cho các ông bà già. Thấy họ kêu vang ngõ mà xót. Còn VTV thì lượn lui lượn tới ngoài rào”.

Bày tỏ quan điểm về cách làm thiện nguyện, ông Lê Thế Nhân – Chủ tịch Codes Việt Nam – một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Huế đang cứu trợ cho người dân ở Lệ Thủy, Quảng Bình nói với BBC:

“Đừng yêu cầu các tấm lòng nhân ái phải “chuyên nghiệp”. Những tấm lòng nhân ái nên biết cách hợp tác hiệu quả với nhau để giúp đồng bào khi nguy nan. Tôi không quan tâm ai nói gì, tôi quan tâm người dân cần gì. Làm công việc cộng đồng là phải biết dựa vào dân, học hỏi ở dân, lắng nghe và cùng dân phát triển”.

Tính tới hiện tại, VTV vẫn chưa chính thức lên tiếng về những phản ứng của dư luận nói trên về phóng sự ngày 20/10.

Vẫn còn nơi bị cô lập, nhiều người đói ăn

Theo cập nhật trên Facebook mình, ông Lê Thế Nhân cho biết ông có mặt ở Lệ Thủy, Quảng Bình để cứu trợ cho người dân nơi đây. Ông nói những ngày qua, có hôm ông chỉ kịp chợp mắt được 30 phút vì phải liên tục điện thoại liên lạc với các địa phương để điều phối, vận chuyển hàng hóa.

Muốn vào được những vùng xa như xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, ông phải liên lạc trong hai ngày với 5 máy điện thoại và hằng trăm cuộc gọi: “Rứa mà vẫn phải sử dụng phương án vừa đi vừa kêu gọi”, ông nói.

Ngâm chân trong nước lũ nhiều ngày, ông Nhân cũng như người dân vùng lũ đều bị nước bùn ăn chân làm ngứa ngáy, nứt nẻ. Vì thế hàng cứu trợ ngoài thức ăn, nước uống còn có thuốc men.

Mưa lũ 2020: Nhớ lại trận lụt đau thương năm 1999

Gửi cho BBC hình ảnh dưới đây, ông Nhân tâm sự:

“Ảnh này tôi cho là ý nghĩa nhất hôm nay vì nó đáp ứng nhu cầu cả vùng. Đa số người dân sử dụng nước giếng, bão lụt suốt cả tuần nên rất thiếu nước sạch để uống. Ở những nơi khác rất cần nước nhưng họ không vận chuyển được vì đi trên ghe rất nguy hiểm. Nên họ chọn trước nhất là lương khô, hàng có trọng lượng nhẹ để vận chuyển được nhiều”.

Ở Vĩnh Linh, Quảng Trị, ông Đỗ Hữu Thiện cũng thiếu ngủ những ngày nay. Ông chỉ vừa tranh thủ chợp mắt đã có điện thoại gọi đến thông báo về cứu trợ. Vội ăn bữa cơm, ông đã phải tiếp tục điều phối những chuyến hàng, kiểm tra chất lượng các suất cơm để trao đến các hộ gia đình.

Trao xong khoảng 520 suất ăn ở xã Triệu Phong, Quảng Trị, ông viết trên Facebook:

“Bất ngờ, chạnh lòng và xúc động khi được nghe chia sẻ từ bà con: Làng tụi em xa, ngập sâu, bị cô lập nên chưa có cá nhân hay đoàn cứu trợ thiện nguyện nào đến cả… Thương quá bà con ơi…!”

Ông Thiện nói với BBC:

“Người dân ở đây làm ngày nào biết ngày đó. Lũ quét thì họ đói ăn thực sự, không có cơm có gạo. Nên việc cứu trợ của chúng tôi cứu đói. Giờ những gì người dân sản xuất để nuôi sống bản thân như vựa cá, đầm tôm đều trôi hết. Chẳng còn gì cả”.

“Những huyện khác như Triệu Phong, Hải Lăng, Đăk Rông (nơi xảy ra lở đất chôn vùi 22 chiến sỹ) hiện vẫn có những làng bị cô lập. Có hộ 2, 3 bữa nay chưa có cơm ăn, thậm chí không còn quần áo để mặc”, ông mô tả.

Từ xã Cao Quảng huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Phương Bình, một người cứu trợ nói với BBC: “Hiện ở huyện Minh Hóa, Quảng Bình có những xã ngập rất nặng, chỉ còn chóp mái. Điều kiện đi lại những chỗ này khó khăn nên bà con vất vả hơn nhiều “.

Ông cũng cho biết lực lượng dân quân đang đào và dẹp đường để các đoàn cứu trợ có thể tiếp cận những nơi đang bị cô lập.

“Tôi có bạn bè muốn chuyển áo phao, thuốc men và những thứ thiết yếu cho người dân nhưng xe không tiếp cận được đành phải quay đầu. Hiện họ chuyển tiền để tôi mua các nhu yếu phẩm trong xã. Giờ chỉ cứu trợ cục bộ chứ không thể đi ngoài xã vì khắp nơi đều bị chia cắt bởi lũ, phải nhờ đò của ủy ban để đi phát cho từng nhà”, ông Bình cập nhật.

Ông Bình thông tin thêm đoàn của ông cùng ủy ban hiện đã giao quà được cho 130 hộ: “Mỗi phần chỉ có thể giúp các hộ dân cầm cự khoảng hai ngày. Nếu tình hình căng thẳng hơn, chúng tôi sẽ phải tính phương án khác di tản người dân tới những nơi cao hơn dù nhiều người vẫn muốn bám trụ lại vì của cải”.

‘Sau lũ là cực hình’

Trong cơn lũ, tâm lý người dân thường gắng sức để sống sót. Nhưng khi lũ qua đi cũng là lúc họ cũng phải đối mặt với việc vốn liếng của mình đã trôi theo nước lũ, ngôi nhà chỉ còn trơ trọi lại bùn lầy.

Ông Đỗ Hữu Thiện nói với BBC:

“Tôi khẳng định rằng lũ năm nay là kinh khủng vì mưa hết đợt này chưa kịp xuống là đợt khác ập tới, đến nỗi nước không thoát được, cứ mưa là ngập liền. Bây giờ đất như một biển nước nên khả năng rút nước thấp. Lũ năm nay có tính chất lũ chồng lũ, mưa chồng mưa và diễn ra trong thời gian dài, liên tục. Điều này gây khó khăn thực sự, đến mức mà bùn dơ đầy nhà mà người dân không dọn nữa vì hôm sau lại mưa, nhà lại ngập”.

“Thật sự lũ đã xóa tan khoảng cách giàu nghèo trong các làng xã bị thiệt hại nặng về mặt gia sản còn lại trong nhà. Hết lũ, lúa gạo hư hỏng, quần áo, của cải cũng mất hết. Sau lũ, đại đa số người dân nghèo đi trông thấy. Cơ hội làm ăn cũng khó khăn hơn”.

“Đặc biệt sau lũ, tâm trạng cuộc sống của con người là cực hình. Trong lũ, mọi người gắng gượng để sống, để an toàn nhưng sau lũ, nhìn gia cảnh, cám cảnh ngôi nhà mình sẽ thấy sự mất mát và sức nặng khủng khiếp về mặt tinh thần. Đó là tâm lý của người vùng lũ”, ông chia sẻ.

Ông Thiện cho biết thêm, ở Vĩnh Linh, nhiều nhà chủ yếu dựa vào nuôi trồng thủy hải sản. Chỉ cần thu hoạch trước vài ngày, cả gia đình đã có đủ tiền để ăn. “Nhưng giờ, họ mất trắng 300-400 triệu. Nói chung là đói”.

Có kinh nghiệm trong công tác thiện nguyện hơn 20 năm, ông Thiện nói trong dài hạn, sẽ cần những hỗ trợ hậu lũ: “Ý định của tôi là có những suất học bổng cho các em học sinh bị mất hết sách vở, cặp táp, đồng phục có thể đi học lại”.

Về vấn đề này, ông Lê Thế Nhân cũng nêu: “Ưu tiên của Codes là hậu cứ trợ, giúp người dân phương tiện sống, sinh kế và trẻ em được học hành”. Chính vì vậy, ông cho biết sau những đợt cứu trợ khẩn cấp, Codes sẽ có kế hoạch dài hơi và bền vững hơn để giúp người dân xây dựng lại cuộc sống sau lũ.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54614698

Khởi tố Trưởng văn phòng đại diện

báo Nông thôn Ngày nay tại Quảng Ninh

Công an tỉnh Quảng Ninh vào ngày 23/10 ra quyết định khởi tố, khám xét nơi ở và bắt tạm giam đối với nhà báo Hoàng Anh Tuấn – Ttrưởng văn phòng đại diện báo Nông Thôn Ngày Nay/ Dân Việt khu vực Đông Bắc đặt tại Quảng Ninh, để điều tra về tội nhận hối lộ.

Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin dẫn thông báo từ Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, quyết định trên được thực hiện sau quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ đã khởi tố trước đó về phản ánh của doanh nghiệp bị một nhóm người nhắn tin đe doạ tống tiền.

Cơ quan điều tra cho biết, ngày 2/9 đã bắt quả tang Nguyễn Văn Điệp đang nhận 250 triệu đồng của một doanh nghiệp tại khu vực bãi xe chợ Hạ Long 1. Sau đó tiến hành bắt giữ Hoàng Văn Trình phóng viên thường trú tại báo Nông Thôn Ngày Nay là đồng phạm liên quan vụ án để điều tra về tội nhận hối lộ theo điều 354 BLHS.

Trước đó ngày 1/9, cơ quan điều tra tỉnh Quảng Ninh và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh này đã nhận được đơn tố cáo của một công ty tại TP Hạ Long về việc một số người nhắn tin, gọi điện tống tiền nếu không sẽ cung cấp những sai phạm của công ty cho báo chí và những người ngày yêu cầu giao tiền số tiền 250 triệu đồng tại chợ Hạ Long 1.

Khi thực hiện giao dịch tại chợ cơ quan chức năng đã bắt quả tang Nguyễn Văn Điệp (41 tuổi) đang nhận số tiền 250 triệu đồng từ đại diện công ty. Qua mở rộng điều tra vụ án, ngày 22/10 đã tống đạt các quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam ông Hoàng Anh Tuấn (39 tuổi) trưởng văn phòng đại diện báo Nông Thôn Ngày Nay trụ sở tại Quảng Ninh để điều tra với vai trò đồng phạm trong vụ án.

Được biết, trước khi bị bắt ông Nguyễn Văn Điệp phó trưởng phòng của Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Hoàng Văn Trình là phóng viên thuộc Văn phòng Đông Bắc, Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/head-of-the-today-rural-area-newspapers-representative-office-in-quang-ninh-indicted-10232020092626.html

Đồng Nai: Facebooker Nguyễn Quang Khải bị

bắt giữ với cáo buộc “phát tán bí mật nhà nước”

Hôm 21-10-2020, Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Đồng Nai gửi thông báo về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp cho vợ của ông Nguyễn Quang Khải ở Biên Hòa, Đồng Nai.

Theo đó, ông Nguyễn Quang Khải, sinh năm 1969, bị bắt giữ vì có hành vi “sao chụp, phát tán hình ảnh tài liệu bí mật nhà nước” theo điều 337 Bộ luật hình sự.

Bà Nguyễn Thị Điệp, vợ ông Khải xác nhận thông tin này với phóng viên Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại vào tối 23-10 và cho biết thêm đang trên đường để gửi nhu yếu phẩm vào cho ông đang bị tạm giam tại trại tạm giam công an tỉnh Đồng Nai và không cho biết gì thêm.

Linh mục Paul Lê Xuân Lộc, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế TPHCM nhận định về vụ việc này như sau:

Anh Khải trước đây thì anh có có bị (công an) mời vài lần về chuyện đăng thông tin trên mạng, gần đây tôi cũng khá bất ngờ vì anh bị bắt giam.

Ngày 20 tháng 10 anh được mời lên làm việc sau đó thì họ đã giữ anh luôn và sau đó họ đã ra một thông báo tạm giữ anh để điều tra về cái tội “in ấn, phát tán bí mật Nhà nước”.

Đó là một điều bất ngờ đối với tôi và tôi nghĩ đó là một cái tội rất là phi lý!”

Phóng viên RFA nhiều lần gọi điện thoại cho Công an tỉnh Đồng Nai và điều tra viên Lê Quang Ân – người thụ lý vụ việc, tuy nhiên không có ai bắt máy.

Theo tìm hiểu của Đài Á Châu Tự Do, ông Khải có tài khoản Facebook mang tên Khai Nguyen, thường xuyên lên tiếng về tình hình đất nước cũng như chia sẻ các bài đăng của RFA.

Ông bị công an thành phố Biên Hòa mời làm việc ít nhất 2 lần vào tháng 4 và tháng 8.

Theo giấy mời của công an huyện Trảng Bom vào ngày 21 tháng 4 năm nay, ông Khải bị mời làm việc để làm rõ việc vi phạm chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và một số hoạt động liên quan đến tổ chức Việt Tân.

Ông Khải bị bắt sau vụ chính quyền bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Phạm Đoan Trang khoảng hơn 2 tuần lễ, trong lúc các tổ chức quốc tế vẫn đang lên tiếng đòi trả tự do cho bà Trang và yêu cầu nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người dân.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/facebooker-in-dong-nai-detained-on-charge-of-disseminating-state-secrets-10232020080526.html

Không siết cán bộ kê khai tài sản

thì không thể chống tham nhũng!

“Đấu tranh chống tham nhũng còn không ít khó khăn, hạn chế; vẫn còn tình trạng đối tượng phạm tội tham nhũng tẩu tán tài sản, bỏ trốn, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.”

Đó là trình bày của ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, khi báo cáo Quốc hội về ý kiến cử tri trong công tác chống tham nhũng, hôm 20 tháng 10 năm 2020.

Thực trạng tham nhũng

Theo ông Mẫn, dù công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng được tăng cường, cơ quan chức năng cũng đã xử lý được nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội… Tuy nhiên số tài sản tham nhũng thu hồi quá khiêm tốn, vì những kẻ phạm tội đã tẩu tán hay bỏ trốn.

Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, cho biết ý kiến của mình:

Nhiều lắm, tràn lan, tham nhũng đàng hoàng trên đường phố, công an đón người ta kêu có tội rồi phạt, tiền đưa vào túi chứ có đưa vào ngân sách đâu?

-Lê Văn Triết

“Có cơ chế gì mà chống tham nhũng, mà đã thực hiện được đâu mà hết tham nhũng được. Nhiều lắm, tràn lan, tham nhũng đàng hoàng trên đường phố, công an đón người ta kêu có tội rồi phạt, tiền đưa vào túi chứ có đưa vào ngân sách đâu? Còn chuyện tham nhũng bên trong thì đủ thứ tham nhũng, tham nhũng đất đai… Chưa có giải pháp, chưa có chế tài nào để trị tham nhũng đến nơi đến chốn.”

Chính Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long hôm 14 tháng 9 năm 2020, khi gởi báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác thi hành án năm 2020 của Chính phủ, cũng cho biết trong số 75 ngàn tỷ đồng tham nhũng phải thu hồi, đã xác định được gần 49 ngàn tỷ đồng có điều kiện thi hành án… nhưng chỉ thu hồi được 11 ngàn tỷ đồng, chỉ đạt 23%…

Theo Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, mặc dù việc thi hành án trong các vụ án hình sự về tham nhũng không nhiều nhưng số tiền phải thi hành án trong từng vụ việc là rất lớn… Trong khi đó các bị cáo này, không có tài sản hoặc có rất ít tài sản để thi hành án.

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, hiện là thành viên nhóm Lập quyền dân, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, nhận định:

“Bất cứ một lãnh đạo của bất cứ bộ ngành nào, bất cứ địa phương nào, không chứng minh được tài sản lớn, nhà cao cửa rộng, biệt phủ thênh thang.v.v… thì người ta có quyền nghi vấn và kiểm tra. Nếu không chứng minh được thì tức là tài sản bất minh… khi đó nhà nước phải tịch thu. Nhưng bây giờ luật bày của Việt Nam đưa ra Quốc hội nhưng không quyết được, có nghĩa là họ dung dưỡng cho một thái độ bất minh. Và rút cuộc tiền tham nhũng vẫn nằm trong túi vợ con, bà con thân thuộc của những người phạm tội, họ chuyển ra nước ngoài, đánh mất tài sản của dân của nước.”

Theo ông Nguyễn Khắc Mai, tham nhũng ở Việt Nam là một điều ai cũng thấy, nhưng đảng công sản sẽ vẫn không giải quyết được vấn nạn này, nếu vẫn giữ cung cách đảng lãnh đạo như hiện nay, mà không có tam quyền phân lập, không có tự do ngôn luận, không có phản biện xã hội… Và ai công kích phê phán thì coi là chống đối nhà nước, bỏ tù… nên cũng không thể dựa vào dân để đẩy lùi tệ nạn này.

Vì sao không công khai tài sản cán bộ?

Khi trả lời Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này, Nhà hoạt động Trần Bang nói:

“Bởi vì do không được minh bạch, thể chế độc đảng cái gì cũng bí mật, sức khỏe cán bộ cũng bí mật, tài sản cán bộ cũng bí mật, quá trình công tác cũng bí mật, dân chẳng biết để soi. Vì vậy người ta trượt dài trong bí mật ấy, chỉ khi nào trong đảng đấu đá đưa ra thì dân mới biết người đó có tội. ”

Trong khi cần công khai minh bạch tài sản để có thể xác minh, thu hồi khi có vi phạm tham nhũng, thì vào đầu tháng 6 năm 2020, Bộ Tư pháp lại đưa ra dự thảo quy định số liệu thu hồi tài sản tham nhũng là ‘danh mục tối mật’. Theo Bộ này giải thích, dự thảo căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018. Trong đó, nội dung về thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được xác định thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Vấn đề kê khai tài sản, cần phải sửa lại những quy định của pháp luật. Trước khi một người được bổ nhiệm chức vị, có liên quan người có chức vụ và quyền hạn, thì phải kê khi tài sản một cách trung thực.
-LS. Nguyễn Văn Hậu

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do, nhận định:

“Tôi thấy về vấn đề kê khai tài sản, cần phải sửa lại những quy định của pháp luật. Trước khi một người được bổ nhiệm chức vị, có liên quan người có chức vụ và quyền hạn, thì phải kê khi tài sản một cách trung thực. Ví dụ tài sản bất minh, thì người ta sẽ xử lý người cán bộ công chức đó. Cán bộ phải kê khai trung thực, và nếu không trung thực thì người ta sẽ ‘nhìn’ chức vị của cán bộ đó ngay lập tức.”

Có nhiều ý kiến nghi ngờ cho rằng, vì chỉ có quan chức là đảng viên Đảng Cộng sản mới tham nhũng, do đó nếu công khai sẽ làm cho người dân mất tin tưởng. Tuy nhiên, càng không công khai, lại càng chứng tỏ không minh bạch. Điều này làm dư luận nêu câu hỏi, liệu chính quyền có thật lòng muốn chống tham nhũng, khi không quyết liệt trong việc bắt cán bộ kê khai tài sản?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A khi trả lời Đài Á Châu Tự Do, giải thích:

“Có quy định kê khai tài sản nhưng họ chỉ giữ với nhau hoặc có thể trong nội bộ lúc họ đánh nhau có thể lôi ra. Nhưng nếu thông tin minh bạch đã làm quan chức nhà nước có thể không cần phải công khai ở mức đăng trên báo, nhưng phải để cho bất kể một công dân nào có quyền tiếp cận thông tin ấy và nó phải có quy định rõ ràng là sử dụng thông tin ấy thế nào?”

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do trước đây cho rằng, bản chất của cán bộ Đảng Cộng sản là khó giữ liêm khiết, vì cơ chế độc quyền, độc đảng, độc trị… Cơ chế ấy theo ông dễ tạo ra những kẻ tham nhũng, những kẻ hối lộ. Chẳng qua là họ nằm ở phe cánh nào và đã lộ ra hay chưa mà thôi.

Còn theo ông Nguyễn Khắc Mai, khi một nhà nước toàn trị do một đảng cầm quyền và không có ai kiểm soát thì tất yếu là các cơ quan trực thuộc nhà nước sẽ lủng đoạn. Bởi vì theo ông, không có đảng đối lập để kiểm tra, kiểm soát được họ. Cho nên tình trạng tham nhũng gần như là quy luật và không thể nào giải quyết được.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/without-tightenin-the-property-declaration-officer-goverment-cannot-fight-corruption-10222020131051.html

Chủ tàu cá ở Bến Tre bị phạt

nếu không lắp đặt giám sát hành trình

Chính quyền tỉnh Bến Tre sẽ phạt chủ tàu cá nếu như không lắp đặt hệ thống giám sát hành trình. Đây được cho là thêm một giải pháp để khắc phục tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không theo quy định, không có báo cáo (IUU).

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 23/10, dẫn lời của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Lập cho biết biện pháp vừa nêu được bắt đầu áp dụng trong những tháng cuối năm 2020.

Ông Nguyễn Hữu Lập nói với báo giới trong nước rằng nhằm để khắc phục thẻ vàng IUU, Chính quyền tỉnh Bến Tre tăng cường việc giám sát tàu cá hoạt động trên biển và tiến hành xử lý tàu khai thác vượt qua ranh giới phát hiện qua hệ thống giám sát. Ngành chức năng tỉnh đẩy mạnh việc tuần tra, kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ tàu xuất, nhập bến, kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với chủ tàu không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Đồng thời, tập trung xử lý dứt điểm các trường hợp tàu, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài còn tồn đọng. Riêng đối với các địa phương trọng điểm về khai thác thủy sản xa bờ, tỉnh Bến Tre tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chống khai thác IUU trên hệ thống truyền thanh cơ sở.

Tỉnh Bến Tre hiện có gần 98% tàu hoạt động khai thác thủy sản thuộc diện bắt buộc đã lắp đặt thiết bị giám sát; trong đó, nhóm tàu lớn có chiều dài từ 24 mét trở lên đã lắp đặt 100%.

Cũng tin liên quan về tàu đánh cá, báo giới Nhà nước Việt Nam trong cùng ngày 23/10 cho biết 53 chủ tàu cá ở Bình Định đóng tàu theo Nghị định số 67/2014 nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại  với tổng số tiền hơn 320 tỷ đồng.

Nghị định 67 được Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 7/7/2014 nhằm hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu cá vỏ thép công suất lớn để đánh bắt xa bờ đạt hiệu quả. Tỉnh Bình Định được nói là nơi có nhiều ngư dân đầu tư theo nghị định này.

Tin cho biết nhiều chủ tàu cá ở Bình Định bị nợ quá hạn là do các tàu cá hoạt động đánh bắt không hiệu quả, chủ tàu không mua được bảo hiểm mới nên không đi đánh bắt được, tàu bị chìm, khách hàng thiếu thiện chí trả nợ… Trong đó, có 39 chủ tàu cá bị cho có biểu hiện chây ì, gây khó khăn cho ngân hàng, ảnh hưởng đến những chủ tàu khác đang tích cực trả nợ.

Ông Nguyễn Trà Dương, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Định cho báo giới biết đã yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện những giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các chủ tàu cá vỏ thép như cơ cấu nợ, cho vay vốn lưu động, đồng thời làm việc từng chủ tàu cá để xác định lộ trình trả nợ vay…

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/fishing-ship-owner-in-ben-tre-is-fined-without-monitoring-system-installation-10232020084249.html

Việt Nam loại bỏ 4 dự án thủy điện ở Khánh Hòa

do rủi ro môi trường

Chính quyền tỉnh ven biển miền trung Khánh Hòa đã hủy bỏ 4 dự án thủy điện khỏi quy hoạch phát triển điện lực. Lý do vì các dự án này có thể xâm lấn diện tích rừng lớn và có nguy cơ cao đối với môi trường.

Tin được AFP loan ngày 23 tháng 10 dẫn nguồn từ truyền thông Nhà nước Việt Nam.

Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân khi trả lời báo chí nhà nước Việt Nam cho biết, bốn dự án bị loại bỏ bao gồm Sông Trăng và Khánh Thượng ở huyện Khánh Vĩnh, dự án thủy điện Sông Cái ở thị xã Ninh Hòa và Hòa Sơn ở huyện Vạn Ninh, với công suất lần lượt là 5, 18, 2 và 4 MW.

Theo ông Tuân, quyết định này đưa ra sau khi tỉnh đã xem xét đề xuất của Sở Công Thương tỉnh về việc dừng phát triển các dự án thủy điện vừa và nhỏ mới trên địa bàn tỉnh. Theo đó, bốn dự án này được thẩm định và kết luận là hiệu quả kinh tế thấp, xâm hại diện tích rừng lớn, bình quân đến 200 hecta rừng cho một dự án.

Tin cho biết, tỉnh Khánh Hòa hiện hiện có 3 dự án thủy điện đang vận hành là nhà máy Ea Krông Rou 28 MW ở thị xã Ninh Hòa, nhà máy Sông Giang, Sông Chợ 37 MW ở huyện Khánh Vĩnh và dự án thủy điện Sông Giang 1 với công suất thiết kế 12 megawatt đang xây dựng tại huyện Khánh Vĩnh.

Trả lời báo chí nhà nước, Bà Võ Nguyễn Phương Mai, Phó phòng Quản lý năng lượng thuộc Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa cho biết, hơn hai năm qua, nhiều doanh nghiệp đề xuất đầu tư các dự án thủy điện nhỏ ở các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Vạn Ninh. Tuy nhiên, bộ Công Thương đã đề nghị chính quyền tỉnh từ chối các dự án này vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2016-2025 được Bộ Công Thương phê duyệt năm 2017, tỉnh Khánh Hòa không có tiềm năng phát triển thủy điện. Các dự án vừa và nhỏ sẽ xâm lấn rừng, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đòi hỏi chi phí cao cho việc tái định cư của người dân bị ảnh hưởng và khó kết nối với lưới điện quốc gia.

