Đại-Dương: Hoa Vi Trong Cuộc Chiến Kỹ Thuật Của Trump

26/05/2019

Hôm 15/05/2019, Tổng thống Donald Trump đã ký Sắc lệnh đưa Tập đoàn Hoa Vi (Huawei) của Trung Cộng vào danh sách các công ty có thể gây rủi ro an ninh cho nước Mỹ. Như thế, các công ty Trung Cộng không thể mua thiết bị, linh kiện, phần mềm viễn thông của Mỹ nếu chưa được phép. Sau đó, Hoa Kỳ hoãn thi hành trong 3 tháng để khỏi làm hại tới khách hàng mua smartphone của Hoa Vi.
Image result for (Huawei)
Hoa Vi lớn mạnh nhờ vào công nghệ Mỹ, đặc biệt về chíp điện tử và phần mềm. Do Sắc lệnh của Tổng thống Trump mà Google quyết định đình chỉ cấp phép sử dụng hệ vận hành Android cũng như các thỏa thuận chia sẻ với Hoa Vi các sản phẩm phần mềm. Như vậy, Hoa Vi mất quyền sử dụng Android cho điện thoại di động. Loạt điện thoại thông minh mới của Hoa Vi sẽ không được phép cài đặt hệ thống vận hành Android.
Theo chân Google, các công ty Qualcomm, Qorvo, Texas Instrument đã ngừng cung cấp thiết bị cho Hoa Vi. Các nhà chế tạo phần mềm Oracle và Microsoft bắt đầu làm ăn nhỏ giọt với Trung Cộng.
Thế giới hiện nay chỉ có hai hệ vận hành thống trị thế giới điện thoại thông minh mà Androit chiếm 75% thiết bị và còn lại là Oracle của Apple. Các tên tuổi lớn như Nokia, Blackberry, Microsoff đã từng thử làm hệ vận hành mà đều thất bại.
New York Times cho biết Mỹ đang có kế hoạch giới hạn công nghệ mà Tập đoàn Hikvision được phép tiếp cận. Bloomberg đưa ra con số 4 công ty Trung Cộng đang trong tầm ngắm của Tổng thống Trump.
Lập tức, Bắc Kinh cáo buộc Hoa Thịnh Đốn cư xử thiếu công bằng với các công ty Trung Cộng làm ăn ở Mỹ. Chủ tịch Hoa Vi, Nhậm Chính Phi tuyên bố, phía Trung Cộng đã sẵn sàng mọi biện pháp đối phó. Hoa Kỳ không nên đánh giá thấp Trung Cộng. Người đứng đầu Khối smartphone cho biết hệ vận hành Hoa Vi sẽ sẵn sàng thương-mại-hoá từ Mùa Thu hoặc Mùa Xuân 2020”.
Vậy, cuộc chiến kỹ thuật giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng sẽ đi về đâu?
Trên phương diện chính trị. Dù có tình trạng căng thẳng giữa Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hoà, nhưng, giới chính trị Hoa Kỳ vẫn đồng lòng với nhu cầu cứng rắn với Trung Cộng, đặc biệt về phương diện công nghệ. Ngoại trừ chính trị gia ngớ ngẫn, Joe Biden, Ứng cử viên Tổng thống 2010 phát biểu “Trung Cộng không phải là đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ”. Càng ngày cộng đồng quốc tế càng nhận thức rõ ràng nguy cơ thống trị nhân loại của Trung Cộng sẽ làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống chính trị tự do, dân chủ đã dày công xây dựng và bảo vệ. Tây Phương sau hơn 40 năm đã thấm thía sự sai lầm vì đã tận tình giúp Trung Cộng thành con khủng long hám mồi. Các quốc gia trên thế giới không nên vì lợi ích riêng tư mà đòi Hoa Kỳ phải gánh vác mọi chi phí chống Trung Cộng. Hợp tác với Hoa Kỳ là con đường một chiều nếu muốn tránh thân phận tôi đòi cho Bắc Kinh.
