Vấn Nạn tham nhũng tại Việt Nam – Nguyễn Bá Lộc

Vấn Nạn tham nhũng tại Việt Nam – Nguyễn Bá Lộc
Tham nhũng là một nguyên nhân quan trọng của những vi phạm nhân quyền trên nhiều mặt.
Trên thế giới tham nhũng còn tràn lan khắp nhiều nơi, nhứt là tại các quốc gia độc tài. Trong nghị quyết của Đại Hội đồng Liên hiệp quốc năm 2012 về việc phòng chống tham nhũng, đã nêu ra rằng tham nhũng là một trở ngại cho sự bảo vệ nhân quyền không hữu hiệu. (TheoTranparency International). Năm 2015 Cơ quan Advisory Committee to the HRC thuộc Liên Hiệp quốc , cũng có nêu lên “Cần phải có biện pháp mạnh mẽ và sâu rộng chống tham nhũng để bảo vệ nhân quyền”. Các cơ quan viện trợ quốc tế như World Bank , UNDP (United Nations Development Programs) có nhiều chương  trình chống tham nhũng (Theo ước lượng của UNDP trong tài liệu UNDP Global Anti Corruption 2014-2017, thì trên toàn thế giới thiệt hại do tham nhũng gây ra khoảng 1.000 tỷ mỹ kim/năm.
Nhiều quốc gia viện trợ hay giao thương quốc tế cũng đều có luật lệ chống tham nhũng trong đó có Hoa kỳ , các nước Âu châu , Nhựt bổn..
VN là một trong những nước có mức độ tham nhũng nghiêm trọng nhứt trên thế giới. Đảng và chánh quyền nhiều lần nói tham nhũng là quốc nạn, phải chống tham nhũng, nhưng tham nhũng không giảm bớt mà càng gia tăng.
Chính tham nhũng về mặt kinh tế (các loại tham nhũng trong các mặt khác, không nói ở bài nầy) đã trực tiếp hay gián tiếp đưa đến sự suy kém nhân quyền, tai hại cho phát triển kinh tế và phát triển con người.  Sự chiếm đoạt tài sản công và tư, từ các cơ quan, từ các cấp chánh quyền đã và đang hoành hành dữ dội làm tan tành đất nước và suy giảm giá trị con người.
Quần chúng gồm người dân thường, truyền thông, Hội đoàn dân sự, tôn giáo và các tổ chức người Việt hải ngoại nhiều lần lên tiếng tố cáo tham nhũng. Chánh quyền không giải quyết. Đôi khi người tố cáo bị vạ vào thân.
Trong khoảng vài năm gần đây và hiện nay đảng CS đẩy mạnh hơn trong “cái gọi là bài trừ tham nhũng”. Chúng ta đã nghe , đã thấy có một số vụ lớn được đưa ra. Nhưng đó chánh yếu là vì tranh giành quyền lợi của các nhóm đảng viên cao cấp và mị dân mị quốc tế. Như trong đai hội trung ương đảng kỳ 6 vừa rồi đảng CS tuyên bố dữ dằn hung hảng, nhưng rốt cuộc chỉ có kỹ luật một bí thư Đà nẳng, còn biết bao nhiêu “chồn cáo, cọp beo , cá mập đại tham nhũng” đều bình an vô sự. Nhưng dù thế nào, việc đấu đá nầy cũng làm đảng chia rẽ hơn và lòi ra một số trường hợp cụ thể.
Tham nhũng là vấn đề phức tạp, ở VN tham nhũng có nguyên nhân chánh yếu là từ bản chất của chế độ, từ suy nghĩ và hành động của mỗi đảng viên. Nghĩa là trong lý thuyết và nguyên tắc của đảng và trong tư duy và truyền thống quan niệm và mục đích của việc bắt buộc nắm chánh quyền bằng mọi giá. Cái khung chánh và chánh quyền cọng thêm lòng tham và lòng thù hận trong hầu hết đảng viên CS  làm cho tham nhũng nẩy nở và khó tiêu diệt được.
Đã có rất nhiều bài viết, nhiều tiếng kêu về tham nhũng ở VN. Chúng tôi xin tóm lược tình trạng nầy hy vọng đóng góp phần nhỏ bé cho một vấn đề rất nghiêm trọng, trong hoàn cành quốc nội và quốc tế hiện nay.
1.Mức độ tham nhũng tại Việt nam
a.Tình trạng tham nhũng gia tăng
Tham nhũng tại VN từ nhiều năm qua có mức độ kinh khũng. VN là một trong một số nước có tham nhũng cao nhứt thế giới. Nó cản trở việc phát triển và làm suy yếu nền kinh tế và bất công xã hội to lớn chưa từng thấy trong lịch sử.
Mặc dù CSVN có đủ cơ chế và luật pháp chống tham nhũng, nhưng tham nhũng vẫn cứ gia tăng.
Ai cũng biết tình trạng bi đát nầy, ai cũng thấy hậu quả đau thương nầy mà toàn dân phải gánh chịu. Có rất nhiều phản ứng từ người dân trong nước, có nhiều nhận xét, yêu cầu của nhiều nhà đầu tư ngoại quốc, các cơ quan viện trợ quốc tế, một số chánh phủ ngoại quốc , nhưng các cơ quan nhà nước VN làm rất ít, hoặc hứa nhưng không cải thiện tình trạng. Ngay cả trong nội bộ đảng cũng hô hào chống tham nhũng. Nhưng tham nhũng coi như bất trị.
Cơ quan quốc tế Transparency International năm 2012 xếp VN có tình trạng tham nhũng hạng 123 trên 133 quốc gia, gia tăng từ 112 của năm 2011. (VN ở hạng gần chót, nhóm có mức độ tham nhũng cao nhứt).
Một cơ quan quốc tế khác là Corruption Perception Index năm 2011 thì VN được có điểm số 2,9 tức là nằm trong số những nước có tham nhũng cao và ở trong hạng 112/182 quốc gia và đến năm 2015 thì hạng lên 117/188, tức tham nhũng tăng cao hơn.
