Tin khắp nơi – 26/06/2018

Tin khắp nơi – 26/06/2018

Bộ trưởng Mattis tới TQ ‘bàn hợp tác quân sự’

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis hôm thứ Ba bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc ba ngày, giữa lúc hai quốc gia vẫn đang căng thẳng về quân sự và thương mại.
Ông Mattis có kế hoạch gặp gỡ các nhà lãnh đạo nước chủ nhà và các quan chức quân sự hàng đầu.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Mỹ tới Trung Quốc kể từ 2014 tới nay.
Mỹ bỏ TQ, mời VN tập trận lớn nhất thế giới
TQ nói Mỹ ‘kiếm cớ không mời Bắc Kinh tập trận’
Mỹ: TQ ‘uy hiếp láng giềng’ ở Biển Đông
TQ cảnh báo về chế tài trừng phạt của Mỹ
Ngay trước chuyến đi của ông Mattis, tờ Hoàn cầu Thời báo đã đăng ít nhất ba bài đồn đoán về nghị trình làm việc của ông, theo BBC Monitoring.
Trang báo mang nặng màu sắc dân túy này nói rằng chuyến đi “cho thấy chính quyền ông Trump vẫn đang sẵn lòng muốn có đối thoại quân sự với Trung Quốc”.
Trong lúc Washington và Bắc Kinh vẫn đang kẹt trong nguy cơ chiến tranh thương mại đang ngày càng leo thang còn Ngũ Giác Đài báo động về việc Trung Quốc đặt vũ khí trên các hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông, ông Mattis nói ông muốn nhìn vào các mảng mà hai bên chia sẻ lợi ích.
Một trong các chủ đề lần này là việc thuyết phục Bắc Hàn từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.
Ông Mattis có kế hoạch gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa lần đầu tiên, bên cạnh việc gặp các quan chức cao cấp khác.
Trong tuyên bố được đưa ra trước chuyến đi, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường nói hai bên sẽ “phối hợp với nhau để mối quan hệ quân sự song phương trở thành một nhân tố bình ổn quan trọng trong mối quan hệ giữa hai quốc gia.”
Thế nhưng Hoàn cầu Thời báo trong bài xã luận của mình hôm thứ Ba viết rằng “ông Mattis cần phải lắng nghe thay vì chỉ trích”.
“Nếu như Hoa Kỳ không hiểu được tâm lý bất an của Trung Quốc, hoặc diễn giải sai sự cần thiết phải có các hành động mà Trung Quốc đã làm nhằm làm giảm bớt tâm trạng bất an này, thì tình trạng căng thẳng trong quan hệ Trung-Mỹ sẽ là điều không tránh khỏi,” báo này viết.
Ông Mattis nói rõ rằng các nội dung thảo luận của ông sẽ giới hạn trong phạm vi quan hệ quân sự và các cuộc đàm phán hạt nhân của Bắc Hàn.
Các nhà hoạch định chiến lược quốc phòng của Mỹ hiện quan ngại về việc Trung Quốc tiến nhanh trong công nghệ quân sự và tăng sức mạnh quân sự ở các vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi Hoa Kỳ chưa từng bị thách thức kể từ Đệ nhị Thế chiến trở lại đây, hãng tin AFP bình luận.
Tại diễn đàn Đối thoại an ninh khu vực Shangri-la ở Singapore hồi ba tuần trước, ông Mattis nói rằng việc Bắc Kinh triển khai các hệ thống vũ khí cao cấp ở Biển Đông là nhằm “đe dọa và uy hiếp”.
Phía Trung Quốc ngay lập tức nói rằng đó là các bình luận “vô trách nhiệm”.
Vào chiều tối trước hôm ông Mattis có chuyến đi, Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn nói với AFP trong một cuộc phỏng vấn rằng cộng đồng quốc tế cần làm việc với nhau nhằm “kiềm chế Trung Quốc và giảm thiểu sự gia tăng ảnh hưởng của họ”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44605752

Mỹ sẽ thảo luận an ninh chiến lược với Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis phác họa kế hoạch đối thoại ít tranh cãi nhưng cởi mở hơn với các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi ông đến châu Á, chưa đầy một tháng sau khi ông chỉ trích Bắc Kinh tại một hội nghị quốc tế về việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo tại Biển Đông.
Nói chuyện với các phóng viên vào ngày Chủ Nhật trên đường đến Alaska, ông Mattis tránh chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc như ông đã lên tiếng gần đây. Thay vào đó, ông nói rằng ông sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thiên kiến, và muốn chú trọng đến các các vấn đề an ninh chiến lược rộng lớn hơn.
Theo các giới chức, một đề tài quan trọng trong các cuộc thảo luận trong tuần này sẽ là vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và vai trò của Trung Quốc trong việc này vì tình hữu nghị lâu đời với Triều Tiên.
Chiến lược thiên về ngoại giao nhiều hơn của ông Mattis phản ánh sự công nhận của chính quyền Mỹ về ảnh hưởng to lớn của Trung Quốc đối với Triều Tiên vào lúc những cuộc thương thuyết đang tiến hành để Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của nước này.
Một giới chức cao cấp Hoa Kỳ nói trong khi ông Mattis muốn đưa ra lập trường của Mỹ về việc Trung Quốc tăng cường quân sự tại Biển Đông và những điểm tranh chấp khác, người đứng đầu Ngủ Giác Đài không muốn mở các cuộc đối thoại với “sự kích động.” nhưng thay vào đó mục đích là có những cuộc thảo luận chất lượng cao về mối quan hệ quân sự của hai nước, giới chức này nói với điều kiện ẩn danh khi thảo luận về những cuộc bàn cãi nội bộ của chuyến đi này.
Tuy nhiên hồi tháng trước, ông Mattis bất ngờ không mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận đa quốc tại Thái Bình Dương sẽ bắt đầu trong vài ngày tới, để giáng trả việc Bắc Kinh triển khai các hệ thống vũ khí trên các đảo nhân tạo tại Biển Đông. Và vài ngày sau đó ông công khai đe dọa “hậu quả rộng lớn hơn trong tương lai” nếu việc quân sự hóa tiếp tục.
Trung Quốc gần đây đã điều động các phi đạn chống hạm, phi đạn đất đối không, dụng cụ điện tử gây nhiễu và những trang bị khác đến Quần đảo Hàng Sa, và cho một máy bay ném bom đáp xuống đảo Phú Lâm. Trung Quốc nói họ có quyền củng cố quốc phòng trên các đảo ở Biển Đông Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Nhiều nước lo ngại Bắc Kinh sẽ sử dụng những cấu trúc trên đảo để mở rộng hoạt động quân sự và có khả năng hạn chế tự do hàng hải tại Biển Đông.
Chắc chắn là Trung Quốc sẽ nêu những vấn đề này với ông Mattis, cũng như sự chống đối lâu nay của Bắc Kinh đối với việc Hoa Kỳ tăng cường tiếp xúc với Đài Loan mà Trung Quốc xem đảo tự trị này thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Tuy nhiên đối với Hoa Kỳ, Triều Tiên sẽ là đề tài chính trong những cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo cao cấp Trung Quốc. Và trong khi Hoa Kỳ muốn thấy Trung Quốc dùng ảnh hưởng để đẩy mạnh các cuộc thương thuyết phi hạt nhân hóa với Triều Tiên, Hoa Kỳ cũng muốn Bắc Kinh vẫn cam kết thi hành những chế tài đối với miền bắc, trong khuôn khổ của chiến dịch áp lực lên Triều Tiên.
Trung Quốc cũng hài lòng đối với việc Hoa Kỳ ngưng các cuộc tập trận quan trọng với Hàn quốc như một phần của các cuộc thương thuyết hạt nhân.
Bằng cách cải thiện các mối quan hệ với Bắc Kinh, Washington tin là Hoa Kỳ có thể chuẩn bị tốt hơn cho bất cứ vấn đề nào và có thể phối hợp hữu hiệu hơn với Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/my-se-thao-luan-ve-an-ninh-chien-luoc-voi-trung-quoc/4454280.html

Biển Đông và Đài Loan :

2 hồ sơ thách thức quan hệ quốc phòng Mỹ-Trung

Trọng Nghĩa
Trước khi đặt chân xuống Bắc Kinh ngày 26/06/2018 trong một chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thời tổng thống Donald Trump, ông James Mattis đã có những lời lẽ hòa dịu hẳn với Trung Quốc. Tương tự như vậy, phía Bắc Kinh cũng có những tuyên bố rất ngoại giao, kêu gọi hai bên tăng cường đối thoại.
Những dấu hiệu hòa hoãn này được tung ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh. Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, trên đường đi đến Trung Quốc, ông James Mattis, một người nổi tiếng là hay nói thẳng, đã có thái độ thận trọng, tránh hẳn những vấn đề có thể gây thêm căng thẳng với Trung Quốc.
Ông xác định rằng ông đến Trung Quốc để đối thoại, và tìm kiếm « một cuộc đối thoại thông thoáng » ở cấp chiến lược với giới lãnh đạo Bắc Kinh.
Lời khẳng định của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã lập tức được phía Trung Quốc hoan nghênh. Dù không tránh khỏi thói quen hù dọa, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tiếng nói của phe diều hâu tại Bắc Kinh vào hôm nay nhận định rằng « chuyến công du của ông Mattis chứng tỏ là chính quyền Trump vẫn sẵn sàng mở đối thoại quân sự với Trung Quốc ».
Đối với tờ báo, việc nói chuyện với nhau sẽ làm giảm căng thẳng giữa hai nước và « tốt hơn là nhắm mắt suy đoán về tham vọng chiến lược của đối phương ».
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng cũng tỏ ý tin tưởng rằng quan hệ giữa hai quân đội luôn luôn một thành tố quan trọng trong quan hệ Mỹ-Trung, bất chấp những vấn đề khác mà hai nước đang trải qua.
Điều được hãng tin Anh ghi nhận tuy nhiên lại là bên cạnh những lời lẽ ngoại giao kể trên, trước lúc bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Bắc Kinh, báo chí Trung Quốc đã loan tin là chiến hạm Trung Quốc trong hơn một tuần lễ ngày nào cũng tập trận chiến đấu trên vùng biển gần Đài Loan, trong lúc Không Quân Trung Quốc thường xuyên diễn tập trên không phận gần đảo.
Thông tin này được loan báo vào lúc chính quyền của tổng thống Trump trong thời gian gần đây đã liên tiếp có những quyết định cụ thể để bày tỏ lập trường ủng hộ Đài Loan, từ việc nâng cấp và mở rộng cơ sở được coi là đóng vai trò một đại sứ quán Mỹ ở Đài Bắc, bán thêm vũ khí cho Đài Loan, bật đèn xanh cho các quan chức Mỹ thăm đảo.
Theo các thông tin báo chí, Washington còn thậm chí không loại trừ việc cho chiến hạm đi ngang eo biển Đài Loan, một hành động hết sức khiêu khích đối với Bắc Kinh.
Ngoài vấn đề Đài Loan, hồ sơ Biển Đông cũng là một cái gai quan trọng trong quan hệ Mỹ-Trung. Chính là để phản đối việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, bất chấp những lời hứa của ông Tập Cận Bình với cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, mà Lầu Năm Góc đã quyết định thôi không mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC do Hoa Kỳ tổ chức trên Thái Bình Dương, hai năm một lần.
Quyết định này của Mỹ lại càng nhức nhối hơn đối với Bắc Kinh vì không biết là vô tình hay hữu ý mà thời điểm ông James Mattis thăm Trung Quốc lại trùng hợp với lúc khai mạc cuộc tập trận RIMPAC mà Bắc Kinh không còn được mời tham gia.
Hai hồ sơ Biển Đông và Đài Loan chắc chắn sẽ được bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đề cập đến với phía Trung Quốc trong chuyến công du, cho dù một trong những trọng tâm của chuyến thăm cũng là hồ sơ Bắc Triều Tiên, với phía Mỹ muốn Trung Quốc cam kết tiếp tục duy trì sức ép trên Bình Nhưỡng để chế độ Kim Jong Un từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Đây chính là một trong những tương đồng lợi ích chiến lược hiếm hoi giữa Mỹ và Trung Quốc mà ông James Mattis hy vọng sẽ khai thác được.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180626-bien-dong-va-dai-loan-2-ho-so-thach-thuc-quan-he-quoc-phong-my-trung

Mỹ tạm ngưng truy tố di dân vượt biên

vì hết chỗ giam giữ

Các cha mẹ nhập cảnh bất hợp pháp từ Mexico vào Mỹ rồi sinh con trên đất nước này trước mắt sẽ chưa bị truy tố vì chính phủ đang thiếu chỗ để giam giữ họ, các giới chức Mỹ cho Reuters biết hôm 25/6.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump kiên quyết truy tố tất cả những người lớn vượt biên trái phép, nhưng chính sách chia tách trẻ em ra khỏi cha mẹ chúng đã vấp phải chỉ trích gay gắt từ cộng đồng quốc tế cho nên hiện nay Hoa Kỳ đang cố gắng cho các gia đình tạm thời được ở chung với nhau trong khi chờ xét xử.
Reuters dẫn lời viên chức thuộc Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) cho biết các vấn đề hậu cần như tạo nơi ăn chốn chỗ ở cho các gia đình này là một trở ngại cho chính phủ và hiện nay cơ quan này không thể tiếp tục truy tố các trường hợp mới.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết chính quyền Mỹ vẫn không từ bỏ chính sách “không khoan dung” với những người nhập cư bất hợp pháp, nhưng họ cần một “giải pháp tạm thời” cho đến khi họ có đủ nơi cho các gia đình di dân lưu trú.
https://www.voatiengviet.com/a/my-tam-ngung-truy-to-di-dan-vuot-bien-vi-het-cho-giam-giu/4454977.html