Trên phương diện công nghệ. Trong bài “The Promise and Peril of 5G” trên tờ The National Interest viết: “Công nghệ 5G sẽ cách-mạng-hoá dược phẩm, đặt nền tảng cho các thành phố và con đường thông minh, kết nối toàn cầu với Internet of Things (Mạng lưới vạn vật kết nối Internet). Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp cho việc điều khiển từng đàn phi cơ không-người-lái và giúp cấp chỉ huy chiến trường ra quyết định nhanh chóng hơn. Tính đến năm 2035, công nghệ được hỗ trợ 5G có thể tạo ra 12.3 nghìn tỉ USD giá trị kinh tế và cung cấp 22 triệu việc làm mới.
5G có thể hoạt động trên các dải tần số vô tuyến khác nhau trong phổ điện từ, bao gồm các dải tần thấp (dưới 1 gigahertz, GHz), dải tần trung (1-6 GHz) và dải tần cao (trên 6 GHz). Tần số cao hơn chuyển sang tốc độ nhanh hơn, nhưng, khả năng dữ liệu bị giảm đi trong khoảng cách xa. Do đó, hầu hết các quốc gia đang tập trung vào phát triển phổ tần trung cho vùng phủ sóng 5G vì nó cung cấp cả tốc độ tốt và vùng phủ sóng rộng.
Nhưng, các nhà mạng của Hoa Kỳ chủ yếu tập trung vào phát triển phổ tần cao để cung cấp vùng phủ sóng cực nhanh (đặc biệt là ở khu vực thành thị) vì chính phủ và quân đội Hoa Kỳ sở hữu và hoạt động trên hầu hết phổ tần giữa, ngăn họ sử dụng nó. Kết quả là, rất khó để các công ty viễn thông Hoa Kỳ xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực phổ có khả năng sẽ được áp dụng trên toàn cầu.
Trên phương diện kỹ thuật, các quốc gia tiên tiến sẽ sử dụng 5G của Hoa Kỳ để đạt tốc độ cao mới hấp dẫn các nước khác muốn khỏi bị tụt hậu.
Verizon và AT & T đã có một số thị trường 5G hoạt động và Sprint và T-Mobile sẽ bắt đầu tung ra thị trường trong năm nay. Verizon hiện đang bán điện thoại 5G đầu tiên tại Hoa Kỳ – Samsung Galaxy S10 5G – chỉ trong hai thị trường. Trong khi đó, Sprint Sprint LG V50 ThinQ 5G ra mắt vào ngày 31 tháng 5 cho các thị trường đầu tiên.
Bắc Kinh từng đầu tư 400 tỉ USD vào kỹ thuật 5G và đã xây dựng hạ tầng cho 5G ở Hoa Lục nhiều gấp 10 lần của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, mỗi năm Hoa Vi phải chi 6.7 tỉ USD để mua thiết bị, kể cả phải trả 1.1 tỉ USD cho Mỹ.
Trong điện thoại hàng đầu P30 Pro của Huawei, các công ty Mỹ cung cấp một số thành phần chính, bao gồm các bộ phận giúp xử lý tín hiệu vô tuyến truyền cuộc gọi và dữ liệu qua không khí. Các chip nhớ P30 Pro là của Micron và công ty Toshiba của Nhật Bản. Công nghệ máy ảnh đến từ Sony của Nhật.
Năm ngoái, Trung Cộng nhập cảng hơn 300 tỉ USD computer chips, chiếc xương sống của tất cả sản phẩm kỹ thuật số nhiều hơn tổng số tiền mua dầu thô ở nước ngoài.
Nhậm Chính Phi thú nhận trên tờ The Nikkei của Nhật: “”Chúng tôi cũng có thể tạo ra các chip giống như của Mỹ, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ không mua từ Hoa Kỳ … Chúng tôi sẽ không dễ dàng loại trừ và từ chối các chip của Mỹ vì tất cả chúng ta cần phải cùng nhau phát triển”.
Trên phương diện trả đũa. Bắc Kinh dễ dàng trả đủa đối với Đại Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân, Việt Nam … Nhưng, rất khó đối phó với các cường quốc kinh tế và quân sự. Khi tranh chấp về Nhóm đảo Senkaku (Đảo Điếu Ngư) năm 2010 thì Bắc Kinh ngưng cung cấp “đất hiếm, rare earth” cho Nhật Bản. Nhưng, cộng đồng quốc tế đã tìm nguồn cung khác nên chẳng bị ảnh hưởng nhiều. Trung Quốc chiếm 97% sản xuất đất hiếm toàn cầu mà mức tiêu thụ đã tăng 27% trong 5 năm trước tranh chấp bị giảm xuống 7,2% trong 5 năm sau đó. Sau khi nối lại xuất cảng gây ra sự sụp đổ giá và Trung Cộng chỉ còn chiếm 71%, theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ. Tập Cận Bình đến thăm một nhà máy sản xuất đất hiếm mà có dám ra tay hay không?
Bắc Kinh có thể dùng ngón đòn khoáng sản, nhưng khó thuyết phục các quốc gia không phải đồng minh như Úc Đại Lợi, Indonesia, Chí Lợi, Congo.
Chắc Bắc Kinh không dám sử dụng quả “bom trái phiếu 1,300 tỉ USD” ở Ngân khố Hoa Kỳ vì: (1) Chỗ đó sinh lời và an toàn nhất thế giới. (2) Bán đi thì Mỹ và các nước khác mua liền với giá rẻ. (3) Đem tiền về Hoa Lục dễ rơi vào tay tham nhũng. (4) Hoa Kỳ còn có đồng minh khi cần hỗ trợ mà Trung Cộng cô độc.
Nếu một quốc gia để Hoa Vi đặt thiết bị 5G có thể trở thành Con ngựa Thành Troy (Trojan Horse). Bắc Kinh đã chi 80 tỉ USD công nghệ phân phối để giám sát hoặc đàn áp dân chúng ở hơn 50 quốc gia.
Vụ Hoa Vi chỉ là một phần trong “cuộc chiến kỹ thuật” của “chiến lược kinh tế” mà Tổng thống Trump đã theo đuổi trong hai năm rưỡi qua, làm đảo ngược quan niệm chiến lược “phát triển kinh tế kéo theo thay đổi chính trị” do Tây Phương chủ trương qua hơn bốn thập niên. Trung Cộng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Chủ tịch Tập Cận Bình công khai quảng bá hệ thống chính trị độc tài toàn trị nhất thế giới đang đe doạ tới cộng đồng nhân loại trên phương diện kinh tế, văn hoá, chính trị, quân sự, ngoại giao.
Ai cũng thấy nguy cơ từ Trung Cộng lồ lộ mà thiếu khả năng đối đầu nên hợp tác với Donald Trump an toàn hơn đứng bên cạnh Tập Cận Bình.
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
China’s Latest Economy Data Calls for Caution
Huawei eyes fall release of mobile OS in case of Android ban (Nikkei)
U.S. Restrictions on Huawei Expose a High-Tech Achilles’ Heel for China (NYT)
US allows three months to prepare for Huawei ban (Asia Times)
The Promise and Peril of 5G (National Interest)
HUAWEI PLANS ANDROID RIVAL THIS AUTUMN, REPORTS CLAIM (Independent)
China Has a Rare Chance to Strike Back on Huawei (Bloomberg)
To win China trade war, Trump needs allies (Asia Times)
The Huawei Ban Is Worth the Pain (Bloomberg) Upping the Ante in the US-China Trade War
https://baotgm.net/dai-duong-hoa-vi-trong-cuoc-chien-ky-thuat-cua-trump/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?