Tin Việt Nam – 30/04/2020

Tin Việt Nam – 30/04/2020

Tử tù Hồ Duy Hải sẽ được xử giám đốc thẩm trong tuần tới

Tin từ Việt Nam: Hội đồng thẩm phán toà án tối cao cộng sản Việt Nam sẽ mở phiên tòa xét xử giám đốc thẩm vụ án của tử tù Hồ Duy Hải trong 3 ngày từ ngày 06/5, người bị cho là thủ phạm giết 2 nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An năm 2008.
Ngay sau khi vụ án xảy ra, nhà cầm quyền tỉnh Long An bắt giữ Hồ Duy Hải và sau đó tuyên án tử hình anh với tội danh “giết người, cướp tài sản” tại cả hai phiên sơ thẩm và phúc thẩm.  Hơn 12 năm qua, tử tù Hồ Duy Hải và gia đình kiên trì kêu oan ở các cấp tỉnh và trung ương. Ủy ban Tư pháp của quốc hội cộng sản từng kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Long An điều tra lại vụ án vì cho rằng việc xét xử vụ án đã không diễn ra đúng các trình tự pháp luật, và thiếu bằng chứng.
Năm 2014, toà án cộng sản tỉnh Long An dự tính sẽ tổ chức thi hành bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải, tuy nhiên, văn phòng chủ tịch nước yêu cầu tạm dừng thi hành án để xem xét kỹ lại vụ án này.  Hồi cuối tháng 11 năm ngoái, Viện kiểm sát tối cao ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị xóa bỏ toàn bộ các bản án trước đó đối với Hồ Duy Hải để điều tra lại.  Ân xá Quốc tế cũng kêu gọi Việt Nam huỷ bản án và đề nghị tái xét xử công bằng cho Hồ Duy Hải.
Hồ Duy Hải là một trong rất nhiều trường hợp trong đó người bị kết tội kêu oan và là nạn nhân của lực lượng công an vốn được cho quá nhiều quyền lực. Nhiều tử tù sau đó được giải oan khi thủ phạm thực sự ra đầu thú.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/tu-tu-ho-duy-hai-se-duoc-xu-giam-doc-tham-trong-tuan-toi/

CSVN bỏ tù facebooker thứ 2 vì “xúc phạm lãnh tụ”

Tin từ Nghệ An: Ngày 28/4, toà án cộng sản tỉnh Nghệ An đã kết án Facebooker Phan Công Hải về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự vì nhiều bài viết trên trang cá nhân có nội dung “xuyên tạc chế độ” và “xúc phạm lãnh tụ.”
Theo báo chí nhà nước cộng sản, Phan Công Hải, 24 tuổi, bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế vì sử dụng nhiều tài khoản Facebook để đăng tải nhiều bài viết có nội dung “xuyên tạc, bịa đặt, phỉ báng chế độ.”
Cuối năm 2018, trang Facebook “Hung Manh” được cho là của Phan Công Hải có đăng bức hình một thanh niên giơ chân đạp vào Hồ Chí Minh trong một bức tranh. Công an huyện Yên Thành điều tra và
Phan Công Hải buộc phải lánh nạn sang Thái Lan. Tháng Tư năm ngoái, công an Nghệ An ra lệnh truy nã Phan Công Hải và bắt được anh vào cuối tháng 11 khi Hải trở về Việt Nam.
Phan Công Hải là Facebooker thứ 2 bị kết tội từ đầu năm  nay. Người thứ 1 là Chung Hoàng Chương (Facebooker Chương May Mắn) bị toà án cộng sản quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ kết án 18 tháng tù về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì đưa tin về vụ khủng bố Đồng Tâm của công an Việt Nam trong đầu tháng 1 năm nay.
Kể từ khi áp dụng Luật An ninh mạng đầu năm 2019, cộng sản Việt Nam tăng cường đàn áp trực tuyến. Có hơn 20 Facebooker đã bị kết án vì các bài viết của họ trên mạng xã hội.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/csvn-bo-tu-facebooker-thu-2-vi-xuc-pham-lanh-tu/