Theo thông tin truyền thông nhà nước Việt Nam, đã có hơn 50.000 hecta rừng bị tàn phá để nhường chỗ cho 824 nhà máy thủy điện. Trung bình để xây một thủy điện mất hết 59 hecta rừng.

Theo Tổng cục Phòng chống thiên tại, phá rừng, xây thủy điện là nguyên nhân của lũ quét, sạt lở đất… Từ năm 2010 đến 2019 đã xảy ra 260 trận lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng tới các vùng dân cư, làm chết và mất tích 910 người, thiệt hại về kinh tế ước tính hàng chục nghìn tỉ đồng.

Tai nạn ở Thủy điện Rào Trăng 3 vừa qua, một lần nữa dấy lên lo ngại về thực trạng phá rừng, xây thủy điện vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-cancels-4-hydropower-projects-in-kh-10232020083144.html

Khu Đô thị mới Thủ Thiêm: Di sản ông Nhân

và kỳ vọng trong nhiệm kỳ ông Nên

Cao Nguyên

Từ giữa năm 2018, khi vụ việc ở Thủ Thiêm nóng trở lại, nhiều người dân ở đây đã nuôi hy vọng sẽ được đền bù thoả đáng sau nhiều năm khiếu kiện ròng rã. Tuy nhiên cho đến nay, khi mà ông Nguyễn Thiện Nhân – Bí thư thành phố Hồ Chí Minh đã rời chức vụ thì lời hứa về chuyện giải quyết về bồi thường tái định cư cho người dân vẫn chưa thực hiện xong.

Khu Đô thị mới Thủ Thiêm là một dự án đầy tham vọng của thành phố Hồ Chí Minh từ đầu những năm 2000 với hy vọng biến nơi đây thành một trung tâm tài chính. Việc giải toả Thủ Thiêm đã khiến khoảng 60.000 người phải dời đi, nhưng đến giờ vẫn còn hàng trăm hộ gia đình đi khiếu kiện ra trung ương vì những sai phạm trong việc giải toả, đền bù ở Thủ Thiêm của chính quyền thành phố.

Thủ Thiêm – sự thất hứa của cả hệ thống

Trong suốt hơn 2 năm nay, lần lượt các lãnh đạo thành phố hứa giải quyết dứt điểm vụ Thủ Thiêm trong nhiệm kỳ này. Ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bí thư thành phố hứa sẽ đền bù cho người dân trước tháng 9/2019. Ông Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Thanh Liêm thông báo sẽ hoàn thành bồi thường trong tháng 9/2020. Mới đây, ông Ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch UBND thành phố lại tiếp tục tuyên bố sẽ giải quyết dứt điểm vụ Thủ Thiêm trước tháng 6/2021.

Nhưng tất cả lời nói của những người trong bộ máy lãnh đạo thành phố đều chưa thực hiện được.

Bà Nguyễn Thuỳ Dương, người theo sát và đòi quyền lợi cho người dân Thủ Thiêm nói rằng di sản mà ông Nguyễn Thiện Nhân để lại là sự “thất hứa” và “bất lực” của cả một hệ thống lãnh đạo:

“Tôi thấy đây là sự bất lực của ông Nhân, và không hẳn chỉ là một mình ông Nhân.

Thứ nhất khu vực ở Thủ Thiêm khi mà được chính quyền công nhận ngoài ranh là khu 4,3 ha thì vẫn không được giải quyết một cách rốt ráo theo nguyện vọng của người dân, theo thực tế. Tức là mức giá đề ra vẫn thấp hơn so với mức giá thị trường rất nhiều và nó có nhiều khúc mắc trong chính khu vực 4,3 ha này, dù đã được công nhận là ngoài ranh.

Cả hai bên vẫn chưa có bất kỳ một cuộc trao đổi pháp lý nào rõ ràng, sòng phẳng, rành mạch. Và với một hệ thống truyền thông đưa tin chưa được chính xác ở trong nước thì rất khó để phân định được rằng vấn đề pháp lý này là dân đúng hay chính quyền đúng. Đó là ở thời của ông Nhân.

Và còn một vấn đề nữa là khu vực 160 ha Tái định cư của người dân Thủ Thiêm bị mất. Với số đất đó và cái giá thị trường hiện nay thì làm sao để trả lại được đất cho người dân.

Cho nên tôi nhìn nhận nó không phải chỉ là sự thất hứa của ông Nhân, mà đây là sự bất lực của ông ấy, và là sự thất hứa của cả một hệ thống.”

Người dân vẫn mòn mỏi ra Trung ương khiếu kiện

Ông Nguyễn hồng Quang, là một người dân ở Thủ Thiêm cho biết hiện nay hàng chục người dân Thủ Thiêm đang còn “đội đơn” ra Hà Nội khiếu nại khắp các cơ quan công quyền. Lần nào bà con cũng bị cưỡng chế bắt về đồn:

“Người dân người dân bây giờ vẫn còn đang ở Hà Nội. họ đi xe ôm để lên nhà ông Trương Hòa Bình, nhà ông Nguyễn Phú Trọng, ông Vượng, rồi văn phòng Thủ tướng. Sáng nay vẫn còn bị lùa lên xe họ kêu gào, khóc lóc cầu cứu.”

Ông Quang nói rằng tất cả những gì ông Nhân để lại cho người dân Thủ Thiêm không có gì ngoài những lời hứa:

“Cho đến thời điểm anh Nhân về hưu thì không có vấn đề gì xảy ra cả, ngoài những lời hứa. hết người này đến người khác.

Ở trên Trung ương đá banh về thành phố, rồi thành phố đá xuống Ủy ban quận 2, rồi Chủ tịch quận 2 cũng bác đơn hết. Không có giải quyết một vấn đề gì hết.

Không có một giải quyết nào, một cái giải trình nào cụ thể. Chỉ có họp tiếp xúc, báo chí đưa tin, người dân đưa lên công nhận, rồi phóng viên viết bài. Chứ không có một giải quyết nào cụ thể, thiệt tâm cả.

Cho đến giờ này họ không có khả năng hoặc họ phải đối diện với những tảng băng quá lớn hoặc là họ bao che không có cái gì được giải quyết hết.

Mấy chục năm qua rồi, họ ghi nhận rồi họ hứa sẽ báo cáo lên Thủ tướng, Quốc hội, báo cáo lên cấp trên. Tiếp xúc cử tri cũng ghi nhận, thông cảm, chia sẻ, cũng đau buồn, nhận lỗi rồi cũng đâu vào đó.”

Kỳ vọng của người dân và đề xuất giải pháp

Ông Nguyễn Văn Nên được điều về lãnh đạo TPHCM thay cho ông Nhân từ ngày 17/10/2020. Ông Quang hy vọng lãnh đạo chính quyền thành phố nhiệm kỳ mới sẽ thực hiện được những lời hứa còn dang dở mà ông Nhân để lại:

“Anh Nên trước đây chưa bao giờ “dính chàm” vụ Thủ Thiêm. Anh ở xa cho nên chưa dính. hy vọng là sẽ độc lập, khách quan, trung thực, lắng nghe người dân.”

Nói về giải pháp nằm giải quyết dứt điểm khiếu nại của người Thủ Thiêm, ông Quang đề xuất:

“Đơn giản, thứ nhất là trong nhân dân có kiến trúc sư, có luật sư, có giáo sư luật, có những nhà quy hoạch, có những nhà tài chính… Cho nên tôn trọng quyền giám sát và lắng nghe góp ý của người dân thì chỉ cần một tiếng đồng hồ là sẽ có giải pháp.

Áp dụng chính sách đền bù mới, đúng pháp luật cho người dân, và luật sư sẽ tư vấn cho chính phủ là ở trong ranh bị đền bù rẻ mạt.

Còn ở ngoài ranh thì phải lập dự án trình cho Thủ tướng phê duyệt rồi thương lượng với người dân ở ngoài ranh. 4,3 ha là ngoài ranh, phải trả về nguyên trạng, thu hồi các các vùng đã cưỡng chế tàn bạo, đền bù vật chất tinh thần cho người dân, rồi mới lập dự án mới. Đó là đúng theo tinh thần chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đúng pháp luật.”

