Tin khắp nơi – 31/05/2020

Tin khắp nơi – 31/05/2020

Trump hoãn hội nghị thượng đỉnh G7 ‘lỗi thời’

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ hoãn hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay, và sẽ mời các nhà lãnh đạo của các quốc gia khác nữa cùng tham gia họp.
“Tôi không cảm thấy rằng… nó đại diện đủ mức cho những gì đang diễn ra trên thế giới. Đó là một nhóm các quốc gia rất lỗi thời,” ông Trump nói hôm thứ Bảy.
Vì sao Canada mời Việt Nam dự G7?
Trump ‘đơn độc’ tại đàm phán biến đổi khí hậu G7
G7 không đồng thuận về việc trừng phạt Nga
Nhóm G7, mà Hoa Kỳ sẽ tổ chức kỳ họp thượng đỉnh trong năm nay, bao gồm Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Vương quốc Anh.
Tổng thống Trump nói rằng Nga, Hàn Quốc, Úc và Ấn Độ nên được mời.
Nói chuyện với các phóng viên trên phi cơ của tổng thống, Air Force One, ông Trump nói ông sẽ hoãn kỳ họp thượng đỉnh cho tới tháng Chín. Kỳ họp này theo dự kiến lẽ ra sẽ được tổ chức vào cuối tháng Sáu.
Hồi tuần trước, ông Trump cho biết có thể sẽ tổ chức một cuộc họp tại Nhà Trắng, và có thể một phần tại Trại David, nơi nghỉ ngơi của tổng thống Mỹ, bất chấp những lo ngại về đại dịch virus corona.
Thủ tướng Đức Angela Merkel sau đó đã từ chối lời mời trực tiếp tham dự hội nghị thượng đỉnh của tổng thống, với lý do có đại dịch.
Phát ngôn viên của bà đã cảm ơn ông Trump, nhưng nói rằng nhà lãnh đạo Đức “không thể đồng ý đích thân đi dự bằng một chuyến đi tới Washington”.
Hôm thứ Sáu, Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson “đã đồng ý về tầm quan trọng của việc tổ chức kỳ họp trực tiếp giữa các lãnh đạo khối G7 trong tương lai gần” sau cuộc trò chuyện với Tổng thống Mỹ, Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.
Các nhà lãnh đạo khối G7 đã lên kế hoạch họp qua cầu truyền hình vào tháng Sáu để bàn về cách ứng phó với đại dịch Covid-19.
Khối G7 gồm bảy nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Khối này tự coi mình là “cộng đồng chia sẻ chung các giá trị”, với tự do, nhân quyền, dân chủ, pháp quyền, thịnh vượng và phát triển bền vững là những nguyên tắc then chốt của khối.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52829546

Vũ khí siêu thanh:

Cuộc đua căng thẳng của tam cường Mỹ-Nga-Trung

Siêu tên lửa và siêu tốc độ
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/5 đưa ra tuyên bố úp mở rằng, Mỹ sở hữu siêu tên lửa có khả năng bay nhanh gấp 17 lần so với tên lửa hiện tại, trong khi loại của Nga và Trung Quốc chỉ bay nhanh hơn 5-6 lần.
Theo các nguồn tin, Nga-Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu về vũ khí siêu thanh từ nhiều thập kỷ trước. Còn Trung Quốc thì mới chỉ tham gia vào cuộc đua từ những năm 2000. Tuy nhiên, điều đó không cản trở việc nước này ngày càng rút ngắn khoảng cách so với 2 cường quốc đi trước.
Đến nay, cả Mỹ – Nga và Trung Quốc đã hoàn thành nghiên cứu cơ bản và bước vào giai đoạn phát triển vũ khí chính thức, để sử dụng trong quân đội. Trong những năm tới, dự kiến hệ thống siêu thanh sẽ được triển khai toàn diện cho tất cả các lực lượng vũ trang.
Tên lửa mới và các thiết bị quân sự mới khác sẽ được biên chế cho Lục quân, Lực lượng Tên lửa chiến lược cũng như các Lực lượng Không quân và Hải quân.
Tuy nhiên, kế hoạch triển khai cụ thể của các quốc gia là khác nhau, mỗi nước đều có định hướng riêng.
Tốc độ siêu thanh kiểu Mỹ
Các dự án hiện tại của Mỹ là sự nối tiếp chương trình FALCON của Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến DARPA từ đầu những năm 2000. Kết thúc dự án FALCON, tên lửa HTV-2 được hoàn thành và thực hiện 2 chuyến bay thử nghiệm vào năm 2010 và 2011.
Theo kế hoạch, HTV-2 cần vượt qua quãng đường khoảng 7.000km với tốc độ tối đa March 20. Nhưng nhiệm vụ này chỉ thực hiện được một phần – HTV-2 duy trì trên quỹ đạo vài phút, trước khi đến điểm cuối cùng, chiếc đầu tiên đã tự huỷ, chiếc thứ 2 rơi xuống biển.
Mặc dù vậy, HTV-2 đã lập kỷ lục về tốc độ so với các thử nghiệm trước đó của Mỹ.
 Dự án  Vũ khí siêu thanh tầm xa LRHW của Mỹ.
Công việc được tiếp tục trên các dự án AHW. Nguyên mẫu của loại này có tốc độ lên tới March 8. Hiện nay Mỹ đang phát triển hệ thống tên lửa LRHW (Long Range Hypersonic Weapon – Vũ khí siêu thanh tầm xa) với thiết bị dẫn đường C-HGB.
Hai vụ thử đã được tiến hành với tốc độ khoảng March 5. Trong tương lai, LRHW sẽ được trang bị cho Lục quân cũng như các Lực lượng mặt nước và tàu ngầm.
Nhưng mối quan tâm lớn được dành cho dự án tên lửa AGM-183 ARRW. Các đặc tính kỹ thuật, chiến đấu vẫn chưa được tiết lộ. Nhiều chuyên gia cho rằng, tốc độ của AGM-183 ARRW có thể đạt March 20.
Như vậy, Mỹ có công nghệ có thể chế tạo các vũ khí siêu thanh với tốc độ lên tới  March 20 và bay xa 7.000-8.000km. Mặc dù khả năng này vẫn chưa được xác nhận bằng thực tế, nhưng các sản phẩm thử nghiệm thành công như vậy cũng đủ để giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu hiện nay.
Các “siêu dự án” của Nga
Các chương trình vũ khí siêu thanh của Nga vượt qua các cuộc thử nghiệm và đưa vào phục vụ chiến đấu. Tháng 12/2019, Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga đã bắt đầu triển khai hệ thống “Avangard”, là kết quả đạt được của nhiều năm nghiên cứu và sản xuất.
Theo các nguồn tin thì tổ hợp bao gồm tên lửa UR-100N UTTH và phần đầu được trang bị thiết bị dẫn đường siêu thanh “Avangard”.
Tổ hợp tên lửa Avangard của quân đội Nga.
Theo thông tin ban đầu, tốc độ của “Avangard” trên quỹ đạo có thể vượt March 20. Avangard có tầm hoạt động liên lục địa, có khả năng điều chỉnh tốc độ và hướng. Đồng thời, Avangard có hệ thống điều khiển hoạt động hiệu quả, cho phép khởi động nhanh và dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ
Tổ hợp lên lửa đạn đạo “Kinzhal” đã được đưa vào hoạt động. Máy bay MiG-31 hoặc Tu-22M3 vận chuyển chúng đến đường phóng, sau đó bay theo quỹ đạo với độ cao không dưới 20-22km. Vận tốc tối đa của “Kinzhal” là hơn March 10.
Ngoài ra, hệ thống tên lửa hành trình diệt hạm “Zircon”, với tên lửa 3M22 được sản xuất cho Hải quân Nga. Hệ thống này đã được thử nghiệm trên biển, trong tương lai gần sẽ được biển chế cho các lực lượng quân đội.
Trong lần phóng thử “Zircon” đạt tốc độ March 8. Tên lửa đặt trong bệ phóng 3C14, có thể phá huỷ cả những tàu mặt nước lớn.
Trước đây, một số dự án lớn đã được thực hiện ở Nga và chuẩn bị đưa vào thực tế. Nga có công nghệ cho phép phát triển vũ khí siêu thanh với tốc độ lên tới March 20 và bay xa xuyên lục địa.
Bí mật của Trung Quốc
Tuy Trung Quốc không vội tiết lộ bí mật trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nhưng cơ quan tình báo nước ngoài và giới truyền thông tiết lộ nước này đang phát triển dự án sản xuất tổ hợp tên lửa siêu thanh với tên gọi WU-14 hoặc DF-ZF.
Các cuộc bay thử nghiệm của WU-14 bắt đầu năm 2014. Đến nay, Trung Quốc đã thực hiện 10 lần phóng thử khác nhau. Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận thông tin về các lần phóng đầu tiên nhưng đồng thời tuyên bố nghiên cứu chỉ mang tính chất khoa học.
Theo các chuyên gia nước ngoài, phương tiện dẫn đường DF-ZF có thể đạt tốc độ không quá March 10. Trước đó cũng có nguồn tin cho rằng, tổ hợp này sử dụng tên lửa mang DF-21 hoặc DF-31, có thể đạt tầm xa lần lượt là 3.000km và 12.000km. Năm ngoái, tên lửa DF-17 chứng minh có thể đạt tầm xa đến 2.500km.
Thiết bị dẫn đường DF-ZF và tên lửa DF-17 được trang bị và phục vụ trong Lực lượng Tên lửa chiến lược Trung Quốc. Hiện các mẫu vũ khí siêu thanh khác cũng đang được Trung Quốc phát triển, nhưng chưa có thông tin nào về chúng được tiết lộ.
Cuộc đua vũ khí siêu thanh
Cả 3 quốc gia đều có công nghệ sản xuất các thiết bị bay siêu thanh và họ đang tiếp tục đi theo hướng này. Nhưng rõ ràng là có một nước vượt trội hơn so với các nước còn lại. Nếu xét về đặc điểm kỹ thuật và những thành tự đạt được bước đầu, vị trí đó có lẽ thuộc về Nga.
Nga không chỉ nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm mà đã đưa vào sử dụng một số mẫu vũ khí triển vọng. Ngay cả các quan chức Mỹ cũng thừa nhận là đang đi sau Nga trong lĩnh vực này.
Vị trí thứ 2 thuộc về Trung Quốc, mặc dù họ chỉ mới có 1 tổ hợp tên lửa siêu thanh. Nhưng nếu xét về thời điểm biên chế cho quân đội, Trung quốc lại là nước đi đầu.
Chương trình vũ khí siêu thanh của Nga đã sản xuất 3 mẫu vũ khí để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau, từ chiến thuật tác chiến đến chiến lược. Ngoài ra, công nghệ của Nga cũng đảm bảo các thiết bị này có tầm bay xa và tốc độ bay siêu nhanh.
Mặc dù Trung Quốc chưa có được những thành công như vậy nhưng họ có thể làm được trong những dự án mới.
Quân đội Mỹ có một số mẫu khá triển vọng, nhưng một trong số đó chưa đưa vào sử dụng. Xét về tốc độ và tầm hoạt động thì vẫn chưa thực sự nổi bật. Còn về “siêu tên lửa với vận tốc bay nhanh gấp 17 lần so với các loại khác” thì có lẽ sẽ phải chờ đến giữa thập kỷ này.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ có thể hài lòng với những gì họ có. Cuộc đua này mới chỉ đang ở giai đoạn gay cấn mà chưa đi đến hồi kết. Như vậy, các cuốc gia này có cơ hội tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm, lập kỷ lục mới để phục vụ mục đích bảo vệ an ninh đất nước. Và đồng thời, đây cũng là dịp để họ tự hào về công nghệ và nền khoa học nước mình.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34982-vu-khi-sieu-thanh-cuoc-dua-cang-thang-cua-tam-cuong-my-nga-trung.html

Thế trận quân sự Mỹ

thách thức TQ ở Biển Đông và xung quanh

Phản ứng trước các hành vi của Trung Quốc, Mỹ cấp tập điều động lực lượng quân sự hỗn hợp bao gồm cả hải quân, không quân lẫn thủy quân lục chiến hoạt động ở Biển Đông và khu vực lân cận nhằm thể hiện sự răn đe toàn diện.
Ngày 9.5, Hạm đội 7 – Thái Bình Dương của hải quân Mỹ thông báo vừa điều động 3 tàu ngầm để tập trận cùng một số tàu chiến nổi, máy bay của nước này từ ngày 2 – 8.5 ở khu vực biển Philippines. Không công bố chi tiết 3 tàu ngầm tập trận, nhưng phía Mỹ cho biết nội dung tập trận bao gồm cả hoạt động trên mặt biển lẫn phía dưới mặt nước, cũng như tiến hành đổ bộ.
Bước ngoặt mới
Đại diện quân đội Mỹ cho hay nội dung tập trận nhằm tăng cường khả năng hoạt động cho tàu ngầm nước này cũng như các chương trình phối hợp ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo – Pacific).
Nhật đuổi tàu hải cảnh quấy rối tàu cá
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) hôm qua xác nhận đã xảy ra chạm trán giữa tàu của lực lượng này và nhóm tàu hải cảnh của Trung Quốc trên vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, theo Hãng tin AFP. JCG cho hay nhóm tàu gồm 4 chiếc của đối phương tiến vào vùng biển trên khoảng 16 giờ hôm 8.5. Sau đó khoảng 50 phút, 2 tàu hải cảnh trong nhóm này bắt đầu đuổi theo một tàu cá
Nhật Bản đang ở cách đảo Uotsuri, hòn đảo lớn nhất thuộc  Senkaku/Điếu Ngư, khoảng 12 km. JCG lập tức cử đội tàu tuần tra đến hiện trường và phát cảnh báo qua vô tuyến, buộc nhóm tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực. Một ngày sau, 2 tàu hải cảnh của Trung Quốc tiếp tục xuất hiện tại vùng biển trên và đến gần tàu cá bị quấy rối hôm trước. Trong toàn bộ quá trình, tàu của JCG duy trì cảnh giác và sẵn sàng can thiệp để bảo vệ tàu cá.
Trả lời Thanh Niên ngày 10.5 về nội dung diễn tập trên, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cho rằng đó là những phần tập luyện rất thực tế xét trong bối cảnh Biển Đông hiện nay. Cùng ngày 10.5, khi trả lời Thanh Niên xung quanh diễn biến trên, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, Học giả tại Quỹ Châu Á – Thái Bình Dương ở Canada) cho rằng: Mỹ đang tiếp tục tăng cường sự hiện diện của hải quân, cả tàu chiến nổi lẫn tàu ngầm, nhằm đẩy lùi các hành động của Trung Quốc trong khu vực Indo – Pacific nói chung, Biển Đông nói riêng.
“Trong đó, việc Washington triển khai tàu ngầm có ý nghĩa quan trọng hơn tàu chiến nổi, bởi Bắc Kinh đang tìm cách kiểm soát khu vực trong lòng biển ở Biển Đông. Cụ thể, những hoạt động quân sự và “núp bóng” nghiên cứu khoa học gần đây của Trung Quốc dường như hé lộ việc nước này đang đẩy mạnh việc lập bản đồ nhiệt dưới nước, dòng chảy ở khu vực Biển Đông. Hơn thế nữa, Washington triển khai tàu ngầm đến biển Philippines lúc này khá đúng thời điểm, khi Bắc Kinh lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để tiến hành các hành vi gây mất an ninh trên Biển Đông”, PGS Nagy đánh giá.
Việc điều động tàu ngầm tập trận ở vùng biển Philippines có thể xem là bước ngoặt mới của Mỹ trong việc gửi thông điệp đến Trung Quốc về tình hình an ninh khu vực Indo – Pacific nói chung, Biển Đông nói riêng. Nên dù cuộc tập trận diễn ra ở biển Philippines thì vẫn chứa đựng thông điệp của Washington gửi đến Bắc Kinh liên quan tình hình Biển Đông.
3 thông điệp của Washington
TS Nagao nhận xét Washington đang nhấn mạnh 3 điều.
Thứ nhất, trong ngắn hạn, hải quân Mỹ cần thể hiện sức mạnh để ngăn chặn Trung Quốc có những hành vi gây lo ngại trên Biển Đông cũng như khu vực Indo – Pacific. Ngay cả khi tàu sân bay USS Theodore Roosevelt phải neo tại đảo Guam để xử lý dịch bệnh Covid-19, thì Mỹ vẫn thừa sức điều động một lực lượng đông đảo gồm tàu chiến nổi, máy bay chiến đấu và cả tàu ngầm để đảm bảo sức mạnh. Bên cạnh đó, Mỹ vẫn đang vận hành tàu đổ bộ tấn công USS America có khả năng hoạt động như tàu sân bay. Vì thế, đây là một lực lượng hỗn hợp toàn diện.
Thứ hai, trong trung hạn, Washington cũng cần gửi thông điệp rằng sẽ không để cho tàu ngầm của Bắc Kinh kiểm soát Biển Đông. Bởi nhiều khả năng, Trung Quốc có thể điều động tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân đến hoạt động ở Biển Đông nhằm tạo nên vành đai răn đe hạt nhân, kết hợp cùng các tàu chiến nổi và máy bay bao quanh các thực thể và đảo mà nước này đang chiếm giữ phi pháp tại vùng biển này. Để phòng ngừa khả năng này, Lầu Năm Góc cần chứng minh rằng tàu ngầm của Trung Quốc sẽ vô dụng trước sức mạnh của hải quân Mỹ. Trong nội dung tập trận từ ngày 2 – 8.5 mà hải quân Mỹ tiến hành ở vùng biển Philippines thì có cả phần chống tàu ngầm chính là để khẳng định thông điệp này.
Thứ ba, trong dài hạn, Mỹ cần chứng minh các thực thể nhân tạo mà Trung Quốc liên tục quân sự hóa là vô dụng đối với chiến lược thôn tính Biển Đông mà Bắc Kinh theo đuổi. Trung Quốc đã tốn kém rất nhiều để phát triển hạ tầng, quân sự hóa các thực thể này vì tin rằng đây là phương tiện tốt nhất cho chiến lược vừa nêu. Nhưng sức mạnh quân sự ở các đảo, thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông có mạnh hay không? Cuộc tập trận vừa qua của Mỹ bao gồm tàu ngầm, tàu chiến nổi cùng máy bay. Mỹ cũng đang triển khai máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1 Lancer đến khu vực. Xét về sức mạnh quân sự, mỗi tàu ngầm mang theo 12 tên lửa hành trình Tomahawk. Các tàu chiến nổi cũng mang theo cơ số hùng hậu tên lửa Tomahawk và cả máy bay B-1 cũng mang theo 8 tên lửa loại này. Với tầm bắn khoảng 1.000 km, số tên lửa Tomahawk trên máy bay và tàu chiến Mỹ thừa sức vô hiệu hóa các thực thể, đảo mà Trung Quốc đang quân sự hóa ở Biển Đông.
Răn đe toàn diện
Thời gian qua, Mỹ liên tục điều động nhiều tàu chiến nổi đến tập trận ở Biển Đông hoặc các vùng biển lân cận nằm ở khu vực tây Thái Bình Dương. Cuối tháng 3, hải quân Mỹ liên tục công bố hình ảnh chiến hạm tập trận bắn đạn thật phóng tên lửa. Cụ thể là hình ảnh tàu tuần dương USS Shiloh phóng tên lửa đối không SM2 (với tầm bắn gần 170 km) trong một cuộc tập trận bắn đạn thật ở biển Philippines, rồi tàu khu trục USS Barry phóng tên lửa ở vùng biển Indo – Pacific.
Từ tháng 3 đến nay, hải quân Mỹ cũng đưa ra hình ảnh của hàng loạt cuộc tập trận với sự tham gia của nhiều chiến hạm như: tàu đổ bộ tấn công USS America mang theo chiến đấu cơ F-35 để triển khai tác chiến như tàu sân bay, tàu chiến cận bờ lớp Independence, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt.
Trong đó, nội dung tập trận của Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và Nhóm tác chiến viễn chinh USS America trên Biển Đông hồi giữa tháng 3 đã được hé lộ thông qua video clip dài 52 giây do quân đội Mỹ công bố. Theo đó, ngoài việc triển khai chiến đấu cơ F-35 uy lực, thì Mỹ cũng tập luyện cả khả năng dùng máy bay lưỡng dụng Osprey V-22 (có thể cất hạ cánh thẳng đứng như máy bay trực thăng và bay như máy bay phản lực) để chở theo binh sĩ thủy quân lục chiến, hải quân thực hiện đổ bộ lên đảo. Tốc độ lên đến 500 km/giờ và bán kính chiến đấu lên đến 700 km, loại máy bay này là phương tiện hành quân khẩn cấp linh hoạt nhất hiện nay. Tàu USS America hiện đang mang theo máy bay Osprey V-22. Nếu Osprey V-22 giúp đổ bộ đường không, thì tàu đệm khí do tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio lại trở thành phương tiện đổ bộ đường biển. Tàu lớp San Antonio vừa qua cũng hiện diện trên Biển Đông.
Trên không, từ tháng 3 đến nay, Lầu Năm Góc cũng nhiều lần điều động máy bay ném bom tầm xa B-1 Lancer, máy bay trinh sát săn ngầm P-3 Orion cùng một số loại máy bay trinh sát khác hoạt động tại Biển Đông. Bên cạnh đó, máy bay trinh sát săn ngầm P-8 Poseidon cũng từng hoạt động tại Biển Đông.
Kết hợp những yếu tố trên, Washington đang hình thành một mạng lưới răn đe toàn diện nhằm vào Bắc Kinh trên Biển Đông.
http://biendong.net/bi-n-nong/34976-the-tran-quan-su-my-thach-thuc-tq-o-bien-dong-va-xung-quanh.html

