Tin khắp nơi – 30/05/2020

Tin khắp nơi – 30/05/2020

Tổng thống Trump thông báo chấm dứt chính sách ưu đãi Hồng Kông – Thanh Hà

Họp báo tại Nhà Trắng ngày 29/05/202 tổng thống Hoa Kỳ giải thích Trung Quốc « thất hứa » với cộng đồng quốc tế, quy chế tự trị cho Hồng Kông không còn được bảo đảm. Do vậy Washington tiến hành thủ tục rút lại « quy chế đặc biệt » Washington dành cho Hồng Kông.
Theo lời lãnh đạo Nhà Trắng luật an ninh Hồng Kông vừa được Quốc Hội Trung Quốc thông qua là một « tấn bi kịch đối với người dân Hồng Kông, Trung Quốc và toàn thế giới », đe dọa tất cả các quyền tự do tại đặc khu hành chính này.
Thông tín viên đài RFI Louba Anaki tại New York tường trình về buổi họp báo của tổng thống Trump :
« Trung Quốc viện lý do bảo đảm an ninh quốc gia. Nhưng sự thật, Hồng Kông là một xã hội được tự do, là nơi an toàn và thịnh vượng. Quyết định của Bắc Kinh là một bước thụt lùi, tăng cường sự kiểm soát của guồng máy an ninh Trung Quốc đối với khu vực mà đến nay luôn là một thành trì của tự do ». 
Donald Trump đã tuyên bố như trên về Hồng Kông và cho rằng, không thể tiếp tục xem Hồng Kông là một vùng tự trị đối với Hoa lục. Do vậy ông đã thông báo hủy quy chế đặc biệt trong quan hệ giữa Mỹ và Hồng Kông.
Điều đó có nghĩa là Hồng Kông không còn được hưởng một số điều khoản ưu đãi về thương mại của Mỹ và đôi bên đình chỉ hợp tác trong lĩnh vực tư pháp.
Ngoài ra nguyên thủ Mỹ lên án Trung Quốc về trách nhiệm trong đại dịch Covid-19 gây khủng hoảng y tế toàn cầu.
Donald Trump thông báo nhiều biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Bắc Kinh, chẳng hạn như việc cấm nhập cảnh vào Mỹ một số công dân Trung Quốc bị xem là đe dọa đến an ninh quốc gia.
Tổng thống Hoa Kỳ cũng đã lên án Bắc Kinh kiểm soát Tổ Chức Y Tế Thế Giới và do vậy, Mỹ quyết định đình chỉ quan hệ và ngừng đóng góp tài chính cho tổ chức này.
Phản ứng của chính quyền Hồng Kông
Sáng 30/05/2020 nhiều thành viên trong chính quyền Hồng Kông mạnh mẽ phản đối quyết định mạnh tay của chính truyền Trump về luật an ninh. Trả lời báo chí, lãnh đạo an ninh tại đặc khu hành hình này, ông Lý Gia Siêu (John Lee) cho rằng mọi hành động hù dọa Hồng Kông đều sẽ « thất bại »  vì Hồng Kông đang làm theo « lẽ phải » và « đi đúng hướng » nhằm tái lập trật tự và ổn định cho vùng lãnh thổ này. Về phần bà Trịnh Nhược Hoa (Teresa Cheng) người đứng đầu cơ quan tư pháp Hồng Kông thì lấy làm tiếc là chính phủ Mỹ căn cứ trên những thông tin « hoàn toàn thất thiệt và sai lệch » để trừng phạt Hồng Kông.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200530-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-th%C3%B4ng-b%C3%A1o-ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-%C6%B0u-%C4%91%C3%A3i-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng

Mỹ cắt đứt quan hệ

với Tổ chức Y tế Thế giới vì COVID

Tổng thống Donald Trump ngày 29/5 tuyên bố Mỹ sẽ chấm dứt mối quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới và nói rằng WHO thất bại không đáp ứng thích đáng với virus corona vì Trung Quốc “kiểm soát hoàn toàn” tổ chức toàn cầu này.
Ông Trump nói các giới chức Trung Quốc “làm ngơ” nghĩa vụ phúc trình lên WHO và làm áp lực để WHO hướng dẫn sai lạc thế giới khi virus được phát hiện đầu tiên.
Ông lưu ý Mỹ đóng góp khoảng 450 triệu đô la cho tổ chức thế giới này trong khi Trung Quốc cung cấp chừng 40 triệu đô la.
Hoa Kỳ là nguồn tài trợ lớn nhất của WHO và việc Mỹ ra khỏi tổ chức này sẽ làm tổ chức yếu đi một cách đáng kể.
Ông Trump nói Hoa Kỳ sẽ chuyển hướng tài trợ cho “những tổ chức toàn cầu khác và những nhu cầu y tế công cộng khẩn cấp trên thế giới” nhưng ông không nói rõ chi tiết.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-c%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BB%A9t-quan-h%E1%BB%87-v%E1%BB%9Bi-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-y-t%E1%BA%BF-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-v%C3%AC-covid/5442010.html

Donald Trump cấm sinh viên

dính líu quân đội Trung Quốc: Ảnh hưởng chưa lớn?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 29/5 ra lệnh cấm sinh viên sau đại học Trung Quốc có quan hệ với quân đội được nhập cảnh Mỹ bằng visa học tập.
Mỹ hủy visa của vài nghìn sinh viên TQ ‘có liên hệ với quân đội’?
Ông Donald Trump ‘chia tay WHO, chấm dứt ưu đãi Hong Kong’
Hong Kong ‘xuống giá, bất ổn’ vì luật an ninh mới?
Báo Trung Quốc: ‘Cần sẵn sàng bỏ Mỹ, xây dựng nội lực, chiến đấu lâu dài’
Lệnh cấm này áp dụng cho những công dân Trung Quốc, bị xác định có quan hệ với quân đội Trung Quốc, muốn xin visa sinh viên loại F hoặc visa văn hóa loại J để học sau đại học tại Mỹ.
Quan hệ với quân đội Trung Quốc được xác định bằng việc liệu họ có từng học, làm việc hay nghiên cứu tại các đơn vị phát triển công nghệ cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Lệnh cấm áp dụng từ ngày 1/6.
Sinh viên Trung Quốc muốn sang học hệ đại học, không bị ảnh hưởng.
Phát biểu tại họp báo ở Vườn Hồng chiều 29/5, ông Donald Trump nói hạn chế mới sẽ giúp “bảo đảm cho nghiên cứu đại học quan trọng của chúng ta”.
“Nhiều năm qua, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành điệp báo ngầm để ăn cắp bí mật công nghiệp của chúng ta.”
Ông Trump cho hay ông đã yêu cầu ngoại trưởng Mike Pompeo xem liệu có nên hủy visa loạI J và F đối với các sinh viên Trung Quốc đang ở Mỹ hay không.
Trong vòng 60 ngày, ngoại trưởng Pompeo và quyền bộ trưởng an ninh nội địa Chad Wolf phải xem lại các chương trình visa khác và cho biết khuyến nghị để bảo vệ công nghệ Mỹ trước Trung Quốc.
Hạn chế sinh viên sau đại học Trung Quốc là biện pháp mới nhất trong chính sách trừng phạt của chính quyền Trump với Trung Quốc.
Cũng hôm thứ Sáu, ông Trump loan báo về Hong Kong.
Ông nói Mỹ sẽ bắt đầu xóa bỏ các biện pháp ưu đãi cho Hong Kong, nói rằng thành phố này đã không còn “tự trị” trước Trung Quốc.
Mỹ cũng sẽ trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hong Kong “tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong việc kết liễu tự trị của Hong Kong”, ông Trump nói.
Hôm 28/5, Quốc hội Trung Quốc biểu quyết thông qua quyết định về xây dựng, kiện toàn chế độ pháp luật và cơ chế thực thi bảo vệ an ninh quốc gia tại Đặc khu Hành chính Hong Kong.
Mỹ cáo buộc quân đội Trung Quốc dùng sinh viên và nhà nghiên cứu để ăn cắp công nghệ Mỹ.
Nhà Trắng nói chính sách mới sẽ không ảnh hưởng sinh viên Trung Quốc đi học ở Mỹ vì nguyên do “hợp pháp”.
Lệnh mới nhắm vào những sinh viên và công dân Trung Quốc đã từng làm việc, học và nghiên cứu với các cơ quan Trung Quốc mà Mỹ nói hỗ trợ chương trình “Quân sự – Dân sự kết hợp” của Trung Quốc.
Lệnh cấm mới không áp dụng cho sinh viên Trung Quốc đã có thẻ xanh ở Mỹ vì họ không cần visa để học.
Nó cũng không nhắm vào vợ hay chồng của công dân Mỹ và người có thẻ xanh định cư.
Lệnh cấm cũng không áp dụng cho thành viên quân đội Mỹ và gia đình họ, cũng như những người đang xin tị nạn ở Mỹ.
Trong 10 năm qua, Trung Quốc là nguồn đưa sinh viên quốc tế vào Mỹ lớn nhất.
Lệnh cấm mới nhất sẽ chỉ ảnh hưởng số lượng nhỏ trong khoảng 360.000 sinh viên Trung Quốc đang ở Mỹ.
Chính phủ Mỹ cũng đang tìm cách xem lại chương trình Optional Practical Training cho phép sinh viên nước ngoài theo các môn STEM (viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học)) được làm ở Mỹ ba năm sau khi tốt nghiệp.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52861983

Hoa Kỳ chuẩn bị hủy Visa

của sinh viên Trung Cộng đã tốt nghiệp

Tin từ Wahington, DC – Vào hôm thứ năm (28 tháng 5), các nguồn tin thân cận với sự việc cho biết, Hoa Kỳ đang chuẩn bị kế hoạch hủy visa của hàng ngàn sinh viên Trung Cộng đã tốt nghiệp. Chính quyền của tổng thống Trump tin rằng, những người này có liên kết với quân đội Trung Cộng.
Kế hoạch này có thể ảnh hưởng từ 3,000 đến 5,000 sinh viên và có thể được công bố sớm nhất là trong tuần này.
Nguồn tin tóm tắt kế hoạch cho hay, các sinh viên Trung Cộng đang ở Hoa Kỳ sẽ bị hủy visa và bị trục xuất, còn những ai đã ở bên ngoài Hoa Kỳ sẽ không được phép quay lại. Mục đích chính của kế hoạch trên là để kìm hãm hoạt động gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ mà một số công dân Trung Cộng bị nghi ngờ đang thực hiện tại các trường đại học ở Hoa Kỳ.
Chính quyền cho rằng các cơ sở giáo dục trên có thể sẽ phản ứng lại trước kế hoạch này, bởi nguồn lợi ích tài chính to lớn mà họ nhận được trong việc tuyển sinh sinh viên Trung Cộng. Ngoài ra, quyết định của Hoa Kỳ về visa có thể sẽ tiếp tục làm xấu đi mối quan hệ vốn nhiều căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Các nguồn tin cho biết thêm, ý kiến về việc gỡ bỏ visa đã được đưa ra thảo luận trong nhiều tháng. Mặc dù không liên quan trực tiếp đến căng thẳng ở Hong Kong, nhưng điều này dường như cũng là một phần của chiến dịch gây áp lực chung nhằm chống lại Trung Cộng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-chuan-bi-huy-visa-cua-sinh-vien-trung-cong-da-tot-nghiep/

Hãy tin tưởng TT. Trump bởi cách tiếp cận thực tế

của ông đối với một Trung Quốc xảo trá

Hương Thảo
Tác giả bài viết, Steve Yates là cựu Phó cố vấn An ninh Quốc gia cho Phó Tổng thống Dick Cheney và hiện là Giám đốc điều hành tại DC International Advisory. Sau đây là bài viết của ông trên Fox Business ngày 29/5.
Thông báo của Tổng thống Trump hôm thứ Sáu là tiến bộ thực sự trong việc nhận thức thực tế đang diễn ra và khôi phục chủ nghĩa hiện thực trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Thứ Sáu, ngày 29/5, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cải cách và định hướng lại chính sách lâu dài của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Mở đầu thông báo tại Vườn hồng, Tổng thống Trump đã tóm tắt các chính sách chiến lược, mà ông đã đề ra trong chiến dịch tranh cử và sau đó hiện thực hóa nó bằng chính quyền của mình: đối xử công bằng và tương xứng đối với Trung Quốc.
Những gì tiếp theo là các bước chiến thuật cần thiết để thực hiện tầm nhìn đó. Chúng là những bước thể hiện sự tiến bộ thực sự trong việc công nhận thực tế đang diễn ra và khôi phục chủ nghĩa hiện thực trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Các hành động được đưa ra vào ngày thứ Sáu bao gồm: – Chấm dứt mối quan hệ của Hoa Kỳ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); – Khởi động cơ chế bảo vệ những nghiên cứu đại học nhạy cảm; – Dự án bảo vệ thị trường tài chính Hoa Kỳ, và – Chấm dứt chính sách ưu đãi của Hoa Kỳ đối với Hồng Kông.
Mỗi động thái trừng phạt này đều liên quan trực tiếp đến sự thất bại liên tiếp của chính phủ Trung Quốc trong việc tôn trọng các cam kết của nó, và cũng liên quan tới các lĩnh vực mà Hoa Kỳ không được đối xử công bằng, có đi có lại.
Liên quan đến WHO, Trung Quốc đã dối trá, che đậy dịch dẫn đến hậu quả hàng trăm ngàn người dân thế giới đã chết (cùng với nhiều việc làm bị mất). Hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ cho một tổ chức y tế (WHO) bị Trung Quốc lũng đoạn đã dẫn đến hậu quả ảnh hưởng đến hàng triệu người Mỹ và hàng triệu việc làm ở Hoa Kỳ.
Về giáo dục và nghiên cứu, từ rất lâu, các sinh viên cộng sản Trung Quốc đã được phép truy cập đặc quyền vào nghiên cứu khoa học tiên tiến nhất tại các trường đại học và công ty Hoa Kỳ, cùng với sự tiếp cận tương tự đối với các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ ở Trung Quốc, dẫn đến hậu quả là tất cả những gì liên quan đến bí mật thương mại và công nghệ nhạy cảm, liên hệ với an ninh quốc gia thường xuyên bị coi nhẹ.
Trong nhiều thập kỷ, các cá nhân và thực thể Trung Quốc đã tiếp cận thị trường Hoa Kỳ mà không phải đáp ứng các tiêu chuẩn minh bạch mà người Mỹ và những nước khác bắt buộc phải đáp ứng.
Tổng thống Trump đã chính xác khi khôi phục sự công bằng và có đi có lại trong các thị trường này, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư Mỹ.
Cuối cùng, tại Hồng Kông, Trung Quốc đã đá bay nền tảng của một mối quan hệ vô cùng có lợi với người dân Hồng Kông và thế giới rộng lớn hơn. Bắc Kinh có vẻ như đã quyết định vặt cổ con ngỗng đẻ trứng vàng, cỗ máy thúc đẩy và tài trợ cho Trung Quốc mở rộng kinh tế trong những thập kỷ gần đây.
Lớp lót bạc duy nhất ở Hồng Kông là khả năng tự điều chỉnh đáng kể và mong muốn được thể hiện bởi phần lớn cư dân Hồng Kông trong việc sẽ đứng lên bảo vệ quyền lợi và tương lai của họ.
Các lệnh trừng phạt được công bố hôm thứ Sáu, cùng với các điều chỉnh chính sách khác, chỉ là một sự khởi đầu khi áp đặt trừng phạt lên những kẻ phải chịu trách nhiệm.
Mong đợi nhiều động thái hơn đến từ, không chỉ Hoa Kỳ, mà từ các đồng minh của chúng ta, những nước bây giờ cũng nhìn thấy Trung Quốc rõ ràng hơn nhiều.
Tổng thống Trump xứng đáng nhận được rất nhiều sự tin cậy trong việc lãnh đạo Hoa Kỳ theo hướng tiếp cận thực tế hơn nhiều đối với Trung Quốc. Nó đã không – và sẽ không hề – dễ dàng.
Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn rằng ‘thông báo hôm Thứ Sáu’ là không cần thiết nếu nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình không hung hăng đẩy Trung Quốc theo hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan.
Sự lãnh đạo của ông ta đang chứng minh rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không thể chung sống hòa bình với các xã hội tự do. Đó là mối nguy hiểm hiện thực rõ ràng nhất đối với cách sống của chúng ta và của bạn bè và đồng minh trên khắp thế giới.
Đảng cộng sản Trung Quốc đã chuẩn bị cho thách thức này trong nhiều thập kỷ – rất tiếc là với sự giúp đỡ từ chính chúng ta. Vẫn còn nhiều việc phải làm đối với thế hệ những con người tự do chúng ta để vượt qua thử thách này.
Theo foxbusiness.com,
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/hay-tin-tuong-tt-trump-boi-cach-tiep-can-thuc-te-cua-ong-doi-voi-mot-trung-quoc-khong-dang-tin-cay.html

Ông Trump gõ ‘Trung Quốc!’, hơn nửa triệu người like

Minh Hòa
Vài giờ trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc họp báo về Trung Quốc hôm 29/5 (tức sáng sớm 30/5 theo giờ Việt Nam), ông chủ Nhà Trắng đã đưa ra một tuyên bố khó có thể ngắn gọn hơn trên mạng xã hội Twitter.
“Trung Quốc!”, Tổng thống Trump viết duy nhất từ “China” và dấu chấm than trên trang Twitter cá nhân của ông với hơn 80 triệu người theo dõi.
Nhanh chóng thu hút hơn 600.000 lượt thích và gần 200.000 lượt đăng lại, dòng tweet thể hiện thông điệp ngắn gọn và mạnh mẽ mà ông Trump gửi tới Bắc Kinh, sau đó được nêu rõ trong cuộc họp báo tại Vườn Hồng của Nhà Trắng. Tại đây, ông đã công bố những quyết sách nhằm trừng phạt chính quyền Trung Quốc về hàng loạt vấn đề, từ việc thao túng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cố tình gây ra đại dịch toàn cầu COVID-19 bằng việc để mặc cho virus corona lây lan,… đến các hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ.
Trong những bình luận ngay trước đó, Tổng thống Trump chỉ trích mạng xã hội Twitter đã kiểm duyệt và làm ẩn một dòng tweet của ông, trong khi làm ngơ trước những thông tin tuyên truyền và lừa dối từ Trung Quốc.
Một quan chức trong tờ báo China Daily của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã lên tiếng phản bác, sau khi ông Trump viết từ “Trung Quốc!” trên Twitter.
“Điên rồ. Ông không thể rời mắt khỏi Trung Quốc sao”, ông Chen Weihua, phóng viên thường trú của China Daily tại New York, đáp lại ông Trump trên mạng xã hội bị cấm ở Trung Quốc.
Ông Chen cáo buộc những động thái nhắm vào Bắc Kinh của ông Trump là nhằm phân tán sự chú ý của công chúng đối với tình hình dịch virus Vũ Hán ở Mỹ. Phóng viên này tuyên bố: “Không có cách phân tán nào có thể che đậy được việc quản lý dịch bệnh sai lầm của ông”.
Đáp lại cáo buộc của ông Chen, một cư dân mạng chia sẻ những hình ảnh về vụ Thảm sát Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 1989, kèm theo lời nhắn: “Và không có gì che đậy được điều này”.
Chỉ còn vài ngày nữa là tới ngày kỷ niệm 31 năm sự kiện Lục Tứ – 4/6/1989 – ngày mà quân đội Trung Quốc dùng xe tăng và súng ống giết hại hàng ngàn sinh viên và trí thức tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.
Khi đó, Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã áp dụng các chế tài trừng phạt Đảng Cộng sản Trung Quốc về cuộc thảm sát này.
Tuy nhiên, vài năm sau, Hoa Kỳ đã nới lỏng các chế tài với Bắc Kinh, tạo điều kiện cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO) và các tổ chức khác, với hy vọng chính quyền Trung Quốc sẽ mở rộng các quyền tự do dân chủ cho người dân khi đất nước giàu có hơn. Quyết định này tới nay đã được chứng minh là một sai lầm.
“Thế giới hiện đang phải hứng chịu hậu quả từ những hành vi sai trái của chính quyền Trung Quốc”, ông Trump nói trong cuộc họp báo hôm 29/5. Tổng thống Trump chỉ trích những người tiền nhiệm của ông đã cho phép Bắc Kinh nói dối Hoa Kỳ và rất nhiều nước khác.
Với những quyết sách được công bố hôm 29/5, Tổng thống Trump đang đảo ngược những chính sách nhượng bộ Trung Quốc của các tổng thống Mỹ suốt hàng chục năm qua. Một trong những biện pháp mà ông Trump đề cập là các chế tài trừng phạt nhắm vào giới chức Trung Quốc.
“Hành động của chúng tôi sẽ mạnh mẽ, hành động của chúng tôi sẽ rất có ý nghĩa”, ông Trump tuyên bố.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-go-trung-quoc-hon-nua-trieu-nguoi-like.html

Nhà Trắng chế tài các công ty Trung Quốc,

bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ

Lục Du
Chính phủ Hoa Kỳ sẽ nghiên cứu các phương án bảo vệ người Mỹ khỏi những rủi ro khi đầu tư vào các công ty Trung Quốc bằng cách kiểm soát chặt chẽ các hành vi sai trái của những công ty này, Tổng thống Trump cho biết trong cuộc họp báo vào thứ Sáu tại Nhà Trắng, theo Reuters.
Phát biểu trong cuộc họp báo đặc biệt công bố các biện pháp nhằm đối phó với các hành vi sai trái của chính quyền Trung Quốc thời gian gần đây, đặc biệt là về vấn đề Hồng Kông, ông Trump nói đang chỉ đạo các nhóm làm việc phụ trách vấn đề tài chính điều tra các hành vi gian lận khác nhau của các công ty Trung Quốc đang hoạt động tại thị trường Mỹ để bảo vệ những nhà đầu tư Hoa Kỳ.
“Các công ty đầu tư không nên khiến khách hàng của họ chịu những rủi ro tiềm ẩn và không đáng có liên quan tới các công ty tài chính Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc chung”, ông Trump nói, và nêu quan điểm rằng người Mỹ đáng được hưởng “sự công bằng và minh bạch”.
Quyết định này của chính quyền Trump đưa ra sau khi Hoa Kỳ bắt đầu mở rộng cuộc thương chiến với Trung Quốc sang thị trường vốn, trong bối cảnh mối quan hệ với Bắc Kinh càng trở nên căng thẳng vì những vấn đề liên quan tới việc chính quyền Trung Quốc tắc trách trong các phản ứng chống dịch viêm phổi Vũ Hán, và việc nhà cầm quyền Trung Quốc vừa thông qua luật an ninh Hồng Kông.
Trước đó, Thượng viện Mỹ đã thông qua một đạo luật không cho những công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu của họ trên các sản giao dịch chứng khoán của Hoa Kỳ nếu họ vi phạm các tiêu chuẩn kiểm toán và quy định của Mỹ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-trang-che-tai-cac-cong-ty-trung-quoc-bao-ve-cac-nha-dau-tu-my.html