Trong các nước ASEAN, thì VN cùng Miến điện và Indonesia có mức độ tham nhũng trầm trọng nhứt.
b.Hình thái tham nhũng
Chỉ trên mặt kinh tế thôi, tham nhũng ở VN xảy ra khắp mọi nơi dưới nhiều hình thái, như một loại dịch không chửa được.
Có thể nói CSVN thu tóm tài sản công và tư càng nhiều càng tốt. Tài nguyên thiên nhiên, dầu mõ koáng sản, ngoại tệ vàng bạc và cả sức lao động của con người trong hơn 40 năm qua bị tước đoạt. Tình trạng nầy càng ngày càng nhiều hơn khi có nhiều nguồn thu gia tăng. Và sau đó vấn đề chánh của CS là làm cách nào để chi để xử dụng khối lượng tài sản to lớn đó cách có lợi cho đảng và riêng cho đảng viên hơn là để phục vụ dân. Với đảng CS, với bộ máy chánh quyền duy trì liên tục và đầy kinh nghiệm gian manh kinh qua hơn nữa thế kỹ, thì mục tiêu và kỹ thuật tham nhũng, CSVN đã làm được. Tóm tắt những hình thái chánh của tham nhũng:
1/Thể hiện “luật rừng” về nguyên tắc “công hữu”.
Hồi 1975, mới chiếm miền Nam. CS Bắc Việt chiếm đoạt toàn diện và triệt để cơ sở công thương nghiệp, tài sản, đất đai nhà cửa, tiền bạc của các nhà tư bản lẫn tiểu tư sản, kể cả 16 tấn vàng của chánh phủ VNCH. CSVN tịch thu tài sản đó chỉ bằng nghị quyết đảng hay bằng thông cáo Ban Quân quản, chớ không bằng luật lệ thông thường . Tổng số tài sản bị tịch thu nầy rất lớn. Và không cho dân biết bao nhiêu , dùng vào việc, ai xài ai lấy, mịt mù tâm hơi. Một số lớn nhà cửa tịch thu đem chia cho đảng viên, sau nầy chánh quyền “hóa giá” bán rất rẽ cho đảng viên. Đó là đợt “cướp quốc doanh” to lớn và công khai đầu tiên .
2/Lợi dụng “chủ trương lớn” để tham nhũng lớn.
Đó là chủ trương “Đổi mới” kinh tế hồi 1986, từ một nền kinh tế hoạch định kiểu CS. Đã bị thất bại hoàn toàn, kinh tế tan vỡ từng mảnh. Một trong chủ trương lớn lần nầy là giảm quốc doanh và cho tư doanh sống lại.Trong đó có chương trình “cổ phần hóa” hay “giải tư”, tức là bán quốc doanh cho tư nhân làm chủ. Đợt đầu (1995-2005) định dẹp bớt phân nữa quốc doanh, từ 7000 cái còn 3500, đợt 2 từ 2006 dến 2015, để sau cùng chỉ giử lại 300 xí nghiệp. Ở đây, xin chỉ nói một điểm của sự lợi dụng chủ trương nầy, các quan chức CS thực thi qui mô rộng lớn về tham nhũng. Bằng nhiều trò ma giáo như:phá hũy một số xí nghiệp, lấy cắp máy móc tốt, kế tóan giả, bán đấu giá giả, giao cho bà con .. Rốt cuộc là tài sản quốc doanh tiêu tán gần hết.
3/Cố ý nhập nhằn quyền “công hữu” và “tư hữu”. Trong suy nghĩ và lý luận của CS thì công hữu và tư hữu nhập nhằn lẫn lộn nhau.Trong bộ máy công quyền ý niệm thu chi rất mơ hồ, rất vô trách nhiệm , rất lõng lẽo. Công chi được quan niệm như một phương tiện cho các mục tiêu đảng, mà mục tiêu đảng khác với mục tiêu của dân. Cho nên mới có chương trình bỏ ra ba bốn tỷ mỹ kim để cứu quốc doanh để trả nợ xấu cho quốc doanh. Trong khi đó nhiều bịnh nhân không có giường năm, nhiều xã không có cầu cho học sinh đi đến trường chỉ cần độ 1/10 số tiền cứu quốc doanh. Đó chỉ vì lòng tham nhũng. Trong lảnh vực thuế vụ tài chánh công cũng vậy. Chánh quyền thấy cần thì tăng thuế tăng phí bừa bãi. Cán bộ viên chức ngành thuế một mặt chia tiền với người thọ thuế, xóa bỏ một nguồn thuế lớn cho quốc doanh. Đó cũng từ tham nhũng mà ra.
4/Duy trì nguyên tắc và luật lệ phi lý về đất đai . Nguyên tắc đó là “nhân dân làm chủ, đảng lảnh đạo nhà nước quản lý”. Đây là nguyên tắc không nước nào có chỉ có ở nước CS. Chánh quyền lợi dụng luật đất đai và kế hoạch phát triển kinh tế, lập khu công nghiệp, đường xá, hải cảng.. vẽ ra nhiều dự án không cần biết có khả thi  hay không, để thu hồi đất của dân và bồi thường giá rất rẽ. Sau đó, bán lại cho tư doanh với giá rất cao, hoặc giao cho các nhóm lợi ích khai thác. CSVN còn bán hay cho thuê dài hạn những công ốc có vị trí đắc địa tại nhiều thành phố lớn.Đây là loại tham nhũng tràn lan và xảy ra nhiều nhứt là cho những công trình xây dựng của chánh phủ và tạo ra những đại gia, nhóm lợi ích ở VN trong vài chục năm qua.
5/ Cướp đoạt tài sản công qua tập trung đầu tư công .
Áp dụng nguyên tắc “quốc doanh là chủ đạo”. Chánh quyền giải thể nhiều xí nghiệp quốc doanh nhỏ , và dưa ra nhận định rằng tư doanh còn yếu chưa làm nổi hàng hóa tốt và có số lượng lớn trong kế hoạch “Hội nhập toàn cầu” CSVN thành lập ra một số Tồng công ty và Tập đoàn kinh tế thuộc chánh quyền trung ương, có vốn gấp hàng trăm lần lớn hơn các công ty cũ. Thực sự bên trong là để tham nhũng lớn hơn. Tất cả 13 Tập đoàn kinh tế, mỗi cái có vốn tới vài tỷ mỹ kim, đều lỗ nặng, có cái gần như phá sản trên thực tế.