Mỹ đáp trả nguy cơ hạt nhân trên Biển Đông

Giữa bối cảnh Biển Đông có nhiều căng thẳng, Mỹ tăng cường hiện diện quân sự đến vùng biển này kèm theo thông điệp răn đe hạt nhân ngược lại nhằm vào Trung Quốc.
Ngày 27.5, một trang thông tin của quân đội Mỹ chính thức xác nhận việc máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1 Lancer ngày 26.5 đã bay đến Biển Đông. Đây là thông tin mà một số trang mạng ngày 26.5 đã thông tin. Theo hình ảnh từ trang tin của quân đội Mỹ, 2 máy bay B-1B đã cất cánh từ căn cứ không quân Andersen rồi thẳng tiến đến Biển Đông. Diễn biến này được nhấn mạnh là nhằm khẳng định cam kết của Mỹ đối với việc đảm bảo an ninh cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Cùng ngày 27.5, trả lời Thanh Niên, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) cho rằng việc Mỹ triển khai B-1 đến Biển Đông mang thông điệp răn đe ngược lại trước nhiều dấu hiệu từ phía Trung Quốc hàm chứa khả năng triển khai sức mạnh hạt nhân.
Từ hành động của Bắc Kinh
Theo đó, đây là hành động đáp trả việc Bắc Kinh thời gian qua không ngừng quân sự hóa các thực thể ở Biển Đông, đồng thời tăng cường điều động vũ khí đến khu vực này. Một số hình ảnh từng chỉ ra máy bay ném bom H-6 đã có mặt ở Biển Đông khi đồn trú tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam – nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Có tầm hoạt động đủ sức bao phủ khắp Biển Đông, oanh tạc cơ H-6 còn có thể mang theo tên lửa chứa đầu đạn hạt nhân.
Thêm vào đó, gần đây, nhiều động thái của Trung Quốc ẩn chứa nguy cơ nước này đẩy mạnh lực lượng tàu ngầm, trong đó có tàu ngầm Type-094 (lớp Tấn), đến Biển Đông. Cụ thể, Ấn Độ từng lên tiếng lo ngại việc tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ Dương. Theo hải trình thì nhiều khả năng trước khi đến Ấn Độ Dương, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đã hoạt động tại Biển Đông. Năm ngoái, Cục Nam Hải thuộc Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết đã triển khai mạng lưới thiết bị bay không người lái (UAV) ở Biển Đông để theo dõi, giám sát những thực thể và vùng biển xa bờ. Trả lời Thanh Niên xung quanh diễn biến này khi đó, PGS Stephen Robert Nagy (thuộc Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản; học giả tại Quỹ châu Á – Thái Bình Dương ở Canada) lo ngại UAV có thể giúp Trung Quốc thu thập các thông tin về địa hình trong lòng biển, độ sâu, dòng chảy…
Rồi việc Trung Quốc mới đây thành lập các cơ sở nghiên cứu khoa học ở quần đảo Trường Sa, thì như Thanh Niên dẫn lời giới chuyên gia phân tích trong bài viết Trung Quốc với thủ đoạn “nghiên cứu khoa học” để độc chiếm Biển Đông (ngày 25.3) cũng chỉ ra khả năng các cơ sở này phục vụ cho hoạt động của tàu ngầm bao gồm tàu ngầm hạt nhân.
Đến Washington đáp trả
Trong khi đó, song hành các tuyên bố gần đây lên án mạnh mẽ hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực tây Thái Bình Dương, Mỹ cũng đã tăng cường quân sự đến vùng biển này không chỉ với hải
quân mà còn có không quân. Điển hình là từ tháng 4, Lầu Năm Góc điều động máy bay B-1 từ lục địa Mỹ đến Thái Bình Dương, rồi tạm thời đồn trú ở đảo Guam. Từ đó đến nay, máy bay ném bom B-1 Lancer thường xuyên hoạt động ở vùng tây Thái Bình Dương. Tuy lâu nay, máy bay B-1 Lancer hầu như chỉ tham gia thực chiến với tên lửa và bom thông thường. Tuy nhiên, dòng máy bay này còn có thể mang theo vũ khí hạt nhân.
Thêm vào đó, gần đây truyền thông Mỹ cũng đưa tin về việc nước này điều động một số tàu ngầm rời cảng để đến hoạt động ở khu vực tây Thái Bình Dương. Dù không nêu đầy đủ chi tiết các loại tàu ngầm, nhưng theo giới chuyên gia thì đây là động thái nhằm phòng ngừa việc Bắc Kinh hình thành một vành đai cho sự hiện diện của tàu ngầm Trung Quốc trong khu vực. Nếu Mỹ không phòng ngừa thì tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc có thể trở thành một lực lượng hạt nhân ảnh hưởng đến tây Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng.
Bắc Kinh đẩy mạnh chiến thuật “vùng xám” ở Biển Đông
Trong buổi tọa đàm trực tuyến do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tổ chức ngày 27.5, chuyên gia Bonnie Glaser, Cố vấn cấp cao về châu Á và Giám đốc dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), cảnh báo Bắc Kinh đẩy mạnh chiến thuật “vùng xám” để củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông. Trong chiến thuật “vùng xám”, lực lượng tàu hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc dọa dẫm, ngăn chặn các nước láng giềng đánh bắt, khai thác tài nguyên, theo bà Glaser.
“Cùng lúc, trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), Bắc Kinh đề xuất chỉ hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên chung giữa ASEAN và Trung Quốc, không cho phép nước ngoài tham gia. Ngoài ra, Trung Quốc dùng công cụ kinh tế, chẳng hạn khoản vay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai, Con đường để gây áp lực với từng nước ASEAN”, bà Glaser lưu ý.
http://biendong.net/bi-n-nong/34975-my-dap-tra-nguy-co-hat-nhan-tren-bien-dong.html

Tổng thống Trump ban sắc lệnh

bảo vệ tự do ngôn luận trên mạng xã hội

Bình luậnNguyên Hương
Ngày 28/5, tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm vào các công ty mạng xã hội. Ông Trump nói động thái này là để “bảo vệ tự do ngôn luận khỏi những nguy hiểm nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ”.
Sắc lệnh có thể sẽ buộc các “ông trùm” truyền thông như Twitter, Facebook và YouTube phải nới lỏng các hạn chế nội dung, đặc biệt là các phát ngôn về chính trị, đồng thời cũng giảm bớt đáng kể về trách nhiệm bảo vệ người dùng.
Mới đây vào ngày 27/5, Twitter đã thêm dòng “xác thực nội dung” trên hai trong số các tweet của ông Trump. Vì vậy ông Trump đã phản ứng lại và cáo buộc công ty này đang can thiệp vào việc bầu cử.
Tổng thống cho rằng: “Twitter đưa ra các lựa chọn như: chặn người dùng, chỉnh sửa, danh sách đen hay chặn nội dung là các quyết định nhằm biên tập, thuần túy và đơn giản. Thế nhưng đôi lúc, Twitter không còn là một nền tảng công cộng trung gian mà [trở thành] một biên tập viên với quan điểm độc lập và tôi nghĩ chúng ta đều có thể thấy điều này ở các ứng dụng mạng xã hội khác”.
Ông Trump cáo buộc Twitter “đã chọn lọc áp đặt” nhãn “thông tin cần được kiểm chứng”, lưu ý rằng họ được quyền chọn nội dung xác thực, những nội dung được cho qua hoặc được quảng bá. Ông cho rằng điều đó không khác gì “hoạt động chính trị xã hội”.
“Tôi nghĩ rằng tất cả các bạn đều cảm nhận được, sự kiểm duyệt và thiên vị là một mối đe dọa đối với quyền tự do. Hãy hình dung điều này nếu các công ty điện thoại ngắt đường truyền hoặc chỉnh sửa cuộc hội thoại của bạn”.
Ông Trump kêu gọi các quy định mới theo mục 230 thuộc Đạo luật Thông tin về Truyền thông năm 1996 nhằm đảm bảo rằng các công ty truyền thông xã hội tham gia “kiểm duyệt” hay “điều khiển chính trị” sẽ “không thể thoát khỏi các trách nhiệm pháp lý”.
Mục 230 phần lớn miễn trừ trách nhiệm của các nền tảng trực tuyến đối với nội dung được đăng tải bởi người dùng, tuy nhiên các trách nhiệm về nội dung vi phạm luật chống buôn bán tình dục hoặc luật sở hữu trí tuệ vẫn không thay đổi.
Tổng chưởng lý William Barr trong khi tuyên bố về lệnh hành pháp của ông Trump đã nói rằng: luật ban hành nhằm mục đích bảo vệ “ngành công nghiệp non trẻ”, đồng thời nói rằng “nghị viện và hạ viện đều cùng cảm thấy tầm ảnh hưởng của nó đã vượt quá những dự kiến ban đầu”.
Luật pháp cho phép các công ty hạn chế hoặc xóa nội dung “với ý định tốt,” nếu họ coi đó là “hành vi tục tĩu, dâm ô, mê hoặc, bẩn thỉu, bạo lực quá mức, quấy rối hoặc những nội dung bị phản đối”.
Ông Barr chỉ ra rằng: “Tuy nhiên, các biện pháp bảo vệ không nhằm áp dụng cho các dịch vụ, mà nó đóng vai trò như những nhà xuất bản nhiều hơn là các nền tảng”.
Ông cho biết: “Khi thêm các nội dung của họ, như xác thực nội dung, vào nội dung của người dùng, quản lý bộ sưu tập và bắt đầu kiểm duyệt nội dung cụ thể, bao gồm những tình huống theo định hướng của chính phủ nước ngoài, chẳng hạn như Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ đã  trở thành những Nhà xuất bản”.
Sắc lệnh của ông Trump chỉ đạo Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), xây dựng các quy định cho những nội dung “phù hợp” hay không phù hợp được lưu hành trên các nền tảng trực tuyến. Các quy định nên giải thích rõ ràng khi nội dung hạn chế được cho là “lừa đảo, viện cớ hoặc không thích hợp với các điều khoản dịch vụ của nhà cung cấp; hoặc việc hạn chế được thực hiện sau khi thông báo, đưa ra giải thích hợp lý hoặc một cơ hội được lắng nghe”.
Sắc lệnh có thể buộc các công ty công nghệ phải cung cấp lý do, cách kháng cáo và thời gian phản hồi trước khi thực hiện một biện pháp hạn chế đối với nội dung được đăng bởi người dùng. Đồng thời các công ty cũng có thể tự bảo vệ mình khỏi những cáo buộc rằng lý do được cung cấp không phải là lý do thực tiễn.
Người dùng sẽ có thể nói lên sự bất bình của họ trực tiếp với Nhà Trắng thông qua trang web “Tech Bias Reporting” mà ông Trump đã điều hành trong vài tháng qua kể từ năm ngoái. Trong khoảng thời gian đó, hơn 16.000 khiếu nại về kiểm duyệt trực tuyến đã được thu thập. Sắp tới trang web sẽ được thiết lập lại và các khiếu nại sẽ được gửi trực tiếp đến Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), tất cả sẽ được tóm tắt trong một báo cáo công khai.
Theo lệnh này, ông Trump sẽ ban lệnh cho FTC “cân nhắc đưa ra hành động” đối với các nền tảng trực tuyến có hành vi “bất công hoặc các hành vi lừa đảo, thủ đoạn” nếu họ “hạn chế phát ngôn bằng cách không thực hiện dàn xếp với các đại diện công khai của thực thể về các hành động hạn chế”.
FCC cũng sẽ được chỉ đạo để đề xuất các quy định nhằm “đưa ra kết luận phù hợp nhằm thúc đẩy chính sách” mà quy định đưa ra.
Sắc lệnh cho biết: “Truyền thông qua các kênh này đã trở nên quan trọng đối với sự tham gia vào nền dân chủ Hoa Kỳ, bao gồm kiến ​​nghị bầu cử lãnh đạo. Các trang điện tử đang cung cấp một diễn đàn quan trọng cho công chúng cùng tham gia bày tỏ và tranh luận”.
Đề cập đến Tòa án tối cao năm 1980 về vụ kiện của Trung tâm thương mại Pruneyard v. Robins, đã thiết lập các tiểu bang được tự do thông qua luật cho phép tự do thể hiện đối với tài sản riêng.
Điều đó cho thấy Nhà Trắng sẽ hỗ trợ các  tiểu bang cấp cho cư dân quyền bổ sung khi duyệt Internet – như quyền tự do ngôn luận. Các nền tảng trực tuyến buộc phải tôn trọng các quyền đó khi cung cấp dịch vụ ở các tiểu bang.
Ông Barr cáo buộc những gã khổng lồ công nghệ lợi dụng quyền hạn để gây ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận công khai.
Ông cho biết: “Ở đây có một chút thủ đoạn lừa đảo xảy ra trong xã hội chúng ta. Các công ty này phát triển dưới hình thức tổ chức là những diễn đàn công cộng miễn phí, nơi mà những tiếng nói khác nhau có thể đến và được lắng nghe. Đó là cách mà họ phát triển. Đó là cách thu hút cộng đồng. Cũng là lý do tại sao mọi người đều cùng tham gia”.
Nguyên Hương
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/tong-thong-trump-ban-sac-lenh-bao-ve-tu-do-ngon-luan-tren-mang-xa-hoi-41608.html

Vào ngày 29/5, Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã kêu gọi

Bộ Tư pháp điều tra Twitter về các vi phạm

liên quan đến việc trừng phạt chính quyền Iran.

Từ lâu, Twitter đã cấp tài khoản cho Ali Khamenei, Lãnh đạo tối cao của Cộng hòa Hồi giáo Iran và Javad Zarif, Bộ trưởng Ngoại giao Iran. Cả hai người này đã bị Bộ Tài chính trừng phạt; trong khi các công dân và công ty của Mỹ đều bị cấm cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho Iran.
Trong thư, ông Ted Cruz cáo buộc rằng Twitter đã vi phạm Đạo luật Quyền Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) và đã thực hiện các hoạt động có thể bị xử phạt theo Lệnh 13876.
“Chúng tôi không có bình luận gì”, ông Ian Plunkett, giám đốc toàn cầu của Twitter về truyền thông chính sách công, đã viết trong một email gửi tới hãng The Epoch Times (Mỹ).
Ông Ted Cruz đã thông báo cho Twitter về vi phạm này vào tháng Hai. Twitter đã đưa ra một phản hồi vào tháng Tư, trong đó biện minh cho quyết định của mình trong bối cảnh đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán (Covid-19).
Công ty giải thích rằng “việc từ chối cung cấp các dịch vụ cho hai nhà lãnh đạo trên vào thời điểm như thế sẽ là trái với mục đích của công ty chúng tôi và mục tiêu của Twitter là nhằm nâng cao và chia sẻ thông tin y tế của chính quyền càng nhiều càng tốt”.
Ông Ted Cruz nói giải thích của Twitter là “không thể tin được”.
“Vào đầu tháng 4, Khamenei và Zarif đã sử dụng tài khoản Twitter để đăng thông tin sai lệch và thuyết âm mưu chống Mỹ, chứ không phải thông tin y tế. Họ sử dụng tài khoản do Twitter cung cấp để đe dọa và chế nhạo kẻ thù”, ông Ted Cruz viết.
“Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, giá trị của Twitter và việc hiểu sai nghiêm trọng về mối đe dọa mà Khamenei và Zarif gây ra là không liên quan đến nhau. Một người Mỹ không  đồng ý với IEEPA hoặc E.O. 13876 không phải là lý do cho việc không tuân thủ”.
Hoa Kỳ coi Iran là nhà tài trợ khủng bố lớn nhất thế giới. Chế độ Hồi giáo không cho phép người Iran sử dụng Twitter.
Ông Ted Cruz cũng chỉ ra rằng lập luận pháp lý của Twitter về việc miễn trừ các lệnh trừng phạt là không có cơ sở.
“Tôi đã viết thư cho Twitter trước khi viết thư cho ngài vì tôi tin rằng mục tiêu chính của IEEPA và luật trừng phạt nên là để thay đổi hành vi của các cá nhân và các chính phủ được xác định, chứ không phải các công ty Mỹ. Tuy nhiên, khi một công ty cố tình và công khai vi phạm luật sau khi nhận được thông báo chính thức rằng họ đang hỗ trợ bất hợp pháp cho các cá nhân đã được xác định, thì chính phủ liên bang nên có hành động”, ông Ted Cruz viết.
Bộ Tư pháp đã không trả lời ngay lập tức đề nghị bình luận.
Tổng thống Donald Trump đã xem xét lại các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt đối với Iran sau khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/thuong-nghi-si-si-my-keu-goi-dieu-tra-hinh-su-twitter-41493.html

Vụ George Floyd: Biểu tình, bạo động tiếp diễn

tại nhiều thành phố Mỹ

Trọng Thành
Tối hôm qua 30/05/2020, biểu tình, đụng độ với cảnh sát đã xảy ra tại nhiều thành phố Mỹ. Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo đối lập lên án bạo động.
Biểu tình lớn diễn ra tại Minneapolis, New York, Philadelphia, Los Angeles, Atlanta…. Nhiều cuộc tập hợp phản kháng tại Dallas, Las Vegas, Seattle, Memphis… Tại New York, hơn 200 người bị câu lưu sau các đụng độ dữ dội khiến nhiều cảnh sát bị thương. Tại Atlanta, nhiều xe tuần tra của cảnh sát bị đốt. Tại Los Angeles, 5 cảnh sát bị thương, hàng trăm người bị câu lưu, sau khi một cuộc biểu tình ôn hoà biến thành bạo động, với nhiều cửa hàng bị đốt cháy, cướp phá. Biểu tình
Bạo động đặc biệt dữ dội tại Minneapolis, tiểu bang Minnesota, nơi công dân Mỹ gốc Phi 46 tuổi tử vong khi bị cảnh sát bắt giữ, hôm thứ Hai. Phóng viên AFP có mặt trực tiếp tại thành phố này cho hay, cảnh sát chống bạo động đã giải tán người biểu tình với hơi cay và lựu đạn gây choáng, khi người biểu tình tấn công một trụ sở cảnh sát.
Khắp nơi người biểu tình lên án cảnh sát hành hung người da đen với mức độ bạo lực quá mức.
Thống đốc tiểu bang Minnesota, Tim Walz, lo ngại một đêm bạo lực nữa xảy ra, đã cảnh báo là người biểu tình sẽ rơi vào « tình trạng rất nguy hiểm », nếu họ tiếp tục phi phạm lệnh thiết quân luật. Chính quyền cho biết, cho đến nay, lực lượng cảnh sát vũ trang chưa trực tiếp tham gia trấn áp, một phần do không muốn làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn, phần khác do quân số không đủ (hôm thứ Sáu 29/05, 2.500 cảnh sát và lực lượng chống bạo động được huy động, nhưng không đủ để kiểm soát tình hình). Theo thống đốc Tim Walz, tham gia vào các bạo động đốt phá có nhiều thành phần thuộc « các băng đảng buôn lậu ma tuý », « các nhóm chủ trương chủng tộc da trắng thượng đẳng ».
Theo AFP, thống đốc Minnesota cho biết đã huy động 13.000 binh sĩ thuộc lực lượng cảnh sát chống bạo động quốc gia, và yêu cầu Quân Đội can thiệp. Bộ Quốc Phòng Mỹ thông báo, lực lượng cảnh sát vũ trang sẽ có mặt tại chỗ trong những giờ tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhiều lần lên án kẻ gây ra cái chết bi thảm của George Floyd, hôm qua hứa hẹn sẽ chấm dứt « tình trạng bạo lực tập thể ». Ông Trump lên án các phần tử côn đồ phá phách. Ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ Joe Biden hôm nay cũng lên án bạo lực, ông nói : « Biểu tình chống bạo lực cảnh sát là quyền của người dân và là điều cần thiết, nhưng các hành động đốt phá… như vậy không phải là giải pháp ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200531-v%E1%BB%A5-george-floyd-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-b%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BB%99ng-ti%E1%BA%BFp-di%E1%BB%85n-t%E1%BA%A1i-nhi%E1%BB%81u-th%C3%A0nh-ph%E1%BB%91-m%E1%BB%B9

Thống đốc Minnesota: Biểu tình

 ’không còn’ là về cái chết của George Floyd

Các cuộc biểu tình về cái chết của một người đàn ông Mỹ da đen không có vũ khí trong tay khi bị cảnh sát khống chế, ở Minnesota “không còn liên quan tí nào” đến việc ông ta bị giết, thống đốc tiểu bang nói.
Thống đốc Tim Walz phát biểu sau một đêm bất ổn ở một số thành phố của Hoa Kỳ về cái chết của George Floyd ở Minneapolis.
Ông nói rằng đã phải thực hiện bước đi chưa từng có khi huy động toàn bộ Lực lượng Vệ binh Quốc gia.
Cũng có báo cáo rằng các đơn vị cảnh sát quân sự cũng có thể được triển khai.
Một cựu cảnh sát viên của thành phố Minneapolis bị cáo buộc tội giết người vì cái chết của ông Floyd, 46 tuổi. Cảnh sát này đã bị giam giữ từ thứ Hai.
Cựu cảnh sát Derek Chauvin, 44 tuổi, người da trắng, được nhìn thấy trong một cảnh quay quỳ gối lên cổ ông Floyd trong vài phút, ngay cả sau khi ông Floyd nói rằng không thể thở được. Derek Chauvin và ba sĩ quan khác đã bị cách chức.
Đoạn video được lan truyền trên mạng đã châm lại ngọn lửa phẫn nộ ở Hoa Kỳ trước việc cảnh sát giết người Mỹ da đen và khơi lại những vết thương sâu sắc về phân biệt chủng tộc trên toàn quốc.
Cái chết của George Floyd: Cựu cảnh sát Derek Chauvin bị khởi tố
Mỹ: Một phụ nữ bị đuổi việc sau khi gọi cảnh sát vu cáo một ông da đen
Suy nghĩ của một người Mỹ gốc Việt về Black History Month
Tối thứ Sáu, người biểu tình đụng độ với cảnh sát ở các thành phố New York, Atlanta và Portland. Tại Washington DC, Nhà Trắng bị phong tỏa trong một thời gian ngắn.
Tại Houston, nơi sinh trưởng của George Floyd, một người biểu tình 19 tuổi nói với hãng tin AP: “Câu hỏi của tôi là còn bao nhiêu nữa, bao nhiêu nữa? Tôi chỉ muốn sống trong một tương lai nơi tất cả chúng ta sống hòa thuận và chúng tôi không bị áp bức.”
Tại Minnesota, Thống đốc Walz nói, “các thành phố lớn của chúng ta là Minneapolis và St. Paul đang bị tấn công”.
“Tình hình ở Minneapolis bây giờ là xã hội dân sự đang bị tấn công, gieo rắc nỗi sợ hãi và phá vỡ thành phố tuyệt vời của chúng ta.”
Ông nói rằng tình trạng bạo lực tối thứ Sáu đã tạo ra “một sự nhạo báng, khi giả vờ rằng biểu tình là về cái chết của George Floyd, hoặc về sự bất bình đẳng, hoặc những chấn thương lịch sử đối với các cộng đồng da màu của chúng ta”.
Ông và các quan chức khác nói rằng có nhiều người biểu tình bạo động đến từ bên ngoài tiểu bang để gây rắc rối, nhưng không cho biết chi tiết.
Hôm thứ Bảy, Tổng thống Donald Trump nói cái chết của ông Floyd đã “khiến người dân Mỹ tràn ngập nỗi kinh hoàng, tức giận và đau buồn”.
“Tôi đứng trước quý vị với tư cách là một người bạn và là đồng minh của mọi người Mỹ đang tìm kiếm hòa bình,” ông nói trong một bài diễn văn được truyền hình từ Cape Canaveral ở Florida, sau khi hai phi hành gia Nasa phóng vào quỹ đạo bằng phi thuyền của tỷ phú Elon Musk.
Tổng thống lên án hành động của “những kẻ cướp bóc và vô chính phủ”, nói rằng điều cần thiết là “làm lành vết thương chứ không phải hận thù, công lý chứ không phải hỗn loạn”.
“Tôi sẽ không cho phép đám đông giận dữ hoành hành – điều đó sẽ không xảy ra,” ông nói thêm.
Ông Trump trước đó đã ca ngợi Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ Nhà Trắng nhưng nói rằng nếu những người biểu tình động vào khu vực này thì họ “sẽ được nghênh đón với những con chó hung ác nhất và vũ khí đáng ngại nhất mà tôi từng thấy”. Ông đổ lỗi bạo lực cho “các nhóm có tổ chức”.
Cập nhật tình hình biểu tình?
Minnesota vẫn là tiểu bang đầy biến động nhất, với lệnh giới nghiêm được ban hành tại Thành phố đôi Minneapolis-Saint Paul từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng vào tối thứ Sáu và thứ Bảy.
Người biểu tình bất chấp lệnh giới nghiêm hôm thứ Sáu. Hỏa hoạn, nhiều vụ đốt xe đã xảy ra ở một số khu vực và hình ảnh trên truyền hình cho thấy tình trạng cướp bóc lan rộng.
Hàng trăm binh sĩ từ Lực lượng Vệ binh Quốc gia, một lực lượng quân sự dự bị có thể được tổng thống Mỹ hoặc thống đốc các tiểu bang kêu gọi can thiệp vào các tình huống khẩn cấp trong nước, đã chuyển đến vào đêm khuya.
Giới chức của tiểu bang Minnesota cho biết hàng chục nghìn người đã xuống đường hôm thứ Sáu và đang dự trù nhiều bất ổn hơn vào tối thứ Bảy.
Vì thế, Thông đốc Tim Walz cho biết ông đã kích hoạt tất cả các đội quân Vệ binh Quốc gia có sẵn trong tiểu bang – được báo cáo lên tới 13.000 – lần đầu tiên trong lịch sử, để đối phó với những kẻ bạo loạn. Lầu Năm Góc cho biết một số đơn vị quân đội Mỹ đã được báo trước để hỗ trợ Minnesota nếu được yêu cầu.
Căng thẳng đã kéo dài từ lâu giữa cộng đồng người da đen và cảnh sát ở Minneapolis. Một người đàn ông da đen khác, Philando Castile, đã bị bắn chết trong năm 2016 khi đang dừng xe gần tâm chấn của những cuộc biểu tình này trong một vụ án thu hút sự chú ý của quốc tế.
Người Mỹ gốc Phi cũng phải chịu sự bất bình đẳng kinh tế xã hội đáng kể, sự phân biệt cố hữu và mức độ thất nghiệp cao hơn so với cộng đồng da trắng.
Tại Atlanta, Georgia, nơi nhiều tòa nhà bị phá hoại, một số khu vực đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp để bảo vệ người dân và tài sản.
Thị trưởng Keisha Lance Bottoms đã có bài diễn văn đầy xúc động: “Đây không phải là một cuộc biểu tình. Đây không phải là tinh thần của Martin Luther King Jr. Bạn đang tạo sự xấu hổ cho thành phố của chúng ta. Bạn đang làm xấu đi hình ảnh cuộc đời của George Floyd.”
Tại quận Brooklyn của tiểu bang New York, người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát, ném đạn, bắt đầu bắn và phá hoại xe cảnh sát. Một số cảnh sát bị thương và nhiều người đã bị bắt giữ.
Thị trưởng thành phố Portland, tiểu bang Oregon tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh cướp bóc, hỏa hoạn và tấn công khu vực cảnh sát. Lệnh giới nghiêm ngay lập tức cho đến 6 giờ sáng giờ địa phương đã được ban hành và sẽ áp dụng từ 8 giờ tối.
Tại sao ra nông nỗi này?
Tối thứ Hai, cảnh sát nhận được một cú điện thoại từ một cửa hàng tạp hóa với cáo buộc rằng George Floyd đã trả tiền bằng một tờ $20 giả.
Cảnh sát đến nơi và tìm cách đưa George Floyd vào một chiếc xe cảnh sát khi ông ta ngã xuống, nói với họ rằng ông là người dễ bị ngộp thở.
Theo lời cảnh sát, ông ta chống lại khi bị còng tay. Video về vụ việc không cho thấy cuộc đối đầu bắt đầu như thế nào.
Khi bị đầu gối của cảnh sát viên Chauvin chặn trên cổ, ông Floyd có thể được nghe nói rằng “làm ơn, tôi không thể thở được” và “đừng giết tôi”.
Theo khám nghiệm tử thi sơ bộ của giám định y tế quận, viên cảnh sát đã quỳ gối lên cổ ông Floyd trong tám phút 46 giây – gần ba phút sau khi ông Floyd không còn phản ứng.
Gần hai phút trước khi ông Chauvin gỡ đầu gối ra, các cảnh sát khác đã kiểm tra cổ tay phải của ông Floyd và không thể bắt mạch được. Ông được đưa đến bệnh viện và phát hiện đã chết khoảng một giờ sau đó.
Theo khám nghiệm tử thi sơ bộ, kèm theo đơn kiện hình sự cáo buộc cảnh sát Chauvin, không tìm thấy bằng chứng “ngạt thở hay bị siết cổ”.
Nhân viên giảo nghiệm y tế lưu ý ông Floyd mắc bệnh tim tiềm ẩn và sự kết hợp của những thứ này, “chất gây say tiềm năng trong hệ thống của ông” và việc bị các cảnh sát “hạn chế” có thể góp phần vào cái chết”.
Hôm thứ Sáu, cảnh sát viên Chauvin bị cáo buộc tội giết người cấp độ ba và ngộ sát cấp độ hai về vai trò trong cái chết của ông Floyd.
Gia đình của ông Floyd và luật sư của họ, Benjamin Crump, nói rằng đây là điều đáng “hoan nghênh nhưng quá trễ”.
Gia đình cho biết họ muốn cảnh sát viên Chauvin bị cáo buộc tội giết người cấp độ nghiêm trọng hơn, cũng như bắt giữ ba cảnh sát khác có liên quan đến sự việc.
Công tố viên quận Hennepin Mike Freeman cho biết ông “lường trước các cáo buộc” cho các viên chức cảnh sát khác nhưng sẽ không cung cấp thêm chi tiết.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52865778

Quan chức Hoa Kỳ lo ngại các nhóm bên ngoài

bang Minneapolis kích động biểu tình ‘vô chính phủ’

Hương Thảo
Chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương đã quan sát thấy một sự thay đổi trong các cuộc biểu tình ở Minneapolis, và lo ngại rằng những kẻ bên ngoài tiểu bang đã tích cực tham gia và kích động các cuộc biểu tình “vô chính phủ” trong những ngày gần đây, theo The Epoch Times ngày 30/5.
Thị trưởng thành phố Minneapolis Jacob Frey nói rằng động lực của [cuộc biểu tình] đã thay đổi trong vài ngày qua. Ông cũng đề nghị cư dân địa phương không tham gia vào các cuộc biểu tình nữa, vì hoàn cảnh đã thay đổi.
“Chúng tôi thấy ngày càng nhiều người đến từ bên ngoài thành phố. Chúng tôi đã thấy ngày càng nhiều người tìm cách gây ra bạo lực trong cộng đồng của chúng tôi và tôi phải nói rằng điều đó là không thể chấp nhận được”, ông nói trong một cuộc họp báo vào sáng thứ Bảy.
Tại St. Paul, tất cả những người bị bắt vào tối thứ Sáu là từ bên ngoài tiểu bang, thị trưởng Melvin Carter III nói với các phóng viên. Carter cho biết các nhà hoạt động địa phương xác nhận rằng những người biểu tình bạo lực không phải đến từ thành phố Minneapolis:
“Tôi nghe họ nói: Chúng tôi không biết những người này. Chúng tôi không biết những kẻ đang kích động bạo lực. Chúng tôi không biết những kẻ đã đập vỡ các cửa sổ”.
Tổng thống Donald Trump đã đăng tweet ngày 30/5: “80% KẺ BẠO LOẠN ở Minneapolis đêm qua là từ bên ngoài bang. Họ đang làm hại các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ của người Mỹ gốc Phi), nhà cửa và cộng đồng cư dân tại thành phố Minneapolis tốt bụng, chăm chỉ, muốn có hòa bình, bình đẳng và để cung cấp cho gia đình họ”.
Tổng chưởng lý William Barr đã cảnh báo vào hôm thứ Bảy rằng, “Sẽ là một tội phạm liên bang nếu vượt qua biên giới các bang hoặc sử dụng các cơ sở giữa các tiểu bang để kích động hoặc tham gia vào cuộc bạo loạn bạo lực”.
“Nhóm của những kẻ cực đoan và những kẻ kích động bên ngoài bang đang khai thác tình hình này để theo đuổi chương trình nghị sự riêng và bạo lực của họ”, ông cảnh báo.
Hàng ngàn người biểu tình đã phá vỡ lệnh giới nghiêm 8 giờ tối do Thống đốc Tim Walz áp đặt, gây bão ở các khu vực trung tâm thành phố trong khu vực thành phố sinh đôi Minneapolis-Saint Paul, với một số vụ cướp bóc và đốt cháy các cửa hàng.
Có sự pha trộn của các sắc tộc tham gia cuộc biểu tình, và mọi người ở các lứa tuổi đều có mặt, nhưng độ tuổi chủ yếu là trẻ hơn. Bầu không khí hỗn loạn, ám khói và ồn ào, và ngày càng nhiều người biểu tình dường như có mục đích khác ngoài công lý cho George Floyd. Những người khác đã gây náo loạn, cướp bóc và đốt các cửa hàng gần đó.
Nhiều dấu hiệu trong cuộc biểu tình đều giống nhau và có “Đảng Xã hội Chủ nghĩa và Giải phóng” được viết dọc theo phía dưới khẩu hiệu “Bỏ tù tất cả các cảnh sát giết người phân biệt chủng tộc!”
Các cuộc biểu tình đã bùng nổ ở hàng chục thành phố trên khắp đất nước bao gồm cả thành phố Minneapolis, Louisville, Washington, New York, Atlanta, Detroit và một số thành phố khác vào tối thứ Sáu với những vụ cướp bóc, đốt phá và phá hoại.
Cái chết của Floyd, một người đàn ông da đen ở Minneapolis, do bị một cảnh sát thành phố Minneapolis khống chế, đã gây náo động cả quốc gia. Một video lưu hành rộng rãi cho thấy Floyd bị đè xuống và bị còng tay khi một cảnh sát ghì đầu gối lên cổ anh ta trong gần chín phút. Đoạn phim cho thấy Floyd nói với các sĩ quan rằng anh ta “không thể thở được” trước khi bất động. Nghi phạm đã tắt thở trước khi được đưa lên xe cứu thương.
Viên cảnh sát, Derek Chauvin, sau đó đã bị sa thải hôm thứ Hai cùng với ba sĩ quan khác. Chauvin bị buộc tội giết người cấp độ ba và ngộ sát cấp độ thứ hai vào thứ Sáu.
Kết quả khám nghiệm tử thi sơ bộ của Cơ quan Kiểm tra Y tế quận Hennepin cho thấy George Floyd, người đã chết hôm thứ hai trong khi bị cảnh sát khống chế tại Minneapolis, đã không chết vì bị siết cổ hoặc thiếu oxy.
Mặc dù bản báo cáo đầy đủ từ cơ quan y tế đang chờ xử lý, nhưng kết quả ban đầu, được trích dẫn trong các tài liệu chống lại cảnh sát viên bị sa thải gần đây, đã chỉ ra rằng khám nghiệm tử thi cho thấy không có phát hiện vật lý nào hỗ trợ chẩn đoán ngạt thở do chấn thương hoặc bị siết cổ.
Floyd đã chết trong một sự cố khi ai đó gọi 911, cho rằng anh ta cư xử bất thường và đòi trả tiền một thứ gì đó bằng tờ 20 đô la giả.
Báo cáo khám nghiệm tử thi được trích dẫn trong đơn khiếu nại cho thấy Floyd đã chết do sự kết hợp của bệnh tim và chất gây nghiện trong cơ thể anh ta, đã bị làm trầm trọng thêm khi Chauvin ghì đầu gối vào vùng cổ và đầu của Floyd.
“Các tác động kết hợp của việc Floyd bị cảnh sát kiềm chế, cùng với tình trạng sức khỏe tiềm ẩn và bất kỳ chất gây nghiện tiềm năng nào trong cơ thể của anh ta có thể góp phần vào cái chết của anh ta”, báo cáo cho biết. Chauvin đã ghì cổ Floyd trong 8 phút và 46 giây, bao gồm gần hai phút sau khi Floyd không phản hồi.
Trong các diễn biến khác, Nhà Trắng đã phải phong tỏa trong một thời gian ngắn vào tối thứ Sáu khi người biểu tình tiến đến sát cổng trong bối cảnh bạo loạn nổ ra ở khắp nơi sau khi cảnh sát đè chết một người da đen tên là George Floyd vì nghi phạm tội. Người biểu tình đốt phá các cửa hàng, cướp phá hàng hóa và xô xát với cảnh sát khiến một số người chết và nhiều người bị thương.
Theo Reuters, toàn bộ lực lượng Cảnh vệ bang Minnesota, nơi Floyd bị đè chết, đã được điều động để kiềm chế bạo loạn lần đầu tiên kể từ Thế Chiến II sau 2 đêm biểu tình và bạo loạn.
Thống đốc Minnesota Tim Walz nói rằng việc điều động lực lượng cảnh vệ quốc gia là cần thiết bởi những kẻ bên ngoài đang lợi dụng cuộc biểu tình để tạo ra hỗn loạn. Ông dự đoán cuộc biểu tình sẽ còn tiếp tục dữ dội trong đêm thứ Bảy.
“Chúng ta đang bị tấn công. Trật tự cần được lặp lại… Chúng ta sẽ sử dụng toàn bộ sức mạnh của sự tốt đẹp và lẽ phải để đảm bảo việc này kết thúc”, ông Walz nói trong buổi họp báo.
Ông Walz nói ông tin rằng “một nhóm có quản lý chặt chẽ” bao gồm những kẻ phóng hỏa, một số nhóm da trắng thượng đẳng, băng nhóm tội phạm ma túy là những kẻ gây ra bạo lực ở Minneapolis, nhưng không nói chi tiết. Ông nói rằng 80% những người bị bắt trong cuộc bạo loạn đến từ bang khác.
Trong một bài phát biểu mới đây, ông Trump nói rằng ông thấu hiểu sự giận dữ của những người đang tìm kiếm công lý. Tuy nhiên ông phản đối nhóm cực tả lợi dụng việc này để phá hoại và gây hoảng loạn.
“Tôi đứng trước các bạn ở đây như một người bạn, một đồng minh của mọi người MỸ đang tìm kiếm công lý và hòa bình. Và Tôi cũng đứng trước các bạn, kiên quyết chống lại bất kỳ ai lợi dụng thảm kịch này để cướp bóc, hôi của, tấn công và đe dọa. Chữa lành chứ không phải thù hận, công lý chứ không phải hỗn loạn là mục đích trước mắt của chúng ta”, Tổng thống Trump nói từ Trung Tâm Không gian Kennedy.
Tổng thống cho rằng những gì đang xảy ra trên đường phố nước Mỹ “không có chút liên quan tới công lý hoặc hòa bình”, và nhắc nhở rằng việc tưởng niệm Floyd đang bị “làm ô danh bởi những kẻ nổi loạn, cướp bóc và những kẻ chủ trương vô chính phủ”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/quan-chuc-hoa-ky-lo-ngai-cac-nhom-ben-ngoai-bang-minneapolis-kich-dong-chu-truong-vo-chinh-phu.html

Ứng viên tổng thống Joe Biden:

Biểu tình là ‘đúng’, nhưng ‘phá hoại thì không’

Ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden hôm 31/5 kêu gọi người biểu tình phản đối sự tàn bạo của cảnh sát không sử dụng bạo lực, trong khi bạo loạn xảy ra tại nhiều thành phố của Mỹ.
Ông Biden ra tuyên bố vài giờ sau khi người biểu tình xuống đường phản đối cái chết của một người đàn ông da đen không mang vũ khí mà một đoạn video cho thấy ông bị ngạt thở khi bị một cảnh sát da trắng quỳ lên cổ ở Minneapolis.
“Phản đối sự tàn bạo như vậy là điều đúng đắn và cần thiết”, ông Biden nói trong tuyên bố gửi qua email.
“Nhưng thiêu rụi các cộng đồng và việc phá hoại vô ích thì không”.
XEM THÊM:
Mỹ: Các cuộc biểu tình ‘Tôi không thở được’ chưa hạ nhiệt
Ông Biden nói thêm: “Tất cả đất nước chúng ta đang đau buồn, nhưng chúng ta không thể để cho nỗi đau này hủy hoại chúng ta”.
Ông Biden sẽ đối mặt với Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử vào ngày 3/11.
Quản lý chiến dịch tái tranh cử của ông Trump, ông Brad Parscale, hôm 30/5 nói rằng ông Biden nên lên án bạo lực mạnh mẽ hơn nữa.
Tuyên bố của ông Biden giống với phát biểu của một nhà hoạt động vì quyền dân sự của người da đen và cũng là dân biểu Mỹ từ tiểu bang Georgia, ông John Lewis, người từng bị cảnh sát đánh đập trong cuộc tuần hành đòi quyền được bỏ phiếu ở Alabama năm 1965.
https://www.voatiengviet.com/a/%E1%BB%A9ng-vi%C3%AAn-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-joe-biden-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-l%C3%A0-%C4%91%C3%BAng-nh%C6%B0ng-ph%C3%A1-ho%E1%BA%A1i-th%C3%AC-kh%C3%B4ng-/5443100.html

Mỹ: Các cuộc biểu tình ‘Tôi không thở được’ chưa hạ nhiệt

Trong khi lệnh giới nghiêm được áp đặt tại một số thành phố lớn của Mỹ, các cuộc biểu tình hôm 30/5 vẫn tiếp diễn ra để phản đối cái chết của một người đàn ông da đen không mang vũ khí mà một đoạn video cho thấy ông bị ngạt thở khi bị một cảnh sát da trắng quỳ lên cổ ở Minneapolis.
Từ Los Angeles tới Miami hay Chicago, những người biểu tình hô vang “Tôi không thở được”, lặp lại những lời cuối đời của ông George Floyd.
Các cuộc biểu tình bắt đầu ôn hòa, nhưng sau đó trở nên hỗn loạn vì người biểu tình chặn giao thông, nổi lửa và đụng độ với cảnh sát chống bạo loạn.
Lực lượng an ninh có nơi đã sử dụng hơi cay và đạn nhựa để khôi phục trật tự.
Hình ảnh người biểu tình đổ ra đường phố lại gây thêm lo ngại về khủng hoảng ở Mỹ sau nhiều tuần nước này triển khai các biện pháp giới hạn hoạt động để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona, vốn làm hàng triệu người mất việc và ảnh hưởng lớn tới các cộng đồng thiểu số.
Tại thủ đô Washington DC, hàng trăm người biểu tình tụ tập gần trụ sở của Bộ Tư pháp, hô vang, “Mạng sống của người da đen quan trọng”.
Nhiều người sau đó đã di chuyển tới Nhà Trắng, nơi họ đối mặt với các cảnh sát cầm khiên và một số trên lưng ngựa.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-c%C3%A1c-cu%E1%BB%99c-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-t%C3%B4i-kh%C3%B4ng-th%E1%BB%9F-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-ch%C6%B0a-h%E1%BA%A1-nhi%E1%BB%87t/5443059.html

Phi thuyền Crew Dragon cất cánh vào không gian

 cùng với hai phi hành gia Hoa Kỳ

Phi thuyền kthông gian được vận hành bởi công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã được phóng vào không gian vào ngày thứ bảy (ngày 30 tháng 5). Đây sẽ là lần đầu tiên một phi thuyền được phóng lên quỹ đạo trên lãnh thổ Hoa Kỳ kể từ khi chương trình không gian của quốc gia này phải tạm ngừng gần 9 năm trước.
Hỏa tiễn Falcon 9 mang theo phi thuyền Dragon Capsule khởi hành từ dàn phóng lịch sử 39A tại Kennedy Space Center lúc 3 giờ 22 phút 45 chiều để khởi động chuyến bay thử nghiệm đến Trạm Không Gian Quốc Tế. Trước đó, đợt phóng này đã bị hoãn ba ngày vì thời tiết xấu.
Phi hành gia Douglas Hurley và Robert Behnken đã đăng tải trên Twitter rằng thời tiết xấu hôm thứ Tư và việc hoãn các buổi phóng là những hiện tượng bình thường trong quá trình phóng hỏa tiễn, và ưu tiên lớn nhất vẫn phải là sự an toàn.
Theo lịch trình, phi hành gia Hurley và Behnken sẽ cập cảng phía trước của Trạm Không Gian Quốc Tế vào khoảng 10 giờ 30 sáng Chủ nhật. Chờ đợi họ tại đó là chỉ huy của chuyến bay không gian Expedition 63, ông Chris Cassidy, và các phi hành gia người Nga Anatoly Ivanishin and Ivan Vagner.
Phi hành gia Hurley và Behnken dự kiến sẽ ở lại trạm trong ít nhất sáu tuần và có thể là bốn tháng. Nhiệm vụ chính của họ sẽ là giúp ông Cassidy trong việc nghiên cứu, và nếu có thể, tiến hành lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời mới và cài đặt một cơ sở thử nghiệm của châu Âu. (BBT)
https://www.sbtn.tv/phi-thuyen-crew-dragon-cat-canh-vao-khong-gian-cung-voi-hai-phi-hanh-gia-hoa-ky/

SpaceX: Tập đoàn tư nhân đầu tiên

 đưa phi hành gia vào không gian

Thùy Dương
Tập đoàn tư nhân SpaceX của Mỹ phóng thành công tàu vũ trụ, chở hai phi hành gia của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vào không gian vào lúc 19h22 giờ quốc tế hôm qua 30/05/2020.
Nếu mọi chuyện thuận lợi, theo dự kiến, phi thuyền Crew Dragon với hai phi hành gia Mỹ Robert Behnken và Douglas Hurley của NASA sẽ lên đến trạm không gian quốc tế ISS vào 14h29 giờ quốc tế hôm nay 31/05. Như vậy là với lần phóng thành công từ Trung tâm vũ trụ Kennedy, Cape Canaveral, bang Florida, SpaceX đã thiết lập một thành công lịch sử : trở thành tập đoàn tư nhân đầu tiên đưa các phi hành gia vào không gian.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, có mặt tại Cape Canaveral theo dõi vụ phóng tên lửa Falcon 9 đưa tàu vũ trụ Crew Dragon lên quỹ đạo Trái đất, tự hào khẳng định : « Những thiên tài thực sự, không ai làm điều đó như chúng ta » và ông nói thêm rằng sức mạnh của Mỹ trong không gian sẽ là « một trong những điều quan trọng nhất chúng ta từng làm ». Ca ngợi Elon Musk, nhà sáng lập SpaceX hồi năm 2002, nguyên thủ Mỹ phát biểu : « Vụ phóng hôm nay chứng tỏ tương lai thuộc về ngành công nghiệp không gian tư nhân ». Còn NASA gọi đây là « buổi bình minh của một kỷ nguyên mới về không gian ».
Cơ quan Vũ trụ Nga Roskosmos hôm nay cũng chúc mừng thành công của SpaceX. Ông Krikaliov, giám đốc điều hành chương trình phi thuyền chở phi hành gia của Roscosmos cho rằng thành công của các đông nghiệp Mỹ sẽ mang lại những cơ hội mới cho các chương trình quốc tế về phi thuyền chở phi hành gia bay vào không gian.
Từ khi phi thuyền Columbia của Mỹ ngưng hoạt động năm 2011 cho đến nay, Roskosmos là cơ quan duy nhất trên thế giới có thể đưa các nhà du hành vũ trụ lên trạm không gian quốc tế ISS. Kể cả Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cũng phải qua Roskosmos mới đưa được phi hành gia lên trạm ISS.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200531-spacex-t%E1%BA%ADp-%C4%91o%C3%A0n-t%C6%B0-nh%C3%A2n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-%C4%91%C6%B0a-phi-h%C3%A0nh-gia-v%C3%A0o-kh%C3%B4ng-gian