Quốc hội Mỹ: Sự gia tăng trong liên kết

Nga – Trung ở Bắc Cực đang đe dọa

tới ảnh hưởng chiến lược của Washington

Cạnh tranh ảnh hưởng tại Bắc Cực giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc đã được dư luận quan tâm trước đây. Hiện nay, giới chính trị Mỹ, đặc biệt là Quốc hội đang cho thấy sự lo ngại ngày một gia tăng.
Trong phiên điều trần tại Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ hôm 7/5 nhằm thông qua đề xuất bổ nhiệm tân Bộ trưởng Hải quân Kenneth Braithwaite, từ “Bắc Cực” đã được nhắc đến 35 lần. “Bắc Cực” đã đứng đầu trong chương chình nghị sự, cùng các chủ đề nóng khác như “Nga” và “Trung Quốc”, với mỗi chủ đề được nhắc đến 22 lần, vượt xa “Triều Tiên” với 6 lần đề cập. Điều này phản ánh mối quan tâm mới tại Mỹ.
Bộ trưởng Hải quân Kenneth Braithwaite từng đảm nhiệm cương vị Đại sứ Mỹ tại Na Uy trong suốt 2 năm qua. Ông cho rằng người Nga và người Trung Quốc ở khắp mọi nơi. Số lượng các hoạt động của Trung Quốc ở vùng High North, ngoài khơi Na Uy cũng gia tăng nhanh chóng. Giới quan sát cho rằng, việc bổ nhiệm ông vào vị trí Bộ trưởng Hải quân cho thấy mối quan tâm đặc biệt của Mỹ đối với xu hướng cạnh tranh tại Bắc Cực. Bộ trưởng Hải quân Kenneth Braithwaite nói rằng, việc mở cửa Bắc Cực do băng tan là yếu tố chính thúc đẩy Trung Quốc đến đây. “Tuyến đường biển phía bắc nối Kirkenes, thành phố cực Bắc của Na Uy với Nga có thể giảm thời gian vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến châu Âu xuống còn 1 nửa”.
Các thượng nghị sỹ đều nhất trí với phân tích của ông Braithwaite. “Việc mở cửa Bắc Băng Dương là một sự kiện lịch sử của thế giới. Nó tương đương với việc khám phá ra Địa Trung Hải”, Thượng nghị sỹ độc lập Angus King của bang Maine cho biết. “Đó là vùng nước hoàn toàn mới, mà con người chưa sẵn sàng khai thác, ngoại trừ người dân bản địa. Nó có tầm quan trọng to lớn về mặt chiến lược”. Thượng nghị sỹ Angus King cũng bày tỏ quan ngại về tham vọng của Trung Quốc trong khu vực: “Trung Quốc hiện giờ đã tuyên bố họ là “một quốc gia gần bắc cực”. Điều đó giống như thể Maine tự nhận mình là một bang gần Caribe. Nhưng dù sao họ cũng đã làm được và tôi nghĩ điều đó cho thấy ý định của họ. Nga và Trung Quốc đều thể hiện mối quan tâm lớn đến khu vực”.
Các học giả đã cảnh báo về dấu ấn ngày càng gia tăng của Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực, cho rằng, hai quốc gia có khả năng định hình tương lai khu vực. “Thất bại lớn nhất trong chính sách của Mỹ là chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa chiến lược của sự cạnh tranh quyền lực lớn tại Bắc Cực”, ông Heather Conley, phó chủ tịch cấp cao về nghiên cứu Châu Âu, Á Âu, và Bắc Cực tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS có trụ sở tại Washington viết trong một báo cáo vào năm 2019. “Mặc dù Mỹ cho rằng Bắc Cực có giá trị hạn chế về mặt chiến lược và sự hiện diện của họ ở mức độ tối thiểu thời điểm hiện tại là đã đủ, nhưng hai đối thủ cạnh tranh là Nga và Trung Quốc lại có những quan điểm khác biệt, lâu dài về khu vực này và đã mở rộng dấu ấn về kinh tế, quân sự của họ”, chuyên gia Heather Conley nhận xét.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Nikkei Asian Review, bà Conley cảnh báo về sự hợp tác ngày càng gia tăng giữa Bắc Kinh và Moscow tại Bắc Cực. “Kịch bản tồi tệ nhất đối với Mỹ sẽ là một liên minh giữa Nga và Trung Quốc, mà có thể đe dọa hoặc hạn chế việc tiếp cận của Mỹ với khu vực Bắc Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương. Hai bên đã hợp tác về mặt tài chính ở Bắc Cực. Khi Nga nỗ lực tìm cách đảm bảo nguồn tài trợ từ các ngân hàng phương Tây dành cho dự án khí tự nhiên hóa lỏng Yamal ở Bắc Cực do các biện pháp trừng phạt sau sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, nước này đã chuyển hướng sang Trung Quốc. Theo CSIS, hai ngân hàng của Trung Quốc là Ngân hàng xuất nhập khẩu và Ngân hàng hợp tác phát triển đã ký 2 hạn mức tín dụng 15 năm với số vốn lần lượt là 10,7 tỷ USD và 1,5 tỷ USD cho dự án này. Trong khi đó công ty Silk Road Fund của Trung Quốc cũng cung cấp 1,2 tỷ USD.
Nhờ sự đầu tư lớn như vậy, các công ty của Trung Quốc đã giành được 29,9% cổ phần của một trong những dự án khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới. Trước đó vào năm 2019, Nga và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận để các công ty nhà nước từ hai bên hợp tác vẫn chuyển LNG từ Bắc Cực. Novatek -nhà sản xuất LNG lớn của Nga và Công ty vận tải nhà nước Sovcomflot đã phối hợp với hai công ty nhà nước của Trung Quốc là COSCO Shipping và Silk Road Fund quản lý một hạm đội gồm hàng chục tàu phá băng vận chuyển nhiên liệu từ các nhà máy của Novatek, trong đó có khí tự nhiên hóa lỏng Yamal đến các nơi khác.
Bộ trưởng Hải quân Kenneth Braithwaite nhấn mạnh Mỹ cần tăng cường sự hiện diện tại vùng biển phía Bắc. Ông cho biết, hải quân sẽ cung cấp “năng lực duy nhất để Mỹ có thể phát huy sức mạnh tại Bắc Cực”, đồng thời chỉ ra rằng 4 tàu hải quân của Mỹ đã tới vùng biển Barents, như một minh chứng cho điều đó. Nhiệm vụ do 3 tàu khu trục Aegis thuộc lớp Arleigh Burke gồm: USS Donald Cook, USS Porter và USS Roosevelt, cùng tàu hỗ trợ chiến đấu nhanh USNS Supply thực hiện đã thu hút sự chú ý của Hạm đội phương Bắc của Nga. Lực lượng này cho biết, họ đang theo dõi các tàu Mỹ. Đây là lần đầu tiên trong hơn 30 năm qua, các tàu chiến của Mỹ đi vào Biển Barents. Hoạt động này được xem là một phần của chiến lược Bắc Cực mới mà Washington đặt ra. “Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải tiếp tục làm điều đó”, ông Braithwaite cho biết, đồng thời lưu ý thêm một lực lượng Hải quân Mỹ phù hợp được yêu cầu phải đề cao cảnh giác trong khu vực.
Cũng tại phiên điều trần, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Dan Sullivan của bang Alaska đã bày tỏ sự thất vọng về việc Mỹ đã “chậm chân” tại Bắc Cực. Ông viện dẫn một báo cao năm 2013 do chính quyền cựu Tổng thống Obama phát hành với tiêu đề “Chiến lược an ninh quốc gia đối với khu vực Bắc Cực”. “Báo cáo này có 13 trang, nhưng 6 trong số này là hình ảnh. Nga chỉ được nhắc đến 1 lần trong chú thích. Đó là một trò đùa”, ông Dan Sullivan nói. Nghị sỹ này cho biết thêm, hiện giờ đã có “sự thức tỉnh” về tầm quan trọng chiến lược của Bắc Cực ở Washington. “Các đối thủ của chúng ta không chờ đợi. Nga đã rõ ràng, ngoài ra còn Trung Quốc và các nước khác cũng đang tham gia cuộc đua. Cuộc cạnh tranh quyền lực mà đang thực sự diễn ra tại khu vực đó của thế giới”.
Theo chiến lược do Báo cáo đánh giá tình hình hạt nhân năm 2018 đưa ra, Hải quân Mỹ đang phát triển một tên lửa hành trình phóng từ trên biển mới (SLCM) có khả năng hạt nhân, được biết với tên gọi SLCM-N, được trang bị đầu đạn nhiệt hạch W-80-4 với đương lượng nổ từ 5 đến 150 kiloton. Bất cứ tàu thuyền nào được trang bị vũ khí SLCM-N đang hoạt động tại khu vực biển Bắc Cực sẽ sở hữu khả năng tấn công ưu việt, chống lại lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga. Nga hiện có 6 căn cứ quân sự ở phía bắc, cùng với 10 sân bay, nhiều cứ điểm hệ thống tên lửa phòng không và cảng quân sự, nằm dưới sự điều khiển của của Bộ chỉ huy chiến lược liên hợp Hạm đội Phương Bắc, được gọi tắt là lực lượng Bắc Cực. Trong số các hệ thống phòng không có Tor-M2DT – một biến thể đã được nâng cấp từ hệ thống SA-15 thời Liên Xô và hệ thống Pantsir-SA mới. Cả 2 hệ thống này được thiết kế để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt ở phía bắc Bắc Cực, chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình.
http://biendong.net/bien-dong/34962-quoc-hoi-my-su-gia-tang-trong-lien-ket-nga-trung-o-bac-cuc-dang-de-doa-toi-anh-huong-chien-luoc-cua-washington.html

Biểu tình bùng lên khắp Mỹ

về vụ sát hại người da den ở Minneapolis

Các cuộc biểu tình bùng lên tối ngày thứ Sáu vào kéo dài đến khuya ở nhiều thành phố ở Mỹ liên quan đến vụ một sĩ quan cảnh sát da trắng sát hại một người đàn ông da đen bằng cách đè đầu gối lên cổ ông ta ở thành phố Minneapolis.
Các cuộc biểu tình đôi khi bạo động nổ ra ở các thành phố từ New York đến Atlanta trong một làn sóng phẫn nộ về cách mà lực lượng chấp pháp đối xử với những nhóm người thuộc sắc dân thiểu số.
Tại Detroit, một người đàn ông 19 tuổi biểu tình trong thành phố bị bắn chết vào tối ngày thứ Sáu bởi một nghi phạm tấp xe vào gần những người biểu tình và nổ súng vào đám đông, sau đó chạy trốn, báo The Detroit Free Press và các cơ quan truyền thông địa phương khác đưa tin.
Hàng trăm người trong thành phố trước đó đã tham gia một cuộc “Tuần hành Chống lại Sự Tàn bạo của Cảnh sát” vào cuối buổi chiều bên ngoài Trụ sở Sở An toàn Công cộng Detroit.
Hàng ngàn người biểu tình hô khẩu hiệu tràn xuống đường ở quận Brooklyn của Thành phố New York, gần khu vực nhà thi đấu thể thao Barclays Center. Cảnh sát với dùi cui và bình xịt hơi cay đã bắt giữ hàng chục người biểu tình trong các vụ đụng độ đôi khi bạo lực.
Tại Washington, các cảnh sát viên và nhân viên Mật vụ dàn lực lượng hùng hậu xung quanh Nhà Trắng trước khi hàng chục người biểu tình tụ tập trên đường phố tại Quảng trường Lafayette, hô khẩu hiệu, “Tôi không thở được.”
Các cuộc biểu tình nổ ra và lan rộng khắp đất nước trong tuần này sau khi các đoạn video quay trên điện thoại di động lan truyền rộng rãi trên internet. Nó cho thấy nạn nhân người da đen George Floyd, 46 tuổi, thở hổn hển và liên tục rên rỉ, “Làm ơn, tôi không thở được,” trong khi một viên sĩ quan cảnh sát khống chế ông ta bằng cách đè đầu gối lên cổ.
Đoạn video lại châm ngòi cho sự phẫn nộ mà các nhà hoạt động dân quyền nói đã sôi sục từ lâu ở Minneapolis và các thành phố trên khắp đất nước vì thiên kiến chủng tộc dai dẳng trong hệ thống tư pháp hình sự của Mỹ.
Tại Atlanta, Bernice King, con gái út của nhà tranh đấu dân quyền Martin Luther King Jr., kêu gọi mọi người trở về nhà vào tối ngày thứ Sáu sau khi hơn 1.000 người biểu tình tuần hành đến thủ phủ của bang Georgia từ Công viên Centennial Olympic, làm tắc nghẽn giao thông và đường cao tốc liên bang trên đường họ tuần hành.
Cuộc biểu tình trở nên hỗn loạn và có lúc bạo động. Lửa bùng lên ở trung tâm Atlanta gần trụ sở của đài truyền hình tin tức CNN.
Ít nhất một xe cảnh sát bị thiêu rụi. Các cửa sổ kính bị đập vỡ tại tòa nhà CNN, cùng với mặt tiền của các cửa hàng. Cảnh sát đẩy lùi đám đông, nhưng họ ném các chai lọ vào các sĩ quan.
Người biểu tình cũng xuống đường ở các thành phố khác bao gồm Denver và Houston.
Tại Minneapolis, hàng trăm người biểu tình đã bất chấp lệnh giới nghiêm 8 giờ tối để tụ tập tại các đường phố xung quanh một đồn cảnh sát bị cháy đêm hôm trước.
Derek Chauvin, cựu sĩ quan cảnh sát Minneapolis bị ghi hình trong những video khổng chế ông Floyd bằng đầu gối, bị buộc tội sát nhân trong vụ án này vào ngày thứ Sáu.
Chauvin, người đã bị sa thải khỏi lực lượng cảnh sát cùng với ba sĩ quan khác một ngày sau vụ chạm trán chết người hôm thứ Hai, đã bị bắt vì tội sát nhân cấp độ ba và tội ngộ sát vì vai trò của ông ta trong cái chết của ông Floyd.
https://www.voatiengviet.com/a/bieu-tinh-bung-len-khap-my-ve-vu-sat-hai-nguoi-da-den-o-minneapolis/5442189.html

Biểu tình ở Minneapolis:

Nhà báo CNN bị bắt khi đang truyền hình trực tiếp

Một phóng viên của CNN đã được thả ra sau khi bị bắt trong khi đưa tin về các cuộc biểu tình ở thành phố Minneapolis, Mỹ liên quan đến cái chết của một người đàn ông da đen không vũ trang.
Ông Omar Jimenez đã bị còng tay dẫn đi trong đang truyền hình trực tiếp cuộc biểu tình vào sáng sớm thứ Sáu 29/5. Người quay phim và nhà sản xuất cũng bị giam giữ, có vẻ là do họ không dời đi khi được yêu cầu.
Sau đó, họ được trả tự do mà không bị buộc tội.
Mỹ: Một phụ nữ bị đuổi việc sau khi gọi cảnh sát vu cáo một ông da đen
Ông Donald Trump ‘chia tay WHO, chấm dứt ưu đãi Hong Kong’
Cái chết của George Floyd: Cựu cảnh sát Derek Chauvin bị khởi tố
Thống đốc bang Minnesota Tim Walz đã xin lỗi, mô tả vụ việc là “không thể chấp nhận được”.
CNN cho biết các vụ bắt giữ này là vi phạm hiến pháp.
Chuyện gì đã xảy ra?
Phóng viên Jimenez đang tường thuật đêm biểu tình bạo lực thứ ba tại thành phố Minneapolis, nổ ra sau cái chết của George Floyd. Vào thứ Ba 26/5, một video bị rò rỉ cho thấy cảnh một cảnh sát quỳ trên cổ Floyd, mặc dù anh ta nói rằng anh ta không thể thở được.
Ông Jimenez khi đó đang tường thuật trực tiếp về một vụ bắt giữ xảy ra ở khu vực có một đồn cảnh sát bị đốt cháy.
Sau khi đoàn làm phim quay được cảnh bắt giữ, cảnh sát bắt đầu đi về phía họ và yêu cầu họ dời đi.
Trên video, ông Jimenez tự nhận mình là nhà báo của CNN và nói với các cảnh sát rằng: “Chúng tôi có thể quay trở lại chỗ mà các ông muốn ở đây. Chúng tôi đang phát sóng trực tiếp.”
Một cảnh sát trong trang phục chống bạo loạn sau đó nói: “Ông bị bắt” và còng tay, đưa ông Jimenez đi.
Các phản ứng?
CNN đăng trên Twitter rằng vụ bắt giữ này rõ ràng “vi phạm Tu chính Án Hoa Kỳ”. Bản sửa đổi đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do hiệp hội.
Đội tuần tra bang Minneapolis xác nhận các vụ bắt giữ và cho biết những người bị giam giữ đã được thả ra “ngay khi họ được xác nhận là các phong viên hãng truyền thông”.
Nhưng Thống đốc Walz cho biết ông “chịu trách nhiệm hoàn toàn” về vụ việc.
“Trong một tình huống như thế này, ngay cả khi quý vị đang ổn định một khu vực, chúng ta phải đảm bảo rằng có một nơi an toàn để báo chí tác nghiệp. Vấn đề ở đây là sự tin tưởng”, ông nói trong một cuộc họp báo.
Ông nói thêm rằng “hoàn toàn không có lý do gì để sự việc như thế này xảy ra”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52858322

Cái chết của George Floyd:

Cựu cảnh sát Derek Chauvin bị khởi tố

Một cựu cảnh sát Mỹ tại Minneapolis, bang Minnesota vừa bị bắt, khởi tố tội danh giết người và ngộ sát, theo sau cái chết của một người da đen trong lúc bị giam giữ.
Mỹ: Một phụ nữ bị đuổi việc sau khi gọi cảnh sát vu cáo một ông da đen
Có phải chính trị Mỹ đã hết thuốc chữa?
Người Việt đầu tiên tại Úc và những vị ân nhân
Derek Chauvin bị quay đoạn phim lúc đè lên cổ nạn nhân George Floyd.
Ông ta và ba cảnh sát đã bị sa thải vì vụ chết người hôm thứ Hai đầu tuần.
Nhiều ngày cướp bóc, hỗn loạn tại bang Minnesota đã chuyển thành biểu tình toàn nước Mỹ.
Người Mỹ một lần nữa phẫn nộ vì vấn đề cảnh sát giết người da đen.
Bộ trưởng tư pháp William Barr nói bộ của ông và FBI thì đang điều tra “độc lập” về vụ việc.
Hôm 28/5, trong đêm biểu tình thứ ba vì cái chết của ông Floyd, một đồn cảnh sát bị đốt cháy.
Hôm thứ Hai, Chauvin bị quay trong đoạn phim chấn động, khi ông ta dùng gối đè lên cổ ông Floyd đang bị còng tay trong ít nhất 5 phút.
Nạn nhân nói: “Tôi không thở được.”
Ông Floyd, 46 tuổi, chết cùng ngày.
Sau đó Chauvin và ba sĩ quan khác bị sa thải.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52857260

Twitter ẩn Tweet của Tổng Thống Trump

vì lý do “tôn vinh bạo lực”

Theo bản tin của tờ Guardian, công ty Twitter đã ẩn một trong những tweet của tổng thống Trump cùng một khuyến cáo rằng dòng tweet tôn vinh bạo lực, khiến căng thẳng giữa trang mạng xã hội với tổng thống Trump tiếp tục leo thang.
Vào tối thứ Năm (28 tháng 05), tổng thống Trump đăng tweet khuyến cáo người dân thành phố Minneapolis rằng tổng thống sẽ gửi quân đội đến can thiệp nếu có bất kỳ trở ngại nào xảy ra khi họ biểu tình về vụ một cảnh sát da trắng giết chết người đàn ông da đen, George Floyd.
Khuyến cáo của Twitter được đính kèm một liên kết đến các chính sách của công ty về các ngoại lệ đối với lợi ích cộng đồng. Những ai xem trang Twitter của tổng thống Trump, hoặc xem đoạn tweet được chuyển tiếp sẽ thấy dòng khuyến cáo che khuất nội dung, trừ khi họ nhấn vào xem.
Vào sáng sớm thứ Sáu (29 tháng 05), chính quyền tổng thống Trump đã phản hồi bằng cách gửi một tweet giống hệt từ tài khoản chính thức của Tòa Bạch Ốc, nhưng vẫn lần lượt bị Twitter ẩn đi. Những đáp trả qua lại cho thấy cả Twitter và tổng thống Trump đều không có ý định chùn bước trong tranh chấp giữa hai bên, bắt đầu nổ ra vào thứ Tư (27 tháng 05) khi công ty lần đầu tiên áp dụng nhãn kiểm tra thông tin đúng sự thật đối với các dòng tweet của tổng thống.
Đáp lại, tổng thống liền ký một lệnh hành pháp nhằm xóa bỏ các biện pháp bảo vệ của Twitter trước các khiếu nại dân sự, mà trong một số trường hợp  mạng xã hội này đóng vai trò như một “biên tập viên” hơn là một nhà xuất bản. (BBT)
https://www.sbtn.tv/twitter-an-tweet-cua-tong-thong-trump-vi-ly-do-ton-vinh-bao-luc/

Cha đẻ mô hình dự báo ‘Primary’

tin tưởng ông Trump tiếp tục là tổng thống Mỹ

Lục Du
Hôm thứ Sáu (29/5), trả lời phỏng vấn chương trình “Góc nhìn Ingraham”, Giáo sư Helmut Norpoth của Đại học Stony Brook, tác giả của mô hình dự báo “Primary Model”, nói ông tin rằng Tổng thống Trump sẽ tiếp tục tại vị sau cuộc bầu cử vào cuối năm nay.
“Chìa khóa của cuộc bầu cử tháng 11 là các cuộc bầu cử sơ bộ [trong các đảng phái]. Và, đúng là các cuộc bầu cử sơ bộ đã cũng cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin”, ông Norpth giải thích.
“Donald Trump đã chiến thắng dễ dàng các đối thủ trong đảng của ông”, ông Norpoth tiếp tục. Trong khi đó, “Joe Biden, ứng cử viên có tiềm năng nhất của đảng Dân chủ, đã gặp rất nhiều rắc rối. Nhìn một cách công bằng, vượt trội đối thủ trong các cuộc bầu cử sơ bộ mang lại lợi thế cho Donald Trump vào [kỳ bầu cử] tháng 11”.
Mô hình dự báo “Primary Model” của giáo sư Norphoth chỉ ra rằng ông Trump có tới 91% cơ hội tái đắc cử và sẽ nhận được 362 phiếu bầu của đại cử tri. “Primary Model” được ông Norphoth xây dựng dưa trên lý thuyết lịch sử và thống kê.
Mặc dù khi áp dụng mô hình “Primary” để dự báo kết quả cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm nay ông Norphoth không đưa vào mô hình những nhân tố liên quan tới đại dịch viêm phổi Vũ Hán, nhưng vị giáo sư của đại học Stony Brook quả quyết rằng việc đó không ảnh hưởng nhiều tới kết quả dự báo, và Donald Trump sẽ tiếp tục chiến thắng.
“Ông ấy [Tổng thống Trump] có một số điểm mạnh đã mang lại chiến thắng lớn cho ông ấy trong các cuộc bầu cử sơ bộ và tôi nghĩ ông ấy phải tận dụng điều đó”, ông Norphoth đưa ra lời khuyên cho Tổng thống Trump.
Theo một cuộc khảo sát của Reuters và Ipsos, Joe Biden, ứng viên tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ vẫn đang duy trì ưu thế trước Tổng thống Trump, mặc dù đã bị giảm ba điểm trong tuần qua. Cụ thể có 45% cử tri Mỹ được hỏi nghiêng về ông Biden, trong khi có 39% cử tri đặt niềm tin vào vị tổng thống đương nhiệm.
Tuy nhiên, ứng viên Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 cũng từng dẫn trước ông Trump, nhưng kết quả cuối cùng lại hoàn toàn ngược lại.
Điều đáng lưu ý là, Giáo sư Helmut Norpoth, bằng mô hình của mình, từng dự báo chính xác việc ông Trump sẽ trở thành tổng thống Mỹ thứ 45, trong bối cảnh nhiều người ủng hộ phe cánh tả, dựa trên kết quả của các cuộc khảo sát, tin chắc nước Mỹ sẽ có nữ tổng thống đầu tiên.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/cha-de-mo-hinh-du-bao-primary-tin-tuong-ong-trump-tiep-tuc-la-tong-thong-my.html

Tiểu bang Washington thu hồi 300 triệu Mỹ kim

tiền gian lận xin trợ cấp thất nghiệp

Tin từ Olympia, Washington – Vào hôm thứ Năm (28 tháng 05), tiểu bang Washington đã thu hồi 300 triệu Mỹ kim bị tội phạm chiếm đoạt bằng cách sử dụng thông tin cá nhân bị đánh cắp để nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong cuộc khủng hoảng COVID-19.
Ủy viên Bộ An ninh Việc làm Suzi LeVine nói bà chưa thể tiết lộ số tiền chính xác đã được trả trong các vụ lừa đảo, nhưng bà nói rằng quá trình phục hồi ban đầu là kết quả của sự hợp tác giữa chính quyền tiểu bang với cơ quan hành pháp liên bang và các tổ chức tài chính trên toàn quốc. Phần lớn trong số liên quan đến đường dây lừa đảo ở Tây Phi, bằng cách sử dụng danh tánh bị đánh cắp trong các vụ trộm dữ kiện trước đó, như vụ đánh cắp thông tin Equifax năm 2017.
Theo công ty an ninh mạng Agari đã theo dõi nhóm lừa đảo từ Nigeria có tên là Scatter Canary, Washington là một trong các tiểu bang đã phát hiện các cuộc tấn công. Giám đốc điều hành Agari, Patrick Peterson cho hay những kẻ lừa đảo đã gửi tiền vào thẻ debit liên kết với tài khoản ngân hàng, rồi chuyển tiền ra quốc tế hoặc nhanh chóng đổi lấy bitcoin hoặc thẻ quà tặng.
Bà LeVine nói rằng tiểu bang đang thu hồi thêm tiền từ một số nạn nhân đã liên lạc với chính quyền, sau khi họ nhận được thẻ debit với trợ cấp thất nghiệp mà họ không nộp đơn xin vì kẻ mạo danh quên đổi địa chỉ trong tài khoảng.
Đến nay, tiểu bang đã trả gần 4.7 tỷ Mỹ kim trợ cấp cho hơn 807,000 người, bao gồm cả trợ cấp liên bang 600 Mỹ kim/tuần cho người thất nghiệp cộng với trợ cấp tối đa của riêng tiểu bang lên tới 790 Mỹ kim/tuần. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tieu-bang-washington-thu-hoi-300-trieu-my-kim-tien-gian-lan-xin-tro-cap-that-nghiep/

Khu vực thủ đô Mỹ

mở cửa lại sau thời gian phong tỏa vì COVID

Một trong những khu vực có cộng đồng người Việt tập trung đông nhất ở Bờ Đông nước Mỹ hôm 29/5 mở cửa trở lại một phần, sau hơn hai tháng phong tỏa để ngăn ngừa sự lây lan của virus corona.
Nhà chức trách khu vực thủ đô Washington DC và khu vực phía bắc của bang Virginia nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, cho phép người dân rời khỏi nhà và một số cơ sở kinh doanh bắt đầu quay trở lại hoạt động trong đợt mở cửa “giai đoạn 1” sau khi có những dấu hiệu cho thấy số ca nhập viện ổn định, sự lây lan trong cộng đồng chậm lại và xét nghiệm được tăng cường.
Người dân giờ có thể đi cắt tóc, dự những buổi lễ mang tính chất tôn giáo, mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ và ăn uống tại các nhà hàng có chỗ ngồi ngoài trời – với những hạn chế là những nơi này chỉ vận hành ở mức 50% và đối với những tiệm cắt tóc thì nhỉ nhận khách hàng có đặt hẹn trước, báo The Washington Post đưa tin.
Tất cả mọi người đều phải đeo khẩu trang trong những không gian kín nơi đông người tụ tập, đặc biệt là tại các sân bay. Một số ngoại lệ bao gồm những người có vấn đề về hô hấp, trẻ em dưới 10 tuổi, khi ăn uống tại nhà hàng, và trong lúc tập thể dục, theo tờ Post.
Tại trung tâm thương mại Eden ở thành phố Falls Church, Bắc Virginia, nơi tập trung đông đảo các cơ sở kinh doanh của người gốc Việt, một số chủ tiệm thở phào nhẹ nhõm với quyết định mở cửa lại từng phần, sau hơn hai tháng không thể kinh doanh buôn bán gì được.
“Mình rất vui khi gặp lại những khách hàng thân quý của mình. Họ đã để dành mái tóc hơn hai tháng trời để trở lại tiệm của mình,” ông Hoàng Quốc Hùng, chủ tiệm cắt tóc Hoàng Thơ trong khu Eden, nói.
Dù vậy ông cho biết công việc của ông và các nhân viên “hơi vất vả hơn” trước vì phải sắp xếp lịch hẹn cho tất cả khách hàng muốn đến cắt tóc trong khi phải đảm bảo tuân thủ những quy định về an toàn-vệ sinh áp dụng cho các doanh nghiệp mở cửa lại.
Ngoài việc tất cả mọi người đều phải đeo khẩu trang, ông nói ông cũng áp dụng thêm một số biện pháp an toàn nữa để tạo sự yên tâm cho cả nhân viên lẫn khách hàng.
“Mình cũng đeo thêm face shield (tấm chắn mặt) để có khoảng cách an toàn hơn cho người khách của mình. Đồng thời phải có thêm găng tay nếu cần thiết, nếu không có găng tay thì phải rửa tay sau mỗi lần làm việc với khách hàng,” vị chủ tiệm nói thêm.
“Sau mỗi lần làm việc với khách hàng thì chúng tôi phải ngâm các dụng cụ như tông-đơ, dao, kéo trong nước sát trùng, rồi sau đó mình mới dùng cái mới cho người khách hàng kế tiếp. Trước khi ngồi thì đương nhiên cái ghế cũng phải lau chùi cho nó sạch sẽ.”
Dù tiệm mở cửa lại là điều đáng mừng, ông Hùng cho biết sắp tới có thể ông sẽ phải làm thêm giờ để bù đắp khoản thu nhập bị mất trong hơn hai tháng qua. Ông nói hiện tại ông vẫn chưa đóng tiền thuê mặt bằng trong khi đơn xin vay tiền hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ của ông nộp cho chính phủ liên bang vẫn chưa được hồi đáp.
“Chúng tôi mong muốn chủ đất nhân nhượng hơn, có thể có cách nào đó để giảm bớt tiền [thuê mặt bằng] cho chúng tôi chẳng hạn,” ông chia sẻ.
Khu vực Bắc Virginia là một trong những nơi cộng đồng người Việt tập trung đông đảo nhất ở Bờ Đông của Mỹ. Nơi này cũng là nơi tập trung đông dân nhất và cũng là một khu vực kinh tế trọng điểm của tiểu bang Virginia.
Số ca nhiễm virus corona được báo cáo ở thủ đô Washington và hai bang kế cận là Virginia và Maryland đã vượt quá 100.000 ca vào ngày 29/5, theo báo The Washington Post.
50.988 ca nhiễm virus corona được ghi nhận ở Maryland, 42.533 ở Virginia và 8.538 ở Washington. Số ca tử vong liên quan đến virus là 2.466 ở Maryland, 1.358 ở Virginia và 460 ở Washington, nâng tổng số tử vong khu vực này lên thành 4.284 trường hợp.
https://www.voatiengviet.com/a/khu-vuc-thu-do-my-mo-cua-lai-sau-thoi-gian-phong-toa-vi-covid/5441607.html

Dịch Covid-19 thay đổi các nhà hàng ở Mỹ thế nào?

Các nhà hàng ở Mỹ sẽ phải thay đổi nhiều trong cách thức hoạt động, các nhà hàng gọi món qua mạng và phục vụ đem về có thể trụ vững nhưng nhiều kiểu nhà hàng truyền thống sẽ không còn đất sống trong và sau dịch Covid-19, những người trong ngành nói với VOA.
Dịch Covid-19 đã làm cho ngành nhà hàng ở Mỹ, vốn có sự tiếp xúc gần gũi giữa người phục vụ và khách hàng và sự tập trung đông người trong không gian hẹp, đã đóng cửa việc phục vụ tại chỗ trong hơn hai tháng qua để tránh dịch và chỉ mới được chính quyền các tiểu bang cho mở cửa lại trong vòng một tuần lễ qua.
Tại California, tiểu bang có nhiều người Việt sinh sống và kinh doanh ngành ẩm thực, Thống đốc Gavin Newsom đã đưa ra bản hướng dẫn những điều các nhà hàng phải thực hiện khi mở cửa trở lại, trong đó có yêu cầu không được để bất cứ thứ gì trên bàn ăn – từ khăn trải bàn cho đến muỗng nĩa, các lọ nêm nếm, giấy ăn – không được dùng chung thực đơn, không được để các quầy thức ăn dùng chung, không được cho đầu bếp nấu nướng trước mặt khách, thực khách phải mang khẩu trang khi vào, phải ngồi cách xa 6 feet (2 mét) và có thể phải được đo thân nhiệt…
‘Ngặt nghèo nhưng cần thiết’
Trao đổi với VOA từ khu Little Saigon thuộc Quận Cam, bang California, anh Tôn Bảo Anh, chủ Quán Hỉ, nhận xét rằng những quy định mới này ‘rất phức tạp’ nhưng anh cũng phải tuân thủ.
Quán Hỉ của anh đã mở cửa cho khách vào ăn ngày đầu tiên hôm 28/5. Trong thời gian thực thi lệnh ở nhà trước đó, anh chỉ phục vụ cho thực khách mua đem về, anh cho biết.
“Khách đi ăn chưa có nhiều. Tâm lý người ta vẫn sợ. Họ chưa sẵn sàng ngồi xuống ăn uống,” anh nói và cho biết những khách hàng đầu tiên ngồi ăn trở lại trong nhà hàng là giới trẻ.
“Khoảng 95% là mua đem về, chỉ có chừng 4 cặp là vào ngồi ăn,” anh nói thêm.
Các biện pháp an toàn mà Quán Hỉ thực hiện khi cho khách vào ăn trở lại là ‘không để bất cứ thứ gì trên bàn’; dùng thực đơn kỹ thuật số bằng cách quét mã QR và in thực đơn giấy dùng một lần; toàn bộ đồ nêm nếm được chia ra và bỏ vào hộp nhỏ cho từng thực khách; rau ăn kèm bỏ vào bọc nylon thay vì để trên dĩa như trước; muỗng, đĩa, giấy ăn khi nào khách đến mới được đem ra, anh Bảo cho biết.
Khách hàng được yêu cầu ngồi cách nhau 6 feet, trừ nhóm đi chung hay một gia đình đi ăn cùng với nhau, phải đeo khẩu trang khi vào quán và sẽ được đo thân nhiệt. Các nhân viên phục vụ được yêu cầu phải đeo cả khẩu trang và tấm plastic che mặt cùng một lúc. Tất cả chỗ ngồi, bàn ghế vật dụng mà khách hàng đã sử dụng qua đều phải được khử trùng liên tục.
“Khách vừa ăn xong là chỗ khách ngồi phải sạch boong. Nhân viên không chỉ lau mà phải khử trùng nữa,” anh nói và cho biết do đặc thù công việc nhân viên phục vụ bắt buộc phải đứng gần khách hàng.
Những biện pháp này mặc dù là ‘tăng thêm chi phí kinh doanh’ nhưng anh Bảo cho biết là khách hàng ‘đồng tình vì họ cảm thấy an toàn’.
Tuy nhiên, anh nói anh không tăng giá vì ‘bây giờ ai cũng khó khăn, nếu tăng giá thì khách sẽ giảm không muốn đến ăn nữa’.
Theo lời anh thì chưa thấy chính quyền xuống kiểm tra và việc thực hiện các quy định ‘tùy thuộc vào ý thức tự giác của người chủ quán’. Anh dẫn chứng là một nhà hàng anh nhìn thấy ở thành phố Huntington Beach ‘không quan tâm’ các quy định mới trong khi có ‘cảnh sát đứng trước cửa cũng không sao’.
“Các quy định này là mình muốn sạch sẽ cho nhân viên cho và khách hàng của mình thôi,” anh giãi bày. “Mình lo là nếu có chuyện gì xảy ra thì họ đồn là tiệm mình bị thì khách hàng sẽ không đến nữa.”
Khi được hỏi những quy định ngặt nghèo như thế có gây khó cho việc kinh doanh của anh hay không, anh Bảo nói: “Mình nghĩ rằng những hướng dẫn này chặt chẽ. Thà làm như vậy nhưng đảm bảo mạng sống của con người. Thí dụ nhà mình có ông bà già mình không biết được chuyện gì sẽ xảy ra.”
“Có tốn chi phí hơn thì cũng phải chịu. Không chỉ nhà hàng mà các doanh nghiệp khác cũng phải chịu,” anh nói. “Tiền còn kiếm được nhưng sinh mạng thì không.”
‘Bình thường mới’
Anh Bảo nói nhà hàng anh cũng thuận lợi khi thực hiện những quy định mới vì nhà hàng anh trước giờ đã ‘quen phục vụ qua mạng và bán đem về’.
“Những nhà hàng nhỏ vốn chuyên kiểu lấy công làm lời, không có phục vụ qua mạng, không có bán đem về sẽ bung hết,” anh dự đoán về triển vọng ngành ẩm thực trong bối cảnh dịch bệnh.
Anh cho rằng với xu thế khách hàng đặt đồ ăn qua mạng để giao nhận tại nhà hay tới tiệm lấy sẽ trở thành ‘bình thường mới’ sau dịch thì bản thân nhà hàng của anh ‘cũng sẽ mất lượng khách hàng vốn chỉ thích ngồi ăn tại chỗ’.
Anh nói trong các cuộc trao đổi với những người quản lý các chuỗi nhà hàng lớn của Mỹ, họ đều cho biết là ‘từ nay cho đến khoảng 12-18 tháng nữa là các nhà hàng phải sống theo kiểu này’.
Khi đó thì các nhà hàng vốn chỉ có thể phục vụ tại chỗ và vốn từng rất đông khách như các quán lẩu, quán buffet, quán nướng, quán ốc, quán nhậu… sẽ không thể nào trụ lại được, anh nói.
‘Làm cực hơn’
Từ tiệm Phở 54, cũng ở Little Saigon, bà Phạm Hoa, 50 tuổi, một nhân viên phục vụ ở đây, nói rằng những quy định mới áp dụng khi quán phục vụ cho khách vào ăn trở lại khiến cho các nhân viên phục vụ như bà ‘cực hơn nhiều’.
“Chúng tôi phải làm việc gấp đôi, nhân viên làm việc cực hơn trước nhiều,” bà nói và cho biết bà phải ‘đi lại nhiều hơn, thời gian phục vụ khách tăng lên gấp đôi gấp ba’.
Bà giải thích là với mỗi người khách bà phải đem ra từng món, từng món khi khách vào, thay vì mọi thứ để sẵn trên bàn như trước đây và phải ‘khử trùng hết bàn ghế mỗi lần khách ngồi xong’.
“Mình thấy mệt hơn mà nó an toàn, mình không lây cho khách và khách cũng không lây cho mình,” bà nói.
Tuy nhiên, do hiện tại cũng chưa có nhiều khách đến ngồi ăn trong quán nên ‘các nhân viên có thời gian để dọn dẹp’.
“Bây giờ mặc dù cho phục vụ đến 25% công suất tiệm, nhưng người ta cũng chưa đi ăn đông đến mức 25% nên người ta cứ thoải mái tìm bàn xa xa mà ngồi,” bà cho biết.
Quán Phở 54 nơi bà Hoa làm cũng áp dụng các biện pháp tương tự như Quán Hỷ. Quầy tính tiền cũng lắp thêm kính chặn trong khi tiền mặt được khách để vào khay thay vì đưa trực tiếp và người thu ngân phải rửa tay mỗi lần cầm tiền mặt khách đưa, bà nói.
Bà Hoa cho biết đại đa số các thực khách lúc này cũng rất cẩn thận, tự chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ, đem theo nước sát khuẩn riêng chứ không dùng đồ của tiệm.
Theo lời bà, mặc dù chính quyền địa phương đã cho phép nhà hàng phục vụ tại chỗ trở lại nhưng nhiều nhà hàng của người Việt trong khu vực vẫn tiếp tục phục vụ mang về mà thôi.
Riêng nhà hàng chỗ bà vẫn mở vì ‘chủ nói rằng đóng cửa hoài thì tiền đâu mà xoay sở, rồi trả tiền thuê phố này nọ’.
Một nhà hàng của người Việt khác trong khu vực này là quán Thanh Hà vẫn chỉ tiếp tục bán mang về mà thôi, cô Lê Thị Lý, nhân viên phục vụ tại quán, nói với VOA, và chưa biết khi nào thì mở cửa cho ăn tại chỗ trở lại.
Cô cho biết từ ngày chỉ phục vụ khách mang về, lượng khách hàng đến quán ‘giảm đến 80%’.
Nhà hàng Thanh Hà nằm trong một trong những khu tấp nập và nhộn nhịp ở Little Saigon thời chưa có dịch bệnh, theo lời cô Lý.
“Hồi đó mỗi lần mở cửa thì mở tới chín giờ tối, còn bây giờ mới sáu giờ mấy bảy giờ đã vắng hết trơn rồi. Ở ngay đây không còn một chiếc xe nào nữa,” cô nói.
https://www.voatiengviet.com/a/d%E1%BB%8Bch-covid-19-thay-%C4%91%E1%BB%95i-c%C3%A1c-nh%C3%A0-h%C3%A0ng-%E1%BB%9F-m%E1%BB%B9-th%E1%BA%BF-n%C3%A0o-/5441604.html

Hồng Kông : Đấu khẩu Mỹ-Trung qua

cầu truyền hình Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc

Thanh Hà
Vài giờ trước khi tổng thống Trump đưa ra những quyết định cứng rắn về Hồng Kông, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm 29/05/2020 họp không chính thức qua cầu truyền hình về luật an ninh tại vùng từng là thuộc địa của vương quốc Anh.
Trong cuộc họp này đại diện của Bắc Kinh mạnh mẽ chỉ trích Luân Đôn và Washington can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Thông tín viên đài RFI Carrie Nooten từ trụ sở Liên Hiệp Quốc cho biết thêm :
Một số thành viên tại Hội Đồng Bảo An xem dự luật an ninh Hồng Kông mà  Bắc Kinh áp đặt vi phạm tuyên bố chung giữa chính quyền Anh và Trung Quốc, nhằm bảo đảm quy chế riêng biệt cho Hồng Kông đối với Hoa Lục cho đến năm 2047.
Văn bản này đã được Liên Hiệp Quốc thông qua. Do vậy việc Bắc Kinh gia tăng kiểm soát Hồng Kông bị coi là một hành vi vi phạm luật pháp quốc tế. Cách nay ba hôm, Mỹ đã yêu cầu Hội Đồng Bảo An khẩn cấp họp bàn về Hồng Kông nhưng Trung Quốc đã lập tức dứt khoán bác bỏ đề xuất của Mỹ. Cuối cùng, các bên đã mở một cuộc họp kín.
Đại diện ngoại giao của Anh, Mỹ kêu gọi phía Trung Quốc xem xét kỹ về những « quan ngại sâu sắc và chính đáng » của cộng đồng quốc tế liên quan đến quyền tự trị Hồng Kông. Đại sứ Anh bên cạnh Liên Hiệp Quốc cảnh báo trước nguy cơ các quyền tự do sẽ bị hạn chế và xã hội Hồng Kông sẽ bị chia rẽ sâu rộng.
Gay gắt hơn, đại sứ Mỹ bà Kelly Craft kêu gọi nhiều quốc gia khác yêu cầu Trung Quốc thay đổi chính sách và tôn trọng những cam kết (về Hồng Kông).
Không có gì ngạc nhiên, với giọng điệu cố hữu của Bắc Kinh, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Trương Quân (Zhang Jun) đáp trả rằng Hồng Kông là vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia Trung Quốc.
Vài giờ sau, trong một thông cáo với giọng điệu phẫn nộ và mỉa mai, ông Trương Quân đề nghị Bắc Kinh giúp đỡ giải quyết hồ sơ Brexit và bạo động về sắc tộc tại Minneapolis, hai vấn đề thuần túy liên quan đến chính sách nội bộ của Anh và Mỹ.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200530-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-%C4%91%E1%BA%A5u-kh%E1%BA%A9u-m%E1%BB%B9-trung-qua-c%E1%BA%A7u-truy%E1%BB%81n-h%C3%ACnh-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-b%E1%BA%A3o-an-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-qu%E1%BB%91c

Covid-19: Chào hỏi thế nào khi không thể bắt tay, ôm hôn

Bella Dally-Steele & Ruth TerryBBC Travel
Covid-19 đã làm thay đổi căn bản cách chúng ta giao tiếp với nhau, và nghi thức chào hỏi có tiếp xúc cơ thể trực tiếp, có khả năng lây lan virus, là một trong những nạn nhân văn hóa đầu tiên.
Nhưng cách mọi người trên khắp thế giới thích nghi với thực tế mới này cho thấy rằng chúng ta không hề mất đi nhu cầu rất con người trong việc thể hiện thái độ “xin chào”.
Môn võ cổ giúp người Hong Kong sống thọ và tự tại
Bánh xèo Nhật và vụ ném bom hạt nhân Hiroshima
Cuộc chiến gà rán ở Mỹ
Nghi thức chào hỏi tưởng chừng đơn giản, nhưng chào bằng lời nói hay bằng cử chỉ giúp chúng ta xác định ranh giới tương tác giữa mình với người khác.
“Nghi thức chào hỏi giống như một miếng bọt biển vậy. Nó hấp thụ trong đó tất thảy những thứ khác nhau: mối quan hệ mà chúng ta có, văn hóa ứng xử của chúng ta,” ông Alessandro Duranti, giáo sư nhân chủng học tại Đại học California, Los Angeles, nói.
“Nghi thức chào hỏi ghi nhận rằng có điều gì đó đang sắp diễn ra trong bối cảnh rộng lớn hơn nhiều chứ không chỉ bó hẹp trong sự tiếp xúc nho nhỏ đó” – mà trong trường hợp này là chuyện Covid-19 đang hoành hành.
Từ thói quen của người Ấn Độ cổ xưa, nắm tay nhau thật chặt, cho đến cách rất mới của các chính trị gia Hoa Kỳ, cụng khuỷu tay lúc gặp nhau, cách mọi người định hình lại nghi thức chào hỏi để thích nghi với việc sống chung với virus corona cũng thể hiện những điều sâu xa trong các nền văn hoá khác nhau.
Amabie, ‘bùa yểm’ chống Covid-19 của người Nhật
Nụ cười thời cách ly Covid-19 ở Trung Quốc
Năm quốc gia sẽ phục hồi nhanh nhất sau đại dịch Covid-19
Để tìm hiểu, chúng tôi đã nói chuyện với người dân địa phương ở bảy quốc gia về tầm quan trọng về mặt văn hóa của thói quen chào hỏi truyền thống và Covid-19 đã làm thay đổi chúng ra sao.
Trung Quốc
Có lẽ một trong những cách chào hỏi ấn tượng nhất xuất hiện gần đây là ‘bắt chân Vũ Hán’, thay cho cái bắt tay.
Nó được đặt theo tên của thành phố nơi Covid-19 khởi phát.
Hình thức ‘bắt chân’, hai người đá nhẹ lòng bàn chân với nhau, bắt đầu xuất hiện vào tháng Ba năm nay sau khi các video clip về cách chào hỏi mới lan truyền nhanh chóng.
Các chính trị gia có tiếng như Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak và Tổng thống Tanzania John Magufuli đã công khai làm động tác ‘bắt chân Vũ Hán’, gây đồn đoán rằng nó có thể sẽ trở thành cách bắt tay mới của thế giới.
Tuy nhiên, ‘bắt chân Vũ Hán’ sẽ khó có thể thay thế được nghi thức chào hỏi điển hình của người Trung Quốc, là cái bắt tay hiện đại hay chắp tay cung kính trước ngực ra đời từ 3.000 năm trước và nay vẫn được thể hiện trong các dịp Tết Nguyên đán, đám cưới hoặc các lễ trang trọng khác.
Mặc dù được truyền thông nhắc đến nhiều, song ‘bắt chân Vũ Hán’ vẫn chưa trở thành thông lệ, thậm chí còn chưa phổ biến ở các tỉnh thành khác của Trung Quốc.
New Zealand
Một tuần trước khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là đại dịch, ngày 11/3, các nhóm người Maori bản địa trên khắp đất nước New Zealand đã yêu cầu các thành viên không chào hỏi nhau bằng nghi thức hongi truyền thống nữa, là cách chào mũi chạm mũi, trán chạm trán giữa hai người.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã sớm nhắc đi nhắc lại thông điệp trên toàn quốc, kêu gọi tất cả công dân Kiwis bản xứ “ngưng bắt tay, ôm hôn và hongi“.
Rangi Matamua, giáo sư nghiên cứu địa phương học tại Đại học Waikato cho biết là nhiều người Maori đã chọn cách hất cằm và nhướn lông mày để chào nhau.
Cách chào hỏi này, vốn đã phổ biến trước khi có Covid-19 và không chỉ được dùng duy nhất bởi người Hongi có tầm quan trọng văn hóa sâu sắc, bắt nguồn từ sự tích hình thành vạn vật, trong đó thần rừng Tane đã thổi sự sống để tạo nên người phụ nữ đầu tiên.
Mặc dù vậy, các quy định bỏ hongi hầu như không gặp phải chống đối nào, Matamua nói. Điều này có thể là do các nhóm địa phương đã từng tuân theo các hướng dẫn tương tự trong đại dịch cúm 1918 vốn để lại dấu ấn chết chóc đau thương ở New Zealand.
“Điều quan trọng nhất trên thế giới là con người,” ông Matamua trích dẫn một câu ngạn ngữ Maori. “Vì vậy, nếu phong tục tập quán không còn thích hợp hoặc gây tổn hại cho con người, chúng ta sẽ thay đổi nó.”
Pháp
Những nụ hôn má của người Pháp (bise) cũng không được khuyến khích từ đại dịch cúm năm 1918, tuy nhiên họ mất nhiều thời gian để có thể chấm dứt thói quen hôn nhau trong đại dịch lần này, không nhanh như người Maori từ bỏ hongi.
Chưa đầy một tuần trước khi chính phủ Pháp áp đặt lệnh cách ly tại nhà, 66% trong một cuộc khảo sát đã trả lời rằng họ vẫn trao nhau những nụ hôn.
Đến cuối tháng Ba, con số đó đã giảm xuống chỉ còn 6% khi người Pháp thay thế bằng một phiên bản “hôn bằng lời nói!”, kiểu như “gửi tới bạn một nụ hôn!” hoặc giản dị thân mật hơn thì là hôn gió để chào nhau từ xa.
Đã có tiền lệ về văn hóa cho sự thay đổi này, khi nụ hôn bằng lời nói đôi khi được dùng bởi những người nhiễm bệnh trong mùa cúm.
Tuy nhiên, quá trình thay đổi trên toàn quốc thật sự khó khăn, đặc biệt là đối với phụ nữ Pháp, theo Claudine Gauthier, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Bordeaux.
Trong khi đàn ông ưa thích cách bắt tay với nhau, thì phụ nữ thường chào hỏi nhau bằng những nụ hôn hai bên má, điều này có thể giải thích tại sao một số người chưa thể nhanh chóng dứt bỏ thói quen hôn.
Theo Gauthier, sự miễn cưỡng từ bỏ nụ hôn khi gặp nhau tỷ lệ thuận với mức độ quan trọng ngày càng tăng đối với bản sắc văn hóa Pháp.
Cho đến cuối thập niên 1960, nụ hôn vẫn là thói quen chào hỏi giữa những người thân thiết, chỉ được dành cho các thành viên trong gia đình và với trẻ con.
Trong bối cảnh đó, hành vi hôn má trở thành hành động tượng trưng cho sự phổ cập hoá văn hóa Pháp và sự nới lỏng các hạn chế xã hội trong việc giao tiếp giữa phái nam và phái nữ.
Việc từ chối một nụ hôn bise khi chưa có quy định về giãn cách xã hội thì bị coi là lạnh lùng, do đó, liệu việc hôn bằng lời có còn tồn tại sau thời virus corona hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình hình sức khoẻ cộng đồng, Gauthier nói.
Tanzania
Văn hóa Tanzania có tư duy tập thể mạnh mẽ, bắt nguồn từ sự phụ thuộc lẫn nhau và hiểu rõ vị trí của mỗi người trong một hệ thống có sự phân tầng giai cấp xã hội sâu rộng, theo Alexander Mwijage, nhà nhân chủng học xã hội tại Đại học Y tế và Nghiên cứu khoa học Muhimbili ở Dar es Salaam.
Những thói quen văn hoá chào hỏi khi gặp gỡ, như người ít tuổi thì cung kính chắp tay cúi đầu còn người lớn tuổi xoa đầu người nhỏ hơn, thì liên quan sự phân tầng thứ bậc trong xã hội. Giữa các đồng nghiệp, một cái bắt tay chặt giữ lâu, những cái ôm và hôn má cũng rất phổ biến, theo Mwijage.
Gần đây, việc ‘bắt chân’ theo cách Vũ Hán hay chắp tay cúi chào từ xa được áp dụng cho mọi lứa tuổi và đang trở thành chuẩn mực mới, Mwijage nói.
Bởi vì cả hai cử chỉ này đều cố ý tạo không gian giãn cách giữa mọi người, Mwijage lo rằng rốt cuộc văn hóa có thể sẽ phải nhường bước trước mối quan hệ cộng đồng.
“Covid-19 đã tạo ra một mối quan hệ xa cách và làm xói mòn nghi thức mà mọi người cần có nhằm thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến nhau,” Mwijage nói.
“Chân là để đi dưới đất chứ ai lại dùng để chào hỏi bao giờ. Một cú ‘bắt chân’ có thể hiện được tình yêu thương không? Hay sự quan tâm? Lòng kính trọng?”
Theo Mwijage, việc sử dụng khẩu trang ở Tanzania cũng làm biến dạng các tín hiệu bằng lời nói và cử chỉ phi ngôn ngữ địa phương, chẳng hạn như việc chu môi lên thường được dùng để tỏ thái độ đồng ý và các cảm xúc khác.
Ông đoán rằng những cái bắt chân và chắp tay cúi đầu sẽ sớm được thể hiện bằng những cách thức chào hỏi sáng tạo hơn khi sự giãn cách xã hội còn tiếp tục cần duy trì.
Thổ Nhĩ Kỳ
Cách chào hỏi của người Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh di sản Hồi giáo ở nước này, với văn hóa hiếu khách và tôn trọng quyền uy xã hội của người cao tuổi.
Người trẻ tuổi sẽ nắm tay của người họ hàng lớn tuổi, hôn lên đó rồi chạm tay vào trán mình, đặc biệt là trong những ngày lễ lạt.
Hôn lên hai má là thông lệ chung giữa đồng nghiệp, bạn bè với nhau, thậm chí cả với những người mới quen.
“Việc hôn cả hai bên má, và phải là hôn hai lần, là thể hiện sự trọn vẹn,” Kenan Sharpe, phóng viên và là chuyên gia về văn hóa đại chúng của Thổ Nhĩ Kỳ, nói. “Luôn phải là số chẵn. Nếu bạn không hôn cả hai bên má thì có cảm giác như là bị thiếu hụt điều gì đó vậy.”
Với người Thổ Nhĩ Kỳ, màn chào hỏi không chỉ là cách đón mừng đơn thuần đối với một người mà còn thể hiện tầm quan trọng của người đó.
Khi xảy ra dịch Covid-19, người Thổ Nhĩ Kỳ đã nhìn lại lịch sử Hồi giáo để tìm cách thức chào hỏi phù hợp cho thời dịch bệnh nhằm bảo tồn những giá trị tinh thần này.
Eyvallah là cách chào hỏi không chạm vào người nhau có từ hàng thế kỷ nay, được người Ottoman sử dụng, bao gồm việc đặt bàn tay lên tim và khẽ cúi người. Cử chỉ này nhằm biểu thị người được chào đang ở trong tim bạn, và nhằm thể hiện sự kính trọng, quý mến.
Từ eyvallah có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập với nghĩa đen là “chúng ta phó thác trong tay Thượng Đế”, và cách thể hiện nó được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong thể giới Hồi giáo.
Eyvallah là cách chào phổ biến giữa đàn ông và phụ nữ trong các cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ khá là bảo thủ về mặt giao tiếp xã hội, và nó trở nên rõ nét hơn nhờ được thể hiện trong loạt chương trình truyền hình nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ, ‘Phục Sinh: Ertuğrul’, nói về thủ lĩnh hồi Thế kỷ 13 của người Thổ Oghuz. Ông là cha của Osman, người đã thành lập nên Đế chế Ottoman.
Cách chào eyvallah còn được cả các nhà lãnh đạo đương đại sử dụng.
Hôm 9/3, Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan đã dùng nghi thức eyvallah để chào mừng Tổng Thư ký NATO, Jens Stoltenberg.
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)
Kể từ khi các cơ quan y tế tại địa phương cấm thực hiện việc chào hỏi có tiếp xúc cơ thể, nhiều người dân UAE đã thay thế những cái ôm và chạm mũi truyền thống (nghi thức chào hỏi của người Bedouin là vừa chạm mũi vừa bắt tay) bằng cách vẫy chào hoặc đặt tay lên trái tim, nhà văn người địa phương, đồng thời là một nhà in ấn, Natasha Amar, nói.
Trước khi xảy ra Covid-19, đặt tay lên trái tim đã là một cách chào hỏi phổ biến giữa những người UEA khác giới, nhưng việc chào hỏi mà không đụng chạm giữa những người cùng giới tính là điều bất thường về văn hóa mà người UEA đang phải cố gắng thích nghi.
Phụ nữ Dubai thường trao nhau nụ hôn má trong khi đàn ông thì chạm vào mũi nhau.
“Nếu như có gì đáng nói, thì việc [giãn cách xã hội] có lẽ khiến chúng ta nhận ra rằng nghi thức chào hỏi quả là một món quà quý báu của cộng đồng [và] thật tuyệt vời biết bao khi con người có thể tiếp xúc thân mật với nhau,” Amar nói.
Afghanistan
Có một chủ đề chung giữa nhiều nhóm sắc tộc Afghanistan, đó là việc nhấn mạnh đến sự tôn trọng, danh dự và tình yêu nồng nhiệt đối với Thượng Đế và đất nước.
Những cách chào hỏi truyền thống của người Afghanistan, như bắt tay, ôm hôn, thể hiện những giá trị trên và cho thấy đây là một nền văn hóa nồng hậu, quan tâm gần gũi giữa người với người. Ở một số tỉnh, người ta có thể trao nhau đến tám nụ hôn trong một lần chào hỏi.
Người Afghanistan có xu hướng ngồi gần sát nhau khi chuyện trò.
Trên thực tế, mùi dễ chịu là chỉ dấu cho thấy “tinh thần sáng khoái”, theo các giáo sư người Rumania Cosmin Ivanciu và Viana Popica, cho nên nếu ngồi cách xa khiến người khác không ngửi thấy mùi của bạn thì bạn sẽ bị coi là bất lịch sự.
Nhưng giãn cách xã hội đã thúc đẩy mọi người thích nghi với một cái vẫy chào bằng tay phải, những cử chỉ trước đây được sử dụng để chào hỏi ai đó từ xa, Saber Alimi, một cư dân Kabul nói.
Người Afghanistan ôm hôn là “để thể hiện tình yêu”, Alimi nói. Và trong khi những nghi thức chào hỏi có đụng chạm cơ thể này là một cách để tôn vinh con người, thì cách chào gần giống như phong cách quân sự cũng đã đủ thể hiện thái độ kính trọng mà người Afghanistan muốn bày tỏ khi gặp gỡ.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-52837862

Gần 6 triệu người trên thế giới nhiễm COVID

Hơn 5,8 triệu người nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới, trên 360 ngàn người chết.
Một số nước bắt đầu nới lỏng những hạn chế đề ra hầu chặn đứng sự lây lan của dịch bệnh tai hại này, trong khi số ca nhiễm tăng mạnh tại những nơi khác.
Châu Mỹ là trung tâm mới của COVID. Hoa Kỳ có hơn 1,7 triệu ca virus corona, tiếp theo là Brazil với hơn 438.000 ca.
Các nước đang phát triển
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres cảnh báo đại dịch có thể gieo rắc “tàn phá và đau thương ngoài sức tưởng tượng trên toàn thế giới” kể cả đói kém và thất nghiệp sâu rộng, trừ phi các chính phủ bắt đầu có những hành động phòng ngừa ngay bây giờ.
“Các nước phát triển đã loan báo những gói cứu trợ, vì họ có khả năng,” ông Guterres nói tại một cuộc họp thượng đỉnh trên mạng của gần 50 nhà lãnh đạo thế giới. “Nhưng chúng ta chưa thấy đủ đoàn kết với các nước đang phát triển để cung cấp sự trợ giúp khẩn cấp và to lớn mà những nước này cần.”
Thủ tướng Fiji, Voreqe Bainimarama, gợi ý rằng chi phí giúp phục hồi hậu đại dịch dành cho những nước nghèo không đáng là bao đối với các nước giàu.
Ông nói các nước giàu đã bỏ ra 8 ngàn tỉ đô la để tự phục hồi. “Cho dù 0,5% số tiền này dành cho tất cả các đảo quốc nhỏ đang phát triển cũng đủ cung cấp cho chúng tôi những hỗ trợ thiết yếu chúng tôi cần.”
Bệnh tiểu đường và COVID-19
Một cuộc nghiên cứu của Pháp phát hiện là một trong mười người tiểu đường nhiễm virus corona chết trong vòng một tuần sau khi nhập viện. Hầu hết 1.317 bệnh nhân trong cuộc nghiên cứu được đăng trên Diabetologiao, tạp chí của Hiệp hội Bệnh tiểu đường Châu Âu, có bệnh tiểu đường loại 2.
Bệnh nhân ung thư
Các chuyên gia ung bứu họp hội nghị trực tuyến tuần này cho hay sẽ thảo luận về một nghiên cứu mới cho rằng COVID-19 đặc biệt nguy hiểm đối những bệnh nhân ung thư hiện tại hay đã từng bị ung thư trước đây.
Cuộc nghiên cứu trên tạp chí Lancet cứu xét hơn 900 bệnh nhân của cả hai bệnh này tại Anh, Canada, Tây Ban Nha và Mỹ. Các nhà nghiên cứu phát hiện là bệnh nhân ung thư có nhiều khả năng tử vong trong vòng một tháng hơn là những bệnh nhân COVID-19 chưa bao giờ bị ung thư.
Một trong những tác giả cuộc nghiên cứu, bác sĩ Jeremy Warner thuộc Đại học Vanderbilt, nói đây là lý do tại sao nhiều bệnh viện yêu cầu bệnh nhân ung thư hoãn hay điều chỉnh việc chăm sóc bằng cách tránh xa những cơ sở có nhiều bệnh nhân virus corona.
“Nếu họ chưa bị COVID-19, họ phải bằng mọi cách tránh bị nhiễm virus,” ông nói.
Học sinh Nam Phi
Một số phụ huynh học sinh Nam Phi lớp 7 và lớp 12 chần chừ không muốn cho con trở lại trường, dự trù mở cửa trở lại vào ngày Thứ hai 1/6, nói rằng những nỗ lực sát trùng mới đây không đủ để thuyết phục họ là con em của họ có thể trở lại trường an toàn.
Sự kiện marathon ở Boston
Sự kiện này lần đầu tiên trong 124 năm bị huỷ vì virus corona.
Cuộc đua huyền thoại này đã được hoãn từ tháng 4, và ban tổ chức từng hy vọng có thể khai mạc ngày 14/9.
Thị trưởng Boston, Marty Walsh, ngày 28/5 nói ngày càng ít khả năng xảy ra vào thời điểm đó.
“Không có cách nào tổ chức cuộc đua theo thể thức thông thường mà không có đám đông đứng gần nhau,” thị trưởng Walsh nói.
Marathon Boston lần đầu tiên được tổ chức năm 1897 và là cuộc đua dài nhất trên thế giới.
https://www.voatiengviet.com/a/g%E1%BA%A7n-6-tri%E1%BB%87u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-tr%C3%AAn-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-nhi%E1%BB%85m-covid/5441982.html

Quyền tự trị Hồng Kông :

Liên Âu muốn duy trì đối thoại với Bắc Kinh

Trọng Thành
Các quyền tự do căn bản Hồng Kông, nguyên tắc « một quốc gia hai chế độ » có nguy cơ bị hủy hoại, sau khi Quốc Hội Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia, cho phép chính quyền trung ương can thiệp vào đặc khu. Hoa Kỳ và một số đồng minh phản ứng ngày càng cứng rắn. Liên Hiệp Châu Âu khẳng định cần duy trì « đối thoại » với Trung Quốc.
Hôm qua, 29/05/2020, sau cuộc họp qua cầu truyền hình giữa các ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu, lãnh đạo ngoại giao châu Âu Joseph Borrell bày tỏ nỗi « lo ngại sâu sắc » trước việc Bắc Kinh muốn áp đặt luật an ninh với Hồng Kông, có nguy cơ hủy hoại nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ và quyền tự trị của đặc khu hành chính Hồng Kông ». Tuy nhiên, lãnh đạo ngoại giao châu Âu cũng tuyên bố : Trừng phạt « không phải là cách giải quyết các vấn đề của chúng ta với Trung Quốc ».
Theo AFP, ông Joseph Borrell cho biết « sẽ nêu các vấn đề này trong khuôn khổ của chính sách theo đuổi đối thoại với Trung Quốc », đồng thời nhấn mạnh là « các quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc dựa trên cơ sở tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau », tuy nhiên, việc Bắc Kinh áp đặt luật này gây hoài nghi về « quyết tâm của Trung Quốc tôn trọng các cam kết quốc tế ».
Lãnh đạo ngoại giao châu Âu cũng giải thích thêm, quan hệ giữa Liên Âu và Trung Quốc là « quá phức tạp để có thể đặt tất cả vào trong một chiếc hộp duy nhất », với Liên Âu, Bắc Kinh vừa là « thế lực cạnh tranh, vừa là đối thủ, cũng vừa là đồng minh ».
Trả lời câu hỏi liệu các diễn biến tại Hồng Kông có ảnh hưởng gì đến thượng đỉnh Liên Âu – Trung Quốc, dự kiến sẽ diễn ra tại Leipzig, Đức, ngày 14/09, tới hay không, lãnh đạo ngoại giao Liên Âu khẳng định trong hiện tại hội nghị này vẫn nằm trong lịch trình.
Đức : Trung Quốc và Liên Âu cần thảo luận thẳng thắn về « các chủ đề khó chịu »
Nửa sau của năm 2020, kể từ ngày 01/07, Đức sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu. Sau buổi họp các bộ trưởng ngoại giao Liên Âu hôm qua, ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết hiện tại châu Âu chưa tính tới việc ban hành các biện pháp trừng phạt Trung Quốc trong hồ sơ Hồng Kông, mục tiêu trước mắt là hai bên cần ngồi vào bàn đối thoại, để có thể « thảo luận với nhau về các chủ đề khó chịu ».
Theo ngoại trưởng Đức, lập trường của Liên Âu là rất rõ ràng : quyền tự trị của Hồng Kông và các quyền tự do căn bản của người Hồng Kông « không thể nào chỉ còn là chuyện hình thức », và quan điểm của Liên Âu là « bất di bất dịch », nguyên tắc Nhà nước pháp quyền tại Hồng Kông phải được bảo vệ.
Trong cuộc họp hôm qua, các ngoại trưởng 27 nước châu Âu thảo luận để tìm ra một chiến lược về dài hạn của Liên Hiệp với Trung Quốc. Trong lá thư mời gửi đến các ngoại trưởng, lãnh đạo ngoại giao Liên Âu lưu ý là sự vươn lên thành cường quốc hàng đầu thế giới của Trung Quốc, sẵn sàng áp đặt quan điểm của mình với phần còn lại của thế giới « là một trắc nghiệm đối với các tham vọng địa chính trị của Liên Hiệp Châu Âu ».
Tại thượng đỉnh Liên Âu – Trung Quốc tại Leipzig dự kiến, Liên Hiệp Châu Âu có thể ký kết một thỏa thuận về Bắc Kinh và đầu tư. Liên Âu cũng muốn tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong việc bảo vệ môi trường ở châu Phi, cũng như trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, mà Trung Quốc là quốc gia phát thải số một thế giới (chiếm khoảng gần một phần ba lượng khí thải toàn cầu).
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200530-quy%E1%BB%81n-t%E1%BB%B1-tr%E1%BB%8B-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-li%C3%AAn-%C3%A2u-mu%E1%BB%91n-duy-tr%C3%AC-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i-v%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%AFc-kinh

Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha

kêu gọi tăng cường quốc phòng châu Âu

Trọng Thành
Hôm qua, 29/05/2020, bốn quốc gia châu Âu, gồm Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha, kêu gọi các thành viên còn lại của Liên Hiệp Châu Âu, cùng đóng góp xây dựng một chính sách phòng vệ chung châu Âu mạnh mẽ hơn, để toàn khối có khả năng phản ứng một cách độc lập với tư cách « một Liên Hiệp ».
Trong bức thư gửi đến 23 thành viên khác của Liên Âu, và lãnh đạo ngoại giao châu Âu Joseph Borrell, bộ trưởng Quốc Phòng bốn quốc gia nói trên khẳng định cuộc khủng hoảng Covid-19 cho thấy cần có một liên minh quốc phòng châu Âu đủ tầm mức đối phó với bối cảnh quốc tế bất ổn định hiện nay.
Theo bộ trưởng quốc phòng bốn nước châu Âu, đại dịch hiện nay « bắt đầu làm cho các xung đột và các khủng hoảng hiện có trở nên trầm trọng hơn » trên quy mô toàn cầu, buộc các quốc gia thành viên Liên Âu phải hướng đến việc chia sẻ các phân tích về các mối đe dọa tiềm tàng.
Trong bức điện thư 6 trang, có đoạn : « Khủng hoảng Covid-19 đang diễn ra cho thấy nhu cầu cần có một châu Âu mạnh hơn, có thể kiểm soát được các công nghệ chiến lược, khả năng tự lực sản xuất, đặc biệt về mặt quân sự ».
Bộ trưởng Quốc Phòng bốn nước Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha đặc biệt nhấn mạnh đến việc cải thiện khả năng đối phó với các cuộc chiến tin học, chiến tranh bóp méo thông tin, và mục tiêu « trao đổi thông tin trong môi trường bảo mật », giữa bộ tổng tham mưu các quốc gia thành viên, điều hoàn hoàn không có hiện nay.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200530-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BB%A9c-%C3%BD-v%C3%A0-t%C3%A2y-ban-nha-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-ch%C3%A2u-%C3%A2u

Nhân viên y tế Pháp biểu tình yêu cầu tăng lương

Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Năm (28/5), hàng trăm nhân viên y tế biểu tình bên ngoài một bệnh viện ở Paris để yêu cầu trả lương cao hơn và nhiều nguồn lực hơn cho ngành y tế công cộng trên tuyến đầu của đại dịch COVID-19.
Các bác sĩ và y tá đeo khẩu trang, gõ chuông và đập chảo khi tập trung trước bệnh viện Robert Debre, ở phía bắc thành phố. Cuộc biểu tình này diễn ra khi chính phủ đang thực hiện kế hoạch hỗ trợ mới cho các nhân viên y tế, những người đi đầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch coronavirus.
Các nhân viên y tế từ lâu phàn nàn về mức lương thấp và tình trạng thiếu nhân lực tại các bệnh viện của Pháp, dẫn đến một làn sóng đình công trong năm qua để yêu cầu gia tăng kinh phí. Đại dịch coronavirus làm bộc lộ thêm những vấn đề mà ngành này phải đối mặt, với các cơ sở y tế tại một trong những quốc gia giàu nhất thế giới bị thiếu nhân viên, khẩu trang và máy thở vào thời điểm đầu của cuộc khủng hoảng.
Đại dịch coronavirus giết chết hơn 28,000 người ở Pháp, mặc dù số người tử vong hàng ngày giảm mạnh kể từ đỉnh điểm của đại dịch. Chính phủ thông báo rằng tất cả các nhân viên làm việc trong các bệnh viện công và viện dưỡng lão trong khu vực bị virus tấn công mạnh nhất sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp 1,500 euro từ chính phủ.
Vào hôm thứ Hai (25/5), Thủ tướng Edouard Philippe cam kết với các nhân viên y tế về việc tăng lương đáng kể như một phần của kế hoạch cải cách hệ thống y tế công cộng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nhan-vien-y-te-phap-bieu-tinh-yeu-cau-tang-luong/

Tổng Thống Pháp và Hoa Kỳ đồng ý

tổ chức họp G7 trực tiếp trong tương lai gần

Tin từ WASHINGTON, DC – Tòa Bạch Ốc cho biết trong một cuộc điện đàm vào hôm thứ Năm (28/5), Tổng thống Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đồng ý rằng cuộc họp G7 nên được tổ chức trực tiếp trong tương lai gần.
Vào tháng 3, tổng thống Trump hủy cuộc họp của G7 dự kiến diễn ra vào ngày 10 tháng 6 tại Hoa Kỳ khi đại dịch coronavirus đang lan rộng khắp thế giới và việc du lịch quốc tế bị cấm. Hồi tuần trước, tổng thống Trump cho biết ông có thể tìm cách hồi sinh ý tưởng về một cuộc gặp mặt trực tiếp, vì ông cho rằng hành động này sẽ truyền tải một thông điệp rằng thế giới đang trở lại bình thường. Ông đề nghị tổ chức hội nghị tại khu nghỉ mát Camp David ở Maryland.
Vào hôm Chủ nhật (24/5), cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien của Tòa Bạch Ốc cho biết rằng nếu được tổ chức, cuộc họp trực tiếp này sẽ diễn ra vào cuối tháng Sáu.
Hồi tuần trước, một viên chức tại điện Elysee cho biết tổng thống Macron sẵn sàng đến Hoa Kỳ để tham gia một cuộc họp G7 nếu tình hình dịch bệnh coronavirus cho phép. G7 bao gồm Hoa Kỳ, Ý, Nhật Bản, Canada, Pháp, Đức và Anh Quốc, cũng như Liên minh châu Âu. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-phap-va-hoa-ky-dong-y-to-chuc-hop-g7-truc-tiep-trong-tuong-lai-gan/

Nghi án Tenma:

Vì sao công ty Nhật khai với công tố viên Tokyo?

Các chuyên gia về chính sách chống tham nhũng của Nhật Bản nói với BBC News Tiếng Việt rằng Nhật Bản những năm gần đây trở nên chủ động hơn trong điều tra cáo buộc các vụ hối lộ ở hải ngoại.
Nghi án Tenma: Phanh phui là ‘tích cực’ cho Việt Nam
Nghi án Tenma ‘hối lộ’: Tướng Tô Lâm ‘phối hợp điều tra với Nhật Bản’
Bình luận đưa ra trong bối cảnh truyền thông Nhật nói một công ty Nhật, Tenma Việt Nam, hai lần hối lộ tổng cộng 25 triệu yên cho một số cán bộ, công chức Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao các cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra sau khi báo Nhật tường thuật công ty sản xuất nhựa Tenma, đặt trụ sở ở Tokyo, đã tự nguyện báo với công tố viên quận Tokyo rằng Tenma Việt Nam đã hối lộ 2 lần cho một số cán bộ hải quan và ngành thuế Bắc Ninh để được giảm thuế.
Eiji Oyamada, giáo sư ở Đại học Doshisha, Kyoto, nói với BBC rằng vụ Tenma chưa được đăng tải nổi bật trên báo chí Nhật.
Ông nhận xét trong quá khứ, Nhật Bản không tỏ ra chủ động khởi tố các cáo buộc hối lộ ở nước ngoài, mặc dù Nhật là thành viên hiệp ước chống hối lộ của nhóm OECD.
“Nhóm theo dõi chống hối lộ của OECD từng bày tỏ không hài lòng về thiếu nỗ lực của chính phủ Nhật khi thực hiện hiệp định, nhiều năm trước đây.”
“Tuy nhiên, gần đây hơn, chính phủ nhận thức về tầm quan trọng của các vụ tham ô hải ngoại của công ty Nhật, đặc biệt sau khi Mỹ và Anh có luật rất nghiêm chống hối lộ ở nước ngoài.”
Tại Nhật, kể từ tháng Sáu 2018, những người bị tố cáo một số tội danh, trong đó có hối lộ, lần đầu tiên có thể đạt thỏa thuận thương lượng với công tố.
Có nghĩa là họ có thể nhận hình phạt nhẹ hơn, hoặc không bị phạt, nếu họ tiết lộ thông tin dùng để khởi tố những người khác.
Tháng Bảy 2018, Mitsubishi Hitachi Power Systems, Ltd nói họ đã đạt thỏa thuận thương lượng trong vụ hối lộ liên quan dự án nhà máy ở Thái Lan. Đây là lần đầu tiên có thỏa thuận như thế từ khi Nhật đưa ra hệ thống mới này.
Matthew Carlson, giáo sư tại Đại học Vermont, Hoa Kỳ, nói với BBC rằng thực tế Nhật rất ít khởi tố về hối lộ ở hải ngoại.
“Công tố viên ở Nhật, theo truyền thống, chỉ tập trung vào những vụ tham ô lớn, những vụ mà họ có thể kết tội.”
“Tại Nhật từ sau 1945, có rất ít bê bối dính líu hối lộ ở hải ngoại.”
Thực tế, từ khi Nhật đưa tội hối lộ hải ngoại vào Luật Chống Cạnh tranh bất công năm 1998, đã chỉ có năm vụ khởi tố hối lộ hải ngoại, tính đến cuối năm 2019.
Trong năm vụ này, có hai vụ liên quan Việt Nam.
Một vụ liên quan phát hiện Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) đã hối lộ tổng cộng 820.000 USD để được tham gia dự án giao thông có vốn vay Nhật Bản tại TP HCM. Tòa ở quận Tokyo đã phạt bốn nhân viên của PCI án tù từ một năm rưỡi tới hai năm rưỡi hồi năm 2009.
Một vụ khác là vào tháng Hai 2015 khi tòa ở Tokyo xử vụ công ty tư vấn đường sắt Japan Transportation Consultants Inc (JTC) đã hối lộ tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ba cựu lãnh đạo của JTC bị phạt tù từ hai tới ba năm và JTC bị phạt 90 triệu yên.
Giáo sư Matthew Carlson, đồng tác giả một cuốn sách về tham nhũng chính trị tại Nhật, nói ở Nhật, có khoảng cách khó phân biệt về định nghĩa hối lộ và quà tặng.
“Trong vụ Tenma được báo chí đưa tin, số tiền hối lộ có vẻ không lớn.”
“Có thể công ty này sẽ tìm cách biện hộ rằng việc trả tiền là cần thiết và rằng đó là hành vi kinh doanh phổ biến.”
Theo giáo sư Matthew Carlson, công tố viên Nhật Bản sẽ quan tâm điều tra về bản chất khoản tiền hối lộ và sự liên hệ giữa tiền với cán bộ thuế ở Việt Nam.
“Họ sẽ tìm cách xác minh công ty Nhật định làm gì với việc trả tiền và tìm bằng chứng là nó vi phạm luật.”
Trong khi đó, giáo sư Eiji Oyamada nói nhiều công ty Nhật làm ăn ở nước ngoài hiện nay đưa chính sách chống hối lộ vào cơ chế quản trị công ty.
“Tôi tin rằng Tenma cũng có chính sách này vì họ có trên sàn chứng khoán Tokyo, nên phải có trách nhiệm trình chính sách này cho cổ đông.”
Giáo sư Eiji Oyamada, một chuyên gia về chính sách chống tham nhũng của Nhật, nói tại Nhật, công chúng thường quan tâm hơn vào bê bối sử dụng tiền viện trợ ODA vì đó là tiền của người dân Nhật đóng thuế. Trong khi đó, sự quan tâm ít hơn dành cho các công ty tư nhân vì có nhận thức rằng thiệt hại gì thì cũng chỉ là tiền tư nhân.
Tháng Sáu 2008, truyền thông Nhật đưa tin cơ quan điều tra nước này đang tiến hành điều tra công ty tư vấn PCI về những vụ gửi tiền hối lộ cho các viên chức chính phủ ở Đông Nam Á để nhận được các dự án từ nguồn vốn ODA.
Tháng Tám 2008, Đại sứ Nhật Bản có công hàm gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị thực hiện ủy thác điều tra theo đề nghị của cơ quan Tư pháp Nhật Bản về việc các nhân viên PCI đưa tiền hối lộ cho Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính, kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP HCM.
Ngày 04/12/2008, Nhật Bản tuyên bố tạm dừng cung cấp vốn ODA cho Việt Nam;
Giáo sư Eiji Oyamada nói: “Khi đó chính phủ Nhật tạm thời dừng cung cấp ODA cho tới khi chính phủ Việt Nam bày tỏ lập trường cứng rắn chống tham nhũng.”
“Vì thế tôi đoán lần này, chính phủ Việt Nam sẽ có biện pháp chống tham nhũng nghiêm khắc hơn với cả người cho và người nhận.”
Trong vụ Tenma, giáo sư Matthew Carlson cho rằng hình phạt tại Nhật sẽ vừa phải nếu công ty này đã tự nguyện trình báo cho công tố viên ở Tokyo.
“Nếu họ đã thừa nhận một số cáo buộc, tôi không nghĩ là hình phạt sẽ nặng.”
“Trong các vụ bê bối tham ô lớn, thường thì họ áp dụng án tù treo và phạt tiền.”
“Đến nay, bê bối của vụ này có vẻ tương đối nhỏ và những người liên quan lại đang hợp tác với cuộc điều tra.”
Theo luật hiện nay của Nhật Bản, công dân Nhật hối lộ viên chức nước ngoài có thể bị tù tối đa 5 năm và tiền phạt tối đa 5 triệu yên.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52857840

Triều Tiên tố Mỹ làm xấu đi hình ảnh của nước họ

Triều Tiên hôm thứ Sáu 29/5 cáo buộc Hoa Kỳ là dùng chiến thuật bôi nhọ sau khi Washington tung ra các cáo buộc mới hồi tháng trước, cho rằng Bình Nhưỡng phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công mạng độc hại, theo Reuters.
Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt cuộc trao đổi nêu bật sự hiềm khích giữa hai nước sau khi các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un bị đình trệ hồi cuối năm ngoái.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói trong một tuyên bố:
“Chúng tôi muốn làm rõ rằng đất nước của chúng tôi không có liên quan gì đến cái gọi là mối đe dọa không gian mạng mà Hoa Kỳ nói đến.”
Triều Tiên nói Washington đang vận dụng các cáo buộc vừa kể để, cùng với các vấn đề về tên lửa hạt nhân và nhân quyền cũng như các cáo buộc tài trợ khủng bố và rửa tiền. Mục đích là để bôi nhọ hình ảnh đất nước của chúng tôi và tạo ra một cách để làm chúng tôi rung động, nó nói.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ tài chính, và Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ, cùng với FBI, tháng trước đã ra một cảnh báo mới về mối đe dọa do tin tặc Bắc Triều Tiên đặt ra, đặc biệt chú ý đến các dịch vụ tài chính.
Triều Tiên bị cáo buộc là đứng sau một chiến dịch lấy cắp kỹ thuật số quy mô và kéo dài nhiều năm, gồm các hoạt động như rút tiền từ máy ATM, đánh cắp các ngân hàng lớn, tống tiền người dùng máy tính trên toàn thế giới và chiếm đoạt các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số.
Kể từ năm 2006, Triều Tiên đã phải chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, các biện pháp này sau đó được Hội đồng Bảo an tăng cường trong những năm qua nhằm cắt tài trợ cho các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân để ngăn chận Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân.
Tuần này, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tố cáo Ngân hàng Ngoại thương Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là tìm cách né tránh các biện pháp chế tài của Hoa Kỳ và cho biết đã buộc tội 28 người Bắc Triều Tiên cùng 5 công dân Trung Quốc trong chiến dịch mới nhắm vào các cá nhân hay nước vi phạm các biện pháp chế tài của Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-to-my-lam-xau-di-hinh-anh-cua-nuoc-ho/5441527.html

Một tướng Trung Quốc dọa tấn công Đài Loan

Thanh Hà
Tổng tham mưu trưởng Bộ Tham Mưu Liên Hiệp Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, tướng Lý Tác Thành (Li Zuocheng) ngày 29/05/2020 tuyên bố Bắc Kinh sẽ không ngần ngại « tấn công nếu không có phương tiện nào khác để thống nhất Đài Loan một cách hòa bình, bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ ».
Tuyên bố cứng rắn nói trên của một trong những vị tướng cao cấp nhất trong hàng ngũ quân đội Trung Quốc được đưa ra nhân dịp kỷ niệm 15 năm Bắc Kinh  ban hành luật chống ly khai.
Trong bài diễn văn đọc trước Lễ đường Nhân Dân tại Bắc Kinh, tổng tham mưu trưởng Bộ Tham Mưu Liên Hiệp Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc nhấn mạnh : « Nếu khả năng thống nhất Đài Loan bằng giải pháp ôn hòa thất bại, Giải Phóng Quân Nhân Dân Trung Quốc sẽ cùng với tổ quốc, kể cả nhân dân Đài Loan, có những biện pháp cần thiết nhằm quyết tâm tiêu diệt mọi âm mưu hay hành vi ly khai ».
Hãng tin Anh Reuters ghi nhận, đành rằng Bắc Kinh thường xuyên đe dọa thống nhất Đài Loan kể cả bằng sức mạnh quân sự, nhưng hiếm khi một trong những quan chức cao cấp nhất của quân đội Trung Quốc đang tại chức công khai đưa ra tuyên bố như trên.
Tuần trước, trong diễn văn khai mạc khóa họp Quốc Hội Trung Quốc, thủ tướng Lý Khắc Cường đã tránh dùng từ ngữ « hòa bình » khi nêu lên quyết tâm thống nhất Đài Loan.
Đáp trả tuyên bố mạnh mẽ của tướng Lý Tác Thành, chính quyền Đài Bắc ngày 30/05/2020 lên án Bắc Kinh « hù dọa » Đài Loan, « vi phạm luật pháp quốc tế » và nhân dân Đài Loan sẽ không bao giờ « thuần phục một chế độ độc tài, cai trị đất nước bằng bạo lực ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200530-m%E1%BB%99t-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-trung-qu%E1%BB%91c-d%E1%BB%8Da-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-%C4%91%C3%A0i-loan

Số phận của Hong Kong sau khi bị Mỹ “rũ bỏ”

Tuyên bố tước quy chế đặc biệt với Hong Kong của ông Trump sẽ mở đường để Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đe dọa tới vị thế tài chính của thành phố này.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 29/5, Tổng thống Trump cho biết chính quyền của ông đang bắt đầu quá trình tước quy chế đối xử đặc biệt của Mỹ với Hong Kong để đáp trả việc Trung Quốc thông qua luật an ninh mới với đặc khu này.
“Chúng tôi sẽ có hành động thu hồi các đối xử ưu đãi đối với Hong Kong như một lãnh thổ hải quan và du lịch riêng biệt với phần còn lại của Trung Quốc”, nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh.
Ông nói thêm rằng Washington sẽ áp dụng thêm biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân chịu trách nhiệm về việc làm suy yếu tự do của Hong Kong dù không nêu tên bất cứ mục tiêu trừng phạt tiềm năng nào.
Theo ông Trump, thông báo của ông sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ thỏa thuận mà Mỹ có với Hong Kong, từ hiệp ước dẫn độ cho tới kiểm soát xuất khẩu với các công nghệ lưỡng dụng và hơn thế nữa, sẽ chỉ có một vài ngoại lệ.
Ông Trump không đưa ra khung thời gian cụ thể cho các động thái sắp tới với Hong Kong. Theo Reuters, mục đích của việc này là để “câu giờ” trước khi quyết định có thực hiện các biện pháp quyết liệt nhất hay không. Đây là kịch bản vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ các công ty Mỹ đang hoạt động tại Hong Kong.
Mỹ làm gì sau khi tước đặc quyền của Hong Kong?
Theo Đạo luật Chính sách Mỹ – Hong Kong năm 1992, Hong Kong được đối xử như một “vùng lãnh thổ tách biệt” với Trung Quốc đại lục “về các vấn đề kinh tế và thương mại”. Do được công nhận là lãnh thổ hải quan độc lập nên hàng hóa của đặc khu này không bị đánh thuế, kể cả mức thuế trừng phạt Mỹ áp đặt với hàng hóa Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo hôm 27/5, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ David Stilwell cho biết hành động tới đây của Mỹ có thể sẽ bao gồm các biện pháp trừng phạt liên quan tới thị thực và kinh tế.
“Chúng ta sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo giảm tác động người dân Hong Kong ở tối thiểu”, ông này cho biết thêm rằng mức độ của các biện pháp trừng phạt phụ thuộc vào nội dung mà luật an ninh Trung Quốc áp đặt với Hong Kong.
“Chính quyền Bắc Kinh sẽ tự quyết định điều đó, không phải Washington”, ông Stilwell nhấn mạnh.
Các nhà phân tích Trung Quốc và luật sư thương mại quốc tế cho biết ngoài các biện pháp mà ông Trump nhắc đến, khả năng tiếp theo là Washington sẽ áp thuế suất của Trung Quốc đối với hàng xuất khẩu của Hong Kong.
Ngoài ra, Quốc hội Mỹ cũng có thể thông qua dự luật mới đang được xem xét, cho phép trừng phạt các quan chức Trung Quốc làm suy yếu quyền tự trị của Hong Kong và các ngân hàng giao dịch với họ.
Tại lưỡng viện Mỹ, nhiều chính trị gia theo đuổi quan điểm cứng rắn với Trung Quốc cho rằng việc thu hồi hoàn toàn vị thế đặc biệt của Hong Kong trong bối cảnh Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia mới với đặc khu này là cần thiết. Thượng nghị sĩ Marco Rubio gọi quyết định này là một “lựa chọn hạt nhân”.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Josh Hawley cho rằng đánh giá Hong Kong không còn quyền tự trị do quy định an ninh mới Bắc Kinh sẽ kích hoạt việc sửa đổi luật thương mại mà Mỹ đang áp dụng.
“Chúng ta không nên dừng lại ở đó”, ông này nói thêm.
Với các biện pháp trừng phạt với quan chức hoặc thực thể Trung Quốc, các chuyên gia tin rằng động thái này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng giao dịch của các công ty Trung Quốc tại Hong Kong, từ đó ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh quốc tế của Trung Quốc bằng đồng USD.
Tổn thất Hong Kong phải gánh chịu
Giới phân tích cho rằng động thái quyết liệt mà ông Trump đưa ra sẽ gây tổn hại không tương xứng cho Hong Kong.
“Mất đi vị thế đặc biệt sẽ làm tổn thương Hong Kong nhiều hơn so với Bắc Kinh, đặt thêm gánh nặng cho nền kinh tế đang gặp khó khăn trong khi gây ra ít thiệt hại lâu dài đối với kế hoạch của Bắc Kinh”, các nhà phân tích của Eurasia Group phân tích.
Daniel Russel, cựu quan chức ngoại giao trong chính quyền Barack Obama nhận định việc Mỹ tước quy chế đặc biệt với Hong Kong sẽ gây tổn thất cho thành phố này thay vì cứu lấy nó.
Cùng quan điểm trên, Susan Shirk, một cựu quan chức ngoại giao Mỹ khác tin rằng người chịu thiệt nhất là dân Hong Kong chứ không các chính trị gia ở Trung Quốc hay Mỹ.
Theo một số chuyên gia khác, các doanh nghiệp sẽ thay đổi nhận thức của họ về Hong Kong như một cửa ngõ vào Trung Quốc được luật pháp bảo vệ.
“Nếu tình trạng đặc biệt của Hong Kong bị xóa bỏ, các công ty nước ngoài sẽ nói rằng “tôi sẽ trực tiếp vào Trung Quốc thay vì thông qua Hong Kong” hoặc họ sẽ rút luôn khỏi Trung Quốc. Đây không phải là tin tốt với vị thế trung tâm tài chính toàn cầu của Hong Kong”, chuyên gia kinh tế Benjamin Quinlan phân tích.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 28/5, Chính quyền Hong Kong cảnh báo việc Washington tước quy chế đặc biệt của đặc khu này sẽ là con dao 2 lưỡi, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của Mỹ.
Tuyên bố này nhấn mạnh, từ năm 2009-2018, Hong Kong là đối tác đem lại thặng dư thương mại song phương lớn nhất của Mỹ với tổng số hàng hóa trị giá 297 tỷ USD. Hiện tại có khoảng 1.300 công ty Mỹ đang đặt trụ sở tại thành phố này, từ 3M đến Goldman Sachs hay công ty bảo hiểm AIG. Ước tính có khoảng 85.000 công dân Mỹ sống ở Hong Kong.
Trong báo cáo chính sách Hong Kong năm 2019 của Bộ Ngoại giao Mỹ, gần như các công ty tài chính lớn của Mỹ đều có trụ sở tại Hong Kong, quản lý hàng trăm tỷ USD ngay tại thị trường này.
Ông Fred Rocafort, nhà cựu ngoại giao Mỹ nhận định bất cứ thay đổi chính sách nào làm mờ đi ranh giới giữa nền kinh tế của Hong Kong và đại lục có thể sẽ tác động xấu tới Hong Kong, nhất là làm mất đi niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường này.
“Điều này làm mất đi đáng kể niềm tin vào Hong Kong và đẩy nhanh nỗ lực tìm kiếm các lựa chọn thay thế, dù là ở Singapore hay ở nơi khác”, ông này cho hay.
Các nhà phân tích của Eurasia Group cho rằng động thái đáp trả của Mỹ sẽ là khởi đầu cho một quá trình xác định lại cách Mỹ đối xử với Hong Kong – vấn đề sẽ liên quan tới hợp tác pháp lý, xử lý thuế…
“Những điều này không diễn ra nhanh chóng nhưng sẽ gây ra hiệu ứng gợn sóng đối với vai trò là trung tâm tài chính và kinh doanh của Hong Kong”, nhóm phân tích cho hay.
Luật sư tại một công ty luật toàn cầu nói với tờ Time rằng cô nhận được phản hồi lo lắng của một số khách hàng vài ngày qua. Họ không giấu diếm ý định chuyển các hợp đồng thương mại khỏi Hong Kong.
“Đối với các doanh nghiệp và tổ chức tài chính Mỹ hoạt động tại Hong Kong, điều này sẽ báo trước một thời kỳ bất ổn lớn vì họ không còn tin tưởng vào luật pháp Hong Kong”, ông Eswar Prasad, chuyên gia về thương mại tại Trường ĐH Cornell (Mỹ) phân tích.
Ông Scott Kennedy, cố vấn cấp cao và chuyên gia Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Washington) tin rằng các công ty có hoạt động tại Hong Kong sẽ rời đi nếu tình hình tiếp tục xấu đi.
Một giám đốc điều hành quỹ phòng Hong Kong tiết lộ với Time rằng công ty của anh từ năm ngoái đã bắt đầu xem xét việc tìm kiếm các địa điểm mở văn phòng mới ở châu Á. Với các tuyên bố mới đây, vấn đề này sẽ được cân nhắc gấp rút hơn.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34990-so-phan-cua-hong-kong-sau-khi-bi-my-ru-bo.html

Chính phủ Hồng Kông khuyến cáo rằng

việc loại bỏ tình trạng đặc biệt

dành cho Hồng Kong là “con dao hai lưỡi”

Tin từ HỒNG KÔNG – Hồng Kông yêu cầu Hoa Kỳ tránh xa cuộc tranh luận nội bộ về luật an ninh quốc gia mới do Trung Cộng áp đặt, và khuyến cáo rằng việc thu hồi tình trạng đặc biệt của trung tâm tài chính theo luật pháp Hoa Kỳ có thể phản tác dụng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ.
Vào hôm thứ Sáu (29/5), Tổng thống Trump dự kiến sẽ công bố phản ứng của ông về việc quốc hội bù nhìn Trung Cộng áp dụng luật an ninh đối với Hồng Kông, điều mà nhiều luật sư, nhà ngoại giao và nhà đầu tư lo sợ có thể hủy hoại các quyền tự do của thành phố. Thuộc địa cũ của Anh Quốc đang trong tình trạng bất ổn dân sự giữa những lo sợ về việc Bắc Kinh đang kiềm chế mức độ tự trị cao mà họ được hưởng dưới công thức “một quốc gia, hai hệ thống” được áp dụng khi Hồng Kong bị trao trả lại cho Trung Cộng vào năm 1997.
Vào cuối hôm thứ Năm (28/5), chính phủ Hồng Kông cho biết “bất kỳ lệnh trừng phạt nào cũng là con dao hai lưỡi, không chỉ gây tổn hại cho lợi ích của Hồng Kông mà tác động đáng kể đến những lợi ích của chính phủ Hoa Kỳ”. Hồng Kong tuyên bố thêm rằng từ năm 2009 đến 2018, thặng dư thương mại 297 tỷ mỹ kim của Hoa Kỳ với Hồng Kông là con số lớn nhất trong số tất cả các đối tác thương mại của Washington, và 1,300 công ty của Hoa Kỳ có trụ sở tại thành phố này
. Bắc Kinh tuyên bố rằng luật mới – có khả năng có hiệu lực trước tháng 9 sau khi quốc hội Trung Cộng phê chuẩn quyết định thúc đẩy luật vào tuần này – sẽ giải quyết vấn đề ly khai, lật đổ, khủng bố và sự can thiệp ngoại quốc vào thành phố. Luật này có thể mở đường cho các cơ quan tình báo Trung Cộng thiết lập các văn phòng ở Hồng Kông. (BBT)
https://www.sbtn.tv/chinh-phu-hong-kong-khuyen-cao-rang-viec-loai-bo-tinh-trang-dac-biet-danh-cho-hong-kong-la-con-dao-hai-luoi/

Điều gì sẽ xảy ra

nếu Mỹ hủy quy chế đặc biệt của Hồng Kông?

Hải Lam
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu (29/5), tức sáng sớm ngày 30/5 theo giờ Việt Nam đã thông báo “Hồng Kông không còn đủ độc lập” để được hưởng chế độ đặc biệt theo luật pháp Hoa Kỳ. Ông cho biết, ông đang chỉ đạo chính quyền của ông bắt đầu loại bỏ những đãi ngộ đặc biệt dành cho Hồng Kông. Vậy điều này sẽ ảnh hưởng tới Mỹ, Hồng Kông và Trung Quốc như thế nào?
Theo Đạo luật Chính sách Mỹ – Hồng Kông năm 1992, Mỹ sẽ đối xử với Hồng Kông khác với Trung Quốc đại lục về thương mại và nhiều lĩnh vực khác.
Vào tháng 11/2019, Tổng thống Trump đã ban hành luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông, theo đó yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ hàng năm có trách nhiệm xác nhận đặc khu còn duy trì quyền tự chủ hay không, từ đó ra quyết định đặc khu có nên được hưởng ưu đãi thương mại từ Mỹ hay không.
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia nói với CNBC rằng, nếu Mỹ đối xử với Hồng Kông giống như cách đối xử với Trung Quốc, điều đó sẽ tác động trực tiếp đến thuế.
Vị thế đặc biệt của Hồng Kông
Hồng Kông nổi tiếng là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới. Với một nền kinh tế tự do và một chế độ thuế cạnh tranh, Hồng Kông đã thu hút nhiều công ty đa quốc gia đến nơi đây.
Hồng Kông cũng là một trung tâm thương mại quan trọng. Nhưng tất cả những điều này sẽ đảo lộn nếu Mỹ thay đổi cách đối xử với Hồng Kông.
Hồng Kông hoạt động như một lãnh thổ hải quan riêng biệt với Trung Quốc đại lục. Đặc khu này độc lập về hải quan với Trung Quốc đại lục, sở hữu một cảng biển tự do, có nghĩa là hàng hóa xuất nhập khẩu không bị đánh thuế.
Những điều kiện này đã giúp Hồng Kông trở thành một trung tâm thương mại toàn cầu. Nhưng hiện tại, Hồng Kông đang đứng trước nguy cơ bị đối xử giống như Trung Quốc đại lục. Điều đó có nghĩa là hàng hóa của Hồng Kông sẽ phải chịu thuế bổ sung, bao gồm cả những khoản thuế trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.
“Hồng Kông có quan hệ thương mại đặc biệt với nhiều loại thuế và quy định, cho phép thành phố giao dịch thương mại tự do, đặc biệt trong các thị trường vốn”, BBC dẫn lời tiến sĩ Rebecca Harding, chuyên gia thương mại của Coriolis Technologies cho biết.
Hồng Kông là một trong những khu vực thương mại hàng đầu thế giới. Năm 2018, thành phố có khối lượng giao dịch cao thứ 7 với tổng giá trị gần 1,2 triệu USD. Nhưng phần lớn số giao dịch đó được tạo ra từ hàng hóa đi qua hoặc xuất phát từ Trung Quốc đại lục.
Năm 2018, 8% hàng xuất khẩu của Trung Quốc đại lục sang Mỹ và 6% hàng nhập khẩu của Trung Quốc đại lục từ Mỹ đi qua Hồng Kông.
Những điều này khiến Hồng Kông như một cửa ngõ giữa thị trường Trung Quốc và phần còn lại của thế giới nhưng các thay đổi về quy chế thương mại sẽ đe dọa vị thế đó.
Tiến sĩ Tim Summers thuộc tổ chức Chatham House có trụ sở tại Hồng Kông bình luận: “Nếu quy chế thương mại mới được áp đặt, các công ty sẽ buộc phải tính toán lại”.
Doanh nghiệp có thể chọn chuyển hàng hóa của họ trực tiếp qua các cảng ở Trung Quốc đại lục. Ngoài ra, mức thuế tăng đồng nghĩa với giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng.
“Các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng”, Tiến sĩ Summers nói.
Liệu Trung Quốc có lo lắng nếu Hồng Kông bị tước quy chế đặc biệt?
BBC bình luận, có lẽ Bắc Kinh không lo lắng như thời điểm Hồng Kông được Anh bàn giao lại cho Trung Quốc. Trở lại năm 1997, Hồng Kông đã đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều trong nền kinh tế Trung Quốc, chiếm khoảng 18% GDP của Trung Quốc.
“Nhưng trong 25 năm qua, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng”, tiến sĩ Summers nói. Hồng Kông hiện chỉ đóng góp 2-3% GDP của Trung Quốc.
“Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thay đổi chính sách thương mại với Hồng Kông, đặc khu này sẽ lao đao, nhưng đó không phải là đòn chí mạng với Trung Quốc”, tiến sĩ Summers nhận định.
Tuy nhiên, Bắc Kinh muốn duy trì vị thế của Hồng Kông như một trung tâm tài chính toàn cầu. Các công ty Trung Quốc đại lục chọn niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông vì khả năng tiếp cận vốn toàn cầu. Các công ty Trung Quốc cũng được hưởng lợi từ lĩnh vực dịch vụ tài chính lớn của Hồng Kông.
“Thượng Hải và Thâm Quyến đã có một ngành dịch vụ tài chính phát triển phục vụ người đại lục”, David Webb, cựu giám đốc ngân hàng nói. Tuy nhiên, theo ông, vì chính quyền Bắc Kinh kiểm soát dòng vốn đầu tư ra và vào Trung Quốc, do đó Thượng Hải và Thâm Quyến không thể cạnh tranh với Hồng Kông về nguồn vốn quốc tế.
Mỹ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Mỗi năm, hàng hóa và dịch vụ trị giá hàng tỷ đô la được giao dịch giữa Hồng Kông và Mỹ. Theo số liệu từ Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, năm 2018, tổng giá trị giao dịch Mỹ – Hồng Kông đạt gần 67 tỷ USD, bao gồm 17 tỷ USD hàng nhập khẩu vào Mỹ.
Nếu Hồng Kông phải đối mặt với các điều khoản giao dịch giống như Trung Quốc đại lục, người tiêu dùng Mỹ sẽ trả nhiều tiền hơn cho những hàng hóa đó.
Phòng Thương mại Mỹ, đại diện cho các công ty Mỹ tại Hồng Kông, cho rằng những thay đổi sâu rộng với trạng thái đặc biệt của Hồng Kông trong các vấn đề kinh tế và thương mại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả doanh nghiệp Hồng Kông và Mỹ.
Tiến sĩ Summers nhận định, điều này sẽ đặt Washington vào một vị trí khó khăn và mối quan hệ Mỹ – Trung sẽ bị ảnh hưởng.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dieu-gi-se-xay-ra-neu-my-huy-quy-che-dac-biet-cua-hong-kong.html