Bà Nguyễn Thuỳ Dương đưa ra một giải pháp cụ thể hơn mà bà cho rằng sẽ có lợi cho cả đôi bên, chỉ cần chính quyền chịu lùi một bước:

“Có một hướng giải quyết có lợi cho cả đôi bên nhưng vấn đề là họ có làm hay không. Thứ nhất là đối với những hộ dân chưa nhận đền bù thì nên có một chính sách đền bù mới cho họ. Bởi vì cái quy hoạch Thủ Thiêm này sai về đền bù là sai ngay từ chính sách. Chính cái chính sách sai đã dẫn đến hậu quả là người dân phải gánh chịu và cả ngân sách bị thất thoát.

Như vậy, nếu như có thể thì UBND thành phố lùi một bước, ở chỗ là thu mua đất của một số doanh nghiệp lại, để ra một khu vực đất khoảng từ 20 đến 30 ha.

Thứ nhất là để tái định cư cho người dân chưa nhận đền bù. Thứ nhì là tạo nên một khu chợ ở phía Đông Sài Gòn. Khu chợ đó sẽ là khu chợ lớn nhất ở phía Đông. Và số ô trong khu chợ đó sẽ tương ứng với số hộ dân ở Thủ Thiêm đã bị giải tỏa.

Như vậy thì tất cả những hộ dân Thủ Thiêm đã bị giải tỏa với những mức giá đền bù rẻ mạt có thể quay về đó nhận một cái ki-ốt để họ kinh doanh làm ăn. Đó sẽ là một nơi ghi dấu lịch sử. Thứ hai, nó sẽ tạo ra một khu phức hợp mua bán lớn về thương mại, thuận lợi cho người dân phát triển.

Và một điều nữa là cái thiệt hại lớn nhất khi quy hoạch ở Thủ Thiêm, ngoài những cuộc đời của nhân dân ra thì còn thiệt hại về mặt văn hóa. Việc quy hoạch đã xóa bỏ toàn bộ văn hóa của người dân Thủ Thiêm. Như vậy thì trả lại cho người dân ở nơi đó một cái nền văn hóa là điều mà chính phủ cần phải cân nhắc hiện tại.

Bây giờ, quy hoạch đã xóa bỏ hết văn hóa chùa chiền, miếu mạo của họ. Văn hóa đó không chỉ của riêng người dân Thủ Thiêm mà của cả người dân trên cả nước Việt Nam này.”

Năm 1996, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị Thủ Thiêm rộng 930 ha, bao gồm Khu đô thị mới 770 ha và Khu tái định cư cho người dân rộng 160 ha nằm giáp ranh, thuộc địa bàn phường An Khánh, An Lợi Đông, Bình An, Bình Khánh và Thủ Thiêm (quận 2).

Sau đó, chính quyền thành phố thu hồi luôn 160 ha dùng để tái định cư, chia nhỏ thành nhiều khu tái định cư khác và chuyển đi những nơi rất xa thành phố.

Còn lô đất 4,3 ha đã được Thanh tra chính phủ kết luận nằm ngoài ranh giới quy hoạch dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm vào tháng 6/2019. Trước đó, hơn 330 hộ dân trong khư vực này cũng bị cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện dự án.

Tại Đại hội Đảng TPHCM ngày 18/10/2020, báo Nhà nước dẫn lời ông Nguyễn Thành Phong, nói rằng thành phố “sẽ hoàn tất bồi thường tái định cư cho người dân đối với những trường hợp còn lại. Tập trung khắc phục những vấn đề mà Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra. Tập trung xây dựng các khu tái định cư, để bồi thường tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng. Đồng thời, rà soát lại các trường hợp cần tái định cư bổ sung, giải quyết dứt điểm các trường hợp còn khiếu nại.

Vào ngày 12/10/2020, Hội đồng Nhân dân TPHCM đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Thành phố Thủ Đức bao gồm 3 quận là quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức với diện tích hơn 211 km2 và dân số hơn 1 triệu người, định hướng xây dựng Thủ Thiêm thành một trung tâm tài chính tầm khu vực và quốc tế.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/thu-thiem-development-project-overdue-promise-and-hope-in-new-leaders-10232020100308.html

Bổ sung chế tài xử lý hành vi bị cho là xúc phạm

đảng kỳ: trước hết cần xây dựng luật về Đảng!

Trong buổi thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật Xử lý vi phạm hành chính của Quốc hội diễn ra sáng 22/10, Đại biểu Quốc hội tỉnh Kontum Tô Văn Tám đề nghị bổ sung chế tài xử lý hành vi xúc phạm Đảng kỳ để đảm bảo tính răn đe.

Theo báo Nhà nước, nguyên nhân được Tô Văn Tám cho hay “Đảng kỳ, Quốc kỳ là những biểu tượng thiêng liêng của Đảng, Nhà nước, trên thực tế có những hành vi xúc phạm Đảng kỳ rất nghiêm trọng, họ đặt Đảng kỳ xuống đất dẫm, đạp, chửi rồi quay clip tung lên mạng. Do đó cần bổ sung để xử lý đảm bảo tính răn đe”.

Từng giữ chức Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Văn Cuông cho rằng đề nghị của Đại biểu quốc hội Tô Văn Tám rất đúng đắn và sẽ được toàn dân ủng hộ. Ông nói:

“Vấn đề quốc huy, quốc kỳ, cũng như đảng kỳ là các biểu tượng linh thiêng của một đất nước, một tổ chức chính trị, một quốc gia đã được Hiến pháp quy định thì bất kỳ công dân hay tổ chức ở một quốc gia nào cũng phải tôn trọng. Vì đã được Hiến pháp quy định, công dân vi phạm Hiến pháp, pháp luật phải bị xử lý.”

Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành luật, Luật sư Ngô Anh Tuấn, công ty luật ATN, nhận định với RFA vào tối 22/10 như sau:

“Tôi nghĩ rằng cái này hơi thái quá vì xưa nay cho dù Đảng Cộng sản được Hiến pháp chọn là đảng lãnh đạo, tuy nhiên đề xuất trước đây cho dù từ thời thành lập đảng đến giờ thì tôi chưa bao giờ thấy người nào có ý tưởng tôi nghĩ là nó kỳ quặc đến thế. Cho dù là một tổ chức chính trị lãnh đạo nhưng nó cũng chỉ là một tổ chức chính trị mà thôi chứ không thể đứng ngang hàng với Quốc kỳ được. Tôi nghĩ về Đảng kỳ nếu họ quy định như thế thì rất không nên và đáng chê trách.”

Chính phủ Hà Nội quy định tội xúc phạm quốc kỳ, quốc huy tại điều 276 Bộ Luật Hình sự. Nếu bị kết tội, hình phạt từ bị cảnh cáo đến cải tạo không giam giữ cao nhất là ba năm hay phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Đồng quan điểm Luật sư Ngô Anh Tuấn vừa nêu, Tiến sĩ Đinh Đức Long, Bác sĩ quân đội, một đảng viên đã từ bỏ đảng lập luận:

“Cờ đảng chỉ đại diện cho mấy triệu đảng viên thôi, còn cờ tổ quốc đại diện cho cả đất nước. Khi nguyên thủ các nước khác làm việc thì chỉ làm việc với cờ tổ quốc, quốc gia chứ làm gì có cờ đảng. Đảng đã không có luật còn làm thế nhiều khi là hỗn láo với đất nước, dân tộc vì đảng làm sao ngang hàng với đất nước, dân tộc được, đảng từ đất nước, dân tộc sinh ra chứ.”

Nói rõ hơn về suy nghĩ của mình đối với đề xuất của Đại biểu Quốc hội tỉnh Kontum, Bác sĩ Đinh Đức Long cho rằng ông Tô Văn Tám nên đề nghị có luật về đảng trước khi đề nghị bổ sung chế tài xử lý hành vi bị cho là xúc phạm đảng kỳ. Bác sĩ Long tiếp lời:

“Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động ngoài vòng pháp luật, chưa có luật về đảng thì làm sao đề nghị xúc phạm đảng kỳ được. Trước hết ông ta nên đề nghị Quốc hội ban hành đạo luật về phạm vi thẩm quyền hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi có luật về đảng thì chuyện đảng kỳ có bị xúc phạm hay không phải nằm trong bộ luật ấy thì mới là căn cơ, là đúng. Chưa sinh cha mà đã sinh con, sinh cháu là thế nào? Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động gần một thế kỷ nhưng chưa có luật, chỉ mỗi Điều 4 trong Hiến pháp quy định hoạt động xã hội của Hiến pháp, pháp luật chứ chưa có luật về đảng. An toàn vệ sinh thực phẩm có luật, tham nhũng có luật, giao thông vận tải cũng có luật mà đảng là lãnh đạo toàn diện triệt để mọi mặt cuộc sống, toàn diện đất nước mà chưa có luật. Đã không có luật thì hành động ấy là tùy tiện, không đúng, và vi phạm pháp luật.”

