Con đường quanh co: Hoa Kỳ-Liên Âu-Trung Cộng

Đại-Dương:Xung đột, khác biệt, tranh chấp giữa Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Cộng (TC) diễn ra thưởng xuyên theo dòng lịch sử nhân loại khi quyền lợi, thế lực của các bên có sự thay đổi mạnh mẽ.
Đế quốc Mông Cổ từng san bằng một số thành phố ở Châu Âu, tàn sát cư dân đã ghi lại dấu ấn rợn người với hình dung từ “Hoạ Da Vàng”. Đế quốc Nhật Bản làm rung chuyển Châu Á-Thái Bình Dương thời Đệ nhị Thế chiến.
Nhât Bản đã từ bỏ vĩnh viễn chính sách Đế quốc Thực dân sau khi Hoàng Đế ký Văn kiện đầu hàng Hoa Kỳ vô-điều-kiện ngày 6 tháng năm 1945.
Các Đế quốc Châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan có thuộc địa hầu hết trên các Châu Lục cũng đã xâu xé Trung Hoa qua các khu nhượng địa.
Hoa Kỳ dựa vào Hội Quốc Liên (1919-1946) và Liên Hiệp Quốc (1946-) để buộc Châu Âu từ bỏ chủ trương Đế quốc Thuộc địa vô cùng man rợ vì dân bản xứ bị sưu cao thuế nặng để nuôi hai guồng máy cai trị của “Thực dân” và “Bản xứ”. Hoa Kỳ chống mọi mô hình thuộc địa làm Châu Âu tức giận do mất những con mồi béo bở.
Châu Âu thường tự hào về nền văn minh cao hơn hết trong lịch sử loài người nên bực tức khi thấy Hoa Kỳ, từng là thuộc địa của các nước Châu Âu bổng chốc nắm vai trò lãnh đạo thế giới sau Thế chiến Thứ hai để đương cự với Chủ nghĩa Cộng sản do Liên Sô lãnh đạo.
Sau WWII, các Đế quốc Châu Âu kiệt quệ toàn diện phải nhờ Hoa Kỳ bảo bọc về kinh tế, an ninh mới khỏi bị Liên Sô thôn tính hoặc thống trị. Nếu không, Tây Âu cũng thành chư hầu của Liên Sô như Đông Âu, Trung Âu.
Đế quốc Thực dân Châu Âu kèn cựa nhau gây ra hai trận Thế chiến Thứ nhất và Thứ hai đều nhờ Hoa Kỳ tái lập trật tự.
Đế quốc Trung Hoa từng thôn tính nhiều nước lân bang nhằm mở mang bờ cõi, tóm thâu thiên hạ.
Hai loại Đế quốc đó trỗi dậy thì phong ba bão táp nổi lên làm máu chảy thành sông, xương chất thành núi nên chúng ghét Hoa Kỳ dám làm kỳ đà cản mũi!
Vào thời cực thịnh của Chủ nghĩa Cộng sản, hai hung thần Liên Sô và Trung Cộng đang đẩy nhân loại vào biển lửa thì Tây Âu lo xây dựng Chủ nghĩa Xã hội mà vẫn phải dựa vào Hoa Kỳ. Giới cầm quyền ở Tây Âu thường phản đối “chính sách chống cộng” của Hoa Kỳ trong khi các tiểu quốc sợ bị Liên Sô và TC thống trị.
Dư luận Tây Âu chỉ trích gay gắt bằng cách thổi phồng một số sai sót của Việt Nam Cộng Hoà non trẻ đang phải đương đầu sống còn trước hoạt động lật đổ của Cộng sản quốc tế và bản xứ. Thật không công bằng khi so sánh VNCH với nền dân chủ chín muồi của Tây Phương. Ngược lại, Tây Âu ít chỉ trích cách cai trị hà khắc của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Bắc Việt) mà còn giúp cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền nam Việt Nam (thành lập năm 1960 và giải thể năm 1977) hoạt động trên môi trường quốc tế.
Tây Âu dựa vào Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để lấn sang vùng ảnh hưởng của Nga sau khi Liên Sô tan rã năm 1989 và Hiệp ước Warsaw bị giải tán nên xảy ra chiến tranh Chechnya, Georgia, Bán đảo Crimea mà thắng lợi nghiêng về phía Mạc Tư Khoa. Thực tế, hiện nay Nga là một quốc gia dân chủ gồm nhiều xu hướng chính trị khác nhau bị Vladimir Putin cai trị độc đoán.
Đế quốc Trung Hoa, Đế quốc Nhật Bản, Đế quốc Châu Âu, Đế quốc Cộng Sản đều có chung bản chất: (1) độc tài toàn trị, tàn ác, man rợ. (2) kiêu căng, phân biệt giai cấp, giới tính, chủng tộc. (3) Tham lam, hưởng thụ không-giới hạn, nhũng nhiễu. (4) Dối trá, lật lọng, bất tín.
Kết quả: (1) Giới cầm quyền tận hưởng mọi thành quả của dân tộc. (2) Đa số dân chúng vẫn bần cùng dù cho kinh tế phát triển hay không. (3) Quan hệ quốc tế bấp bênh.
Tộc ác của Chủ nghĩa Cộng sản được phơi bày trong cuốn sách “Le Livre Noir du Communisme” mà vẫn có 2 cựu thủ tướng Anh, 2 cựu thủ tướng Pháp, 1 cựu Chủ tịch Uỷ hội Châu Âu làm việc cho TC. Suốt vài thập niên hợp tác, giới lãnh đạo Bắc Kinh đã biết rõ ưu và khuyết điểm của hệ thống chính trị Tây Phương để tìm cách chia rẽ.
Bắc Kinh dùng thị trường 1 tỷ người tiêu thụ để buộc các chính quyền Tây Phương làm ngơ trước các hành vi sai trái và khuất tất khi giao thương với T dẫn tới nguy cơ chia rẽ giữa Tây Âu và Hoa Kỳ.
Trên thế giới hiện nay có các nhà cung cấp trang thiết bị viễn thông 5G như Nokia (Phần Lan), Ericsson (Thuỵ Điển), Samsung (Đại Hàn), Huawei (TC) đang cạnh tranh quyết liệt. Do thiết bị của Huawei bị tố cáo nguy cơ gián điệp tạo điều kiện cho Samsung chiếm 36% doanh số thiết bị mạng thế giới trong năm 2019. Huawei và Ericsson đồng chiếm 28%, Nokia 14%.
Thay vì EU hỗ trợ cho Ericcson và Nokia thì Pháp và Đức chấp nhận mua một số thiết bị viễn thông của Huawei trong các phần ít quan trọng của mạng 5G vì giá rẻ hoặc do áp lực đầu tư vào thị trường Hoa Lục?
EU đã không coi trọng hệ thống an ninh nên các nước thành viên khác cũng đã mua trang bị viễn thông 5G của Trung cộng khiến cho năm 2019, Ericcson ký được 79 hợp đồng 5G dẫn đầu thế giới mà hiện nay Huawei chiếm 91 hợp đồng trên toàn thế giới, kể cả 47 từ Châu Âu.
Cú đánh này như Bắc Kinh chọc vào mạng lưới liên minh tình báo (Five Eyes) của Úc Đại Lợi, Gia Nã Đại, Tân Tây Lan, Anh Quốc và Hoa Kỳ.
Các hợp đồng kinh tế mới nhất mà Pháp và Đức ký với Trung Cộng đã mang công việc và kỹ thuật cho Hoa Lục thay vì dành cho các quốc gia trong EU tạo điều kiện cho Bắc Kinh gây chia rẽ Liên Hiệp Châu Âu vốn chỉ đoàn kết trên hình thức.
Các hoạt động của Chính quyền Donald Trump nhằm chống lại các hành vi sai trái của Bắc Kinh trong sinh hoạt quốc tế trên mọi lãnh vực, đặc biệt liên quan đến quân sự, chính trị, kinh tế, an ninh. Dù Hoa Kỳ đang trong giai đoạn chạy đua vào Toà Bạch Ốc năm 2020 với các khác biệt về quan niệm trị quốc, nhưng, giới lãnh đạo lưỡng đảng vẫn đồng ý với nhu cầu ngăn chặn tham vọng thống trị toàn cầu của Đảng Cộng Sản Trung Hoa.
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
China takes a stab at one of the ‘Five Eyes’ (Asia Times)
China, Australia, and the Soft Power of Rugby in the South Pacific
Risk Mitigation and Huawei: The UK Makes a Choice (Diplomat)
What Happens Next with Europe’s New Regulation of Big Tech (Time)
Huawei claims over 90 contracts for 5G, leading Ericsson (Nikkei)
China watching uneasily as Germany picks Angela Merkel’s successor (SCMP)
https://baotgm.net/con-duong-quanh-co-hoa-ky-lien-au-trung-cong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?