Tìm được nhân chứng và đoạn camera

ghi hình TS Bùi Quang Tín trước khi tử vong

Hiểu Minh
Ngày 29/4, công an đã trích xuất đoạn camera có ghi lại hình ảnh tiến sĩ Bùi Quang Tín trước khi rơi xuống tầng trệt tử vong.
Báo Nhịp sống việt thông tin, liên quan tới vụ “Tiến sĩ Bùi Quang Tín (44 tuổi, giảng viên Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM) rơi từ tầng cao chung cư New Sài Gòn tử vong” như đã thông tin, chiều 29/4, nguồn tin của phóng viên cho hay, Công an TP. HCM đã tìm thấy 1 đoạn camera ghi hình ông Tín trước lúc rơi xuống dưới tầng trệt của chung cư New Sài Gòn ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè tử vong.
Bên cạnh đó, công an cũng đã làm việc với 1 nhân chứng được cho là đã thấy ông Tín trước khi rơi xuống dưới tử vong.
Trước đó, chiều 28/4, phía Công an TP. HCM, Viện KSND TP. HCM cùng Công an huyện Nhà Bè đã có mặt tại chung cư New Sài Gòn ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. HCM. Buổi thực nghiệm còn có sự tham dự chứng kiến của bà Nguyễn Thanh Bích (SN 1975, vợ tiến sĩ Bùi Quang Tín) và luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) là người đại diện cho gia đình Tiến sĩ Bùi Quang Tín. Bên cạnh đó, Công an cũng mời ông Trần Việt Dũng (Viện trưởng Viện đào tạo Quốc tế – Trường Đại học Ngân Hàng TP. HCM, là chủ căn hộ của chung cư này) và 7 đồng nghiệp khác là các cán bộ công tác tại Trường Đại học Ngân Hàng đến ăn trưa tại căn hộ ông Dũng tham gia buổi thực nghiệm điều tra.
Buổi thực nghiệm kéo dài từ chiều 28/4 tới khuya cùng ngày, phía điều tra viên đã “nhập vai” đóng thế Tiến sĩ Bùi Quang Tín để thực nghiệm lại từng hành động, diễn biến tình tiết vụ việc nhằm phục vụ cho quá trình điều tra.
Sau khi kết thúc buổi thực nghiệm, phía công an đã yêu cầu những người tham gia ký tên, lăn tay trong buổi tối cùng ngày. Như vậy, hơn 20 ngày xảy ra vụ việc thì phía Công an TP. HCM vẫn đang tiếp tục điều tra và chưa có quyết định khởi tố vụ án.
Như Tuổi Trẻ đưa tin trước đó, lúc 12h30 ngày 5/4, tại căn hộ D14.11 chung cư New Sài Gòn (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) của ông Dũng có tổ chức tiệc cùng 8 người đang làm việc tại Trường ĐH Ngân hàng, trong đó có ông Tín.
Đến 17h30 cùng ngày, một bảo vệ đang trực tại tầng trệt block D2 chung cư New Sài Gòn nghe một tiếng động lớn. Bảo vệ này đi đến khu vực giếng trời kiểm tra, phát hiện một người đàn ông nằm bất động do rơi từ trên cao xuống và trình báo công an.
Ngày 8/4, bà Nguyễn Thanh Bích (vợ tiến sĩ Tín) có đơn gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. HCM và Viện KSND cùng cấp, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự liên quan đến cái chết bất ngờ của chồng bà.
Tại đơn yêu cầu, bà Bích dẫn một số mâu thuẫn trong lời khai các bên liên quan, các nghi vấn từ việc chứng kiến khám nghiệm tử thi… và cho rằng việc ông Tín rơi từ tầng 14 của căn hộ chung cư là do có người khác hãm hại.
https://www.dkn.tv/thoi-su/tim-duoc-nhan-chung-va-doan-camera-ghi-hinh-ts-bui-quang-tin-truoc-khi-tu-vong.html

Mỹ cảnh báo công dân

về tội phạm gia tăng ở Việt Nam vì virus Corona

Cơ quan ngoại giao Mỹ hôm 29/4 đã phát đi “thông tin quan trọng”, cảnh báo công dân nước mình ở Việt Nam về tình trạng tội phạm gia tăng do kinh tế khó khăn vì virus Corona.
Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở TP HCM cùng ra khuyến cáo, trong đó trích lời Bộ Công an Việt Nam nói về “sự gia tăng tội phạm như dự báo ở Việt Nam”, trong bối cảnh “COVID-19 tiếp tục làm suy yếu các nền kinh tế toàn cầu”.
“Chính quyền Việt Nam nhấn mạnh rằng vì nhiều nguồn lực của cảnh sát và quân đội được triển khai tham gia hỗ trợ các nỗ lực ngăn ngừa dịch bệnh, khả năng ứng phó và điều tra của họ có thể bị trở ngại trong thời gian này”, cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ ở Việt Nam nói trong cảnh báo.
“Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán ở TP HCM khuyên công dân Mỹ tiếp tục cảnh giác về khả năng gia tăng phạm tội về người và của như đã thấy trong thời kỳ khó khăn về kinh tế gồm trộm cắp, tấn công để cướp của và lừa đảo trên mạng”.
XEM THÊM:
Mỹ hỗ trợ Việt Nam hơn 4,5 triệu đôla đối phó với virus Corona
Các công dân Mỹ cũng được khuyên “nên tiếp tục thận trọng trong khi Việt Nam tiếp tục nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, bao gồm việc tuân thủ các hướng dẫn y tế địa phương, tránh gây chú ý ở nơi công cộng và cảnh giác môi trường xung quanh”.
Cùng ngày cơ quan ngoại giao Mỹ ở Việt Nam phát đi cảnh báo, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang được báo chí trong nước trích lời nói rằng dịch bệnh COVID-19 “khiến kinh tế đình trệ, đời sống của người dân gặp khó khăn” nên “tình hình tội phạm sẽ còn diễn biến phức tạp”.
Ông Quang nêu lên nhận định này khi tới chúc mừng và khen thưởng các đơn vị tham gia phá vụ án dùng súng cướp ngân hàng ở Sóc Sơn, Hà Nội, theo Đài Tiếng nói Việt Nam.
Quan chức này được cho là cũng “yêu cầu” công an các tỉnh thành, địa phương phải “bảo đảm an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn trong mọi tình huống”.
Một nhân viên không muốn nêu danh tính của công ty bảo vệ có tên gọi Ngày và Đêm, vốn có văn phòng hoạt động khắp Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết về tình trạng phạm tội trong thời kỳ bùng phát dịch Corona ở Việt Nam.
Anh nói: “Trên địa bàn của em, một số các mục tiêu em quản lý, thì hồi tạm ngưng hoạt động, thời gian đóng cửa, thì cũng xảy ra trộm cắp vào cạy cửa để lấy xe đạp, xe máy để trong nhà. Tại các doanh nghiệp họ không có người để trông coi thì cũng xảy ra tình trạng đó”.
XEM THÊM:
Thỉnh nguyện thư kêu gọi lãnh đạo WHO từ chức đạt mốc một triệu chữ ký
Nhân viên bảo vệ này cho biết thêm rằng anh nhận thấy chính quyền địa phương “đã tăng cường quản lý địa bàn” nên tội phạm “cũng không dám làm nhiều”.
Tính tới sáng ngày 30/4, Việt Nam có 270 ca nhiễm virus Corona và trong mấy ngày qua chưa ghi nhận ca COVID-19 mới nào.
Trong chỉ thị ký ngày 24/4 về việc “tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng sau ba tuần thực hiện cách lý toàn xã hội, Việt Nam “đã phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch, tiếp tục kiểm soát, hạn chế tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, điều trị khỏi đa số người mắc và chưa có trường hợp tử vong”.
“Tuy nhiên, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát vẫn ở mức cao, ảnh hưởng xấu đến kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân”, ông Phúc viết, theo Cổng thông tin chính phủ.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-v%E1%BB%81-t%E1%BB%99i-ph%E1%BA%A1m-gia-t%C4%83ng-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam-v%C3%AC-virus-corona/5398607.html

Tội phạm Trung Quốc trốn truy nã bị bắt tại Việt Nam

Công an Thành phố Đà Nẵng vào ngày 30/4 vừa tiến hành bắt giữ một người mang quốc tịch Trung Quốc đang có lệnh truy nã nhưng bỏ trốn sang Việt Nam.
Theo tin từ truyền thông trong nước, đó là người đàn ông tên Hồ Diệc Phẩm 34 tuổi, ngụ tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Trước đó, lực lượng chức năng phía Trung Quốc đã đề nghị Bộ Công an Việt Nam phối hợp truy nã ông Hồ Diệc Phẩm vì phía Trung Quốc cho rằng đây là tội phạm đặc biệt nguy hiểm.
Sau khi Bộ Công an xác minh ông Hồ Diệc Phẩm đang lẫn trốn tại Đà Nẵng và yêu cầu công an thành phố Đà Nẵng phối hợp để bắt giữ tội phạm rồi bàn giao lại cho công an Trung Quốc.
Tin cho biết thêm khi Công an Đà Nẵng bắt kẻ trốn truy nã Hồ Diệc Phẩm đã thu giữ 15 điện thoại di động, 14 USB, 1 laptop, hơn 39.000 Nhân dân tệ cùng một số tài liệu và giấy tờ khác.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/wanted-chinese-criminal-fleeing-to-vietnam-arrested-04302020081024.html

Ban Dân vận Hà Nội nhận lỗi trong vụ Đồng Tâm:

cách để xoa dịu công luận?

