VN ‘sắp thành lập’ công ty xử lý nợ xấu


Cập nhật: 14:16 GMT - thứ ba, 21 tháng 5, 2013

Thống đốc Nguyễn Văn Bình dẫn dắt nỗ lực giải quyết nợ xấu
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói kế hoạch thành lập công ty quản lý tài sản để xử l‎ý nợ xấu sẽ được phê duyệt trong tháng Năm.
Truyền thông Việt Nam trích dẫn thông cáo báo chi Ngân hàng Nhà nước ra ngày 20/05 nói vốn điều lệ công ty quản lý tài sản (VAMC) được cấp từ “nguồn vốn hợp pháp” của Ngân hàng Nhà nước.

“VAMC là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước,” theo Bấm VNeconomy.
Được biết VAMC sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ của các tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng bán nợ cho VAMC có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt để vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên thông cáo không nói rõ VAMC sẽ mua và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nào

Điều kiện nợ xấu để VAMC mua:

- Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

- Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;

- Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ;

- Khách hàng vay còn tồn tại;

- Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Nguồn: Nghị định 53/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 9/7/2013.
Mới đầu tháng này Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đặng Thanh Bình, nói với hãng thông tấn Bấm Reuters rằng một công ty xử lý nợ xấu có tên VAMC sẽ được thành lập với số vốn ban đầu là 24 triệu đôla.
Tuy nhiên một số người đánh giá là khoản này quá nhỏ so với khối nợ xấu đang ảnh hưởng tới gần như mọi góc cạnh của nền kinh tế Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ước tính nợ xấu ở khoảng 7,8 tỷ đôla, hay 6% của tổng dư nợ là 130 tỷ đôla.
Tuy nhiên, các nguồn tin của Reuters nói mức nợ xấu của các ngân hàng cao hơn mức này ít nhất là ba lần - khoảng 23 tỷ đôla.
Như vậy, nguồn vốn của VAMC chỉ bằng 0,3% mức nợ xấu hiện tại và có lẽ chỉ đại diện cho vốn lưu động. Việc giải quyết nợ xấu thực sự được cho là sẽ giải quyết thông qua các giấy bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước.
"24 triệu đôla có vẻ như là một khoản tiền nhỏ để tái huy động vốn khu vực ngân hàng," Matt Hildebrandt, một kinh tế gia tại J.P.Morgain Chase ở Singapore bình luận.
"Quan ngại của tôi, đó là việc thiết lập VAMC diễn ra quá chậm và lượng vốn quá ít để thực sự giải quyết được vấn đề. Hướng giải quyết mông lung thế này đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ tiếp tục trong tình trạng yếu kém nhiều năm tới."
'Không có tiền ngân sách'
"Xử lý nợ xấu trước hết là việc làm của các ngân hàng thương mại"
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị Ngân hàng 2013
Mới đầu năm nay, Thủ tướng Việt Nam khẳng định nợ xấu là nhiệm vụ của các ngân hàng, ngân sách không có tiền xử lý nợ xấu và Nhà nước chỉ giúp hỗ trợ xử lý nợ xấu qua chính sách.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước ngày 9/1, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được dẫn lời nói “Xử lý nợ xấu trước hết là việc làm của các ngân hàng thương mại,
"Có thể thông qua tái cấp vốn hoặc 'gì đó' chứ ngân sách sẽ không có tiền để giải quyết vấn đề này."
Lý giải về lời bình luận này, ông Dũng cho rằng "chính các ngân hàng thương mại đưa ra quyết định cho vay, khi doanh nghiệp gặp khó khăn, nợ xấu phát sinh thì ngân hàng cũng là người đầu tiên phải đi xử lý".

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?