Trong khi đó, ông Lê Văn Cuông lại có góc nhìn khác về nội dung Bác sĩ Đinh Đức Long vừa nêu. Ông khẳng định:

“Hiện nay đối với thể chế của Việt Nam thì Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn đất nước, trong đó kể cả Hiến pháp hay pháp luật phải dựa trên quan điểm của đảng. Đảng lãnh đạo, chỉ đạo toàn xã hội trong có Quốc hội, Chính phủ, các cấp chính quyền đều phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, được dựa trên cương lĩnh của đảng. Cái này là đặc thù của Việt Nam và được đại đa số công dân Việt Nam chấp nhận và đồng tình 90 năm qua, thành một lẽ sống của người Việt Nam.”

Nắm rõ quy định luật pháp hiện hành, Luật sư Ngô Anh Tuấn cho hay:

“Hiến pháp có quy định Đảng Cộng sản lãnh đạo nhưng không có quy định nào ghi về Đảng kỳ bị xúc phạm, mai mốt chắc họ đưa Tổng Bí thư hay các chức danh khác không được xúc phạm. Sau này đảng lãnh đạo đó chắc không ai dám nhắc đến tên, không ai dám nêu tên, không ai dám chỉ trích nữa. Như vậy hoàn toàn đi ngược quy luật phát triển của xã hội. Tôi nghĩ điều đó hoàn toàn không nên làm đối với một người là đại biểu quốc hội, đại diện cho quyền lợi của dân.”

Facebook cá nhân tên Kim Hoang vào ngày 23/7/2017 có đăng tải một đoạn video cho thấy cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam bị đốt trên đường phố Lê Duẩn tại Hà Nội.

Mới đây nhất, bà Nguyễn Thị Cẩm Thúy, người từng đốt cờ Đảng cộng sản Việt Nam đã bị Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa thi hành lệnh bắt tạm giam vào chiều ngày 24/6/2020. Nguyên nhân bắt bà Thúy được nói để điều tra hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ Luật hình sự.

Cụ thể, bà Thúy bị phía Cơ quan an ninh điều tra cho rằng đã phát trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội Facebook với nội dung xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, 2 lần đốt cờ Tổ quốc, đốt cờ Đảng và dùng kéo cắt, đốt hình ảnh ông Hồ Chí Minh.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/additional-sanctions-to-handle-acts-alleged-to-offend-the-party-flag-10222020141828.html

Đại hội 13: Đảng cần có cơ chế khuyến khích

‘xã hội dân sự’ phát triển

TS. Phạm Quý Thọ

Thực trạng lũ lụt ở miền Trung là nghiêm trọng và công tác cứu trợ đang rất cấp bách và khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền, thì phong trào ‘hướng về miền Trung’ đang cho thấy vai trò tích cực và sự đóng góp to lớn của các nhóm và cá nhân thiện nguyện. Một số hoạt động của họ đã trở thành “hiện tượng”, thu hút sự chú ý của truyền thông và dư luận.

Đằng sau những sự kiện, các hoạt động cứu trợ này đang phản ánh vấn đề lớn hơn liên quan đến cải cách thể chế. Đó là tầng lớp trung lưu và xã hội dân sự. Vai trò của họ ngày càng lớn hơn trong nền kinh tế chuyển đổi sang thị trường, vì vậy họ cần có cơ chế để phát triển.

‘Hiện tượng’

Dải đất miền Trung Việt Nam đầy cát sỏi, khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, ưỡn mình ra Biển Đông như thách thức với thiên nhiên. Hàng năm, nơi đây, vào mùa này, thường đón chịu những đợt mưa bão gây ngập lụt. Năm nay đợt lũ lụt, xảy ra từ đầu tháng 10 và kéo dài trong nửa tháng, được đánh giá nghiêm trọng nhất sau nhiều thập kỷ. Những thiệt hại về tính mạng và tài sản của cư dân được các địa phương ước tính sơ bộ là rất nặng nề.

Vấn đề thời sự trên các mặt báo, truyền thông là hoạt động cứu trợ. Bên cạnh sự nỗ lực của chính quyền trung ương và địa phương, thể hiện tính ưu việt của nhà nước tập quyền trong những tình huống khẩn cấp, cứu người và tài sản, khắc phục hậu quả, có những hành động cứu trợ của các nhóm và cá nhân thiện nguyện trong phong trào “cả nước hướng về miền Trung” thu hút sự chú ý của dư luận. Những hình ảnh xúc động được phát trên tivi về việc quyên góp đồ cứu trợ, về sáng kiến của chị em phụ nữ ‘gói bánh trưng’ để chuyển đi, các đoàn xe kéo dài chở hàng hoá, nhu yếu phẩm trên đường đến vùng ngập lũ… phản ánh truyền thống ‘tương thân tương ái’ tốt đẹp của dân tộc, mang tính cộng đồng cao trong những tình huống khó khăn.

Tuy nhiên, một tình huống trở thành “hiện tượng”, một nữ ca sĩ quyên góp được số tiền kỷ lục, trên 100 tỷ đồng trong thời gian ngắn, và tự tổ chức đi ‘cứu trợ’ làm ‘dậy sóng’ truyền thông lề phải và mạng xã hội. Một vị đại biểu quốc hội, bình luận bên lề kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khoá 14 đang diễn ra tại Hà Nội, coi đó là bài học ‘có thể đưa vào giáo trình giảng dạy’ cho trẻ nhỏ về tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Bên cạnh những lời ca ngợi “Thuỷ Tiên (tên nữ ca sĩ) hay là Tiên!”…, cũng không ít lời bình trái chiều về hình ảnh ăn mặc ‘phản cảm’ hoặc băn khoăn liệu hành động như vậy có ‘trái với quy định pháp luật’, liệu có minh bạch số tiền quyên góp và liệu có động cơ ‘đánh bóng’ mà giới ‘showbiz’ thường hay bị gắn mác…

‘Bị động’

Chính quyền, ban đầu, dường như ‘bị động’ trước ‘phong trào thiện nguyện’ này. Một quan chức Chính phủ chỉ đạo cứu trợ, trong một chuyến thị sát đã nhận định: “Từ thực tế chuyến đi của tôi, quá nhiều đoàn cứu trợ chỉ đi vào chỗ thuận lợi giao thông, còn những chỗ khó thì chưa vào. Chính vì thế có chỗ nhận được nhiều, có chỗ chẳng có gì…” Sau đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giám sát việc vận động quyên góp hỗ trợ theo Nghị định 64 và đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để chỉ đạo, giám sát việc quyên góp, vận động hỗ trợ theo đúng quy định và xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi. Chính quyền địa phương khuyến cáo các tổ chức và cá nhân thiện nguyện khi đến các vùng lũ lụt cần liên hệ với chính quyền địa phương để phối hợp…

Theo Nghị định 64, chỉ có các cơ quan trong hệ thống chính trị của đảng, như Ủy ban mặt trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ… mới được đứng ra tổ chức thực hiện hoạt động cứu trợ. Điều 4, Chương 2 Nghị định trên có ghi: “Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.”

Tuy nhiên, tính chất cấp bách của đợt lũ lụt phong trào cứu trợ mang tính tự nguyện lần này ‘rầm rộ’ đến mức khiến chính quyền phải đối phó lúng túng. Trên báo mạng đã có nêu ý rằng nên sửa Nghị định 64 cho phù hợp thực tế, tuy nhiên tin này đã bị gỡ bỏ. Chính quyền chưa ‘lên tiếng’ chính thức về hiện tượng Thuỷ Tiên, nhưng rõ ràng tính tích cực và vai trò ngày càng lớn của phong trào thiện nguyện là không thể phủ nhận.

‘Cơ chế nào?’

Cơ chế nào cho phong trào thiện nguyện, đằng sau là tầng lớp trung lưu và xã hội dân sự, phát triển? Đó là câu hỏi đối với các nhà cải cách.

Đường lối Đổi mới do Đảng khởi xướng đã được hơn 30 năm. Chính sách chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường giúp cho vị thế kinh tế của đất nước và tính độc lập về kinh tế của người dân được nâng cao. Kinh tế thị trường không chỉ làm tăng mức sống vật chất mà còn cải thiện đời sống tinh thần. Tuy nhiên, những quan niệm, giáo điều từ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, không phù hợp thực tế về ‘tầng lớp trung lưu’ và ‘xã hội dân sự’ đang hạn chế động lực của thị trường, cản trở “tiếp tục” (được cho là điểm mới trong Báo cáo chính trị trình Đại hội 13 sắp tới) cải cách thể chế chính trị.