Tham nhũng to lớn trong các dự án lớn của chánh phủ đầu tư có tính cách kinh tế và phi kinh tế. Đầu tư công ở VN rất lớn. Trung  bình mỗi năm khoảng 50 tỷ mỹ kim từ ngân sách , từ công trái, từ viện trợ. Theo ước lượng từ nhiều nhiều nguồn kể cả trong đảng thì độ 20% số tiền đầu tư công bị thất thoát (độ 10 tỷ), chánh yếu là do nhà nước giao hợp đồng thi công cho các công ty tư thuộc “nhóm lợi ích” hay “tư bản đỏ”. Đó là loại “tham nhũng theo đúng qui trình”.
6/Hợp đồng quốc tế và đấu thầu giả.
Nhờ nhiều viện trợ quốc tế, VN thực hiện nhiều dự án xây dựng hạ tầng cơ sở khá. Trong đó có nhiều dự án cho đấu thầu giả. Do đó trong gần 10 năm nay, Trung quốc thắng khoảng 90% các vụ thầu giả. Cũng như một số công ty quốc doanh mua máy móc trang bị với hóa đơn giả kê giá cao lên. Các vụ thầu giả mua hàng xấu của Trung quốc và một số nước khác để chia chác tham nhũng. Số tiền nầy rất lớn.
7/Quân đội làm kinh tế
Một loại tham nhũng “hợp pháp” và theo đúng “qui trình” chỉ có ở VN và nước CS. Đó là việc đảng giao tiền rất lớn cho quân đội làm kinh tế. Số tiền mất mát rất lớn và rất phi lý. Nó chẳng những mất tiền dân mà còn cản trở công cuộc phát triển kinh tế chung. Ngoài quân đội còn những cơ quan cở sở khác như Đoàn thanh niên CS , Tình báo..Những tổ chức nầy rút tiền công quĩ và không có kiểm soát.
8/ Chiếm đoạt qua các loại viện trợ
VN có được ưu đãi nhiều qua viện trợ của các cơ quan quốc tế, một số quốc gia. Số tiền viện trợ  hàng năm trung bình 4-5 tỷ mỹ kim/ năm. Viện trợ dưới nhiều hình thức. Có loại không hoàn trả. Dù loại kinh tế hay nhân đạo , Cán bộ công chức đều bòn rút trong đó, ngay cả chương trình cứu đói giảm nghèo.
Ở VN không có nơi nào , cơ quan chánh quyền nào, lảnh vực nào là không có tham nhũng. Người dân gần như sống trong một xã hội mà nền văn hóa tham nhũng” phổ biến và phải chấp nhận. Người dân không lo lót hối lộ là không được gì cả, ngay cả nhận tiền cứu đói, hay sắp chết cần gặp được bác sĩ.
Còn cán bộ viên chức coi việc nhận hối lộ lộ, đòi tiền dân như là việc bình thường người dân phải chịu. Tình hình lan rộng, nơi công quyền nào người dân không lo lót mới là chuyện không bình thường.
Loại tham nhũng to lớn và nghiêm trọng hơn các loại thông thường nói trên là lạm dụng tiền bạc và tài sản công để bỏ vào túi riêng của các đảng viên. Chức vụ càng cao thì sự thâm lạm nầy càng lớn. Đó là những hành động lạm quyền kinh khủng của sự hoạch định và thực hiện các dự án, các công trình lớn xử dụng công quĩ, vay vô tội vạ ở ngân hàng, tiền viện trợ dưới nhiều hình thức, công trình hàng triệu đô la rồi giao cho các công ty thân thuộc. Số tiền mất mát nầy ước lượng 20% trị giá đầu tư công, sự mất mát có thể độ 5-10 tỷ mỹ kim một năm.
Các nhà nghiên cứu hay khảo sát tham nhũng ở VN có một một nhận xét giống nhau là tham nhũng ở VN rất trầm trọng. Nhưng qua các kết luận của các tổ chức quốc tế không nói lên đầy đũ tình trạng tham nhũng, vì người ngoại quốc thì không hiểu hết VN, nhứt là CSVN . Phần lớn họ áp dụng phương cách thông thường là phỏng vấn là ghi nhận qua bản vấn đề lục gởi cho doanh nhân , cho người dân, thường có kết quả không chính xác. Loại tham nhũng cướp đoạt , cưởng bức bề ngoài hợp pháp của đảng viên từ Tổng bí thư, Thủ tướng, Bí thư tỉnh, Bộ trưởng.. thì hỏi ai, bằng cớ đâu chỉ hỏi và trả lời thì thiếu sót! Chỉ biết khi chúng tranh giành và đổ bể, còn nhiều vụ không bể ra  gắp trăm lần. Mặc dầu ai cũng hiểu. Tham nhũng ở nước CS là yểm trợ cho mục tiêu “đấu tranh giai cấp”, là sự kết hợp để bảo vệ đảng, mà bảo vệ đảng là bảo vệ quyền lợi riêng cho đảng viên. Đó là cái vòng luẩn quẩn, tham nhũng không giảm là vậy.
c.Một số vụ tham nhũng lớn trong lảnh vực kinh tế
Như trên chúng ta biết tham nhũng ở VN tới mức kinh khủng, không có cách nào chửa trị được nếu còn chế độ độ độc tài CS.
*Vụ chiếm đoạt qua “chiến dịch đánh tư sản” miền Nam (1975). Khi CSVN chiến thắng. Muốn đưa đất nước theo chế độ CS toàn diện. Kẻ chiến thắng lấy hết của cải của một miền Nam bại trận. Số tài sản nầy rất lớn gần như còn lại nguyên. Tài sản chiếm đoạt được phân chia cho ai , dùng vào việc gì dân không có quyền biết. Đó là lần thể hiện rõ nhứt và sớm nhứt của bản chất chế độ CS.
*Vụ Tập đoàn kinh tế Vinashin, Vinalines. Loại tham nhũng từ “tái cấu trúc” quốc doanh
Tái cấu trúc quốc doanh có nghĩa là tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế. Bởi vì quốc doanh là quốc nạn, 70% quốc doanh bị lỗ hay không có lời. Với tinh thần XHCN và “văn hóa tham nhũng”, đảng viên CS lợi dụng lợi dụng ngay kế hoạch tái cấu trúc để cướp đoạt tài sản công.
VN giảm nhiều quốc doanh qui mô nhỏ và bị lỗ, nhưng đồng thời tạo ra quốc doanh lớn qui mô gấp trăm lần quốc doanh nhỏ. Đó là trường hợp các Toàn đoàn kinh tế (TĐKT), bắt đầu từ 2005.
Vinashin và Vinalines là hai trong 13 TDKT.Nó cũng là điển hình của tái cấu trúc để tham nhũng. CSVN bỏ vốn vào Vinashin khoàng 4 tỷ mỹ kinh kể cả nợ vay ngoại quốc và bán công trái. Sau 4 năm hoạt động (2010) , Vinashin bể nát và có số nợ trên 4,2 tỷ mỹ kim. Vinashin đầu tư bừa bãi cho các công ty con, tới 200 công ty nhỏ không dính dáng đến mục tiêu chánh của Vinashin là đóng tàu hàng hải. Khi sụp đổ Vinashin báo cáo tài sản còn 4,5 tỷ mỹ kim. Thực sự còn chưa đầy phân nữa. Riêng Vinashin bị mất trắng ít nhứt 2 tỷ mỹ kim.
Vinalines, công ty chuyển vận hàng hải cũng sập một năm sau đó và bị mất ít nhứt một tỷ mỹ kim tài sản công do tham nhũng và quản lý tồi tệ.
*Vụ Petro VN, Tham nhũng do “lộng quyền” của lảnh đạo đảng và chánh phủ.
Petro VN là một TĐ KT mũi nhọn, nhiều năm có lời với nghiệp vụ khai tác dầu khí. Cũng như các quốc doanh khác, Petro VN là ổ của đại tham nhũng. Qua vụ khai tin tức tham nhũng của cựu Chủ tịch một công ty con của Petro VN , Trinh xuân Thanh, một trong hình thái tham nhũng là bán lậu cho Trung quốc, gấn 30% dầu khai thác trị giá hàng tỷ mỹ kim và chia chác nhau từ cao cấp nhứt tới đảng viên thấp có liện hệ vụ béo bở nầy. Trực tiếp trên Trịnh xuân Thanh là Đinh la Thăng. Trên nữa thì có Thủ tướng và Tổng bí thư. Hàng ngàn vụ tham nhũng đều diễn ra như vậy trong hơn 30 năm qua.
*Vụ khai thác Bauxite Tây nguyên. Loại “tham nhũng triều cống Trung quốc”.
Năm 2006 Chánh phủ giao cho Tập đoàn kinh tế than và khoáng sản (TDKT T&K) trách nhiệm khai thác bauxite và một số khoáng sản khác. Đầu tiên là khai thác hai quặng nhôm (bauxite) ở Lâm đồng và Đak lắc do công ty quốc doanh Vinacomin (công ty con của TDKTT&K) trực tiếp thực hiện  . Vốn bỏ ra cho hai dự án nầy ở giai đoạn đầu là 926 triệu mỹ kim để xây dựng cơ sở lọc nhôm.  Theo nguyên tắc đem ra đấu thầu. Có các nhà thầu từ Hoa kỳ , Anh , Úc , Nhựt và Trung quốc. Kết quả TQ trúng thầu mặc dù TQ có kỹ thuật kém xa các nước khác.
Dự án khởi công năm 2008 và theo dự trù sẽ hoạt động năm 2012. Cho tới 2014 chưa xong và TQ xin tăng thêm tiền lấy lý do các chi phí đều bị gia tăng.(thêm 20% chi phí). Đến 2015 nhôm sản xuất được và bán ra cho TQ bị lỗ 200 triệu mỹ kim một năm. Máy móc hư hỏng nhiều thứ.
Đây là vụ tham nhũng VN ăn chịu và hiến dâng cho TQ. Vì hồi năm 2006 khi chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào qua Hà nội dự APEC , VN có đưa cho TQ một số dư án trong đó có Dự án bauxite. Lúc đó nhu cầu nhôm của TQ rất lớn mà trong nước chỉ có tự cung cấp khoản 30% nhu cầu. TQ đi khai thác khoán sản khắp thế thế giới. Đây là một trong rất nhiều công trình mà TQ “trúng thầu” ở VN với sự ép buộc và chia chác lợi lộc lớn của hai bên. Từ chục năm nay, TQ “trúng thầu” trên 10 tỷ mỹ kim, tiền ăn chia có thể lên tới trên 2 tỷ. Tiền mất đi nhiều mà phẩm chất công trình rất kém.
*Vụ xa lộ Đông Tây (Thủ thiêm) và Tổng công ty đường sắt, loại Tham nhũng qua viện trợ.
Năm 2005 Công ty tư vấn Nhựt là Pacific Consultants International (PCI) đưa hối lộ cho sở công chánh Thành phố Hồ chí Minh 2 triêu 600 ngàn đô , bằng 10% trị giá dự án, để được chấp thuận cho dự án đường xa lộ Thủ thiêm do chánh phủ Nhựt tài trợ (loại ODA). Báo Nhựt phanh phui , người đưa hối lộ (Chủ tịch PCI) và người nhận hối lộ, ông Huỳnh ngọc Sỹ, Giám đốc công trình , bị tù (2010). Kết quả tham nhũng nầy là nhờ báo chí Nhựt khui ra. VN muốn dấu nhẹm không được vì chánh phủ Nhựt yêu cầu chánh phủ VN phải đưa ra xử, nếu không sẽ ngưng cấp viện trợ.
Vụ thứ hai cũng liên hệ tới viện trợ Nhựt. Công ty tư vấn Nhựt JTC lo hối lộ 5 viên chức của Tổng cục đường sắt hơn một triệu đô để được thầu 5 dự án loại ODA do chánh phủ Nhựt viện trợ, năm 2014.
*Vụ đặt in giấy bạc ở Úc. Do báo chí Úc phanh phui Tòa án Úc điều tra và xử 8 viên chức của công ty in tiền Securency của Úc  (Công ty ngân hàng trung ương chánh phủ Úc) hối lộ quan chức VN để được thầu in tiền plastic cho VN. Số tiền hối lộ đến 20 triệu Úc kim , tiền nầy giao cho Đai tá tình báo Lương ngọc Anh làm môi giới cho các viên chức cao hơn.Các viên chức của Securency liên hệ bị tù. Về phía VN, không thấy nói hình phạt.Đây là cách kinh tài của tình báo hải ngoại.
* Vụ ngân hàng Ocean Bank (OB) , Một trong những vụ sai trái lớn của ngân hàng. OB là ngân hàng cổ phần mà tiền vốn lớn nhứt là của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Việt Nam- PVN). Chủ tịch OB Hà văn Thắm,  nhiều sai phạm luật ngân hàng đưa tới mất mát 1.500 tỹ đồng ($65,89 triệu đô), ký cho một công ty địa ốc vay 500 tỷ đồng (23,5 triệu đô) mà không có thế chấp. Hà văn Thắm (người được xếp hạng giàu thư 8 của VN hồi năm 2012, bị bắt 2014 và bị kết tội chung thân, tháng 2/2017. Khi thị trường nhà đất sụp đỗ hồi 2012, nhiều ngân hàng như OB đỗ theo, kéo theo sự suy sụp kinh tế.
*Các vụ tham nhũng đất đai. Xảy ra khắp mọi nơi. Từ Hà nội đốn Hải phòng, từ Long An đến Bà Rịa với hàng ngàn vụ, có vụ đổ máu, dân bị đánh đập tàn nhẩn.Theo cuộc nghiên cứu do World Bank yêu cầu và hai nước Thụy điển và Đan mạch thực hiện tại một số nước Đông nam Á và công bố năm 2010. VN và Indonesia có mức tham nhũng về đất đai cao nhứt
*Quân đội làm kinh tế. Một sự chia phần tài sản đất nước. Lợi dụng nguyên tắc củ chủ trương “kết hợp kinh tế và quốc phòng” và sự kiêu binh của các tướng lảnh ngay sau khi chiếm miền Nam, các quân khu các đơn vị lớn của quân đội nhận được nhiều tiền để làm kinh tế. Quân đội đầu tư , khai thác lung tung. Giành nhau chia chác lợi nhuận. Điển hình như lấy đất sân bay Tân sơn nhứt làm sân golf, khách sạn quán ăn..Không ai biết lỗ lời ra sao cả.
Và còn rất nhiều vụ tham nhũng và chiếm đoạt tài sản khác của chế độ CS.
d.Tính chất của tham nhũng kinh tế  
Nói chung VN có hai loại tham nhũng: loại thông thường tại nhiều nước. Và loại sanh sản từ chế độ XHCN nó lộ liểu hơn dữ dằn hơn nhiều. Các đặc điểm có thể tóm tắt như sau:
*Nguyên tắc và mô hình “kinh tế lưởng thể”. Kết hợp hai nguyên tắc kinh tế CS và kinh tế thị trường. Nguyên tắc CS. Như “chế độ công hữu”, quốc doanh là “chủ đạo”, chánh quyền có “quyền tuyệt đối quản lý” tài sản dân (đất đai, vàng , ngoại tệ). Nguyên tắc “phi đối lập”, không ai có quyền chỉ trích và phản biện bất cứ từ đâu. Nguyên tắc “đảng trên chánh phủ”, các vụ tham nhũng lớn của đảng viên phải được đảng bộ cao cấp hay bộ chánh trị cho phép mới được điều tra nội vụ.
Mặt khác thi CSVN dùng một số nguyên tắc của kinh tế thị trương trong mục tiêu có lợi cho đảng và đảng viên. Cái độc hại là ở chỗ đó.
*Những người chủ mưu và thực hiện các vụ tham nhũng lớn với 99% là đảng viên. Đó là các viên chức có nhiều quyền và hành xử công quyền và đảng quyền cách tuyệt đối và độc đoán.
*Tham nhũng đúng hiến pháp và luật pháp XHCN, luật pháp và công lý chính yếu là để bao che tham nhũng hơn là giải quyết tham nhũng. Hàng loạt thanh tra , kiểm tra từ đảng đến chánh phủ trung ương và địa phương đều  không có kết quả.
*Công lý bị méo mó hay bị bẽ gãy. Sự chống đối phanh phui tung tin xữ lý về tham nhũng của đảng viên phải được đảng cho phép trước. Thanh tra bên chánh phủ phải chờ lịnh đảng. Mặt khác, nhiều vụ tham nhũng to lớn được đưa ra nhưng không có kết thúc, không có chế tài.
*Tham nhũng có hệ thống . Quyền lợi được chia chác, kết bè để bảo vệ chức quyền tức là bảo vệ tiền bạc và mọi bổng lộc tự phân phát cho nhau.Cái lý tưởng của đảng viên trong hàng chục năm nay và bây giờ là có nhiều tiền, xây dựng con cái thành lớp cai trị nối tiếp cha ông.Đây cũng là mầm móng cho sự tranh gianh nhau trong đảng.
*Toàn diện,  trên mọi ngành mọi lảnh vực , kể cả tiền cứu trợ cho dân, và lảnh vực hệ trọng như y tế, giáo dục.
*Cấu kết với Trung quốc hai hệ thống tham nhũng cùng song hành cùng bốc lột tài nguyên đất nước, và chiếm đoạt tiền công chi.
* Các vụ tham nhũng lớn được nêu ra gần đây , nhưng con số còn quá ít, đều mang tánh chất đấu đá nội bộ đảng.
2.Hậu quả nghiêm trọng của tham nhũng
Tham nhũng tại VN kéo dài hơn 40 năm qua và ở mực độ rất nghiêm trọng và đã đưa đến nhiều hậu quả và hệ quả nghiêm trọng trên nhiều mặt:
a.Về mặt Nhân quyền. Nhân quyền là phạm trù về con người. Nó đứng trên mọi phạm trù khác như: chánh trị, tôn giáo, kinh tế, xã hội. Mọi hình thức xâm phạm quyền tự do về tinh thần hay vật chất của các lảnh vực nầy đều có tác động làm hại nhân quyền.
Những vụ tham nhũng, hối mại quyền thế đều làm cho người dân lương thiện mất tự do nói lên tiếng nói trung thực, không có quyền có được công lý và cả không có quyền mưu cầu sự sống và bảo vệ nhân phẩm và tôn giáo của chính mình.
b.Về mặt Kinh tế.
Người dân nói chung từ nhà đầu tư, người công nhân, chuyên viên, người tiêu thụ không có niềm tin ở chánh quyền. Khi không có niềm tin thì không thể đồng lòng chung sức nhau để xây dựng và phát triển kinh tế tốt được.
Bất công trong các vụ đấu thầu, trong việc nhập nguyên liệu máy móc, trong quota xuất cảng , trong tín dụng.. gây trở ngại cho kinh doanh, và do đó phát triển chung bị hạn chế.
Nông dân mua thuốc sát trùng giả, giá nông sản thấp, bị thương nhân TQ phá hoại thị trường..nông thôn không khá được, mãi lực kém, do đó hạn chế sức tiêu dùng hàng hóa công nghiệp. Nông dân nghèo, con không học được khá, hiệu năng công nhân trẻ ở nông thôn không vươn lên kịp công nhân thế giới.
Sử dụng tài nguyên sai trái, bán cho TQ chánh thức và hàng lậu, đất nước bị hao mòn, ngày nào đó bị kiệt quệ. Các công trình do TQ thực hiện đưa tới nhiều loại hậu quả bất lợi như phẩm chất công trình yếu kém , mau hư hỏng, công nhân TQ qua cư trú quá đông và phần nhiều bất hợp pháp, và còn vấn đề an ninh quan trọng, mối nguy sự lệ thuộc TQ càng ngày càng sâu.
Tham nhũng làm nãn lòng viện trợ quốc tế. Mặc chương trình Hội nhập toàn cầu trong đó xuất cảng và đầu tư ngoại quốc có khá. Nhưng tham nhũng quá đáng sẽ là trở ngại cho hội nhập toàn cầu của VN. Đặc biệt trở ngại quan trọng đối với nhà đầu tư ngoại quốc là Bộ máy công quyền quá tệ hại của VN, công chức vừa tham nhũng, lại quan liêu rắc rối, không hiệu năng. Luật lệ rườm rà, thiều công bằng.
Nền kinh tế bất ổn. Giá cả gia tăng liên tục. Người nghèo bị thiệt thòi lớn.
c.Về mặt Xã hội
Tham nhũng quá lớn quá tàn nhẫn đã làm xã hội VN suy sụp quan trọng. Giá trị đạo đức xã hội và đạo đức gia đình bị giảm . Người dân phải chấp nhận tham nhũng, hối lộ để mà sống, dù có sai với lương tâm . Sự cưởng lại cái nền văn hóa XHCN chỉ là tự nhận sự thiệt thòi. Nhưng sự sợ hải và chân giá trị của một con người của một người dân không luôn luôn là rào cản bất di dịch.
Xã hội VN dưới chế dộ XHCN có hai giai cấp: Chênh lệch giàu nghèo quá cao, đời sống quá khác biệt giửa một bên là đảng viên với cuộc sống rất xa hoa và một bên là tuyệt đa số dân nghèo, cơm không đủ no. Hai bộ mặt rõ rệt của xã hội VN ngày nay là như vậy.
d.Về nội bộ đảng CS 
Tham nhũng tạo ra sự lưu manh công khai và bền vững của đảng viên. Khi tiền kiếm vô quá dễ bằng tham nhũng, thì sự chi ra cũng quá dễ. Khi tội lỗi và tội ác không bị sự kềm chế bởi chính mình và bởi luật pháp, định chế nào, thì nó có khuynh hướng gia tăng. Tham nhũng dễ quá. Ai cũng tham nhũng, nhiều đảng viên có nhiều nhà to, xe sang, con đi học ngoại quốc, mua nhà ở nước ngoài . Là đảng viên con đường hiện tại và tương lai là thế. Nhưng lòng tham không dừng. Và sự tranh giành quyền lực để có được nhiều tiền và của hơn sanh ra sự tranh giành và giết nhau dể chiếm chức vị cao và tốt hơn.
Cho nên khi nào cấp cao của đảng dùng chiêu bài diệt tham nhũng là dấu hiệu có thanh trừng , đảng CS có nguy cơ, nặng hay nhẹ . Đây là một trong những cơ hội cho sự tranh đấu để phục hồi và phục hưng VN.
e/Về uy tín quốc tế 
Tổng quát thì các quốc gia và cơ quan quốc tế đều coi thường VN vì nạn tham nhũng quá mức được nêu ra hàng năm. Một chánh quyền dơ bẩn và dối trá, một dân tộc thiếu tự trọng, thiếu chữ tín.
Khi mất uy tín quốc tế đưa đến nhiều thiệt hại và thiệt thòi: viện trợ bị giảm, đầu tư ngoại quốc giảm, hàng hóa xuất khẩu không có tính cạnh tranh tốt, phẩm chất lao động kém dù có cần cù. Đó là vấn đề.
3.Công cuộc phòng chống tham nhũng của VN
Tham nhũng là nguyên nhân của sự sụp đổ , của sự hũy hoại giá trị vật chất và giá tri tinh thần của Dân tộc. Và việc chống tham nhũng dưới chế độ XHCN thì cực kỳ khó khăn. Nhưng mọi người cần kiên nhẫn.
Cách thức phòng chống tham nhũng của VN từ trước tới nay:
a.Từ phía chánh quyền 
Đảng và chánh quyền có đầy đũ luật lệ và cơ quan bài trừ tham nhũng , khung luật pháp có Luật Phòng chống tham nhũng ban hành 2005, Sách lược chống tham nhũng và lảng phí của Bộ chánh trị 2009-2020. Luật về đấu thầu (No 61/2005/QH11), phải có đấu thầu công khai, thực tế giao cho thầu có chia chác, nhứt là dâng cho Trung quốc.
Chánh phủ có Cơ quan Thanh tra trung ương , trong đó Văn phòng chống tham nhũng, và mỗi Bộ và Tĩnh có Thanh tra nội bộ và Thanh tra cấp Tỉnh. Trung ương đảng cũng có bộ phận chống tham nhũng . Trong vài năm gần đây Tổng bí thư và Bộ chánh trị trực tiếp điều tra và chế tài  các vụ tham nhũng lớn. Nhưng nhiều người nghĩ đó chỉ là lợi dụng việc chống tham nhũng để tranh giành chức vụ hay nói khác là tranh giành quyền lợi giữa các đảng viên cao cấp.Các lảnh đạo cấp cao nhứt của CSVN ra lịnh chống tham nhũng chỉ là bề ngoài. Thực tế, các cựu Tổng bí thư, các Thủ tướng , các viên chức cao có nhà cửa nguy nga và một cuộc sống xa hoa.
Kết quả rất thanh tra nhỏ nhoi. Chánh quyền chỉ thu hồi được 10% số thiệt hại do tham nhũng (900 tỷ trên 9260 tỷ đồng.), theo Báo cáo trước Quốc hội của Tổng Thanh tra chánh phủ 2013.
Theo báo China People Daily thì năm 2007 , VNCS phát hiện được 584 trường hợp tham nhũng dính liu 1300 người, gây thiệt hại 865 tỷ đ.($54 triệu đolla). Tăng 66% so với năm 2006. Nói với các nhà đầu tư, Thủ tướng cho rằng để chống tham nhũng, VN cần cải thiện hệ thống luật pháp và cải thiện đời sống công chức (12-2-2007), Nguồn: FACTS AND DETAILS . Thực sự nguyên nhân chánh yếu của tham nhũng ở VN đâu phải là thiếu hệ thống luật pháp và đời sống công chức quá kém, mà là do bản chất độc tài và tham lam quá đáng của đảng viên!
Còn các vụ tham nhũng lớn được đưa ra (như tóm tắt ở phần trên) đều do sự tranh giành quyền lợi của các đảng viên cao cấp. Trong đó có những vụ bị nhận chìm luôn.
b.Từ phía quần chúng 
Công chúng cũng như các Hội đoàn dân sự , truyền thông gần như không tranh đấu tích cực chống tham nhũng. Vì họ thấy VN không có công lý. Chánh quyền không minh bạch, không tôn trọng luật pháp. Đôi khi người chống tham nhũng bị chánh quyền hại ngược lại . Còn những vụ cướp đoạt tài sản lớn , có cả hệ thống trong bộ máy công quyền tham dự, người dân đâu có biết được gì.
c.Các Tổ chức quốc tế 
Trong quá khứ có một số cơ quan quốc tế như World Bank (WB) (cấp ngân khoản chống tham nhũng 2013-2015), cơ quan Management System International (MSI) và một số quốc gia như Phần Lan, Na uy , Nhựt , Viện trợ từ Anh quốc trong chương trình UK Goernment Anti Corruption Strategic Fund (2014), có viện trợ cho VN để cải thiện bộ máy Hành chánh và chống tham nhũng, có đưa ra nhiều khuyến cáo , nhưng không được chánh phủ VN làm theo.
Đặc biệt hồi tháng 2/2017,  APEC có tổ chức buổi họp các thành viên hội thảo về việc chống tham nhũng và minh bạch  trong hợp tác phát triển kinh tế thương mại, đó là nguyên tắc quan trọng của tổ chức APEC (Asian Pacific Economies Community), mà đại hội thương đỉnh sắp hợp tại Đà nẳng tháng 11-2017 tới đây.
Từ lâu, đã có quá nhiều đánh giá của một số cơ quan quốc tế về tình trạng tham nhũng của VN.
Như ông Jordan Ryan, nguyên Giám đốc UNDP của Liện hiệp quốc ở VN có nhận xét: “VN không thể thành công về kinh tế trừ khi có một chánh quyền trong sạch và hữu hiệu” (Theo Ben Stockinh, Mercury News 24-2-2003).
Cơ quan tư vấn về rũi ro chánh trị và kinh tế (PERC) trụ sở ở Hông kông có cuộc điều nghiên tại 16 quốc gia Đông nam Á (2010) thì VN đứng hạng 3 từ dưới lên  chỉ trên Cambodia và Indonesia là có mức dộ tham nhũng cao nhứt trong vùng. Có điểm quan trọng nhứt trong tình trạng tham nhũng ở VN là từ việc quản lý tài chánh và tài sản công không có hiệu quả.
Các cơ quan trực tiếp viện trợ cho VN cũng có nhiều áp lực với chánh quyền yêu cầu phải minh bạch và sạch sẽ bộ máy chánh quyền khi nhận viện trợ. Mà viện trợ cho VN mỗi năm rất lớn, 4-5 tỷ mỹ kim, từ nhiều chương trình khác nhau. Nhưng thực tế kết quả thực hiện viện trợ không tốt, phần chánh là do tham nhũng. World bank thông báo giảm dần viện trợ từ năm tới.
Theo nghiên cứu của Phần lan về vấn đề tham nhũng cho rằng VN có nhiều luật lệ về chống chống tham nhũng nhứt tại Á châu. Nhưng thực tế kết quả rất ít.
4.Tương lai có cách nào giải quyết tốt hơn về tham nhũng tại Việt Nam ?
Như đã nói ở trên tham nhụng ở VN quá nguy kịch. Việc chống tham nhũng thì không có kết quả. Thời gian không là liều thuốc chửa trị bịnh nầy.
Vấn nạn nầy đã có quá lâu, trên 40 năm rồi. Nó xảy ra trước mắt mọi người, dù CSVN có bưng bít nhiều vụ quan trọng, và họ cũng biết tham nhũng là một trong các nguyên nhân chánh làm tan uy tín của đảng.
Gần đây nhờ sự đấu đá trong nội bộ cấp chóp bu của đảng, người ta mới thấy rõ hơn nhiều vụ tham nhũng , mất mát tài sản lên tới hằng nhiều tỷ mỹ kim. Đất nước bị đảng và đảng viên CS hũy hoại và chiếm đoạt ít nhứt 20% tài sản quốc gia. Không có cách nào VN có thể trở thành “con rồng , con cọp kinh tế “ , như Đài Loan Singapore hay Nam Hàn, nếu đảng CS còn ngự trị .
Liệu có cách nào cứu giảm bớt nỗi đau đó không , trước một thực trạng bi đát đó không?
Nếu mọi người trong nước, ngoài nước và cơ quan quốc tế vẫn còn kiên trì, thì chúng ta còn có thể thấy ánh sánh cuối đường hầm. Hơn nữa, bây giờ có những yếu tố và có hoàn cảnh trong mới tạo thêm niềm tin từ các nổ lực:
a/.Từ phía Dân chúng, Tổ chức đấu tranh của người Việt khắp mọi nơi. Đặc biệt ý thức và lực lượng trẻ yêu nước vùng lên hầu thay đổi chế độ và bảo vệ sự tổ quốc .
b/.Những nổ lực quốc tế . Trên bình diện quốc tế, có những tổ chức và quốc gia luôn bảo vệ giá trị chân chánh của xã hội loài người. Chúng ta cần phối hợp và cần sự trợ giúp. Đi thẳng vào huyệt đạo của CSVN là tiền, là cần tiền.
Cá cơ quan quan trọng của LHQ đều có chương trình chống tham nhũng, như United Nations Convention Against Corruption (UNCAC) có 170 tuyệt đại đa số đồng thuận, ngày 29 tháng giêng 2014.
Cơ quan quan trọng của LHQ cấp viện trợ phát triển cho nhiều nước, là UNDP (United Nations Development Program), buộc các quốc gia nhận viện trợ phải có sự minh bạch và rõ ràng kiểm toán được hầu giúp cho việc “chống tham nhũng và phát triển con người”.
Trong 5 năm (2008-2013), chương trình chống tham nhũng phát triển rất mạnh trong chương trình viện trợ trong nhiều lảnh vực của UNDP, qua chương trình Global Thematic Programon Anti-Corruption for Development Effectiveness (2008).
UNDP có chương trình Global Anti-Corruption Initiative (GAIN) từ 2014-2017 . Thành viên của GAIN gồm có :Unesco, UN Women, Huairou Commission, Anti Corruption Resource Center, Transparence International, Basel Institute Governance, The World Bank, US State Department trong cùng mục tiêu chống tham nhũng đi với viện trợ.
c/.Tác động luật lệ bảo vệ nhân quyền và chống tham nhũng của một số quốc gia. 
Những quốc gia có nền kinh tế mạnh và một hệ thống chánh trị tốt đều có luật lệ ngăn chận tham nhũng và bảo vệ nhân quyền khi giao thương hay đầu tư trực tiếp tại các nước trong chương trình hội nhập toàn cầu. Trong đó có Hoa kỳ , Cộng đồng Âu châu, Canada, Úc , Nhựt bản.
VN rất cần ngoại lực để phát triển kinh tế vì nội lực quá kém. VN cần đầu tư ngoại quốc và xuất cảng. Muốn nhận nhiều lợi đó thì VN phải nhận chịu những điều kiện cải thiện nhân quyền và chống tham nhũng. Hoa kỳ và các nước khác dùng những Hiệp định song phương , đa phương về kinh tế buộc các thành viên muốn có lợi phải tuân thủ điều kiện cải thiện xã hội, chấn chỉnh chánh quyền.
Trên bình diện quốc gia các tổ chức chống tham nhũng và bảo vệ nhân quyền, gần đây nhứt và có vẽ hữu hiệu nhứt là Luật Magnitsky Toàn cầu (Magnitsky Global Act) của Hoa kỳ ban hành hồi tháng 12/2016 .Luật Magnitsky của Hoa kỳ và Anh quốc được ban hành hồi 2012 là chống lại vụ tham nhũng và giết người tố cáo tham nhũng của viên chức thuế vụ và Công an Nga giết chết Luật sư Magnisky , người tố cáo tham nhũng . Các điểm quan trọng của luật nầy là: Hoa kỳ có thể chế tài mọi quốc gia có vi phạm nhân quyền trầm trọng do tham nhũng. Đối tượng chế tài là cá nhân vi phạm chớ không phải quốc gia như trước kia. Chế tài gồm hai loại: không cấp visa nhập cảnh Hoa kỳ với bất cứ mục đích gì. Tài sản của người vi phạm và thân nhân sở hữu tại Mỹ sẽ bị đóng băng.
Đây là luật mới có tiến bộ và hợp lý. Nếu tích cực áp dụng thì sẽ có anh hưởng tốt cho công cuộc chống tham nhũng trên thế giới, trong đó VN.
Có nhiều viên chức cao cấp của VN nằm trong đối tượng của luật Magnitsky toàn cầu. Anh và Canada cũng có luật Magnitsky Toàn cầu tương tợ như Hoa kỳ. Tức là có rất nhiều viên chức VN đã tham nhũng lớn, đã có tài sản nhiều ở Hoa kỳ , Canada, ở Anh.. Vấn đề đặt ra là chúng ta , người Việt trong và ngoài nước có hợp tác nhau và cọng tác với chánh quyền các quốc gia Hoa kỳ , Canada, Anh.. hầu vận dụng Luật Magnitsky toàn cầu cũng như một số luật quốc tế khác cho công cuộc chống tham nhũng và bảo vệ nhân quyền cho VN.
Cali 18 tháng 10 năm 2017

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?