Tin khắp nơi – 31/03/2019



Tin khắp nơi – 31/03/2019

TT Trump cắt viện trợ cho các nước Trung Mỹ

Chính phủ Mỹ hôm 30/3 đã cắt viện trợ cho các nước El Salvador, Guatemala và Honduras sau khi Tổng thống Donald Trump lên án các nước Trung Mỹ đưa di dân tới Mỹ và đe dọa đóng cửa biên giới Hoa Kỳ và Mexico.
Trong những ngày qua, theo Reuters, con số người xin tị nạn từ ba trước trên tìm cách vào Mỹ từ biên giới phía nam đã gia tăng.
Tổng thống Trump hôm 29/3 cáo buộc các nước này “lập” các đoàn xe chở di dân và đưa tới phía bắc.
Ông Trump cũng nói rằng “rất có khả năng” là ông sẽ đóng cửa biên giới nếu Mexico không ngưng các di dân tiếp cận Mỹ.
Theo Reuters, những người thường xuyên băng qua biên giới như các công nhân và sinh viên lo ngại bước đi như vậy có thể tác động tới cuộc sống của họ.
Tại một cuộc vận động ở El Paso, Texas, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, ông Beto O’Rourke, lên án các chính sách di dân của ông Trump là loại chính trị gây “lo sợ và chia rẽ”.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một thông cáo rằng Bộ này đã và đang thực thi chỉ thị của ông Trump bằng cách chấm dứt các chương trình viện trợ cho ba quốc gia Trung Mỹ còn được biết tới với tên gọi Tam giác phía Bắc.

‘Chán nản’ vì TT Trump cắt viện trợ Trung Mỹ

Các chính trị gia đối lập và các tổ chức viện trợ đặt câu hỏi về quyết định cắt viện trợ cho ba quốc gia Trung Mỹ của Tổng thống Trump.
Ông Trump ra lệnh ngừng các khoản viện trợ cho El Salvador, Guatemala và Honduras để ép chính phủ các nước này chặn dòng người nhập cư vào Mỹ.
Những ý kiến chỉ trích nói quyết định này sẽ làm ảnh hưởng tới các chương trình hiện có nhằm thuyết phục người dân ở lại nước họ.
Quốc hội Mỹ có thể tìm cách chặn không cho nguồn tiền viện trợ này được sử dụng cho mục đích khác.
Các quan chức Mỹ nói hệ thống xuất nhập cảnh tại biên giới với Mexico đang hoạt động ở mức quá tải nhưng chính quyền Mỹ vẫn muốn tăng số người xin tỵ nạn được trả về bên kia biên giới lên gấp 5 lần – từ 60 lên 300 người/ngày.
Số người tỵ nạn chạy trốn khỏi bạo lực ở El Salvador, Honduras và Guatemala đang tăng rất mạnh. Ba quốc gia này là nơi xuất thân của phần lớn người nhập cư ở biên giới phía Nam nước Mỹ.
Tổng thống Trump nói ông có thể sẽ đóng cửa biên giới nếu Mexico không làm nhiều hơn để chặn dòng người nhập cư qua biên giới vào Mỹ.
Khoản viện trợ bị cắt lớn bao nhiêu?
“Chúng tôi đang thực hiện chỉ thị của Tổng thống và chấm dứt chương trình viện trợ nước ngoài năm tài khóa 2017 và 2018 cho vùng Tam giác Bắc,” một người phát ngôn bộ ngoại giao Mỹ được hãng tin Reuters dẫn lời. Người này từ chối cung cấp thêm chi tiết.
Theo tờ the Washington Post, khoản tiền có nguy cơ bị cắt là gần 500 triệu USD năm 2018 cộng với hàng triệu tiền còn lại từ năm tài khóa trước. Một nguồn của Reuters ước tính tổng số tiền vào khoảng 700 triệu USD.
Năm 2018, Guatemala nhận 248 triệu USD trong khi Honduras nhận 175 triệu USD và El Salvador nhận 115 triệu.
“Tôi đã chấm dứt các khoản tiền trả cho Guatemala, Honduras và El Salvador,” ông Trump nói với báo giới hôm thứ sáu ngày 29/3.
“Không có tiền nào tới các nơi đó nữa… Chúng ta đã trả họ những khoản tiền rất lớn và chúng ta không trả họ nữa vì họ chưa làm gì cho chúng ta cả.”
Cắt viện trợ có tác động gì?
Những người ủng hộ viện trợ tranh luận rằng cách tốt nhất để ngăn nhập cư từ khu vực này là thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm bớt bạo lực, và rằng còn quá sớm để đánh giá tác động của các khoản viện trợ, từng được tăng năm 2016 dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Cắt viện trợ là “tự bắn vào chân mình,” bà Adriana Beltrán, giám đốc an ninh công dân tại văn phòng Washington của nhóm nghiên cứu nhân quyền Mỹ Latinh, được tờ the New York Times dẫn lời.
“Có những thách thức dài hạn mà sẽ cần một giải pháp bền vững dài hạn,” bà nói thêm.
“Chúng ta có thể bàn về cách làm sao chúng ta đảm bảo rằng viện trợ là có hiệu quả, rằng viện trợ sẽ không hỗ trợ cho các chính phủ tham nhũng.”
Một nhóm nghị sỹ Dân chủ đang đi thăm El Salvador lên án động thái của ông Trump trong một thông cáo chung, nói rằng cách làm của ông Trump là “hoàn toàn phản tác dụng”.