Nhiều quốc gia rơi vào bẫy nợ của TQ vì COVID-19

Thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc đã rót hàng tỷ đô la vào các nước thu nhập thấp dưới hình thức cho vay để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ của họ. Và bây giờ, với đại dịch COVID-19, mối lo ngại đang gia tăng về một cuộc khủng hoảng nợ sắp bùng nổ tại các quốc gia đang phát triển vì hầu hết trong số họ đã bị oằn lưng bởi gánh nợ lớn với Trung Quốc.
Ra mắt vào năm 2013, Sáng kiến BRI còn được gọi là “một vành đai, một con đường” hoặc “Con đường tơ lụa mới” là một trong những chương trình phát triển đầy tham vọng và gây tranh cãi nhất thế giới. Trong những năm gần đây, sáng kiến ​​này được coi là một cái bẫy nợ do các hình thức cho vay kiểu săn mồi của Bắc Kinh.
Theo một báo cáo gần đây của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), BRI đã góp phần đáng kể vào sự tích lũy nợ nước ngoài ở nhiều nước thu nhập thấp.
Trong hai thập niên qua, Trung Quốc đã trở thành chủ nợ lớn trên thế giới với dư nợ vượt quá 5,5 nghìn tỷ USD trong năm 2019, tương đương hơn 6% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, báo cáo của IIF nêu rõ.
BRI đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động cho vay của Trung Quốc trong những năm gần đây, giúp Bắc Kinh trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới đối với các nước thu nhập thấp. Kể từ khi ra mắt, BRI ​​đã rót hơn 730 tỷ USD vào các dự án đầu tư và xây dựng ở nước ngoài tại hơn 112 quốc gia, theo báo cáo.
Trong số các quốc gia nhận tiền từ BRI, Djibouti, Ethiopia, Lào, Maldives và Tajikistan được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá là có “nguy cơ mắc nợ cao”, có nghĩa là họ có khả năng lớn vỡ nợ hoặc phải đối mặt với các vấn đề về nợ nần.
Ngoài ra, một nghiên cứu học thuật gần đây được xuất bản bởi Viện Kinh tế Thế giới Kiel cho thấy rằng các khoản cho vay nước ngoài của Trung Quốc có thể cao hơn so với báo cáo. Nghiên cứu chỉ ra có tới 50% các khoản cho vay của Trung Quốc là “giấu giếm” vì chúng không được báo cáo với IMF hoặc Ngân hàng Thế giới. Các hoạt động cho vay không minh bạch của Trung Quốc đã khuếch đại các lỗ hổng nợ ở các nước nghèo.
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính sắp xảy ra, Sri Lanka hiện đang chồng chất thêm những khoản nợ từ Trung Quốc. Mặc dù quốc gia này phải chi 4,8 tỷ USD để trả nợ trong năm nay nhưng họ đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về một khoản vay bổ sung ít nhất 1 tỷ USD, theo Nikkei Asian Review.
Sri Lanka là một ví dụ rõ ràng về việc bị mắc kẹt trong nợ dẫn đến bị buộc phải giao tài sản chiến lược cho Trung Quốc. Một công ty nhà nước Trung Quốc đã kiểm soát cảng Hambantota phía nam Sri Lanka vào năm 2017 trong hợp đồng thuê 99 năm sau khi nước này không trả được nợ.
“Các cảng có mục đích sử dụng kép ở hầu hết mọi quốc gia – cho mục đích dân sự cũng như sử dụng cho quân sự”, bà Bonnie Glick, phó quản trị viên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ nói với tờ The Epoch Times.
“Cách mà Trung Quốc tái định hình toàn cầu, nó đã rất chiến lược khi nhắm vào các cảng có giá trị nhất trước tiên và tìm mọi cách tiếp cận để thao túng các quốc gia đó”, bà cho biết.
Theo bà Glick, điều tương tự cũng xảy ra ở quốc gia Djibouti ở Đông Phi, nơi Trung Quốc xây dựng một cảng nhượng quyền. Đất nước này nằm ở lối vào Biển Đỏ nơi Hoa Kỳ có lợi ích quốc phòng mạnh mẽ. Gần 10% xuất khẩu dầu trên thế giới và 20% của tất cả các hàng hóa thương mại đều hướng qua Kênh đào Suez đi qua Djibouti.
“Djibouti không trả được nợ và Trung Quốc cuối cùng kiểm soát hoàn toàn các hoạt động tại cảng ở Djibouti”, bà Glick nói, gọi BRI là “Một vành đai, một con đường – con đường một chiều đi tới những khoản nợ không thể trả”.
 Xóa nợ
Cả Ngân hàng Thế giới và IMF đều đã kêu gọi các nền kinh tế G20 bao gồm Trung Quốc cung cấp xóa nợ cho 76 nước nghèo nhất thế giới và cho phép họ tái chuyển hướng các quỹ để chống lại đại dịch.
Trung Quốc là nước ký kết sáng kiến ​​đình chỉ dịch vụ nợ được các quốc gia G20 đồng ý, là sáng kiến cho phép đóng băng các khoản nợ cho các quốc gia nghèo nhất theo yêu cầu. Việc đình chỉ sẽ diễn ra từ ngày 1/5 đến cuối năm 2020.
Theo bà Glick, phản ứng ban đầu của Trung Quốc về xóa nợ là tích cực. Nhưng sau đó, “Họ bắt đầu đưa ra tất cả các điều kiện về loại nợ nào sẽ được xem xét để xóa nợ, cẩn thận cố xâu từng cái kim để giữ lại những khoản nợ song phương mà Trung Quốc sở hữu”, bà nói.
Các dự án xây dựng hàng loạt của BRI được tài trợ chủ yếu thông qua một loạt các chính quyền địa phương Trung Quốc và các tổ chức do nước này kiểm soát.
Chính quyền của Tổng thống Trump đã đưa ra tuyên bố cứng rắn chống lại tham vọng của Trung Quốc nhằm phát triển ảnh hưởng tại các thị trường mới nổi và đại dịch đã thổi bùng lên những lo ngại này.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết cả thế giới đang thức tỉnh trước những thách thức do Đảng cộng sản Trung Quốc đặt ra. Ông nói với các phóng viên hôm 20/5: “Trung Quốc bị cai trị bởi một chính quyền tàn bạo, độc tài……kể từ năm 1949. Trong nhiều thập niên, chúng tôi đã nghĩ rằng chính quyền này sẽ trở nên giống chúng ta hơn thông qua trao đổi thương mai, khoa học, tiếp cận ngoại giao, cho phép họ tham gia WTO như một quốc gia phát triển”.
“Nhưng chuyện đó đã không xảy ra. Chúng tôi đã đánh giá rất thấp mức độ thù địch về mặt tư tưởng và chính trị của Bắc Kinh đối với các quốc gia tự do”, ông cho biết.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34984-nhieu-quoc-gia-roi-vao-bay-no-cua-tq-vi-covid-19.html

Toàn thế giới yêu cầu công lý

và buộc Bắc Kinh lên tiếng về đại dịch

Bình luậnMộc Miên
Chỉ vỏn vẹn trong 2 tuần, sau khi rời buổi tiệc cưới ở Connecticut để trở về New York, cô Lorraine Caggiano đã mất cả cha và người dì của mình vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Quả là điều mà cô khó có thể tin được.
Ngày 12/3, mẹ cô bắt đầu có triệu chứng sốt. Bà được đưa đi cấp cứu và có kết quả âm tính với bệnh viêm họng liên cầu khuẩn và cúm thông thường. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm COVID-19, mẹ cô được yêu cầu tự cách ly trong 1 tuần.
Caggiano đã đưa bố của mình ( 83 tuổi) đến nhà của mình để chăm sóc trong suốt thời gian mẹ cô phải cách ly. Nhưng mọi chuyện đã quá muộn, chỉ 4 ngày sau, cha cô cảm thấy mệt mỏi và uể oải mỗi khi thức giấc.
“Lắm lúc ông thậm chí không thể bước đến phòng tắm, hơi thở ông vô cùng nặng nhọc. Chúng tôi cảm thấy rằng dường như có điều gì đó bất ổn”, Caggiano kể với thời báo The Epoch Time
Ngay sau đó, ông đã được đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên, bố cô đã không qua khỏi, ông xuất hiện các triệu chứng nhiễm virus Corona Vũ Hán và đã ra đi vĩnh viễn vào ngày 28/3. Chỉ vài ngày sau, dì của Caggiano cũng qua đời vì lý do tương tự.
Cô nói: “Tôi không được phép gặp bố ở bệnh viện. Tôi cũng không được nhìn ông lần cuối trong quan tài vì không được phép làm lễ cầu nguyện và đến viếng. Chúng tôi không thể làm gì cả”.
Chính bản thân Caggiano cũng bị sốt cao trong suốt 12 ngày. Cô cũng rất muốn biết tại sao loại virus xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc này lại có thể lây lan nhanh chóng và trở thành đại dịch toàn cầu.
Cô là một trong những nguyên đơn tham gia vào vụ kiện thay mặt tập thể của Tập đoàn Luật Berman (Berman Law Group), nhằm phơi bày những tổn thất to lớn mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra do việc xử lý sai lầm và che giấu sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán.
“Tôi hy vọng có thể đưa kẻ gây nên ‘tội ác này’ ra trước pháp luật, phơi bày sự thật đằng sau đại dịch toàn cầu, và tìm ra nguyên nhân để có thể ngăn ngừa dịch bệnh được tốt nhất có thể. Ý tôi là cả thế giới đang bị đảo lộn một cách chóng mặt, thật điên rồ”, Caggiano cho biết.
Cũng như cô Caggiano, rất nhiều công dân Mỹ đã tham gia các vụ kiện tương tự, nhằm yêu cầu chính quyền Bắc Kinh phải đưa ra câu trả lời và bồi thường thỏa đáng, vì chính họ đã làm virus phát tán và gây ra hậu quả khôn lường này. Không chỉ ở Mỹ mà khắp nơi trên thế giới đều xuất hiện những yêu cầu [về việc] Trung Quốc phải chịu trách nhiệm và có câu trả lời thích đáng cho người dân [thế giới].
Đã có ít nhất 6 “vụ kiện thay mặt tập thể” được các cá nhân và tổ chức trình lên Tòa án Liên bang Hoa Kỳ, bao gồm các vụ tại Florida, Texas, Nevada và California. Tổng chưởng lý của tiểu bang Missouri và Mississippi cũng thay mặt cho tiểu bang của họ để gửi đơn kiện chính quyền Trung Quốc. Các bang khác cũng bày tỏ sự quan tâm đến các vụ kiện này.
Trên toàn cầu, những vụ kiện tương tự cũng diễn ra ở Ý, Nigeria, Ai cập và Argentina.
Nhiều cáo buộc cho rằng ĐCSTQ đã bưng bít thông tin, đe dọa người tố giác và làm sai lệch mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh từ giữa tháng 12/2019 đến giữa tháng 1/2020. Đây là một trong những nguyên nhân chính góp phần vào việc virus lan rộng, khiến cho hơn 300 ngàn người tử vong và nền kinh tế thế giới bị tàn phá nghiêm trọng.
Theo một loạt bằng chứng (các bài viết đăng tải trên thời báo The Epoch Times), và những cuộc phỏng vấn với người dân Vũ Hán, cùng các báo cáo nội bộ của ĐCSTQ, đã chỉ rõ là chính quyền Bắc Kinh đã hạ mức nguy hiểm của đại dịch xuống thấp nhất có thể. Do đó, một số chuyên gia cho rằng ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm trước luật pháp quốc tế về những cáo buộc liên quan đến việc che giấu và sai lầm khi xử lý vấn đề dịch bệnh.
Theo một bài viết từ các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton ở Vương quốc Anh, cho thấy rằng nếu chính quyền Trung Quốc hành động sớm hơn ba tuần thì số ca nhiễm bệnh có thể giảm đến 95%.
Một bài viết khác của nhóm chuyên gia cố vấn Henry Jackson có trụ sở tại Anh, công bố vào tháng 4/2020 cho thấy chính quyền Trung Quốc có khả năng bị kiện và phải bồi thường hơn 4 nghìn tỷ đô-la Mỹ vì sự vô trách nhiệm của họ trong đại dịch. Đây chỉ là số tiền ước tính dựa trên chi phí cho các quốc gia G-7, 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới, dùng để giải quyết các vấn đề kinh tế (bằng các biện pháp quyết liệt) nhằm bảo vệ sức khỏe và an ninh của xã hội khi đối phó với đại dịch.
Sam Armstrong, đồng tác giả của bài báo cho biết rằng đã có nhiều cáo buộc được đưa ra nhằm kêu gọi điều tra về sự tắc trách trong việc khống chế virus của chính quyền Trung Quốc. Đây được coi là một yêu cầu [thực thi] công lý trên toàn cầu. Ông nói rằng mọi người đang khởi kiện một cách riêng lẻ là do chưa có một diễn đàn chung để cùng nhau truy cứu trách nhiệm này.
Tác giả Armstrong cũng nói thêm với The Epoch Times rằng: “Sự phẫn nộ đó, đặc biệt gia tăng khi Trung Quốc đang dần thoát khỏi sự tàn phá của đại dịch, điều đó sẽ không nguôi ngoai cho đến khi tất cả mọi người đều tìm ra được lối thoát”.
Armstrong tin rằng các phong trào đang nổi lên trên toàn cầu nhằm kêu gọi điều tra về nguồn gốc của đại dịch, và ông dự đoán điều này sẽ đạt đến đỉnh điểm khi cộng đồng quốc tế không còn có thể “bỏ mặc làm ngơ”. Nhiều quốc gia đã bày tỏ mong muốn về việc khởi động một cuộc điều tra như vậy. Úc, mặc dù nhận phải sự công kích từ Trung Quốc, vẫn kiên quyết kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế độc lập về đại dịch. Những lời kêu gọi tương tự này cũng được thực hiện bởi Ủy ban Châu Âu, Thụy Điển và Đức.
Tại Mỹ, Tổng thống Trump và các quan chức chính phủ cũng đã chỉ trích nặng nề về sự thiếu minh bạch của ĐCSTQ trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh mới bùng phát. Tổng thống Donald Trump trước đó đã nói rằng, Hoa Kỳ đang thực hiện “các cuộc điều tra nghiêm túc” về virus Corona Vũ Hán. Ông cũng ám chỉ rằng chính quyền Trump đang đưa ra những giải pháp để Hoa Kỳ thu được bồi thường thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Trong khi đó, các nhà lập pháp đã đề xuất các dự luật nhằm trừng phạt Trung Quốc nếu chính quyền này không có động thái thiện chí hợp tác trong các cuộc điều tra. Trong tuần qua, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã đưa ra một dự luật – Đạo luật trách nhiệm giải thích COVID-19 – cho phép Tổng thống có thể áp đặt lệnh trừng phạt lên Trung Quốc nếu chính phủ này không cung cấp đầy đủ các thông tin và sự kiện dẫn đến sự bùng nổ của dịch viêm phổi Vũ Hán.
Ông Graham nói trong một tuyên bố rằng: “Tôi tin chắc rằng nếu không có sự lừa dối của ĐCSTQ thì virus sẽ không xuất hiện ở Hoa Kỳ. Chúng ta phải xác định cách thức virus xuất hiện và các bước ngăn chặn [dịch bệnh] như đóng cửa các chợ hải sản, để đảm bảo chúng không bao giờ xảy ra nữa. Đây cũng là thời điểm chúng ta đẩy ngược lại Trung Quốc và bắt họ phải chịu trách nhiệm”.
Dân biểu Doug Collins cũng đã đưa ra một dự luật đồng hành với dự luật của ông Graham ở Hạ viện.
Một dự luật khác đề xuất sửa đổi Đạo luật miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài để tạo ra một ngoại lệ, nhằm cho phép người dân Mỹ có thể kiện Trung Quốc để đòi bồi thường thiệt hại về đại dịch.
Chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần từ chối các yêu cầu điều tra về nguồn gốc của virus. Họ tuyên bố rằng họ sẽ không đồng ý với bất kỳ cuộc điều tra nào, và gọi các yêu cầu điều tra này là “có động cơ chính trị”. Chính quyền này cũng đã bác bỏ một số cáo buộc liên quan.
Ngày 18/5, thông qua Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lãnh đạo Trung Quốc – chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ thái độ rằng Bắc Kinh sẽ sẵn sàng xem xét lại phản ứng toàn cầu đối với dịch bệnh.
Thiết lập diễn đàn phù hợp để đưa sự thật ra ánh sáng
Trong báo cáo gần đây, Hiệp hội Henry Jackson cũng đã xác định một số phương pháp nhằm giúp các quốc gia và cá nhân đòi bồi thường đối với những thiệt hại do đại dịch gây ra.
Một trong những phương pháp đó bao gồm: yêu cầu đưa ra các vi phạm trách nhiệm của nhà nước Trung Quốc và các điều ước quốc tế lên tòa án quốc tế, trọng tài hoặc tòa án quốc gia; nộp đơn kiện tại tòa án Hong Kng; nộp đơn kiện tại tòa án nước ngoài như ở Hoa Kỳ hoặc Vương quốc Anh; và đưa tranh chấp trực tiếp lên WHO với cáo buộc Trung Quốc vi phạm theo Quy định Y tế Quốc tế.
Theo nhiều chuyên gia pháp lý ghi nhận, Bắc Kinh không thể bị ép buộc phải trình diện trước đạo luật quốc tế hay buộc phải có mặt trong các diễn đàn này. Cơ quan cố vấn cho rằng điều mà cộng đồng quốc tế có thể làm là xin ý kiến tư vấn từ Tòa án Công Lý Quốc Tế (ICJ), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hay các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc. Bắc Kinh có thể có quyền phủ quyết ở Hội đồng An ninh, nhưng họ không có quyền cản trở các nghị quyết của Đại hội đồng, theo như các tác giả đã đề cập.
Một ý kiến ​​pháp lý của ICJ không nhất thiết sẽ đưa ra các giải pháp cho việc tranh chấp giữa các quốc gia khác chống lại Bắc Kinh (về phản ứng sai lầm của ĐCSTQ đối với đại dịch), nhưng điều này có thể giúp làm rõ luật. Armstrong lưu ý rằng ý kiến ​​tư vấn của ICJ có những điểm yếu, bởi vì Bắc Kinh có thể tranh đấu về bất kỳ dữ liệu nào được đưa ra bởi các quốc gia khác, và việc tranh chấp có thể sẽ không có bất kỳ hướng giải quyết nào.
“Điều khó khăn ở đây là một ý kiến tư vấn chỉ có thể đưa ra xét xử các vấn đề của pháp luật, nhưng lại không  thể phân xử các vấn đề thực tế”, ông Armstrong nói.
Thay vào đó, ông đề nghị cộng đồng quốc tế có thể thiết lập diễn đàn của riêng mình theo các quy tắc mà họ quyết định, chẳng hạn như sử dụng một tòa án độc lập của người dân, hoặc một diễn đàn tương tự như cuộc điều tra của Hà Lan về vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
“Chính phủ sẽ phải đưa ra một cơ cấu có khả năng xử lý các câu hỏi liên quan đến sự thật, cũng như các câu hỏi về luật pháp”, ông nói.
Trong khi đó, tiến sĩ Robert Sanders, phó giáo sư an ninh quốc gia tại Đại học New Haven, đã đề xuất các phương án thay thế cho một cuộc điều tra. Ông chia sẻ với thời báo The Epoch Times rằng cộng đồng quốc tế có thể thành lập một quỹ quốc tế, mà chính quyền Bắc Kinh sẽ phải đóng góp chính cho quỹ này, đồng thời cho phép các nạn nhân nhiễm virus kiến nghị đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến dịch bệnh COVID-19.
Nghị sĩ Hawley đã đưa ra kêu gọi “một cuộc điều tra nội bộ” về những gì Trung Quốc đã thực hiện và không thực hiện dẫn đến cuộc khủng hoảng Covid-19.
Nghị sĩ Hawley và Tom Cotton đã đưa ra kêu gọi “một cuộc điều tra nội bộ” về những gì Trung Quốc đã thực hiện và không thực hiện dẫn đến cuộc khủng hoảng Covid-19. (Ảnh: Getty)
Trong khi đó, các cá nhân vẫn đang tìm lối đi riêng để đòi lại công lý từ chế độ này đối với vấn đề đại dịch. Tập đoàn Luật Berman cho biết họ đã nhận được vô số lời đề nghị từ hơn 40 quốc gia để tham gia vụ kiện.
Từ đó, tập đoàn luật Berman cũng thành lập một liên minh toàn cầu gồm các công dân quốc tế và các công ty luật để giúp đỡ các công dân nước ngoài, những người có các khiếu nại khả thi chống lại chính quyền Trung Quốc tại tòa án của nước họ. Nhóm này cũng sẽ giúp các nguyên đơn nộp đơn khiếu nại tại Hoa Kỳ hoặc tại tòa án quốc tế, và giúp công dân nước ngoài ủng hộ việc sửa đổi luật pháp của quốc gia họ nhằm cho phép hành động [khởi kiện ĐCSTQ] tập thể.
“ĐCSTQ đã sử dụng vị thế của mình như một siêu cường quốc của thế giới để khiến [quan điểm của] những người khác bị ‘bẻ cong’ theo ý thích của họ. Bây giờ đã đến lúc mọi người cần đảm bảo rằng nếu Trung Quốc muốn tham gia vào nền kinh tế thế giới, họ phải trả lời về việc che giấu nguồn gốc của virus và việc tạo điều kiện (theo cách vô nhân đạo) để virus này lây lan thành đại dịch”, công ty luật tuyên bố trong bản tường trình.
Những rào cản
Một số chuyên gia pháp lý không lạc quan về việc liệu có bất kỳ vụ kiện trong nước nào sẽ thắng thế, và nói rằng các nguyên đơn sẽ phải đối mặt với những khó khăn đáng kể trong việc “đánh bại” các rào cản của “quyền miễn trừ chủ quyền nước ngoài”.
Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài là pháp lý bảo vệ các quốc gia khỏi bị kiện tại tòa án của các quốc gia khác. Tại Hoa Kỳ, Đạo luật này giúp hạn chế các vụ kiện chống lại các quốc gia nước ngoài đối với trách nhiệm dân sự, trừ các trường hợp thuộc danh sách các trường hợp ngoại lệ.
Một số vụ kiện đang cố gắng khắc phục các vấn đề thuộc về quyền tài phán, bằng cách lập luận rằng các vụ kiện của họ có thể sẽ đáp ứng “ngưỡng ngoại lệ trong hoạt động thương mại” của pháp luật. Các luật sư cho biết hoạt động thương mại tại các chợ bán hải sản của Trung Quốc (khu vực mà  ban đầu chính quyền này đã đổ lỗi cho sự bùng phát dịch bệnh) đã có ảnh hưởng trực tiếp tại Hoa Kỳ. Nhưng một số chuyên gia pháp lý hoài nghi rằng lập luận này sẽ có kết quả.
Trường hợp ngoại lệ đó không nêu rõ được rằng hoạt động thương mại [diễn ra] ở đây hay ở nước ngoài; nếu ở nước ngoài, [nó cần] có hiệu ứng trực tiếp tại Hoa Kỳ hoặc liên quan đến một hoạt động thương
mại xảy ra ở Hoa Kỳ.  Ông José Alvarez, một giáo sư luật quốc tế tại Đại học New York, cho biết:” Tôi không thấy hoạt động thương mại nào mà họ cáo buộc ở đây cả”.
“Vài ngày trước, ông Maurizio Gasparri, nghị sĩ của Thượng viện Ý và là cựu Bộ trưởng truyền thông, đã nghiêm khắc chỉ trích Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên truyền dối trá về việc Trung Quốc giúp đỡ miễn phí cho Ý và các nước Châu Âu khác…”
Nghị sĩ Quốc hội Ý chỉ trích: Đảng cộng sản Trung Quốc là virus trên toàn cầu
Luật pháp cũng yêu cầu các nguyên đơn thể hiện rằng tài sản nào từ hoạt động thương mại mà họ có thể giành được trong vụ kiện thiệt hại. Vì vậy, thực sự có một số trở ngại, và tất nhiên, điều quan trọng nhất là chỉ ra một ngoại lệ, nhưng ngay cả khi bạn có ngoại lệ đó, không có gì là lạ khi không thể tìm thấy tài sản thương mại mà bạn có thể yêu cầu bồi thường.
Ông cũng lưu ý rằng những vụ kiện này cũng yêu cầu các nguyên đơn thể hiện được những sai phạm đối với các hành động của chính quyền Trung Quốc và điều đó gây ra tác hại gì ở Hoa Kỳ. Đây không phải là một nhiệm vụ đơn giản vì có thể có các yếu tố do Hoa Kỳ gây ra khiến liên kết bị  phá vỡ hoặc suy yếu.
Trong khi đó, ông Sanders cảnh báo rằng việc chống lại “quyền miễn trừ chủ quyền đối với các quốc gia khác” tại tòa án Hoa Kỳ có thể dẫn đến hậu quả từ Trung Quốc.
Đây là một con dao hai lưỡi bởi vì nếu một chính phủ cho phép các cá nhân và tổ chức của mình chống lại quyền miễn trừ chủ quyền đối với một quốc gia, quốc gia đó có thể có động thái tương tự để đáp trả, ông Sanders nói.
Ông nói thêm rằng các hành động pháp lý nhằm chống lại Bắc Kinh có thể gắn liền với rủi ro tiềm năng là sự trả đũa từ chính quyền này.
“Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng về mặt kinh tế hay các vấn đề khác nếu họ thấy rằng bạn không hợp tác với họ, hay bạn là một kẻ thù của họ trong lĩnh vực này”, ông nói.
Những chiến thuật hung hăng này, được mệnh danh là phong cách ngoại giao “chiến binh sói” của Trung Quốc. Chiến thuật này được áp dụng tại nhiều nơi  trên thế giới khi các quốc gia ngày càng tăng cường việc kêu gọi điều tra về cách xử lý dịch bệnh của chính quyền Trung Quốc. Nhiều quốc gia trong số này, chẳng hạn như Úc, đang đẩy lùi ảnh hưởng của Bắc Kinh, bằng cách củng cố lập trường của mình và xem xét lại sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ.
Đáp lại lời kêu gọi của Úc về việc điều tra độc lập, Bắc Kinh đã đưa ra nhiều tuyên bố “cảnh cáo” đối với Úc, đe dọa rằng Trung Quốc có thể tẩy chay hàng hóa Úc. Bộ trưởng ngoại giao Úc Marise Payne phản ứng bằng cảnh báo rằng Bắc Kinh đang chống lại việc điều tra bằng cách áp đặt các “thủ đoạn cưỡng chế về kinh tế”.
Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như không quan tâm đến [lời kêu gọi], sau đó, chính quyền này đã “đánh” vào xuất khẩu nông nghiệp quan trọng của Úc và đưa ra các đe dọa về việc đình chỉ [giao thương] và thuế quan.
Úc đã đáp trả bằng cách yêu cầu các cuộc đàm phán thương mại khẩn cấp nhưng không nhượng bộ [hay rút lại] lời kêu gọi về một cuộc điều tra về đại dịch virus đối với ĐCSTQ. Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc vẫn từ chối yêu cầu của Úc.
Ông Armstrong cho biết mặc dù có những rào cản đáng kể đối với việc kiện ĐCSTQ, ông tin rằng các vụ kiện nên được đưa ra để gửi một thông điệp rằng việc vi phạm pháp luật của chính quyền này sẽ không được dung thứ.
“Chúng ta có quyền yêu cầu bồi thường khi ai đó vi phạm pháp luật, để làm rõ quan điểm rằng những người vi phạm pháp luật sẽ không được bỏ qua.  Và trong trường hợp này, Trung Quốc đã vi phạm luật pháp…“, ông Armstrong nói.
Mộc Miên
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/toan-the-gioi-yeu-cau-cong-ly-va-buoc-bac-kinh-len-tieng-ve-dai-dich-41593.html

Covid-19: Hơn 6 triệu ca nhiễm trên thế giới,

Brazil đứng thứ 4 về số tử vong

Thùy Dương
Theo thông tin  tổng hợp của AFP từ các số liệu chính thức của các nước, đến 19 giờ (giờ quốc tế) ngày thứ Bảy 30/05/2020, có ít nhất 366.581 ca tử vong vì virus corona, trong lúc số người được ghi nhận nhiễm virus đã lên đến hơn 6 triệu người tại 196 nước và vùng lãnh thổ. Brazil trở thành quốc gia thứ tư thế giới về ca tử vong.
Trong vòng 24 giờ tính đến 19 giờ hôm qua, thế giới có thêm hơn 125.000 ca nhiễm mới và 4.517 người chết vì Covid-19. Các nước có số ca tử vong mới tăng nhiều nhất là Mỹ (1.152 ca), Brazil (1.124 ca) và Mêhicô (371 ca). Hiện giờ, châu Mỹ Latin là khu vực có tốc độ lây nhiễm nhanh nhất thế giới.
Với tổng cộng 28.834 người tử vong, Brazil hôm qua vượt Pháp để trở thành nước có nhiều ca tử vong thứ 4 thế giới vì Covid-19, sau Mỹ, Anh và Ý. Số người nhiễm virus và tử vong ở Brazil tập trung đông nhất ở hai thành phố lớn Sao Paulo và Rio de Janeiro, miền đông nam đất nước.
Ngoài Brazil, Peru là nước Mỹ Latin thứ hai bị đại dịch tác động nặng nề. 141 người chết trong vòng 24 giờ qua tại quốc gia 33 triệu dân cư này (4.371 người tử vong từ đầu dịch). Bolivia hôm nay ghi nhận có tổng cộng 300 người chết vì dịch.
Riêng số lượng người dương tính với virus corona chủng mới, theo thống kê của AFP, hai phần ba trong số hơn 6 triệu người xét nghiệm dương tính là ở châu Âu và Hoa Kỳ, cũng là những nơi huy động nhiều xét nghiệm. AFP lưu ý số ca được xác định nhiễm virus corona chỉ chiếm một phần con số người nhiễm trên thực tế, bởi nhiều nước chỉ cho xét nghiệm những ca bệnh nặng, một số nước khác lại chỉ ưu tiên xét nghiệm tầm soát những người đã có tiếp xúc với người bị nhiễm virus. Trong khi đó, khả năng xét nghiệm tầm soát ở rất nhiều quốc gia nghèo lại hạn chế.
Liên Âu kêu gọi Mỹ xét lại quyết định cắt đứt quan hệ với WHO 
Theo AFP, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và lãnh đạo ngoại giao Châu Âu Josep Borrell hôm qua 30/05/2020 nhấn mạnh Liên Âu vẫn ủng hộ Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và đã đóng góp thêm tài chính.
Hai quan chức cao cấp của Liên Hiệp nhấn mạnh sự hợp tác và đoàn kết của thế giới thông qua những nỗ lực đa phương là cách duy nhất hiệu quả để chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19, WHO cần tiếp tục lãnh đạo quốc tế chống dịch và để làm được điều đó thì cần có sự tham gia và hỗ trợ của tất cả các nước.  Uỷ Ban Châu Âu cũng lưu ý các nước tránh mọi hành động làm suy yếu các kết quả chống dịch trên phạm vi quốc tế.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200531-covid-19-h%C6%A1n-6-tri%E1%BB%87u-ca-nhi%E1%BB%85m-tr%C3%AAn-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-brazil-%C4%91%E1%BB%A9ng-th%E1%BB%A9-4-v%E1%BB%81-s%E1%BB%91-t%E1%BB%AD-vong

Dỡ bỏ phong tỏa: Trở ngại đầu tiên

cho việc mở lại biên giới trong khối Schengen

Trọng Nghĩa
Với các kế hoạch nới lỏng phong tỏa lần lượt được áp dụng tại các nước châu Âu, vấn đề mở lại biên giới đã được đặt ra, đặc biệt giữa các nước trong khối tự do đi lại Schengen. Vấn đề là tình trạng dịch Covid-19 nặng nhẹ khác nhau tùy theo mỗi nước, thời điểm nới lỏng phong tỏa có khác nhau. Điều này khiến cho việc mở lại biên giới giữa một số nước gặp trở ngại. Tình hình lộn xộn tại biên giới Pháp-Bỉ hôm qua, 30/05/2020, là ví dụ điển hình.
Từ Bruxelles, thông tín viên Joanna Hostein tường trình:
Tinh hình sáng hôm qua, Thứ Bảy, ở biên giới Pháp-Bỉ rất lộn xộn. Hàng chục chiếc xe hơi muốn sang Pháp đã bị lực lượng an ninh chặn lại. Những người lái xe rất ngạc nhiên.
Theo nghị định mới được chính quyền Bỉ công bố, kể từ ngày 30/05/25020, cư dân tại Bỉ được phép đi thăm thân nhân hay mua sắm ở các nước láng giềng giáp ranh là Pháp, Luxembourg, Hà Lan và Đức.
Tuy nhiên, vấn đề lại là việc mở cửa biên giới thuộc thẩm quyền của nước sở tại và Pháp trên nguyên tắc, vẫn tiếp tục hạn chế việc nhập cảnh, chỉ dành cho những trường hợp thật cần thiết mà thôi. Việc mở lại biên giới Pháp trong khuôn khổ không gian Schengen cho các công dân Châu Âu chưa được dự kiến trước ngày 15/06.
Đến cuối ngày, ngoại trưởng Bỉ bị buộc phải lùi bước, nói rõ là biện pháp mới được ban hành chỉ áp dụng đối với Luxembourg, Hà Lan và Đức, chứ không có hiệu lực trong trường hợp nước Pháp.
Tây Ban Nha và Hy Lạp nỗ lực thu hút khách nước ngoài
Thái độ thận trọng trong việc mở cửa biên giới của Pháp tương phản rõ rệt với các nước Schengen khác, trong đó có Tây Ban Nha và Hy Lạp, hai nước đang cạnh tranh với Pháp trong lãnh vực du lịch.
Theo một dự án “thí điểm” vừa được chính quyền Tây Ban Nha công bố, du khách Đức, Pháp và Bắc Âu có thể đến Tây Ban Nha kể từ trung tuần tháng Sáu.
Cũng kể từ 15/06, Hy Lạp sẽ cho phép nhiều chuyến bay hơn đến từ các quốc gia Liên Âu trong đó có Pháp. Trong chủ trương này, Hy Lạp đã thông báo mở cửa lại kể từ giữa tháng Sáu các phi trường Athens và Thessalonique, ở phía bắc, cho du khách đến từ 29 quốc gia, trong đó có khoảng 15 nước Liên Âu.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200531-d%C6%A1%CC%83-bo%CC%89-phong-to%CC%89a-tr%C6%A1%CC%89-nga%CC%A3i-%C4%91%C3%A2%CC%80u-ti%C3%AAn-cho-vi%C3%AA%CC%A3c-m%C6%A1%CC%89-la%CC%A3i-bi%C3%AAn-gi%C6%A1%CC%81i-trong-kh%C3%B4%CC%81i-shengen

Biểu tình phản đối cái chết của công dân Mỹ

lan sang London và Berlin

Hàng trăm người hôm 31/5 xuống đường ở London và Berlin để bày tỏ đoàn kết với các cuộc biểu tình ở Mỹ phản đối cái chết của một người đàn ông da đen không mang vũ khí mà một đoạn video cho thấy ông bị ngạt thở khi bị một cảnh sát da trắng quỳ lên cổ ở Minneapolis.
Tại Anh, người biểu tình quỳ gối ở Quảng trường Trafalgar ở London, hô vang: “Không công lý, không yên bình”.
Sau đó, họ tuần hành qua Quốc hội và kết thúc ở phía bên ngoài Đại sứ quán Mỹ.
Còn ở Đức, hàng trăm người biểu tình cũng tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Berlin.
XEM THÊM:
Ứng viên tổng thống Joe Biden: Biểu tình là ‘đúng’, nhưng ‘phá hoại thì không’
Họ cầm theo các biểu ngữ như: “Công lý cho George Floyd” hay “Chấm dứt giết hại chúng tôi”.
Cái chết của ông George Floyd sau khi bị bắt giữ hôm 25/5 đã gây ra làn sóng biểu tình khắp Hoa Kỳ cũng như làm nóng lên sự tức giận về phân biệt chủng tộc trong hệ thống tư pháp hình sự Mỹ.
Các cuộc biểu tình bắt đầu ôn hòa, nhưng sau đó trở nên hỗn loạn vì người biểu tình chặn giao thông, nổi lửa và đụng độ với cảnh sát chống bạo loạn.
Lực lượng an ninh có nơi đã sử dụng hơi cay và đạn nhựa để khôi phục trật tự.
https://www.voatiengviet.com/a/bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-c%C3%A1i-ch%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-m%E1%BB%B9-lan-sang-london-v%C3%A0-berlin/5443115.html

Vụ 39 tử thi: Pháp buộc tội 13 người

sau khi Đức bắt ‘kẻ chủ chốt’

Mười ba nghi phạm bị cảnh sát Pháp bắt, liên quan tới cái chết của 39 di dân người Việt hồi tháng 10 năm ngoái, đã bị buộc tội buôn người, hãng tin AFP dẫn nguồn tin cơ quan công tố Pháp nói hôm thứ Bảy.
Sáu người trong nhóm này, chủ yếu mang quốc tịch Việt Nam và Pháp, bị bắt giữ ở Paris hôm thứ Ba 26/5, cũng bị buộc tội ngộ sát sau khi một đối tượng được cho là kẻ chủ chốt của đường dây buôn người bị bắt tại Đức.
Vụ 39 tử thi: Bỉ bắt 11 người Việt trong đường dây đưa di dân lậu vào Anh
Công an Việt Nam khởi tố 7 bị can vụ 39 tử thi trên xe tải
‘Thành viên đưa lậu người Việt’ bị Anh bắt sau thời gian lẩn trốn
Mười ba người khác cũng đã bị bắt tại Bỉ trong cùng hôm thứ Ba, trong một chiến dịch của cảnh sát quốc tế.
Cơ quan công tố tại Paris và Brussels nói rằng người ta tin là 26 nghi phạm này thuộc một mạng lưới buôn người rộng khắp, với hoạt động ở tầm mức vận chuyển hàng chục người mỗi ngày, trong nhiều tháng, chứ không chỉ duy nhất vận chuyển nhóm 39 di dân người Việt được tìm thấy trên xe tải đông lạnh ở Essex, Anh.
Cuộc điều tra của cảnh sát các nước cho thấy trong hành trình với kết cục bi thảm tại Anh, có ít nhất một trong 39 nạn nhân đã trải qua quá trình di chuyển từ Việt Nam tới Nga, rồi Ukraine và Pháp.
Đằng sau ‘tấm vé xe tải’ vào Anh
“Cuộc điều tra đã nhanh chóng xác định được tuyến đường mà các nạn nhân đã đi trước khi được đưa lên chiếc xe tải,” New York Times dẫn lời cơ quan công tố Bỉ nói trong một tuyên bố hôm thứ Tư. “Một số người đã ở Bỉ trước khi khởi hành.”
Các di dân, gồm 31 nam giới và tám phụ nữ, được phát hiện đã tử vong trên chiếc xe tải đậu tại khu công nghiệp nằm về phía đông của London hồi cuối 10/2019.
Tài xế xe tải cũng đã nhận tội ngộ sát, nhưng cuộc đột kích hôm thứ Ba là nhắm vào những kẻ buôn người bị tình nghi là chuyên tổ chức hành trình xuất phát từ châu Á.
Nghi phạm bị nghi là kẻ chủ mưu và bị bắt tại Đức là một người đàn ông 29 tuổi có tên lóng là ‘Công tước Hói’ (the Bald Duke), AFP nói.
Tài xế xe tải nhận tội ngộ sát 39 người Việt
Người Việt bị lừa, bắt cóc hay tự nguyện vào Anh?
Phụ nữ Việt: ‘Tôi vào Anh bằng vé xe tải’
“Ông ta có thể là người đứng đầu mạng lưới ở Pháp,” AFP dẫn một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra, nói.
Tuy nhiên, quốc tịch của người này chưa được tiết lộ.
Mười ba người bị buộc tội tại Pháp cũng phải đối diện với các cáo buộc là thành viên một tổ chức tội phạm. Toàn bộ họ, trừ một người, hiện đang bị giam giữ.
Tại Bỉ, một thẩm phán ở Bruges đã ra cáo buộc tội danh buôn người, thành viên của một tổ chức tội phạm, và gian lận, đối với 11 trong tổng số 13 nghi phạm đã bị bắt giữ, cơ quan công tố Bỉ cho biết.
Cuộc điều tra xác định rằng các di dân thiệt mạng được tìm thấy ở Essex, Anh đã được đưa lên xe tải ở bắc Pháp, và mạng lưới buôn người này vẫn tiếp tục hoạt động sau vụ việc bi thương, gây chấn động thế giới trên. Đường dây này thu tới 20 ngàn euro cho mỗi ‘vé’ từ Pháp và Anh.
AFP nói theo các nguồn tin hãng này có được thì nhóm tội phạm mới bị bắt ở Pháp được cho là đã cung cấp nơi ở cho các di dân, sau đó dùng taxi đưa họ từ Paris đi lên miền bắc Pháp.
Trang Facebook Đại sứ quán Anh tại Việt Nam cũng đưa tin về diễn biến bắt các nghi phạm trong vụ này.
Bản tin vào ngày 29/05 nói thêm rằng tháng Hai năm nay, Cảnh sát Essex đã đến Việt Nam gặp gỡ tất cả các gia đình nạn nhân, chính quyền và các tổ chức đối tác. Đại sứ Anh Gareth Ward cam kết Vương quốc Anh sẽ nỗ lực hết sức có thể để hỗ trợ cuộc điều tra về thảm kịch này.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52869898

Hoàng tử nước Bỉ dương tính với Covid-19

Băng Thanh
Joachim, Hoàng tử nước Bỉ, cháu trai của nhà vua Philippe, được xác nhận đã dương tính với virus corona sau khi tham dự một buổi tiệc tại Tây Ban Nha.
Hoàng tử, 28 tuổi, cho kết quả dương tính với Covid-19 sau khi tham dự cuộc họp mặt tại thành phố Cordoba, thủ phủ của tỉnh Cordoba, miền nam Tây Ban Nha vào ngày 26/5, hãng Reuters dẫn lời người phát ngôn của Cung điện Hoàng gia Bỉ cho biết hôm 30/5.
Người phát ngôn cho biết cung điện không thể xác nhận số lượng người tham dự bữa tiệc và hoàng tử Joachim đã đến Tây Ban Nha từ Bỉ vào ngày 24/5 và hiện vẫn còn ở đó.
Tuy nhiên, tờ El Pais của Tây Ban Nha cho biết, hoàng tử, người đứng thứ mười trong danh sách thừa kế ngai vàng ở Bỉ đã tham dự bữa tiệc cùng với 26 người khác. Điều này đã vi phạm các quy tắc giãn cách xã hội được quy định ở tỉnh Cordoba, nơi lượng người tối đa được phép tụ họp hiện tại là 15 người.
Cảnh sát Tây Ban Nha cho biết họ đang mở một cuộc điều tra về vụ việc và những người vi phạm các quy tắc giãn cách xã hội có thể phải đối mặt với mức phạt từ 600 đến 10.000 euro.
Bà Rafaela Valenzuela, đặc phái chính phủ tại vùng Cordoba cho biết tại một cuộc họp báo hôm 30/5 rằng, tất cả 27 người tham dự bữa tiệc hiện đang được cách ly. Bà nhận định sự kiện là hoạt động “hoàn toàn vô trách nhiệm” và có nguy cơ gây nên bùng phát lây nhiễm mới, kéo theo khả năng áp dụng trở lại các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt như trước.
“Tôi cảm thấy bất ngờ và giận dữ. Vụ việc càng đáng chú ý giữa giai đoạn cả nước đang thương tiếc quá nhiều người thiệt mạng”, Reuters dẫn lời bà Valenzuela cho biết.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hoang-tu-bi-duong-tinh-voi-covid-19.html

Đức cho rằng việc Tổng Thống Trump rút khỏi

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO sẽ tổn hại

đến sức khỏe y tế toàn cầu

Tin từ Berlin – Vào hôm thứ Bảy (30 tháng 05), Đức chỉ trích quyết định rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của tổng thống Trump, và cho rằng đây là “nỗi thất vọng” và bất lợi cho sức khỏe y tế toàn cầu.
Trong đoạn Tweet của bộ trưởng Bộ Y tế Đức, Jens Spahn, ông nói rằng WHO cần phải “cải tổ” nếu cần thiết. Ngoài ra, ông cho rằng EU phải đóng vai trò lãnh đạo và tài trợ tài chính nhiều hơn, ông cũng cho biết đây sẽ là một trong những ưu tiên của Đức khi tiếp quản vị trí chủ tịch EU vào ngày 01/07/2020.
Hôm thứ Sáu (29/05/2020), tổng thống Trump tuyên bố đã cắt đứt quan hệ của Hoa Kỳ với WHO, với lý do cơ quan này đã không thực hiện đủ biện pháp cần thiết để chống lại sự lây lan ban đầu của coronavirus.
Một tháng trước, tổng thống Trump đã đình chỉ tài trợ cho WHO, cáo buộc họ đã giải quyết đại dịch toàn cầu sai lầm. Sau đó, vào đầu tháng này, tổng thống đã cáo buộc WHO có trụ sở tại Geneva là “tay sai” của Trung Cộng, và tổng thống nói rằng việc đóng băng tài trợ sẽ là vĩnh viễn trừ khi cơ quan này thực hiện “những cải thiện đáng kể”. (BBT)
https://www.sbtn.tv/duc-cho-rang-viec-tong-thong-trump-rut-khoi-to-chuc-y-te-the-gioi-who-se-ton-hai-den-suc-khoe-y-te-toan-cau/

Các viên chức Hồng Kong chỉ trích Tổng Thống Trump

 sau khi tước bỏ đặc quyền của Hồng Kong

Tin từ Hong Kong – Vào hôm thứ Bảy (30 tháng 5), các viên chức cao cấp của chính phủ Hồng Kông giận dữ , và chỉ trích hành động của Tổng thống  Trump vì ông tước bỏ đặc quyền của thành phố, vì Trung Cộng áp đặt luật an ninh quốc gia đối với trung tâm tài chính toàn cầu này.
Tổng thống Trump nói rằng Bắc Kinh đã phá vỡ quyền tự trị của Hồng Kông bằng cách đề nghị luật an ninh quốc gia, và lãnh thổ này không còn bảo đảm các đặc quyền kinh tế của Hoa Kỳ. Tổng thống Trump nói thêm rằng, Hoa Kỳ sẽ thu hồi sự đối xử đặc biệt của họ với Hồng Kông, đồng thời Washington cũng sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân làm ảnh hưởng đến sự tự do của Hồng Kông.
Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc rằng, Trung Cộng áp đặt luật an ninh lên Hồng Kong là một thảm kịch đối với thế giới, nhưng tổng thống vẫn chưa đưa ra thời gian tổng thống sẽ thực hiện các đe dọa trên.
Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hồng Kông nói rằng, hôm thứ Bảy tuần này đã đánh dấu một ngày buồn cho thành phố tự do nhất Trung Cộng. Chính phủ Hồng Kông đã có một mối quan hệ làm việc lâu dài với các đối tác Hoa Kỳ.
Hơn 1,300 công ty Hoa Kỳ có văn phòng tại Hồng Kông và cung cấp khoảng 100,000 việc làm. Trong 10 năm qua, thặng dư thương mại của Hoa Kỳ với Hồng Kông là lớn nhất trong số tất cả các đối tác thương mại của họ, với tổng trị giá 297 tỷ mỹ kim từ năm 2009 đến 2018. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cac-vien-chuc-hong-kong-chi-trich-tong-thong-trump-sau-khi-tuoc-bo-dac-quyen-cua-hong-kong/

TQ phản đối mạnh mẽ

phán quyết của Canada về Mạnh Vãn Chu

Phía Trung Quốc bày tỏ sự “không hài lòng mạnh mẽ và kiên quyết phản đối” trước quyết định của Canada về dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu.
Tiếp theo tuyên bố của Tập đoàn Huawei, Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada hôm nay (28/5) cũng lên tiếng phản đối mạnh mẽ phán quyết về việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính của Tập đoàn này sang Mỹ.
Tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada được đăng trên Twitter ngay sau khi Tòa án của nước này công bố phán quyết về vụ án dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu. Theo đó, phía Trung Quốc bày tỏ sự “không hài lòng mạnh mẽ và kiên quyết phản đối” trước quyết định trên và đã giao thiệp nghiêm khắc với phía Canada.
Tuyên bố cũng phản bác việc mà phía Đại sứ quán Canada cho là hỗ trợ Mỹ “chèn ép” Huawei và hối thúc nước này “xem xét nghiêm túc” lập trường nghiêm khắc và quan ngại của phía Trung Quốc, lập tức thả bà Mạnh Vãn Chu.
Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của chính phủ Trung Quốc về phán quyết cho rằng bà Mạnh Vãn Chu phù hợp với tiêu chuẩn “tội phạm kép” và vụ án dẫn độ bà sang Mỹ sẽ tiếp tục được xét xử.
Đây cũng là phán quyết đầu tiên của Tòa án tối cao British Columbia (Canada) về vụ án này. Với phán quyết này, bà Mạnh Vãn Chu nhiều khả năng sẽ bị dẫn độ sang Mỹ, một kết quả mà Trung Quốc không mong muốn và nhiều khả năng sẽ tiếp tục làm căng thẳng thêm quan hệ giữa Ottawa và Bắc Kinh.
Trước đó, phía Trung Quốc từng tuyên bố, vụ xét xử này “là một sự cố chính trị nghiêm trọng” và chính phủ Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước mình.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34983-tq-phan-doi-manh-me-phan-quyet-cua-canada-ve-manh-van-chu.html

Trung Quốc lợi dụng Covid-19

để đánh lạc hướng dư luận khỏi vấn đề Hồng Kông

Nam Sơn
Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc cáo buộc Trung Quốc “lợi dụng COVID-19” để đánh lạc hướng quốc tế về vấn đề Hồng Kông khi căng thẳng đang sôi sục trước việc Trung Quốc đơn phương áp đặt luật an ninh quốc gia đối với khu tự trị này.
Luật an ninh quốc gia mới vừa được quốc hội Trung Quốc thông qua, nhắm mục tiêu chống ly khai, lật đổ và can thiệp nước ngoài tại Hồng Kông.
Trong một tuyên bố hôm thứ Tư (27-5), Mỹ đã gọi các hành động gây hấn của Trung Quốc là vấn đề an ninh toàn cầu và kêu gọi một cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
“Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc đến các hành động của chính phủ Trung Quốc về cơ bản làm suy yếu mức độ tự trị và tự do cao của Hồng Kông”, phái đoàn Mỹ nói trong một tuyên bố. “Đây là vấn đề quan tâm toàn cầu cấp bách liên quan đến hòa bình và an ninh quốc tế và yêu cầu sự lưu ý ngay lập tức của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
Hồng Kông đã nằm dưới sự kiểm soát của thực dân Anh trong hơn 150 năm. Vương quốc Anh đã ký một hiệp ước song phương có đăng ký lên Liên Hợp Quốc gọi là Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984, hứa hẹn sẽ duy trì các quyền tự do nhất định ở Hồng Kông khi trao trả cho Trung Quốc. Hiệp ước cũng hứa sẽ duy trì “một quốc gia, hai chế độ”, đảm bảo cho Hồng Kông có quyền tự chủ cao.
Phái đoàn Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc “không hành xử như một quốc gia thành viên LHQ có trách nhiệm” và nói rằng hành động của họ “đe dọa các thể chế dân chủ và tự do dân sự của Hồng Kông.”
Phái đoàn Hoa Kỳ đã đăng một loạt các Tweet cho biết Trung Quốc đang lợi dụng lúc thế giới đang bận tâm với sự lây lan của corona virus mới để làm xói mòn hơn nữa các quyền tự do của Hồng Kông.
“Đảng cộng sản Trung Quốc tin rằng họ có thể lợi dụng COVID-19 để đánh lạc hướng khỏi cuộc tấn công của họ vào Hồng Kông và người dân Hồng Kông. Điều này, cùng với việc che đậy dịch bệnh và xử lý sai lầm, vi phạm nhân quyền và các hành động phi pháp ở Biển Đông, không phải là cách cư xử của một thành viên Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm”, phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc nói.
“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa tính minh bạch và trách nhiệm quốc tế, chấm dứt những lời hứa suông và ngay lập tức đảo ngược tiến trình và tôn trọng Tuyên bố chung Trung-Anh”, phái đoàn Hoa Kỳ bổ sung.
Phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã từ chối yêu cầu của Hoa Kỳ về triệu tập cuộc họp của Hội đồng Bảo an, gọi Hoa Kỳ là “kẻ gây rắc rối cho thế giới”.
“Trung Quốc từ chối một cách có căn cứ yêu cầu vô căn cứ của Mỹ về một cuộc họp của Hội đồng Bảo an”, Trung Quốc đáp trả trong một loạt các tweet. “Pháp luật về an ninh quốc gia đối với Hồng Kông hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Nó không liên quan gì đến sự thực thi của Hội đồng Bảo an LHQ”.
Căng thẳng với Trung Quốc bùng lên
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang gia tăng khi Trung Quốc thúc đẩy thực thi luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông.
Hôm thứ Tư (27-5), Ngoại trưởng Mike Pompeo chỉ ra rằng thỏa thuận “một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông không còn được duy trì và ám chỉ rằng biện pháp này sẽ dẫn đến các lệnh trừng phạt của Mỹ.
“Không có lý do hợp lý nào có thể khẳng định rằng ngày hôm nay Hồng Kông duy trì mức độ tự chủ cao từ Trung Quốc, dựa trên những sự thật phơi bày,” ông Pompeo nói trong một tuyên bố.
Vào ngày 26-5, Tập Cận Bình đã thúc giục quân đội tăng cường chuẩn bị cho “chiến đấu vũ trang” và cải thiện khả năng của quân đội để thực hiện các nhiệm vụ. Các chỉ thị này ​​được đưa ra khi Trung Quốc tuyên bố tăng 6,6% chi tiêu cho ngân sách quốc phòng.
Dự luật được thông qua
Luật an ninh quốc gia Hồng Kông đã được gần như toàn thể đại biểu Quốc Hội Trung Quốc thông qua trong phiên họp ngày 28-05. Trong số gần 3.000 đại biểu, chỉ có 1 người bỏ phiếu chống, và 6 người bỏ phiếu trắng.
Ngay sau đó Tổng thống Donald Trump đã họp báo công bố các biện pháp mạnh mẽ với Trung Quốc vào ngày 29-5.
Theo Business Insider
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-loi-dung-covid-19-de-danh-lac-huong-du-luan-khoi-van-de-hong-kong.html

Thủ tướng Trung Quốc thừa nhận

 kinh tế đất nước khủng hoảng nghiêm trọng

Hải Lam
Sau khi kỳ họp Lưỡng hội kết thúc, Thủ tướng Lý Khắc Cường tiết lộ tại một cuộc họp báo hôm 28/5 rằng, dịch Covid-19 khiến nền kinh tế đất nước bị thiệt hại nghiêm trọng, khoảng 600 triệu công dân Trung Quốc chỉ kiếm được 1.000 nhân dân tệ (140 USD) một tháng, theo The Epoch Times.
Khi một phóng viên hỏi Thủ tướng Lý Khắc Cường về kế hoạch xóa đói giảm nghèo và phát triển tầng lớp trung lưu, ông Lý trả lời rằng: “Thu nhập trung bình hàng năm của chúng ta là 30.000 nhân dân tệ (4.198 USD). Nhưng có 600 triệu người có thu nhập hàng tháng chỉ 1.000 nhân dân tệ (140 USD)”.
“Số tiền này chỉ đủ để trả tiền thuê nhà hàng tháng tại một thành phố tầm trung ở Trung Quốc”, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) trích lời ông Lý.
Trung Quốc hiện có hơn 1,4 tỷ dân. Như vậy, 600 triệu người tương ứng hơn 40% dân số Trung Quốc.
Thủ tướng cũng nói rằng do tác động của dịch viêm phổi Vũ Hán tới nền kinh tế đất nước, khả năng sẽ có nhiều hơn nữa công dân Trung Quốc sống trong nghèo đói, và chính phủ sẽ cần triển khai các gói an sinh xã hội hoặc các hình thức hỗ trợ khác để giúp họ tồn tại.
Ông Lý cũng thừa nhận rằng thất nghiệp hiện cũng là vấn đề lớn của đất nước. Theo ông Lý, Trung Quốc có 900 triệu lao động nhập cư. Ngoài ra, vào tháng 7, 8,74 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp đại học. Hai nhóm này, cùng với các cựu quân nhân, là những người cần việc làm nhất.
Ông Lý không tiết lộ tỷ lệ thất nghiệp của cả nước, nhưng đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp được công bố trước đó là khoảng 6%. Tuy nhiên, con số chính thức này chỉ là tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực thành thị, không bao gồm những người lao động nhập cư bị mất việc.
Vào ngày 30/4, một giám đốc tại một công ty môi giới Trung Quốc đã bị cách chức sau khi ông đăng lên phương tiện truyền thông xã hội một phân tích ước tính rằng tỷ lệ thất nghiệp thực sự của Trung Quốc là khoảng 20,5%.
Ông Lý cho biết chính phủ sẽ nỗ lực kích thích nền kinh tế hiện bị thiệt hại nghiêm trọng do dịch bệnh, thúc đẩy tiêu dùng và tạo thêm nhiều việc làm. Thủ tướng cũng nói rằng Bắc Kinh sẽ cắt giảm chi phí, và cũng đã ra lệnh cho chính quyền địa phương làm điều tương tự.
https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-trung-quoc-thua-nhan-kinh-te-dat-nuoc-khung-hoang-nghiem-trong.html

Bắc Kinh sửa đổi Luật Cơ bản Hồng Kông

sẽ khiến mối quan hệ Mỹ – Trung thay đổi

Triệu Hằng
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sửa đổi Luật Cơ bản vốn được coi là hiến pháp của Hồng Kông khi nó thông qua dự thảo luật an ninh mới. Tác giả Ocean Salazar trong bài viết đăng trên tờ Hongkongfp ngày 29/5 cho rằng ĐCSTQ “tự bắn vào chân mình” vì luật mới ảnh hưởng đến lợi ích tài chính của nó ở Hồng Kông.
Dự thảo được đưa ra tại thời điểm các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã bắt đầu trở lại. Bắc Kinh tuyên bố sửa đổi luật là cần thiết vì an ninh quốc gia.
Các nhà phê bình cho rằng đây chỉ là một bước nữa để Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khẳng định nó chi phối Hồng Kông, vì dự thảo luật này viết lại khuôn khổ quyền tự chủ thành phố với đề xuất cấm “ly khai” và “lật đổ quyền lực nhà nước”. Luật mới có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho tự do ngôn luận, tự do hội họp hay tự do báo chí của Hồng Kông. Người Hồng Kông đối mặt với một viễn cảnh nghiệt ngã sau khi họ đã chiến đấu nhằm ngăn chặn sự xói mòn các quyền của mình dưới thời chính phủ Hồng Kông hiện tại.
Hôm 29/5, Tổng thống Trump tuyên bố thu hồi “tình trạng đặc biệt” trong thương mại của Hồng Kông với Hoa Kỳ, mở đường cho việc tước bỏ các đặc quyền thương mại mà Mỹ đã dành riêng cho trung tâm tài chính này.
Phản ứng từ phía Mỹ như một cú đánh mạnh vào lợi ích tài chính của ĐCSTQ, vì Hồng Kông là điểm then chốt cho phần lớn thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. Sau động thái của Mỹ, khả năng một dòng vốn lưu động lớn sẽ chảy khỏi Hồng Kông.
Việc ĐCSTQ áp luật “an ninh quốc gia” lên Hồng Kông, nó đã tạo thêm bằng chứng hoàn hảo cho Mỹ khẳng định Hồng Kông không còn tự chủ để xứng đáng với vị thế tình trạng kinh tế đặc biệt.
Hồng Kông được đối xử theo vị thế đặc biệt có ý nghĩa quan trọng với cả Trung Quốc và Mỹ vì trung tâm tài chính này là cầu nối cho các công ty Trung Quốc hút vốn đầu tư nước ngoài và cho các nhà đầu tư Mỹ tiếp cận thị trường Trung Quốc với tỷ giá hối đoái và thuế quan được bảo hộ.
Khi Trung Quốc đốt cháy cây cầu này, khả năng Mỹ sẽ ngay lập tức thực thi hành động cứng rắn, kết quả sẽ tồi tệ cho Trung Quốc.
Hiện trạng kinh tế Trung Quốc
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã trưng hồ sơ theo dõi dữ liệu GDP và lạm phát được chỉnh sửa mà trong đó cung cấp hình ảnh về một nền kinh tế khỏe mạnh.
Với những khoản nợ quá mức và tính minh bạch tài chính có hạn, Trung Quốc dựa vào đầu tư nước ngoài để hợp lý hóa giá trị doanh nghiệp ở mức cao và đạt được tỷ suất hoàn vốn (ROI) cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
Gần đây, hai công ty Trung Quốc Luckin Coffee và GSX Techedu đạt lợi nhuận từ lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) niêm yết trên thị trường Mỹ và được định giá cao dù bị cáo buộc có hành vi kinh doanh gian lận.
Trong bối cảnh các công ty Trung Quốc hoạt động gián điệp, thương mại “không công bằng” và kém minh bạch, Hoa Kỳ có cơ sở để áp đặt các quy định đối với các tập đoàn Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ và xem xét tình trạng đặc biệt của Hồng Kông.
Mỹ rút tình trạng đặc biệt của Hồng Kông sẽ gây tổn hại lớn cho lợi ích kinh doanh của ĐCSTQ khi nó sử dụng Hồng Kông để khai thác nguồn tài chính từ thị trường Mỹ.
Trung Quốc tự bắn vào chân mình?
Với những tổn thất kinh tế trước mắt, vì sao Trung Quốc vẫn tự bắn vào chân mình?
Có thể thấy, mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ sắp tới sẽ ngày càng xấu. Dù trước đó Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn ca ngợi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng ông Trump vẫn duy trì đốc thúc Trung Quốc về thương mại, về giải quyết đại dịch virus corona và các cáo buộc thao túng thể chế quốc tế khác.
Mặt khác, có hàng ngàn người ở Hồng Kông đã bị bắt liên quan đến các cuộc biểu tình trong quá khứ ở thành phố này. Nhiều người đang phải chờ hầu toà nhưng có rất ít hoặc không có căn cứ hình sự để buộc tội họ theo luật pháp Hồng Kông hiện hành. Chính quyền đặc khu gần đây còn bắt giữ 15 nhân vật ủng hộ dân chủ, trong đó có những nhân sĩ nổi tiếng trong giới trí thức Hồng Kông, chủ hãng truyền thông, luật sư, nhà lập pháp và các nhà hoạt động xã hội, họ bị bắt với lý do “tổ chức và tham gia vào các cuộc tụ tập bất hợp pháp”.
Khi ĐCSTQ thông qua luật an ninh Hồng Kông, nó có thể sẽ cho phép tòa án truy tố những nhân vật kể trên cũng như các nhà hoạt động hoặc những người bất đồng chính kiến trong tương lai.
Theo Hongkong Free Press
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-thay-doi-luat-co-ban-hong-kong-se-khien-moi-quan-he-my-trung-thay-doi.html

Viện Khổng Tử đang bị phản đối

 tại các trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ

Bình luậnNguyên Hương
Do quan ngại về mối đe dọa đối với nền tự do học thuật, ngày càng có nhiều trường đại học và cao đẳng ở Hoa Kỳ đóng cửa các Viện Khổng Tử.
Mặc dù được quảng cáo là trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa, các Học viện Khổng Tử do Bắc Kinh tài trợ tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác bị chỉ trích vì đã đàn áp tự do ngôn luận, thúc đẩy tuyên truyền và ảnh hưởng của Trung Quốc trong các trường đại học – cao đẳng của Hoa Kỳ.
Từ năm 2004, có hơn 100 Học viện Khổng Tử đã được thành lập tại các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ. Tuy nhiên số lượng các viện này đã đang giảm ở đất nước này. Nhiều viện bị đóng cửa do có nhiều vấn đề gây tranh cãi, nhưng cũng nhiều viện bị đóng cửa do Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2018 đã cấm các trường đại học có Viện Khổng Tử không được nhận tài trợ từ Lầu năm góc
Theo Hiệp hội học giả quốc gia (NAS) – một tổ chức giáo dục của Hoa Kỳ, tính đến tháng 5/2020, có 38 trường đại học đã và đang đóng cửa Viện Khổng Tử tại trường của họ. Dự kiến đến tháng 9/2020, Hoa Kỳ sẽ chỉ còn 80 Viện Khổng Tử.
Bà Rachelelle Peterson, giám đốc chính sách NAS nói với The Epoch Times trong một email rằng: “Viện Khổng Tử đã du nhập chính sách kiểm duyệt vào nền giáo dục đại học Hoa Kỳ. Họ có quan điểm chống lại tự do trí tuệ [học thuật] vốn là điều không thể thiếu trong môi trường đại học Hoa Kỳ”.
Du nhập chính sách ‘kiểm duyệt’
Bà Peterson mô tả các viện Khổng Tử “là bộ dụng cụ giảng dạy của chính quyền Trung Quốc”. Họ cung cấp cán bộ giảng dạy, trả lương bổng, cung cấp tài liệu giảng dạy, và các khoản tài trợ công tác điều hành.
Năm 2017, bà Peterson đã thay mặt NAS viết một báo cáo đề nghị đóng cửa tất cả các Viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng vai trò trọng yếu của các viện này là để tô vẽ hình ảnh tích cực về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
“Họ tránh đề cập đến các chủ đề liên quan đến lịch sử chính trị Trung Quốc và lạm dụng nhân quyền, tuyên bố Đài Loan và Tây Tạng là lãnh thổ không thể tranh cãi của Trung Quốc, và truyền giáo cho thế hệ sinh viên trẻ của Hoa Kỳ những kiến thức về lịch sử ĐCSTQ thay vì cung cấp cho họ vốn hiểu biết về lịch sử và văn hóa Trung Hoa”.
Các Viện Khổng Tử nhận tài trợ và chịu sự điều hành từ Hanban – Văn phòng Hội đồng Ngôn ngữ Trung Quốc trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc.
Theo một báo cáo điều tra của tiểu ban Thượng viện Hoa Kỳ năm 2019, kể từ năm 2006, Hanban đã bơm hơn 158 triệu đô la vào gần 100 trường đại học Hoa Kỳ để thành lập các Viện Khổng Tử. Từ năm 2008 đến 2016, Hanban đã chi hơn 2 tỷ đô la để thành lập các viện này tại các trường đại học trên khắp thế giới.
Ngoài giáo dục đại học, các trường phổ thông ở Hoa Kỳ đang có 512 lớp học Khổng Tử [từ mẫu giáo đến lớp 12] hoạt động, báo cáo cho biết.
Bản thân các quan chức Trung Quốc đã nhận xét rằng hệ thống Viện Khổng Tử là một ván bài quan trọng trong chiến dịch mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của ĐCSTQ.
Năm 2009, Trưởng Ban tuyên giáo của ĐCSTQ Lý Trường Xuân cho biết Viện Khổng Tử “đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập hoạt động tuyên truyền ở nước ngoài của Trung Quốc”.
Trong một bài phát biểu năm 2011, ông Lý đã khoe khoang rằng các viện này là “thương hiệu hấp dẫn để bành trướng văn hóa của Trung Quốc ra nước ngoài”.
Ông Lý nói: “Đây là một đóng góp quan trọng trong việc cải thiện quyền lực mềm của Trung Quốc. Thương hiệu ‘Khổng Tử’ có sức hấp dẫn tự nhiên, và việc lấy lý do là để giảng dạy ngôn ngữ Trung Quốc cũng rất hợp lý và logic”.
“Tài trợ có điều kiện”
Báo cáo của tiểu ban Thượng viện cho thấy một số hợp đồng giữa các trường đại học Hoa Kỳ và Hanban có các điều khoản quy định việc áp dụng luật pháp của cả hai nước Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trong khi đó, báo cáo cho biết, các giáo viên người Trung Quốc phải ký hợp đồng với Hanban, trong đó tuyên bố rằng hợp đồng của họ sẽ bị chấm dứt nếu họ “vi phạm luật pháp Trung Quốc”, “tham gia vào các hoạt động gây bất lợi cho lợi ích quốc gia”, hoặc “tham gia vào các tổ chức bất hợp pháp”. Các điều khoản này cũng yêu cầu các cán bộ giảng dạy “phải có ý thức bảo vệ lợi ích quốc gia” và trong vòng một tháng sau khi nhập cảnh Hoa Kỳ phải báo cáo với Đại sứ quán Trung Quốc.
Sonia Zhao, một cựu giáo viên người Trung Quốc tại Viện Khổng Tử Đại học McMaster của Canada, đã đào tẩu sang nước này vào năm 2011. Theo The Epoch Times đưa tin vào thời điểm đó, trước khi đến Canada, bà Zhao đã phải ký hợp đồng cam kết không tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện đã và đang bị ĐCSTQ đàn áp. Tuy là người tu luyện Pháp Luân Công, bà Zhao đã phải ký thỏa thuận vì sợ rằng nếu từ chối ký, bà có thể bị bắt giữ.
Năm 2013, Đại học McMaster trở thành trường đại học đầu tiên ở Bắc Mỹ đóng cửa Viện Khổng Tử sau khi bà Zhao nộp đơn khiếu nại tại Tòa án Nhân quyền Ontario về các hoạt động tuyển dụng phân biệt đối xử của Viện Khổng Tử. Người phát ngôn của trường nói rằng quyết định này xuất phát từ việc “tuyển dụng tiến hành ở Trung Quốc không được thực hiện phù hợp với cách tuyển dụng của trường sở tại”.
Bà Zhao tiết lộ rằng trong quá trình đào tạo nghiệp vụ tại Bắc Kinh, họ được yêu cầu tránh đề cập đến các chủ đề nhạy cảm như vụ thảm sát Thiên An Môn, Tây Tạng, Đài Loan và Pháp Luân Công trong lớp học. Tuy nhiên, nếu học sinh khăng khăng yêu cầu trả lời câu hỏi, thì giáo viên phải trích dẫn đường lối của ĐCSTQ về vấn đề này, chẳng hạn như: Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc, và Tây Tạng đã được Trung Quốc “giải phóng”.
Doris Liu là đạo diễn bộ phim tài liệu Canada năm 2017 có nhan đề “Dưới danh nghĩa Khổng Tử” (In the Name of Confucius) để minh họa câu chuyện của bà Zhao. Bà nói với The Epoch Times rằng khoản tiền ĐCSTQ bơm vào các trường đại học phương Tây “có điều kiện đi kèm”.
Bà Liu kể lại rằng, năm 2019, bà đã gặp ba đại diện của Viện Khổng Tử ở Đức. Họ kể rằng một điều kiện bất thành văn để thành lập các Viện Khổng Tử là cấm thảo luận trong lớp học những vấn đề mà ĐCSTQ coi là nhạy cảm.
Trong những bằng chứng cung cấp cho yêu cầu điều tra ở Vương quốc Anh năm 2019, bà Peterson cho biết: vào năm 2016, Yin Xiuli, giám đốc Viện Khổng Tử tại Đại học New Jersey đã nói với bà rằng viện Khổng Tử không được đề cập đến các vấn đề về Đài Loan, Tây Tạng và Pháp Luân Công.
Sự can thiệp của Trung Quốc
Ngoài ra còn có nhiều ví dụ đáng chú ý khác về việc các Viện Khổng Tử can thiệp vào các hoạt động bên ngoài lớp học.
Năm 2004, một vụ bê bối học thuật nổ ra sau khi một nhân viên của Viện Khổng Tử đã đánh cắp và xé các trang của quyển chương trình Hội nghị Tiếng Trung ở Bồ Đào Nha. Xu Lin, giám đốc Hanban toàn cầu đã ra  lệnh cho họ làm như vậy vì trong chương trình hội nghị có bao gồm tài liệu về một nhà tài trợ khác của hội nghị là một tổ chức Đài Loan.
Nhà tổ chức hội nghị đã tuyên bố hành động đó là “sự can thiệp” tới một cơ quan học thuật độc lập và là điều “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Năm 2018, nhà báo Bethany Allen-Ebrahimian phát hiện rằng những kinh nghiệm trong nghề báo chí trong thời gian tác nghiệp tại Đài Loan đã bị xóa khỏi tiểu sử của cô khi cô có bài phát biểu tại Khoa Báo chí và Truyền thông đại chúng của Đại học Quốc gia Savannah. Sau đó, cô phát hiện ra rằng vị giám đốc người Trung Quốc của Viện Khổng Tử Đại học Savannah đã bị thay thế.
Năm 2018, buổi chiếu công khai bộ phim tài liệu của bà Doris Liu tại Đại học Victoria ở Úc đã bị hủy sau khi những người đứng đầu Viện Khổng Tử của trường có ý kiến rằng buổi chiếu sẽ là “vấn đề” đối với họ, và đó là vấn đề quan tâm của lãnh sự quán Trung Quốc, theo những email gửi tới một nhân viên người Úc của trường.
Giám đốc FBI Christopher Wray đã đưa ra quan ngại về các hoạt động ảnh hưởng của Viện Khổng Tử. Năm 2018, tại một phiên điều trần của Thượng viện, ông Wray xác nhận rằng “FBI đang theo dõi chặt chẽ các viện Khổng Tử và trong một số trường hợp nhất định, đã có các bước điều tra phù hợp”.
Hành động của chính phủ Hoa Kỳ
Kể từ tháng 7/2019, theo sáng kiến điều tra về ảnh hưởng của nước ngoài tới nền giáo dục đại học Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra hàng loạt các khoản tài trợ nước ngoài tại các trường đại học Hoa Kỳ.
Theo bộ luật liên bang, các trường đại học phải báo cáo các khoản quà tặng và hợp đồng với bất kỳ nguồn tài trợ nước ngoài nào vượt quá 250.000 USD/năm. Tuy nhiên, báo cáo của tiểu ban Thượng viện cho thấy, gần 70% các trường đại học không báo cáo đúng khoản tài trợ họ nhận được từ các viện Khổng Tử.
Theo báo cáo điều tra của Bộ Ngoại giao, khoảng 6,5 tỷ đô la tiền tài trợ từ nước ngoài chưa được tiết lộ, bao gồm từ Trung Quốc, Qatar và Nga.
Trong một báo cáo tháng 11/2019 cho tiểu ban Thượng viện, Bộ Ngoại giao nói rằng các nhà tài trợ nước ngoài có thể đang tìm cách tạo quyền lực mềm, đánh cắp các công trình nghiên cứu nhạy cảm và thúc đẩy tuyên truyền trong hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ.
Theo báo cáo, một trường đại học có nhiều hợp đồng với Trung ương ĐCSTQ, một trường khác nhận được quà tặng từ một quỹ bị nghi ngờ là mặt trận gây ảnh hưởng của ĐCSTQ, và một trường nhận được tài trợ nghiên cứu từ một công ty phát triển công nghệ giám sát đa quốc gia của Trung Quốc.
Trong khi đó, một nhóm các nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa gần đây đã gửi thư yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Betsy DeVos cung cấp thông tin về các khoản đầu tư của Bắc Kinh vào các trường đại học Hoa Kỳ cho mục tiêu thúc đẩy tuyên truyền và chiến lược của họ. Lá thư của các nhà lập pháp lưu ý rằng các viện Khổng Tử là phương tiện để Bắc Kinh thúc đẩy tuyên truyền đối với giới sinh viên của Hoa Kỳ, cũng như là tay chân của cơ quan tình báo Trung Quốc.
Nỗ lực từ các cơ sở
Để hưởng ứng những nỗ lực của chính phủ, phong trào sinh viên đã lên tiếng chống lại sự xâm nhập chính quyền Trung Quốc vào các trường đại học của Hoa Kỳ.
Tuần trước, hàng chục lãnh đạo của Ủy ban Đại học Đảng Cộng hòa và Ủy ban Đại học Đảng Dân chủ, đại diện cho các trường đại học ở hơn 45 tiểu bang, cùng với các nhóm hoạt động nhân quyền đại diện cho cộng đồng Tây Tạng, Hong Kong và Đài Loan, đã ký một bức thư ngỏ kêu gọi đóng cửa toàn bộ hệ thống Viện Khổng Tử trong các cơ sở của Hoa Kỳ.
Bức thư viết: “Hành động của ĐCSTQ là mối đe dọa to lớn đối với tự do học thuật và nhân phẩm. Chúng ta cần phải phân biệt giữa chế độ toàn trị này với người dân Trung Quốc, những người mà chúng ta phải kiên quyết bảo vệ khỏi những hành vi xấu xa của chủ nghĩa bài ngoại, kỳ thị và thù hận”.
Bức thư do Viện Athenai, một tổ chức phi lợi nhuận mới thành lập đứng ra tổ chức. Giám đốc và đồng sáng lập Rory O’Connor nói với The Epoch Times rằng tổ chức này được thành lập sau khi có một nhóm sinh viên đứng lên chống lại cuộc tấn công chưa từng có trong tiền lệ của ĐCSTQ đối với quyền sinh viên và quyền tự do học thuật.
Giám đốc O’Connor cho biết kể từ khi phát hành, bức thư ngỏ này đã được quan tâm rộng rãi. Trong vài tuần tới, Viện Athenai sẽ ra mắt 25 chương Athenai.
Ông O’Connor nói: “Thế hệ của chúng ta đã chứng kiến ​​những người nắm quyền lực không hành động, có thể là không muốn hay vì lý do nào khác, và chúng ta đã chứng kiến bao nhiêu người đang phải chịu đựng và bị đàn áp bởi ĐCSTQ tàn bạo”.
Nguyên Hương
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/vien-khong-tu-dang-bi-phan-doi-tai-cac-truong-dai-hoc-va-cao-dang-my-41509.html

Trung Quốc nói

hành động của Mỹ về Hong Kong ‘sẽ thất bại’

Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc ngày thứ Bảy nói rằng quyết định của Mỹ chấm dứt một số đặc quyền thương mại dành cho Hong Kong là “can thiệp thô bạo” vào chuyện nội bộ của Trung Quốc và “chắc chắn sẽ thất bại.”
Chính phủ Hong Kong gọi loan báo của Tổng thống Donald Trump là không chính đáng và nói rằng họ “không lo lắng thái quá về những lời đe dọa như vậy,” dù có những lo ngại rằng nó có thể khiến các công ty rời bỏ trung tâm thương mại và tài chính này của Châu Á.
Một bài xã luận đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo nói rằng những nỗ lực “ép buộc Trung Quốc nhượng bộ về những lợi ích cốt lõi bao gồm chủ quyền và an ninh bằng cách hăm dọa hoặc cưỡng ép… chỉ có thể là suy nghĩ viển vông và mơ giữa ban ngày!”
Bước đi của ông Trump được đưa ra sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của Trung Quốc ngày thứ Năm biểu quyết bỏ qua cơ quan lập pháp Hong Kong và tự mình soạn thảo và ban hành luật an ninh quốc gia cho lãnh thổ bán tự trị này. Các nhà hoạt động dân chủ và nhiều chuyên gia pháp lí lo ngại rằng luật này có thể hạn chế tự do ngôn luận và các hoạt động chính trị đối lập.
Trung Quốc đến cuối ngày thứ Bảy vẫn chưa đưa ra phản hồi chính thức vào, nhưng trước đó cho biết họ sẽ trả đũa nếu Mỹ thực hiện lời đe dọa rút lại các đặc quyền thương mại cấp cho Hong Kong sau khi lãnh thổ này được Anh bàn giao cho Trung Quốc cai trị vào năm 1997.
“Hành động bá quyền này nhằm can thiệp vào sự vụ ở Hong Kong và can thiệp thô bạo vào chuyện nội bộ của Trung Quốc sẽ không làm người dân Trung Quốc sợ hãi và chắc chắm sẽ thất bại,” tờ Nhân dân Nhật báo nói.
Tại Hong Kong, một nhóm nhỏ những người ủng hộ Bắc Kinh tuần hành đến Lãnh sự quán Mỹ vào ngày thứ Bảy mang cờ Trung Quốc và các biểu ngữ phản đối “sự can thiệp của Mỹ vào chuyện nội bộ của Trung Quốc” và gọi ông Trump là “vô liêm sỉ và vô dụng.”
Ở những nơi khác trong thành phố, các nhà hoạt động trẻ tuổi bao gồm Joshua Wong đã tổ chức một cuộc họp báo để chào đón loan báo của ông Trump, và cố gắng hạ giảm tầm mức của bất kì hậu quả kinh tế nào.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới Hong Kong đã gia tăng trong năm qua, với việc Mỹ bênh vực những người biểu tình ủng hộ dân chủ và Trung Quốc phỉ báng họ là những kẻ khủng bố và li khai.
Ông Trump ngày thứ Sáu nói rằng chính quyền của ông sẽ bắt đầu loại bỏ “một loạt” các thỏa thuận cho phép Hong Kong có được mối quan hệ với Mỹ mà Trung Quốc đại lục không có được, bao gồm quy chế miễn trừ kiểm soát đối với một số mặt hàng xuất khẩu.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-noi-hanh-dong-cua-my-ve-hong-kong-se-that-bai/5442468.html

Bạo động tại Mỹ: Cơ hội tốt

để truyền thông Trung Quốc lên án Washington

Trọng Thành
Phong trào phản kháng bùng lên tại Mỹ, sau cái chết của một người da đen, nạn nhân của cảnh sát, được theo dõi rất sát tại Trung Quốc. Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng  gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh, các cuộc biểu tình phản kháng tại Mỹ là một cơ hội tốt cho chính quyền Trung Quốc lên án đối thủ.
Hiện tại, Bắc Kinh chưa có tuyên bố chính thức, nhưng truyền thông nhà nước Trung Quốc, từ hai ngày hôm nay, đưa tin dồn dập về các bạo động tại Mỹ. Thông tín viên Angélique Forget tường trình từ Thượng Hải :
« Trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, các cuộc biểu tình tại Mỹ được đưa tin rộng rãi, với nhiều phân tích và các diễn biến được theo dõi trực tiếp. Kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc nói đến sự đối kháng chủng tộc, mô tả các thành phố, nơi người dân tập hợp biểu tình, như là ‘‘các khu vực có chiến tranh’’. Theo một nhà báo, nhân quyền theo kiểu Mỹ chỉ là đạo đức giả. Trên báo viết, cũng cùng một giọng công kích. 
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tiếng nói của phe cứng rắn trong đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã so sánh các diễn biến nói trên với biểu tình ở Hồng Kông. Hồi tháng 9 năm ngoái, tổng thống Mỹ Donald Trump đã
ra luật để ủng hộ phong trào phản kháng. Đối với tờ báo này, Washington tốt hơn hết là hãy tập trung vào tình hình tại Minnesota và các tầng lớp dân nghèo tại Mỹ. 
Về phần mình, Tân Hoa Xã, trên mạng Twitter, đã truyền đi một tấm hình về bạo động tại Mỹ, với hàng tít : ‘‘Hình ảnh đẹp’’, để nhại lại một câu mà chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi hồi năm ngoái, đã dành để nói về các cuộc biểu tình tại Hồng Kông ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200531-b%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BB%99ng-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9-c%C6%A1-h%E1%BB%99i-t%E1%BB%91t-%C4%91%E1%BB%83-truy%E1%BB%81n-th%C3%B4ng-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BA%A3-k%C3%ADch-washington

Trừng phạt Hồng Kông: Báo chí Trung Quốc

và chính quyền đặc khu đả kích TT Mỹ

Trọng Nghĩa
Truyền thông nhà nước Trung Quốc và chính quyền Hồng Kông vào hôm nay, 31/05/2020, đã lớn tiếng đả kích tổng thống Mỹ, sau khi ông Donald Trump tuyên bố chấm dứt chính sách ưu đãi dành cho Hồng Kông, nếu Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia mới đối với đặc khu hành chánh này.
Theo báo chí Trung Quốc ra ngày hôm nay, việc bãi bỏ chế độ ưu đãi đối với Hồng Kông sẽ có hại cho Washington hơn là cho Bắc Kinh. Một bài xã luận trên tờ Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc cho rằng “Cây gậy về các lệnh trừng phạt mà Hoa Kỳ đang vung lên sẽ không khiến Hồng Kông sợ hãi và sẽ không hạ bệ được Trung Quốc”. Tác giả bài xã luận sử dụng bút hiệu Trung Thanh (Zhong Sheng), có nghĩa là “tiếng nói của Trung Quốc”, thường được dùng khi tờ báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc đưa ra lập trường về đối ngoại.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo cũng khẳng định “Trung Quốc đã chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất”.
Tại Hồng Kông, một phát ngôn viên chính quyền đặc khu đã lấy làm tiếc về việc mà họ cho là Mỹ tiếp tục “bôi nhọ các quyền và nghĩa vụ hợp pháp” của Hồng Kông để bảo đảm an ninh.
Theo hãng tin Anh Reuters, như để cho thấy quyết tâm hành động của ngành ngoại giao Mỹ, chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo sẽ cho bán một trong những tài sản chính của Mỹ tại Hồng Kông, một khu dinh thự cao cấp trị giá tới 5 tỷ đô la Hồng Kông (650 triệu đô la).
Theo phát ngôn của lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hồng Kông, quyết định này nằm trong khuôn khổ một chương trình toàn cầu, nhằm củng cố sự hiện diện của chính phủ Hoa Kỳ tại Hồng Kông, thông qua việc tái đầu tư vào các lãnh vực khác.
Riêng phong trào đòi dân chủ cho Hồng Kông cho biết là họ đang chống lại việc Bắc Kinh bóp nghẹt tự do và quyền tự trị của Hồng Kông bất chấp lời hứa trong thỏa thuận nhận lại vùng lãnh thổ này vào năm 1997. Nhiều cuộc biểu tình được dự kiến vào những tuần lễ tới đây.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200531-tr%C6%B0%CC%80ng-pha%CC%A3t-h%C3%B4%CC%80ng-k%C3%B4ng-ba%CC%81o-chi%CC%81-trung-qu%E1%BB%91c-va%CC%80-chi%CC%81nh-quy%C3%AA%CC%80n-%C4%91%C4%83%CC%A3c-khu-%C4%91a%CC%89-ki%CC%81ch-tt-my%CC%83

Virus corona: Tại sao Ấn Độ mở cửa lại

 trong lúc số ca bị nhiễm tăng đột biến?

Ấn Độ đang nhào vào – thay vì nhích tới – việc trở lại cuộc sống bình thường, trong bối cảnh số người bị nhiễm Covid-19 tăng đột biến.
Phóng viên Aparna Alluri của BBC tìm hiểu lý do tại sao.
Hôm thứ Bảy, chính phủ Ấn Độ công bố kế hoạch chấm dứt phong tỏa toàn quốc bắt đầu vào ngày 25/3.
Điều này được dự kiến – các con đường và thậm chí cả bầu trời đã bận rộn trong suốt 10 ngày qua kể từ khi các hạn chế bắt đầu được giảm bớt, lần đầu tiên sau hai tháng. Nhiều doanh nghiệp và nơi làm việc đã mở cửa, xây dựng đã bắt đầu lại, chợ búa đông đúc và công viên đang đầy người. Chẳng mấy chốc, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, nơi thờ cúng, trường học cũng sẽ mở cửa lại.
Nhưng đại dịch vẫn tiếp tục hoành hành. Khi Ấn Độ bắt đầu phong tỏa, họ báo cáo 519 trường hợp bị nhiễm được xác nhận và 10 tử vong. Bây giờ, số người bị nhiễm đã vượt qua 173.000, với 4.971 người chết. Đã có thêm gần 8.000 ca nhiễm mới chỉ riêng vào thứ Bảy – mới nhất trong một loạt các đột biến trong một ngày kỷ lục.
Vậy, tại sao lại vội vàng mở cửa trở lại?
Áp lực kinh tế từ việc phong tỏa
Gautam Menon, một giáo sư và nhà nghiên cứu về mô hình của các bệnh truyền nhiễm nói: “Chắc chắn đã đến lúc phải dỡ bỏ phong tỏa.
“Đến một mức nào đó, rất khó để duy trì việc phong tỏa đã diễn ra quá lâu – về kinh tế, xã hội và tâm lý.”
Covid-19: Ấn Độ chi 22 tỷ đô la cứu trợ khẩn cấp dân nghèo
Ấn Độ hủy đơn đặt hàng bộ dụng cụ xét nghiệm bị ‘lỗi’ của TQ
Thái Lan trong ngày đầu của tình trạng khẩn cấp toàn quốc
Từ ngày đầu tiên, việc phong tỏa ở Ấn Độ đã gây ra nhiều khó khăn, đặc biệt vì rất nhiều người dân nước này phải kiếm tiền sinh nhai hàng ngày, hoặc gần như vậy. Khi kinh tế èo uột và thất nghiệp tăng, dự báo tăng trưởng của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm.
Raghuram Rajan, một nhà kinh tế và cựu thống đốc ngân hàng trung ương, cho biết cuối tháng Tư rằng đất nước cần phải nhanh chóng mở cửa, và bất kỳ sự phong tỏa nào nữa sẽ mang đến hậu quả “khốc liệt”.
Ý kiến này được công ty tư vấn toàn cầu McKinsey chia sẻ. Bản báo cáo của McKinsey đầu tháng này cho biết kinh tế của Ấn Độ phải được “quản lý song song với các rủi ro nhiễm trùng dai dẳng”.
Tiến sĩ N Devadasan, một chuyên gia y tế công cộng nói:
“Mục đích ban đầu của việc phong tỏa là trì hoãn số ca nhiễm tăng đột biến để chúng tôi thiết lập các hệ thống và dịch vụ y tế có thể thích ứng để xử lý sự tăng đột biến này. Mục tiêu đó, ở một mức độ lớn, đã đạt được.”
Trong hai tháng qua, Ấn Độ đã biến trường học và thậm chí các toa xe lửa thành trung tâm kiểm dịch, xây thêm và mở rộng các phòng săn sóc bệnh nhân Covid-19 trong bệnh viện, và đẩy mạnh xét nghiệm cũng như sản xuất thiết bị bảo hộ. Trong khi những thách thức nghiêm trọng vẫn còn và tình trạng thiếu hụt vẫn tồn tại, có sự đồng thuận là dường như chính phủ đã chuẩn bị tốt nhất có thể.
“Chúng tôi đã sử dụng thời gian phong tỏa để chuẩn bị. Bây giờ là lúc để vực dậy nền kinh tế”, Bộ trưởng Delhi Arvind Kejriwal nói tuần trước.
Cái may trong cái rủi
Trong nhiều tuần, số người bị nhiễm Covid-19 tương đối thấp của Ấn Độ khiến các chuyên gia khắp nơi ngạc nhiên. Mặc cho dân số đông đúc, nhiều bệnh tật, và không đủ bệnh viện công, Ấn Độ không có số người bị nhiễm và tử vong cao. Tỷ lệ xét nghiệm thấp giải thích số ca nhiễm nhưng không giải thích được mức tử vong.
Trên thực tế, nhiều bài báo quốc tế đã viết về tình hình đại dịch tại Ấn Độ không phải vì số người bị nhiễm, mà vì việc xử lý phong tỏa của họ – hàng triệu công nhân không chính thức, phần lớn là người nhập cư, bị mất việc trong một đêm. Sợ hãi và bất an, nhiều người đã tìm cách trở về nguyên quán, họ tuyệt vọng đến nỗi đã đi bộ, đạp xe hoặc tìm cách quá giang trên những quãng đường dài hàng trăm km.
Có lẽ sự lựa chọn – giữa một loại virus dường như chưa tàn phá và hậu quả nặng nề mà sự phong tỏa chắc chắn sẽ tạo ra – dường như là hiển nhiên với chính phủ.
Nhưng điều đó đang thay đổi nhanh chóng khi số ca nhiễm đang bùng lên. “Tôi ngờ rằng chúng ta sẽ tiếp tục thấy ngày càng có nhiều người nhiễm bệnh, nhưng họ hầu hết sẽ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ”, tiến sĩ Devadasan nói.
Hy vọng – điều cũng đang khuyến khích chính phủ mở cửa lại – là hầu hết các ca nhiễm không được phát hiện của Ấn Độ không đủ nghiêm trọng để phải nhập viện. Và cho đến nay, ngoại trừ ở thành phố Mumbai, nhà thương không có tình trạng thiếu giường cho bệnh nhân.
Dữ liệu Covid-19 của Ấn Độ sơ sài và thưa thớt, nhưng nó cho thấy nước này đã không bị virus tấn công nặng nề như một số quốc gia khác.
Chính phủ, chẳng hạn, đã xem tỷ lệ tử vong của Ấn Độ là cái may trong cái rủi – ở mức gần 3%, một trong những mức thấp nhất trên thế giới.
Nhưng một số người không được thuyết phục bởi điều đó. Tiến sĩ Jacob John, một nhà virus học nổi tiếng, nói rằng Ấn Độ chưa bao giờ có, và vẫn chưa có, một hệ thống tốt để ghi nhận số tử vong – theo quan điểm của ông, chính phủ chắc chắn đang bỏ sót những trường hợp bị chết vì Covid-19 vì họ không có cách nào biết được mọi trường hợp.
Và, ông nói, “những gì chúng ta phải nhắm đến là làm phẳng đường cong tử vong, chứ không nhất thiết là đường cong số người bị nhiễm”.
Tiến sĩ Jacob John, giống như một số chuyên gia khác, cũng dự đoán đỉnh điểm sẽ xày ra vào tháng Bảy hoặc tháng Tám, và tin rằng Ấn Độ đang mở cửa trở lại rất nhanh vì “chính phủ nhận ra sự vô ích của việc phong tỏa không hữu hiệu như vậy”.
Thay đổi chiến lược
Vậy thì, chính phủ có đang chuẩn bị cho một đợt phong tỏa khác khi đỉnh điểm đến?
Trong khi Tiến sĩ Menon tin rằng việc phong tỏa đã được thực hiện đúng lúc, ông nói rằng nó quá tập trung vào các trường hợp đến từ nước ngoài.
“Có một hy vọng là bằng cách kiểm soát điều đó, chúng ta có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhưng việc sàng lọc của chúng ta [tại các sân bay] hiệu quả như thế nào?”
Bây giờ, ông nói thêm, là lúc phải “phong tỏa địa phương”.
Chính phủ liên bang đã để cho các tiểu bang tự quyết định sẽ gỡ bỏ phong tỏa ở đâu, như thế nào và ở mức độ nào vì sự lây lan của virus rất khác nhau trên khắp Ấn Độ.
Chỉ riêng Maharashtra đã có hơn 1/3 các ca bị nhiễm của toàn quốc. Thêm Tamil Nadu, Gujarat và Delhi, thì các ca nhiễm lên đến 67% tổng số quốc gia.
Nhưng ở các tiểu bang khác – như Bihar – số người bị nhiễm đã gia tăng mạnh mẽ khi người lao động nhập cư trở về nhà.
“Ban đầu, hầu hết các trường hợp bị nhiễm là ở các thành phố,” Tiến sĩ Devadasan nói. “Nhưng chúng ta đã giữ công nhân nhập cư lại các thành phố và không cho phép họ về nhà. Bây giờ, đang cho họ về nhà, chúng ta đã tạo điều kiện vận chuyển virus từ khu vực thành thị đến khu vực nông thôn.”
Trong khi chính phủ cho biết việc phong tỏa đã tránh được khoảng 300.000 trường hợp bị nhiễm, và cứu được khoảng 71.000 mạng người, không có dấu hiệu nào cho biết điều gì đang ở trước mặt.
Chỉ có một lời khuyên: Ngày chính phủ bắt đầu nới lỏng các hạn chế, ông Kjeriwal đã tweet, kêu gọi mọi người “có kỷ luật và tự cảnh giác với việc bị lây virus corona” vì đó là “trách nhiệm” của họ.
Bởi vì giải pháp thay thế – giới nghiêm và kiểm soát liên tục – không thể kéo dài.
“Tôi lo lắng nhiều hơn về hoàn cảnh của mọi người – họ không có xa xỉ để thực hành giãn cách xã hội”, tiến sĩ Menon nói.
Họ không có xa xỉ này ở bất cứ đâu – không tại nhà mà đại gia đình ở chung hay những căn hộ một phòng chật cứng trong các khu ổ chuột, không tại các khu chợ đông đúc hay đường phố tấp nập, nơi chen lấn là điều đương nhiên thứ hai, cũng không tại các đền thờ, nhà thờ Hồi giáo, đám cưới hoặc đám rước tôn giáo.
Thông điệp áp đảo là virus sẽ còn ở đây và chúng ta phải học cách sống với nó – và cách duy nhất để làm điều đó, dường như, là để mọi người sống với nó.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52865780

Ấn – Trung trong ấm ngoài lạnh

Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc leo thang trong nhiều ngày gần đây. Nhưng còn đó nhiều tín hiệu cho thấy khả năng xung đột quân sự không cao.
Truyền thông Ấn Độ ngày 26-5 đưa tin Thủ tướng Narendra Modi đã triệu tập cuộc họp có sự tham gia của Cố vấn an ninh quốc gia Ajit Doval, Tổng tham mưu trưởng quân đội Bipin Rawat và Ngoại trưởng S. Jaishankar.
Động thái này thu hút sự chú ý của dư luận trong thời điểm nhiều ý kiến lo ngại khả năng xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Ấn Độ quyết “giữ” LAC
Cuộc gặp của ông Modi và các nhân vật trên tái hiện “nhóm Doklam” – nhóm làm việc từng tham gia trong phản ứng của Ấn Độ về vụ đối đầu kéo dài 73 ngày với Trung Quốc ở Doklam (Trung Quốc gọi là Donglang) năm 2017.
Chính vì vậy, cuộc họp “nhóm Doklam” dù mang ý nghĩa thảo luận về tình hình quân sự chung của Ấn Độ, truyền thông nước này cũng cho hay diễn biến căng thẳng gần đây với Trung Quốc ở Ladakh cũng sẽ được đề cập. Vừa qua, Trung Quốc kéo 5.000 lính tập trận tại khu vực biên giới tranh chấp (LAC) ở
phía đông Ladakh. Vụ việc này ầm ĩ trên báo chí Ấn Độ, khi họ khẳng định đây có thể là cuộc khủng hoảng biên giới tồi tệ nhất trong hơn 20 năm qua.
Một số ý kiến cho rằng Trung Quốc đang muốn thay đổi hiện trạng của khu vực LAC. Trong khi đó, báo Hindustian Times ngày 26-5 dẫn lời một trong các nhân vật thuộc “nhóm Doklam” khẳng định Ấn Độ sẽ không để điều đó xảy ra. Người này nói: “Ranh giới cuối cùng ở đây là chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ thay đổi hiện trạng nào ở LAC… Chúng tôi đã đối mặt với các tình huống tương tự trong quá khứ, và sẽ đối diện với tình huống lần này bằng sức mạnh và sự kiềm chế”.
Trong khi đó, phát biểu sau cuộc họp “nhóm Doklam” ngày 27-5, một quan chức cấp cao của Chính phủ Ấn Độ cảnh báo về căng thẳng với Trung Quốc: “Từ Úc tới Hong Kong, Đài Loan cho tới Biển Đông rồi Ấn Độ và ngay cả Mỹ, một Trung Quốc hiếu chiến đang nhắm nhe vào thế giới cho vị trí thống trị bằng mọi giá”.
Lãnh đạo hai nước im lặng
Trên thực tế, thời gian gần đây liên tục xuất hiện những diễn biến mới lột tả khác biệt trong quan hệ song phương của Ấn Độ và Trung Quốc, vượt ra khỏi khuôn khổ câu chuyện biên giới.
Tuần này, hai thành viên nghị viện Ấn Độ Meenakshi Lekhi và Rahul Kaswan của Đảng BJP cầm quyền đã “tham dự trực tuyến” lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 làm lãnh đạo Đài Loan của bà Thái Anh Văn, trong một động thái mà trang LiveMint mô tả “chưa có tiền lệ”. Điều này khiến Đại sứ quán Trung Quốc ở New Delhi gửi thư nhắc nhở Lekhi và Kaswan về quan điểm của Chính phủ Ấn Độ tôn trọng nguyên tắc “một Trung Quốc” .
Ngoài vấn đề Đài Loan, truyền thông Ấn Độ gần đây cũng đưa tin khá tập trung về các khu vực chứa lợi ích khác của Trung Quốc. Ví dụ tờ Times of India là nơi sử dụng cụm từ “QUAD Plus” đặt cho một cuộc thảo luận trực tuyến không chính thức về dịch bệnh virus corona chủng mới (COVID-19) của đại diện các nước Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam. Trong khi đó, giới quan sát đa số ngầm hiểu “QUAD” (Mỹ – Nhật – Ấn – Úc) là sáng kiến để cân bằng sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Những chi tiết này càng hâm nóng căng thẳng giữa hai nước. Tuy nhiên, trong một bài bình luận ngày 27-5, tờ Tribune (Ấn Độ) phân tích rằng Bắc Kinh và New Delhi đang nỗ lực giải quyết xung đột bằng đường… cửa sau.
Theo đó, tờ báo này dẫn ra thực tế rằng trong cuộc họp báo gần đây nhất hôm 26-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nhận câu hỏi nào về cuộc đối đầu ở khu vực LAC. Ở sự kiện họp báo 90 phút hôm chủ nhật vừa rồi, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng không đề cập gì tới Ấn Độ. Tương tự, ngoại trưởng Ấn Độ thời điểm này cũng khá kín tiếng đối với vấn đề Trung – Ấn.
Tóm lại cho đến nay, xung đột giữa hai nước hoặc vấn đề LAC vẫn chỉ xuất hiện trong bình luận của các nhà quan sát và truyền thông, còn cấp lãnh đạo hai bên không có bất kỳ phát ngôn chính thức nào.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói gì?
Đến chiều 27-5 theo giờ Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh khẳng định tình hình biên giới Trung – Ấn “ổn định và có thể kiểm soát”. Ông Triệu cho biết hai nước đang có những cơ chế và kênh giao tiếp phù hợp để giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và tham vấn, tuân thủ sự nhất trí quan trọng về việc xây dựng niềm tin lẫn nhau mà Thủ tướng Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được trước đây.
http://biendong.net/doc-bao-viet/34980-an-trung-trong-am-ngoai-lanh.html

Đảo Bruny, điểm cách ly kiểm dịch đầy quyến rũ ở Úc

Tiana TemplemanBBC Travel
Khi Đệ Nhất Thế Chiến nổ ra vào năm 1914, thủy thủ đoàn của chiến hạm SS Oberhausen của Đức bị tuyên bố là ‘lực lượng thù địch bên ngoài’ và bị một toán lính gồm 11 lính dự bị hải quân Úc bắt giữ.
Thuyền trưởng Johann Meir và thủy thủ đoàn của ông, lúc đó đang lấy gỗ ở cảng Huon ở Tasmania, lẽ ra có thể tiếp thêm cho đầy nhiên liệu và rời cảng. Thay vào đó, họ ở lại, vì như vậy sẽ an toàn hơn là quay về Đức tham chiến.
Lord Howe, hòn đảo ‘khó tính’ nhất nước Úc
Bali, miền đất phong tỏa tự lâu đời
Bức tường cắt đôi ngôi làng ‘Tiểu Berlin’ của Đức
Rạch những thùng rượu trên tàu để uống cùng với những người lính bắt giữ họ, tất cả bọn họ đã đến thủ phủ Hobart trong tình trạng say khướt.
Nơi đi đày
Những người Đức này cuối cùng được đưa đến một trại giam giữ ở Trạm Kiểm dịch Đảo Bruny.
Điều kiện tại trại giam này khá tốt và Thuyền trưởng Meir được cho là đã nói rằng: “Còn nơi nào tốt hơn để ở qua chiến tranh?”.
Ông không phải là người đầu tiên, cũng không phải là người cuối cùng trải nghiệm sự tự do và biệt lập trên đảo Bruny.
Hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi bờ biển đông nam của Tasmania này đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử nước Úc – sự biệt lập khiến nó trở thành địa điểm hoàn hảo để cách ly.
Basel, thành phố Thuỵ Sĩ giàu có và ‘quậy ngầm’
Môn võ cổ giúp người Hong Kong sống thọ và tự tại
Ta cần làm gì để bảo vệ thế giới thời hậu Covid-19?
Nơi phải dựa vào đoàn la thồ hàng giữa lòng nước Mỹ
Từ ‘quarantine’, tức cách ly để kiểm dịch, bắt nguồn từ tiếng Ý ‘quaranta giorni‘, có nghĩa là 40 ngày, khoảng thời gian tàu bè thường được yêu cầu phải neo đậu ngoài khơi trước khi cập bờ để ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh tật như thương hàn.
Từ năm 1884, hành khách đến Tasmania cần phải không có bệnh tật gì mới được cho vào cộng đồng.
Thay vì bị cách ly trên tàu, họ đã trải qua thời gian cách ly và được kiểm tra sức khỏe trên bờ tại Trạm Kiểm dịch Đảo Bruny, mà ngày nay vẫn còn trên đảo.
Trước đó, vùng đất này là do bộ lạc thổ dân Nuenonne chiếm giữ. Những chủ sở hữu truyền thống của đảo sống kiểu du mục ở đây hơn 6.000 năm.
Đảo Bruny từng là và vẫn là một nơi tươi đẹp dưới tán rừng bản địa và xung quanh là vùng biển đầy tôm cá.
Do bộ lạc Nuenonne sống bằng săn bắt và hái lượm, họ có lẽ đã biết về người châu Âu đi ngang qua ngay từ năm 1777, vì các tàu thuyền đi qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi thường vào Vịnh Adventure trên Đảo Bruny như nơi neo đậu an toàn để bổ sung thêm đồ thiết yếu như nước và gỗ.
Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1856 châu Âu mới chiếm Trạm Kiểm dịch, với sự xuất hiện của gia đình Cox.
Anthony Cox, bị kết tội nhập nha, được đưa từ Anh đến Hobart vào năm 1833. Ông được ân xá có điều kiện vào tháng 5/1849 và không lâu sau đó, kết hôn với một tội phạm khác là Jane Daly.
Là một cựu tội phạm ‘có hạnh kiểm tốt và thái độ chăm chỉ’, ông đã được nhận một mảnh đất rộng 19 mẫu từ chính phủ trên khu vực mà sau này trở thành Trạm Kiểm dịch Đảo Bruny.
Cox và gia đình đã chặt củi để kiếm sống trên mảnh đất được nhiều người coi là ‘chó ăn đá gà ăn sỏi’, nhưng ngôi nhà của họ, Shellwood Cottage, có rào chắn gọn gàng và có hoa bao quanh.
So với những gian nan của đời một tội phạm, sự tự do và yên ả trên đảo Bruny gần giống như thiên đường.
Trạm kiểm dịch
Anna Woods đã có trải nghiệm thoáng qua để biết cuộc sống của gia đình Cox lúc đó như thế nào khi cô làm người chăm sóc tình nguyện tại nơi này vào đầu năm 2020.
“Bị cô lập trong ở không gian đó và chất củi thành đống, bạn sẽ có thời gian để cảm nhận cuộc sống của người định cư ban đầu là như thế nào. Bạn có thể thấy một số khía cạnh của đời sống là vất vả như thế nào đối với những người đốn củi, nhưng đó thật là một nơi tuyệt đẹp sau những gian khổ của đời tội phạm. Sống ở đó có lẽ không dễ dàng gì, nhưng có những nơi còn tệ hơn nhiều.”
Mảnh đất này cuối cùng cũng được bán, và Trạm Kiểm dịch Đảo Bruny được xây dựng vào giữa thập niên 1800 để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm như thương hàn và bệnh đậu mùa vốn lan tràn vào thời điểm đó.
Kênh đào Suez khai thông vào năm 1869 đã chứng kiến hoạt động giao thương quốc tế tăng lên; hàng ngàn di dân đến Úc trên các con tàu khách để bắt đầu cuộc sống mới ở các thuộc địa đã được cách ly trên đảo Bruny.
Một số người quyết định ở lại Tasmania, nhưng nhiều người rời đến lục địa Úc sau khi họ được tuyên bố là không có bệnh.
Khi đến Trạm Kiểm dịch, những hành khách hạng nhất giàu có được bố trí trong một tòa nhà riêng biệt với các hành khách hạng chót, nêu bật tầm quan trọng của địa vị giai tầng xã hội.
Ba trong số các tòa nhà ban đầu từ lúc này ngày nay vẫn còn đó và vẫn có thể nhìn thấy được. Phòng tẩy rửa cho phép đi bộ vào khu cách ly và được bao quanh bởi một hàng rào cao 3 mét vốn cũng bao quanh khu vực của các Quan chức Y tế và bệnh viện, khu quan sát, khu giặt ủi và nhà xác.
Nhà xác được chia thành hai phần, với một nửa được sử dụng để khử trùng và hun khói tẩy uế hành khách; và nửa kia được sử dụng như một nhà xác mà may mắn là ít được sử dụng đến.
Nghĩa trang nhỏ xíu ở đây chỉ có hai ngôi mộ, một của Charles Loaney và một của John Johanson. Cả hai đều là thủy thủ trên con tàu khách SS Oonah, và đều chết vì cúm vào năm 1919.
Trại tù
Khi Thuyền trưởng Johann Meir và các thủy thủ của ông đến Trạm Kiểm dịch vào tháng 1/1915, nơi này đã được dựng làm trại giam tù nhân Đức. Các thủy thủ bị bắt làm việc với những người Đức khác để chặt gỗ và phát quang đất.
Tổng cộng có khoảng 70 tù nhân và chỉ có 15 lính canh để tuần tra gần 2km bờ biển và một hàng rào dài. Nhiệm vụ ngăn chặn người trốn thoát là bất khả thi – nếu các tù nhân thực sự muốn bỏ trốn.
Có lẽ vì họ đã chứng tỏ là họ chẳng mấy quan tâm đến việc bỏ trốn như thế nên các tù nhân được cho hưởng rất nhiều tự do.
Họ thường làm việc bên ngoài ranh giới Trạm Kiểm dịch và xây dựng các ngôi nhà của riêng họ, bao gồm một số trại cách xa căn cứ chính.
Theo bà Kathy Duncombe, nhà nghiên cứu và thành viên ủy ban Những người bạn của Trạm Kiểm dịch Đảo Bruny, một trong những thách thức lớn nhất là sự nhàm chán.
“Họ dành thời gian đốn cây đem bán, nhưng cũng bởi điều này cho họ việc gì đó để làm. Một vài người trong số họ làm những con tàu trong chai cho qua ngày tháng.” Hai trong số này đang được trưng bày tại trung tâm thông dịch của Trạm Kiểm dịch Đảo Bruny được khai trương vào năm 2015.
Sau khi các tù nhân Đức được chuyển đến Trại giam Holsworthy ở Sydney vào năm 1915, Trạm Kiểm dịch trở nên yên ắng – nhưng không lâu.
Đệ Nhất Thế Chiến kết thúc đúng lúc đại dịch cúm Tây Ban Nha bắt đầu.
Thay vì được về nước trong màn diễu binh chiến thắng và được đoàn tụ với gia đình, những người lính Tasmania trở về sau chiến tranh đã trải qua bảy ngày cách ly tại đảo Bruny với hàng trăm người đàn ông khác.
Khu cách ly
“Cuối cùng chúng con đã trở về nhà hoặc nói đúng hơn gần như là về nhà,” binh nhì Edward Reynardson Wilson viết trong thư gửi mẹ. “Gần như người đầu tiên con gặp ở đây là Chris (anh trai ông). Con không bao giờ ngờ con lại được gặp anh sớm như vậy. Mẹ có thể hình dung con đã vui thế nào khi gặp lại anh.”
Tuy lúc đầu những người lính có thất vọng vì không được về nhà ngay, nhưng nhiều người sau đó đã nhận ra đó là điều tốt nhất có thể.
Họ có thể bước chân trên đất liền sau nhiều ngày lênh đênh trên biển và trò chuyện với người khác, những người đã trải qua nỗi kinh hoàng của chiến tranh. Điều này tốt về mặt tâm lý cho họ vì nhiều người không muốn làm gánh nặng cho gia đình.
Ở đây có các hoạt động bơi lội, câu cá, bóng đá, có lều chiếu phim và sàn đấm bốc để giúp những người lính xả nỗi tức giận và bất mãn. Các gói đồ an ủi của Hội Chữ thập Đỏ có chứa những thứ xa xỉ như thuốc lá, sách và trái cây giúp những người lính lên tinh thần.
Sau khi nguy cơ dịch cúm trôi qua, Trạm Kiểm dịch gần như ngưng hoạt động cho đến những năm 1950, khi trọng tâm của nó chuyển từ người sang thực vật.
Là trạm kiểm dịch Úc duy nhất nằm trên một hòn đảo, nó được chuyển thành trạm kiểm dịch cây cỏ quốc gia, nơi các loài ngoại lai được mang vào như quả mâm xôi, táo và hoa bia bị cách ly và xét nghiệm các bệnh có thể gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế nếu chúng được phép đưa vào bên trong nước Úc.
Chính trong thời kỳ này mà nhiều ngôi nhà ban đầu trong trạm đã được bán cho nông dân.
“Cho đến thời thập niên 1960, các công nhân biết họ sử dụng tòa nhà nào và không dùng tòa nhà nào. Bệnh viện vẫn còn đang được dùng làm nhà trên Đảo Bruny và rất nhiều doanh trại từ năm 1919 đã được bán và biến thành nhà chứa cỏ,” Duncombe nói.
Vào năm 1986, việc kiểm dịch thực vật đã được dời đến Kingston nằm trên đảo chính của Tasmania và địa điểm này vẫn im lìm cho đến khi chính quyền Tasmania tuyên bố đây là Khu Bảo tồn Quốc gia vào năm 2003.
Sở Quản lý Công viên và Động vật hoang dã Tasmania (PWS) hiện quản lý địa điểm này với sự trợ giúp của Hội những người bạn Trạm Kiểm dịch Đảo Bruny (FOBIQS) và những chăm sóc viên tình nguyện sống trong ngôi nhà ban đầu của Quan chức Y tế.
Mở cửa cho du lịch
“Chúng tôi bắt đầu bằng các ngày mở cửa, là một ngày Chủ Nhật mỗi tháng, để đo lường sự quan tâm của công chúng đối với nơi này,” Duncombe giải thích.
Thái độ phản hồi rất tích cực, và tour tự đi bộ khám phá di sản đã được thiết kế để du khách có thể tự khám phá tùy tốc độ của mình.
Ngoài tiếng chim hót và tiếng gió xào xạc qua cây bạch đàn, âm thanh duy nhất bạn có thể nghe thấy khi dạo bước quanh Trạm Kiểm dịch là tiếng lạo xạo của bước chân trên con đường lát sỏi.
Hòn đảo trải rộng này giúp bạn dễ dàng tránh chạm mặt bất kỳ du khách nào khác và đắm chìm trong những câu chuyện được ghi trên những tấm bảng thuyết minh. Một số bảng này mô tả các tòa nhà như phòng tẩy trùng và khu của Quan chức Y tế, vốn vẫn còn cho đến ngày nay. Những tấm bảng khác kể về những công trình đã bị dỡ bỏ trong những năm qua như thế nào.
Những người lính ở đây một thời gian sau Đệ Nhất Thế Chiến rất nóng lòng quay trở lại xã hội văn minh, nhưng đối với một số tình nguyện viên Tasmania, được cách ly tại nơi xa xôi này là công việc rất được mơ ước.
Tình nguyện viên Anna Woods và chồng là Geoff Kerruish đã yêu vẻ đẹp thô ráp của nơi này và say mê chia sẻ lịch sử của nó với du khách đến từ Úc và khắp nơi trên thế giới.
“Mọi người thường ghé thăm bởi vì họ muốn xem xung quanh đảo, nhưng họ càng biết nhiều, họ càng say mê. Nhiều người không nhận ra có nhiều thời đại khác nhau được thể hiện ở đây,” Woods nói.
Người ta tiếp tục phát hiện thêm thông tin về lịch sử của Trạm Kiểm dịch, như cuốn nhật ký của tù nhân người Đức được trao tặng cho FOBIQS. Duncombe giải thích rằng một ông cụ 90 tuổi nói cùng phương ngữ tiếng Đức với ngôn ngữ trong nhật ký đang dịch nó.
“Có 578 trang chữ viết tay đẹp đẽ và những bức ảnh về những thứ mà chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy trước đây. Lịch sử không bao giờ đứng yên, luôn luôn có chuyện để kể,” bà nói.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-52837868

Sinh viên Úc dẫn đầu các cuộc biểu tình

chống Bắc Kinh

bị đình chỉ 2 năm tại đại học Queensland

Theo bản tin của tờ Tin Hoa Nam Buổi Sáng, một sinh viên Úc đã bị đình chỉ 2 năm tại Đại học Queensland  sau khi dẫn đầu các cuộc biểu tình chống Bắc Kinh ở cao điểm của phong trào chống chính phủ tại Hồng Kông vào năm ngoái –  một hành động mà sinh viên này tuyên bố là nhằm mục đích trả thù cho hoạt động chính trị của anh ta.
Drew Pavlou, một sinh viên triết học 20 tuổi, cho biết anh bị cáo buộc 11 tội danh cư xử sai trái, chủ yếu liên quan đến các tuyên bố về việc anh làm tổn hại danh tiếng của trường đại học thông qua các tuyên bố và hoạt động liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Một bộ tài liệu dài 186 trang do trường đại học chuẩn bị vào tháng trước và được tờ This Week in Asia xem qua nhấn mạnh các bài đăng trên mạng truyền thông xã hội của anh Pavlou. Những bài viết này lên án hành động bạo lực của cảnh sát ở Hồng Kông, cùng lúc anh ta mặc một bộ Quần áo Chống chất nguy hiểm trong khuôn viên trường để phản đối cách giải quyết đại dịch coronavirus của Bắc Kinh.
Ngoài ra anh còn có các hành động “châm biếm” Viện Khổng Tử do chính quyền Trung Cộng tài trợ tại trường đại học. (BBT)
https://www.sbtn.tv/sinh-vien-uc-dan-dau-cac-cuoc-bieu-tinh-chong-bac-kinh-bi-dinh-chi-2-nam-tai-dai-hoc-queensland/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện