Diễn đàn Internet Việt Nam đầu tiên bàn về những gì?


Lần đầu tiên tổ chức, Vietnam Internet Forum do Đại sứ quán Thụy Điển và Bộ TTTT đồng tổ chức thu hút khoảng 300 người khán dự.Bản quyền hình ảnhSỨ QUÁN THỤY ĐIỂN
Image captionLần đầu tiên tổ chức, Vietnam Internet Forum do Đại sứ quán Thụy Điển và Bộ TTTT đồng tổ chức thu hút khoảng 300 người khán dự.
Diễn đàn Internet Việt Nam đầu tiên đặt ra rất nhiều vấn đề, và cung cấp nhiều thông tin thú vị nhưng cũng tránh né không ít chủ đề nhạy cảm.
Vietnam Internet Forum (VIF) vừa chính thức khép lại hôm 28/11 sau hai ngày diễn ra 8 buổi hội thảo với 50 diễn giả Việt Nam và quốc tế.
VIF là sự hợp tác giữa Đại sứ quán Thụy Điển và Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, và hỗ trợ của nhiều tổ chức khác nhân dịp kỷ niệm 20 năm Việt Nam hội nhập mạng Internet.
"Đây là một sự kiện rất có ý nghĩa, đặc biệt quan trọng với sự phát triển của Việt Nam. Có rất nhiều chủ đề thú vị, những khái niệm tôi lần đầu tiên được nghe như e-governance và open data. Tôi nghĩ những cái đó rất cần thiết đối với xã hội còn đang rất nhiều lỗ hổng cần phải giải quyết như Việt Nam," nhà văn Đoàn Bảo Châu, một trong những diễn giả tại VIF nói với BBC.
Ông Arthit Suriyawongkul, một nhà hoạt động xã hội dân sự ở Thái Lan cũng là một diễn giả tại VIF, Nhà đồng sáng lập Chương trình Internet và Văn hóa Công dân tại Thái Lan thì đánh giá:
"Tôi chưa thấy nhiều diễn đàn như thế này ở nhiều quốc gia, về quy mô tham gia của xã hội dân sự. Tôi rất ấn tượng là có nhiều người từ các tổ chức xã hội dân sự quốc tế tham gia," ông Arthit nói.
Trong ngày thứ hai của VIF, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Đại sứ quán Thuỵ Điển cũng ra mắt cuốn sách Bản quyền hình ảnhSỨ QUÁN THỤY ĐIỂN
Image captionTrong ngày thứ hai của VIF, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Đại sứ quán Thuỵ Điển cũng ra mắt cuốn sách "Netsmart"

Sôi nổi tích cực về công nghệ số, kinh doanh, giáo dục

Trong khuôn khổ hai ngày, VIF đã có nhiều buổi thảo luận sôi nổi về nhiều chủ đề khác nhau. 
Phiên thảo luận Đổi mới Công nghệ cho điều tốt đẹp hơn (Digital Innovations for Good) bàn về việc sử dụng các dịch vụ trực tuyến, phần mềm điện thoại, công nghệ in 3D và thực tế ảo. Đây là các công nghệ mới được nhiều start-up ở Việt Nam phát triển mở rộng vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau cũng như việc sử dụng công nghệ vào việc nâng cao ý thức, bảo vệ môi trường. 
Còn phiên thảo luận về Thông tin Mở (Open data) và phần E-governance thì bàn về việc công nghệ số hóa các dịch vụ công. Sử dụng thông tin từ các tổ chức công cộng để phục vụ người dân để đơn giản hóa các thủ tục hành chính cũng như trong kinh doanh.
Các diễn giả tham gia đánh giá nội dung diễn đàn phong phú, tuy nhiên chưa có nhiều người tham gia.
"Tôi thấy hầu hết người khán dự là người ban tổ chức, người từ các tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu, chứ chưa có nhiều sự góp mặt của quần chúng rộng rãi, cần phải làm sao để có thêm sự tham gia của giới trẻ," ông Đoàn Bảo Châu nói.

Còn sơ sài về mặt tự do Internet và nhân quyền?

Trong bài phát biểu khai mạc VIF, Đại sứ Thụy Điển Pereric Högberg nói chủ đề của diễn đàn chính là "Digital for good" (Công nghệ số cho những điều tốt đẹp).
Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Phạm Hồng Hải và Đại sứ Thụy Điển Pereric Högberg tại VIFBản quyền hình ảnhSỨ QUÁN THỤY ĐIỂN
Image captionThứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Phạm Hồng Hải và Đại sứ Thụy Điển Pereric Högberg tại VIF
"Có thể truy cập Internet mở ra nhiều cơ hội hơn cho việc phát triển mọi mặt. Các quốc gia với một môi trường Internet tự do và mở cửa, nơi quyền con người trên mạng được bảo vệ và ưu tiên, sẽ nhận được những lợi ích kinh tế lớn hơn những quốc gia giới hạn quá mức Internet, nơi quyền con người không được bảo vệ. 
"Internet là cơ sở hạ tầng trung tâm của cả thế giới và cốt lõi của phần lớn các hoạt động con người. Giới hạn tự do Internet chính là giới hạn sự phát triển của chính chúng ta," ông Högberg nói.
Tuy nhiên, một số diễn giả đánh giá ban tổ chức còn hơi rụt rè khi đề cập đến một số chủ đề nổi cộm về nhân quyền. 
Chỉ vài tuần trước khi VIF được diễn ra, dư luận Việt Nam xôn xao xoay quanh việc chính phủ Việt Nam có thể gây khó khăn việc người dân sử dụng Facebook và Google nếu hai công ty này không chịu đặt máy chủ ở nước sở tại.
Trước đó vài tháng, Tổ chức Freedom House cũng đưa ra bản báo cáo đánh giá tự do Internet của Việt Nam vào danh sách những nước "không tự do" với tình trạng ngăn chặn thông tin và uy hiếp hay bắt giam nhiều blogger, phóng viên tự do.
Ông Arthit Suriyawongkul, một nhà hoạt động xã hội dân sự ở Thái Lan cũng là một diễn giả tại VIFBản quyền hình ảnhSỨ QUÁN THỤY ĐIỂN
Image captionÔng Arthit Suriyawongkul (phải) một nhà hoạt động xã hội dân sự ở Thái Lan cũng là một diễn giả tại VIF
Ông Arthit, diễn giả trong phần thảo luận về quyền con người trên Internet đặt câu hỏi với BBC: "Tôi không thấy đại diện xã hội dân sự Việt Nam nào. Tại sao họ phải mời một nhà hoạt động dân sự nước ngoài là tôi đến để nói về quyền con người ở Việt Nam mà không phải là một nhà hoạt động Việt Nam?" 
"Từ buổi thảo luận đầu tiên, theo cảm nhận của tôi, có vẻ họ không muốn khiến không khí trở nên tiêu cực. Có vẻ mọi người cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng theo nhịp độ của riêng Việt Nam.
"Sự kiện được tổ chức rất kỹ lưỡng, nhưng mang nặng tính ngoại giao, giữa bên Việt Nam và Thụy Điển. Họ chỉ muốn đi bước đi đầu tiên, không muốn gây áp lực quá nhiều," ông Arthit nói thêm.
Nhà văn Đoàn Bảo Châu, diễn giả trong phần thảo luận về mạng xã hội Việt Nam thì cho biết ông cũng khán thính buổi trình bày về một số nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc về Doanh nghiệp và Nhân quyền của VIF.
"Nhưng thực ra chỉ nói sơ qua một chút thôi, diễn ra trong vòng nửa tiếng. Tôi cũng định hỏi [về vấn đề nhân quyền] nhưng đến lượt tôi thì hết thời gian mất rồi. Nhưng chưa thấy ai bàn về việc chính phủ Việt Nam muốn kiểm soát Facebook, Google," ông Châu nói. 
Bà Victoria Rhodin Sandström, Bí thư Thứ nhất, Trưởng phòng Vụ Chính trị của Đại sứ quán Thụy Điển phát biểu tại VIFBản quyền hình ảnhSỨ QUÁN THỤY ĐIỂN
Image captionBà Victoria Rhodin Sandström, Bí thư Thứ nhất, Trưởng phòng Vụ Chính trị của Đại sứ quán Thụy Điển phát biểu tại VIF
Trả lời BBC hôm 29/11 về những vấn đề nêu trên, bà Victoria Rhodin Sandström, Bí thư Thứ nhất, Trưởng phòng Vụ Chính trị của Đại sứ quán Thụy Điển cho biết:
"Những [vụ tấn công blogger/nhà báo] là một vấn đề phức tạp nhưng tôi rất vui là chúng tôi đã có thể có một diễn đàn mang tính xây dựng và cởi mở cho tất cả người dân và cả qua trực tuyến. Tôi nghĩ là vẫn còn rất nhiều điều để làm về việc cởi mở hơn và minh bạch hơn trên Internet, nhưng tôi vẫn rất vui về sự hợp tác tích cực của Bộ Thông tin và Truyền thông."
"Chúng tôi không định làm về những chủ đề phức tạp cụ thể trong diễn đàn năm nay mà chủ yếu là để mở ra một cuộc đối thoại về những gì Internet có thể đem lại, 'Công nghệ số dành cho những điều tốt đẹp' với sự tham gia của nhiều bên khác nhau," bà Sandstrom nói.
Về việc vì sao không mời đại diện xã hội dân sự Việt Nam trong phần thảo luận quyền con người, bà cho biết nội dung phần thảo luận đó do phía UNESCO xây dựng. 
"Chúng tôi rất mong đợi rằng chúng tôi có thể biến diễn đàn này thành một sự kiện hằng năm, và rất mong nhiều người hơn tham gia với chúng tôi," bà Sandstrom cho biết.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42162332

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?