Sau Thông điệp Liên Bang, Quốc hội nói còn rất nhiều việc phải làm

VOA                                                                                                                                                       31/01/2018                                                                                                                           Chris Hannas
Tổng thống Donald Trump đọc Thông điệp Liên bang tại Quốc hội ở thủ đô Washington ngày 30/1/2018.
Phản ứng về Thông điệp Liên bang của Tổng thống Donald Trump, một số nghị sĩ Quốc hội ca ngợi giai điệu lưỡng đảng của bài phát biểu, trong khi những người khác muốn ông sử dụng nền tảng quốc gia để thảo luận cụ thể hơn về những vấn đề mà đất nước đang đối diện.
Nghị sĩ Cộng hòa Ryan Costello gọi đó là một thông điệp tích cực, đã nêu bật các ưu tiên trong nước như cơ sở hạ tầng và nhập cư. Ông nói Quốc hội cần xúc tiến những đề xuất của Tổng thống Trump với đầy đủ chi tiết hơn trong những ngày tháng sắp tới.
Ông Costello nói: "Theo tôi, tổng thống đã trình bày rất rõ về những gì chúng ta cần phải làm để giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu, để hỗ trợ các đồng minh của chúng ta, để khuyến khích những tiếng nói bất đồng chống lại các chế độ chuyên quyền trên thế giới. Tôi nghĩ rằng đó là một thông điệp tích cực."

Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Coons nói trước đó ông hy vọng Tổng thống Trump sẽ trình bày một thông điệp lưỡng đảng với các chi tiết cụ thể về cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy lợi ích của Mỹ trên toàn thế giới và đối đầu với Bắc Triều Tiên, và tổng thống đã phát biểu rõ ràng trong một số trường hợp, nhưng trong một số trường hợp khác thì ông đã đề cập đến rất ít.
Ông Coons nói: "Vấn nạn nghiện ma tuý ở Mỹ đang cướp đi hàng chục ngàn cuộc đời. Trước đó tôi trông đợi sẽ có một cái gì đó được đề cập cụ thể hơn trong bài phát biểu về cách thức mà chúng ta có thể cùng nhau hành động, bởi vì đó thực sự là một vấn nạn chung, bất cứ ai trong Quốc hội cũng cần và muốn cùng chung sức giải quyết vấn nạn này."
Nghị sĩ Cộng hòa Brian Fitzpatrick nghĩ rằng Tổng thống Trump đã thành công trong việc cất lên được tiếng nói mang giai điệu lưỡng đảng.

Ông Fitzpatrick nói: "Tổng thống đã phát biểu về chế độ nghỉ bệnh của người lao động, về cơ sở hạ tầng, về vấn nạn ma túy. Tất cá đó là những vấn đề lưỡng đảng."
Nghị sĩ Dân chủ Ted Lieu nói với VOA rằng Tổng thống Trump đã đạt được điểm cao trong bài phát biểu với các đề xuất về chế độ nghỉ phép để chăm sóc cho gia đình của người lao động, cải cách nhà tù và chi tiêu 1.500 tỉ đôla cho cơ sở hạ tầng, trong khi ông gây thất vọng với kêu gọi hạn chế di dân dựa trên bảo lãnh thân nhân, họ hàng.
"Tôi hài lòng là Thông điệp Liên bang ít tối hơn so với phát biểu nhậm chức của Tổng thống Trump," nghị sĩ Lieu nói. "Tôi vui mừng là ông đã chọn một con đường khác so với khi ông mới nhậm chức. Hy vọng rằng ông sẽ giữ đúng hướng đi đó."
Di dân là một chủ đề chính dằng dai của các nhà lập pháp, với việc không đạt được thỏa thuận về những người nhập cư không có giấy tờ đã đến Mỹ khi còn là trẻ nhỏ, cộng với cuộc giằng co về ngân sách đã khiến chính phủ liên bang phải ngừng hoạt động trong mấy ngày mới đây.
Tổng thống Trump kêu gọi thực hiện một hệ thống chặt chẽ hơn nhiều, bao gồm việc tăng cường an ninh biên giới với một bức tường thành dọc biên giới Mỹ-Mexico và hạn chế số người được phép nhập cư Mỹ.
Nghị sĩ Dân chủ Lou Correa nằm trong số những người không hài lòng với một kế hoạch cải cách di dân gồm bốn điểm mà Tổng thống Trump đã nêu lên trong bài phát biểu của ông cùng với việc nhấn mạnh đến bạo lực băng đảng mà ông quy lỗi cho chính sách nhập cư có nhiều lỗ hổng của Mỹ hiện nay.
Nghị sĩ Correa nói: "Đối với nhiều người trong chúng ta, việc xây dựng một bức tường là một biểu tượng của sự chia rẽ, của sự tiêu cực, và đó là những gì ông Trump muốn. Tôi nghĩ rằng chúng ta quên rằng đất nước này là đất nước của người nhập cư. Cho dù bạn là di dân hợp pháp, hay không có giấy tờ, ở đây bạn đều phải làm việc thực sự cật lực để xây dựng đất nước thịnh vượng. Và trong thông điệp hôm nay, tôi không hề nghe tới điều đó."