Bà Phạm Hải Hoa, Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, thừa nhận trong buổi làm việc với Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ rằng “việc dự báo tình hình nhân dân, đặc biệt là ở những địa bàn phức tạp, nhạy cảm là chưa kịp thời, chưa sâu sát” như vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm.
Vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Sênh, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức giữa người dân Thôn Hoành và phía quân đội diễn ra từ nhiều năm. Trái với quan điểm của người dân cho rằng khu đất là đất nông nghiệp được người dân canh tác từ hơn chục năm, chính quyền Hà Nội nói toàn bộ là đất quân sự.
Đỉnh điểm của vụ việc xảy ra vào rạng sáng 9/1/2020 khi hàng ngàn cảnh sát cơ động có vũ khí tràn vào Thôn Hoành trấn áp bạo lực gia đình cụ Lê Đình Kình, trưởng nhóm người khiếu kiện đất. Vụ đụng độ khiến cụ Kình bị bắn chết và cho đến nay có 29 người bị bắt trong vụ này. Phía lực lượng công an có 3 người thiệt mạng.
Trao đổi với RFA vào tối 29/4, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ truởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân Vận Trung ương nhận xét về động thái mới của chính phủ Hà Nội trong sự việc Đồng Tâm:
“Cái này họ buộc phải xoa dịu công luận chứ Ban Dân vận tôi từng tham gia từ chị Mai đến dưới này thì họ đứng ngoài rìa các sự kiện, không dám xuống Đồng Tâm để lắng nghe người dân và làm công việc mị dân là chính chứ không hề bênh vực dân. Bây giờ thấy xã hội trong và ngoài nước phản ứng quyết liệt và thấy rõ cái sai nên muốn xoa dịu.”
Còn theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, người đang nhận bào chữa cho một số người dân Đồng Tâm đang bị tạm giam sau sự kiện ngày 9/1/2020 lại cho rằng nội dung nhận lỗi mà báo chí đăng tải chỉ vỏn vẹn trong một câu như vậy chưa đủ cơ sở đưa ra nhận xét:
“Chủ đề về Đồng Tâm nhưng họ nhận lỗi thế nào mình không rõ chi tiết sự nhận lỗi của họ. Báo chí đăng rất tổng quát nên mình không biết lỗi chỗ nào hay lỗi toàn bộ câu chuyện Đồng Tâm, hay lỗi ở khía cạnh nào đó ví dụ như chưa làm tốt công tác khuyên nhủ người dân chửng hạn. Ở mức độ khuyên nhủ người dân thì người dân đồng ý vì dân vận nôm na là đi làm công tác khuyên lơn người dân để người ta làm theo chính sách nhà nước. Nếu họ nói vậy chưa chắc nói về đêm xảy ra sự việc, chưa hẳn họ nhận lỗi. Đêm đó rất có thể họ cho rằng do dân tấn công rồi họ phản ứng lại thành ra câu chuyện như vậy.”
Trước việc báo chí trong nước không thông tin đầy đủ về những sai phạm của Ban Dân vận, nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng cho rằng việc này không đáng ngạc nhiên. Ông đưa ra 2 lý do:
“Thứ nhất là người viết bài báo dù giật tít đó nhưng không thể nào tìm được tư liệu có thể kiểm chứng được nên không viết thẳng ra. Thứ hai là cách tránh né của Ban Tuyên giáo. Chúng ta đều biết báo chí Việt Nam nằm trong sự kiểm soát của Ban Tuyên giáo, thông tin được đưa đến mức độ nào, đến đâu đều có sự chỉ đạo trước cho các Tổng biên tập và phóng viên.”
Vẫn theo nhà báo Ngô Nhật Đăng, dù với bất kể lý do gì cũng không thể biện minh được cho hành động truy sát người dân mà theo lời người gia đình và dân làng là ‘man rợ’ cơ quan chức năng Việt Nam đã thực hiện vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 vừa qua:
“Bây giờ họ tìm cách đổ lỗi cho Ban Dân vận tham mưu không sát, tức là có sự vô lý trong chuyện này vì Ban Dân vận không thể nào quyết định những chuyện xử lý Đồng Tâm, tôi nghĩ rằng phải ở mức độ cao hơn rất nhiều. Tôi cho rằng chính quyền đang tìm cách đổ lỗi cho một ai đấy chịu trách nhiệm về sự việc ở Đồng Tâm.”
Dưới góc nhìn cá nhân, Tiến sĩ Nguyễn Quang A – nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập lâu năm tại Hà Nội cũng cho rằng vai trò của Ban Dân vận trong sự việc thảm sát Đồng Tâm là thành phần rất yếu ớt, rất nhỏ so với vụ việc. Tuy nhiên:
“Tôi nghĩ đây là sự thú nhận và cũng là một bằng chứng cần phải ghi lại là có rất nhiều người dính dáng vào vụ thảm sát Đồng Tâm vào rạng sáng 9/1/2020. Vụ này người trực tiếp mà chúng ta thấy là Bộ Công An. Phải làm rất rõ trong Bộ Công an ai lập ra kế hoạch ấy và có được bên trên nữa phê chuẩn hay không lúc đó mới có thể tìm ra chân tướng sự thật thế nào.”
Đồng quan điểm vừa nêu, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai cũng cho rằng tuyên bố nhận lỗi của Ban Dân vận được đưa ra sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nêu ý kiến phải quan tâm đến Đồng Tâm vào ngày 20/4 vừa qua. Việc này có thể được hiểu là chính phủ đã ‘bật đèn xanh’, một tín hiệu giải quyết vụ Đồng Tâm.
Tuy nhiên, giải quyết đến đâu, có thật sự giải quyết đến nơi đến chốn, có dám chấp nhận sai lầm khi giết người không có bản án, giết một công dân chưa hề bị tòa án đưa ra xét xử, giết một đảng viên chưa hề bị khai trừ hay không lại là một hoài nghi khác trong ông:
“Cái chính là có dám thực hiện đúng pháp luật, nghiêm minh, công khai và có cả quốc tế chứng giám, có sự đối thoại đàng hoàng của giới luật sư trong nước để có tòa án văn minh và có dám kết luận đây là sai trái của cấp trung ương đảng, chính phủ? Bởi vì không có họ bật đèn xanh thì đố anh Nguyễn Đức Chung và anh Hải – nguyên Bí thư, anh Tô Lâm Bộ Công an dám làm nếu không có sự bật đèn xanh của cấp cao nhất là Nguyễn Phú Trọng, đó mới là vấn đề.”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, dù cho dịch bệnh COVID-19 đã nhận chìm những tin tức thời sự trong thời gian qua, nhưng chính phủ Hà Nội dù có muốn cũng không thể phớt lờ vụ việc thảm sát ở Đồng Tâm vì thông tin vụ việc này đã lan ra cả quốc tế chứ không riêng trong lãnh thổ chữ S nữa.
“Tôi nhắc lại đây là vụ việc chưa từng có, không thể chấp nhận việc chính quyền dùng vũ lực để hại người dân theo kiểu như vậy. Chắc chắn cần một cuộc điều tra độc lập rất căn cơ để từng trị kẻ gây ra tội ác mà dư luận lên tiếng phản đối, tội ác ‘trời không dung, đất không tha’ này!”
Những người quan tâm cũng nhắc lại, ngay sau khi xảy ra vụ Đồng Tâm, đích thân tổng bí thư kiêm chủ tịch nước; thủ tướng chính phủ và Bộ trưởng Công an đều có khen thưởng cho ba người công an tham gia vụ việc khiến cụ già hơn 80 tuổi Lê Đình Kình bị bắn chết và 29 người đang bị giam giữ đến lúc này.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-hanoi-people-committee-party-committee-admitted-the-mistake-in-the-dong-tam-case-new-way-to-appease-public-opinion-04292020144640.html

