Nhìn lại chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang

Tôi rất mừng là thấy hai bên rõ ràng có những bước tiến mạnh mẽ về sự hiểu biết lẫn nhau, cũng như cam kết về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thực sự là kết quả này tốt đẹp hơn sự mong đợi của tôi.
Bởi vì trước đó tôi cũng có một đôi chút lo lắng là có thể có những điều chưa thực thống nhất giữa hai bên, hoặc có thể tạm gọi là bất đồng, vì có thể nó làm ảnh hưởng tới kết quả của chuyến đi.
Nhưng rút cuộc với tuyên bố chung đó, cũng như với những lời lẽ mà các vị lãnh đạo đã phát biểu ra trước công chúng thì phải nói là đấy là những điều thực sự rất tốt.
… Tôi nghĩ thỏa thuận hợp tác toàn diện cũng đã là một thỏa thuận rất tốt rồi. Và tùy theo cách gọi thôi, gọi là chiến lược hay gọi là hợp tác toàn diện, hay dùng những từ ngữ đi chăng nữa thì cái cốt lõi là nội dung, nội hàm của những hợp tác sẽ là mở rộng ra như thế nào. Thì lần này hợp tác toàn diện đã nói rõ là mở rộng ra hợp tác trên nhiều mặt khác nhau.
… Lâu nay sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có lẽ được nhấn mạnh rất nhiều về góc độ thương mại, kinh tế, một phần nào đó về văn hóa, giáo dục, nhưng về các lĩnh vực khác chưa được nhấn mạnh nhiều.
… Tôi quan tâm hơn tới việc thực tâm tiến hành với nhau, những công việc cụ thể để thực hiện sự hợp tác đó, hơn là những ngôn ngữ có thể là đẹp, có thể là cao siêu, nhưng mà trên thực tế không mang lại hành động đáng kể.
Ví dụ như ở Việt Nam, người Việt Nam thường hay nhạy cảm và không hài lòng với những cách như là đưa ra những phương châm bốn tốt, hoặc là 16 chữ chẳng hạn, đối với ông láng giềng lớn.
Trong khi trên thực tế thì không thực hiện bao nhiêu những cái gì là tốt hoặc những cam kết về hợp tác mà là chỉ thấy gây khó từ phía ông láng giềng lớn cho Việt Nam nhiều thôi.
Nhân quyền
"Tôi nghĩ nhà nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở Việt Nam"
Bà Phạm Chi Lan
… Về phía Mỹ tôi nghĩ là đã hiểu hơn về tình hình của Việt Nam, cho nên cách đặt vấn đề của phía Mỹ cũng không quá căng thẳng đối với câu chuyện về nhân quyền ở Việt Nam. Thế còn phía Việt Nam, tôi mong là thông qua tất cả những gì đã trao đổi ở bên Mỹ thì các vị lãnh đạo Việt Nam cũng hiểu được là khi bên phía Mỹ không làm quá căng về chuyện nhân quyền, thì không có nghĩa là Việt Nam không cần cải thiện.
Và qua thái độ đó cũng chứng tỏ phía Mỹ có niềm tin nhất định, đồng thời có mong muốn là Việt Nam sẽ cải thiện được tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Tình hình nhân quyền ở Việt Nam có một số vấn đề mà ngay cả những người sống ở Việt Nam, những công dân Việt Nam, như cá nhân tôi chẳng hạn cũng không đồng tình đối với việc bắt bớ một số những người trẻ như là trường hợp của cô Phương Uyên, chẳng hạn, hay là đối với một số blogger.
Nhưng mà những cái đó, tôi nghĩ nhà nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tôi mong là qua đây, Việt Nam cũng có nỗ lực của mình để cải thiện về phía nhà nước Việt Nam, thế và các nước cũng góp thêm phần vào thúc đẩy quá trình đó.
Bấm Trả lời phỏng vấn BBC, ngày 26/7/2013