Vị thế trung tâm tài chính của Hồng Kông

bị đe dọa bởi luật an ninh mới

Hương Thảo
Luật an ninh quốc gia Hồng Kông được Trung Quốc thông qua có thể làm xói mòn nghiêm trọng vị thế của Hồng Kông như một trong những nơi tốt nhất để kinh doanh trên thế giới, theo Taiwan News ngày 28/5.
Luật này, được thiết lập với mục đích đàn áp hoạt động ly khai và lật đổ ở thuộc địa cũ của Anh, đã được phê duyệt hôm thứ Năm tại Bắc Kinh, khiến Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố rằng Washington sẽ không còn đối xử với Hồng Kông, nơi đang nóng lên với các cuộc biểu tình chống chính phủ và đại dịch, như một lãnh thổ được quyền tự trị từ Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra chi tiết về luật này.
Sau 11 tháng nổ ra các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ tại Hồng Kông, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng cần phải chiến đấu với các mối đe dọa trong khu vực bán tự trị gồm 7 triệu dân này. Nhưng các nhóm kinh doanh, luật sư và nhà phân tích tài chính nói rằng có nhiều hậu quả tiềm tàng từ việc các thị trường tài chính và hãng luật Hồng Kông mất cơ hội kinh doanh, đến các hạn chế đi lại đối với cư dân Hồng Kông.
Hồng Kông được đánh giá cao về lực lượng lao động lành nghề, hệ thống pháp luật thân thiện với doanh nghiệp, tự do ngôn luận kiểu phương Tây và dễ dàng di chuyển ra thế giới. Nhưng các công ty toàn cầu đã chuyển một số hoạt động khỏi Hồng Kông do chi phí gia tăng và sự bất ổn sau các cuộc đụng độ kéo dài, đôi khi dữ dội giữa cảnh sát và những người biểu tình ủng hộ dân chủ.
Scott Salandy-Defour, người sáng lập công ty khởi nghiệp công nghệ sạch Liquidstar, đã cân nhắc việc rời khỏi Hồng Kông, và luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông chính là “cọng rơm cuối cùng”, ông nói. “Tôi không thấy có thứ gì trở nên tốt hơn từ đây”.
“Khi chúng tôi nói chuyện với các nhà đầu tư rằng chúng tôi là một công ty có trụ sở tại Hồng Kông, nó không còn hấp dẫn như nó đã từng như vậy một năm trước đây”, Salandy-Defour, công ty cung cấp dịch vụ cho thuê ắc-quy và sạc pin bền vững cho các nước đang phát triển cho biết. “Khả năng chúng tôi sẽ bị cắt giảm rất nhiều các kênh tài trợ khác nhau, như các khoản tài trợ từ chính phủ Hoa Kỳ”, ông nói.
Lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam đã ra sức trấn an các công ty và công chúng rằng các quyền tự do dân sự của họ sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng luật này đã cho thấy chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết tâm thắt chặt kiểm soát.
“Hong Kong đã trở nên rủi ro hơn trước kia”, ông Tara Joseph, chủ tịch của AmCham Hong Kong nói. “Có một mối lo ngại lớn là hai thế lực lớn đang lao vào nhau, và đó là Hoa Kỳ và Trung Quốc, và điều này có thể có tác động sâu sắc đến Hồng Kông”, ông Joseph nói.
Các nhà phê bình cho rằng luật này làm suy yếu mức độ tự trị cao của Hồng Kông mà chính quyền Trung Quốc đã ký kết khi Anh trao quyền kiểm soát cho Trung Quốc vào năm 1997. Quyền tự trị đó đã khiến Washington và các chính phủ khác coi thành phố này là một lãnh thổ riêng biệt cho thương mại, du lịch và các vấn đề khác.
Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết hôm thứ Tư rằng, những thay đổi trong chính sách của Bắc Kinh đủ nghiêm trọng đến mức Washington sẽ không còn coi Hồng Kông là tự trị.
Việc mất các đặc quyền thương mại của Hồng Kông có thể có nghĩa là chủ sở hữu hộ chiếu Hồng Kông có thể mất khả năng đến Hoa Kỳ mà không cần xin thị thực như trước. Washington cũng có thể thu hồi tình trạng tự do chuyển đổi của đồng đô la Hồng Kông sang đô la Mỹ, tiềm năng dẫn đến phá vỡ hệ thống tài chính của thành phố, nhà kinh tế Michael Spencer của Deutsche Bank cho biết trong một báo cáo.
Spencer cho biết lĩnh vực tài chính sẽ có một cú sốc lớn nếu các công ty như MSCI phân loại lại Hồng Kông thành một thị trường mới nổi tương tự như Thâm Quyến và Thượng Hải thay vì một thị trường phát triển, Spencer nói.
“Một phần rất lớn vốn đầu tư vào thị trường Hồng Kông sẽ phải ra đi”, ông nói.
Tương lai không chắc chắn của Hồng Kông đang đặt nó vào thế bất lợi so với các điểm đến châu Á khác đang cạnh tranh để thu hút đầu tư nước ngoài, như Singapore và Tokyo.
“Theo thời gian, mọi người trở nên lo lắng và nghĩ rằng nơi này có thể không còn là nơi an toàn, tiền của tôi không còn an toàn như trước đây, và tôi sẽ nghĩ về việc đi đến một nơi khác”, ông William Reinsch, cố vấn cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế. “Nó gửi đi một tín hiệu rằng Hồng Kông không còn là nơi an toàn và đáng tin cậy để cất giữ tiền của bạn hoặc để kinh doanh”.
Luật an ninh quốc gia đã làm tăng thêm lo ngại rằng hệ thống pháp luật của Hồng Kông đang mất đi sự độc lập tư pháp của nó. Hiệp hội Luật sư Hồng Kông nói rằng phương thức ban hành luật an ninh mới là một sự đe dọa: Trung Quốc đang phá vỡ chủ quyền của cơ quan lập pháp Hồng Kông bằng cách chà đạp Luật Cơ Bản, hiến pháp nhỏ của thành phố, cho phép chính phủ và tòa án thực thi các biện pháp an ninh, bất chấp các nhà lập pháp địa phương quyết định gì.
“Bắc Kinh đã cho thấy họ rất ít quan tâm đến những cân nhắc như vậy”, Reinsch nói.
“Trung Quốc không phải là một nhà nước pháp quyền, đó là một quốc gia nơi ĐCSTQ độc quyền đưa ra quyết định về những gì sẽ xảy ra, đó là những quyết định độc đoán và nếu đó là những gì sẽ xảy ra ở Hồng Kông, thì đó không phải là điềm lành cho nền kinh tế hay cho người dân”, ông nói.
Bob Broadfoot, giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu tư vấn rủi ro chính trị và kinh tế có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết các công ty có thể chuyển công việc tư vấn pháp lý sang Singapore hoặc các quốc gia khác.
“Singapore sẽ nhận được nhiều doanh nghiệp hơn như là một trung tâm giải quyết tranh chấp”, theo ông Broadfoot. “Hệ thống pháp lý của nó, vốn toàn diện hơn, sẽ được hưởng lợi từ các vấn đề của Hồng Kông”.
Những rắc rối ở Hồng Kông và sự bất ổn kinh tế toàn cầu rộng lớn hơn do đại dịch cũng có thể khiến các doanh nghiệp ở đó khó thu hút và giữ chân nhân tài hơn.
Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng những lo ngại về khả năng mất tình trạng đặc biệt của Hồng Kông có thể bị thổi phồng. Nhiều công ty lớn có hoạt động kinh doanh lớn ở cả đại lục và Hồng Kông, và hầu hết các cơ sở sản xuất của Hồng Kông đã chuyển sang Trung Quốc từ nhiều năm trước, Nicholas Lardy, một thành viên của Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson cho biết.
“Những hậu quả kinh tế thực sự khá hạn chế “, Lardy nói.
Hồng Kông vẫn là một cơ sở hấp dẫn đối với nhiều công ty, theo Andrew Bishop, một đối tác của Signum Global Advisors, một công ty tư vấn rủi ro cho biết. Các cuộc biểu tình năm ngoái đã cho các doanh nghiệp thời gian để suy nghĩ, ông nói.
“Tại thời điểm này, duy trì các hoạt động ở Hồng Kông đã trở thành vấn đề phải tính toán cẩn thận hơn là phản ứng mạnh mẽ trước một cú sốc bất ngờ”.
Theo Taiwan News,
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/vi-the-trung-tam-tai-chinh-cua-hong-kong-bi-de-doa-boi-luat-an-ninh-moi.html

“Ngoại giao khẩu trang” của TQ là gì?

Mặc dù ban đầu Trung Quốc mắc sai lầm về xử lý COVID-19, đặc biệt là trong việc công bố các thông tin kịp thời và cập nhật chính xác, nhưng Trung Quốc phần lớn đã ngăn chặn được sự bùng phát của virus corona ở trong nước. Vì vậy, Bắc Kinh đã chuyển sự chú ý sang việc hỗ trợ các quốc gia khác
thông qua việc cung cấp vật tư y tế, bộ dụng cụ xét nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật. Trung Quốc hy vọng sẽ gây dựng được thiện chí với các nước nhận hỗ trợ và thu hút được sự chú ý tích cực từ truyền thông quốc tế.
Chẳng hạn, Trung Quốc đã cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm cho Campuchia, gửi máy trợ thở đến thành phố New York, điều nhân viên y tế tới Iran và tăng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thêm 30 triệu USD (sau khi Washington quyết định đình chỉ tài trợ cho WHO vào ngày 14 tháng 4). Không thể phủ nhận rằng mục đích nhân đạo vẫn là chủ yếu, nhưng thật khó để bỏ qua những toan tính chính trị liên quan đến những nỗ lực tiếp cận các quốc gia khác của Trung Quốc.
Bắc Kinh đang nỗ lực làm dịu những chỉ trích về cách giải quyết đại dịch ban đầu và đánh bóng vai trò lãnh đạo toàn cầu hiện nay. Điều này đã thay đổi diễn ngôn từ chỗ Trung Quốc là nơi khởi phát dịch bệnh sang Trung Quốc là quốc gia tiên phong đứng lên giúp thế giới chống lại virus. Những động thái này đưa ra một thông điệp: Trung Quốc đã vượt qua thử thách COVID-19 và giờ có thể chuyển nỗ lực của mình sang giúp đỡ các quốc gia khác.
Trung Quốc cũng đã sử dụng các nỗ lực từ thiện tư nhân để thúc đẩy dòng quan điểm này. Người sáng lập Alibaba, Jack Ma, cũng đã đóng góp khẩu trang và vật tư y tế cho những nơi như Maldives, Mông Cổ, Myanmar, Nepal và Polynesia cùng những nước khác. Điều này được truyền thông Trung Quốc tung hộ rộng rãi. Mặc dù không có bằng chứng cho thấy bất kỳ sự phối hợp nào giữa Jack Ma và chính phủ Trung Quốc, điều đáng chú ý là các quốc gia tiếp nhận đều không có quan hệ chính thức với Đài Loan. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các quốc gia nhận được nhiều sự giúp đỡ nhất là các quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc hay có vai trò chủ chốt trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.
“Ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc không chỉ được thực hiện trên cơ sở song phương thông qua các chủ thể công và tư mà Bắc Kinh còn trực tiếp hỗ trợ các công dân Trung Quốc hiện đang sống ở nước ngoài. Ví dụ, Đại sứ quán Trung Quốc tại Singapore đã tích cực tham gia giúp đỡ công dân Trung Quốc ở đây. Đại sứ quán đã mua và tặng 60.000 khẩu trang cho công nhân Trung Quốc tại Singapore, với dòng chữ “chúc đồng bào Trung Quốc khỏe mạnh, Tổ quốc luôn nhớ về bạn” được ghi trên các hộp khẩu trang.
Khả năng huy động các doanh nghiệp và cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài để phục vụ mục đích ngoại giao và nhân đạo là rõ ràng. Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc (Singapore) cũng đã làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Singapore để phân phối khẩu trang. Trước đó, Đại sứ Trung Quốc tại Singapore đã thực hiện các chuyến thăm tới các trường học để thể hiện “sự quan tâm của chính phủ Trung Quốc đối với sinh viên Trung Quốc đang học tập ở nước ngoài”. Singapore không phải là trường hợp duy nhất – Đại sứ quán Trung Quốc tại Malaysia cũng đã phối hợp với các bệnh viện, tổ chức phi chính phủ và các nhóm chính trị địa phương để hỗ trợ cuộc chiến chống COVID-19.
Tuy nhiên, những nỗ lực của Trung Quốc để làm dịu dư luận về vai trò của họ trong đại dịch không phải là không có vấn đề. Có báo cáo cho rằng Tây Ban Nha đã ngừng sử dụng các bộ xét nghiệm nhanh do Trung Quốc sản xuất bởi tỷ lệ chính xác của chúng chỉ dưới 30%. Ấn Độ, bên cạnh nhiều quốc gia khác, cũng đã ngừng sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh của Trung Quốc với những lo ngại về độ chính xác tương tự như trên. Trung Quốc khẳng định rằng đó chỉ là những vấn đề nhỏ và các quan ngại về chất lượng đã bị thổi phồng lên.
Trung Quốc gặp khó khăn trong việc thuyết phục truyền thông và các chính phủ phương Tây rũ bỏ sự hoài nghi của họ. Hoa Kỳ đã không ngừng chỉ trích cách giải quyết vấn đề virus corona của Trung Quốc. Tổng chưởng lý bang Missouri của Mỹ mới đây đã khởi kiện Trung Quốc. Bang Mississippi cũng đã đệ đơn kiện tương tự. Điều này nhận được sự chú ý từ Nhà Trắng, với việc Trump nói rằng ông đang tìm các biện pháp để khiến Trung Quốc phải trả giá. Úc và New Zealand cũng đã hưởng ứng những lời kêu gọi của Washington về một cuộc điều tra độc lập về sự khởi phát dịch bệnh ở Vũ Hán, qua đó cho thấy giới hạn trong các nỗ lực ngoại giao công chúng của Trung Quốc.
Báo cáo mới được EU công bố sẽ là mối quan tâm lớn đối với các nhà ngoại giao và nỗ lực nâng cao hình ảnh của Trung Quốc. Báo cáo nói rằng “có bằng chứng đáng kể cho thấy các hoạt động bí mật của Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông xã hội” khi Trung Quốc tìm cách dập tắt ‘những cáo buộc rằng họ khiến cho cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn bằng cách cố gắng che đậy sự bùng phát dịch bệnh ở Trung Quốc’. Hơn nữa, những nỗ lực tiếp cận cộng đồng quốc tế của Bắc Kinh cũng có thể bị hoài nghi bởi các chính phủ sở tại. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể nào về sự mờ ám của Trung Quốc trong các hoạt động ngoại giao xoay quanh COVID-19, nhưng các lo ngại về can thiệp và vận động chính trị từ nước ngoài vẫn luôn là nỗi lo sợ thường trực.
Diễn ngôn mà Trung Quốc đang thúc đẩy chỉ đem lại thành công hạn chế. Tuy nhiên, diễn ngôn này đã đạt được kết quả thuận lợi ở các nước Đông Âu như Hungary và Serbia – vốn là những quốc gia then chốt trong dự án Vành đai và Con đường. Có lẽ, điều quan trọng nhất đối với Bắc Kinh là cách công dân của chính họ nhìn nhận các nỗ lực quản lý khủng hoảng và củng cố sự phụ thuộc của các quốc gia vốn đã thân thiết với Trung Quốc từ trước.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34989-ngoai-giao-khau-trang-cua-tq-la-gi.html

Thế giới lên tiếng

sau khi TQ thông qua luật an ninh Hồng Kong

Một số quốc gia trên thế giới đã lên tiếng sau khi dự luật về an ninh Hong Kong được Quốc hội Trung Quốc thông qua hôm 28/5.
Ngày 28/5, Trung Quốc đã thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong
Ngày 28/5, Trung Quốc đã thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong với tỷ lệ 2.878 phiếu thuận và 1 phiếu chống tại kỳ họp thường niên ở Bắc Kinh, trong đó có 6 người vắng mặt. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định quyết định ban hành luật này là nhằm đảm bảo “việc thực hiện ổn định chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, cũng như duy trì sự thịnh vượng và ổn định lâu dài của Hong Kong”.
Trước khi dự luật trên được thông qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Hong Kong không còn duy trì sự độc lập ở mức độ cao với Trung Quốc nữa, vốn là điều kiện để được hưởng quy chế tài chính đặc biệt từ Mỹ.
Trong một tuyên bố chung, 4 nước Mỹ, Anh, Australia và Canada đã thể hiện sự “quan ngại sâu sắc” về đạo luật mà Quốc hội Trung Quốc đã thông qua này.
“Việc áp đặt trực tiếp luật an ninh quốc gia của chính quyền Trung ương Trung Quốc lên Hong Kong thay vì qua thể chế của riêng Hong Kong theo Điều 23 Luật Cơ bản sẽ làm giảm sự tự do của người dân Hong Kong”, tuyên bố trên cho biết. Luật Cơ Bản được coi là Hiến pháp phiên bản thu nhỏ của Hong Kong. Tuyên bố này cũng cho biết động thái của Trung Quốc sẽ “làm xói mòn mạnh mẽ quyền tự trị của Hong Kong và hệ thống khiến nơi này thịnh vượng”.
Trong một tuyên bố riêng, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết người dân Hong Kong có hộ chiếu hải ngoại có thể được nước này cấp quyền công dân. Những người có hộ chiếu này, gồm khoảng 300.000 người ở Hong Kong có thể đến Anh trong 6 tháng mà không cần xin cấp thị thực.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng khẳng định trong một thông báo rằng: “Quyền tự trị của Hong Kong không thể bị làm suy yếu”. Ông Heiko Maas cho biết lập trường trong thông báo này là quan điểm chung của Liên minh châu Âu.
Ngoại trưởng Đức cũng khẳng định quyền lợi của người dân Hong Kong trong Luật Cơ bản và chính sách “một quốc gia, hai chế độ” phải được duy trì.
“Nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” cùng với các đạo luật và quy định là cơ sở cho sự ổn định và thịnh vượng của Hong Kong”.
Thậm chí trước cả khi dự luật trên được thông qua, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã ban hành một tuyên bố cho biết “Nhật Bản quan ngại sâu sắc” về quyết định của Trung Quốc với Hong Kong.
“Hong Kong là một đối tác vô cùng quan trọng của Nhật Bản”, Bộ Ngoại giao Nhật Bản khẳng định, đồng thời cho biết chính sách lâu dài của nước này gắn với tầm quan trọng to lớn của việc duy trì một hệ thống mở và tự do mà Hong Kong đang được hưởng cũng như sự phát triển dân chủ và ổn định của Hong Kong theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Tuyên bố trên cũng cho biết thêm rằng Nhật Bản đã trao đổi quan điểm này với phía Trung Quốc và sẽ “tiếp tục quan sát cẩn thận những diễn biến ở Hong Kong”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34987-the-gioi-len-tieng-sau-khi-tq-thong-qua-luat-an-ninh-hong-kong.html

TQ lên kế hoạch chuẩn bị tập trận tàu sân bay

khu vực eo biển Đài Loan và Biển Đông

Báo Hồng Kông thông tin các tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc đang chuẩn bị tham gia các cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu vào mùa hè này ở Biển Đông và khu vực quanh Đài Loan.
Hàng Kyodo của Nhật Bản từng tiết lộ rằng Hải quân Trung Quốc đã lên kế hoạch cho một cuộc tập trận bãi biển quy mô lớn gần tỉnh Hải Nam vào tháng 8, mô phỏng việc tiếp quản quần đảo Đông Sa – một nhóm ba đảo san hô ở phía Bắc Biển Đông được kiểm soát bởi Đài Loan.
Một nhóm tấn công tàu sân bay sẽ đi qua quần đảo Đông Sa trên đường đến địa điểm tập trận ở phía Đông Nam Đài Loan ở Biển Philippines. Hiện chưa rõ cả hai tàu sân bay của Trung Quốc là Liêu Ninh và Sơn Đông cõ cùng tham gia tập trận hay không hoặc chỉ một trong số hai tàu này.
Trong khi các bộ phận khác của đội tàu hải quân sẽ được tham gia vào các bài tập hạ cánh tại một trung tâm đào tạo gần Hải Nam, khoảng 600 km về phía Tây Nam của Đông Sa. Một nguồn tin trong quân đội Trung Quốc cho biết hiện chỉ có khoảng 200 lính Đài Loan đóng quân trên đảo này, do đó, Hải quân Trung Quốc không triển khai một nhóm tấn công tàu sân bay để chiếm một hòn đảo nhỏ như vậy. Các cuộc tập trận chỉ là một phần của chương trình huấn luyện thường xuyên của quân đội.
Lu Li-Shih, cựu giảng viên của Học viện Hải quân Đài Loan tại Cao Hùng, cho biết lý do chính khiến Hải quân Trung Quốc sẽ không tìm cách chiếm giữ bất kỳ hòn đảo nào do Đài Loan kiểm soát trong vùng biển tranh chấp là vì họ không còn giữ giá trị chiến lược tương tự đối với Bắc Kinh.
Cả hai đảo Đông Sa và Ba Bình trong chuỗi Trường Sa đã mất tầm quan trọng về địa chiến lược kể từ khi đại lục phát triển tám đảo nhân tạo ở Biển Đông, nguồn tin này nói. Chi Le-yi, một nhà quan sát quân sự có trụ sở tại Đài Bắc, cho biết cuộc tập trận sắp tới và sự gia tăng chung trong hoạt động của hải quân và không quân là bằng chứng cho kế hoạch của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa toàn bộ khu vực.
Cuộc tập trận đổ bộ là một phần trong hoạt động huấn luyện thường xuyên của hải quân Trung Quốc nhằm đạt được kế hoạch của Bắc Kinh nhằm đưa Biển Đông dưới sự kiểm soát của họ, ông nói.
Một mũi khoan hạ cánh có thể được coi là sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Đài Loan, nhưng nó sẽ liên quan nhiều hơn đến việc quân đội Trung Quốc xây dựng các hệ thống chiến đấu cho bất kỳ cuộc xung đột nào có thể xảy ra ở Biển Đông. Song Zhongping, một nhà bình luận quân sự có trụ sở tại Hồng Kông, nói rằng cuộc tập trận mùa hè gần Hải Nam này cũng sẽ là một phần mở rộng của tập trận lớn hơn tại Vịnh Bột Hải, ở phía Bắc của Hoàng Hải, đã diễn ra từ ngày 15/5. Hai cuộc tập trận hải quân nhằm cảnh báo cho Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và Mỹ rằng quân đội Trung Quốc đã chuẩn bị tốt khi nói về các vấn đề liên quan đến Đài Loan và Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/34964-tq-len-ke-hoach-chuan-bi-tap-tran-tau-san-bay-khu-vuc-eo-bien-dai-loan-va-bien-dong.html

Ngoại trưởng Vương Nghị: TQ thực hiện chính sách

ngoại giao hòa bình, quyết không “xưng vương”

Trung Quốc không có ý định thay đổi Mỹ, càng không muốn thay thế Mỹ, do vậy Mỹ cũng không thể thay đổi Trung Quốc theo ý mình, càng không thể cản bước tiến trình lịch sử hướng tới hiện đại hóa của 1,4 tỷ dân Trung Quốc
Phát biểu tại cuộc họp báo về ngoại giao Trung Quốc trong khuôn khổ kỳ họp Quốc hội thường niên, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (24/5) đã đưa ra một số tuyên bố về quan điểm, chủ trương đối ngoại của Trung Quốc trong một số lĩnh vực cụ thể.
Về vấn đề Đài Loan, việc tái thống nhất hai bên eo biển Đài Loan là “xu hướng lịch sử tất yếu” và không cá nhân hay lực lượng nào có thể ngăn điều đó xảy ra; “khuyên phía Mỹ bỏ đi ảo tưởng và toan tính chính trị. Chúng tôi yêu cầu phía Mỹ không đưa ra bất kỳ nỗ lực nào nhằm thách thức lằn ranh đỏ của Trung Quốc” và cho rằng Trung Quốc và Mỹ nên hợp tác với nhau vì hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho cả hai, trong khi đối đầu sẽ chỉ tạo ra tổn thất.
Trong vấn đề điều tra nguồn gốc của Covid-19, ông Vương Nghị cho rằng, một cuộc điều tra quốc tế phải được tiến hành trên phạm vi toàn cầu dưới sự dẫn dắt của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồng thời phải đảm bảo tính chuyên nghiệp, công bằng và xây dựng, loại bỏ mọi “nhiễu loạn chính trị”. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết Trung Quốc cũng là nạn nhân trong đại dịch này và đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm khi chia sẻ thông tin với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Những vụ kiện phù phiếm chống lại Trung Quốc liên quan đến COVID-19 không có cơ sở thực tế, luật pháp hoặc tiền lệ quốc tế. Nếu bất cứ ai lợi dụng kiện tụng tìm cách làm suy yếu chủ quyền và danh dự của Trung Quốc, tôi sẽ nói rằng họ đang ảo tưởng và tự làm xấu hình ảnh của mình.
Về việc Quốc hội Trung Quốc xem xét vấn đề lập pháp trong bảo vệ an ninh quốc gia tại Hong Kong, Ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng, đây là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, là “chức năng” của chính quyền Trung ương Trung Quốc, là việc làm cấp bách nhằm đối phó những đe dọa đối với nguyên tắc “một đất nước hai chế độ” và không ảnh hưởng đến sự “tự trị cao độ” của Hong Kong.
Về các mục tiêu chiến thắng trong cuộc chiến chống đói nghèo và xây dựng một xã hội tương đối thịnh vượng ở mọi lĩnh vực của năm nay, ông Vương Nghị cho rằng sự phát triển ngành ngoại giao của Trung Quốc phải thích ứng với những thực tiễn mới và giải quyết các vấn đề mới. Ông nêu rõ, ngoại giao Trung Quốc sẽ thích ứng với công cuộc đối phó dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên các nguyên tắc cơ bản, tập trung vào 5 ưu tiên và tạo ra những trọng tâm mới trong năm nay.
Về ngoại giao “chiến lang”, Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng Trung Quốc theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình, song cũng sẽ không bao giờ ngần ngại đẩy lui những lời lăng mạ hoặc vu khống; cho biết Trung Quốc sẽ đáp trả mạnh mẽ trước những lời vu khống xấu xa và vững vàng bảo vệ danh dự và uy tín quốc gia. Chúng tôi sẽ đưa ra sự thật để vạch trần “những hành động ngậm máu phun người” và giữ vững công lý, lương tri. Bất kể Trung Quốc phát triển đến trình độ nào thì cũng sẽ không bao giờ xưng vương xưng bá trên thế giới.
Về quan hệ Trung – Mỹ, Trung Quốc không có ý định thay đổi Mỹ, càng không muốn thay thế Mỹ, do vậy Mỹ cũng không thể thay đổi Trung Quốc theo ý mình, càng không thể cản bước tiến trình lịch sử hướng tới hiện đại hóa của 1,4 tỷ dân Trung Quốc; cảnh báo rằng một số thế lực chính trị Mỹ đang lợi dụng mối quan hệ Trung – Mỹ như “con tin” và cố tình đẩy hai nước tới bờ vực “của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”. Theo ông Vương Nghị, ý đồ này có thể phá hỏng thành quả hợp tác mà nhân dân hai nước đạt được trong nhiều năm qua, làm suy yếu sự phát triển tương lai của Mỹ, cũng như gây nguy hiểm cho sự ổn định và thịnh vượng của thế giới. Cả Trung Quốc và Mỹ đều có lợi từ sự hợp tác, ngược lại sẽ cùng thua thiệt từ sự đối đầu. Những thành quả tốt nhất có được hiện nay là những gì chúng ta đúc kết được từ nhiều thập kỷ qua. Cả hai nước nên nhận thức được điều này; nhấn mạnh Trung Quốc vẫn cam kết cùng phát triển các mối quan hệ thông qua sự phối hợp, hợp tác và ổn định với Mỹ; khẳng định Trung Quốc và Mỹ sẽ và phải tìm ra giải pháp hòa bình, hợp tác cùng tồn tại và cùng có lợi.
Về quan hệ với Nga, ông Vương Nghị khẳng định, trước sự “tấn công” và “bôi nhọ” vô căn cứ của một vài quốc gia, quan hệ Trung Quốc – Nga đã trở thành thành trì không thể công phá của “virus chính trị” và cho thấy tầm cao của quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên. Ông cho biết, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác chiến lược với Nga nhằm phản đối những hành động “bắt nạt” đơn phương và không ngừng tăng cường hợp tác phối hợp trong các cơ chế quốc tế.
Với Liên minh châu Âu (EU), Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh, quan hệ giữa hai bên không tồn tại các xung đột lợi ích căn bản, không gian hợp tác rộng mở và ngày càng có nhiều nhận thức chung về chủ nghĩa đa phương. Ông cho rằng, hai bên không nên là đối thủ cạnh tranh của nhau, mà cần trở thành đối tác chiến lược toàn diện.
Trong quan hệ với ASEAN, ông Vương Nghị đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ, kịp thời trong đối phó dịch bệnh giữa hai bên và sự “lội ngược dòng” của tăng trưởng thương mại trong dịch bệnh. Ông cũng cho biết, Trung Quốc sẽ mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới với ASEAN, như xây dựng thành phố thông minh, trí tuệ nhân tạo, thương mại điện tử…. Trung Quốc sẽ tiếp tục coi ASEAN là hướng ưu tiên trong ngoại giao với các nước xung quanh, ủng hộ ASEAN ở vị trí trung tâm trong hợp tác khu vực Đông Á, cùng với ASEAN thúc đẩy quan hệ hai bên vốn đã tốt ngày càng tốt hơn trên tinh thần tin cậy lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, cùng có lợi và giúp đỡ lẫn nhau.
Về vấn đề Biển Đông, ông Vương Nghị phủ nhận việc Trung Quốc lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để tăng cường sự hiện diện tại đây, cho biết nước này sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các quốc gia ASEAN nhằm sớm khởi động lại đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) vốn bị tạm hoãn do dịch bệnh và tích cực tìm kiếm các phương thức hợp tác trên biển mới.
Về vấn đề Triều Tiên, ông Vương Nghị cho rằng việc trao đổi thông tin liên lạc và đối thoại giữa Bình Nhưỡng và Washington là điều kiện tiên quyết quan trọng để giải quyết những bất đồng giữa hai nước cũng như thúc đẩy giải pháp cho vấn đề Bán đảo Triều Tiên.
http://biendong.net/bien-dong/34960-ngoai-truong-vuong-nghi-tq-thuc-hien-chinh-sach-ngoai-giao-hoa-binh-quyet-khong-xung-vuong.html

Cựu sĩ quan tiết lộ:

Quân đội ‘không một lòng’ với Tập Cận Bình,

căn bản không có lực lượng tấn công Đài Loan

Vũ Dương
“Lưỡng hội” năm nay, trong bản báo cáo công tác chính phủ liên quan đến Đài Loan của ông Lý Khắc Cường hiếm thấy đề cập đến những từ như “hòa bình” hay “Đồng thuận năm 1992″, theo NTD.
Đồng thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tự ý tự quyết, thông qua “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, hạ độc thủ đối với Hồng Kông, làm dấy lên những đồn đoán từ bên ngoài về hướng đi trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển trong tương lai. Một cựu sĩ quan ĐCSTQ tiết lộ rằng tình hình hiện tại ở Trung Nam Hải rất hỗn loạn với các vấn đề nghiêm trọng trong quân đội. Quân đội “không một lòng” với Tập Cận Bình, căn bản là không có lực lượng để tấn công Đài Loan.
ĐCSTQ hạ độc thủ với Hồng Kông, xã hội quốc tế đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ Đài-Trung
Trong hai năm qua, Hồng Kông và Đài Loan ngày càng tách xa khỏi ĐCSTQ. Ngày 28/5, bất chấp phản đối mạnh mẽ từ phía người dân Hồng Kông và cộng đồng quốc tế, ĐCSTQ đã tự ý thông qua dự thảo “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” trong nỗ lực biến Hồng Kông thành “một quốc gia, một chế độ”. Trong khi thế giới bên ngoài lo lắng về tình hình ở Hồng Kông, đồng thời cũng lo ngại về những hành động bước tiếp theo của ĐCSTQ đối với Đài Loan.
Ngoại giới đã chú ý đến việc ông Lý Khắc Cường không đề cập đến “Đồng thuận năm 1992” trong bản báo cáo công tác chính phủ lần này. Đây vốn là phát biểu không thể thiếu trong các báo cáo công tác chính phủ tại các phiên họp của ĐCSTQ kể từ năm 2012 đến nay. Còn về hai chữ “hòa bình”, mặc dù ĐCSTQ đã sử dụng nó trong nhiều năm, nhưng trước nay cũng chưa bao giờ từ bỏ việc “thống nhất bằng vũ lực”.
Uông Dương – Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cũng không nhắc đến mấy chữ “Đồng thuận năm 1992” và “Hòa bình” khi báo cáo công tác tại Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân. Mặc dù cả hai đều nhắc lại những tuyên bố liên quan sau đó, nhưng người ta nhìn nhận là có thể do chịu áp lực từ dư luận, nên bất đắc dĩ phải nói thế.
Trước đó, ĐCSTQ đã từng cố gắng áp đặt “một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông lên người dân Đài Loan. Tuy nhiên, trong một loạt các phong trào phản đối “Luật dẫn độ”, người dân Hồng Kông đã đánh thức người Đài Loan bằng máu và mạng sống của mình. Tẩy chay ĐCSTQ và “một quốc gia, hai chế độ” giờ đã trở thành nhận thức chung của đại đa số người dân Đài Loan. Điều này cũng có nghĩa là đối với Đài Loan, ngoài việc thống nhất bằng vũ lực ra, ĐCSTQ không còn cách nào khác.
Tuy nhiên, đối với ĐCSTQ, thách thức phía trước không phải là thách thức trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển, mà là một cuộc đối đầu với Hoa Kỳ. Trước mắt, Hoa Kỳ ngày càng ủng hộ Đài Loan. Ngoài việc bán vũ khí, trước ngày bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã trực tiếp gửi tin nhắn chúc mừng và gọi bà là Tổng thống Đài Loan. Hành động công khai ủng hộ chính phủ Đài Loan như vậy, có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ.
Bà Thái Anh Văn cũng khẳng định một cách cứng rắn rằng bà sẽ không chấp nhận bất kỳ động thái “hạ thấp” Đài Loan nào của ĐCSTQ.
Đài Loan ủng hộ mạnh mẽ Hồng Kông chống lại ĐCSTQ
Sau khi thông tin ĐCSTQ áp đặt “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” được truyền ra, Bà Thái Anh Văn đã thẳng thắn công khai bày tỏ rằng bà đứng cùng với người dân Hồng Kông. Vào ngày 28/5, Tổng thống Thái lại đăng bài viết trên Facebook rằng ĐCSTQ tự ý thông qua “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, điều này làm giảm đáng kể quyền tự do ngôn luận và độc lập tư pháp của Hồng Kông.
Bà nói rằng Viện hành chính của Đài Loan đã khởi động “Chuyên án hành động chăm sóc và viện trợ nhân đạo cho Hồng Kông” để tiếp tục đưa ra phương án cho các biện pháp hỗ trợ người dân Hồng Kông.
Tổng thống Thái nhấn mạnh rằng khi ĐCSTQ phá vỡ cam kết “một quốc gia, hai chế độ” và “50 năm không thể thay đổi” với Hồng Kông, tình hình Hồng Kông chuyển biến xấu cũng ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực. Đài Loan có trách nhiệm chung tay hợp tác với Liên minh dân chủ quốc tế, tiếp sức cho Hồng Kông và người dân Hồng Kông. Đài Loan sẽ không ngồi nhìn dân chủ, tự do và nhân quyền của Hồng Kông bị thoái lùi.
Bà cũng đặc biệt đưa ra khẩu hiệu: “Đài Loan tự do tiếp sức cho tự do của Hồng Kông”.
Tình hình ở Trung Nam Hải hỗn loạn, tướng lĩnh trong quân đội đều đang theo dõi tình hình
Hiện tại, tình hình giữa Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan đang ngày càng trở nên căng thẳng. Xã hội quốc tế lo ngại về tình hình Hồng Kông đang chuyển biến xấu, đồng thời cũng lo ngại về hướng đi tương lai trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan – Trung Quốc. Thậm chí còn có quan điểm cho rằng, không loại trừ khả năng ĐCSTQ sẽ tấn công Đài Loan.
Tuy nhiên, ông Diêu Thành, cựu trung tá của Bộ Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, hiện đang cư trú tại Mỹ, tiết lộ với phóng viên của đài VOA rằng, hiện tại đấu đá quyền lực cấp cao nội bộ ĐCSTQ càng thêm ác liệt, các sĩ quan cao cấp trong quân đội của ĐCSTQ kỳ thực đều “không một lòng” với ông Tập Cận Bình.
Đêm trước “Lưỡng hội”, phía quân đội liên tiếp có những biến động bất thường. Chỉ huy quân đồn trú Bắc Kinh, cũng phụ trách an toàn của Trung Nam Hải, Vương Xuân Ninh (Wang Chunning) đã nhanh chóng bị miễn chức. Theo thông báo chính thức, Vương Xuân Ninh, vừa mới làm chỉ huy quân đồn trú Bắc Kinh, thành viên của Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Bắc Kinh trong 4 tháng, đã bị bãi chức vào ngày 11/5 và vị trí này được thay thế bởi Trương Phàm Địch (Zhang Fandi), Chính trị viên Quân đồn trú Bắc Kinh.
Ông Trần Phá Không, chuyên gia về các vấn đề thời sự chính trị của Trung Quốc, cho biết trong một tiết mục từ truyền thông vào ngày 13/5 rằng, khu cảnh vệ thủ đô Bắc Kinh dường như đã xảy ra chuyện. Vương Xuân Ninh, vừa mới làm chỉ huy Quân đồn trú Bắc Kinh, Ủy viên Thường vụ Thành ủy Bắc Kinh được 4 tháng, đã bị bãi chức Thường Ủy viên. Cảnh vệ khu Bắc Kinh trấn giữ thủ đô có hai sư đoàn và một trung đoàn với khoảng 30.000 người. Lực lượng quân sự của nó lớn hơn cả Cục An ninh Trung ương.
Ông Trần Phá Không cho rằng ông Vương Xuân Ninh đột nhiên bị loại khỏi Thường vụ Thành ủy Bắc Kinh ngay trước khi “Lưỡng hội” khai mạc, rõ ràng là ông Tập Cận Bình đã có sự nghi ngờ đối với Vương. Là chỉ huy của Quân đồn trú Bắc Kinh, nắm trong tay quyền lực quân sự then chốt như vậy, liệu Vương Xuân Ninh có tham gia vào cuộc đảo chính không? Vấn đề này rất đáng được quan tâm.
Sau ‘sự bất thường’ của Vương Xuân Ninh, ngày 12/5, ông Hồ Vấn Minh (Hu Wenming), nguyên Bí thư, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp nặng – Đóng tàu Trung Quốc (The China Shipbuilding Industry Corporation, CSIC), một doanh nghiệp siêu lớn đặt dưới sự quản lý của Quốc Vụ viện Trung Quốc, đã bị ngã ngựa.
Ông Hồ Vấn Minh là đồng hương Dương Châu của ông Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, quan lộ thăng tiến lên trong thời gian ông Giang nắm quyền. Thời mà ông Quách Bá Hùng – thân tín của ông Giang Trạch Dân, đảm nhận chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông Hồ Vấn Minh tiếp quản Tổng cục Vũ trang và lần lượt nắm trong tay bốn doanh nghiệp công trình quân sự lớn của ĐCSTQ, là Tổng chỉ huy nghiên cứu chế tạo tàu chiến và máy bay tiêm kích đa nhiệm vụ J-10 của tỉnh Liêu Ninh.
Ông Diêu nói rằng sau khi lãnh đạo mới của ĐCSTQ lên nắm quyền, họ đều thanh trừng thân tín trong quân đội của người lãnh đạo trước đó, ví như Đặng Tiểu Bình đã thanh trừng bè lũ tay chân của Mao Trạch Đông. Sau khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền đã thanh trừng thân tín của Đặng Tiểu Bình. Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập bắt đầu thanh trừ thân tín trong quân đội của ông Giang Trạch Dân, bắt giữ hàng trăm tướng lĩnh, gồm hai cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu; Ủy viên Quân ủy Trung ương Trương Dương, Phòng Phong Huy; Chính ủy Không quân Điền Tu Tư, Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Vương Kiến Bình, Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng Trung Quốc Vương Hỷ Bân, …
Tuy nhiên, hầu hết các sĩ quan cao cấp trong quân đội đều được mua bằng tiền. Có ai là không liên quan đến Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng? Quân đội vốn “không một lòng” với Tập Cận Bình, vậy nên với ai không nghe lời thì Tập sẽ bắt giữ kẻ đó.
Gần đây, ông Trương Hựu Hiệp – Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương; nguyên Chủ nhiệm Bộ Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương Trung Quốc, thân tín trong quân đội của ông Tập Cận Bình, nhấn mạnh thanh trừng “u nhọt trong quân đội”. Tình hình đấu đá Trung Nam Hải ngày càng quyết liệt, giới quan sát bên ngoài đoán rằng phải chăng lại tiến hành một vòng chỉnh đốn mới trong quân đội.
Thực tế, đã có những thay đổi khác lạ trong quân đội. Theo thông tin chính thức, trong quân đội có 5 người đã bị cách chức khỏi chức vụ đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, trong đó có 4 tướng lĩnh, bao gồm Diệp Thanh – nguyên cựu Ủy viên chính trị quân khu tỉnh Hải Nam, Mạnh Trung Khang – nguyên cựu Ủy viên chính trị quân khu tỉnh Giang Tô, Nhiêu Khai Huân (Rao Kaixun) – cựu phó chỉ huy trưởng kiêm tham mưu trưởng của Lực lượng chi viện chiến lược, Từ Hướng Hoa (Xu Xianghua) – cựu phó chỉ huy lục quân của chiến khu Tây bộ. Cả bốn người này đều đã ngã ngựa.
Ông Diêu Thành nói, hiện giờ tình hình chính trị ở Trung Nam Hải rất quái dị, nội bộ quân đội tồn tại các vấn đề nghiêm trọng, các sĩ quan cao cấp của ĐCSTQ đều đang đứng ngồi không yên, tất cả đều đang dõi theo tình hình, căn bản không có năng lực tấn công Đài Loan.
Cũng có phân tích cho rằng, Bắc Kinh trấn áp Hồng Kông càng nghiêm trọng, đối với Đài Loan thì lại càng trở nên bất lực hơn. Điều này hiển nhiên là có quan hệ trọng đại với tình cảnh Bắc Kinh đang bị cả thế giới cô lập. Trước mắt, cộng đồng quốc tế có được lập trường nhất trí hơn bao giờ hết về việc truy cứu trách nhiệm dịch bệnh và vấn đề Hồng Kông đối với ĐCSTQ.
Sau khi “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” được thông qua, Hoa Kỳ, Canada, Anh và Úc đã ra tuyên bố chung vào ngày 28/5, lên án ĐCSTQ vi phạm “Tuyên bố chung Trung-Anh” và chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, phá hủy sự thịnh vượng và tự do của Hồng Kông. Chính phủ Nhật Bản cũng tuyên bố rằng chính sách “một quốc gia, hai chế độ” có ý nghĩa rất quan trọng đối với tự do của Hồng Kông, hành động này của ĐCSTQ có thể sẽ có tác động đến chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Nhật Bản trong thời gian tới.
Theo Wen Hui, NTDTV.com
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-si-quan-tiet-lo-quan-doi-khong-mot-long-voi-tap-can-binh-can-ban-khong-co-luc-luong-tan-cong-dai-loan.html

Nhân sĩ thạo tin tiết lộ: Bất mãn với canh bạc

chính trị của Tập Cận Bình, vợ con ông đều bỏ đi

Vũ Dương
“Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” bên phía Bắc Kinh kiên quyết đưa ra đã được giới truyền thông quốc tế mô tả là canh bạc lớn chính trị của ông Tập Cận Bình. Có nhân sĩ thạo tin trong nội bộ ĐCSTQ tiết lộ rằng vợ con ông Tập vì bất mãn với những việc làm của ông nên đã bỏ ông mà đi. Người nhà của ông Tập cũng đều như vậy.
Bắc Kinh đã nhân lúc đại dịch viêm phổi Vũ Hán tàn phá toàn cầu, thừa cơ các nước đang phải lao đao chống dịch mà vung tay gây hấn khắp nơi, rồi đưa ra “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” bóp chết chính sách “một quốc gia, hai chế độ” của Hồng Kông, dấy lên làn sóng khiển trách mạnh mẽ từ phía cộng đồng quốc tế. Đồng thời, Tập Cận Bình với tư cách là người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng bị cộng đồng quốc tế lên án vì chơi canh bạc chính trị bất chấp giá nào cũng trả.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền của trang “Secretchina” vào ngày 29/5, khi tình hình ở Hồng Kông ngày càng trở nên căng thẳng, có nhân sĩ thạo tin trong nội bộ ĐCSTQ tiết lộ rằng vợ của ông Tập Cận Bình là bà Bành Lệ Viện và con gái là Tập Minh Trạch vì bất mãn với việc ông Tập Cận Bình và chế độ ĐCSTQ chặt đứt tự do của Hồng Kông, nên cả hai đã lặng lẽ bỏ Tập mà đi.
Báo cáo dẫn lời của ông Đường Bách Kiều – chuyên gia các vấn đề chính trị thời sự Trung Quốc, tiết lộ rằng thư ký của một quan chức cấp cao hàng đầu Trung Quốc đã viết thư nói với ông rằng bà Bành Lệ Viện đã chính thức dọn ra ở riêng khoảng tầm từ tháng 11 đến tháng 12 năm ngoái và từ chối xuất hiện cùng ông Tập. Mẹ của ông Tập cũng đồng tình với cách làm của bà Bành Lệ Viện. Văn phòng Trung ương ĐCSTQ đã nhiều lần tìm đến bà Bành Lệ Viện để giải quyết các việc, nhưng không sao tìm được.
Ông Đường phân tích rằng điều này có thể liên quan đến vụ việc ở Hồng Kông. ĐCSTQ tàn bạo trấn áp Hồng Kông khiến cả thế giới phẫn nộ. Tập Minh Trạch đi học tại Harvard, có nhiều bạn học và bạn bè người Hồng Kông. Cô đồng cảm với phong trào kháng nghị của người dân Hồng Kông. Bành Lệ Viện lại cùng chung quan điểm với con gái. Cuối cùng, thỏa thuận nội bộ trong gia đình quyết định rằng bà Bành Lệ Viện không còn xuất hiện với tư cách là Tập phu nhân nữa, mọi chuyện sau này cũng không liên quan gì đến bà nữa.
Theo một cựu quan chức ĐCSTQ sống ở Hồng Kông, có giao thiệp sâu sắc với các quan chức cấp cao của Bắc Kinh, tiết lộ với truyền thông nước ngoài rằng, “Luật An ninh Hồng Kông” ban đầu theo đúng kế hoạch sẽ được thực hiện vào tháng Hai, nhưng bởi dịch bệnh ập đến bất ngờ nên phải tạm gác lại. Bà Bành Lệ Viện và Tập Minh Trạch có thể ngay từ tháng 11 hoặc tháng 12 năm ngoái đã biết rõ vụ việc, nên đã quyết định sống ly thân với ông Tập.
Thư ký của quan chức cấp cao này còn cho biết thêm rằng người nhà của Tập Cận Bình cũng đều như vậy cả, ông cho rằng ngày tàn của ĐCSTQ đã không còn xa nữa.
Trong một bản báo cáo điều tra, tiết lộ rằng bà Bành Lệ Viện xuất hiện công khai cùng ông Tập Cận Bình là vào nửa năm trước, từ ngày 18 đến ngày 20/12/2019, bà Bành cùng ông Tập đến Ma Cao để tham gia lễ kỷ niệm 20 năm Ma Cao được trả về Trung Quốc. Nếu thông tin về “gia biến” của ông Tập là thật, thì đây hẳn sẽ là lần cuối cùng bà Bành Lệ Viện cùng ông Tập tham dự một sự kiện chính thức cùng nhau.
Theo Deming, NTDTV.com,
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhan-si-thao-tin-tiet-lo-bat-man-voi-canh-bac-chinh-tri-cua-tap-can-binh-vo-con-ong-deu-bo-di.html

Dấu hiệu lạ trong lễ bế mạc

Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Phụng Minh
Một số nhà bình luận Hồng Kông đã chỉ ra rằng việc Tập Cận Bình thúc đẩy thông qua Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông liên quan đến việc “mượn bên ngoài mà đánh bên trong”.
Tại cuộc họp bế mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào ngày 28/5, nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ, chính phủ và quân đội Trung Quốc đã đến trễ, dấy lên nghi ngờ có chuyện quan trọng đã xảy ra, theo Minh Báo của Hồng Kông.
Minh Báo đưa tin, vào lúc 2h30 chiều ngày 28/5, các đại biểu bắt đầu lần lượt đi vào địa điểm tổ chức buổi lễ. Khoảng 20 phút sau, các quan chức mới tiến vào chỗ ngồi trên sân khấu. Không giống như các lần trong quá khứ, các quan chức cao cấp của ĐCSTQ, chính phủ và quân đội sẽ ngồi sẵn theo hai nhóm trên bục chủ tịch phía trên sân khấu lớn. Hôm đó, những phút đầu, các quan chức thuộc hàng thứ nhất của nhóm thứ nhất, cùng hàng thứ hai và thứ nhất của nhóm thứ hai đã không xuất hiện, bao gồm: Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Đổng Kiến Hoa, Bí thư đảng bộ Bộ giao thông Dương Truyền Đường, Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Hạ Bảo Long, cựu Giám đốc điều hành Hồng Kông Lương Chấn Anh, cựu Giám đốc điều hành Macau Hà Hậu Hoa, Chủ tịch Tòa án tối cao Chu Cường, Viện trưởng Viện Kiểm sát Trương Quân, cùng với Ủy viên Quân ủy Trung ương Trương Thăng Dân, Ủy viên Quân ủy Trung ương Miêu Hoa, Tổng Tham mưu trưởng Lý Tác Thành và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa.
Chưa đầy 5 phút trước khi buổi lễ bắt đầu, họ mới lần lượt bước vào hội trường để đến chỗ ngồi. Do họ vào khá muộn so với giờ quy định nên các đại biểu lúc đó đã “xì xào bàn tán”.
Bài báo cũng nói rằng các quan chức cấp cao này dường như vừa kết thúc một cuộc họp quan trọng trước khi bước vào hội trường nơi diễn ra lễ bế mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc.
Giữa sự phản đối của thế giới bên ngoài, “phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia” đã được thông qua tại cuộc họp bế mạc của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ngày 28/5. Các phương tiện truyền thông quốc tế đều chỉ ra thực tế rằng điều này làm cho “một quốc gia, hai hệ thống” chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.
Dù có cảnh báo và trừng phạt từ phía Hoa Kỳ, ĐCSTQ vẫn xem xét và thông qua Luật An ninh Quốc gia, được coi là trực tiếp từ bỏ Hồng Kông. Trương Kiên, Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Hồng Kông và Ma Cao của Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải tin là Bắc Kinh hoàn toàn nhận thức được rằng họ sẽ phải trả giá. Ông nói với VOA rằng vụ việc liên quan đến an ninh chủ quyền và an ninh chính trị của Trung Quốc, mà an ninh chính trị quan trọng hơn lợi ích kinh tế. ĐCSTQ sẵn sàng đánh đổi kinh tế cho an ninh chính trị.
Nhà bình luận nổi tiếng ở Hồng Kông Lưu Nhuệ Thiệu nói với Apple Daily rằng ĐCSTQ khăng khăng thúc đẩy luật này, phản ánh rằng họ không tính toán một cách khách quan thiệt hại cho Trung Quốc và Hồng Kông từ quyết định này. Ông nói rằng “việc hại chết Hồng Kông” không tốt cho ĐCSTQ, bởi vì đại lục phải dựa vào Hồng Kông để thu hút đầu tư nước ngoài. Chuyên gia cho rằng việc thúc đẩy mạnh mẽ Luật an ninh quốc gia Hồng Kông ngoài việc chống lại sự kháng cự của người dân Hồng Kông, còn có thể là để chống lại sự bất ổn chính trị trong nội bộ, đây như một lá bài cho “trận chiến của Đại hội ĐCSTQ lần thứ 20”.
Lưu Nhuệ Thiệu cho rằng trong mắt các quan chức cấp cao, Hồng Kông là nơi xuất khẩu những vấn đề nội bộ của đại lục. Nhiều ảnh hưởng từ việc đấu đá trong bộ máy lãnh đạo cấp cao sẽ được triển hiện thông qua Hồng Kông. Điều này làm tăng khả năng các quan chức cấp cao phải kiểm soát chặt chẽ Hồng Kông.
Ông nói rằng Đại hội ĐCSTQ lần thứ 20 của sẽ được tổ chức sau hai năm nữa. Đây sẽ là một thời điểm quan trọng khi Tập Cận Bình có khả năng được bầu lại (nghĩa là nhiệm kỳ của ông vượt quá mười năm), và sự xung đột của các ý kiến khác nhau trong ĐCSTQ chắc chắn sẽ gia tăng. Do đó, để tránh sự thu hút của ngoại giới vào nội bộ ĐCSTQ, Bắc Kinh sẽ chuyển hướng lục đục ra bên ngoài.
Trước thềm “hai kỳ họp” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cuộc đấu tranh quyền lực cấp cao của ĐCSTQ diễn ra mạnh mẽ hơn, và nhiều quan chức cấp cao đã “ngã ngựa”, trong đó có Tôn Lực Quân, Thứ trưởng Bộ Công an, người có quyền lực thực sự và Hồ Văn Minh, cựu Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc, một doanh nghiệp quy mô lớn của ngành công nghiệp quân sự. Ông Hồ này vốn là đồng hương của Giang Trạch Dân và có sự nghiệp bắt đầu từ bộ máy chính trị của Giang Trạch Dân.
Về quân đội dưới sự kiểm soát của Tập Cận Bình, cựu sĩ quan ĐCSTQ Diêu Thành nói với VOA rằng khi một lãnh đạo mới của ĐCSTQ lên nắm quyền, họ thường sẽ dọn dẹp sạch các đặc vụ của thế lực cũ, như Đặng Tiểu Bình, người đã lên và dọn dẹp phe cánh của Mao Trạch Đông, sau đó Giang Trạch Dân cũng làm như vậy với phe cánh của Đặng Tiểu Bình.
Sau khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền, ông không làm được như vậy nên quyền lực quân sự đã bị nắm giữ bởi Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng và những người khác, và ông ta không kiểm soát được sức mạnh quân sự.
Năm 2012, Tập Cận Bình lên vũ đài chính trị, liền bắt đầu thanh trừ phe cánh của Giang Trạch Dân trong quân đội. Tuy nhiên, Diêu Thành chỉ ra rằng “quân đội và Tập Cận Bình thật ra cũng không thực sự thân mật, ai không nghe ông ta đều sẽ bị bắt”. Ông Diêu giải thích thêm rằng, bây giờ tướng lĩnh quân đội cấp cao không thực sự chọn phe, mà tất cả bọn họ đều đang theo dõi xem có nhà lãnh đạo mới nào xuất hiện để dọn dẹp người của Tập Cận Bình không.
Theo Lâm Vũ, Secretchina
Phụng Minh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/dau-hieu-la-trong-le-be-mac-dai-hoi-dai-bieu-nhan-dan-toan-quoc-trung-quoc.html

Tiếp nối TQ, Lào xây thủy điện mới trên sông Mekong

Lào đang chuẩn bị tham vấn các nước trước khi tiến hành xây dựng thủy điện thứ 6 trên sông Mekong. Việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu lượng nước trên sông Mekong đối với các nước dưới hạ lưu, đe dọa nghiệm trọng an ninh nguồn nước và an ninh lương thực của Campuchia và Việt Nam.
Lào quyết xây thủy điện
Ủy hội sông Mekong (11/5/2020) cho biết, Lào sẽ tiến hành Tham vấn trước dự án thủy điện Sanakham. Đây là thủy điện thứ sáu của Lào trên dòng chính sông Mekong. Sau khi quá trình Tham vấn trước kết thúc, thường là khoảng 6 tháng, Lào dự kiến sẽ khởi công xây dựng Sanakham trong năm 2020 và hoàn thành lẫn bắt đầu bán điện vào năm 2028. Trước đó, Lào cũng tiến hành tham vấn Ủy hội sông Mekong về xây dựng đập thứ 5 Luang Prabang.
Theo nhận định của giới truyền thông, bất chấp sự phản đối và quan ngại của các nước, Lào sẽ tiến hành xây dựng dự án thủy điện Sanakham. Vì một khi nước chủ nhà tiến hành Tham vấn trước một thủy điện, tức thủy điện đó sẽ được xây dựng, dù chúng bị phản đối. Tham vấn trước (gồm thông báo, tham vấn trước và thỏa thuận) là thủ tục bắt buộc với các nước thành viên Ủy hội sông Mekong, theo Hiệp định Mekong 1995 đối với các dự án thủy điện trên dòng chính Mekong. Tuy nhiên, quá trình Tham vấn trước lại không thông qua hoặc thông qua dự án đề xuất; không có ràng buộc pháp lý. Điều này có nghĩa, trong Tham vấn trước, dù Ủy hội sông Mekong hay các nước thành viên có ý kiến, đánh giá dự án như thế nào, thì quyết định xây dựng hay không vẫn thuộc về nước chủ nhà.
Tác động lớn đến nguồn nước hạ lưu
Nghiên cứu của chính Ủy hội sông Mekong (công bố năm 2018) cũng đã đưa ra hàng loạt cảnh báo: dòng Mekong sẽ chết nếu xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính Mekong. Với riêng Đồng bằng sông Cửu Long, sẽ chỉ còn 3% lượng cát sỏi chảy về được tới đồng bằng vào năm 2040, nếu 11 thủy điện hạ nguồn sẽ được xây và vận hành trên dòng chính Mekong, cộng thêm 11 đập thủy điện Trung
Quốc đang hoạt động trên thượng nguồn. Điều đó có nghĩa Đồng bằng sông Cửu Long sẽ từ từ bị “tan rã”. Chưa kể ước tính, các con đập sẽ khiến sinh khối cá bị giảm từ 30 – 55% đến năm 2040 với 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,…
Bên cạnh đó, Công ty Mỹ Eyes On Earth (từ nguồn tài chính Chương trình Sáng kiến hạ lưu Mekong của Bộ Ngoại giao Mỹ) mới đây công bố kết quả nghiên cứu từ dữ liệu suốt 28 năm khẳng định tình trạng khô hạn trên sông Mekong phần lớn là do đập của Trung Quốc gây ra, khiến các nước ở hạ nguồn đang phải chịu tình trạng hạn hán nghiêm trọng chưa từng thấy. Phân tích cho thấy, 11 con đập thượng nguồn của Trung Quốc đang tích trữ nhiều nước hơn bao giờ hết so với giai đoạn 20 năm trước và cũng bắt đầu chặn nhiều nước hơn so với lượng xả ra. Chính sách quản lý đập của Trung Quốc đang gây ra những thay đổi thất thường và tác động tiêu cực đến mực nước ở hạ lưu, tàn phá các cộng đồng ở hạ lưu, gây thiệt hại hàng triệu đô, gây sốc cho quy trình tự nhiên của hệ sinh thái sông. Nghiên cứu này lưu ý chưa tính tới những tác động khác do các công trình phía hạ lưu như hai đập thủy điện đã hoạt động của Lào, hệ thống thủy lợi dẫn nước Mekong vào nội đồng của Thái Lan… Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Stimson Center có trụ sở tại Washington khẳng định, chính sách quản lý đập của Trung Quốc đang gây ra những thay đổi thất thường và tác động tiêu cực đến mực nước; cho rằng Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát nguồn nước trên sông Mekong để thiết lập luật chơi với các khu vực chịu hạn hán và có thêm quân bài trong cuộc chơi hợp tác kinh tế với hạ nguồn thông qua Cơ chế hợp tác Lancang – Mekong.
Bên cạnh việc kiểm soát nguồn nước, Trung Quốc được cho là đang tìm cách phát triển kinh tế ven sông Mekong. Viện nghiên cứu Fitch Solutions mới đây cho biết Trung Quốc có kế hoạch lớn để điều chỉnh chính sách với sông Mekong, đó là mở một lối đi cho hàng hóa khổng lồ. Theo đó, lối đường thuỷ đó từ tỉnh Vân Nam qua các nước sông Mekong và vào Biển Đông – có thể phục vụ cho tàu bè chở hàng hoá lớn và thậm chí là tàu quân sự. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có kế hoạch dài hạn để thiết lập các khu kinh tế trên cả hai bờ sông Mekong gồm các khu dân cư, cảng và đường sắt và đường bộ. Ưu điểm là điều này sẽ tạo thuận lợi cho thương mại giữa các quốc gia Mekong và biến Tam giác vàng – nơi gặp gỡ giữa Lào, Myanmar và Thái Lan – thành đầu mối thương mại rất hiệu quả.
Phản ứng của các nước
Việt Nam là một trong những quốc gia hạ nguồn sông Mekong tham gia tích cực nhất trong việc lên tiếng bảo vệ dòng Mekong bằng cả tuyên bố lẫn hành động. Với bốn con đập trước đó của Lào, trong quá trình Tham vấn trước, ý kiến của Việt Nam với tư cách là một nước thành viên Ủy hội Mekong vẫn luôn là lo ngại những tác động xấu và không đồng tình xây dựng. Việt Nam cũng là quốc gia khuyến khích ủng hộ các nước, đặc biệt là Lào, phát triển tiềm năng năng lượng tái tạo trên dòng Mekong (thay vì ồ ạt xây dựng các đập thủy điện) nhằm góp phần “bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước sông Mekong, ngăn ngừa các tác động tiêu cực đến sinh kế người dân”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (5/3/2020) từng cho biết, “là một quốc gia ở hạ du, Việt Nam rất quan tâm đến các tác động xuyên biên giới và tích lũy không chỉ của riêng công trình thủy điện Luang Prabang mà tất cả công trình thủy điện khác trên dòng chảy chính của sông Mekong… Việc phát triển các công trình thủy điện trên dòng chính của sông Mekong cần đảm bảo không gây tác động tiêu cực, bao gồm các tác động xuyên biên giới đến môi trường, đời sống kinh tế – xã hội của các nước ven sông, nhất là các nước ở hạ nguồn theo đúng thông lệ quốc tế và các quy định của Ủy hội sông Mekong quốc tế.”
Campuchia dừng các hoạt động xây thủy điện trên sông Mekong. Theo đó, Chính phủ Campuchia (18/3/2020) tuyên bố ngưng xây dựng đập thủy điện mới trên dòng chính Mekong trong vòng 10 năm tới, bởi lo ngại những tác động tiêu cực đem lại. Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng và Mỏ Campuchia, Victor Jona, mới đây cho biết Campuchia sẽ không phát triển các đập thủy điện mới trên sông Mekong trong 10 năm tới và tạo năng lượng từ than, khí đốt tự nhiên cùng năng lượng mặt trời. Campuchia trước đó công bố kế hoạch xây hai đập tại Sambor và Stung Treng, nhưng cả hai dự án đều đang bị hoãn. Quyết định của Campuchia đồng nghĩa với việc Lào sẽ trở thành quốc gia duy nhất tại lưu vực hạ lưu sông Mekong lên kế hoạch phát triển thủy điện trên sông Mekong.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bày tỏ quan ngại về báo cáo của Eyes on Earth. Trước đó, ông đã hoài nghi trước việc các nước hạ lưu sông Mekong đổ lỗi hạn hán là do Trung Quốc cắt nước ở thượng nguồn.
Trái ngược với các nước, Trung Quốc tìm cách bác bỏ chỉ trích về việc gây ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước ở hạ lưu sông Mekong. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, lượng mưa giảm, gió mùa bất thường, kết hợp với hiện tượng El Nino cực đoan là nguyên nhân chính gây ra hạn hán. Bắc Kinh chỉ ra những phát hiện khoa học từ Ủy ban sông Mekong cho thấy có hạn hán lan rộng trên hầu hết các khu vực xung quanh toàn bộ dòng sông. Tuyên bố cũng nhắc tới lời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
Vương Nghị đã cam kết vào tháng 2 rằng sẽ hợp tác với các nước hạ lưu sông Mekong để đảm bảo sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên nước.
Trước đó, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã gọi báo cáo của Eyes On Earth là không có căn cứ và nói rằng nó phản ánh trái ngược với sự thật. Ông Cảnh Sảng nói: “Dòng chảy từ Lancang (tên sông Mekong trên phần đất Trung Quốc) có tác động rất hạn chế đến khối lượng chung của sông Mekong vì dòng chảy ở vùng hạ lưu chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa và đóng góp từ các nhánh sông. Do vậy, không có lý do nào để biện minh cho tuyên bố rằng Trung Quốc chịu trách nhiệm về hạn hán ở các nước hạ lưu”.
Được biết, sông Mekong dài 4.350 km (2.700 dặm) chảy qua sáu quốc gia. Bắt đầu từ Trung Quốc – nơi được gọi là sông Lancang (Lan Thương) – nó chảy qua các quốc gia Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar, trước khi đổ ra Biển Đông với cửa sông thuộc Việt Nam. Con sông này là huyết mạch của các quốc gia Đông Nam Á và là nguồn mưu sinh của gần 200 triệu người ở đó, những người phụ thuộc phần lớn vào trồng trọt và đánh cá. Trung Quốc đã xây dựng con đập đầu tiên trên thượng nguồn sông Mekong vào những năm 1990 và hiện đang hoạt động 11 con đập dọc theo sông. Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng nhiều đập, được sử dụng để cho thủy điện.
http://biendong.net/bien-dong/34963-tiep-noi-tq-lao-xay-thuy-dien-moi-tren-song-mekong.html

Mỹ – Australia căng thẳng

về việc tham dự “Vành đai và Con đường”

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (23/5) cảnh báo sẽ ngừng chia sẻ thông tin tình báo nếu Australia không làm rõ việc bang Victoria tham gia dự án “Vành đai và con đường” với Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Sky News của Australia, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo về khả năng có những rủi ro nếu tham gia các dự án trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường” do Trung Quốc khởi xướng. Đặc biệt nếu bang Victoria của Australia tham gia dự án viễn thông trong khuôn khổ sáng kiến này thì có thể sẽ đe dọa đến mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes mà Australia là một thành viên. Và nếu Mỹ cảm thấy không an toàn thì sẽ ngừng kết nối với Australia.
Đáp lại tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ, Người phát ngôn của Thủ hiến bang Victoria khẳng định bang này hiện tại “không và sẽ không tham gia dự án viễn thông trong khuôn khổ Sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Được biết, năm 2018, chính quyền bang Victoria đã ký biên bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc tham gia Sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Đến tháng 10/2019, bang Victoria đã thỏa thuận khung với Trung Quốc về việc tham gia “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.
Trong khi đó, Chính quyền liên bang Australia cho rằng bang Victoria đã vượt thẩm quyền khi tự đứng ra ký thỏa thuận quốc tế. Thủ tướng Australia Scott Morrison (24/5) khẳng định, chính phủ liên bang Australia không ủng hộ bang Victoria tham gia Sáng kiến “Vành đai và Con đường” và ký thỏa thuận này với Trung Quốc vào năm 2018. Thủ tướng Scott Morrison nhấn mạnh “các bang cần phải tôn trọng và công nhận thẩm quyền của chính quyền liên bang trong việc hoạch định chính sách đối ngoại”. Không chỉ hành động vượt thẩm quyền, thỏa thuận mà bang Victoria ký với Trung Quốc liên quan đến Sáng kiến “Vành đai và Con đường” đều không được thông báo chi tiết cho chính quyền liên bang. Chính vì vậy mà chính quyền liên bang Australia không nắm được các lĩnh vực và dự án hợp tác cụ thể giữa hai bên. Trước thực trạng này, Bộ trưởng Nội vụ Australia Peter Dutton vừa yêu cầu chính quyền bang Victoria công khai các thỏa thuận. Trong khi đó thượng nghị sỹ Sarah Henderson thậm chí còn yêu cầu bang Victoria hủy bỏ thỏa thuận này.
Ông Michael Shoebridge, Giám đốc Chương trình Quốc phòng, Chiến lược và An ninh quốc gia, thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia nhận định, các dự án “hạ tầng cơ sở bây giờ không chỉ đơn thuần bao gồm bê tông và sắt thép” mà nó được kết nối với công nghệ số điều khiển các chức năng của nó. Vì thế các dự án cơ sở hạ tầng không chỉ đơn thuần là đường sá mà còn liên quan đến công nghệ thông tin, vấn đề mà chính quyền liên bang Australia buộc các công ty phải tuân thủ trong các thỏa thuận nhằm đảm bảo an ninh quốc gia.
Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc sẽ đi qua ba châu lục: Á – Âu – Phi, để kết nối các vòng tròn kinh tế sôi động, nhất là với các nền kinh tế phát triển ở châu Âu. Cụ thể, “Vành đai” sẽ tập trung kết nối theo các hướng: giữa Trung Quốc với Trung Á, Nga và châu Âu (vùng Ban-tích); nối liền
Trung Quốc với Vịnh Ba Tư và Địa Trung Hải qua Trung Á và Tây Á; kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương. Trong khi đó, “Con đường” sẽ thực hiện kết nối đường biển của Trung Quốc theo hai hướng: một là, sang châu Âu qua Biển Đông và Ấn Độ Dương; hai là, qua Biển Đông tới Nam Thái Bình Dương. Trên đất liền, Sáng kiến này sẽ tập trung xây dựng các kết nối đường bộ Á – Âu mới và phát triển các hành lang kinh tế Trung Quốc – Mông Cổ – Nga; Trung Quốc – Trung Á – Tây Á; Trung Quốc – Bán đảo Đông Dương. Trên biển, Sáng kiến được tập trung vào phát triển các cảng biển, cơ sở hậu cần tại các nước dọc theo Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nội dung của sáng kiến “Vành đai và Con đường” tập trung vào 05 lĩnh vực kết nối, gồm: chính sách, cơ sở hạ tầng, thương mại, tiền tệ và giao lưu nhân dân. Chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra các cổng kết nối cụ thể từ Trung Quốc tới các nền kinh tế, gồm: khu tự trị Tân Cương, các tỉnh: Hắc Long Giang, Quảng Tây, Vân Nam và khu vực Tây Tạng. Với quy mô và phạm vi kết nối này, việc bảo đảm tài chính cho Sáng kiến là vấn đề có tính then chốt. Trước mắt, Trung Quốc thiết lập quỹ cho Con đường tơ lụa khoảng 40 tỷ USD, phần còn lại (khoảng 100 tỷ USD) do Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) đảm nhiệm.
Đây là sáng kiến có ý nghĩa toàn cầu, xuyên thế kỷ. Theo đánh giá của các nhà phân tích quốc tế, “Vành đai và Con đường” được thiết lập sẽ kiến tạo mạng lưới kinh tế, thương mại bao trùm khu vực rộng lớn với dân số 4,4 tỷ người, kết nối hơn 20 nước dọc theo Con đường đi qua, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 21 nghìn tỷ USD (chiếm 30% GDP toàn cầu) và có thể tạo ra giá trị thương mại hơn 2.500 tỷ USD trong vòng một thập kỷ, cũng như liên kết với các thị trường đang nổi, có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Không những thế, các khu vực mà Con đường đi qua đều có vị trí địa kinh tế, chính trị quan trọng. Đây là những khu vực giàu tài nguyên, trung tâm an ninh của khu vực và thế giới.
Đối với Trung Quốc, “Vành đai và Con đường” có ý nghĩa chiến lược to lớn cả về đối nội và đối ngoại. Mặt khác, ý tưởng trên còn có ý nghĩa chiến lược hơn, bởi nó bao hàm an ninh truyền thống ở cấp độ khu vực và liên khu vực. Trong những năm qua, Trung Quốc đã tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Nam Á, Đông Nam Á và Ấn Độ Dương bằng chiến lược “Chuỗi ngọc trai”, tạo bàn đạp để nước này tăng cường tiềm lực cũng như khả năng tiếp cận hàng hải. Trên thực tế, không có nhiều điểm khác biệt giữa “Con đường tơ lụa trên biển” với “Chuỗi ngọc trai”, nhằm chiếm ưu thế về chiến lược. Nếu sáng kiến “Vành đai và Con đường” được hiện thực hóa, Trung Quốc sẽ đóng vai trò trung tâm địa chính trị – kinh tế toàn cầu.
Được biết, Five Eyes được thành lập theo một nghị quyết đa phương 50 năm trước với mục đích chia sẻ tin tình báo. Động thái mở rộng hợp tác với những nước ngoài nhóm như Nhật Bản hay Đức là tín hiệu phương Tây mở rộng mặt trận đối phó Trung Quốc trên phạm vi quốc tế. Hoạt động can thiệp của nước ngoài là trọng tâm nhóm nhắm đến. Ngoài Trung Quốc, Nga cũng là đối tượng Five Eyes muốn đối phó.
http://biendong.net/bien-dong/34959-my-australia-cang-thang-ve-viec-tham-du-vanh-dai-va-con-duong.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?