Bộ Công an đề xuất

đổi việc thi cấp giấy phép lái xe về bộ này

Bộ Công an Việt Nam vừa đề xuất chuyển việc tổ chức thi cấp bằng lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về Bộ Công an.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 30/4 và cho biết đề xuất này được đưa ra trong dự thảo Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông của Bộ Công an.
Cụ thể, theo đề xuất thì Bộ Công an sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ việc quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, bao gồm việc tổ chức thi và cấp, đổi, thu hồi GPLX; quản lý quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe và quy định về trừ điểm GPLX. Bộ Công an cũng cho rằng sát hạch GPLX còn lỏng lẻo.
Theo Bộ công an, trong năm 2019, hơn 70% các vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến xe kinh doanh vận tải. Và cho rằng, có rất nhiều vụ tai nạn nguyên nhân xuất phát do công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.
Cơ quan này cho rằng, sau khi được cấp GPLX, người lái xe gần như không bị ai quản lý, không ít trường hợp đang bị CSGT tạm giữ GPLX vẫn được cấp lại GPLX khác, có người còn sở hữu tới 2-3 GPLX… Thậm chí người có tiền sử tâm thần, đang bị truy nã, đang thi hành án nhưng vẫn được cấp, đổi GPLX.
Tuy nhiên báo chí trong nước dẫn nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Công an không nên quản lý cấp giấy phép lái xe, vì vừa thực hiện vừa giám sát sẽ không khách quan.
Luật sư Bùi Đình Ứng, Đoàn luật sư Hà Nội, cho báo chí biết, đề xuất việc thi cấp bằng lái quay lại với ngành công an sẽ kéo theo nhiều vấn đề phát sinh, do đó phải có những cơ sở khoa học thực sự thuyết phục.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ministry-of-public-security-proposed-driving-license-exam-on-this-set-04302020073558.html

Công trình giống ‘đường lưỡi bò’

ở Hải Phòng của doanh nghiệp Trung Quốc bị phá

Công viên xây dựng giống “đường lưỡi bò” tại huyện An Dương, TP Hải Phòng bị nhà chức trách địa phương yêu cầu phá bỏ.
Theo tin truyền thông trong nước loan đi vào ngày 30 tháng 4, công trình vừa nêu này nằm trước nhà điều hành của Công ty TNHH Liên hợp đầu tư Thâm Việt, trên phần đất quy hoạch công viên cây xanh với lối đi lát gạch bao quanh một hồ nước nhân tạo. Công ty Thâm Việt thuộc sở hữu của doanh nghiệp Trung Quốc và là chủ đầu tư Khu công nghiệp An Dương.
UBND huyện An Dương sau đó yêu cầu doanh nghiệp phá bỏ hồ nước, đổ đất san lấp để trả lại hiện trạng và giao cho cơ quan chức năng tiếp tục giám sát, nếu phát hiện sai phạm sẽ tiếp tục xử lý.
Trước đó vào tháng 9 năm 2019, Công ty Thâm Việt cũng xây hàng chục nhà trái phép trên đất quy hoạch cây xanh cho công nhân Khu công nghiệp An Dương. Ngoài ra, công ty này còn cho đào hồ với hình bất quái âm dương. UBND TP Hải Phòng đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư phá dỡ các công trình này, tuy nhiên cho đến nay, một phần công trình đã phá dỡ nhưng hình bát quái âm dương vẫn thấy rõ.
Bắc Kinh tự vạch ra đường đứt khúc 9 đoạn, hay thường được gọi là đường lưỡi bò, trên Biển Đông để tuyên bố đến 90% chủ quyền tại khu vực biển này.
Hồi tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế PCA ở La Hay ra phán quyết tuyên đường lưỡi bò đó là phi pháp, không có căn cứ cả về lịch sử và pháp lý.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/demolition-of-a-construction-project-with-the-nine-dash-line-shape-in-hai-phong-04302020083019.html

Việt nam xuất khẩu hơn 400 triệu khẩu trang y tế

Việt Nam đã xuất khẩu hơn 400 triệu chiếc khẩu trang, với tổng trị giá hơn 63 triệu USD, trong khoảng thời gian gần 4 tháng qua.
Thông tin trên được trích từ thống kê của Tổng cục Hải quan công bố vào chiều 29/4 và được truyền thông trong nước loan đi.
Cụ thể, số khẩu trang VN xuất sang một số thị trường lớn như Nhật Bản là gần 33 triệu chiếc, Hàn Quốc trên 17 triệu chiếc, Đức hơn 11 triệu chiếc, Mỹ hơn 10 triệu chiếc…
Cũng trong chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đồng ý bỏ quy định áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế theo quy định tại Nghị quyết 20.
Theo đó, Bộ Y tế và Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ công khai danh sách doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, nêu rõ năng lực sản xuất của từng đơn vị, đồng thời Bộ Tài chính công khai danh sách doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế với số lượng chính xác.
UBND các tỉnh, TP chỉ đạo sở y tế kiểm tra các cơ sở sản xuất tại địa phương nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định trong phòng chống dịch COVI-19.
Trước đó, theo Nghị quyết 20 của Chính phủ, khẩu trang y tế chỉ được xuất khẩu với mục đích viện trợ, hỗ trợ quốc tế do Chính phủ Việt Nam thực hiện (tối đa 25% sản lượng cho xuất khẩu, 75% sản lượng dành cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước).
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-exports-over-400-million-medical-facemasks-04302020073302.html

Đại hội 13: Công tác cán bộ Việt Nam

nhằm duy trì chế độ là chính?