Lý luận chủ nghĩa Mác cho rằng các tầng lớp xã hội không phải theo tài sản hay danh tiếng của các thành viên của nó, mà theo quan hệ của họ với phương tiện sản xuất, phân biệt giai cấp tư bản và công nhân là cơ sở của học thuyết bóc lột sức lao động. V. Lenin từng coi xã hội dân sự là thứ cản trở cho nền chuyên chính vô sản. Ông tin rằng: “Phạm vi công cộng trong xã hội xã hội chủ nghĩa thì phải thống nhất và duy nhất.” Đây là một trong những nền tảng của mô hình Liên Xô trước đây.

Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển kinh tế thị trường các khái niệm trên dần thay đổi. ‘Tầng lớp trung lưu’ được dùng để chỉ những người có một mức độ độc lập kinh tế nào đó với nhà nước. Ở Việt Nam họ có thể là những giới nghệ sĩ, ca sĩ, tiểu doanh gia, các nhân viên ‘cổ cồn trắng’ hữu sản… Mặc dù họ có ảnh hưởng, nhưng không quá lớn đối với xã hội hay về quyền lực của họ trong xã hội. Ngoài ra, tuy tầng lớp này chưa thực sự ‘vững chắc’ về nền tảng vật chất, nhưng việc một ca sĩ huy động nhanh chóng được số tiền bằng một phần năm tiền cứu trợ ban đầu của Chính phủ từ ngân sách, 500 tỷ đồng cho 5 tỉnh chịu ảnh hưởng lũ lụt nặng nề, thực sự là ‘hiện tượng’!

Như đã biết, nghiên cứu của giáo sư Fransis Fukuyama từng hy vọng về vai trò ngày càng lớn của tầng lớp trung lưu đối với chuyển đổi dân chủ ở các nền kinh tế như Trung Quốc hay Việt Nam.

Về ‘xã hội dân sự’ các nhà tư tưởng như Edmund Burke, Alexis de Tocqueville từ thế kỷ 18 đã quan niệm đó là nền tảng căn bản cho nền dân chủ. Xã hội dân sự được cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện, tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực nhà nước. Hơn thế, nó được coi là cầu nối giữa thị trường, người dân và nhà nước, bởi vậy hoàn thiện mối quan hệ này có vai trò thúc đẩy động lực thị trường cho tăng trưởng.

Theo tôi, đã đến lúc, có thể từ Đại hội 13 này, cần thúc đẩy cải cách thể chế chính trị cho phù hợp hơn với thực tế, tạo động lực thị trường cho tăng trưởng bền vững. Trước hết, các nhà lãnh đạo, giới tinh hoa, cần gạt bỏ ‘nỗi ám ảnh’, đã đeo đuổi cách đây 30 năm, rằng M. Gorbachev, người đề xướng cải cách chính trị, trong đó cho phép các tổ chức phi chính phủ, xã hội dân sự được thành lập, khiến mô hình Xô Viết trở nên ngày một yếu đuối, dễ bị tổn thương và là căn nguyên sụp đổ chế độ toàn trị. Hơn thế, cần tăng cường thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030, trong đó “Xã hội dân sự” được xác định là vấn đề cần nghiên cứu để “phát huy quyền làm chủ của người dân đi đôi với hoàn thiện hệ thống chính trị”.

Thực tế đang minh chứng rằng, tầng lớp trung lưu và các nhóm dân cư đa dạng ngày càng có vai trò tích cực trong nền kinh tế chuyển đổi ở nước ta. Xã hội dân sự, các hội đoàn độc lập đang cần một khuôn khổ pháp lý cho phát triển, về lâu dài, để nhân dân thể hiện quyền làm chủ đối với xã hội và nhà nước, và trước mắt, góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, tinh giản bộ máy để hoạt động hiệu quả và minh bạch.

Phạm Quý Thọ gửi từ Hà Nội

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/party-congress-13-need-machanism-to-encourage-development-of-civil-society-10232020094336.html

Điểm tin trong nước sáng 23/10: VTV bị dư luận

yêu cầu xin lỗi ngư dân Quảng Bình

Tâm Tuệ

Mục lục bài viết          

Sát thủ Việt Nam lên phim công chiếu thế giới

VTV bị dư luận yêu cầu xin lỗi ngư dân Quảng Bình

Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, vẫn hướng vào miền Trung

Chính phủ Mỹ chia buồn với Việt Nam và viện trợ khắc phục lũ lụt

Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Sáu (23/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Sát thủ Việt Nam lên phim công chiếu thế giới

Theo thông tin từ IMDB, Assassins (sát thủ) 2020 là bộ phim kể về câu chuyện của 2 nữ sát thủ châu Á đã hạ sát thành công Kim Jong Nam, anh trai của lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un, tại sân bay Kualalampur, Malaysia ngày 13/2/2017.

Đạo diễn bộ phim là Ryan White với các tác phẩm đã từng được công chiếu tại liên hoan phim quốc tế. Ông chọn hướng khai thác vụ việc chấn động tại thời điểm đó bằng cách đứng từ phía 2 nữ sát thủ, 1 người Indo là Siti Aisyah, 1 người Việt Nam là Đoàn Thị Hương quê Nam Định có ước mơ trở thành diễn viên.

Trong đoạn phim ngắn giới thiệu bản tiếng Nhật có tiết lộ hình ảnh Đoàn Thị Hương ở Nam Định trước và sau khi thụ án. Nhiều người kỳ vọng trong 104 phút bộ phim chiếu rạp sẽ có những bí mật chưa từng công bố.

VTV bị dư luận yêu cầu xin lỗi ngư dân Quảng Bình

Sau khi một bản tin về tình hình cứu trợ người dân vùng lũ Quảng Bình được phát sóng trên VTV hôm 21/10, dư luận đã có phản ứng, yêu cầu VTV phải đính chính và xin lỗi ngư dân Quảng Bình.

Liên quan đến việc các thuyền ngư dân đi biển đã tham gia cứu trợ vùng lũ, bản tin do biên tập viên Liên Liên dẫn chương trình cho biết: “… Thuyền cứu trợ của các đoàn thiện nguyện tự đi không những không đạt hiệu quả, mà còn làm ảnh hưởng đến công tác cứu trợ của chính quyền, có thể gây sập nhà dân…”.

Phản ứng trước thông tin trên, nhiều người cho rằng biên tập viên đã xúc phạm ngư dân và yêu cầu nhà đài phải đính chính, xin lỗi.

Nhà báo Dương Phong nhận định: “Không biết cô gái này vào tâm lũ Quảng Bình từ ngày nào mà dám phủ nhận công lao của ngư dân miền biển Hải Ninh, Ngư Thủy với dân gặp nạn đại hồng thủy.

Hơn 4 ngày liên tiếp, ngư dân đã đưa gần 100 tàu để vừa cứu người vừa tiếp tế giúp dân, ứng cứu hàng ngàn người thoát khỏi thảm họa lũ lụt.

Công lao ngư dân trong trận ‘đại hồng thủy’ rất lớn. VTV cần xin lỗi ngư dân”.

Nhà báo Trương Quang Nam chia sẻ thêm: “… Lũ năm nay lịch sử và cũng là lịch sử khi lần đầu tiên thuyền đánh cá của ngư dân miệt biển Hải Ninh và Ngư Thủy hò hét nhau bật dậy khỏi giường, nửa đêm mang vác, đẩy bộ thuyền vào vùng lũ để cứu dân. Bởi họ xót những tiếng kêu cứu, bởi tình người, tình đồng loại, đồng hương.

Tôi là người gần như lên thuyền này đầu tiên để cùng họ đi cứu dân, đi tác nghiệp. Ngoài việc có thêm thuyền sẽ cứu thêm được nhiều người, thì những thuyền này là “đại ca” trong lũ dữ, rất yên tâm.

Đến trưa ngày 19/10, nhiều ngư dân trên thuyền còn chưa ăn gì, và họ thức từ đêm qua đến giờ đó. Rồi vợ, con họ cũng chạy quanh làng biển để nấu cơm, mua lương thực thực phẩm để chuyển vào cho dân vùng lũ, trong khi dân làng biển bãi ngang đó cực nghèo…”.

“Đó là cuộc cứu nạn lịch sử”, nhà báo Trương Quang Nam khẳng định.

Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, vẫn hướng vào miền Trung

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 19h tối 22/10, bão số 8 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15.

Trong 48 đến 72 giờ tới, bão số 8 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp.

Đến 19h ngày 25/10, sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Chính phủ Mỹ chia buồn với Việt Nam và viện trợ khắc phục lũ lụt

Tuyền thông trong nước dẫn tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 22/10 cho biết Chính phủ Mỹ gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam, cũng như tiếc thương đối với những nạn nhân thiệt mạng trong trận lũ lụt nghiêm trọng do cơn bão nhiệt đới Linfa gây ra ở miền Trung Việt Nam.

Thông cáo khẳng định Chính phủ Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam giải quyết những thiệt hại do lũ lụt gây ra và bày tỏ cảm thông sâu sắc nhất tới tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này.

Cùng ngày, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cũng ra thông cáo báo chí khẳng định sẽ hỗ trợ ngay lập tức cho việc khắc phục hậu quả lũ lụt xảy ra trên diện rộng ở miền Trung Việt Nam.

Mỹ sẽ cung cấp ngay khoản hỗ trợ nhân đạo 200.000 USD để hỗ trợ thêm cho công tác ứng phó với lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở Việt Nam và Campuchia.

Hiện USAID đang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong việc giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-23-10-sat-thu-viet-nam-len-phim-cong-chieu-the-gioi-vtv-bi-du-luan-yeu-cau-dinh-chinh-va-xin-loi-ngu-dan-quang-binh.html

Điểm tin trong nước tối 23/10:

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ nói

 ‘Áp nghị định 64 với Thủy Tiên là không đúng’

Tâm Minh – Hiểu Minh

Mục lục bài viết          

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ nói ‘Áp nghị định 64 với Thủy Tiên là không đúng’

Bão số 8 tan trên đất liền Trung bộ, lại có bão số 9 vào Biển Đông

Trong 1 tuần mưa bão, người miền Tây phát hiện 3 con cá sấu

Tìm thấy thêm hai thi thể ở thủy điện Rào Trăng 3

Sách tham khảo, sách bài tập: Hoa cả mắt nhưng không thể không dùng!

Mục Điểm tin trong nước tối thứ Sáu (23/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ nói ‘Áp nghị định 64 với Thủy Tiên là không đúng’

Liên quan đến việc ca sĩ Thuỷ Tiên vận động được hơn 100 tỷ cho đồng bào miền Trung bị cho là vi phạm nghị định 64 của Chính phủ, sáng 23/10, đại diện Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam khẳng định việc làm của cô ca sĩ này hoàn toàn đúng và nên chăng cần sửa lại nghị định còn nhiều bất cập này.

Trao đổi với báo Zing, bà chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết: “Nếu lấy Nghị định 64 áp vào trường hợp của cô Thủy Tiên là không đúng. Nghị định này đã ban hành lâu rồi, đến nay cần sửa đổi một số điều. Nếu họ làm đúng quy định của pháp luật, họ không làm gì sai thì mình phải khuyến khích và tôn vinh họ”.

Trong đợt lũ lụt năm nay, người dân, các nhà hảo tâm dường như không đặt nhiều niềm tin vào các tổ chức cứu trợ của nhà nước, nhất là sau khi thượng tướng Lê Chiêm tiết lộ đã ‘phát hiện một số lãnh đạo địa phương vùng lũ chia lương khô cứu trợ cho cán bộ như làm quà’ khiến người dân thêm càng bức xúc.

Khi được hỏi về vấn đề nhạy cảm này, bà Thu cho biết: “Tôi nghĩ miếng lương khô không phải to tát mà họ cố lấy về cho gia đình mình. Thế nhưng cũng phải rút kinh nghiệm. Trong lúc tất cả người dân đang hướng về miền Trung, bất cứ hành động nào tuy là nhỏ đều trở thành vấn đề mang bức xúc cho xã hội”.

Bão số 8 tan trên đất liền Trung bộ, lại có bão số 9 vào Biển Đông

Báo Thanh Niên dẫn thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai diễn ra tại Hà Nội chiều nay, 23/10, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cảnh báo về khả năng xuất hiện bão số 9 hướng vào Trung bộ.

Cụ thể, ông Mai Văn Khiêm cho biết, ở vùng biển Philippines xuất hiện dải hội tụ nhiệt đới, dự báo sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông trong những ngày tới, trở thành cơn bão số 9 trong năm nay.

Dự báo bão số 8 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế từ đêm 24 và ngày 25/10.

“Dự báo của chúng tôi trong buổi sáng (ngày 25/10 – PV), cơn bão số 8 tan đi thì đến chiều cùng ngày sẽ phát bản tin cảnh báo về bão số 9”, ông Khiêm nói.

Cũng theo ông Khiêm, nếu cơn bão số 9 đi vào Biển Đông trong những ngày tới thì miền Trung trong tháng 10 liên tiếp hứng chịu 4 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới.

“Đây cũng là hình thái thời tiết lặp lại như tháng 10/1983, các tỉnh miền Trung cũng đón liên tiếp 4 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới, đây cũng năm miền Trung có mưa lũ kéo dài, diễn biến rất phức tạp”, ông Khiêm nói.

Trong 1 tuần mưa bão, người miền Tây phát hiện 3 con cá sấu

Ngày 23/10, tin từ UBND xã Tân Phú, huyện Thới Bình (Cà Mau) cho báo Người lao động biết người dân trên địa bàn đã bắt được 1 con cá sấu khi nó nằm trên sân trước nhà.

Thông tin ban đầu, vào 15h ngày 22/10, anh Phạm Văn Hòa (28 tuổi; ngụ Kênh 5A, xã Tân Phú) cùng một số người quen phát hiện 1 con cá sấu nặng khoảng 15kg đang nằm trên sân trước nhà ông Nguyễn Văn Chuẩn (ngụ ấp Kênh 5B). Sau đó, mọi người đã vây bắt và bán con cá này với giá 300.000 đồng.

Cách đây 5 ngày, người dân trên địa bàn xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã phát hiện 1 con cá sấu nổi đầu ở vuông tôm. Ngay lập tức, mọi người đã vây bắt và đập chết con cá sấu trên.

Trước đó, vào sáng 18/10, người dân sống tại khu vực bến đò 13 thuộc xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) phát hiện một con cá sấu dài khoảng 1,5m, nặng 70kg bơi trên sông. Đến trưa cùng ngày, người dân đã cùng vây bắt được con cá sấu này rồi trả cho người dân cùng địa phương.

Tìm thấy thêm hai thi thể ở thủy điện Rào Trăng 3

Báo VnExpress đưa tin, lực lượng chức năng tìm thêm được hai thi thể công nhân bị vùi lấp ở công trình thuỷ điện Rào Trăng 3, ngày 23/10.

Ông Nguyễn Đình Bách, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, thi thể một nạn nhân được tìm thấy lúc 8h45 hôm nay và chuyển từ hiện trường ra ngoài bằng cano, theo đường hồ thuỷ điện Hương Điền (thị xã Hương Trà).

Chiều cùng ngày, đại diện Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh Thừa Thiên Huế, thông tin lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm một thi thể khác, nâng số nạn nhân được tìm thấy lên 4 trong số 17 công nhân bị mất tích do đất đá vùi lấp tại thuỷ điện Rào Trăng 3.

Sách tham khảo, sách bài tập: Hoa cả mắt nhưng không thể không dùng!

Báo Tuổi Trẻ đưa tin, sau vụ Sách giáo khoa lớp 1 ‘đầy sạn’, những phụ huynh có con học lớp 1 tiếp tục bức với sách tham khảo và sách bài tập. Theo ghi nhận ý kiến phụ huynh của báo Tuổi trẻ, những loại sách kèm theo này dù ‘nhìn vào là hoa cả mắt nhưng không thể không dùng’.

Theo các phụ huynh, học sinh lớp 1 không chỉ mua đủ bộ gần chục quyển sách mà còn được khuyến khích mua thêm 6 quyển sách tham khảo và bài tập.

Theo Tuổi trẻ, mặc dù những loại sách này không bắt buộc mua nhưng việc trẻ có, trẻ không sẽ gây khó khăn trong việc giảng dạy, từ đó giáo viên cũng khuyến khích nên ‘mua cho đồng bộ’.

Anh Th. ở quận Tân Phú, TP HCM cho biết: “Giá sách tham khảo ở nhà sách trung bình 30.000 – 50.000 đồng/cuốn mà sách do giáo viên giới thiệu có giá cao hơn, 45.000 – 70.000 đồng/cuốn. Tôi cũng làm việc trong ngành xuất bản nên tôi biết mức chiết khấu dành cho sách tham khảo rất cao, tùy từng cuốn sách và tùy vào nhà xuất bản, mức chiết khấu từ 25 – 50% tính theo giá bán ra”.

Anh Th. cho biết thêm: “Tôi muốn đặt câu hỏi: Bộ GD-ĐT đã quy định nhà trường, giáo viên không được quảng cáo, giới thiệu sách tham khảo, tuy nhiên thực tế lại khác. Các sở và phòng GD-ĐT đã có biện pháp nào chấn chỉnh tình trạng này chưa?

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-23-10-chu-tich-hoi-chu-thap-do-noi-ap-nghi-dinh-64-voi-thuy-tien-la-khong-dung.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?