Nghị sĩ Cộng hòa Joaquin Castro cũng không tán đồng với việc Tổng thống Trump liên kết di dân với tội phạm.

Ông Castro nói: "Ai cũng hiểu rằng luôn có những người xấu trong bất cứ nhóm người nào, nhưng họ không làm theo như vậy, bởi vì họ là những người nhập cư. Nếu ai đó là một kẻ giết người, không phải vì họ là người da trắng, da đen hay da nâu, mà bởi vì người đó là một người xấu. Và ông vẫn cứ liên hệ chúng với nhau, điều đó đáng tiếc.”
Nghị sĩ Costello bày tỏ ủng hộ kế hoạch bốn phần của Tổng thống Trump, trong đó bao gồm cơ hội nhập tịch cho những người nhập cư Mỹ khi còn nhỏ không có giấy tờ và chuyển hệ thống xổ số visa sang một hệ thống dựa trên công trạng thiết thực.

Nhiều nhóm các nhà lập pháp đã đề xuất các kế hoạch cải cách di dân khác nhau, bao gồm một số các ưu tiên tương tự, nhưng cho đến nay chưa có đề xuất nào nhận đủ sự đồng thuận để trở thành luật.

Nghị sĩ Fitzpatrick cho biết một biện pháp mà ông ủng hộ "nhắm thẳng vào việc cân đối giữa an ninh biên giới và cải cách nhập cư."

Nghị sĩ Dân chủ Raja Krishnamoorthi nói rằng Tổng thống Trump không đưa ra một đề xuất nào kết hợp và cân đối các ưu tiên của Đảng Cộng hòa và Ðảng Dân chủ về cải cách di dân.
“Tôi không nghĩ rằng những phát biểu cứng rắn kết hợp với đề nghị cụ thể đó có thể lay chuyển được vấn đề," nghị sĩ Krishnamoorthi nói. "Tôi nghĩ chúng ta phải ngồi vào bàn thương lượng và thực sự cùng làm việc với nhau để mang lại một thỏa hiệp."

Nghị sĩ Dân chủ Eric Swalwell nói nếu Tổng thống Trump thực sự muốn tiếp cận với cả hai đảng về vấn đề di trú," ông nên mời các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa vào Tòa Bạch Ốc ngay ngày mai" để làm việc về những chính sách đó.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Trump cũng nói rằng ông sẽ không lặp lại sai lầm của các chính quyền trước liên quan đến Bắc Triều tiên và sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng.

Nghị sĩ Cộng hòa Steve Chabot nói Bắc Triều tiên là thách thức lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, và rằng không thể lơ là trong vấn đề đó.

"Chúng ta đang ở thời kỳ đã được cảnh báo trước," ông Chabot nói. "Vì vậy theo tôi, khi Tổng thống Trump nói về Bắc Triều tiên trong phát biểu tối nay, ông đã đặt ra một chiều hướng đúng, và đó là một vấn đề nghiêm trọng, rất nghiêm trọng."





Phản ứng về Thông điệp Liên bang của Tổng thống Donald Trump, một số nghị sĩ Quốc hội ca ngợi giai điệu lưỡng đảng của bài phát biểu, trong khi những người khác muốn ông sử dụng nền tảng quốc gia để thảo luận cụ thể hơn về những vấn đề mà đất nước đang đối diện.
Nghị sĩ Cộng hòa Ryan Costello gọi đó là một thông điệp tích cực, đã nêu bật các ưu tiên trong nước như cơ sở hạ tầng và nhập cư. Ông nói Quốc hội cần xúc tiến những đề xuất của Tổng thống Trump với đầy đủ chi tiết hơn trong những ngày tháng sắp tới.
Ông Costello nói: "Theo tôi, tổng thống đã trình bày rất rõ về những gì chúng ta cần phải làm để giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu, để hỗ trợ các đồng minh của chúng ta, để khuyến khích những tiếng nói bất đồng chống lại các chế độ chuyên quyền trên thế giới. Tôi nghĩ rằng đó là một thông điệp tích cực."

Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Coons nói trước đó ông hy vọng Tổng thống Trump sẽ trình bày một thông điệp lưỡng đảng với các chi tiết cụ thể về cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy lợi ích của Mỹ trên toàn thế giới và đối đầu với Bắc Triều Tiên, và tổng thống đã phát biểu rõ ràng trong một số trường hợp, nhưng trong một số trường hợp khác thì ông đã đề cập đến rất ít.
Ông Coons nói: "Vấn nạn nghiện ma tuý ở Mỹ đang cướp đi hàng chục ngàn cuộc đời. Trước đó tôi trông đợi sẽ có một cái gì đó được đề cập cụ thể hơn trong bài phát biểu về cách thức mà chúng ta có thể cùng nhau hành động, bởi vì đó thực sự là một vấn nạn chung, bất cứ ai trong Quốc hội cũng cần và muốn cùng chung sức giải quyết vấn nạn này."
Nghị sĩ Cộng hòa Brian Fitzpatrick nghĩ rằng Tổng thống Trump đã thành công trong việc cất lên được tiếng nói mang giai điệu lưỡng đảng.

Ông Fitzpatrick nói: "Tổng thống đã phát biểu về chế độ nghỉ bệnh của người lao động, về cơ sở hạ tầng, về vấn nạn ma túy. Tất cá đó là những vấn đề lưỡng đảng."
Nghị sĩ Dân chủ Ted Lieu nói với VOA rằng Tổng thống Trump đã đạt được điểm cao trong bài phát biểu với các đề xuất về chế độ nghỉ phép để chăm sóc cho gia đình của người lao động, cải cách nhà tù và chi tiêu 1.500 tỉ đôla cho cơ sở hạ tầng, trong khi ông gây thất vọng với kêu gọi hạn chế di dân dựa trên bảo lãnh thân nhân, họ hàng.
"Tôi hài lòng là Thông điệp Liên bang ít tối hơn so với phát biểu nhậm chức của Tổng thống Trump," nghị sĩ Lieu nói. "Tôi vui mừng là ông đã chọn một con đường khác so với khi ông mới nhậm chức. Hy vọng rằng ông sẽ giữ đúng hướng đi đó."
Di dân là một chủ đề chính dằng dai của các nhà lập pháp, với việc không đạt được thỏa thuận về những người nhập cư không có giấy tờ đã đến Mỹ khi còn là trẻ nhỏ, cộng với cuộc giằng co về ngân sách đã khiến chính phủ liên bang phải ngừng hoạt động trong mấy ngày mới đây.
Tổng thống Trump kêu gọi thực hiện một hệ thống chặt chẽ hơn nhiều, bao gồm việc tăng cường an ninh biên giới với một bức tường thành dọc biên giới Mỹ-Mexico và hạn chế số người được phép nhập cư Mỹ.
Nghị sĩ Dân chủ Lou Correa nằm trong số những người không hài lòng với một kế hoạch cải cách di dân gồm bốn điểm mà Tổng thống Trump đã nêu lên trong bài phát biểu của ông cùng với việc nhấn mạnh đến bạo lực băng đảng mà ông quy lỗi cho chính sách nhập cư có nhiều lỗ hổng của Mỹ hiện nay.
Nghị sĩ Correa nói: "Đối với nhiều người trong chúng ta, việc xây dựng một bức tường là một biểu tượng của sự chia rẽ, của sự tiêu cực, và đó là những gì ông Trump muốn. Tôi nghĩ rằng chúng ta quên rằng đất nước này là đất nước của người nhập cư. Cho dù bạn là di dân hợp pháp, hay không có giấy tờ, ở đây bạn đều phải làm việc thực sự cật lực để xây dựng đất nước thịnh vượng. Và trong thông điệp hôm nay, tôi không hề nghe tới điều đó."

Nghị sĩ Cộng hòa Joaquin Castro cũng không tán đồng với việc Tổng thống Trump liên kết di dân với tội phạm.

Ông Castro nói: "Ai cũng hiểu rằng luôn có những người xấu trong bất cứ nhóm người nào, nhưng họ không làm theo như vậy, bởi vì họ là những người nhập cư. Nếu ai đó là một kẻ giết người, không phải vì họ là người da trắng, da đen hay da nâu, mà bởi vì người đó là một người xấu. Và ông vẫn cứ liên hệ chúng với nhau, điều đó đáng tiếc.”
Nghị sĩ Costello bày tỏ ủng hộ kế hoạch bốn phần của Tổng thống Trump, trong đó bao gồm cơ hội nhập tịch cho những người nhập cư Mỹ khi còn nhỏ không có giấy tờ và chuyển hệ thống xổ số visa sang một hệ thống dựa trên công trạng thiết thực.

Nhiều nhóm các nhà lập pháp đã đề xuất các kế hoạch cải cách di dân khác nhau, bao gồm một số các ưu tiên tương tự, nhưng cho đến nay chưa có đề xuất nào nhận đủ sự đồng thuận để trở thành luật.

Nghị sĩ Fitzpatrick cho biết một biện pháp mà ông ủng hộ "nhắm thẳng vào việc cân đối giữa an ninh biên giới và cải cách nhập cư."

Nghị sĩ Dân chủ Raja Krishnamoorthi nói rằng Tổng thống Trump không đưa ra một đề xuất nào kết hợp và cân đối các ưu tiên của Đảng Cộng hòa và Ðảng Dân chủ về cải cách di dân.
“Tôi không nghĩ rằng những phát biểu cứng rắn kết hợp với đề nghị cụ thể đó có thể lay chuyển được vấn đề," nghị sĩ Krishnamoorthi nói. "Tôi nghĩ chúng ta phải ngồi vào bàn thương lượng và thực sự cùng làm việc với nhau để mang lại một thỏa hiệp."

Nghị sĩ Dân chủ Eric Swalwell nói nếu Tổng thống Trump thực sự muốn tiếp cận với cả hai đảng về vấn đề di trú," ông nên mời các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa vào Tòa Bạch Ốc ngay ngày mai" để làm việc về những chính sách đó.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Trump cũng nói rằng ông sẽ không lặp lại sai lầm của các chính quyền trước liên quan đến Bắc Triều tiên và sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng.

Nghị sĩ Cộng hòa Steve Chabot nói Bắc Triều tiên là thách thức lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, và rằng không thể lơ là trong vấn đề đó.

"Chúng ta đang ở thời kỳ đã được cảnh báo trước," ông Chabot nói. "Vì vậy theo tôi, khi Tổng thống Trump nói về Bắc Triều tiên trong phát biểu tối nay, ông đã đặt ra một chiều hướng đúng, và đó là một vấn đề nghiêm trọng, rất nghiêm trọng."

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?