Điểm báo Pháp

Tương lai của Giáo Hội Công Giáo ?

Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Đại hội Thanh Niên Công Giáo Thế Giới - REUTERS /Luca Zennaro

Trong thi gian gn đây, nht là trong chuyến công du Brazil hi tun qua đ tham d Đi hi Thanh Niên Công Giáo Thế Gii, Đc Giáo Hoàng Phanxicô đã có nhng phát biu qua đó cho thy nhng ưu tiên ca Ngài trong vic ci t Giáo Hi sau hàng lot xì căn đan va qua. Nht báo Công Giáo La Croix hôm nay đăng bài phân tích : "Giáo Hi mà Đc Giáo Hoàng mong mun".


Tờ báo bắt đầu bằng cách thức chào hỏi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với những giám mục đón ông vào ngày 22/07/2013. Một cách thức chào hỏi mà tờ báo cho là rất thân thiện, qua đó cho thấy Đức Giáo Hoàng muốn nhấn mạnh rằng, ngài đặt chân đến Brazil trong tư cách là một giám mục của giáo phận này được mời đến dự lễ ở một giáo phận khác, chứ không phải là với tư cách người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo toàn cầu đến thăm « những thần dân của mình ».
Điểm thứ hai mà La Croix nhấn mạnh, đó là quan điểm biết lắng nghe của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài cho rằng, không phải Giáo Hoàng một mình quyết định mọi thứ theo kiểu võ đoán và quân chủ, mà phải biết dành chỗ cho sự tranh luận, và để mọi người cùng nhau thống nhất về quyết định cuối cùng. Tức đó phải là quyết định trên tinh thần tập thể, chứ không phải theo ý chí cá nhân của người đứng đầu. Đức Giáo Hoàng mong muốn cách làm việc này sẽ được áp dụng rộng rãi ở tất cả các giáo phận.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nhấn mạnh đến một điều mà Ngài cho là « mối đe dọa » đối với Giáo Hội Công Giáo hiện tại, đó là việc phức tạp hóa các giáo lý, mà Ngài gọi là « Tư tưởng hóa theo kiểu chính trị ». Ngài nhấn mạnh, điều đó sẽ làm nản lòng những người muốn đến với Công Giáo. Về vấn đề này, một nhà thần học tại Pháp nhận định : «Điều mà Đức Giáo Hoàng nêu lên là một hiện tượng tồn tại khắp nơi trên thế giới, đòi hỏi chúng ta phải xem lại cách thức hành đạo của chúng ta một cách thận trọng ».
Kế đến, La Croix chú ý đến quan điểm xây dựng một Giáo Hội mở đối với tất cả mọi người. Ngài cho rằng, phải biết lắng nghe và thấu hiểu tất cả mọi người, thông cảm hoàn cảnh cụ thể của từng người. Tức Ngài nhấn mạnh đến việc xây dựng « Một Giáo Hội của lòng bác ái ». Ngài cho rằng, Giáo Hội có trách nhiệm tạo thuận lợi để phát triển niềm tin, chứ không phải kiểm soát niềm tin.
Ngài cũng kêu gọi xây dựng « Một Giáo Hội nghèo cho những người nghèo ». Ngài cho rằng, giáo hội phải « có khả năng sưởi ấm mọi tấm lòng ». Ngài « Không muốn Giáo Hội hoạt động vì lợi ích riêng của mình », mà phải là vì lợi ích chung của tất cả mọi người. Đức Giáo Hoàng cũng lên án cái mà Ngài gọi là « tâm lý vương giả » của một số giám mục, tức cái tâm lý tự cho mình ở vị trí trên và có quyền quyết định số phận cho các tín đồ. Ngài cho rằng, vị chủ chăn không phải là « thầy », mà chỉ là « người dẫn dắt » tín đồ. Ngài kêu gọi, các giáo sĩ sống giản dị, mà theo Ngài đó là phải biết « yêu thương cái nghèo ».
Một điều quan trọng nữa mà La Croix nhìn thấy ở Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đó là quan điểm biết đổi mới của ngài. Ngài kêu gọi tín đồ phải có tinh thần « cách mạng », phải biết « đi ngược dòng » khi cần thiết. Một triết gia Pháp nhận định, đó là một thái độ muốn dứt khoát với chủ nghĩa thủ cựu, chậm thay đổi cho theo thời cuộc.
Liên quan đến hồ sơ đồng tính, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng có một lập trường khác biệt so với các vị tiền nhiệm. Trả lời báo chí hôm qua khi vừa trở về từ Brazil, ngài đã thẳng thắng nói rằng : « Tôi lấy tư cách gì để phán xét họ ». Theo La Croix, qua đó cho thấy, Đức Giáo Hoàng muốn nhấn mạnh rằng : phải xem xét con người tùy theo hoàn cảnh sống của họ, chứ không phải bằng một giáo điều mang tính áp đặt.

Kinh tế Nhật mất đà, hạt nhân đang đe dọa

Nhìn sang Nhật Bản, nhật báo Le Figaro chú ý đến sự mất đà của nền kinh tế nước này với bài viết : «Cú hãm phanh trong tháng Sáu của nền kinh tế Nhật Bản ». Từ bảy tháng nay, nền kinh tế Nhật Bản phục hồi đáng kể nhờ vào các biện pháp phục hồi kinh tế của thủ tướng Shinzho Abe (được gọi là Abenomics). Thế nhưng, số liệu thống kê chính thức cho tháng Sáu vừa qua cho thấy sản xuất công nghiệp và sức mua của người dân đã chựng lại.
Trong tháng Sáu, ngành công nghiệp chế biến đã sụt giảm 3,3% so với tháng Năm, tức là lần giảm đầu tiên kể từ đầu năm. Sức mua của các hộ gia đình cũng giảm 0,4%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp trong tháng Sáu đã tăng. Nợ công của Nhật Bản hiện chiếm đến 250% GDP.
Tuy vậy, các nhà kinh tế Nhật vẫn lạc quan cho rằng, đó chỉ là cú hãm phanh tạm thời trong tháng Sáu để lấy đà tăng trưởng ở các tháng kế tiếp. Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật cũng có dấu hiệu khả quan, hiện chỉ ở mức 3,9%, tức thấp nhất kẻ từ tháng 10/2008.
Cũng liên quan đến Nhật Bản, nhật báo L’Humanité đăng bài : « Fukushima rò rỉ nhiều hơn người ta tưởng ». Số là, sau nhiều lần chối cãi, rốt cuộc tuần rồi, đơn vị khai thác nhà máy Fukushima là tập đoàn TEPCO đã thú nhận rằng, nước nhiễm xạ cực cao ở các bồn chứa của nhà máy không chỉ thấm vào lòng đất, mà còn rò rỉ ra vùng biển lân cận. Thế là hôm qua, Cơ quan điều phối hạt nhân Nhật Bản đã thông báo sẽ tiến hành điều tra để xác định nguyên nhân của sự rò rỉ này.

Pháp ra sức tăng ảnh hưởng trên thế giới

Liên quan đến nước Pháp, Les Echos đăng bài đáng chú ý : «Pháp tìm kiếm sự ảnh hưởng ». Tờ báo bàn về chính sách đối ngoại nhắm đến việc tăng cường ảnh hưởng của Pháp trong hiện tại. Tờ báo trích dẫn lời của Ngoại trưởng Pháp Larent Fabius vào ngày hôm qua, theo đó, ông ca ngợi việc Pháp đã can thiệp quân sự tại Mali để dẫn đến kết quả đáng mong đợi là Mali đã tổ chức thành công cuộc bầu cử tổng thống vào chủ nhật vừa qua. Ông Fabius cho rằng, đó là tín hiệu tính cực cho uy tín của Pháp trên thế giới.
Ngoại trưởng Pháp cũng nhấn mạnh đến việc nước Pháp tăng cường ngoại giao kinh tế : cử đại diện đến khu vực Balkans, tăng cường quan hệ với Trung Mỹ và Nam Mỹ. Pháp cũng sẽ không bỏ lở cơ hội tại khu vực kinh tế năng động Châu Á - Thái Bình Dương. Tờ báo cho biết, sắp tới, ngoại trưởng Pháp Fabius sẽ công du hai nước có trọng lượng trong khối Asean là Indonesia và Việt Nam.
Để thực hiện cho chính sách tăng cường ảnh hưởng của mình, Pháp hiện có nhiều cơ hội. Tờ báo kể ra một số cơ hội đó : Tháng 12 tới, Pháp sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ; Cũng thời gian đó, tại Pháp sẽ diễn ra thượng đỉnh Pháp-Phi về an ninh ; Pháp cũng đăng cai Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu vào năm 2015 ; kinh tế Pháp hiện đứng thứ năm thế giới ; mạng lưới ngoại giao của Pháp đứng thứ ba thế giới. Tất cả cho thấy, Pháp có đủ khả năng để thực hiện tham vọng của mình.
Trong những hồ sơ nóng, Pháp cũng tích cực tham gia. Ngoại trưởng Fabius cam kết : « Pháp sẽ làm hết sức mình để đóng góp phần vào thành công của các cuộc thương thảo giữa Israel và Palestine ». Đối với điểm nóng Ai Cập, Pháp cũng kêu gọi « trả tự do cho toàn thể tù nhân chính trị, bao gồm cả cựu tổng thống Morsi ».
Liên quan đến Syria, Pháp ủng hộ sớm tổ chức Hội nghị Genève II để thành lập một chính phủ chuyển tiếp thay cho chính phủ Assad. Bên cạnh đó, Pháp cũng không quên việc tiếp tục chính sách trợ giúp tài chính cho nhiều nước trên thế giới.

Du lịch sẽ cứu Tây Ban Nha ?

Trong bối cảnh kinh tế Tây Ban Nha suy giảm, phải cầu cứu đến sự trợ giúp bên ngoài, thì ngành công nghiệp không khói của nước này lại rất mạnh khỏe. Đó là nhận định của nhật báo Le Monde qua bài chạy tựa : «Sự năng động của ngành du lịch hạn chế phần nào khủng hoảng ».
Theo số liệu thống kê chính thức, trong quý 2 vừa qua tăng trưởng của Tây Ban Nha chỉ giảm có 0,1%, trong khi con số này ở quý 1 lên đến 0,5%. Trước đó, trong bảy quý liên tục, Tây Ban Nha trải qua cảnh suy thoái nghiêm trọng. Ân nhân của sự tiến bộ này đó là ngành du lịch.
Năm 2009, ngành này chiếm 10,3% GDP, năm 2011 là 10,8%, và năm 2012 tăng lên 11,1%. Năm nay, ngành du lịch Tây Ban Nha dự định đón 58 lượt khách. Chỉ trong tháng 6 rồi, lượng du khách ngoại quốc của nước này đã tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh việc đóng góp vào nguồn thu nhập quốc dân, ngành du lịch của Tây Ban Nha cũng là ngành tạo đến 11,4% việc làm trên toàn quốc, đóng góp đáng kể vào việc hạn chế nạn thất nghiệp của nước này.

Đức : Nộp thuế muộn hoặc ở tù?

Trong khi các nước Châu Âu khác đang vất vã tìm cách tăng nguồn thu, thì nền kinh tế số một Châu Âu là Đức lại được thêm 600 triệu euro từ đầu năm đến nay. Theo Le Monde, lý do là vì : « Để tránh tù tội, nhiều người trốn thuế ở Đức ra tự thú ».
Số là luật pháp Đức quy định, những người trốn thuế sẽ được miễn xử hình sự nếu ra tự thú để cung khai và nộp đầy đủ các khoản thuế còn nợ nhà nước. Nếu số tiền trốn thuế trên 50 000 euro thì sẽ phụ thu thêm 5%. Quy định này đã gây nhiều tranh cãi ở Đức, nhưng hai quý vừa qua đã phát huy công dụng.
Từ đầu năm đến nay, Le Monde cho biết, có đến 9 000 trường hợp ra tự thú và nộp vào ngân sách 600 triệu euro. Năm ngoái cũng có khoảng 9000 trường hợp ra tự thú như vậy.
Nguyên nhân tự thú thì có nhiều, nhưng trong đó tờ báo nhấn mạnh, một phần là do ra tự thú để tránh án tù. Từ năm 2006 đến nay, nhà cầm quyền ở Đức đã mua đến 6 đĩa CD chứa dữ liệu ngân hàng bị đánh cắp, theo đó rất có nhiều khả năng tìm ra những người trốn thuế ở Đức. Cách đây mấy tháng, đĩa CD thứ Sáu đã được chính quyền công bố.

Sống gần nhà máy công nghiệp : Ung thư !

Trên hồ sơ y tế, nhật báo Le Figaro đăng bài : «Nhũng nguy cơ gây ung thư của chất benzen», thông tin về một nghiên cứu vừa được công bố của các nhà khoa học Mỹ.
Nghiên cứu cho thấy, càng sống gần các nhà máy công nghiệp chừng nào, thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Nguyên nhân là do lượng hợp chất benzen được các nhà máy thải vào không khí, lòng đất hay các dòng sông.
Các nhà chuyên môn thế giới đã xếp hợp chất hóa học này vào danh sách các chất gây ung thư. Nghiên cứu cũng nói rõ, cứ ở gần nhà máy công nghiệp thêm một dặm Anh (1609m), thì nguy cơ mắc ung thư sẽ tăng thêm 0,31%.
Le Figaro cho biết thêm, cách đây vài năm, các nhà khoa học Pháp cũng đã tiến hành nghiên cứu tại Pháp và đã chỉ ra rằng, các phương tiện giao thông trên đường có thể thảy ra chất benzen làm tăng nguy cơ ung thư đối với trẻ em.

 






Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?