Nhật Bản qua mặt Trung Quốc và phương Tây trong việc tài trợ cho Miến Điện

Tổng thống Miến Điện Thein Sein (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) tại Dinh Tổng thống ở Naypyidaw ngày 26/05/2013.

Tổng thống Miến Điện Thein Sein (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) tại Dinh Tổng thống ở Naypyidaw ngày 26/05/2013.
Myanmar News Agency/Handout via Reuters

Trọng Nghĩa
Vào hôm nay, 26/05/2013, Thủ tướng Nhật Bản đã công bố một gói viện trợ phát triển và tín dụng khổng lồ cho Miến Điện. Tokyo đã nghiễm nhiên trở nhà đầu tư hàng đầu trong vào quốc gia Đông Nam Á đang thay đổi nhanh chóng và được xem là một thị trường quan trọng đang nổi lên trong khu vực, với uy tín vượt trội so với đối thủ cạnh tranh là Trung Quốc, cũng như các nước phương Tây khác.


Theo một bản tuyên bố chung được Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố, nhân cuộc hội đàm tại thủ đô Miến Điện Naypyidaw,Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Miến Điện Thein Sein, đã đồng ý đẩy mạnh các kế hoạch phát triển Miến Điện, trong đó Tokyo cam kết cung cấp « tất cả các hỗ trợ cần thiết » để khởi động trở lại nền kinh tế Miến Điện từng bị bỏ bê trong một thời gian dài.
Chuyến thăm của ông Abe - chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Nhật Bản từ năm 1977 - báo hiệu một triển vọng cải thiện mạnh mẽ hơn nữa trong quan hệ vốn đã ấm áp giữa Nhật Bản và Miến Điện, vào lúc các cải cách chính trị và việc phương Tây loại bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt kinh tế, đang thúc đẩy đầu tư vào đất nước mà mới gần đây thôi còn bị cô lập.
Cụ thể nhất trong gói trợ giúp được Nhật Bản loan báo là việc Thủ tướng Abe loan báo cấp thêm cho Miến Điện 51 tỉ yen tín dụng mới (khoảng gần 500 triệu đô la). Ngoài ra, Nhật Bản đã xác nhận việc xóa nốt khoản nợ 176,1 tỉ yen (1,74 tỉ đô la) - phần cuối cùng trong số 300 tỉ yen (3,4 tỉ đô la) mà Tokyo cam kết xóa bỏ hồi tháng 04/2012.
Ngay từ trước lúc gói trợ giúp mới của Tokyo dành cho Miến Điện được công bố, ông Sean Turnell, chuyên gia về kinh tế Miến Điện đã ghi nhận rằng động thái đầu tư của Nhật Bản vào Miến Điện quả là ngoạn mục và đã « làm cho nhiều người bất ngờ ».
Đối với chuyên gia này, động lực thúc đẩy Nhật Bản đầu tư vào Miến Điện mang tính chất vừa kinh tế, vừa địa lý chính trị, với « sự cạnh tranh với Trung Quốc » cũng là một động cơ kích thích Tokyo.
Chuyên gia Turnell cho rằng Nhật Bản đã trở thành « tác nhân thống trị » tại Miến Điện, vào lúc Trung Quốc đang phải đối mặt với những công kích từ các cộng đồng cư dân địa phương, ngày càng lo ngại về tác hại môi trường và xã hội của một số dự án cơ sở hạ tầng lớn do Bắc Kinh chủ trương.
Theo ông Turnell, Trung Quốc hiện đang bị tuột xuống một hố sâu trên bình diện mất lòng dân Miến Điện, và phải mất nhiều công sức để ngoi lên. Còn Phương Tây, dù rất quan tâm đến Miến Điện, nhưng phần lớn các khoản tiền của họ vẫn còn « lơ lửng trên mặt bàn », chưa đến tay người Miến Điện

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?