Tòa án Tối cao

giữ nguyên lệnh cấm du hành của TT Trump

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hôm thứ Ba đã trao cho Tổng thống Donald Trump một trong những chiến thắng lớn nhất trong nhiệm quyền tổng thống của ông, duy trì lệnh cấm du hành của ông nhắm vào một số quốc gia với đa số dân theo Hồi giáo.
Phán quyết 5-4, với năm thẩm phán có quan điểm bảo thủ của tòa án chiếm đa số, giờ khép lại cuộc chiến khốc liệt tại các tòa án về việc liệu chính sách này có phải là một lệnh cấm người Hồi giáo phi pháp hay không.
“TÒA ÁN TỐI CAO GIỮ NGUYÊN LỆNH CẤM DU HÀNH CỦA TRUMP. Wow!” ông Trump viết trên Twitter ngay sau phán quyết được công bố. Một quan chức cao cấp của chính quyền Trump nói với CNN rằng phán quyết này chứng minh lệnh cấm du hành của ông Trump là đúng đắn.
Trước đó các tòa án cấp thấp hơn đã ngăn chặn lệnh cấm du hành của ông được loan báo vào tháng 9, cũng như hai phiên bản trước đó, trong những vụ kiện tụng do bang Hawaii và những bang khác đệ trình.
Tòa án phán quyết rằng nguyên đơn đã không chứng minh được lệnh cấm vi phạm luật di trú của Mỹ hoặc một điều khoản trong Tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ cấm chỉ chính phủ ưu ái một tôn giáo này so với một tôn giáo khác.
Phán quyết khẳng định thẩm quyền rộng lớn của tổng thống trong việc quyết định ai được phép nhập cảnh Mỹ. Điều đó có nghĩa là lệnh cấm hiện thời có thể duy trì hiệu lực và ông Trump có thể bổ sung thêm nhiều nước nữa. Ông Trump nói chính sách này cần thiết để bảo vệ đất nước khỏi những vụ tấn công của những kẻ chủ chiến Hồi giáo.
https://www.voatiengviet.com/a/toa-an-toi-cao-my-giu-nguyen-lenh-cam-du-hanh-cua-tong-thong-trump/4455208.html

Ông Trump không muốn nhận di dân

Tổng thống Donald Trump lại lên tiếng phản đối luật ban cho di dân bất được Tòa án cứu xét việc chấp nhận đơn tị nạn của họ hay không và ông nói là những người này nên bị từ chối tại biên giới, giữa lúc hy vọng nhạt phai dần về việc quốc hội có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng biên giới.
Chính sách chia cách 2.000 trẻ em với cha mẹ tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico bị chỉ trích mạnh mẽ. Ông Trump bênh vực chính sách di dân “không khoan nhượng” giữa lúc các cơ quan chính phủ vất vả giải quyết hậu quả của chính sách này.
Trong một Twitter, ông Trump viết “tuyển mộ hàng ngàn thẩm phán, và qua một tiến trình pháp lý lâu dài và phức tạp- không phải là cách giải quyết-và sẽ luôn luôn gặp trở ngại.”
Ông Trump nói tiếp “Di dân phải bị chận lại ngay tại biên giới và nói với họ rằng, họ không thể vào Mỹ bất hợp pháp. Trẻ em phải được đưa về nước trở lại.”
Ngày Chủ Nhật ông Trump đưa ra quan điểm tương tự. Ông nói trong một Twitter là “Chúng ta không thể cho phép tất cả những người này xâm chiếm đất nước chúng ta và họ nên được trả về nước không cần thẩm phán hay đưa ra tòa gì cả.”
Đảng Dân chủ dã cáo buộc ông Trump muốn phá vở đảm bảo của hiến pháp Hoa Kỳ cho những người bị cáo buộc phạm tội phải được Tòa án xét xử.
Ông Trump gặp sự chống đối trên toàn thế giới, trong đó có những chỉ trích của một số người thuộc đảng Cộng hòa trong tháng này về những trẻ em di dân bị tách biệt khỏi cha mẹ vì chính sách được ban hành cách đây hai tháng của chính quyền theo đó những ai bị bắt gặp vào nước Mỹ bất hợp pháp sẽ bị bắt giữ và trừng trị.
Tuy nhiên ngày thứ Tư 20/6 tuần trước tổng thống nhượng bộ và ban hành một sắc lệnh chấm dứt việc chia cách nhưng chính sách không khoan nhượng vẫn còn có hiệu lực, nêu lên những nghi vần về việc giam giữ những gia đình bị bắt tại biên giới ở đâu và làm thế nào thanh lọc một cách nhanh chóng. Dù có lệnh của tổng thống nhưng chính phủ chưa cho xum họp hơn 2.000 trẻ em với cha mẹ.
Thay vì tuyển dụng thêm thẩm phán để cứu xét các trường hợp di dân bất hợp pháp, và giải tỏa bế tắc, ông Trump muốn có ít người vượt biên giới để giảm bớt gánh nặng cho hệ thống tư pháp.
Cuộc khủng hoảng tại biên giới đã khiến cho đảng Dân chủ ngày càng bất bình với ông Trump và làm sâu rộng thêm sự chia rẽ tại Điện Capitol. Đảng Cộng hòa kiểm soát quốc hội nhưng không thể đoàn kết chung quanh một đạo luậy di trú duy nhất và sự chia rẽ giữa phe ôn hòa và phe bảo thủ đã làm giảm bớt viễn ảnh có một thỏa hiệp. Dân biểu Cộng hòa Mark Meadows, một lãnh tụ cánh bảo thủ trong số các dân biểu Cộng hòa, nói ông tiên đoán một dự luật về di trú sẽ được đưa ra biểu quyết tại Hạ viện vào ngày thứ Ba 26/6, một nỗ lực lần thứ hai trong hai tuần, sẽ thất bại.
Ngày thứ Năm 21/6 Hạ viện bác bỏ một dự luật được phe bảo thủ ủng hộ nhằm ngưng việc chia cách các gia đình và giải quyết một loạt các vấn đề di dân khác.
Căng thẳng về chính sách di dân sôi sục. Chủ nhân nhà hàng Red Hen tại Lexington, Virginia yêu cầu phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sarah Sanders tối ngày thứ Sáu 22/6 rời khỏi nhà hàng vì những chính sách của ông Trump.
https://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-khong-muon-nhan-di-dan/4454692.html

Công tố viên Mỹ hủy bỏ cuộc gặp với Stormy Daniels

Một cuộc gặp giữa nữ tài tử phim người lớn Stormy Daniels và các công tố viên liên bang tại New York hiện đang điều tra luật sư cá nhân lâu năm của Tổng thống Donald Trump, ông Michael Cohen, dự trù diễn ra vào ngày thứ Hai 25/6 đã bị hủy bỏ, một luật sư đại diện cho cô Daniels nói vào cuối ngày Chủ Nhật 24/6. Luật sư Michael Avenatti nói trong một Twitter là ông đã được Văn phòng Công tố Mỹ thông báo cuộc gặp đã bị hủy bỏ vì truyền thông đã phát hiện việc này và “các công tố viên không xử lý được một vài máy quay phim bên ngoài văn phòng của họ.” Các công tố viên đang điều tra ông Cohen về khả năng phạm tội liên hệ đến những giao dịch kinh doanh của ông, một nguồn tin thông thạo với cuộc điều tra nói với Reuters hồi tháng 4 năm nay. Ông Cohen không bị truy tố. Cuộc điều tra một phần phát xuất từ một thơ giới thiệu của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller. Ông Mueller đang điều tra xem liệu có sự phối hợp giữa những người cộng tác với ông Trump trong cuộc vận động tranh cử năm 2016 với Nga hay không. Ông Trump nhiều lần nói không có sự thông đồng và Nga cũng bác bỏ can thiệp vào cuộc bầu cử. Luật sư Avenatti đại diện cho cô Daniels, tên thật là Stephnie Clifford, trong một vụ kiện dân sự riêng rẽ chống lại ông Cohen và Tổng thống Trump.
Cô Daniels nói cô có quan hệ tình dục với ông Trump vào năm 2006 và ông Cohen đã trả cho cô 130.000 đô la để giữ kín chuyện này trước cuộc bầu cử tổng thống. Ông Cohen công nhận có trả tiền nhưng ông Trump bác bỏ có quan hệ tình dục với cô Daniels.
https://www.voatiengviet.com/a/cong-to-vien-my-huy-bo-cuoc-gap-voi-stormy-daniels/4454697.html

Harley Davidson di dời một phần sản xuất khỏi Mỹ

để tránh thuế của châu Âu

Thu Hằng
Thương hiệu moto Harley Davidson nổi tiếng trở thành nạn nhân trong cuộc chiến thương mại của tổng thống Donald Trump. Để tránh bị tăng thuế theo quyết định của Liên Hiệp Châu Âu, ngày 25/06/2018, nhà sản xuất huyền thoại quyết định di dời một phần sản xuất khỏi lãnh thổ Mỹ.
Theo biểu thuế mới của Bruxelles, thay vì chịu mức thuế 6%, moto Harley Davidson sẽ bị đánh thuế đến 31%, có nghĩa là giá bán lẻ xe Harley sẽ tăng thêm 2.200 đô la.
AFP cho biết châu Âu là thị trường lớn thứ hai, sau Mỹ, của moto Harley với khoảng 40.000 xe bán ra mỗi năm. Vì vậy, tập đoàn Mỹ quyết định số lượng xe dành cho xuất khẩu sẽ được sản xuất tại các nhà máy của Harley Davidson trên thế giới (Brazil, Ấn Độ, Úc và một nhà máy đang xây ở Thái Lan). Quá trình chuyển sản xuất ra nước ngoài sẽ mất đến từ 9 đến 18 tháng.
Trên Twitter, tổng thống Mỹ tỏ ra « ngạc nhiên » vì « Harley Davidson lại là tập đoàn đầu tiên trong số các doanh nghiệp Mỹ giương cờ đầu hàng ». Ngược lại, thượng nghĩ sĩ Cộng Hòa Ben Sasse lên tiếng bảo vệ quyết định của Harley Davidson khi cho rằng « Vấn đề không phải là Harley không yêu nước, mà do các khoản thuế ngu xuẩn ».
Liên Hiệp Châu Âu quyết định đáp trả các biện pháp tăng thuế thép và nhôm nhập vào Mỹ của tổng thống Trump bằng cách nhắm vào một số bang thành trì ủng hộ ông. Tập đoàn Harley Davidson bị nằm trong vòng xoáy vì có trụ sở ở Milwaukee, bang Wisconsin của nghị sĩ Paul Ryan, người đứng đầu đảng Cộng Hòa ở Hạ Viện.
Hoa Vi : Nhà tài trợ chính cho các chuyến công du của nhiều chính trị gia Úc
Hoa Vi (Huawei) đã tài trợ cho 12 chuyến công du của nhiều chính trị gia liên bang Úc từ năm 2010 đến 2018, gồm vé máy bay hạng thương gia, các chuyến du lịch địa phương và nơi ăn ở.
Theo báo cáo của Viện Chính trị Chiến lược Úc (ASPI), được Reuters trích dẫn ngày 26/06/2018, trong số các chính trị gia này có cả ngoại trưởng Úc Julie Bishop, bộ trưởng Thương Mại Steve Ciobo và cựu bộ trưởng Thương Mại Andrew Robb.
Bản báo cáo được công bố trong bối cảnh quan hệ song phương đang xấu đi trong khi tâm lý lo ngại ảnh hưởng của Trung Quốc đến chính trường Úc gia tăng. Trong bối cảnh này, chính quyền Canberra đang chuẩn bị thông qua một số luật nhằm hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180626-harley-davidson-di-doi-mot-phan-san-xuat-khoi-my-de-tranh-thue-cua-eu

Phá hủy quan tài, TQ cải cách mai táng

Trung Quốc đang ép người dân phải vứt bỏ quan tài trong một chiến dịch gây tranh cãi nhằm khuyến khích một mô hình mai táng thân thiện hơn với môi trường.
Theo trang tin điện tử The Paper, vào ngày 23/6 hơn 5.000 cư dân ở tỉnh Giang Tây phải vứt bỏ quan tài, theo một số báo cáo, nhiều người đã “ép buộc” phải làm như vậy.
Truyền thông địa phương đăng tải hình ảnh các cỗ quan tài gỗ bị chất đống lên xe, và được chuyển đi khỏi thành phố Gao’an.
Trung Quốc đang cố gắng thay đổi nhận thức của công chúng về việc chôn cất truyền thống, và khuyến khích hỏa táng, để giải quyết vấn đề tài nguyên đất đang khan hiếm của họ.
Trung Quốc tảo mộ ‘ảo’
Trung Quốc thu mua không khí sạch
Skype bị xóa tại Trung Quốc
Theo truyền thống, người Trung Quốc tin rằng chôn cất là “cách thích hợp nhất để an táng người chết”.
Người dân Trung Quốc đầu tư mạnh vào đám tang và quan tài, tin rằng làm như vậy là một cách thể hiện lòng hiếu thảo đối với tổ tiên của họ.
Chiến dịch ‘cải cách mai táng’
Theo trang tin The Paper, những chiếc xe ba bánh có thể được nhìn thấy đến và đi khỏi thị trấn Gao’an cuối tuần trước, thu thập quan tài từ nhà của người dân.
Tin cho hay một người dân 94 tuổi bị bệnh lãng tai, và không biết chuyện gì đang xảy ra cho đến khi ông nhận được mảnh giấy khi rằng chính sách an táng trong khu vực đã thay đổi.
Sau đó, ông “ngay lập tức bàn giao quan tài của mình, mà ông đã lưu trữ trong nhiều năm,” The Paper nói.
Tờ báo Global Global Times nói rằng người dân được bồi thường khoảng 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu VND) cho mỗi chiếc quan tài.
Tuy nhiên khoản tiền này ít hơn đáng kể so với chi phí 3000 tệ mà người dân địa phương thường phải chi trả để làm một cỗ quan tài.
Đây là một điều bình thường ở một số vùng nông thôn, nơi nhiều người chuẩn bị quan tài trước cho chính mình.
Đài Beijing News cho biết thêm rằng những người người dân cố tình giữ lại quan tài sẽ phạt tiền.
Trường hợp đó xảy ra vào tháng Tư, khi hơn 1.000 quan tài gỗ đã bị phá hủy ở thành phố Shangrao gần đó, theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo đưa tin.
‘Đau lòng’
Nhiều người dùng Sina Weibo đã lên tiếng trước việc cải cách án táng ở tỉnh Giang Tây.
Tuần trước, hàng ngàn người đã chỉ trích chiến dịch này là không có lòng từ bi đối với cảm xúc của người dân, vì với nhiều người, việc lấy đi quan tài của họ tác động rất lớn đến tâm lý.
“Trong con mắt của chính quyền, người Hán không phải là người,” một người nói, ám chỉ đến nhóm dân tộc lớn nhất của Trung Quốc.
Một người khác nói đó là chuyện “đau lòng” và một người khác nữa nói, “Tôi đã đọc tin tức trong nhiều năm và không có gì khiến tôi cảm thấy bất xức hơn điều này”.
’100% vào cuối năm 2020′
Trung Quốc đang gặp một vấn đề khan hiếm đất để an táng người chết.
Vào tháng Tư 2016, Tân Hoa Xã cho biết vấn đề này đã xảy ra ở thủ đô Bắc Kinh. “Hầu hết các nghĩa trang không còn chỗ, vì vậy việc chôn cất ở thành phố lân cận đã trở nên phổ biến. Khoảng 80% số lô trong nghĩa trang tại các thành phố của Hà Bắc đã được bán cho người dân Bắc Kinh.”
Nhưng chính quyền đã có một kế hoạch 5 năm để giải quyết vấn đề tài nguyên đất cho việc chôn cất.
Trong năm 2016, chín cơ quan Trung ương của Trung Quốc ban hành hướng dẫn chung về cách đất nước khuyến khích mô hình mai táng thân thiện hơn với môi trường để tiết kiệm tài nguyên đất vào năm 2020.
Chính phủ tích cực khuyến khích cách mai táng ở biển hoặc mai táng cây, trong trường hợp này thi thể được hỏa táng và sau đó cây sẽ được trồng từ đống tro.
Tại các khu vực đô thị đông dân cư, chính quyền cũng khuyến khích chôn cất theo tầng với các ngôi mộ nhỏ hơn và người thân có thể dùng chung một ngôi mộ.
Mục đích cuối cùng là để khuyến khích người dân từ bỏ chôn cất và chuyển sang hỏa táng.
Bộ Nội vụ Trung Quốc nói chiến dịch “nhắm vào mục tiêu tỷ lệ hỏa táng là gần 100% vào cuối năm 2020″.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44610483

‘Ác mộng khi biết mức độ theo dõi của Facebook’

Radhika SanghaniBBC Three
Thực sự là tôi chưa bao giờ thuộc tuýp người lo lắng quá nhiều về các thông tin cá nhân của mình trên mạng. Tôi biết rằng đó là điều cần để ý, nhưng cố làm gì đó cụ thể thì quả là việc vô nghĩa.
Tôi 28 tuổi, và dành hầu như cả cuộc đời mình để online. Tôi có tài khoản Hotmail vào năm 10 tuổi, có chiếc điện thoại đầu tiên khi 11 tuổi, và có tài khoản Facebook ở tuổi 16. Tôi hẳn là đã vung vãi thông tin cá nhân khắp nơi (chưa kể là còn cả những tấm ảnh rất xấu hổ chụp đăng lên lúc tôi say xỉn thời đang học đại học).
Bàn khả năng hoãn hoặc sửa Luật An ninh mạng
Luật An ninh mạng: Vì sao và sẽ ra sao?
‘Luật An ninh mạng, bước lùi lớn cho VN’
Nhưng khi tin tức loang ra về việc Facebook đã giao dữ liệu của tới 87 triệu người dùng cho hãng tư vấn chính trị Cambridge Analytica mà không hề cho người dùng biết, và cứ trong 20 người dùng ở Anh thì tin tức nói có một người xóa tài khoản, thì tôi bắt đầu băn khoăn không biết mạng xã hội này nắm được bao nhiêu thông tin về cá nhân tôi.
Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi quyết định đối diện với dữ liệu về mình, và tải xuống tất cả những gì Facebook nắm giữ về tôi.
Trong những tháng gần đây, mạng xã hội này đã làm cho việc trên trở nên thuận tiện hơn. Tất cả những gì bạn cần làm là tìm nút ‘cài đặt’, sau đó là nút ‘tiếp cận thông tin về bạn’. Hóa ra trong suốt 12 năm ‘xông pha’ trên Facebook, tôi đã tạo ra tổng số dữ liệu là 324MB.
Điều này không có ý nghĩa lắm đối với tôi cho tới khi tôi phải mất 40 phút mới tải hết chúng về (để so sánh thì mới đây tôi có tải về một bộ phim dài hai giờ đồng hồ, mất chỉ có 5 phút). Facebook biết về tôi nhiều hơn nhiều so với những gì tôi tưởng.
Sau khi tải xong dữ liệu về, tôi hồi hộp mở file. Cách đơn giản nhất là bấm vào tab ‘index’, từ đó sẽ kéo ra toàn bộ các thông tin được sắp xếp theo format của Facebook. Nó cho thấy ảnh đại diện của tôi, rồi bên dưới là các tab liệt kê mọi thứ, từ hồ sơ cá nhân cho tới bạn bè, cho tới vấn đề bảo mật.
5 điều cần biết khi bị chặn mạng
‘Luật An ninh mạng 3 xâm phạm và 5 tác hại’
Facebook chia sẻ dữ liệu với các hãng TQ
Tôi bắt đầu từ phần hồ sơ cá nhân, và xem được mọi thứ mà tôi đã đoán được trước: số điện thoại, ngày sinh, trình độ giáo dục… Thật kỳ quặc khi nhìn thấy rằng Facebook biết rõ ai là mẹ tôi, ai là anh, là người họ hàng, tuy rằng đó là những thông tin mà hẳn là tôi đã cung cấp cho Facebook.
Bên dưới đó, tôi thấy các trang fanpage và các nhóm mà tôi từng ‘thích’, từ các trang như ‘tìm bạn ở chung nhà’ cho tới một nhóm có cái tên rất lạc quan mà tôi không thể nhớ là tôi có từng tham gia hay không, ‘HÃY GIẢI QUYẾT CUỘC KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG!’ Rồi có rất nhiều các nhóm kiểu như ‘Mất điện thoại! Cần số mới’ mà mọi người từng mở hồi cuối thập niên 2000.
Trong lúc nghiền ngẫm lại các dữ liệu cá nhân, tôi vẫn cảm thấy khá là bình thản – cho tới khi tôi nhấp chuột vào phần tab ‘thông tin liên hệ’. Mở ra trước mắt tôi là một danh sách khổng lồ tên và số điện thoại của rất nhiều ngườ. Họ đều là những người tôi từng lưu giữ thông tin trên điện thoại, nhưng không phải ai cũng đều nằm trong danh sách bạn bè của tôi trên Facebook.
Hẳn là tôi từng tải về ứng dụng Facebook xuống điện thoại và cho phép nó đồng bộ hóa với danh sách liên hệ trên điện thoại của tôi – điều đó có nghĩa là app này đã lấy toàn bộ các thông tin liên hệ có trên điện thoại của tôi. Nó gồm cả những số điện thoại mà tôi đã mất từ nhiều năm trước, và điều này khiến tôi băn khoăn không hiểu liệu có phải nó đã lấy dữ liệu từ rất lâu trước năm 2018, khiến nó lấy được cả những số điện thoại mà tôi đã mất hay không.
Tôi biết rằng tôi phải chịu trách nhiệm về việc cho phép Facebook đồng bộ hóa với điện thoại của mình từ những năm trước, khi tôi lần đầu tiên tải app này xuống, nhưng vẫn cảm thấy kỳ quặc khi mà Mark Zuckerberg & Co có số điện thoại của bác sỹ phụ khoa của tôi. Có lẽ tồi tệ hơn nữa là tôi nay còn có lại một số số điện thoại của các anh bồ cũ sau khi đã cố tình xóa chúng đi.
Với rất nhiều người, mối quan ngại lớn nhất trong chuyện các mạng xã hội lưu trữ thông tin là những thông tin đó được chuyển cho các hãng chuyên quảng cáo. Cho nên tôi cảm thấy ngạc nhiên một cách dễ chịu khi bấm vào tab ‘quảng cáo’ và thấy chỉ có một số ít các hãng quảng cáo có thông tin liên hệ của tôi. Đó toàn là các hãng mà tôi đang dùng – Airbnb, Spotify, Uber, Deliveroo, và Uber Eats.
Với tôi, phần tab gây khó chịu nhất là phần ‘bảo mật’. Nó cho tôi thấy là tôi đã ‘tự khóa’ (deactivate) tài khoản vào năm 2010 va 2011, rồi lại làm vậy 15 lần chỉ riêng trong năm 2015 (một năm tôi có nhiều chuyện đau đầu). Nhưng rồi nó còn cho tôi thấy cả địa chỉ IP và ngày giờ mỗi lần tôi vào Facebook kể từ 2009 lại đây. Thật là quái dị, đặc biệt là khi có một số thông tin được ghi nhận với những dòng tin nhắn như ‘ước đoán vị trí dựa trên IP’ – cho thấy nhất cử nhất động của tôi ở bất kỳ nơi nào tôi đăng nhập Facebook đều bị theo dõi.
Đối phó với tình trạng bắt nạt online thế nào?
EU tăng cường bảo vệ dữ liệu người lên mạng
Điều này có nghĩa là họ luôn biết tôi đang ở đâu. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ này: tôi cho phép họ biết điều đó. Facebook thu thập thông tin vì hai ly do: một phần là vì vấn đề an ninh và để đảm bảo là không có hoạt động bất thường nào xảy ra đối với tài khoản của tôi, và một phần là để họ ‘bán’ tôi cho đúng những tin quảng cáo phù hợp. Nếu bạn không muốn chia sẻ thông tin này, bạn cần tới mục ‘cài đặt tài khoản’ và tắt đi phần ‘vị trí’.
Việc nhìn rõ Facebook đã có các dữ liệu này khiến tôi đặt câu hỏi là những thông tin đó vào việc gì.
Tôi hỏi Giáo sư Eerke Boiten – một chuyên gia về an ninh mạng tại Đại học De Montfort – câu hỏi này. Ông giải thích rằng vấn đề chính ở đây không phải là thông tin thực sự chúng ta ‘nhận thức được’ là ta đang cho đi, giống như khi ta trao cho Uber thông tin cá nhân, hay thậm chí các lượt ta ‘thích’ trên Facebook hay các cookies theo dõi việc lướt mạng của ta, hay dịch vụ bản đồ Google Maps ghi nhận mọi di chuyển của chúng ta”.
Ông nói rằng vấn đề ở đây là việc chúng ta đều bị ‘theo dõi’ theo các cách thức rất khó phát hiện. “Thậm chí khó nhận ra là việc theo dõi đó đang được thực hiện”.
Tôi xem tiếp phần còn lại trong lượng 324MB dữ liệu của mình và cảm thấy ít nhiều kinh tởm về việc tôi đã bị ‘bán’ hoặc ‘không bị bán’.
Có vẻ như mọi thứ đều gồm các ảnh chụp và các video (tuy chỉ gồm các ảnh mà tôi tải lên chứ không gồm hàng trăm ảnh tôi được ‘tag’ vào), và một lượng lớn đến mức lố bịch những tin nhắn riêng tư, được xếp lộn xộn không theo thứ tự nào. Hầu hết đều là những tin nhắn khiến tôi cảm thấy xấu hổ, không muốn xem lại. Nhưng có một tin đã khiến tôi bật khóc.
Đó là cuộc trò chuyện giữa tôi với một người bạn, người đã mất hai năm trước và tôi thì đã quên bẵng đi việc chúng tôi từng trò chuyện trên Facebook.
Tin nhắn cuối cùng là tôi hỏi về các kế hoạch chung giữa chúng tôi, và anh ấy đáp: “Không vấn đề gì, khi nào tiện thì báo cho tôi biết.” Tôi đã không trả lời, và anh ấy qua đời sau đó một tháng. Tôi cảm thấy thật kinh khủng khi đọc những dòng này.
Tải về các dữ liệu mà Facebook lưu giữ về tôi quả là một trong những điều căng thẳng, đau đớn nhất mà tôi từng làm. Ngay cả khi bấm vào ‘dòng thời gian’ của mình và quay về thời 2006 khi tôi còn học trung học cũng là chuyện không mấy dễ chịu. Nó cho tôi thấy hồi đó tôi và các cô bạn gái đã từng gọi nhau là ‘con chó’ và ‘đồ của nợ’ để tỏ vẻ ‘cool’, hay bỉ bai lẫn nhau. Cảm xúc ngần ngại tới mức nó khiến tôi muốn trao cho tôi của thuở thiếu thời đó một cái ôm thật chặt và nói rằng hãy đừng cố tỏ ra là cái gì đó không phải là mình.
Thật là cảm giác kinh tởm, và tôi không bao giờ muốn xem lại. Nhưng bởi Facebook đã thật tử tế tổng hợp lại hết vào một thư mục ZIP cho tôi, cho nên nó sẽ còn ở đó mãi mãi. Facebook lưu giữ quá nhiều thông tin về tôi qua năm tháng, và cá nhân tôi có một cảm giác đau đớn hơn, đó là tôi sẽ không bao giờ có thể thoát được khỏi chuyện quá khứ.
Đừng để VN trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ
VN muốn kiểm soát chặt hơn nữa Facebook và Google?
‘Đám đông thích tỏ phẫn nộ trên Facebook’
Tiến sỹ Ilka Gleibs là giáo sư tâm ly học xã hội tại trường đại học London School of Ecoomics. Bà giải thích rằng việc người dùng Facebook ‘cảm thấy bị lừa dối và bị mất phương hướng’ là hoàn toàn tự nhiên khi họ đọc các thông tin về vi phạm dữ liệu, khi xét đến lượng thông tin khổng lồ mà mạng xã hội này lưu giữ về cá nhân cũng như những thăng trầm tình cảm của họ.
Từ ‘dữ liệu’ nghe có vẻ như ta đang nói về các con số, nhưng thật ra là chúng ta đang nói về những mối quan hệ bạn bè, các mối quan hệ tình cảm, ky ức, những cảm xúc vui buồn của chúng ta.
Khi tôi tải về ‘dữ liệu’, mọi thứ thật rõ ràng và nó khiến tôi lại muốn xóa đi tài khoản Facebook của mình. Nhưng điều đó chẳng có ‎y nghĩa thực sự gì bởi dữ liệu của tôi thì vẫn còn đó.
Thay vào đó, tôi hứa với mình rằng từ nay trở đi, thay vì đăng ky sử dụng các dịch vụ app mới thông qua Facebook (đồng nghĩa với việc những người viết ra app đó có thể tiếp cận vào các dữ liệu Facebook của tôi) thì tôi sẽ làm theo cách dài dòng hơn, và sẽ nhập thực sự các thông tin cá nhân vào mỗi khi tạo một tài khoản mới để dùng các app đó.
Tôi cũng đang nỗ lực tìm cách nhận thức rõ hơn về việc data mà các apps và các tổ chức khác nhau thu thập mỗi khi tôi nhanh chóng nhấn nút ‘Đồng y’ với các điều khoản và điều kiện của họ, qua đó tôi có thể dùng các dịch vụ như taxi, mua đồ ăn hay mua sắm trực tuyến.
Nếu như vụ bê bối Cambridge Analytica có đem lại điều gì tốt đẹp, thì đó là, như Ilka nói, “nó đã giúp mọi người nhận thức được tác động của dữ liệu trên các mạng xã hội và về cách thức các dữ liệu đó được sử dụng”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44605751

Trung Quốc-EU

sắp lập tổ chức hiện đại hóa luật thương mại

Châu Âu và Trung Quốc sẽ thành lập một tổ chức nhằm hiện đại hóa các qui luật thương mại toàn cầu để giải quyết chính sách công nghệ, trợ cấp của chính phủ và những khiếu nại mới xuất hiện khác trong nỗ lực gìn giữ sự ủng hộ thương mại quốc tế, phó chủ tịch cơ quan điều hành Liên hiệp Châu Âu cho biết.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jyrki Katainen nói hành động đơn phương của Tổng thống Donald Trump trong những vụ tranh chấp về thép, chính sách công nghệ của Trung Quốc và những vấn đề khác nêu bật sự cần thiết phải hiện đại hóa Tổ chức Thương mại Thế giới WTO để phản ánh sự phát triển của kinh tế thế giới.
Các giới chức Mỹ nói WTO, tổ chức trọng tài về thương mại thế giới có trụ sở tại Geneva, là quan liêu, cứng nhắc và chậm thích ứng với những thay đổi trong công việc doanh thương toàn cầu và cần được thay đổi toàn bộ.
Ông Katainen nói ông không hy vọng những cuộc thương thuyết về hiện đại hóa những qui luật về thương mại sẽ dễ dàng, song việc này là rất cần thiết để cứu vãn môi trường thương mại đa phương.
Cuối tháng trước, ông Trump đã làm cho các đồng minh Hoa Kỳ giận giữ–từ EU đến Canada và Mexico—bằng cách áp thuế nhập khẩu 25% lên thép nhập khẩu và 10% lên nhôm.
Tổng thống Trump nói kim loại nhập khẩu đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Ông Trump cũng mở đầu chiến tranh thương mại với Trung Quốc đối với các nỗ lực mạnh mẽ của Bắc Kinh chế ngự công nghệ Hoa Kỳ. Các chiến thuật của Trung Quốc bao gồm từ việc buộc các công ty Mỹ trao công nghệ cho Trung Quốc để đổi lấy việc tiếp cận thị trường Trung Quốc cho đến công khai đánh cắp trên mạng.
Tòa Bạch Ốc đã loan báo kế hoạch đánh thuế 25% lên 1.100 mặt hàng Trung Quốc, với trị giá nhập khẩu lên đến 50 tỉ đô la. Trung Quốc cho biết sẽ đáp ứng tương tự, và ông Trump nói sẽ trả đũa bằng thuế quan thêm nữa.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-eu-sap-lap-to-chuc-hien-dai-hoa-luat-thuong-mai/4454237.html

Vì sao Trung Quốc cấm báo chí

dùng ‘Made in China 2025′?

Sau khi bị phương Tây và Washington than phiền về chính sách công nghiệp rầm rộ được nhà nước hậu thuẫn mang tên “Made in China 2025,” Bắc Kinh đã giảm nhẹ tầm quan trọng của chính sách này, Reuters dẫn nguồn tin ngoại giao và truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết.
Bắc Kinh ngày càng cảm thấy rằng việc triển khai kế hoạch đầy tham vọng của họ đã làm Hoa Kỳ phản ứng dữ dội, theo hãng tin Anh.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang xem xét kế hoạch cấm các doanh nghiệp có ít nhất 25% vốn sở hữu của Trung Quốc không được mua lại các công ty Mỹ trong các ngành “công nghệ trọng yếu.”
Một quan chức ngoại giao cao cấp của phương Tây nói với Reuters rằng gần đây trong các cuộc họp, các quan chức Trung Quốc đã bắt đầu giảm nhẹ tầm quan trọng của chính sách “Made in China 2025.”
Các quan chức nói rằng các khía cạnh mà nước ngoài phản ánh chỉ đơn thuần là các đề xuất từ các học giả Trung Quốc.
Nguồn tin ngoại giao cho biết rằng một số quan chức Trung Quốc cũng đã lên tiếng về chính sách này và xem đó là một sai lầm sau khi chính phủ đã hô hào và nâng tầm quan trọng kế hoạch này lên quá cao, do đó tăng áp lực cho chính Trung Quốc.
Nhà ngoại giao yêu cầu không nêu tên nói: “Trung Quốc dường như đang điều chỉnh lại vì bị phản đối do chính việc tuyên truyền quá mạnh gây ra.”
Ba nhà báo nhà nước nói với Reuters rằng họ đã được chỉ đạo không dùng thuật ngữ “Made in China 2025”.
Hai người khác nói rằng họ không nhận được hướng dẫn như vậy.
https://www.voatiengviet.com/a/vi-sao-trung-quoc-cam-bao-chi-dung-made-in-china-2025/4453660.html

Đức chờ trục xuất cựu cận vệ của Bin Laden

Một người đàn ông Tunisia bị tình nghi là một người Hồi giáo cực đoan từng làm cận vệ cho Osama bin Laden đang bị giam giữ ở Đức chờ bị trục xuất về Tunisia, người phát ngôn của thành phố Bochum cho biết hôm 26/6.
Trường hợp của nghi phạm Sami A. đã làm dấy lên bất bình trong công chúng Đức vào tháng 4 sau khi truyền thông nước này đưa tin rằng người đàn ông này vẫn nhận phúc lợi xã hội ngay cả khi các cơ quan tình báo đã đưa ông ta vào danh sách các mối đe dọa tiềm năng.
Cảnh sát hôm 25/6 nói rằng họ bắt Sami A. sau khi nhận được yêu cầu từ các giới chức thành phố Bochum ở miền tây của nước Đức và rằng người này không hề kháng cự.
Người phát ngôn của thành phố Bochum, Peter van Dyk, nói hôm 26/6 rằng Sami A. đã ra tòa hôm 25/6 và quan tòa đã quyết định giam giữ nghi phạm để chờ bị trục xuất.
Theo người phát ngôn này, thành phố Bochum hôm 25/6 nhận được một thông báo từ Văn phòng Di trú và Tị nạn Liên bang (BAMF) nói rằng họ không còn thấy một trở ngại nào nữa trong việc trục xuất nghi phạm này.
Các giới chức của Đức đã tìm cách trục xuất Sami A. kể từ năm 2006 nhưng nghi phạm có thể bị tra tấn khi về nước của ông ta đã không cho phép Đức làm điều đó, theo nhật báo Bild. Người đàn ông này đã sống ở thành phố Bochum từ năm 1997.
Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer đã ra lệnh cho các giới chức di trú tiến hành cấp tốc các thủ tục để Đức trục xuất Sami A.
Bin Laden là người lập ra và cầm đầu phong trào Hồi giáo phiến quân al-Qaeda – nhóm này đã tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào Mỹ và các nước phương Tây khác, bao gồm cuộc tấn công vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York hôm 11/9/2001. Ông ta bị bắn chết trong một chiến dịch của các lực lượng đặc nhiệm Mỹ vào tháng 5/2011 ở Pakistan.
https://www.voatiengviet.com/a/duc-cho-truc-xuat-cuu-can-ve-cua-bin-laden/4455072.html

Trung Quốc

sẽ mua thêm nông sản và máy bay của Pháp

Trung Quốc nói với Pháp hôm thứ Hai ngày 25/6 rằng họ sẽ mua thêm nhiều nông sản của nước này và ám chỉ họ sẽ mua thêm máy bay Airbus trong tương lai và cam kết làm việc để mở cửa thị trường trong động thái tăng cường quan hệ thương mại với châu Âu trong bối cảnh nguy cơ cuộc chiến tranh thương mại ngày càng tăng với Mỹ.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nói với người đồng cấp Pháp Edouard Philippe rằng Bắc Kinh muốn mua thêm máy bay trong năm nay và đang sẵn sàng để đàm pháp thêm với Pháp về việc mua máy bay Airbus.
Paris và nhà sản xuất máy bay châu Âu đã cố gắng cứu một thỏa thuận kể từ khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trở về trắng tay từ Bắc Kinh hồi tháng Giêng.
Các nguồn tin cho biết sai lầm của các nhà ngoại giao và chính phát ngôn của ông Macron đã tiết lộ chi tiết các cuộc đàm phán về thương vụ mua máy bay với các quan chức cấp cao. Điều này đã làm phía Trung Quốc phật ý.
“Tôi đã giải thích với ngài thủ tướng rằng trong những năm vừa qua chúng tôi đã mua rất nhiều máy bay dân dụng và cần phải có thời gian để ‘tiêu hóa’ lượng máy bay này,” Thủ tướng Lý phát biểu trong một cuộc họp báo chung. “Bất chấp điều này, chúng tôi vẫn sẵn sàng củng cố hợp tác với tập đoàn Airbus của Pháp.”
Bắc Kinh đã có một giọng điệu rất khác đối với Mỹ. Họ đã cảnh báo rằng hãng máy bay Boeing có thể trở thành nạn nhân nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không chấm dứt xu thế hướng đến chiến tranh thương mại.
Cả Trung Quốc và Liên minh châu Âu đều đang dính vào tranh chấp thương mại với Mỹ và Bắc Kinh đang tìm kiếm điểm chung với EU để phản đối điều mà họ cho là chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ.
“Chúng tôi tin rằng những va chạm và tranh chấp có liên quan sẽ được giải quyết thông qua đối thoại. Sẽ không có bên chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại,” ông Lý nói. “Tất cả các bên cần phải phối hợp cùng với nhau để thúc đẩy tăng trưởng và không có hành động dựng lên các rào cản thương mại hay chủ nghĩa bảo hộ. Điều này không tốt cho ai cả.”
Trong tuần này, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ đưa ra các biện pháp mới để hạn chế việc các công ty Trung Quốc mua cổ phần trong các công ty Mỹ.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang soạn thảo các hạn chế vốn sẽ ngăn chặn các công ty với ít nhất 25% sở hữu của Trung Quốc mua lại các công ty Mỹ có ‘công nghệ quan trọng trong ngành’, một quan chức chính phủ Mỹ cho Reuters biết hôm 24/6.
Washington than phiền rằng Bắc Kinh đang chiếm đoạt công nghệ của Mỹ thông qua các quy định về liên doanh và các chính sách khác, và họ đã thông báo các biện pháp thuế quan vào 34 tỷ đô la trị giá hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, đợt đánh thuế đầu tiên của tổng cộng 450 tỷ đô la. Các biện pháp thuế quan mới sẽ có hiệu lực kể từ ngày 6/7.
Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng Giêng, Tổng thống Pháp Macron nói hợp đồng với Bắc Kinh mua 184 máy bay A320 của Airbus sẽ nhanh chóng được chốt lại.
Phát biểu của Thủ tướng Lý dường như củng cố cơ hội giành thêm vụ làm ăn cho Airbus mặc dù không có thỏa thuận nào được ký kết vì Trung Quốc thường giành các thỏa thuận lớn như thế cho các chuyến thăm của các nguyên thủ nước ngoài.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng ký thỏa thuận nhập khẩu thịt bò từ Pháp vì thịt bò Mỹ đang bị đe dọa đánh thuế. Hồi năm ngoái, Bắc Kinh đã tỏ dấu hiệu sẽ chấm dứt lệnh cấm vận đối với thịt bò nhập khẩu từ Pháp sau cuộc khủng hoảng bò điên ở châu Âu cách nay hai thập niên.
Ông Lý cũng nói rằng Trung Quốc sẽ mua thêm nhiều nông sản nữa nhưng không cho biết rõ.
Trong các cuộc đàm phán về thỏa thuận đầu tư song phương với Liên minh châu Âu hôm 25/6, phó Chủ tịch Trung Quốc Lưu Hà nói rằng Trung Quốc và EU có lợi ích chung trong việc bảo vệ hệ thống thương mại đa phương toàn cầu.
“Hai bên tin tưởng rằng chúng tôi cần kiên quyết phản đối chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ thương mại và ngăn không cho những biện pháp đó gây ra sự mong manh và suy thoái của kinh tế toàn cầu,” ông Lưu cho biết trong một cuộc họp báo sau cuộc đàm phán.
Cả Trung Quốc và EU đều đã công bố các biện pháp trả đũa nhằm vào các sắc thuế mới của Mỹ.
Tuy nhiên, một quan chức châu Âu hàng đầu đã nói rõ rằng châu Âu không hoàn toàn cùng suy nghĩ với Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-s%E1%BA%BD-mua-th%C3%AAm-n%C3%B4ng-s%E1%BA%A3n-v%C3%A0-m%C3%A1y-bay-c%E1%BB%A7a-ph%C3%A1p/4454673.html

EU cấm vận 11 quan chức Venezuela

Liên minh châu Âu đã áp đặt lệnh cấm vận kinh tế đối với 11 quan chức Venezuela cấp cao hôm thứ Hai ngày 25/6 để phản đối việc ông Nicolas Maduro tái đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử mà họ cho là ‘không tự do và công bằng’ và trước những cáo buộc Chính phủ Venezuela vi phạm nhân quyền.
Lệnh cấm du hành và phong tỏa tài sản này diễn ra sau động thái trừng phạt của EU nhằm vào bảy quan chức cấp cao khác của Venezuela hồi tháng 1 năm nay. Các lệnh trừng phạt này không nhắm trực tiếp vào ông Maduro vì EU muốn gây áp lực với những người xung quanh ông trước.
Trong số danh sách bị trừng phạt có bộ trưởng công nghiệp và là cựu phó tổng thống Venezuela Tareck El Aissami, người đã bị Mỹ trừng phạt vì ‘buôn ma túy’.
Liên minh châu Âu cho rằng ông này ‘chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng… bao gồm bắt giữ tùy tiện, mở các cuộc điều tra có mục đích chính trị, đối xử vô nhân đạo và hạ thấp nhân phẩm và tra tấn’.
Lệnh trừng phạt của EU cũng nhằm vào bà Delcy Rodriguez, người trở thành phó tổng thống khi ông Maduro cải tổ nội các sau cuộc bầu cử bị lên án rộng rãi hồi tháng Năm.
Bà Rodriguez trước đây từng là chủ tịch Quốc hội lập hiến vốn bị chỉ trích là do ông Maduro lập ra để vượt quyền của Quốc hội do phe đối lập kiểm soát. Bà cũng từng là Ngoại trưởng Venezuela.
EU cho rằng bà đã phá hoại nền dân chủ Venezuela. Những người khác cũng nằm trong danh sách trừng phạt bao gồm cựu Thứ trưởng Tư pháp Katherine Harrington, một người trung thành với ông Maduro vốn cũng bị Mỹ đưa vào danh sách đen.
Chính phủ của ông Maduro đã lên án các lệnh trừng phạt này mà họ cho rằng vi phạm luật pháp quốc tế với việc xâm phạm chủ quyền của Venezuela và cáo buộc EU là ‘quy phục trắng trợn’ chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
“Liên minh châu Âu đang tấn công vào hòa bình chính trị ở Venezuela bằng cách can dự vào các công việc nội bộ,” chính phủ của ông Maduro ra thông cáo nói.
EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Venezuela sau Mỹ và Trung Quốc. Họ đang tìm cách cô lập Caracas và giúp lật đổ một chế độ mà họ xem là độc tài. EU đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí hồi tháng 11 năm ngoái.
Phe đối lập chính của Venezuela đã tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng Năm do hai trong số các lãnh đạo được lòng dân của họ bị cấm ra tranh cử, cộng với việc chính quyền cấm một số đảng phái và ủy ban bầu cử do những người trung thành với ông Maduro điều hành.
Những người chỉ trích nói rằng ộng Maduro đang dùng các chiến thuật ngày càng chuyên chế khi nền kinh tế của họ chìm sâu vào suy thoái. Đã xảy ra thiếu hụt thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác một cách nghiêm trọng.
Ông Maduro cáo buộc Hoa Kỳ tiến hành ‘chiến tranh kinh tế’ đối với Venezuela và đang tìm cách biến chiến thắng dân chủ của ông thành bất hợp pháp.
Trong đợt trừng phạt mới nhất, Mỹ đã nhằm vào bốn quan chức Venezuela và ba công ty có trụ sở ở Florida hồi tháng Năm sau khi đã có những biện pháp hạn chế làm ăn với ngành công nghiệp dầu khí vốn có vai trò hết sức thiết yếu của nước này.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu vẫn chưa nhằm vào các doanh nghiệp do họ muốn tránh tác động đối với thường dân Venezuela.
https://www.voatiengviet.com/a/eu-c%E1%BA%A5m-v%E1%BA%ADn-11-quan-ch%E1%BB%A9c-venezuela/4454288.html

Australia thương thuyết về hiệp ước an ninh với Vanuatu

Australia ngày thứ Hai 25/6 cho biết sẽ thương thuyết về một hiệp ước an ninh với Vanuatu, vài tuần sau khi Thủ tướng Australia cảnh báo Trung Quốc về việc nước này xây dựng một căn cứ quân sự trên đảo quốc nam Thái Bình Dương.
Thủ tướng Malcolm Turnbull loan báo về những cuộc thương thuyết trong chuyến viếng thăm Hạ viện Australia của Thủ tướng Vanuatu Charlot Salwai Tabimasmas.
Ông Turnbull nói ông và Thủ tướng Salwai đã củng cố sự cam kết về một đối tác kinh tế và an ninh sâu rộng và lâu dài.
Phát ngôn viên chính phủ Vanuatu không tức thời trả lời yêu cầu bình luận ngày thứ Hai 25/6.
Vào tháng 5 năm nay, Trung Quốc và Vanuatu bác bỏ các bản tin của truyền thông cho rằng Trung Quốc đã tiếp cận cựu thuộc địa chung của Anh và Pháp, với dân số 280.000 người, về việc xây dựng một căn cứ quân sự thường trực tại Nam Thái Bình Dương.
Căn cứ quân sự bí mật của Trung Quốc tại Vanuatu có thể là một trạm theo dõi không gian.
Thủ tướng Turnbull nói vào lúc đó là Australia “sẽ quan tâm sâu sắc đến việc thiết lập bất cứ căn cứ quân sự nước ngoài nào trên những đảo quốc ở Thái Bình Dương và là nước láng giềng của chúng ta.”
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nói nước bà “có lập trường mạnh mẽ tại Thái Bình Dương chống lại việc quân sự hóa.”
Bộ trưởng Hạ tầng cơ sở Vanuatu Jotham Napat tuần trước nói Thủ tướng Salwai sẽ dùng chuyến đi thăm Australia để yêu cầu ông Turnbull giúp trả chi phía đường cáp viễn thông tốc độ cao từ Sydney đến Vanuatu.
Australia tăng cường viện trợ để chiếm sự ủng hộ của các nước tại Thái Bình Dương giữa lúc ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng tại vùng này.
Yêu cầu này được đưa ra sau khi chính phủ Australia loan báo trong tuần trước là sẽ trả hầu hết số tiền 101 triệu đô la để thiết lập một đường dây cáp dưới biển cho các nước láng giềng Papua New Guinea và quần đảo Solomon.
https://www.voatiengviet.com/a/australia-thuong-thuyet-ve-hiep-uoc-an-ninh-voi-vanuatu/4454678.html

Pháp : tuyến du lịch xe đạp đẹp nhất châu Âu

Tuấn Thảo
Vào mùa xuân năm 2018, nước Pháp đã được cơ quan EuroVelo bình chọn làm điểm đến lý tưởng nhất châu Âu, nơi có những tuyến đường thơ mộng dành cho du khách đi xe đạp. Được thành lập vào đầu những năm 1980, EuroVelo trực thuộc Liên đoàn Xe đạp Châu âu, tập hợp 500.000 thành viên đến từ 42 quốc gia.
Tính trung bình hàng năm, nước Pháp thu hút 9 triệu lượt du khách đi xe đạp. Do vậy, sau Con đường Rượu vang, các lâu đài vùng sông Loire, các tuyến du lịch bằng thuyền trên sông ngòi, các vùng miền nước Pháp giờ đây càng phát triển các tuyến đường dành cho du khách đi xe đạp. Theo cơ quan EuroVelo, nước Pháp có 8 lộ trình xe đạp, tính gộp lại là dài hơn 2.000 cây số.
Về điểm này, nước Pháp đứng hàng thứ nhì châu Âu, chỉ thua có nước Đức với các lộ trình dọc các vùng sông Rhin (tiếng Đức là sông Rhein), nhưng lại hơn Hà Lan, Đan Mạch hay Anh Quốc vốn nổi tiếng là những quốc gia có đông dân thích đi xe đạp. Lộ trình dài nhất châu Âu mang tên ScandIbérique, gộp lại hai chữ Scandinavia và Iberia nối liền Bắc Aau và bán đảo Tây Ban Nha.
Tuyến du lịch xe đạp được xem là đẹp nhất châu Âu chính là tuyến đường mang tên ‘‘Flow Vélo’’, dài gần 300 cây số bắt đầu từ đảo Aix (nằm ngoài khơi thành phố La Rochelle, gần hai hòn đảo Ré và Oléron) và chạy dài cho tới tận khu bảo tồn thiên nhiên làng Thiviers ở vùng Dordogne. Sự chọn lựa này không phải là ngẫu nhiên do suốt lộ trình Flow Vélo, du khách sẽ thấy toàn là những chân trời xanh ngát, các ruộng nho ở vùng Saintes, vùng sản xuất rượu Cognac rồi sau đó là những cánh rừng rậm và hồ nước của vùng Périgord Limousin, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như tu viện Saint-Pierre de Brantôme có từ thế kỷ XI, các lâu đài thời Trung Cổ Châlus-Maulmont hay lâu đài Montbrun có từ thế kỷ XIII.
Một lộ trình thơ mộng khác mang tên ‘‘Anjou Vélo Vintage’’ tổ chức các chuyến đi xe đạp dành cho các thành viên thuộc nhiều lứa tuổi trong cùng một gia đình với những chặng đường khác nhau, ngắn nhất là 30 km dài nhất là 120 km, để khám phá các địa danh như Anjou hay Saumur, ở vùng các lâu đài sông Loire. Đôi khi các chuyến đi đu lịch bằng xe đạp này có thể kéo dài trên một tuần, và đa số du khách (ngoài những đối tượng thích cắm trại, dựng lều ngủ ngoài trời) có thể chọn các khách sạn hay nhà trọ của dân địa phương (homestay hay là guesthouse). Dọc các tuyến đường này, còn có các nhà nghỉ qua đêm, gợi hứng từ mô hình của các nhà nghỉ dành cho khách hành hương đi bộ cả ngàn dặm trường đến Saint-Jacques de Compostelle.
Theo quyển sách hướng dẫn Lonely Planet, nước Pháp có khá nhiều hình thức du lịch dành cho du khách thích đi xe đạp. Tùy theo lứa tuổi và nhất là sức chịu đựng, du khách có thể chọn các lộ trình thích hợp với các gia đình có con nhỏ, các tuyến đường rừng, đường ven miền duyên hải, các tuyến xe đạp trên mặt đường bằng phẳng hay ngược lại các tuyến vượt đèo leo núi, trong trường hợp du khách nghĩ rằng họ có đủ thể lực như các tay cua-rơ trong Vòng đua nước Pháp.
Trong khoảng một thập niên gần đây, số du khách đi xe đạp tăng một cách đều đặn và hiện giờ đạt tới ngưỡng 9 triệu lượt du khách hàng năm. Đa phần các du khách ở đây là người Anh, Ai Len, Hà Lan và dân Bắc Âu, họ chuộng hình thức du lịch xe đạp ở Pháp vì ngoài các phong cảnh nên thơ hữu tình, nước Pháp còn có thêm hai ưu điểm là truyền thống ẩm thực và các công trình kiến trúc lâu đời, các di tích lịch sử nổi tiếng.
Tuy nhiên, vẫn còn hai khuyết điểm cần được khắc phục. Thứ nhất là vấn đề chỗ ở còn chưa được phát triển đồng đều, vùng sông Loire vẫn có nhiều nhà trọ hơn là vùng Périgord, và dịch vụ không đi kèm với giá cả (có thể rất đắt đỏ vào những mùa cao điểm). Khuyết điểm thứ nhì là vấn đề an toàn giao thông. Mặc dù mạng lưới dành cho xe đạp ngày càng phát triển trên lãnh thổ Pháp, thế nhưng toàn bộ các tuyến đường này không chỉ dành riêng cho xe hai bánh, mà đôi khi vẫn có nhiều chặng dành cho cả xe hơi lẫn xe đạp. Một khi khắc phục hai khuyết điểm này, Pháp hy vọng trong hai năm tới nước vượt qua ngưỡng 10 triệu lượt du khách đi xe đạp.
http://vi.rfi.fr/phap/20180626-phap-tuyen-du-lich-xe-dap-dep-nhat-chau-au

Trang nhất : Macron đến gặp giáo hoàng,

Thổ Nhĩ Kỳ có « tân vương »

Minh Anh
Trang nhất các nhật báo lớn của Pháp ngày 26/06/2018 nhất loạt đưa tin về chuyến công du Vatican của tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Nhật báo công giáo La Croix trang trọng chạy tít : « Một vị tổng thống đến gặp Giáo Hoàng ». Le Monde nêu rõ đó là « Cuộc gặp đầu tiên giữa Macron và giáo hoàng Phanxicô ».
Nhật báo thiên tả Libération thông báo : « Macron đến Vatican » rồi nói « Tôi xin chào Ngài, Phanxicô ». Riêng Le Figaro nói thẳng « Châu Âu, Di dân : Macron đến tìm hậu thuẫn của đức giáo hoàng ». Tuy nhiên, nhật báo thiên hữu này lưu ý là nhìn từ Vatican, cuộc khủng hoảng di dân, và các hậu quả chính trị tại châu Âu đang làm thay đổi diện mạo khu vực.
Thủ tướng Đức Angela Merkel bị suy yếu, nước Pháp được xem như là điểm tiếp sức để tái khởi động sự năng động của châu Âu. Thế nhưng, theo nhật báo, dường như có nhiều chủ đề khác như đạo đức sinh học, thế tục, số phận người công giáo ở phương Đông có nguy cơ lấn át các hồ sơ di dân và Liên Hiệp Châu Âu.
Liên quan đến chủ đề này, nhật báo công giáo La Croix có bài phỏng vấn ngắn ông Bruno Joubert, cựu đại sứ Pháp bên cạnh Tòa Thánh (2012-2015) khẳng định « Đó có lẽ sẽ là một sai lầm cho tổng thống Pháp nếu không đến gặp đức giáo hoàng ».
Ông giải thích rằng quan hệ giữa Pháp và Vatican giờ thật sự là một mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhà nước. Đúng hơn hết là giữa « một Giáo Hội tự do với một Nhà nước tự do ». Một vị tổng thống đến gặp đức giáo hoàng bởi vì Ngài cũng là lãnh đạo của một cường quốc đóng giữ một vai trò trong một trật tự quốc tế và tiếng nói của Ngài đang được toàn thế giới lắng nghe, bất kể họ có là người công giáo hay không.
Recep Erdogan : Siêu « tân vương » của Thổ Nhĩ Kỳ
Kết quả bầu cử với thắng lợi áp đảo của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là chủ đề quốc tế chính được các báo Pháp khai thác nhiều nhất. Sau nhiều ngày đưa ra những dự đoán bất lợi cho ông Erdogan, các báo Pháp hôm nay đành ngậm ngùi nhìn nhận « Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan khẳng định thế thống trị của mình », như hàng tít lớn trên Le Monde.
Le Figaro chua chát đề tựa « Erdogan bắt đầu thời trị vì độc quyền ». Tái đắc cử với 52,5% phiếu bầu, tổng thống Erdogan đã thâu tóm thành công quyền lực chưa từng có. Ông kiểm soát các định chế pháp lý và nghị viện. Tổng thống Erdogan giờ có thể điều hành đất nước theo ý muốn của mình, cả trên lĩnh vực đối nội lẫn đối ngoại.
Dù vậy, Les Echos lưu ý đến « Những thách thức mới dành cho Erdogan ». Làm thế nào hâm nóng lại quan hệ giữa Ankara với các nước phương Tây, đã bị xuống cấp nghiêm trọng do những bất đồng trên các hồ sơ người Kurdistan, khủng hoảng Syria ?
Nhưng thách thức lớn nhất dành cho tổng thống Erdogan chính là vấn đề kinh tế. Quả thật dưới sự lãnh đạo của ông, tổng sản phẩm nội địa đã tăng gấp ba, nhưng đồng thời, lạm phát cũng tăng vọt theo. Khả năng thanh khoản giảm nghiêm trọng, lãi suất cao ngất ngưỡng và mức nợ công của lĩnh vực tư nhân hiện đang chạm ngưỡng.
Trong khi đó, đầu tư nước ngoài tụt giảm thê thảm 40% trong vòng 2 năm. Điều đó phản ảnh phần nào thái độ nghi kỵ gia tăng đối với một nền kinh tế với các quy định pháp lý không rõ ràng. Hệ quả là hiệu suất cũng không tăng theo. Ví dụ điển hình nhất là đồng livre của Thổ đã bị mất giá đến 18% kể từ đầu năm nay.
Dẫu sao thì những chướng ngại đó đã không thể nào cản trở được ông Erdogan trở thành « siêu tổng thống » tập trung hết toàn bộ quyền hành pháp như nhận xét của bài xã luận Le Monde. Một bộ phận lớn xã hội dân sự Thổ Nhĩ Kỳ cho đến giờ đã biết cách kháng cự. Do vậy, theo bài viết, việc chế độ độc tài đã củng cố quyền lực của mình giờ đang trở thành một thách thức mới cho xã hội dân sự Thổ.
Pháp : 4 trong 10 bệnh ung thư có thể tránh được
Trong lĩnh vực sức khỏe, báo Le Monde trích dẫn kết quả một nghiên cứu khoa học đăng trên Tuần san dịch tễ học ngày 25/06/2018 khẳng định có những căn bệnh ung thư có thể « tránh được » nếu chúng ta có cách sống và môi trường sống « trong sạch ».
Nghiên cứu của nhà khoa học Pháp, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế về Ung thư khẳng định nhiều yếu tố gây ung thư nghiêm trọng do thói quen xấu của con người như thuốc lá, rượu, dùng nhiều thịt đỏ, thịt nguội có tẩm chất bảo quản, ít hoạt động thể thao, phơi nhiễm khí độc do nghề nghiệp hay môi trường sống không lành mạnh.
Từ những nghiên cứu đó, các nhà khoa học cho rằng có nhiều chứng ung thư con người có tránh được như ung thư phổi, ngực, ruột tràng, cuống họng, da, gan, bao tử hay thận…
World Cup 2018: Pháp gặp lại « người quen cũ » Đan Mạch
Đề tài cuối cùng không một nhật báo nào có thể bỏ qua là World Cup 2018. Báo Pháp đều quan tâm đến trận đấu chiều tối nay giữa Pháp và Đan Mạch. Le Figaro lo lắng tự hỏi : Liệu đội áo lam có giữ được ngôi đầu bảng trước một đối thủ không ít lần khiến đội Pháp « khóc dở, cười dở ».
Còn Le Monde thì quan tâm đến thân phận của những cầu thủ ngồi ghế dự bị, những « chiến sĩ vô danh ». Khi thắng chỉ được thơm lây, không được nêu tên tuổi. Nhưng khi thua cũng bị vạ lây vì cũng mang tiếng là tuyển thủ đội quốc gia.
Về phần mình, Les Echos có bài chú ý đến nguyện vọng của tổng thống Hàn Quốc, có vẻ mang tính hão huyền nhưng rất có hy vọng hiện thực : đó là có ngày được tổ chức chung với Bắc Triều Tiên một Cúp Bóng đá Thế Giới.
http://vi.rfi.fr/phap/20180626-trang-nhat-macron-den-gap-giao-hoang-tho-nhi-ky-co-%C2%AB-tan-vuong-%C2%BB

Hai nước Triều Tiên

bàn dự án nối liền đường sắt liên Triều

Thụy My
Hôm nay 26/06/2018 tại Bàn Môn Điếm, hai nước Triều Tiên thảo luận về việc kết nối các tuyến đường sắt ở biên giới. Đây là lần đầu tiên kể từ mười năm qua có một cuộc họp liên Triều về chủ đề này.
Hiện đã có một đường xe lửa nối Seoul với Bình Nhưỡng rồi đến Sinuiju nằm gần biên giới Trung Quốc. Tuyến đường này do người Nhật xây dựng từ đầu thế kỷ 20, trước khi xảy ra cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và sau đó đất nước bị chia đôi.
Việc nối liền hai mạng lưới và hiện đại hóa đường sắt cổ lỗ của Bắc Triều Tiên, sẽ giúp hàng hóa của Hàn Quốc – vốn hoàn toàn lệ thuộc vào xuất khẩu – tới các thị trường Trung Quốc, Nga và xa hơn nữa là châu Âu.
Đây còn là một sự thay đổi quan trọng trên bán đảo Triều Tiên, vì thường dân hai nước không hề có liên lạc trực tiếp kể từ năm 1953 đến nay, kể cả qua đường bưu điện.
Dù tình hình đang hòa hoãn với cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, tiếp theo là với tổng thống Mỹ Donald Trump, Bình Nhưỡng vẫn đang phải chịu đựng lệnh cấm vận khắc nghiệt của Liên Hiệp Quốc, do tiến hành chương trình nguyên tử và đạn đạo.
Trước khi bước vào cuộc họp, trưởng đoàn Hàn Quốc Kim Jeong Ryeol cho biết những tiến triển cụ thể chỉ có được khi nào giảm nhẹ cấm vận, tuy nhiên đôi bên vẫn có thể bàn bạc nhiều dự án khác nhau để áp dụng, một khi trừng phạt được bãi bỏ.
Trước đó, phía Hàn Quốc đã xây dựng một nhà ga mới tại Dorasan, phía nam vùng phi quân sự, với các sân ga dành cho những chuyến tàu tương lai đi về hướng Bình Nhưỡng. Sau này tuyến đường sắt đi qua Bắc Triều Tiên và Nga có thể kết nối cảng Busan của Hàn Quốc với châu Âu.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180626-hai-nuoc-trieu-tien-ban-viec-noi-lien-tuyen-duong-sat-lien-trieu

Pháp khởi động

sáng kiến quốc phòng châu Âu gồm 9 nước

Thụy My
Kế hoạch quốc phòng châu Âu ngày càng rõ nét : Hôm 25/06/2018 trong hội nghị các bộ trưởng quốc phòng tại Luxembourg, Pháp đã cùng với tám nước châu Âu thiết lập một cơ chế mới, được gọi là « Sáng kiến Can thiệp Châu Âu – IEI ». Nhóm can thiệp này có thể nhanh chóng tiến hành một chiến dịch quân sự, giúp sơ tán tại một nước đang xảy ra chiến sự, hoặc trợ giúp khi có thiên tai.
Thông tín viên Joana Hostein tường thuật từ Luxembourg :
« Có khả năng can thiệp nhanh trên chiến trường, nhưng không đơn độc như nước Pháp vẫn thường phải hành động – mà gần đây nhất là tại Mali năm 2013 để đánh đuổi các nhóm khủng bố. Đó là mục tiêu của 9 nước châu Âu gồm Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…kể cả Anh Quốc.
Tổng tham mưu trưởng quân đội các nước sẽ họp tại Paris lần đầu tiên vào tháng 9/2018, để vạch ra kế hoạch cho các hoạt động chung.
Bộ trưởng Quân Lực Pháp, bà Florence Parly nhấn mạnh, không chỉ hợp tác về quân sự mà cả về dân sự. Cần phải phối hợp chặt chẽ hơn để có thể can thiệp trong trường hợp thiên tai, hay sơ tán thường dân khi xảy ra xung đột.
Đây cũng là một cách để bớt lệ thuộc vào Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) – mà người Mỹ đang thống trị, và Mỹ ngày càng ít muốn hỗ trợ cho các đối tác châu Âu trong trường hợp khủng hoảng ».
http://vi.rfi.fr/phap/20180626-phap-khoi-dong-sang-kien-quoc-phong-chau-au-gom-9-nuoc

Chuyên gia Pháp :

Dân chủ cho Trung Quốc, một kịch bản rất xa vời

Thanh Hà
Trả lời trên tạp chí Pháp trên mạng Diploweb.com ấn bản ngày 24/06/2018, giáo sư Jean-Pierre Cabestan, giảng dậy tại đại học Hồng Kông, phân tích về thế mạnh, những nhược điểm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nêu ra bốn lý do vì sao tầng lớp trung lưu tại nước đông dân nhất địa cầu không có nhu cầu dân chủ.
Giáo sư Cabestan, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp CNRS vừa cho ra mắt cuốn sách mới mang tựa đề : Demain la Chine : démocratie ou dictature ?- Ngày mai ở Trung Quốc : dân chủ hay chế độ độc tài ?, Nhà xuất bản Gallimard. RFI xin lược dịch phân tích mà giáo sư Cabestan đã dành cho trang mạng nghiên cứu Diploweb.com.
Thiếu vắng nhu cầu dân chủ
Tác giả đưa ra bốn lý do Trung Quốc tiếp tục là một chế độ độc đảng và quyền lực của Đảng Cộng Sản không sợ bị đe dọa trong ngắn và trung hạn.
Yếu tố thứ nhất là một sự thiếu vắng về văn hóa dân chủ. Giáo sư Cabestan nhấn mạnh : “Thiếu vắng dân chủ khác với khái niệm phản dân chủ. Giới trung lưu thờ ơ với dân chủ bởi họ đặt ưu tiên vào các vấn đề như là an ninh, nhu cầu được bảo đảm về vật chất lên trên các đòi hỏi tự do. Họ thiết tha với một cuộc sống ổn định và còn bị cuộc Cách Mạng Văn Hóa ám ảnh (…). Tại Bắc Kinh mọi công cuộc dân chủ hóa đất nước được xem là một điều bất thường do đế quốc Mỹ khuấy lên và điều đó không phù hợp với truyền thống Trung Hoa”. Tuy nhiên giáo sư Cabestan quan niệm đó hoàn toàn là điều được “đặt ra” để tuyên truyền, bởi truyền thống Lão, Khổng của Trung Quốc và dân chủ không mâu thuẫn với nhau. “Đảng Cộng Sản Trung Quốc lấy đó làm cái cớ để bóp nghẹt các giá trị tự do và dân chủ”.
Lý do thứ hai theo chuyên gia Pháp, giáo sư Cabestan, đại học Hồng Kông, là Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã khai thác thành công kinh tế rực rỡ, coi đó là một công cụ để biện minh cho tính chính đáng của mình. Trên thực tế phép lạ kinh tế đó có được là nhờ công lao của những người dân Trung Quốc.
Yếu tố thứ ba giải thích vì sao người dân Trung Quốc hiện tại không có nhu cầu dân chủ, là do bộ máy kiểm soát quá chặt chẽ và tinh vi của chính quyền Bắc Kinh. Dù vậy “khi quyền lợi của người dân nước này trực tiếp bị đe dọa, chẳng hạn như trước những vấn đề như ô nhiễm môi trường..,. thì một bộ phận trong xã hội vẫn lên tiếng. Nhưng đại đa số còn lại hài lòng với chính sách hiện nay”.
Đòi hỏi nhân quyền và dân chủ : “những tiếng nói lẻ loi”
Cuối cùng, tinh thần dân tộc chủ nghĩa rất cao của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc là một lá bùa hộ mạng cho chính quyền Bắc Kinh. “Tầng lớp này thực sự tự hào về những thành quả kinh tế của đất nước, về vị thế của Trung Quốc trên sân khấu quốc tế. Trong trường hợp đó, chẳng mấy ai đặt lại vấn đề về vai trò hay về chính sách của Đảng. Đó là chưa kể đến tầm mức quan trọng của bộ máy tuyên truyền ở Bắc Kinh”.
Những tiếng nói của các nhà trí thức như ông Lưu Hiểu Ba, Nobel Hòa Bình 2010, từ trần tháng 7/2017, hay luật sư Hứa Chí Vĩnh đòi cải tổ chính trị, biến Trung Quốc thành một nhà pháp quyền … rất lẻ loi. “Những tiếng nói ấy đã bị bộ máy an ninh và tuyên truyền của Nhà nước bóp ngạt. Chính sách đàn áp đó càng gia tăng từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012. Hiện tại, phần lớn công luận Trung Quốc chưa bao giờ nghe nhắc đến những cái tên như Lưu Hiểu Ba hay Hứa Chí Vĩnh. Họ cũng không hay biết gì về số phận 200 nhà đấu tranh nhân quyền Trung Quốc bị tống giam vào tháng 7/2015″.
“60 % dân Trung Quốc tin là được sống trong một chế độ dân chủ”
Về câu hỏi Tập Cận Bình có được lòng dân hay không và công luận Trung Quốc đón nhận thế nào nhiệm kỳ chủ tịch nước vô hạn định của vị hoàng đế đỏ này, giáo sư Jean-Pierre Cabestan thực sự tin rằng, Tập Cận Bình đang rất được muôn dân ngưỡng mộ và tin tưởng. Chính sách bài trừ tham nhũng của ông khiến công luận hài lòng. Trong mắt tuyệt đại đa số người dân Trung Quốc, ông Tập là hiện thân của một đất nước ổn định, của một siêu cường thế giới.
“Nội bộ Đảng có thể bất bình vì việc ông tự cho mình quyền lãnh đạo đất nước mãn đời, nhưng trước mắt, tất cả đều giấu kín những ý tưởng đó, ngày nào mà Tập Cận Bình còn làm chủ cuộc chơi”.
Xã hội dân sự Trung Quốc liệu có là một mối đe dọa đối với chính quyền Bắc Kinh ? Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp CNRS, Jean – Pierre Cabestan trả lời là không. Một lần nữa ở đây, guồng máy kiểm duyệt của Trung Quốc tỏ ra lợi hại hơn bao giờ hết.
“Tinh thần dân tộc chủ nghĩa, sử dụng đúng chỗ, đúng liều”
Vậy đâu là tính chính đáng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ? Tác giả cuốn Ngày mai ở Trung Quốc : dân chủ hay chế độ độc tài ? giải thích : 60 % công luận nước đông dân nhất địa cầu nghĩ rằng họ được sống trong một chế độ dân chủ. Người dân Trung Quốc tin rằng Đảng đã đưa đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo. Chuyên gia Pháp nhìn nhận, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đặt ra một cái khung hành chính và pháp lý cho phép hiện đại hóa đất nước là một chuyện, nhưng nói rằng phép lạ kinh tế là do Đảng lại là một chuyện khác.
Sau cùng Bắc Kinh “biết khai thác đúng chỗ, đúng liều tinh thần dân tộc chủ nghĩa” của 1,3 tỷ người dân Trung Quốc. Trong trường hợp các phong trào bài Nhật, bài Hàn Quốc hay bài Mỹ và Ấn Độ gây trở ngại cho nền ngoại giao của Trung Quốc thì lập tức các phong trào đó được dập tắt ngay. Ông Jean – Pierre Cabestan nêu ra nhiều thí dụ : “Tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật, tàu hải giám Trung Quốc đi ra đi vào chung quanh khu vực nhậy cảm này thì có, nhưng Trung Quốc chưa từng có tham vọng chiếm Senkaku/Điếu Ngư bằng sức mạnh quân sự (…).
Với Đài Loan, hù dọa Đài Bắc là một chuyện, nhưng Trung Quốc thừa biết rằng thâu tóm hòn đảo này thì sẽ vấp phải phản ứng của Mỹ. Trên hồ sơ nóng khác là Biển Đông, Bắc Kinh có xây dựng đảo nhân tạo, quân sự hóa một số điểm đã thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không tìm cách đánh đuổi dân cư khỏi những nơi đã thuộc về Việt Nam, Malaysia hay Philippines. Bãi cạn Scarborough là một ngoại lệ. Điểm quan trọng nhất theo giáo sư Cabestan, là Hải Quân Trung Quốc không dám khiêu khích Hạm Đội VII của Mỹ trong các chiến dịch tuần tra ở Biển Đông nhân danh quyền tự do lưu thông hàng hải”.
Ưu tiên của Bắc Kinh là sự tồn tại của Đảng. Đương nhiên, trong trường hợp phải đối mặt với một mối đe dọa đến từ bên ngoài, hay một cuộc xung đột vũ trang ngắn ngủi, tính chính đáng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc càng tăng cao trong mắt người dân xứ này.
Vẫn tác giả cuốn sách Ngày mai ở Trung Quốc : dân chủ hay chế độ độc tài ?, ôngCabestan ghi nhận, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh hiện nay quan niệm mô hình chính trị của Trung Quốc hiệu quả hơn, mạnh hơn mô hình dân chủ tự do phương Tây. Giáo sư Cabestan kết luận : “Có thể là ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc ý thức rằng đất nước họ sớm muộn gì cũng phải hướng tới một mô hình dân chủ, nhưng ở thời điểm này thì số đó sẵn sàng kiên nhẫn đợi chờ. Đó là chưa kể, Đảng Cộng Sản Trung Quốc trông thấy viễn cảnh điều hành đất nước rộng lớn này ít nhất … ngàn năm”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180626-chuyen-gia-phap-dan-chu-cho-trung-quoc-mot-kich-ban-rat-xa-voi

Đan Mạch đọ sức với Pháp, Peru gặp Úc (Hiệp II)

Còn chưa tới mười phút kết thúc hiệp hai theo giờ chính thức, Đan Mạch và Pháp vẫn chưa có bên nào ghi bàn thắng.
Trong khi đó, ngay phút thứ 50, hiệp hai, Guerrero đã giúp Peru nhân đôi tỷ số lên 2-0 và gây thêm nhiều khó khăn cho tuyển Úc.
Trong lượt trận thi đấu thứ ba ở bảng C tại World Cup 2018 tại Nga hôm 26/6, Đan Mạch và Pháp đọ sức với nhau, trong khi Peru gặp tuyển Úc.
Còn dưới 5 phút để Úc làm điều không tưởng là 3 bàn thắng, nhưng kể cả khi điều này làm được, thì nếu Đan Mạch cầm hòa Pháp, kết quả siêu tưởng đó cũng không giải quyết được vấn đề gì.
Sau đây là vài nét điểm xuyết trận cầu từ hiệp một.
Trong khi ở cặp đấu đầu tiên, sau 25 phút thi đấu, cả Đan Mạch và Pháp đều chưa có bàn thắng, thì Peru đã dẫn bàn sớm trước Úc.
Áp lực đặt càng mạnh lên vai của tuyển Úc, đội bóng đang cần một chiến thắng với hiệu số bàn thắng trên bàn thua tốt để đảm bảo đi tiếp vào vòng sau.
Lượt cuối Bảng A, B: kịch tính đến phút chót
Anh thắng đậm Panama, đoạt vé vào vòng 16 đội
World Cup: Cách mạng ‘thay máu’ của tuyển Anh
VAR, Ronaldo, Messi và bóng đá châu Âu
Bàn thắng của đội bóng Nam Mỹ do Andre Carrillo ghi ở phút thứ 18 và đây là bàn thắng đầu tiên Peru ghi được tại World Cup kể từ khi Guillermo La Rosa ghi bàn trong trận cầu ngày 22/6/1982 trong trận bóng mà họ thất thủ 5-1 trước Ba Lan.
Úc cần thắng Peru, một điều tới gần cuối hiệp một thấy có vẻ là không dễ dàng và hy vọng Đan Mạch sảy chân trước tuyển Pháp.
Nhưng nếu đội bóng từ xứ sở Kangooroo thất thủ, Đan Mạch sẽ có cơ hội đứng ở vị trí thứ nhì, thấp hơn đội đầu bảng Pháp hai điểm.
Tuyển Pháp tới phút 40 tiếp tục tấn công khá tốt, nhưng vẫn chưa có bàn thắng nào được ghi, trong khi Đan Mạch cũng ăn miếng trả miếng rất tích cực…
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44619866

World Cup 2018 :

Đội Pháp thanh thản luyện quân ở trận cuối bảng C

Trọng Nghĩa
« Đảm bảo vị trí đầu bảng và quản lý tốt nhân sự » : Đây chính là hai mục tiêu mà huấn luyện viên Didier Deschamps của đội tuyển Pháp đặt ra hôm nay (26/06/2018) cho trận đấu thứ ba với đội Đan Mạch ở vòng bảng Cúp Bóng Đá Thế Giới.
Sau hai trận thắng trước Peru và Úc, đội Pháp đã đủ điểm để vào vòng 1/8, nhưng cần đứng đầu bảng và tránh được đối thủ khó chơi ở vòng trong là Croatia.
Đối với đội Pháp chỉ cần thủ hòa với Đan Mạch là đủ để giữ ngôi đầu bảng C, trong lúc Đan Mạch cũng chỉ cần không bị thua là chắc chắn vào được vòng trong. Trong tình thế đó, Pháp có điều kiện để cho các tuyển thủ dự bị ra đấu để tôi luyện năng lực, đồng thời cho một số cầu thủ chính thức dưỡng sức để chuẩn bị tốt cho vòng đấu loại.
Đối với đội Pháp, đây không phải là lần đầu tiên mà trận thứ ba vòng bảng được dùng để luyện quân. Tại Cúp Thế Giới 2014, hay Cúp Châu Âu 2016, đội tuyển Pháp đã có được những lợi thế tương tự và huấn luyện viên đã có thể thay đổi đến gần một nửa số cầu thủ của mình.
Lần này tại Nga, huấn luyện viên Deschamps cho biết là trước tiên ba cầu thủ bị thẻ vàng là Corentin Tolisso, Paul Pogba và Blaise Matuidi sẽ được cho nghỉ để khỏi phải rơi vào tình huống bị thêm thẻ vàng và cấm thi đấu vòng sau.
Mặt khác, các tuyển thủ chưa đấu, hoặc đấu ít thời gian cũng được cho ra sân để rèn luyện kinh nghiệm chiến trường, sẵn sàng cho những trận tới đây.
Câu hỏi từng được giới quan sát đặt ra là một trận đấu thiếu tính chất được thua như trận đấu với Đan Mạch liệu có kích thích quyết tâm của các cầu thủ hay không ?
Trên vấn đề này câu trả lời là có.
Trước hết các cầu thủ Pháp đang rất muốn chứng tỏ tài năng sau khi bị bị huấn luyện viên Đan Mạch, Åge Hareide, chê là một đội « không có gì đặc biệt ». Bị phía Pháp chỉ trích, hôm 25/06/2018, huấn luyện viên này đã nói lại là báo chí đã trích sai câu nói của ông. Ý của ông là so sánh đội tuyển Pháp 2018 với đôi tuyển năm 1998, mà ông công nhận là « đội xuất sắc nhất của Pháp ».
Mặt khác còn có yếu tố tâm lý. Các tuyển thủ dự bị rất nôn nóng chứng tỏ tài nghệ để lọt được vào mắt xanh huấn luyện viên trong những trận sắp tới.
Sau cùng là nhân tố hơi mê tín dị đoan. Trong những lần gặp đội Đan Mạch ở các Cúp Thế giới hay châu Âu trước đây, năm nào Pháp thắng, là năm đó Pháp đoạt chức vô địch, như Cúp Châu Âu 1984 và 2000, và Cúp Thế Giới 1998.
Ngoài ra, còn có một nỗi nhục mà đội Pháp luôn luôn muốn xóa sổ : Tại trận bán kết giải bóng đá Thế Vận năm 1908, đội tuyển Pháp đã bị Đan Mạch đè bẹp theo đúng nghĩa : với tỷ số 17-1.

Lượt cuối Bảng A, B: kịch tính đến phút chót

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha “hút chết” trong những phút cuối trận, Uruguay thể hiện đẳng cấp và các đại diện châu Á cùng Morocco rời giải trong tư thế ngẩng cao đầu sau lượt đấu cuối cùng của Bảng A và Bảng B.
Chủ nhà Nga thất bại trong bài test năng lực đầu tiên còn các hậu duệ Pharaoh đã suýt có thể rời giải đấu với chiến thắng đầu tay trong lịch sử.
Anh thắng đậm Panama, đoạt vé vào vòng 16 đội
World Cup 2018: Các ‘ông lớn’ sảy chân
Nhân World Cup xem lại 8 đội từng lập kỳ tích
Tại Bảng B, hai trận lượt trận cuối diễn ra với vô vàn bất ngờ.
Trước khi ra sân, Morocco đã chắc suất bị loại nhưng ba đội còn lại đều còn cơ hội đi tiếp, với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có chút lợi thế so với Iran.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai đội bóng được đánh giá cao hơn nhưng các chuyên gia cũng không loại trừ khả năng các đội bóng yếu hơn có thể tạo nên bất ngờ.
Và ngay trong trận đấu giữa Morocco và Tây Ban Nha đã có bất ngờ. Khalib Boutaib tận dụng pha phối hợp không ăn ý của hậu vệ xứ sở Bò tót, chớp thời cơ trước khi “xâu kim” De Gea, mở tỷ số của trận đấu.
La Roja cũng không chịu thua kém và thể hiện được đẳng cấp của một cựu vương tại World Cup, ghi bàn thắng chỉ 5 phút sau đó trong pha phối hợp mẫu mực của Iniesta và Isco.
Trong lúc Tây Ban Nha liên tục hãm thành nhưng vẫn chưa nâng được tỷ số thì vào phút 81 của trận đấu, từ một tình huống phạt góc, Youssef bất ngờ bật cao đánh đầu vào góc xa khiến thủ môn De Gea chỉ biết đứng im nhìn bóng đi vào lưới.
Morroco tạm dẫn 2-1 và nếu kết quả này được giữ nguyên thì họ đã có thể “sút” người láng giềng của mình ra khỏi World Cup.
Nhưng một lần nữa, đẳng cấp của một nhà cựu vô địch và cũng là một trong những ứng viên nặng ký cho cúp vàng năm nay lại được thể hiện.
Phút bù giờ đầu tiên của hiệp hai, nhận đường căng ngang của đồng đội, tiền đạo vào sân thay người Iago Aspas đã có một pha đánh gót điệu nghệ mang về bàn thắng quân bình tỷ số quý hơn vàng cho La Roja và giữ lại được tấm vé lọt vào vòng knock-out cho đội nhà.
Điều đặc biệt là, trọng tài đã hơn một phút xem xét kết hợp công nghệ VAR để đưa ra quyết định chính xác nhất vì vị trí đứng của Aspas trong tình huống đó rất nhạy cảm – nhưng cuối cùng thì vị trọng tài người Uzbekistan đã công nhận bàn thắng cùng sự thở phào của các cầu thủ áo đỏ.
Trong trận đấu diễn ra cùng giờ, Ronaldo cùng đồng đội cũng phải trải qua tình huống “thót tim” tương tự khi Iran suýt gây được bất ngờ với lối đá khoa học nhưng thiếu đi một chút may mắn.
Bồ Đào Nha đã giành được lợi thế ngay trước khi hiệp một kết thúc với cú vẩy má ngoài điệu nghệ của Quaresma.
Tưởng chừng trận đấu sẽ diễn ra dễ dàng hơn cho đại diện của Châu Âu khi tình huống bị phạm lỗi của Ronaldo ngay vạch của vòng cấm được trọng tài chính công nhận sau khi tham khảo công nghệ VAR.
Đáng tiếc là trên chấm 11m, Ronaldo đã không thể vươn lên dẫn đầu danh sách vua phá lưới năm nay sau khi tình huống đặt lòng của anh quá hiền và không chiến thắng được thủ thành Alireza Beiranvand.
Ronaldo chắc hẳn đã phải “toát mồ hôi hột” khi đồng đội của anh là Cedric Soares để bóng chạm tay trong vòng cấm ở phút 90′ + 2′ và Karim Ansarifard đã không mắc một sai lầm nào cân bằng tỷ số trận đấu.
Phút 90′+4′ Mehdi Teremi suýt chút nữa biến Ronaldo thành “tội nhân thiên cổ”: Nếu cú sút trong tình huống thuận lợi của anh không đưa bóng ra bên cạnh lưới thì CR7 cùng đồng đội đã phải xách valy về nước.
Tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên trong tiếng thở phào của Bồ Đào Nha cùng những giọt nước mắt tiếc nuối của cầu thủ cũng như các cổ động viên tới từ Tây Á.
Sẽ không có gì phải buồn cả. Iran đã chiến đấu như những chiến binh thực thụ, họ chỉ thiếu một chút may mắn thôi và chắc chắn rằng việc giành được 4 điểm sau ba lượt trận đã là một chiến tích, là niềm tự hào đối với người dân Iran nói riêng cũng như là Châu Á nói chung.
Trong hai trận đấu của Bảng A kết thúc trước đó vài giờ đồng hồ, Uruguay đã thể hiện được bản lĩnh của một đội bóng mạnh sau khi vượt qua một chủ nhà Nga đang hưng phấn sau những chiến thắng oanh liệt từ đầu giải với chiến thắng 3-0 đầy thuyết phục.
Uruguay đứng đầu bảng A sau khi hạ Nga 3-0
World Cup: Uruguay và Iran đều thắng sát nút 1-0
Tuyển Anh có còn ‘hữu danh vô thực’
Trong trận đấu cùng giờ, chỉ mang tính thủ tục, một đại diện khác của Châu Á đã có màn “chào tạm biệt” với giải đấu mỹ mãn sau khi xuất sắc lội ngược dòng thành công trước Ai Cập dù cho Salah đã sớm đưa đại diện của Bắc Phi vượt lên dẫn trước ngay phút thứ 22.
Kết quả này đồng thời xác định được hai cặp đấu đầu tiên của vòng 1/16 là đội tuyển Tây Ban Nha gặp chủ nhà Nga, còn Bồ Đào Nha đã “tự bắn vào chân mình” và phải chấp nhận ví trí thứ hai chung cuộc tại bảng B khiến họ phải gặp đội nhất Bảng A là Uruguay ở vòng tới – sẽ là một thử thách vô cùng khó khăn cho ước mơ vô địch World Cup của Ronaldo và đồng đội.
*Có thể bạn chưa biết:
Trong trận đấu thủ tục cuối cùng với đội Ả-rập Saudi, thủ thành Essam El Hadary của Ai Cập đã được trao cơ hội bắt chính và chính thức trở thành cầu thủ lớn tuổi nhất thi đấu tại World Cup (45 tuổi và 161 ngày).
Thật đáng tiếc trong ngày vui của mình, anh đã không giữ vững được thắng lợi cho đội nhà khi để Ả-rập Saudi lội ngược dòng ở những phút bù giờ một cách đáng tiếc.
https://www.bbc.com/vietnamese/sport-44610351

Uruguay đứng đầu bảng A sau khi hạ Nga 3-0

Tuyển Uruguay đã ‘làm hỏng’ bữa tiệc của các chú gấu Nga, sau khi hạ chủ nhà World Cup 2018 ba bàn không gỡ ở lượt trận đấu thứ ba và là cuối cùng ở bảng A hôm 25/6.
Các bàn thắng do Luis Suarez ghi sớm ở phút thứ 10, bàn nâng tỷ số 2-0 là pha bóng bật chân Denis Cheryshev của tuyển Nga đi lệch hướng vào góc chết bên phải khung thành của thủ thành Nga Igor Akinfeev, sau pha dứt điểm của hậu vệ trái Diego Laxalt ở phút 23.
Bàn thứ thứ ba do Cavani ghi ở phút thứ 90 của trận đấu đã nhấn chìm các nỗ lực của tuyển Nga tìm kiếm bàn thắng rút ngắn tỷ số.
Bình luận World Cup với nhà báo thể thao BBC
Anh thắng đậm Panama, đoạt vé vào vòng 16 đội
Đức 2-1 Thụy Điển và đẳng cấp nhà vô địch
Đây là lần đầu tiên tuyển Nga gặp một đối thủ mạnh ở vòng chung kết này. Trận thua này sẽ đẩy các cầu thủ Nga vào tình trạng dễ bị tổn thương trước vòng đấu sau Patrick Jennings, Nhà báo BBC
Tuyển Nga chịu tổn thất mất người khi hậu vệ Smolnikov nhận thẻ vàng thứ hai và phải rời sân từ phút 36 làm tăng thêm lợi thế cho các cầu thủ Nam Mỹ.
Tuyển Nga vào trận với 6 điểm, ngang với đối thủ, sau hai trận thắng ấn tượng, tạo khí thế trước Saudi Arabia và Ai Cập.
Gấu Nga ghi được tới 8 bàn thắng, chỉ chịu một bàn thua từ chấm phạt đền.
Trước trận đấu, nhà báo Yuri Vendick ở BBC Tiếng Nga nói với chương trình bình luận World Cup trên Facebook Live của BBC Tiếng Việt rằng:
“Tuyển Nga chưa gặp các đối thủ mạnh qua hai trận đầu tiên, nhưng nếu cặp danh thủ Suarez và Cavani chơi tốt thì sẽ rất khó khăn cho tuyển Nga.”
Các diễn biến trận đấu cho thấy Uruguay đã thi đấu rất hiệu quả và sắc sảo và lấn lướt tuyển Nga ngay từ đầu.
Ngòi nổ đáng gờm
Hai trong ba bàn thắng ghi được của đội bóng Nam Mỹ do hai mũi nhọn ở hàng công thực hiện là Suarez và Cavani, cho thấy các ngòi nổ của Uruguay rất đáng gờm.
VAR, Ronaldo, Messi và bóng đá châu Âu
World Cup 2018: Các ‘ông lớn’ sảy chân
Nhà báo thể thao, cựu danh thủ Bắc Ireland, Patrick Jennings viết trên BBC Sport bình luận sau trận đấu:
“Đây là lần đầu tiên tuyển Nga gặp một đối thủ mạnh ở vòng chung kết này. Trận thua này sẽ đẩy các cầu thủ Nga vào tình trạng dễ bị tổn thương trước vòng đấu sau.”
Bình luận về đội thắng, nhà báo này cho rằng Suarez, người được bầu chọn là cầu thủ đá hay nhất trận đấu, đã vào trận với quyết tâm cao hơn trong trận đầu thi đấu khá mờ nhạt trước Ai-Cập.
Sự phối hợp nhịp nhàng của hàng công Uruguay với cặp mũi nhọn Suarez và Cavani đã giúp đội bóng áo xanh kiếm được toàn bộ 9 điểm sau ba trận ra quân và không để lọt lưới một bàn nào.
Cùng ngày thứ Hai tại bảng A, hai đội bóng đã bị loại Saudi Arabia và Ai Cập đã gặp nhau với kết quả 2-1 nghiêng về một trong các đội bóng đến từ châu Á và vùng Vịnh.
Tại bảng B, cùng ngày 25/6, Iran sẽ gặp Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sẽ thi đấu với Ma-rốc.
Theo nhà báo Yuri Vendick, cả hai đội bóng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đều là các đội rất mạnh so với tuyển Nga, tuy nhiên theo ông tuyển Nga sẽ ngại gặp Tây Ban Nha hơn là đội bóng của Cristiano Ronaldo.
Còn nhà báo thể thao Jose Pinochet nói với Bình luận World Cup của BBC Tiếng Việt rằng Iran là đội bóng có thể gây nên bất ngờ, còn Ma-rốc ‘sẽ rất vui’ nếu gây được khó khăn cho Tây Ban Nha ở trận đấu tại bảng này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-44608101

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?