Tin Biển Đông – 30/05/2020

Tin Biển Đông – 30/05/2020

Cuộc chiến biển Đông sẽ định hình lại châu Á?

Một cuộc chiến có thể nổ ra bất kỳ lúc nào ở Biển Đông có thể định hình lại châu Á nói riêng và thế giới nói chung, trong bối cảnh cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều đang chuẩn bị cho kịch bản này.
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông là phi pháp, nhưng các quan chức theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Bắc Kinh vẫn không ngừng khuyến khích các lực lượng của mình tấn công tàu hải quân Mỹ hoạt động hợp pháp tại vùng biển này.
Có vẻ như Trung Quốc đang kích động chiến tranh – một cuộc chiến mà rất có thể sẽ khiến nước này phải gánh chịu hậu quả. Thế nhưng, cuộc chiến đó sẽ không chỉ giới hạn ở vùng biển này mà cuối cùng có thể kết thúc bằng sự thay đổi chính trị ở Bắc Kinh.
Một sĩ quan của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) gần đây đã hô hào tàu hải quân PLA đâm chìm các tàu hải quân Mỹ đang thực thi các hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông. Một sĩ quan khác thì kêu gọi đánh chìm hai tàu sân bay của Mỹ và tiêu diệt 10.000 lính thủy Mỹ để buộc nước này phải rời khỏi vùng biển tranh chấp này.
Tại một hội thảo ở Bắc Kinh do tờ Thời báo Hoàn Cầu tài trợ ngày 8/12/2018, Đại tá Không quân PLA Đới Húc, Viện trưởng Viện nghiên cứu an ninh và hợp tác hàng hải Trung Quốc, tuyên bố: “Nếu tàu Mỹ còn tiếp tục xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc, đề nghị điều hai tàu chiến: một để ngăn chặn và một để đâm chìm”.
Một sĩ quan cấp cao của Hải quân PLA sau đó đã kêu gọi đánh chìm hai tàu sân bay của Hải quân Mỹ để dọa cho Mỹ phải sợ mà rời khỏi Biển Đông. Trong một bài phát biểu ngày 20/12/2018, Chuẩn đô đốc La Viện, Phó viện trưởng Viện khoa học quân sự Trung Quốc, khẳng định yếu tố then chốt để Trung Quốc kiểm soát tình hình tại Biển Đông là sử dụng tên lửa hành trình đánh chìm hai tàu sân bay, tiêu diệt càng nhiều lính thủy Mỹ càng tốt. Trong lời hô hào tiêu diệt 10.000 lính Mỹ, ông tuyên bố: “Điều khiến Mỹ lo sợ nhất là bị thương vong. Chúng ta sẽ thấy Mỹ sợ hãi như thế nào”.
Có thể có những ý kiến bao biện rằng thái độ hiếu chiến như vậy của các sĩ quan PLA cấp cao không phản ánh chủ trương chính thức của Trung Quốc hoặc đơn giản đây chỉ là một cuộc chiến tranh thông tin, nhưng những lời biện hộ như vậy là không thỏa đáng. Không một ai trong số các sĩ quan cấp cao nói trên bị Trung Quốc công khai chỉ trích vì kích động chiến tranh, và Hải quân Trung Quốc vẫn có những hành động ngày càng nguy hiểm trên Biển Đông.
Ngày 30/9/2018, tàu khu trục Lan Châu của Hải quân Trung Quốc chỉ còn cách tàu USS Decatur khoảng 40 m khi cắt ngang mũi tàu chiến Mỹ tại khu vực gần Đá Ga Ven ở Biển Đông. Thuyền trưởng tàu Decatur buộc phải đánh lái đột ngột để tránh hành động khiêu khích của tàu Lan Châu. Hải quân Mỹ cho rằng hành động có toan tính của tàu Lan Châu nói theo ngôn ngữ ngoại giao là không an toàn và thiếu chuyên nghiệp, còn nói thẳng ra thì là hành động mưu sát.
Hải quân Trung Quốc, cùng với Lực lượng cảnh sát biển và các lực lượng dân quân biển, cũng đã đe dọa – và đánh chìm – tàu Việt Nam, truy đuổi tàu hải quân và tàu đánh cá của Philippines khỏi vùng biển này.
Đài Loan cũng có một vai trò quan trọng trong toan tính của Bắc Kinh ở Biển Đông. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh cho PLA sẵn sàng đánh chiếm Đài Loan vào năm 2020. Với việc kiểm soát toàn bộ Biển Đông, Trung Quốc sẽ mở thêm một hướng tấn công khác cho lực lượng đánh chiếm Đài Loan của họ, qua eo biển Ba Sĩ.
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông đương nhiên là không có giá trị. Ngày 12/07/2016, Tòa trọng tài thường trực tại La Hay đã ra phán quyết khẳng định tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với Biển Đông, thông qua “đường 9 đoạn”, là phi pháp. Tuy nhiên, nếu xét tới tham vọng theo đuổi cuộc phục hưng vĩ đại của Tập Cận Bình thì có thể thấy quyền kiểm soát vùng biển trọng yếu giàu tài nguyên và có giá trị chiến lược toàn cầu này rõ ràng là mục tiêu đáng để Trung Quốc gây chiến – một cuộc chiến toàn cầu.
”Đại họa với những hậu quả khôn lường”
Theo cựu Trung tướng Thủy quân lục chiến Mỹ Wallace C. Gregson, Chiến tranh thế giới thứ nhất là câu chuyện cảnh giác về một sự việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại dẫn đến thảm họa toàn cầu.
Gregson cho biết: “Năm 1914, khi mà chiến tranh được xem là điều phi lý và khó xảy ra, một công nhân lang bạt đã ám sát Đại công tước Ferdinand và vợ ông ta. Hành động bạo lực này đã thổi bùng một cuộc chiến tranh không ai ngờ tới với mức độ khốc liệt chưa từng thấy”. Hơn 8 triệu binh lính đã thiệt mạng khi tham gia cuộc chiến, và có lẽ khoảng 13 triệu dân thường đã thiệt mạng do hậu quả của cuộc xung đột.
Bốn đế quốc lớn chịu trách nhiệm gây ra cuộc đại chiến – Nga, Áo-Hung, Đức và Ottoman – đều sụp đổ. Gregson nhận định: “Hiện nay, Biển Đông là khu vực nguy hiểm nhất trên thế giới. Những tuyên bố thù địch và hành động khiêu khích tạo thành mồi lửa khô, chỉ còn chờ tia lửa là bùng lên thành thảm họa”.
Vậy thì bằng cách nào Trung Quốc có thể tạo ra “tia lửa” ở Biển Đông để làm bùng lên một thảm họa với những hậu quả khôn lường – một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Nhìn lại năm 2019: Môi trường chính trị bất ổn
Trong suốt năm 2019, Tập Cận Bình tiếp tục theo đuổi giấc mộng về “cuộc phục hưng vĩ đại” để thống nhất những vùng mà Bắc Kinh xem là thuộc chủ quyền lãnh thổ của mình. Công cụ của ông bao gồm cuộc chiến chính trị hung hăng và lực lượng quân sự ngày càng mạnh mẽ và tự tin thái quá.
Bất chấp lời cam kết của Tập Cận Bình năm 2014 về việc không quân sự hóa các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc vẫn xây dựng các căn cứ không quân và công trình phòng thủ tại đó và triển khai tàu chiến đến những căn cứ hải quân mới ở đá Chữ Thập, đá Vành Khăn và đá Subi. Tại Biển Đông, lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển và dân quân biển Trung Quốc đã quấy nhiễu tàu đánh cá và tàu quân sự của các nước khác.
Tuy nhiên, các nước trên thế giới đã bắt đầu từng bước chống lại sự hung hăng quá mức của Trung Quốc tại Biển Đông.
Khi Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Mỹ tổ chức tập trận chung tại Biển Đông đầu năm 2019, Bắc Kinh đã được thông báo trước. Cuộc diễn tập Mỹ-Anh diễn ra ngay sau hoạt động tự do hàng hải đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Anh vào tháng 8/2019, gần khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp. Anh cam kết tái can dự vào khu vực để đối chọi với sức mạnh ngày càng lớn của Trung Quốc và hoạt động quân sự hóa của nước này tại Biển Đông.
