Năm 2013, hết thời của vàng

Theo Kinh Tế Saigon
Thanh Thương
Chủ Nhật, 29/12/2013, 10:49 (GMT+7)









Năm 2013, hết thời của vàng
Thanh Thương
(TBKTSG Online) - Vàng mất giá 25%, sụt giảm mạnh sau 4 năm tăng liên tục; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) độc quyền xuất nhập khẩu vàng, độc quyền sản xuất vàng miếng, người dân bớt nắm giữ vàng..., đó là những gì đã diễn ra trong năm 2013 của thị trường kim loại quý này. Theo nhiều ý kiến, năm 2013 chứng kiến một năm hết thời của vàng.

Giá vàng sụt giảm mạnh sau 4 năm tăng liên tục. Đồ họa: TT
Giá vàng mất gần 25%
Trong một năm qua, giá vàng trong nước và thế giới đã sụt giảm đến 25%, sau khi tăng liên tục 5 năm trước đó. Sự chuyển biến tích cực của kinh tế thế giới đã khiến cho các nhà đầu tư không còn xem vàng là nơi trú ẩn an toàn. Các quỹ đầu cơ vàng trên thế giới cũng đã mạnh tay giảm lượng vàng nắm giữ. Vì thế, giá vàng liên tục sụt giảm mạnh.
Đến phiên ngày 28-12, giá vàng thế giới chốt ở 1.213 đô la Mỹ/ounce, trong khi các dự báo từ các định chế tài chính lớn từ đầu năm nay đều đưa ra dự báo giá vàng sẽ đạt mốc 2.000 đô la Mỹ/ounce vào cuối năm 2013. Giá vàng trung bình của năm nay là 1.350 đô la Mỹ/ounce.
Giá vàng trong nước cũng giảm từ mức 46,53 triệu đồng/lượng của cuối năm ngoái, xuống chỉ còn 35,08 triệu đồng/lượng trong phiên ngày 28-12 năm nay, mức thấp nhất trong hơn 3 năm trở lại đây.
NHNN bán ra khoảng 68 tấn vàng
Năm 2013 là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện hoạt động bán vàng thông qua đầu thầu. Chính sách này có phần giúp các ngân hàng cân đối được tài khoản vàng thiếu hụt sau khi đã bán ra can thiệp thị trường vào các năm trước mà không được nhập trực tiếp của nước ngoài, do theo quy định từ Nghị định 24/2012/NĐCP về quản lý thị trường vàng thì chỉ có NHNN mới được quyền xuất, nhập khẩu vàng.
Số lượng vàng cần tất toán theo như NHNN công bố vào khoảng 30 tấn, số còn lại là bán ra thị trường phục vụ nhu cầu của người dân. Như vậy đây là năm đầu tiên cơ quan này đứng ra nhập vàng, và với số lượng lớn. Trong năm 2012 không có đợt nhập nào. Trong các năm trước 2008, số lượng nhập cũng rất ít và do doanh nghiệp trực tiếp nhập vàng.
Kinh tế vĩ mô không còn bị ảnh hưởng nhiều vì vàng
Việc các ngân hàng không còn huy động và cho vay vàng, việc điểm mua bán vàng ngày càng hạn chế khiến cho người dân bớt nắm giữ vàng mà chuyển tiền sang chứng khoán, gửi tiết kiệm hoặc sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chính việc NHNN đứng ra nhập vàng, và việc dập vàng miếng phải chịu sự giám sát của NHNN cũng khiến cho vàng lậu nếu vào Việt Nam cũng không thể dập thành vàng miếng. Vì vậy, nhu cầu ngoại tệ trên thị trường tự do để nhập vàng lậu giảm mạnh. Tỷ giá trở nên ổn định một phần nhờ yếu tố này, vì các năm trước rất nhiều lần giá vàng trong nước cao hơn thế giới đã kích thích hoạt động nhập lậu vàng. Lạm phát cũng bớt bị ảnh hưởng bởi giá vàng tăng, tác động đến giá các loại hàng hóa khác…
Thị trường vàng ế ẩm
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) bị sụt giảm lượng bán ra mạnh mẽ. Lượng bán ra của năm 2013 giảm 60% so với năm 2012. Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng giảm lượng bán từ mức 700-800 lượng bán ra/ngày còn khoảng 300-400 lượng/ngày trong năm 2013. Sự sụt giảm liên tục của giá vàng thế giới và việc giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới từ khoảng 3-7 triệu đồng/lượng đã khiến kim loại quý này bớt hấp dẫn.
Công ty kinh doanh vàng chuyển hướng
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là doanh nghiệp có thị phần vàng miếng lớn nhất thị trường (trên 90%) đã chuyển hướng từ sản xuất, kinh doanh vàng miếng, sang chỉ còn kinh doanh vàng miếng và mua bán vàng trang sức, sau khi Nghị định 24 nói trên có hiệu lực và NHNN trở thành đơn vị độc quyền sản xuất vàng miếng. Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng trước đó cũng chỉ còn mua bán nữ trang vì không đủ điều kiện kinh doanh mặt hàng này. Dẫn đến việc trong năm 2013, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng gặp khó khăn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?