Mỹ thành lập Ủy ban chống lại mối nguy hiểm từ TQ

Chính quyền Trung Quốc tạo ra một mối đe dọa hiện hữu đối với Mỹ và thế giới. Để đối phó, cần có các biện pháp quốc phòng, kinh tế và chính trị mạnh mẽ hơn. Do đó, một Ủy ban mới được thành lập, bao gồm các cựu quan chức và chuyên gia hàng đầu của Mỹ, theo tờ Freebeacon.
Các cựu quan chức chính phủ, quân đội và tình báo cùng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và những người ủng hộ nhân quyền trong một hội nghị vào hôm 25/3 đã đồng ý thành lập một ủy ban, tạm dịch là “Ủy ban chống lại mối nguy hiểm hiện tại: Trung Quốc” (The Committee on the Present Danger: China), để tư vấn chiến lược cho chính phủ Mỹ.
Trong một tuyên bố, các đại biểu tham dư hội nghị đã thống nhất xác định chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc chính là lực lượng ‘nguy hiểm nhất’, đe dọa an ninh của Mỹ và thế giới trong bối cảnh hiện nay.
Ủy ban mới này được xây dựng mô phỏng theo một ủy ban cùng tên, được thành lập lần đầu tiên vào những năm 1950, để hỗ trợ các chính sách an ninh quốc gia của Tổng thống Harry Truman, nhằm đối phó với mối “nguy hiểm hiện tại” do Liên Xô lúc đó gây ra.
Có 43 người tham gia Ủy ban, trong đó có những cựu quan chức cao cấp của các chính quyền tiền nhiệm của Mỹ như cựu Giám đốc CIA R. James Woolsey, cựu Bộ trưởng Giáo dục William Bennett, cựu Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách Tình báo, Trung tướng Gerald Boykin, và cựu hạ nghị sĩ Frank Wolf.
Một trong những hành động đầu tiên của Ủy ban là đưa ra một tuyên bố, cảnh báo về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, được cho là sắp sửa ký kết.
“Thỏa thuận thương mại mà chính quyền Trump hiện đang đàm phán với Trung Quốc, dự kiến sẽ xóa bỏ thói quen lâu đời của Đảng Cộng sản [Trung Quốc] là ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ. Vẫn còn phải theo dõi xem liệu Trung Quốc có tôn trọng các cam kết mới chấm dứt tình trạng đó hay không, bởi vì họ đã không hề thực hiện các cam kết trước đó”, bản tuyên bố nêu rõ.
Ông Frank Gaffney, phó chủ tịch Ủy ban, nhận định rằng ngay cả khi Mỹ-Trung đạt được thỏa thuận thương mại và Trung Quốc tôn trọng các cam kết của mình thì “chúng ta vẫn sẽ phải đối mặt với một thế giới bị tổn thương trong tay họ”.
Ông Frank Gaffney, Phó chủ tịch Ủy ban chống lại mối nguy hiểm hiện tại: Trung Quốc. (Ảnh: Youtube)
Chủ tịch Ủy ban, Brian Kennedy, cho biết đây là một nhóm chuyên gia độc lập, phi đảng phái, chủ trương liên hệ và thông báo cho các nhà hoạch định chính sách công và chính phủ Mỹ, về mối đe dọa từ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo ông Kennedy, mối đe dọa này được thể hiện qua việc Bắc Kinh không ngừng tăng cường đầu tư phát triển quân sự, thực hiện các chiến dịch tuyên truyền, dùng các thủ đoạn chính trị nhắm vào người
dân, giới kinh doanh, giới chính trị và giới truyền thông, cũng như thực hiện các cuộc tấn công mạng và chiến tranh kinh tế hướng vào nước Mỹ.
“Ủy ban không hoạt động dựa trên quan điểm ý thức hệ nào. Thay vào đó, sẽ dựa trên những dữ liệu thực tế mà những người bình thường có thể hiểu được. Bằng những dữ liệu thực tế này, Ủy ban tin rằng người dân Mỹ, với cách đánh giá của mình, sẽ yêu cầu các quan chức được họ bầu, cần sử dụng tất cả những biện pháp hợp lý, để bảo vệ nước Mỹ, bảo vệ lợi ích kinh tế của họ, và an toàn cho người Mỹ”.
Vì sao người Mỹ sẽ không bỏ phiếu cho một tổng thống vô thần
Ông Woolsey, cựu giám đốc CIA trong chính quyền Bill Clinton, cho rằng Trung Quốc đang tìm cách đánh bại Mỹ theo binh pháp Tôn Tử, mà không phải tham gia vào một cuộc xung đột lớn.
“Chúng ta phải có khả năng loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Internet của chúng ta”, ông Woolsey nói, lưu ý về việc Bắc Kinh muốn thông qua Huawei và các hãng công nghệ khác của mình để kiểm soát mạng 5G của nước Mỹ.
Ông Boykin, một quan chức tình báo trong chính quyền George W. Bush, đánh giá rằng mối đe dọa từ tình báo Trung Quốc đã gia tăng nhanh chóng, và thông qua các cuộc tấn công mạng họ đã đánh cắp hoặc chiếm hữu được một lượng lớn công nghệ tiên tiến của Mỹ.
Chiến lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc chống lại Mỹ đã được phác thảo trong một cuốn sách có tên “Chiến tranh không giới hạn”, xuất bản năm 1999, với các tác giả là 2 quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc. Cuốn sách kêu gọi sử dụng tất cả các hình thức chiến tranh, gồm quân sự, ngoại giao, kinh tế, tài chính và thậm chí là khủng bố, để chiến thắng.
Cuốn sách “đã vạch ra lộ trình không thay đổi về cách mà họ có ý định giành quyền kiểm soát nước Mỹ, và họ đang trong quá trình thực hiện mọi thứ mà họ muốn”, ông Boykin lưu ý.
Ông Boykin nói thông tin phản gián mà ông nhận được ở Lầu Năm Góc, đã tiết lộ rằng các cơ quan tình báo Trung Quốc đã cài gián điệp ở khắp mọi nơi trong nước Mỹ.
“Mọi trường đại học ở Mỹ đều bị xâm nhập [bởi các đặc vụ Trung Quốc]. Mọi công ty công nghệ cao ở Mỹ đều bị thâm nhập bởi các nhân viên tình báo, ngay cả tập đoàn intel cũng bị xâm nhập”, ông Boykin lưu ý.
Các nhà nghiên cứu của họ đang tập trung vào việc làm sao để có được công nghệ Mỹ. Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm suy yếu nước Mỹ là “rất tinh vi”, trung tướng ba sao của Lực lượng đặc nhiệm đã nghỉ hưu Boykin nhận định.
Theo cựu chuyên gia về chính sách hạt nhân của Lầu Năm Góc, ông Mark Schneider, Trung Quốc đang nhanh chóng hiện đại hóa  kho vũ khí hạt nhân của mình, với các tên lửa, máy bay ném bom và tàu ngầm mới.
Vũ khí hạt nhân của Trung Quốc được chế tạo và lưu giữ trong một tổ hợp đường hầm khổng lồ dài 3.000 dặm, được mệnh danh là Bức tường ngầm vĩ đại, với số lượng đầu đạn thực tế trong kho vũ khí là không rõ.
Ông Schneider cho rằng “bất cứ ai nói rằng họ biết Trung Quốc có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân, thì đó hoặc là một kẻ ngốc hoặc là một kẻ nói dối”.
Ông Lianchao Han, một cựu chuyên viên làm việc ở Thượng viện nói rằng Trung Quốc đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với Mỹ nhưng nhiều người Mỹ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?