Đương nhiên là Trung Quốc chỉ trích gay gắt những hành động của Anh. Nhưng có lẽ giới cầm quyền Bắc Kinh đã đánh giá thấpmối quan ngại ngày càng lớn của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước những hành động hung hăng, bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông và những hành động cưỡng ép thể hiện sự tha hóa của nước này trên toàn cầu.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thường bày tỏ mối lo ngại của NATO về tình hình tại Biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như tái khẳng định việc NATO phản đối những hành động hăm dọa đơn phương mà có thể làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng. Quyết tâm chính trị này được phản ánh trong cam kết mới của NATO về việc tăng chi tiêu quốc phòng và hiện đại hóa tiềm lực.
Điều cũng quan trọng không kém đối với vấn đề Biển Đông là cam kết của NATO về việc thúc đẩy sự ổn định ở nước ngoài thông qua các lực lượng viễn chinh có khả năng triển khai nhanh. Mặc dù vậy, Bắc Kinh tỏ ra xem nhẹ những quan ngại của NATO, cũng như khả năng đã được chứng minh của liên minh này trong việc tiến hành các hoạt động tác chiến lâu dài ở những vị trí xa xôi như Afghanistan sau vụ tấn công khủng bố 11/9 vào nước Mỹ.
Các quan chức cấp cao của EU cũng bày tỏ sự lo lắng về hành động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông. Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc được xem là mối đe dọa trực tiếp đối với EU, trong bối cảnh EU đang tập trung vào việc tăng cường an ninh và hội nhập quốc phòng. EU đã tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, cũng như hợp nhất chính sách và năng lực phòng thủ với Quỹ phòng thủ châu Âu và Thỏa thuận hợp tác cấu trúc thường trực về quốc phòng (PESCO), bằng cách phát triển các lực lượng triển khai nhanh, và xây dựng Sáng kiến can thiệp châu Âu do Pháp thúc đẩy.
Để nêu bật mối lo ngại ngày càng lớn trước sự bành trướng của Trung Quốc, tháng 3/2019, Pháp đã điều tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle cùng một đội tác chiến gồm ba tàu khu trục, một tàu ngầm và một tàu tiếp tế đến khu vực này.
Lúc này, Trung Quốc phải đối mặt với một mặt trận thống nhất đang được hình thành gồm những quốc gia quyết tâm duy trì quyền tự do hàng hải tại một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới.
Trong bối cảnh thái độ hung hăng trên biển và cuộc chiến chính trị của Trung Quốc với các quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền trong khu vực ngày càng gia tăng, các nước Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam đã bắt đầu tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Chính phủ Philippines trước thời Duterte đã chính thức đề nghị Mỹ hỗ trợ theo Hiệp ước phòng thủ chung. Năm 1994 và một lần nữa vào năm 2012, các nhà lãnh đạo của Philippines đã sửng sốt khi không được Chính phủ Mỹ ủng hộ trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố hôm 1/3/2019 rằng bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào các lực lượng, máy bay hoặc tàu thuyền của Chính phủ Philippines ở Biển Đông đều sẽ kích hoạt các cam kết theo Điều 4 của Hiệp ước phòng thủ chung, chứng tỏ rằng một thế hệ quan chức an ninh quốc gia
mới của Mỹ đã rút được kinh nghiệm từ những sai lầm trong mối quan hệ đồng minh trước đây. Quân đội Mỹ đã nhanh chóng tăng cường sự hiện diện của họ tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Trong một động thái tăng cường liên minh khác, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản tại Biển Đông đã mở rộng các hoạt động có sự phối hợp của tàu sân bay, tàu chiến mặt nước và tàu ngầm. Động thái này phát đi một thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh rằng Biển Đông vẫn là vùng biển chung chứ không phải cái “ao nhà” của Trung Quốc và Biển Đông sẽ không phải nơi ẩn náu an toàn cho lực lượng tàu ngầm có trang bị tên lửa đạn đạo của nước này. Màn thể hiện tinh thần đoàn kết này là sự khích lệ đáng kể chưa từng có đối với nhiều nước trước những hoạt động bành trướng của Trung Quốc.
Trong khi đó, Úc kêu gọi một giải pháp hòa bình cho tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng, nhưng tuyên bố nước này sẽ không để Trung Quốc thống trị Biển Đông. Máy bay do thám hàng hải P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia Úc đã bắt đầu các chuyến bay hàng ngày trên Biển Đông như một phần của chiến dịch tuần tra hàng hải Operation Gateway. Quan trọng không kém, Úc cũng đã bắt đầu công khai những hình ảnh về các hoạt động bành trướng trên biển của Trung Quốc tại khu vực này.
Ngày càng lo lắng trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, Ấn Độ cũng đã tăng cường, dẫu có phần muộn màng, việc hợp tác với các thành viên khác của nhóm Bộ Tứ là Úc, Nhật Bản và Mỹ. Bốn nước này đã bắt đầu lên kế hoạch về việc phối hợp các hoạt động răn đe ở Biển Đông.
Năm 2020: Những dấu hiệu, cảnh báo và chiến tranh
Trung Quốc đã để lộ các báo cáo cho rằng Tập Cận Bình ra lệnh cho PLA dùng vũ lực để giành lại Đài Loan vào năm 2020. Bước sang năm 2020, Tập Cận Bình đã để mắt tới Biển Đông và coi đó là mục tiêu cũng có thể đạt được trong năm nay. Hai mục tiêu đan xen mật thiết với nhau. Trong đó, Biển Đông là mục tiêu cần đạt trước.
Ngày 21/1/2020, Tập Cận Bình ra lệnh triển khai 5 tàu nạo vét xây đảo cỡ lớn từ đảo Hải Nam, cùng với các tàu và trang thiết bị phụ trợ liên quan đến giai đoạn đầu của việc xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông. Đích đến của những con tàu này là bãi cạn Scarborough, cách Luzon, hòn đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế lại thuộc sở hữu của Trung Quốc sau khi bị nước này chiếm đóng bất hợp pháp vào năm 2012, 124 dặm (gần 200 km). Cơ quan tình báo của Mỹ và các nước khác đã nhanh chóng phát hiện ra hoạt động này.
Một hòn đảo nhân tạo tại bãi cạn Scarborough sẽ mang đến cho Trung Quốc một căn cứ không quân và hải quân mà có thể ngăn chặn các lực lượng quân sự của Mỹ xâm nhập Biển Đông qua eo biển Ba Sĩ. Nó cũng mở đường cho cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan từ phía Nam.
Đáp lại, Mỹ và Philippines đã nhất trí tăng cường sự hiện diện quân sự quanh bãi cạn Scarborough. Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đã chỉ đạo các hoạt động chuẩn bị, bao gồm cả việc điều các lực lượng thuộc Hạm đội 7 của Mỹ “hạ trại” cách bãi cạn này 12 hải lý muộn nhất vào ngày 24/1.
Trong khi đó, Trung Quốc cho dàn hàng trăm tàu đánh cá, tàu hải cảnh và tàu dân quân biển khắp vùng Biển Đông, như trong chiến dịch dàn tàu để ngăn cản hoạt động xây dựng của Philippines tại quần đảo Trường Sa năm 2018. Trung Quốc hy vọng có thể hăm họa và đánh lạc hướng lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu tại Biển Đông, và kéo lực lượng này ra khỏi bãi cạn. Trong trường hợp xảy ra đối đầu quân sự, các tàu không trực tiếp chiến đấu sẽ làm nhiệm vụ đánh lạc hướng và gây lúng túng cho các nhà chỉ huy liên quân, đồng thời liên tục cung cấp thông tin tình báo và hỗ trợ hỏa lực cho PLA.
Ngày 26/1, Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông và thành lập một lực lượng đặc nhiệm gồm 1 tàu sân bay, 15 tàu chiến mặt nước và 10 tàu ngầm từ đảo Hải Nam tiến về phía Nam. Đồng thời, Không quân PLA đã triển khai máy bay chiến đấu tới đảo Hải Nam và các căn cứ dọc bờ biển Đông Nam của Trung Quốc, bao gồm các phi đội Su-27 Flankers và FB-7 Flounders có khả năng thực hiện các cuộc tấn công trên biển. Lực lượng tên lửa của PLA được bố trí ở Đông Nam Trung Quốc, đối diện với Đài Loan, cũng được đặt trong tình trạng báo động cao và được bổ sung nhiều trung đoàn với các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Theo đề nghị của Trung Quốc, lực lượng không quân và hải quân của Nga tại khu quân sự Viễn Đông cũng được đặt trong tình trạng báo động cao. Trung Quốc và Nga đã tiến hành các cuộc tập trận chung ngày càng tinh vi trong gần một thập kỷ qua. Trung Quốc kỳ vọng khả năng can dự quân sự của Nga sẽ giúp ngăn ngừa Mỹ tham chiến vì Biển Đông. Mặc dù Nga đã gián tiếp thông tin cho Mỹ rằng nước này sẽ không can dự vào cuộc chiến tại Biển Đông, nhưng Mỹ và Nhật Bản vẫn bắt tay vào việc xây dựng các phương án đối phó.
Trên phạm vi toàn cầu, Bắc Kinh đã dàn dựng các cuộc biểu tình hòa bình quy mô lớn thông qua các tổ chức thuộc Mặt trận thống nhất của họ tại những thành phố lớn. Đồng thời, nước này cũng tăng cường các cuộc tấn công mạng và bắt đầu các hoạt động phá hoại tại những nước thù địch nhằm làm gián đoạn các hoạt động quân sự và tiến trình ra quyết định cấp quốc gia.
Tuy nhiên, các chiến dịch ép buộc, răn đe và cuộc chiến chính trị của Bắc Kinh đều đã thất bại. Sau khi từ bỏ chính sách nhượng bộ kéo dài gần 4 thập kỷ đối với Trung Quốc, Mỹ đã chuẩn bị cho tình huống đối đầu quân sự.
Cùng với lực lượng không quân và hải quân của Nhật Bản, các lực lượng Mỹ đóng tại Nhật Bản đã được đặt trong tình trạng báo động cao. Các máy bay chiến đấu bổ sung được triển khai tới khu vực này, và các tàu chiến đấu mặt nước được điều động tới quần đảo Ryukyu ở phía Nam. Các lực lượng lục quân bổ sung của Nhật Bản được triển khai tới khu vực Nansei Shoto và được trang bị tên lửa chống hạm.
Ý thức được việc các hoạt động thù địch tại Biển Đông có thể đe dọa nghiêm trọng tới Đài Loan, Đài Bắc cũng đặt các lực lượng vũ trang của mình vào tình trạng báo động cao nhất và bắt đầu các bước chuẩn bị cho phòng thủ dân sự.
Tàu USS Ronald Reagan, tàu xung kích của Hải quân Mỹ, cùng một nhóm tác chiến đã khởi hành về phía Đông đảo Okinawa, và nhóm tác chiến tàu sân bay thứ hai đã khởi hành từ San Diego. Hai phi đội máy bay tiêm kích tàng hình F-22 được tăng cường tới Thái Bình Dương, một phi đội tới căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa và phi đội còn lại tới Guam. Trong khi đó, hai máy bay ném bom tàng hình B-2 được triển khai tới Guam.
Thủy quân lục chiến Mỹ nhanh chóng thiết lập một loạt tiền đồn và đổ bộ lên các đảo nhỏ rải khắp khu vực. Được trang bị tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm tầm xa, Thủy quân lục chiến có thể góp phần quan trọng vào chiến lược “chống xâm nhập/ngăn chặn tiếp cận” của liên quân tại Biển Đông. Các lực lượng vũ trang với khả năng tác chiến tương tự cũng bắt đầu được triển khai từ các căn cứ của Mỹ tới Nhật Bản.
Ngày 28/1, Bắc Kinh tuyên bố tất cả các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ven bờ biển nước này đều là những khu vực cấm đối với lực lượng quân sự nước ngoài và toàn bộ vùng biển bên trong cái mà Trung Quốc gọi là “đường 9 đoạn” Vùng chủ quyền lãnh thổ trên biển”. Bắc Kinh kiên quyết không cho phép bất kỳ ai xâm phạm chủ quyền không được nước nào công nhận này.
Ngày 29/1, Trung Quốc tái dựng sự kiện giữa tàu Lan Châu và tàu USS Decatur ngày 30/9/2018. Bắc Kinh hoàn toàn chắc chắn về hệ quả của nó: Sẽ có nổ súng, và thương vong.
Tập Cận Bình và đội ngũ thân tín của ông tin rằng Mỹ sẽ xuống thang giống như lần trước. Nếu không thì giới lãnh đạo Trung Quốc cũng tin rằng lực lượng của họ sẽ đánh bại liên quân do Mỹ đứng đầu trong trường hợp xảy ra giao tranh.
Dường như không ai trong Bộ Chính trị bị ám ảnh bởi hồn ma của gần 22 triệu người chết trong cuộc đại chiến, hoặc những hình ảnh về sự sụp đổ và tiêu vong của các đế quốc Áo-Hungary, Nga, Đức và Ottoman.
Giống như vụ ám sát đã thổi bùng ngọn lửa Chiến tranh thế giới thứ nhất, vụ việc châm ngòi cho cuộc chiến tranh ở Biển Đông cũng đơn giản nhưng nghiêm trọng.
Một tàu đánh cá treo cờ Trung Quốc, được tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống, đã tiến thẳng về phía tàu USS Chancellorsville, một tàu tuần dương được trang bị tên lửa dẫn đường thuộc Hạm đội 7 của Mỹ. Mặc dù tàu Chancellorsville đã cảnh báo qua loa phát thanh về nguy cơ va chạm, nhưng hai con tàu Trung Quốc vẫn lao thẳng về phía tàu Mỹ.
Sau khi cố gắng tránh né hai con tàu đang lao về phía mình và sử dụng mọi biện pháp hòa bình, tàu Chancellorsville đã bắn 4 phát cảnh báo từ khẩu pháo cỡ nòng 5 inch (127 mm) đặt phía trước tàu.
Chỉ trong vài phút, tàu khu trục Lan Châu (DDG-170) được trang bị tên lửa dẫn đường của Hải quân Trung Quốc, vốn đang hoạt động cách đó khoảng 100 hải lý, đã bắn một loạt 4 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa YJ-62. Vậy là Trung Quốc đã bắt đầu cuộc chiến tranh giành Biển Đông.
NATO lập tức kích hoạt Điều 5 của Hiệp ước Washington và tiến hành các phản ứng quân sự, bao gồm cả việc nhanh chóng triển khai lực lượng tới Biển Đông và biển Hoa Đông để hỗ trợ các đối tác dân chủ truyền thống của họ tại đó. EU cũng nhanh chóng can dự, bằng việc khởi động các cuộc tham vấn để kích hoạt Hiệp ước về Liên minh châu Âu, với lý do phòng thủ trước nguy cơ hành động gây hấn của Trung Quốc ảnh hưởng tới các vùng lãnh thổ của Pháp ở châu Á-Thái Bình Dương. Trên phạm vi toàn cầu, các nước trước kia vẫn hy vọng sẽ không bao giờ phải chọn phe trong một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc nhận ra rằng cuối cùng cũng đến lúc phải đứng về một bên.
Vậy là Trung Quốc đã thực sự bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.
http://biendong.net/bi-n-nong/34993-cuoc-chien-bien-dong-se-dinh-hinh-lai-chau-a.html

Thế giới không thể làm ngơ

 trước sự xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông

Hương Thảo
Tác giả bài viết, Đô đốc James Stavridis là Tư lệnh đồng minh tối cao thứ 16 của NATO và là Hiệu trưởng thứ 12 của Trường Luật và Ngoại giao Fletcher tại Đại học Tufts. Ông đã dành phần lớn sự nghiệp hoạt động của mình ở Thái Bình Dương, bao gồm nhiều nhiệm vụ chỉ huy. Sau đây là bài phân tích của ông trên Asia Nikkei ngày 30/5.
Trong hai thập kỷ qua, chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông đã gợi nhớ đến vị tướng và chiến lược gia cổ đại Tôn Tử với câu nói: “Nghệ thuật chiến tranh tối cao là khuất phục kẻ thù mà không cần chiến đấu”. Trong thời kỳ hỗn loạn này, sự kiên nhẫn đó đã thay đổi khi Trung Quốc, bị thúc đẩy bởi viễn tưởng là Hoa Kỳ đang từ bỏ vị trí lãnh đạo và bởi một thế giới đang phân tâm, đã trở nên ngày càng hung hăng hơn. Bắc Kinh đã liên tục gây sức ép với các nước láng giềng và xây dựng sức mạnh hạm đội tàu chiến của nó.
Gần đây nhất, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng hải quân để gây áp lực cho các quốc gia duyên hải, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. Một tháng trước, Trung Quốc đã đánh chìm một tàu cá Việt Nam, một động thái bị cộng đồng quốc tế lên án.
Trung Quốc đang gia tăng áp lực chống lại tàu chiến Hoa Kỳ, sử dụng những tín hiệu mang tính khiêu chiến; di chuyển ở một khoảng cách gần và nguy hiểm; chiếu radar sóng nhiễu vào các tàu của Hoa Kỳ; bay sát phía trên các tàu chiến Mỹ.
Lẽ ra, với động thái nhanh chóng tái khởi động nền kinh tế, Trung Quốc đã có thể ở vị thế cung cấp sức mạnh mềm và kích thích kinh tế của nó cho các nước quanh Biển Đông.
Vậy chúng ta có thể suy luận những gì từ tất cả những điều này về chiến lược mới của Trung Quốc để củng cố kiểm soát ở đây?
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông, từ đường bờ biển của nó đến “đường chín đoạn” mà nó vẽ ra trên bản đồ. Điều này có sự ảnh hưởng quốc tế to lớn vì tiềm năng dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và giao thương trong khu vực. Bắc Kinh đã ngoan cố duy trì các yêu sách trên biển Đông, bất chấp bị thua kiện tại tòa án trọng tài quốc tế, và phải đối mặt với sự phản kháng từ các quốc gia duyên hải – đặc biệt là Việt Nam và Philippines.
Hoa Kỳ đã tiến hành một chiến dịch tuần tra “tự do hàng hải” để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đang bành trướng bằng việc xây dựng các đảo nhân tạo trên khắp vùng biển tranh chấp. Trung Quốc đã ráo riết mở rộng hạm đội tàu chiến, tăng số lượng tên lửa hành trình “sát thủ tàu sân bay” và cải tiến công nghệ dưới biển. Tất cả những điều này giúp nó tự tin hơn khi phản ứng với các cuộc tuần tra của Hoa Kỳ.
Chiến lược này cũng đang trở nên hung hăng hơn vì những lo ngại chính trị nội bộ của Trung Quốc. Khi Tập Cận Bình cố gắng củng cố quyền lực của mình, ông ta cần phải giữ được sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu đang phát triển, nhưng một nền kinh tế chậm lại có nghĩa là cần phải đánh lạc hướng dư luận bằng một thứ “nước mắt cá sấu” khác. Điều đó biểu lộ ra ở giọng điệu dân tộc cực đoan hơn về Biển Đông.
Đối với phần còn lại của thế giới, các lựa chọn là khó khăn. Không nước nào muốn dính dấp vào một cuộc Chiến tranh Lạnh toàn diện, hay thậm chí là một cuộc chiến vũ trang, với Trung Quốc. Nhưng để tránh điều này trong khi phản đối các yêu sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ đòi hỏi áp lực kinh tế và ngoại giao đồng thời với răn đe quân sự.
Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ nên tìm cách dàn trận dựa trên sự lên án ngoại giao của tất cả các quốc gia trên Biển Đông cộng với Nhật Bản, Ấn Độ và Úc.
Về phía quân đội, sẽ cần có thêm các cuộc tuần tra hàng hải của không chỉ Hoa Kỳ mà cả các đồng minh khác – kể cả các quốc gia hàng đầu của NATO như Anh và Pháp.
Một phần khác của chiến lược phải bao gồm các yếu tố răn đe kinh tế, gồm cả kích thích và trừng phạt nếu Trung Quốc tiếp tục các hành vi nguy hiểm. Cuối cùng, một phần của cuộc đối đầu này sẽ xảy ra trong thế giới mạng, và ở đây cần có sự phòng thủ mạnh mẽ vì Trung Quốc có thể sẽ lợi dụng điều đó để tuyên truyền bóp méo sự thật và trục lợi.
Tôn Tử là một người ủng hộ mạnh mẽ cho chiến thắng của sự kiên nhẫn, nhưng ông cũng nói rằng “cơ hội nhân lên khi chúng có thể bị chiếm giữ đột ngột bằng sức mạnh”. Bắc Kinh dường như đang làm điều đó ở Biển Đông.
Theo Asia Nikkei,
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/the-gioi-khong-the-lam-ngo-truoc-su-xam-luoc-cua-trung-quoc-o-bien-dong.html

Vai trò của Mỹ

trong việc ngăn chặn âm mưu của TQ ở biển Đông

Trong một bài bình luận đăng trên tờ National Interest gần đây, học giả Michael Rubin tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) kêu gọi Mỹ phải đánh bại Trung Quốc đang âm mưu bành trướng ở Biển Đông.
Mỹ cần đánh bại âm mưu bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông
Theo ông Rubin, di sản lớn nhất của ông Mike Pompeo với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ, có thể là việc ông là nhà ngoại giao đầu tiên, “dũng cảm đương đầu một cách có hệ thống với tuyên truyền của Trung Quốc, với sự nham hiểm của Bắc Kinh, sự ăn cắp tràn lan của chế độ cộng sản đối với quyền sở hữu [trí tuệ] quốc tế trị giá hàng trăm tỷ đô la, và sự coi thường chuẩn mực quốc tế”.
Ông Rubin cho rằng các chính quyền Mỹ trước đây có thể đã có những tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc, nhưng rất ít người đối đầu [với Bắc Kinh] hoặc hành động mà không nói xuông.
“Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, tầm quan trọng thương mại và tiềm lực quân sự đã khiến các chính quyền Mỹ trước đây dè chừng”, ông Rubin nhận xét.
Theo ông Rubin, “tất cả đều biết cần phải làm gì đó, nhưng cũng giống như những quan chức Mỹ đặt hy vọng vào các nhà cải cách Iran, và không bao giờ bận tâm rằng một canh bạc như vậy chưa bao giờ được đền đáp, họ đặt cược vào ý tưởng rằng Trung Quốc sẽ cải cách chính trị sau khi tự do hóa nền kinh tế. Họ tin rằng Bắc Trung Quốc sẽ đi theo ‘trật tự tự do’ sau Thế chiến 2, hơn là [họ] tìm cách đánh bại [Bắc Kinh]”.
Ông Rubin cho rằng việc che đậy về nguồn gốc của cuộc khủng hoảng COVID-19, là một dấu hiệu của văn hóa chính trị Trung Quốc, nhưng nó là một phản ứng đối phó với một cuộc khủng hoảng, chứ không phải là chiến lược chủ động để khích động nó. Tuy nhiên, theo ông Rubin, Bắc Kinh có một chiến lược rõ ràng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang ngày càng tham gia vào việc chiếm đoạt lãnh thổ hàng hải, chưa từng có tiền lệ.
“Nếu Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện thành công tham vọng thay đổi các bãi đá [san hô] nổi lên khi nước thủy triều thấp, thành các hòn đảo và yêu sách không những lãnh hải 12 hải lý quanh mỗi đảo, mà còn vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thì toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc hiện đang tìm cách kiểm soát, đặt nó ngang hàng với các thế lực đế quốc thế kỷ 19, của các cường quốc châu Âu”, ông Rubin nhận định.
Theo ông Rubin, cơ sở lịch sử và pháp lý của các yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông là ngoài sức tưởng tượng, là không có cơ sở lịch sử, không tuân thủ luật pháp quốc tế hoặc địa chất học. Trung Quốc đưa ra những yêu sách của mình dựa trên cái gọi là ‘Đường 9 đoạn’, lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ chỉ vào năm 1947. Tuy nhiên, các bản đồ Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trước, cho thấy không có những yêu sách như vậy.
“Trong khi các quan chức Trung Quốc ủng hộ các yêu sách của Bắc Kinh bằng cách lập luận rằng các khu vực nằm trong ‘Đường 9 đoạn’ là ngư trường truyền thống của Trung Quốc, thì lập luận này là vô nghĩa khi người Việt Nam, người Philippines và ngư dân Malaysia, cũng đi lại trên vùng biển này trong lịch sử”, ông Rubin khẳng định.
Ông Rubin cho hay một số nhà ngoại giao nỗ lực hết sức mình để dàn xếp những quan điểm của những nước có liên quan trong đàm phán. Tuy nhiên, lịch sử không linh hoạt như vậy. Là một phần của Hiệp ước Paris năm 1898 chấm dứt Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha, Tây Ban Nha đã bán Philippines cho Mỹ với giá 20 triệu đô la. Cả Madrid và Washington đều coi Đá Vành khăn do Trung Quốc chiếm đóng [thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền], và Bãi cạn Scarborough do Trung Quốc quản lý, bất chấp phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực, chống lại Bắc Kinh, trong đó nêu rõ đó là lãnh thổ của Philippines.
Tương tự như vậy, khi Philippines giành được độc lập hoàn toàn vào ngày 4/7/1946, họ nắm quyền kiểm soát cả Đá vành khăn và Bãi cạn Scarborogh. Nói một cách đơn giản, như phán quyết đã nêu rõ, những yêu sách của Trung Quốc đối với 2 hòn đảo này là không có giá trị pháp lý và lịch sử.
Cũng theo ông Rubin, một câu chuyện tương tự tiếp tục trên Biển Đông. Sáng kiến Minh bạch Hàng Hải châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), công bố và phân tích hình ảnh vệ tinh, có mã nguồn mở, của các đảo, rạn đá san hô khi nước thủy triều thấp, nằm rải rác trên Biển Đông. Nó cho thấy bề ngoài chiến lược “cắt lát salami” [chiến lược tằm ăn dâu] của Trung Quốc, trong đó Bắc Kinh biến các rạn san hô và đá, thành đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự, các cụm pháp phòng không và các trạm giám sát trên đảo.
Trong khi việc ngoại trưởng Mỹ Pompeo sẵn sàng đối mặt với sự tuyên truyền [chỉ trích] của Trung Quốc là đáng được hoan nghênh, thì có một câu hỏi đặt ra là liệu việc sử dụng truyền thông để tác động đến sự ủng hộ của công chúng, có đủ để thay đổi hành vi của Trung Quốc hay không?
Về vấn đề trên, ông Rubin cho rằng “ngoại giao là có giá trị, nhưng chỉ có thể cung cấp một giải pháp khi cả hai phía tiếp cận nó cho cùng một mục đích. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã áp dụng ngoại giao như một chiến lược chiến tranh bất đối xứng, để ‘trói tay’ đối thủ trong khi họ thúc đẩy vị thế quân sự của mình”.
Mỹ coi Biển Đông là vùng biển quốc tế, và từ chối công nhận các rạn san hô nổi lên khi thủy triều thấp ở lưu vực, là những hòn đảo, đáng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế.
“Tuy nhiên, có lẽ đã đến lúc tạo ra một ngoại lệ”, ông Rubin đề xuất.
Những tuyên bố của Trung Quốc rằng những tảng đá, bãi cạn và đá ngầm mà họ chiếm giữ bất hợp pháp, là những hòn đảo, là sai trái rõ rệt. Ngoài ra theo ông Rubin, có một cấu trúc ở Biển Đông, đáp ứng các tiêu chí để trở thành một hòn đảo. Đó là đảo Ba Bình (Itu Aba) trên quần đảo Trường Sa, do Đài Loan chiếm đoạt, nhưng cũng bị các nước khác, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, tuyên bố chủ quyền.
Đài Loan từ lâu đã tuyên bố rằng Ba Bình là một hòn đảo xứng đáng có được vùng đặc quyền kinh tế của riêng mình, mặc dù, trong năm 2016, một hội đồng trọng tài được triệu tập theo yêu cầu của Philippines, chỉ rõ Ba Bình là một rạn đá, chỉ xứng đáng được hưởng lãnh hải 12 hải lý.
Tuy nhiên, theo ông Rubin, phán quyết này là có thiếu sót.
“Một trong những đặc điểm chính của một hòn đảo là nó có nước ngọt để duy trì sự sống. Cư dân đảo Ba Bình hứng nước mưa, và do đó họ tiếp cận đủ nước ngọt và có thể hỗ trợ một nền kinh tế có ý nghĩa. Logic của phán quyết năm 2016 có lẽ bị lẫn lộn, và bỏ qua tiền lệ”, ông Rubin lập luận.
Để đánh bại Trung Quốc với mưu đồ riêng của mình, và bảo vệ tốt hơn quyền tự do hàng hải, ông Rubin cho rằng ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo “nên công nhận vị thế của Ba Bình là một hòn đảo, và cả yêu sách của Đài Loan đối với hòn đảo này. Công nhận Ba Bình là một hòn đảo không phải là để chấp thuận cho việc cải tạo đất trên các đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm đóng, mà chỉ đơn giản là chấm dứt tính trung lập trong vấn đề, không có lợi mà có hại cho một đồng minh quan trọng của Mỹ”.
Theo ông Rubin, Mỹ cần thực hiện các ”cắt lát salami” sau:
1) Thứ nhất, các quan chức Hoa Kỳ có thể bắt đầu bằng cách đến thăm Ba Bình trong các chuyến tham quan khu vực.
2) Thứ hai, Mỹ có thể cử nhóm các nhà địa chất, kỹ sư và các nhà sinh vật học người Mỹ đến Ba Bình, để tiến hành các công việc nghiên cứu, cũng giống như việc Trung Quốc thường sử dụng các nhiệm vụ khoa học, để cung cấp vỏ bọc cho các kỹ sư quân sự của chính họ.
3) Thứ ba, Mỹ có thể cung cấp cho Đài Loan radar và tên lửa đất đối không, để giúp bảo vệ đảo Ba Bình khỏi ‘những kẻ săn mồi’ trong khu vực, điều mà các kỹ sư trên có thể giúp đỡ.
4) Cuối cùng thì Đài Bắc và Washington có thể kỷ niệm lịch sử quan hệ chiến lược lâu dài của họ, bằng cách lên lịch các cuộc ghé thăm cảng trên đảo.
“Cho đến nay, ngoại giao đã không có tác dụng đẩy lùi các hành động cũng như dã tâm của Trung Quốc ở Biển Đông chừng nào Trung Quốc còn tin vào những hành động ‘cắt lát salami’ của mình. Sau đó, có lẽ để có hiệu quả và báo hiệu sự hỗ trợ cho các đồng minh và bảo vệ quyền tự do hàng hải, đã đến lúc Washington cần phải hành động để ngăn cản Bắc Kinh thực hiện chiến thuật này”, ông Rubin kết luận.
http://biendong.net/bi-n-nong/34992-vai-tro-cua-my-trong-viec-ngan-chan-am-muu-cua-tq-o-bien-dong.html

Ý kiến chuyên gia: Mỹ phải đánh bại Trung Quốc

đang âm mưu bành trướng ở Biển Đông

Duy Nghĩa
Trong một bài bình luận đăng trên tờ National Interest gần đây, học giả Michael Rubin tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) kêu gọi Mỹ phải đánh bại Trung Quốc đang âm mưu bành trướng ở Biển Đông.
Theo ông Rubin, di sản lớn nhất của ông Mike Pompeo với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ, có thể là việc ông là nhà ngoại giao đầu tiên, “dũng cảm đương đầu một cách có hệ thống với tuyên truyền của Trung Quốc, với sự nham hiểm của Bắc Kinh, sự ăn cắp tràn lan của chế độ cộng sản đối với quyền sở hữu [trí tuệ] quốc tế trị giá hàng trăm tỷ đô la, và sự coi thường chuẩn mực quốc tế”.
Ông Rubin cho rằng các chính quyền Mỹ trước đây có thể đã có những tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc, nhưng rất ít người đối đầu [với Bắc Kinh] hoặc hành động mà không nói xuông.
“Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, tầm quan trọng thương mại và tiềm lực quân sự đã khiến các chính quyền Mỹ trước đây dè chừng”, ông Rubin nhận xét.
Theo ông Rubin, “tất cả đều biết cần phải làm gì đó, nhưng cũng giống như những quan chức Mỹ đặt hy vọng vào các nhà cải cách Iran, và không bao giờ bận tâm rằng một canh bạc như vậy chưa bao giờ được đền đáp, họ đặt cược vào ý tưởng rằng Trung Quốc sẽ cải cách chính trị sau khi tự do hóa nền kinh tế. Họ tin rằng Bắc Trung Quốc sẽ đi theo ‘trật tự tự do’ sau Thế chiến 2, hơn là [họ] tìm cách đánh bại [Bắc Kinh]”.
Ông Rubin cho rằng việc che đậy về nguồn gốc của cuộc khủng hoảng COVID-19, là một dấu hiệu của văn hóa chính trị Trung Quốc, nhưng nó là một phản ứng đối phó với một cuộc khủng hoảng, chứ không phải là chiến lược chủ động để khích động nó. Tuy nhiên, theo ông Rubin, Bắc Kinh có một chiến lược rõ ràng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang ngày càng tham gia vào việc chiếm đoạt lãnh thổ hàng hải, chưa từng có tiền lệ.
“Nếu Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện thành công tham vọng thay đổi các bãi đá [san hô] nổi lên khi nước thủy triều thấp, thành các hòn đảo và yêu sách không những lãnh hải 12 hải lý quanh mỗi đảo, mà còn vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thì toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc hiện đang tìm cách kiểm soát, đặt nó ngang hàng với các thế lực đế quốc thế kỷ 19, của các cường quốc châu Âu”, ông Rubin nhận định.
Theo ông Rubin, cơ sở lịch sử và pháp lý của các yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông là ngoài sức tưởng tượng, là không có cơ sở lịch sử, không tuân thủ luật pháp quốc tế hoặc địa chất học. Trung Quốc đưa ra những yêu sách của mình dựa trên cái gọi là ‘Đường 9 đoạn’, lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ chỉ vào năm 1947. Tuy nhiên, các bản đồ Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trước, cho thấy không có những yêu sách như vậy.
“Trong khi các quan chức Trung Quốc ủng hộ các yêu sách của Bắc Kinh bằng cách lập luận rằng các khu vực nằm trong ‘Đường 9 đoạn’ là ngư trường truyền thống của Trung Quốc, thì lập luận này là vô nghĩa khi người Việt Nam, người Philippines và ngư dân Malaysia, cũng đi lại trên vùng biển này trong lịch sử”, ông Rubin khẳng định.
Ông Rubin cho hay một số nhà ngoại giao nỗ lực hết sức mình để dàn xếp những quan điểm của những nước có liên quan trong đàm phán. Tuy nhiên, lịch sử không linh hoạt như vậy. Là một phần của Hiệp ước Paris năm 1898 chấm dứt Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha, Tây Ban Nha đã bán Philippines cho Mỹ với giá 20 triệu đô la. Cả Madrid và Washington đều coi Đá Vành khăn do Trung Quốc chiếm đóng [thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền], và Bãi cạn Scarborough do Trung Quốc quản lý, bất chấp phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực, chống lại Bắc Kinh, trong đó nêu rõ đó là lãnh thổ của Philippines.
Tương tự như vậy, khi Philippines giành được độc lập hoàn toàn vào ngày 4/7/1946, họ nắm quyền kiểm soát cả Đá vành khăn và Bãi cạn Scarborogh. Nói một cách đơn giản, như phán quyết đã nêu rõ, những yêu sách của Trung Quốc đối với 2 hòn đảo này là không có giá trị pháp lý và lịch sử.
Cũng theo ông Rubin, một câu chuyện tương tự tiếp tục trên Biển Đông. Sáng kiến Minh bạch Hàng Hải châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), công bố và phân tích hình ảnh vệ tinh, có mã nguồn mở, của các đảo, rạn đá san hô khi nước thủy triều thấp, nằm rải rác trên Biển Đông. Nó cho thấy bề ngoài chiến lược “cắt lát salami” [chiến lược tằm ăn dâu] của Trung Quốc, trong đó Bắc Kinh biến các rạn san hô và đá, thành đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự, các cụm pháp phòng không và các trạm giám sát trên đảo.
Trong khi việc ngoại trưởng Mỹ Pompeo sẵn sàng đối mặt với sự tuyên truyền [chỉ trích] của Trung Quốc là đáng được hoan nghênh, thì có một câu hỏi đặt ra là liệu việc sử dụng truyền thông để tác động đến sự ủng hộ của công chúng, có đủ để thay đổi hành vi của Trung Quốc hay không?
Về vấn đề trên, ông Rubin cho rằng “ngoại giao là có giá trị, nhưng chỉ có thể cung cấp một giải pháp khi cả hai phía tiếp cận nó cho cùng một mục đích. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã áp dụng ngoại giao như một chiến lược chiến tranh bất đối xứng, để ‘trói tay’ đối thủ trong khi họ thúc đẩy vị thế quân sự của mình”.
Mỹ coi Biển Đông là vùng biển quốc tế, và từ chối công nhận các rạn san hô nổi lên khi thủy triều thấp ở lưu vực, là những hòn đảo, đáng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế.
“Tuy nhiên, có lẽ đã đến lúc tạo ra một ngoại lệ”, ông Rubin đề xuất.
Những tuyên bố của Trung Quốc rằng những tảng đá, bãi cạn và đá ngầm mà họ chiếm giữ bất hợp pháp, là những hòn đảo, là sai trái rõ rệt. Ngoài ra theo ông Rubin, có một cấu trúc ở Biển Đông, đáp ứng các tiêu chí để trở thành một hòn đảo. Đó là đảo Ba Bình (Itu Aba) trên quần đảo Trường Sa, do Đài Loan chiếm đoạt, nhưng cũng bị các nước khác, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, tuyên bố chủ quyền.
Đài Loan từ lâu đã tuyên bố rằng Ba Bình là một hòn đảo xứng đáng có được vùng đặc quyền kinh tế của riêng mình, mặc dù, trong năm 2016, một hội đồng trọng tài được triệu tập theo yêu cầu của Philippines, chỉ rõ Ba Bình là một rạn đá, chỉ xứng đáng được hưởng lãnh hải 12 hải lý.
Tuy nhiên, theo ông Rubin, phán quyết này là có thiếu sót.
“Một trong những đặc điểm chính của một hòn đảo là nó có nước ngọt để duy trì sự sống. Cư dân đảo Ba Bình hứng nước mưa, và do đó họ tiếp cận đủ nước ngọt và có thể hỗ trợ một nền kinh tế có ý nghĩa. Logic của phán quyết năm 2016 có lẽ bị lẫn lộn, và bỏ qua tiền lệ”, ông Rubin lập luận.
Để đánh bại Trung Quốc với mưu đồ riêng của mình, và bảo vệ tốt hơn quyền tự do hàng hải, ông Rubin cho rằng ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo “nên công nhận vị thế của Ba Bình là một hòn đảo, và cả yêu sách của Đài Loan đối với hòn đảo này. Công nhận Ba Bình là một hòn đảo không phải là để chấp thuận cho việc cải tạo đất trên các đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm đóng, mà chỉ đơn giản là chấm dứt tính trung lập trong vấn đề, không có lợi mà có hại cho một đồng minh quan trọng của Mỹ”.
Theo ông Rubin, Mỹ cần thực hiện các ”cắt lát salami” sau:
1) Thứ nhất, các quan chức Hoa Kỳ có thể bắt đầu bằng cách đến thăm Ba Bình trong các chuyến tham quan khu vực.
2) Thứ hai, Mỹ có thể cử nhóm các nhà địa chất, kỹ sư và các nhà sinh vật học người Mỹ đến Ba Bình, để tiến hành các công việc nghiên cứu, cũng giống như việc Trung Quốc thường sử dụng các nhiệm vụ khoa học, để cung cấp vỏ bọc cho các kỹ sư quân sự của chính họ.
3) Thứ ba, Mỹ có thể cung cấp cho Đài Loan radar và tên lửa đất đối không, để giúp bảo vệ đảo Ba Bình khỏi ‘những kẻ săn mồi’ trong khu vực, điều mà các kỹ sư trên có thể giúp đỡ.
4) Cuối cùng thì Đài Bắc và Washington có thể kỷ niệm lịch sử quan hệ chiến lược lâu dài của họ, bằng cách lên lịch các cuộc ghé thăm cảng trên đảo.
“Cho đến nay, ngoại giao đã không có tác dụng đẩy lùi các hành động cũng như dã tâm của Trung Quốc ở Biển Đông chừng nào Trung Quốc còn tin vào những hành động ‘cắt lát salami’ của mình. Sau đó, có lẽ để có hiệu quả và báo hiệu sự hỗ trợ cho các đồng minh và bảo vệ quyền tự do hàng hải, đã đến lúc Washington cần phải hành động để ngăn cản Bắc Kinh thực hiện chiến thuật này”, ông Rubin kết luận.
The National Interest,
Duy Nghĩa dịch và biên soạn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/y-kien-chuyen-gia-my-phai-danh-bai-trung-quoc-voi-am-muu-banh-truong-o-bien-dong.html

Tại sao Indonesia ban hành công hàm mới

về Biển Đông vào lúc này?

Nguyễn Lý Sơn
Indonesia lên tiếng
Chúng ta còn nhớ ngày 12/12/2019, Malaysia đã tái yêu sách khu vực thềm lục địa mở rộng bằng cách gửi một bản Báo cáo mới cho Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS). Lần lượt các quốc gia liên quan như Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đã gửi các công hàm ngoại giao lên CLCS để tỏ thái độ của mình, qua đó cũng thể hiện quan điểm của mình về tranh chấp biển Đông.
Đặc biệt đã có “cuộc chiến công hàm” giữa Việt Nam với Trung Quốc khi Việt Nam gửi công hàm bác bỏ các lập luận và yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông.
Ngày 26/5/2020, Phái đoàn thường trực Indonesia tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm tới Tổng Thư ký Liên Hợp quốc để thể hiện quan điểm của Indonesia trước các quan điểm của các quốc gia đã kể trên.
Nội dung công hàm của Indonesia ngày 26/5/2020
Cụ thể, Indonesia muốn nhắc lại lập trường của mình như đã thể hiện trong một công hàm trước đây mang số 480/POL-703/VII/10 ngày 8/7/2010, như sau:
1. Indonesia nhắc lại một lần nữa rằng Indonesia không phải là một bên trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông;
2. Hơn nữa, Indonesia nhấn mạnh rằng lập trường của mình về quyền có vùng biển của các thực thể trên biển như đã thể hiện ở công hàm năm 2010 đã được công nhận bởi Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) giữa nước Cộng hòa Philippines và nước CHND Trung Hoa (Tòa trọng tài Biển Đông), trong đó không có một thực thể nào tại quần đảo Trường Sa có thể có Vùng Đặc quyền Kinh tế hoặc Thềm Lục địa của riêng nó;
3. Indonesia nhắc lại rằng bản đồ Đường chín đoạn thể hiện yêu sách chủ quyền lịch sử rõ ràng là thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và vi phạm nghiệm trọng UNCLOS 1982. Quan điểm này cũng được công nhận bởi Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài rằng toàn bộ những quyền lịch sử mà nước CHND Trung Hoa có thể có đối với các nguồn tài nguyên vật chất hay sinh vật đều bị bãi bỏ vì những giới hạn về khu vực biển xác định theo UNCLOS 1982.
Là một quốc gia thành viên của UNCLOS 1982, Indonesia kiên trì kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS 1982. Indonesia sau đây tuyên bố rằng Indonesia sẽ không bị ràng buộc bởi bất kỳ yêu sách nào trái với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Indonesia tại Liên Hợp quốc xin đề nghị lưu hành công hàm này tới toàn bộ thành viên của Ủy ban về Ranh giới thềm lục địa (CLCS), toàn bộ các quốc gia thành viên của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển, và tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp quốc.
Công hàm này của Indonesia thể hiện điều gì
Công hàm mới đây của Indonesia là văn bản mới nhất trong loạt công hàm từ các nước ASEAN và Trung Quốc sau khi Malaysia gửi lên LHQ bản đệ trình tuyên bố chủ quyền đối với thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông ngoài khơi bờ biển phía Bắc nước này, nhiều khả năng là khu vực giàu tài nguyên.
Greg Poling, chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ cho rằng động thái của Indonesia cung cấp một “cơ sở quan trọng” cho Manila để theo đuổi phán quyết lịch sử bác bỏ “đường 9 đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây cũng là lần hiếm hoi Indonesia đề cập với LHQ về phán quyết của Tòa trọng tài ở La Hay năm 2016.
Trong công hàm, Indonesia cũng công khai đề cập đến phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, theo đó “không có bất kỳ thực thể nào thuộc Quần đảo Trường Sa được phép lấy làm căn cứ để tính Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hay Thềm lục địa”.
Indonesia cũng chỉ trích “đường 9 đoạn” phi pháp của Trung Quốc lấn chiếm các vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của một số quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Philippines. Tiếp nối từ công hàm năm 2010, Indonesia tái khẳng định rằng bản đồ “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc yêu sách về quyền lịch sử hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và có mức độ nghiêm trọng tương đương việc vi phạm UNLCOS 1982. Quan điểm này cũng đã được công nhận bởi phán quyết ngày 12/7/2016 của Toà trọng tài, trong đó nói rằng mọi quyền lịch sử mà Trung Quốc đòi hỏi đối với các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật đều bị bác bỏ bởi giới hạn về vùng biển được xác định theo UNLCOS 1982.
Indonesia cũng cho rằng rằng bản đồ “đường lưỡi bò” ngụ ý yêu sách quyền lịch sử rõ ràng thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và tương đương với việc làm đảo lộn UNCLOS 1982.
Như vậy, việc Indonesia gửi công hàm lên LHQ về vấn đề Biển Đông đã tăng thêm sức nặng cho một loạt động thái ngoại giao gần đây của các nước thành viên ASEAN phản đối các yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Cả 4 quốc gia: Malaysia, Philippines, Việt Nam và Indonesia mặc dù có những lợi ích khác nhau nhất định, nhưng các quốc gia này đều thống nhất với nhau ở hai điểm. Thứ nhất là các quốc gia đều phản đối “đường lưỡi bò” vì những sự tham lam và đi ngược lại UNCLOS 1982; Thứ hai, tất cả các quốc gia này đều viện dẫn Phán quyết năm 2016 của Toà trọng tài, coi đó là một phần quan trọng trong luật biển quốc tế nói chung khi diễn giải điều 121 UNCLOS 1982. Theo đó, không có thực thể nào thuộc Trường Sa có thể có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa kèm theo.
Có thể nói hành động của Indonesia đã tạo ra một nền tảng mới cho sự đoàn kết của các quốc gia ASEAN trước vấn đề này. Đặc biệt với sự thể hiện quan điểm như trên của Indonesia – quốc gia lớn nhất của ASEAN.
Hồi đầu tháng 5, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã tuyên bố Jakarta đang theo sát các diễn biến gần đây ở Biển Đông. Bà nhấn mạnh: “Indonesia quan ngại về các động thái gần đây ở Biển Đông, nơi có nguy cơ leo thang căng thẳng vào thời điểm toàn thế giới cần nỗ lực phối hợp chống COVID-19. Indonesia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, bao gồm đảm bảo tự do hàng hải và vùng trời ở khu vực này, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)”.
Ngoại trưởng Indonesia cũng lưu ý trong bối cảnh các cuộc đàm phán COC bị ngưng trệ, tất cả các quốc gia liên quan nên thể hiện sự kiềm chế: “Chúng ta duy trì cam kết đảm bảo có được một COC hiệu quả, thực chất và khả thi bất chấp diễn biến hiện nay của đại dịch COVID-19”. Đó cũng chính là mục tiêu quan trọng mà các nước ASEAN cần phải hướng tới.
Chính vì vậy, dư luận đang trông đợi Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch của ASEAN năm nay có thể kết nối và tạo ra sự đồng thuận cần thiết trong ASEAN để có thể cùng nhau cất lên tiếng nói thống nhất trong tiến trình tìm kiếm COC cho biển Đông.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/indonesia-issues-diplomat-note-to-un-about-scs-05302020101915.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?