PGS. TS. Phạm Quý ThọGửi cho BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội
Chính trường Việt Nam
Việt Nam làm gì để không ‘bị trói’ bởi Công hàm Phạm Văn Đồng?
Tổng Bí thư Trọng không muốn ‘chọn nhầm người’
Video GS Nguyễn Mạnh Hùng: ‘Giải pháp liên minh là không thực tiễn’
Biển Đông: VN đã biết được ‘ai là bạn thân, ai là đối tác’
Ngày 26/4/2020 trên các phương tiện truyền thông nhà nước đều đăng tải toàn văn bài viết “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội 13 của Đảng”của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đồng thời là Trưởng tiểu ban Nhân sự, gây sự chú ý trong dư luận trong và ngoài đảng.
Trường Sa đã đỏ lửa từ mùa Hè 1974
Bữa tiệc kinh tế và gọng kìm TQ với VN
Chuyên gia Việt Nam bác bỏ luận cứ Trung Quốc về công hàm Phạm Văn Đồng
Một trong những điểm cốt yếu, xuyên suốt trong bài viết trên được nhấn mạnh rằng công tác cán bộ của đảng gắn liền với chế độ. Đối với Đại hội 13 được xác định ‘là nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt”, có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ, sự phát triển, vững mạnh của đất nước’.
‘Trăn trở’ nhiều thế hệ
Các nhà lãnh đạo cộng sản nhiều thế hệ luôn trăn trở điều này, nhất là từ trước Đại hội 12 đến nay. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng ‘trải lòng’ trong bài viết gần đây: ‘Công tác cán bộ làm không tốt thì tự ta lật đổ ta’.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà ông là người đứng đầu kinh tế vĩ mô đã vượt qua ‘thời kỳ bất ổn’ và tăng trưởng cao trong bốn năm của nhiệm kỳ, các chỉ tiêu về phát triển xã hội cũng chuyển biến tích cực. Đồng thời, cải cách thể chế theo hướng củng cố tổ chức đảng, tập trung quyền lực và chống tham nhũng được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, trong công tác nhân sự của đảng ‘sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ lãnh đạo đảng viên’ vẫn là nguy cơ hiện hữu.
Trong bài viết chỉ ra: ‘Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khoá 12 đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự’.
Một chế độ kiểm soát quyền lực theo pháp luật cần được thiết lập bền vững thay cho các cơ quan quyền lực đảng, một hình thức tương tự kiểu ‘Quân cơ’ hay ‘Đô ngự sử’ thời chế độ phong kiến tập quyền.
Một trong những nhiệm vụ của công tác nhân sự kỳ này là ‘không để lọt vào BCH TƯ khoá 13′ những kẻ vi phạm ‘giấu mình’ chưa bị kỷ luật, những kẻ ‘cơ hội chính trị’ dưới nhiều hình thức biểu hiện, là rất ‘nặng nề’.
Bởi vì mới đây, ngày 20/3/2020 Bộ Chính trị đã ‘cách chức nguyên bí thư Thành uỷ thành phố HCM đối với Lê Thanh Hải nhiệm kỳ 2010-2015′. Thế mà ông này ngày 29/6/2019, khi tham luận tại hội thảo khoa học về 50 năm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Thành ủy TPHCM tổ chức, còn rao giảng về đạo đức cách mạng!
Liệu có cơ sở lý luận và thực tế để tin rằng việc ‘loại bỏ’ những ‘nguyên đồng chí’, lựa chọn, bố trí cán bộ bằng cách tập trung cao quyền lực, có thể tạo ra một thể chế bền vững?
Nó có phù hợp với thực tế đang chuyển đổi nhanh trên thế giới và trong nước, khi một trong những nguyên nhân ‘sự suy thoái’ của cán bộ lãnh đạo xuất phát từ bản chất chế độ?
Rút kinh nghiệm từ ‘bất ổn’
Để làm tốt công tác nhân sự cho Đại hội 13, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cần rút kinh nghiệm từ ‘sự bất ổn’ thể chế trước và trong Đại hội 12.
Hơn thế, ông còn nêu những bài học từ những năm đầu Cách mạng Tháng 10 Nga và sự sụp đổ của Liên Xô cũ và chế độ XHCN ở Đông Âu, và cho rằng một trong nhiều nguyên nhân ‘là lựa chọn, bố trí sai một số cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược, nhất là cấp cao nhất’.
Đây là vấn đề tranh luận tuỳ theo góc nhìn, bối cảnh và giai đoạn lịch sử. Căn cứ thực tế của nhận định trên là do chính sách ‘Cải cách và Mở cửa’ ở Trung Quốc từ cuối những năm 1970 và tương tự là ‘đường lối ‘Đổi mới’ ở Việt Nam từ năm 1986. Đảng cộng sản đã ‘tự điều chỉnh’ để lợi dụng được ‘lòng tham’, vốn là bản chất, của tư bản, nghĩa là từ các nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ các nước tư bản và mới nổi ở Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc để tăng trưởng kinh tế. Chế độ toàn trị bởi đảng cộng sản bị cáo buộc bởi tình hình ‘nhân quyền’ và ‘dân chủ’ tồi tệ.
Trong khi nhiều nước tư bản phát triển cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra cải thiện về dân chủ, nhân quyền.
Đã hơn 30 năm kể từ đó, các nhà nghiên cứu chính sách và chính khách vẫn gọi đó quá trình ‘chuyển đổi’ sang thị trường, và nay đặt câu hỏi rằng liệu có điều gì đó thay đổi về bản chất chế độ toàn trị.
Quan niệm rằng cùng chung ý thức hệ cộng sản thúc đẩy Việt Nam và Trung Quốc gắn kết hơn tình hữu nghị ‘bốn tốt’ ‘mười sáu chữ vàng’ cùng xây dựng chế độ XHCN đã và đang không còn phù hợp với thực tế và thời đại.
Trung Quốc sau một phần ba thế kỷ tăng trưởng nhanh đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Dựa trên chủ nghĩa chủ quyền quốc gia ‘giấc mộng Trung Hoa’ đang được tăng tốc bằng các chiến lược rõ ràng, trong đó sự bành trướng, xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông, đe doạ các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam đã từng cho được hưởng lợi từ ‘kinh nghiệm tăng trưởng kinh tế’ nhờ tương đồng chế độ chính trị, và có lẽ nhận ra không phải như vậy, cho đến khi phải trả giá đắt từ nhiều dự án lạc hậu về công nghệ, kém hiệu quả về kinh tế và sự phụ thuộc sâu về nguồn cung và thị trường Trung Quốc.
Hơn thế, Việt Nam đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chính sách bành trướng của Trung Quốc. Làn sóng thoát Trung, vốn mang yếu tố lịch sử, tâm lý dân tộc của người Việt, đang lớn dần bởi việc ‘quân sự hoá’ và ‘hành chính hoá’ của chính quyền Trung Quốc các đảo chìm ở biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tất cả có thể thúc đẩy vấn đề cải cách thể chế kinh tế, chính trị sâu rộng hơn.
Trật tự thế giới và định hướng tương lai
Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 là sự kiện lớn của thế kỷ 20, kéo theo sự sụp đổ của toàn hệ thống XHCN.
Có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá về biến cố này.
Thời kỳ ‘toàn cầu hoá’ được coi là khởi đầu từ đó.
Giáo sư Francis Fukuyama từng tuyên bố ‘Sự cáo chung của lịch sử’, cho rằng, theo cách tư duy của Hegel, chế độ dân chủ sẽ là ‘cuối cùng’ của lịch sử tiến hoá văn minh nhân loại. Trong những công trình gần đây, ông đang giải thích cho nhận định của mình bằng hiện tượng ‘tính chính danh’ của các quốc gia và các chế độ trong một thế giới đầy biến động phức tạp.
Chính sách ‘làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’ của Tổng thổng đời thứ 45 nước Mỹ Donald Trump báo hiệu ‘trật tự thế giới’ bắt đầu thay đổi mạnh.
Quan hệ quốc tế đa phương hóa đang được xem xét lại và thay thế bởi chính sách song phương.
Đại dịch COVID-19, bắt đầu từ Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm 2019, đang hoành hành khiến cho thế giới đang hứng chịu cuộc khủng khoảng kép y tế và kinh tế tồi tệ nhất từ hàng thế kỷ nay.
Nhiều nhà phân tích chính trị, kinh tế trên thế giới có nhận định ‘bi quan’ rằng sau đại dịch này thế giới sẽ không thể quay về với ‘trật tự cũ’. Một tương lai bất định đang ở phía trước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Đại hội 13 của Đảng là một sự kiện chính trị rất quan trọng… sẽ là một dấu mốc rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng tương lai” bởi vì nó liên quan tới Cương lĩnh xây dựng đất nước, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc…
Một cuộc cải cách thể chế chính trị có lẽ nên được đặt ra, trong đó việc thay đổi chiến lược phát triển đẩt nước, dân tộc trong bối cảnh như phân tích ở trên sẽ là nền tảng bền vững cho chế độ.
Chỉ khi đó việc nhân sự cho cả hệ thống chính trị sẽ mang ý nghĩa tương xứng với việc coi Đại hội 13 là ‘dấu mốc lịch sử’ định hướng tương lai.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52490216

Bộ Nội vụ khảo sát thu hút nhân tài

tại 10 bộ ngành và địa phương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ vừa ký quyết định ban hành kế hoạch xây dựng đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài.
Truyền thông trong nước, vào ngày 30/4 cho biết thông tin vừa nêu.
Kế hoạch đề án này được nói là nhằm nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách, giải pháp để hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật thu hút những người tài giỏi, trong đó có chính sách thu hút người gốc Việt về nước làm việc.
Đồng thời, đề xuất cơ chế phát hiện bồi dưỡng tài năng cho những học sinh, sinh viên; nhất là các sinh viên tốt nghiệp giỏi và xuất sắc cả trong nước lẫn nước ngoài để đào tạo thành nguồn cán bộ cốt cán.
Theo kế hoạch đề án này, Bộ Nội vụ sẽ tiến hành khảo sát tại 5 bộ gồm Bộ Khoa học-Công nghệ, Bộ Giáo dục-Đào tạo, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, Bộ Tư pháp và tại 5 địa phương: Quảng Nam, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.
Bộ Nội vụ khảo sát tập trung vào chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao và thực trạng tuyển dụng, sử dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phiên họp đầu tiên của tổ chuyên gia xây dựng đề án thu hút, trọng dụng nhân tài diễn ra vào hôm 29/4. Tổ trưởng tổ chuyên gia, Phó viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức nhà nước, ông Tạ Ngọc Hải cho biết dự thảo của đề cương đưa ra nhiều giải pháp chú trọng đổi mới công tác ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Song song đó là phải thực hiện lộ trình cải cách tiền lương cho phù hợp.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-ministry-interior-performs-survey-project-to-hire-talent-employees-04302020082706.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?