Trong việc đưa sự phát triển lên toàn diện với Hoa Kỳ, thì phải nói thẳng đấy là việc bình thường. Hợp tác tất cả các mặt, như hợp tác khai thác dầu cũng nằm trong hợp tác kinh tế, trong việc giúp Việt Nam khai thác dầu ở ngoài khơi.
Theo tôi là việc rất bình thường, không ai có thể lấy lý do nào, mà nhất là cái này lại nằm trong vùng lãnh hải, vùng chủ quyền của Việt Nam chứ không phải ngoài khơi ở biển lớn. Nên theo tôi không thể có chuyện gì khiến Trung Quốc hay các nước khác có thể có ý kiến được.
… Chắc chắn là Trung Quốc sẽ không im lặng. Vì họ chỉ muốn Việt Nam... ở trong vòng kiềm tỏa của họ thôi... Chắc chắn Trung Quốc không hài lòng với việc này và họ sẽ có những biện pháp này nọ để hạn chế, để ngăn cản. Nhưng tôi tin rằng ban lãnh đạo Việt Nam đã có đủ tư duy, đủ suy nghĩ, đủ biện pháp cụ thể để giải quyết.
Bởi vì đọc lại thấy rằng trước khi ký với Tổng thống Obama, ký với Việt Nam về khai thác dầu, thì Việt Nam đã làm với Trung Quốc rất chu đáo rồi. Anh bạn láng giềng lớn của tôi, có phải là tôi không dám phớt lờ anh đâu trong vùng vịnh Bắc Bộ, ngoài cửa vinh Bắc Bộ em xin làm với anh chu đáo, thế còn ở chỗ khác, anh để em làm với người khác chứ.
Mua bán vũ khí
"Tất nhiên họ sẽ gây những khó khăn ngầm, gây những áp lực ngầm, chắc chắn thế nào cũng có, nhưng công khai mà hầm hừ thì theo tôi không thể làm được"
Ông Dương Danh Dy
Tất nhiên là họ quan ngại, nhưng chuyện đó là chuyện mua bán vũ khí bình thường. Tại sao Trung Quốc có thể mua mấy chục máy bay của Nga, mấy chục tàu ngầm của Liên Xô (cũ) , của Nga, thì tại sao lại cấm chúng tôi mua vũ khí của Mỹ. Mà Trung Quốc cũng mua vũ khí của Mỹ cơ mà.
Cho nên họ là nước lớn, họ cứ lấy cớ này cớ kia, nhưng qua tình hình có thể thấy rằng anh mua vũ khí của Liên Xô, thì em cũng mua vũ khí của Liên Xô, anh mua tàu ngầm, em cũng mua tàu ngầm, anh mua máy bay, em cũng mua máy bay, anh mua của Mỹ thì em cũng mua của Mỹ.
Chứ anh không có cớ gì để trong thời buổi thế giới hội nhập này mà anh ngang ngược, anh cấm tôi không được mua cái này mà chỉ anh là mua được...
Tất nhiên họ sẽ gây những khó khăn ngầm, gây những áp lực ngầm, chắc chắn thế nào cũng có, nhưng công khai mà hầm hừ thì theo tôi không thể làm được.
Chuyên gia quan hệ Việt - Trung, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, Bấm trả lời phỏng vấn BBC, 26/7/2013
Tôi nghĩ là nhân quyền là một phần rất quan trọng trong quan hệ song phương. Tôi đã nghiên cứu và làm việc về các chủ đề liên quan tới quan hệ Mỹ-Việt được khoảng 25 năm qua. Tôi phải nói rằng tôi thấy giới lãnh đạo của Việt Nam đang sẵn lòng hơn trong việc đối thoại và bàn thảo chủ đề nhân quyền và tự do tôn giáo so với trước đây.
Tuy vậy cũng phải nói rằng vẫn còn những vấn đề rất nghiêm trọng. Quan hệ đôi bên nay có thêm nhiều việc cần làm và phải giải quyết, và quan hệ không chỉ là về chủ đề nhân quyền mặc dù nhân quyền luôn luôn là ưu tiên cao nhất của Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng Việt Nam hiểu điều đó.
Hy vọng là Tổng thống Obama sẽ không trong tâm trạng muốn rao giảng. Tôi nghĩ rằng ông sẽ bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Ông Obama sẽ yêu cầu người đồng nhiệm, Chủ tịch Sang, lắng nghe một cách nghiêm túc và ủng hộ ông cũng như có hành động theo hướng đi như thả một số tù nhân chính trị, là những người bị ngồi tù vì những nỗ lực của họ trên truyền thông cũng như ngồi tù vì tín ngưỡng tôn giáo. Vì vậy đó là chủ đề rất quan trọng.
Việt Nam là nước có thể xem đã nhận thức được rằng sự ổn định về kinh tế và an ninh quốc gia phụ thuộc vào sự ổn định và thịnh vượng trong vùng, và có thể là hiểu điều đó còn nhiều hơn nước khác vì Việt Nam quá gần đường biên với Trung Quốc và vì yếu tố lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ông Earnest Bower

Tôi nghĩ là nhân quyền là một phần rất quan trọng trong quan hệ song phương. Tôi đã nghiên cứu và làm việc về các chủ đề liên quan tới quan hệ Mỹ-Việt được khoảng 25 năm qua. Tôi phải nói rằng tôi thấy giới lãnh đạo của Việt Nam đang sẵn lòng hơn trong việc đối thoại và bàn thảo chủ đề nhân quyền và tự do tôn giáo so với trước đây.
Tuy vậy cũng phải nói rằng vẫn còn những vấn đề rất nghiêm trọng. Quan hệ đôi bên nay có thêm nhiều việc cần làm và phải giải quyết, và quan hệ không chỉ là về chủ đề nhân quyền mặc dù nhân quyền luôn luôn là ưu tiên cao nhất của Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng Việt Nam hiểu điều đó.
Hy vọng là Tổng thống Obama sẽ không trong tâm trạng muốn rao giảng. Tôi nghĩ rằng ông sẽ bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Ông Obama sẽ yêu cầu người đồng nhiệm, Chủ tịch Sang, lắng nghe một cách nghiêm túc và ủng hộ ông cũng như có hành động theo hướng đi như thả một số tù nhân chính trị, là những người bị ngồi tù vì những nỗ lực của họ trên truyền thông cũng như ngồi tù vì tín ngưỡng tôn giáo. Vì vậy đó là chủ đề rất quan trọng.
Việt Nam là nước có thể xem đã nhận thức được rằng sự ổn định về kinh tế và an ninh quốc gia phụ thuộc vào sự ổn định và thịnh vượng trong vùng, và có thể là hiểu điều đó còn nhiều hơn nước khác vì Việt Nam quá gần đường biên với Trung Quốc và vì yếu tố lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc.

'Hòa Kỳ cần VN'

" Hoa Kỳ cần VN vì chiến lược của Hoa Kỳ ít nhất dựa vào một phần đó là ASEAN mạnh mẽ. ASEAN có nền móng vững chắc là điểm tựa cân bằng cho kiến trúc vùng kiểu mới trong Thượng đỉnh Đông Á"
Ông Earnest Bower
Việt Nam hiểu rất rõ rằng về bất kỳ động thái nào của Trung Quốc dựa trên sức mạnh kinh tế mới thu lượm được và dùng sức mạnh đó để lấn át láng giềng về các chủ đề liên quan tới chủ quyền và tranh chấp lãnh thổ.
Tôi cho rằng cả Việt Nam lẫn Nhật Bản đều lo ngại không biết Trung Quốc nghĩ gì và muốn sử dụng sức mạnh của họ thế nào. Và thậm chí Myanmar cũng có những câu hỏi tương tự đối với Trung Quốc. Và khi nhận thức được vấn đề này thì Việt Nam nghĩ về việc cân bằng chiến lược và sự tin cậy.
Cá nhân tôi luôn nghĩ rằng Việt Nam có quan điểm rằng họ muốn Trung Quốc tham gia vào khuôn khổ hợp tác trong vùng như Thượng đỉnh Đông Á (Diễn đàn thường niên của 16 nước Đông Á) và các cơ chế hợp tác khác và cùng bàn thảo luật lệ với láng giềng của họ và tuân thủ các luật lệ đó thay vì tự Trung Quốc đặt ra luật lệ riêng.
... Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ có cần Việt Nam. Hoa Kỳ cần Việt Nam vì chiến lược của Hoa Kỳ ít nhất dựa vào một phần đó là ASEAN mạnh mẽ. ASEAN có nền móng vững chắc là điểm tựa cân bằng cho kiến trúc vùng kiểu mới trong Thượng đỉnh Đông Á.
Nếu thiếu vắng yếu tố lãnh đạo mạnh mẽ của Việt Nam cũng như của ASEAN, là khối hợp tác mà Việt Nam tin tưởng, thì chiến lược của Hoa Kỳ sẽ rất yếu. Do đó Việt Nam quan trọng với Hoa Kỳ vì lý do này và nhiều lý do khác nữa.
Chuyên gia quan hệ Mỹ - Việt, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược CSIS, Bấm trả lời phỏng vấn BBC ngày 24/7/2013.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện