VN: Nhà hoạt động công đoàn tố "bị khủng bố"

Gia đình nhà hoạt động công đoàn Minh Hạnh tố bị khủng bố
BBC - 29 tháng 6 2108
Các cuộc khủng bố bằng đá và bom xăng vào nhà một nhà hoạt động công đoàn độc lập ở Lâm Đồng diễn ra nhiều ngày sau sự kiện biểu tình phản đối Luật Đặc khu và An ninh mạng.
"Một nhóm rất đông đi xe máy, bịt mặt tới nhà tôi trong nhiều đêm, ném đá khủng bố chúng tôi."
"Các đêm trước họ chỉ ném đá rào rào như mưa vào nhà. Nhưng đỉnh điểm là hôm 26/6 họ ném kíp nổ và bom xăng."
Bà Đỗ Thị Minh Hạnh, Chủ tịch Phong trào Lao động Việt, nói với BBC qua điện thoại từ Lâm Đồng ngày 29/6.
VN Bản quyền hình ảnh Minh Hanh
Image caption Kíp nổ được cho là được ném vào nhà bà Minh Hạnh đêm 26/7
Bà Hạnh thuật lại, vào khoảng 22:40 đêm 26/6, bà cùng cha mình nghe tiếng có xe máy lao đến trước nhà.
Biết đây là giờ thường bị ném đá mấy hôm trước, cha bà dùng đèn pin chiếu thẳng vào mặt người đi xe máy thì người này quăng một vật vào trong nhà, vẫn theo lời bà Hạnh.
"Họ ném một vật vào cửa. Sau khi họ bỏ chạy, tôi ra, nghĩ là họ ném đá như trước, nhưng vật này trông rất lạ."
"Nó to cỡ bàn tay, bọc giấy. Nghe mùi xăng chảy ra. Tôi nghĩ là bom xăng có thể nổ bất cứ lúc nào nên quăng ra ngoài."
"Khi quăng đi thì rớt lại kíp nổ. Tờ giấy bọc kíp nổ đã cháy xém một phần nhưng có lẽ do chưa chạm ngòi nổ nên không phát nổ. Chúng tôi gặp may trong đêm đó."
"Trước khi anh trai tôi đến ứng cứu thì họ tiếp tục ném các cục đá rất to vào nhà."

'Công an chìm'

Việt Nam Bản quyền hình ảnh Minh Hạnh
"Khủng bố là công an chìm và giang hồ được chính quyền thuê để ném kíp nổ, bom xăng và đá vào nhà tôi," bà Hạnh nói với BBC.
Bà Hạnh nêu ra một số lý do khiến bà khẳng định điều này:
"Tôi không có thù oán với ai ở Duy Linh. Tôi mới từ Sài Gòn về Lâm Đồng từ 18/5 tới nay, sống với cha già."
"Khi sự việc xảy ra, tôi liên lạc với công an đề nghị can thiệp nhưng họ im lặng. Ví dụ đêm 24/6 khi bị ném đá, cha con tôi lo sợ gọi điện cho công an huyện Di Linh, họ cho số công an thị trấn. Chúng tôi gọi công an thị trấn thì họ nghe máy nhưng không đến. Gọi lại thì họ tắt máy. Hôm 27/6 gọi điện họ bắt máy nhưng cũng không đến."
"Dãy phòng trọ đối diện nhà tôi trước đây cho nhiều người thuê lâu năm, nhưng gần đây những người này đã bị chuyển hết đi. Thay vào đó là nhóm người lạ đến ở, đục lỗ ở tường nhà trọ, bật đèn sáng cả ngày lẫn đêm để theo dõi tôi. Họ chuyển qua đó ở ba tuần trước vụ khủng bố hôm 26/7. Sau đó đó họ dọn đi, khóa cửa."
VN Bản quyền hình ảnh Minh Hạnh
Image caption Phòng trọ luôn sáng đèn với những người được cho là theo dõi bà Hạnh
Bà Hạnh cũng cho biết trước thời điểm bị khủng bố, bà cùng công nhân công ty Pouchen ở Bình Dương xuống đường phản đối luật Đặc khu và Luật An ninh mạng.
"Sau đó, tôi đã bị theo dõi ráo riết. Có công văn từ công an Bình Dương kết luận Facebook của tôi, cũng là Facebook của Phong trào Lao động Việt, đã kích động biểu tình."
Bà Hạnh cũng cho biết có hai người bạn tới thăm cha con bà sáng 27/6 cũng bị đánh đến phải nhập viện.
Trong video bà Hạnh livestream đêm 26/6 có đoạn cha bà là ông Đỗ Ty gọi điện cho ai đó ứng cứ. Đầu dây bên kia cho ông số điện thoại công an thị trấn. Ông Ty sau đó bấm số gọi tiếp nhưng không nghe tiếng chuông hay âm thanh nào từ video cuộc gọi này.
Ngày 29/6, BBC gọi điện tới số bàn của công an huyện Di Linh và công an thị trấn Di Linh, Lâm Đồng.
Người nghe máy của công an huyện nói chưa từng nghe nói về vụ việc khủng bố với bà Minh Hạnh.
Tương tự, công an thị trấn Di Linh nói với BBC rằng đã kiểm tra sổ trực ban nhưng không thấy có ai báo về vụ việc như vậy.
Bà Đỗ Thị Minh Hạnh là nhà hoạt động công đoàn độc lập. Bà cùng hai người nữa thành lập Phong trào Lao động Việt năm 2008.
Bà từng tham gia giúp đỡ công nhân công ty giầy da Mỹ Phong, Trà Vinh dành quyền lợi, đòi trả lương vào dịp Tết và thành lập công đoàn độc lập. Sau vụ việc này, bà Hạnh bị chính quyền bỏ tù hơn bốn năm.

Ý kiến LS Lê Công Định về các tố cáo có 'đàn áp, trấn áp' biểu tình ở Sài Gòn 17/6/2018.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện