Tin khắp nơi – 29/10/2018

Tin khắp nơi – 29/10/2018

Trước làn sóng di dân,

Mỹ đưa binh sĩ tới bảo vệ biên giới

Quân đội Mỹ đã bắt đầu đưa các rào chắn bằng bê tông tới biên giới phía nam cũng như triển khai các binh sĩ tới đó, trong khi một đoàn di dân Trung Mỹ dần vượt qua Mexico để tiến tới Hoa Kỳ.
Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis hôm 28/10 cho biết rằng các chi tiết cụ thể vẫn đang được tính toán.
Hiện chưa rõ Hoa Kỳ cần bao nhiêu lực lượng để bảo vệ vùng biên giới.
Hãng tin Anh nói rằng việc triển khai thêm các binh sĩ sẽ cung cấp thêm sự hỗ trợ cho lực lượng biên phòng cũng như củng cố nỗ lực của của khoảng 2 nghìn thành viên của lực lượng Vệ binh Quốc gia đã có mặt ở đó.
Tổng thống Donald Trump trong tuần qua đã lên tiếng về đoàn di dân đang đi tới miền nam Mexico, nhưng vẫn cách xa Mỹ hàng trăm km.
Các bang thường sử dụng lực lượng Vệ binh Quốc gia để bảo vệ đường biên giới.
Nhưng các binh sĩ đang làm nhiệm vụ thường hiếm khi được triển khai bên trong nước Mỹ, trừ các trường hợp khẩn cấp nội địa như bão lũ.
https://www.voatiengviet.com/a/my-dua-binh-si-toi-bao-ve-bien-gioi/4632658.html

Thêm một nhóm di dân tìm đường tới Mỹ

Một nhóm di dân đã tập hợp và rời thủ đô của El Salvador hôm 28/10 để tới Hoa Kỳ, sau khi hàng nghìn người dân Trung Mỹ đã bắt đầu hành trình tương tự trong những tuần qua, khiến Tổng thống Donald Trump giận dữ.
Theo Reuters, nhóm hơn 300 người Salvador tập hợp và rời San Salvador hôm 28/10 sau khi hàng nghìn người Honduras hồi giữa tháng Mười đã rời nước mình, trở thành một tin quốc tế lớn và một vấn đề chính trong cuộc bầu cử quốc hội Mỹ.
Một nhóm người Honduras đi qua Guatemala tuần trước và có lúc con số lên tới hơn một nghìn người trước khi rã đám.
Ông Trump và các đảng viên Cộng hòa đã tìm cách biến di dân trở thành một vấn đề lớn trước cuộc bầu cử ngày 6/11, và cả hai đảng mong kiểm soát Quốc hội Mỹ.
Các di dân Salvador tổ chức chuyến đi bằng cách sử dụng các mạng xã hội như Facebook và WhatsApp trong vài tuần qua.
Theo Reuters, họ đã được truyền cảm hứng bởi các nhóm gồm hầu hết người Honduras đang vượt qua Mexico để tới Mỹ.
Chính phủ cánh tả của El Salvador bày tỏ tình đoàn kết với các di dân và tôn trọng quyền tập hợp của họ, nhưng thúc giục các di dân không nên đặt mạng sống của mình vào tình thế nguy hiểm.
https://www.voatiengviet.com/a/them-mot-nhom-di-dan-tim-duong-toi-my/4632623.html

Mỹ sẵn sàng đối kháng TQ

 tại bất kỳ thời điểm nào

Chính quyền Tổng thống Trump sẵn sàng tăng cường các biện pháp đối kháng với Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh dường như đã trở thành nguy cơ đáng lo ngại đối với Hoa Kỳ hơn cả Nga.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh The Hugh Hewitt Show ngày 26/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đề cập đến một loạt những chủ đề tai tiếng của chính quyền Trung Quốc, từ chính sách thương mại, hoạt động quân sự ở Biển Đông, việc đàn áp các nhóm tín ngưỡng, đến việc tìm cách gây ảnh hưởng đến các nước khác thông qua các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Ông Pompeo cho rằng đó là những bằng chứng cho thấy các sáng kiến kinh tế và ngoại giao của Bắc Kinh đã trở nên ác tính hơn trong hai đến ba năm qua, theo SCMP.
Ông bình luận:  Trung Quốc đang gắng mua một ‘đế chế’. Nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ cũng khẳng định: “Chúng tôi có ý định chống lại [hành vi của] họ ở bất kỳ thời điểm nào”.
Chiêu thức Bắc Kinh đang dùng là bằng những khoản hối lộ nhằm mua chuộc giới lãnh đạo cấp cao các nước, để đổi lấy các dự án cơ sở hạ tầng gây tổn hại người dân tại chính quốc gia đó. Và ý tưởng xây dựng một “đế chế vận hành bằng kho bạc” này có thể sẽ gây tác động xấu đến từng con nợ, cũng như rủi ro về lợi ích đối với người Mỹ, theo ông Pompeo.
Chính quyền Tổng thống Trump và các nhà lập pháp Hoa Kỳ thuộc cả 2 đảng [Dân chủ và Cộng hoà] đã chỉ trích Trung Quốc từ nhiều khía cạnh.
Trong một bài báo xuất bản trên trang Washington Examiner, phóng viên Joel Gehrke viết : Ông Tập đã phát kiến “Vành đai Con đường” nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng đất liền và trên biển trên toàn thế giới, một trong những chính sách ngoại giao trung tâm của ông trong những năm gần đây. Giới chức Mỹ nhận thấy dự án này là một hình thức để chế độ cộng sản Trung Quốc gia tăng quyền lực trên toàn thế giới, đặc biệt là khi Trung Quốc giành được quyền kiểm soát các cảng và đường sắt có vị trí chiến lược. Bắc Kinh bào chữa rằng các khoản chi cho dự án là đầu tư “win-win” [đôi bên cùng có lợi] tại các địa phương và không ảnh hưởng tài chính phương Tây. Đáp lại, giới chức Phương Tây vẫn duy trì quan điểm rằng Trung Quốc đang sử dụng các khoản cho vay cướp bóc nhằm chiếm quyền sở hữu các dự án cơ sở hạ tầng sau khi các nước nghèo không trả nổi nợ.
“Họ đang định vị chính họ tại tất cả các cảng khác nhau – tại Eo biển Malacca, trên Biển Đông. Tiếp đó họ tăng cường ảnh hưởng bằng các tàu tại El Salvador, tàu tại Cuba, tàu tại Haiti…Tôi cho rằng đó là một lý do đáng để lo ngại”, theo Nghị sỹ Ted Yoho, Chủ tịch Tiểu ban Đối Ngoại về châu Á và Thái Bình Dương và thuộc thành viên thuộc tiểu ban Tây Bán cầu.
Chính quyền của Tổng thống Trump áp dụng hàng loạt chính sách cứng rắn với Trung Quốc trên nhiều phương diện, trong đó có Biển ĐôngChính quyền của Tổng thống Trump áp dụng hàng loạt chính sách cứng rắn với Trung Quốc trên nhiều phương diện, trong đó có Biển Đông (Ảnh: Twitter)
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang chỉ đạo một chiến dịch của Chính quyền Tổng thống Trump nhằm đối kháng với “Vành đai Con đường” bằng cách tạo điều kiện cho đầu tư khu vực tư nhân.
Trong 4 tháng qua, Chính quyền Tổng thống Trump đã đưa ra một cuộc chiến thương mại nhắm tới hơn một nửa hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Hoa Kỳ. Nghị viện Mỹ thông qua luật tăng cường giám sát đầu tư Trung Quốc trong nước, và Bộ Ngoại giao dưới quyền ông Pompeo sẽ bắt đầu hạn chế thị thực đối với học sinh sinh viên Trung Quốc đã tốt nghiệp muốn theo đuổi các bằng cấp thuộc các lĩnh vực nghiên cứu nhạy cảm tại Mỹ, theo SCMP.
Bên cạnh đó, tin tức gần đây cho hay ông Trump và ông Tập có kế hoạch gặp gỡ trong hội nghị G20 sắp tới tại Buenos Aires. Tin tức dấy lên hy vọng rằng cả 2 bên có thể giải quyết cuộc chiến thuế quan. Cố vấn kinh tế hàng đầu Nhà Trắng, Larry Kudlow cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên CNBC tuần này rằng hai nhà lãnh đạo sẽ “gặp nhau một chút” trong hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra ngày 30/11 và 1/12.
Tuy nhiên, một ngày sau bình luận của ông Larry Kudlow, tờ The Wall Street Journal đưa tin, cuộc họp có thể sẽ không diễn ra cho tới khi Trung Quốc kết thúc yêu sách rằng các công ty nước ngoài hoạt động tại nước này phải chuyển giao công nghệ độc quyền cho các đối tác liên doanh tại địa phương.
Về cuộc họp, chính quyền Tổng thống Trump không đưa ra bình luận chính thức về khả năng diễn ra.
Hai tuần trước khi Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đưa ra những ý kiến này, Giám đốc FBI Christopher Wray cho rằng Trung Quốc đã trở thành nguy cơ đe hoạ hơn cả Nga đối với Hoa Kỳ. Ông Wray cho biết trong một cuộc họp của Uỷ ban An ninh Quốc gia Thượng viện ngày 10/10: “Trung Quốc theo nhiều cách đang cho thấy mối đe dọa lớn nhất, phức tạp nhất, lâu dài nhất về tình báo phản gián mà chúng ta phải đối mặt”.
http://biendong.net/bien-dong/24422-my-san-sang-doi-khang-tq-tai-bat-ky-thoi-diem-nao.html

Mỹ Đánh TC Đỡ Không Nổi

Vi Anh

Đặc tính của Mỹ trong đa số chiến tranh, Mỹ là một trên mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao. Điều này vẫn thể hiện trong cuộc chiến tranh của Mỹ chống TC thời TT Trump.
Đảng Cộng hoà cầm quyền và Đảng Dân chủ đối lập ở Mỹ tỏ ra là một ngay tại Quốc Hội. Hai đảng nói chung đều phối hợp nỗ lực đánh TC về kinh tế, thương mại và ngăn chận TC xâm lược, quân sự hoá Biển Đông ở Á châu Thái bình dương – là hai chiến trường lớn của Mỹ chống TC. Dù trong nước, Mỹ đang trong mùa bầu cử Quốc Hội giữa nhiệm kỳ tổng thống  vào ngày 6-11-2018. Cộng hoà và Dân Chủ đối lập tranh cử với nhau gay go, hai đảng trong Lưỡng Viện Quốc Hội vẫn ủng hộ Hành pháp và Quân đội với tất cả tinh thần yêu nước, quyết chí chiến thắng. Quốc Hội đã cấp cho Hành pháp một ngân sách quốc phòng nhiều hơn yêu cầu của Hành Pháp, một ngân sách cho hai năm một tiền lệ hiếm hoi để tạo mọi thuận lợi cho cuộc chiến thương mại giành lại công bằng giao thương cho Mỹ, và bảo vệ tự do hàng hải là quyền lợi cốt lõi của Mỹ ở Á châu Thái bình dương.
Cái sai lầm tai hại và thất bại nặng nề của TC, nhứt là của Chủ Tịch Tập cận Bình là quen lối mòn suy nghĩ CS và hành động độc tài, độc quyền đảng trị toàn diện, nên tưởng Mỹ sẽ liệt bại, suy thoái vì sự đối đầu của Đảng Dân Chủ đối lập  chống TT Trump sẽ làm TT Trump bị bó tay.
Sai lầm và thất  bại của TC đang đưa TC tới thảm cảnh từ bị thương tới chết trong Chiến tranh Thương mại và có thể trong Chiến tranh Biển Đông, và trên mặt trận ngoại giao của TC trên thế giới. Chiến lược Con Đường Tơ Lụa trên biển và trên bộ, chiến lược Một Vành Đai, một Con đường của Tập cận Bình với hy vọng biến TC thành đệ nhứt siêu cường giành ngôi của Mỹ đã tại vị 10 năm rồi. Hai chiến lược này TC hao tốn vô số nhơn tài vật lực rõ ràng đang bị Mỹ, đồng minh và đối tác của Mỹ đóng sầm cửa, đấp mô, đào đường, gài mìn gián đoạn làm cho bất khiển dụng.
Có thể nói thái độ tác phong chiến tranh của Mỹ là suy nghĩ kỹ, chuẩn bị kỹ và chậm tham chiến. Nhưng đã tham chiến thì đánh phủ đầu, ‘tiên hạ thủ vi cường’, đánh lớn, mạnh, đánh nhiều mặt – đánh hết đỡ nổi. Trong cuộc chiến tranh thương mại, ngoại giao và thời tiền chiến chống TC ở Biển Đông, Mỹ đẩy mạnh chiến tranh tâm lý và chiến tranh chánh trị. Chánh quyền Mỹ chiến tranh thương mại với TC đòi hỏi chánh nghĩa công bình trong giao thương với TC. Mỹ bị thiệt hại hàng 500 tỷ mỗi năm, mất hàng sáu triệu việc, bị ăn trộm, ăn cắp bí mật khoa hoc kỹ thuật vô số thiệt hại vì TC. Mỹ chỉ đòi công bình giao thương, minh bạch giao thương, hai bên đều có lợi thôi.
Chiến tranh thương mại  Mỹ chống TC càng ngày càng tăng cường độ và nhịp độ và diện địa, lan toả ra toàn cầu. TT Donald Trump kêu gọi: “Tất cả các quốc gia trên thế giới chống lại Chủ Nghĩa Xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người”.. Phó TT Mỹ kiêm Chủ Tịch hiến định Thượng Viện Mike Pence, tố cáo TC xem TT Trump là đối thủ cần phải «thanh tóan». Ông tố giác Trung Quốc đã có một loạt hành động gây hại cho Hoa Kỳ, từ âm mưu can thiệp vào cuộc bầu cử sắp diễn ra tại Mỹ để làm hại chính quyền Trump, thủ đoạn ăn cướp về mặt kinh tế thương mại, cho đến hành vi «gây hấn» tại Biển Đông, Biển Hoa Đông với mục tiêu đánh bật Mỹ ra khỏi châu Á.
Ngoài ra Mỹ còn chận đường ngoại thương của TC. Mỹ đã ký hiệp ước thương mại (USMCA) với Canada và Mexico, trong đó có điều khoản cấm các quốc gia thành viên thực hiện bất kỳ một thỏa thuận thương mại nào với những nước chưa được công nhận là kinh tế thị trường hoặc gây rủi ro đối với chuỗi sản xuất Bắc Mỹ, như Trung Quốc và thậm chí cả Venezuela. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, điều khoản về ngăn chận các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc được quy định trong Hiệp định Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) mới đây.
Mỹ chống TC trên phương diện thương ước WTO. Mỹ tố TC là: “Nền kinh tế phi thị trường”, “Làm biến dạng thị trường”. Không thể tương tác với nền kinh tế Hoa Kỳ và hoà hợp với kinh tế thế giới. TT Trump đang vận động loại TC ra khỏi WTO – gạt bỏ TC ra khỏi cuộc làm ăn toàn cầu, cách ly với thế giới văn minh.
Mỹ xúc tiến thành lập liên minh chống TC bao gồm các nước có nền kinh tế mạnh như Liên Âu, Nhật, Úc, Canada, Ấn Độ… Và tiến tới có thể cấm vận TQ, như đã cấm vận Triều Tiên…
Mỹ âm thầm nhưng kiên quyết từ đầu năm 2018 đến nay đã vận động  và thành lập xong một liên minh tình báo chống Trung Cộng, gọi Five Eyes (Năm Con Mắt). Liên minh tình báo gồm 5 quốc gia Anh, Mỹ, Canada, Úc và New Zealand bao phủ ba châu, bốn biển. Nhiệm vụ chánh và chung là thu thập, phân tích, đối chiếu và chia sẻ tình báo cho nhau. Đây là mạng lưới tình báo liên quốc lớn hàng đầu thế giới phòng chống các hành vi can thiệp của nước ngoài, trước tiên và chánh yếu là TC.
Mỹ đánh TC bằng bưu điện quốc tế. Giáo sư Peter Navarro, chủ biên quyển sách chấn động thế giới, báo động coi chừng “Chết Vì Trung Quốc” hiện là cố vấn cho Tổng thống Trump, mới tuyên bố công khai và rõ ràng: “Hãy nhìn vào điều này: Chi phí vận chuyển một gói bưu phẩm từ Los Angeles đến New York còn đắt hơn việc vận chuyển một gói hàng tương tự từ Bắc Kinh tới New York. Sự bất bình đẳng này đặt các doanh nghiệp nhỏ và nhà sản xuất Mỹ vào thế bất lợi trong cạnh tranh”. Mỹ rút ra khỏi Bưu Điện quốc tế để tu chính tạo công bằng cho Mỹ.
Về quân sự Mỹ đánh TC theo kiểu đánh bi da ba băng. Mỹ đã ra lệnh trừng phạt TC về việc mua vũ khí Nga (tiềm kích và hỏa tiễn), với lý do vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ, nhằm hạn chế tiềm lực của TC.
Mỹ xây lớn lên, nâng trung tâm đại diện Mỹ ở Đài Loan thành như toà đại sứ Mỹ trên phương diện thực tế. Mỹ bán  cho Đài Loan 1,3 tỉ đô la vũ khí và tuyên bố tháng 11 sẽ tập trận “cấp toàn cầu” ở eo biển Đài Loan và biển Đông, thách thức TC.
Quốc Hội Mỹ Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật NDAA (Đạo luật uỷ quyền Quốc phòng), trị giá 716 tỉ đô la, để  mua sắm thêm khí tài chiến tranh, tăng lương cho quân nhân nhằm nâng cao sĩ khí và ngăn chặn hoạt động xâm chiếm đất đai, biển đảo của TC trong vùng biển Đông Nam Á.
Mới đây, cuối tuần qua, Tổng thống Trump thông báo có ý định rút Mỹ khỏi Hiệp ước các lực lượng nguyên tử tầm trung (INF) được Washington và Moscow ký kết vào năm 1987, cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận. Thượng nghị sĩ Bob Corker, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho rằng động thái này sẽ buộc Nga phải tuân thủ hiệp ước. Và giới quan sát cho rằng hành động này của Mỹ cũng nhắm vào Trung Quốc, một quốc gia không ký kết hiệp ước nên có thể phát triển vũ khí nguyên tử tầm trung mà không bị ngăn trở.
Ngần ấy hình thái và công cuộc chống TC của Mỹ làm cho TC sáng mắt ra. Ông Già Gân Mỹ Trump không phải chỉ chiến tranh thương mại với TC, mà đang làm một cuộc chiến tranh toàn diện chống TC. Giới trí thức, chuyên gia trong chế độ TC nhận thấy cứu cánh của Mỹ chống đối TC là giải thể Chủ Nghĩa Xã Hội, tức chế độ CS ở Trung Quốc./.(VA)
https://vietbao.com/p123a286985/my-danh-tc-do-khong-noi

Trung Cộng Thất Thế

Trước Đòn Phản Công của Hoa Kỳ

Phạm Gia Đại
Trước các đòn phản công tới tấp của Hoa Kỳ mà khởi đầu từ đánh thuế vào 250 tỷ hàng hóa xuất cảng từ Hoa Lục vào Mỹ, Bắc Kinh đang mất dần thế thượng phong mà người Tầu lục địa đã chiếm lĩnh từ hơn thập niên qua trên lĩnh vực kinh tế cũng như về phương diện quân sự tại Biển Đông. Hoa Kỳ tiếp tục kêu gọi các công ty Mỹ rút vốn đầu tư của họ ra khỏi Hoa Lục trở về Bắc Mỹ. Đồng thời hạn chế tối đa việc các công ty Trung Cộng qua Bắc Mỹ làm ăn để chuyển đô la về Hoa Lục. Đồng nhân dân tệ đang mất giá, tình trạng này đã khiến cho người dân Hoa Lục lo sợ và đang ồ ạt lấy tiền của họ để mua vàng và đồng đô la để dự trữ. Bắc Kinh cũng đang đứng trước biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ, đặc biệt là Đại Tướng Tường Phúc đã theo lệnh của Tập Cận Bình mua hàng trăm tỷ đồng các loại vũ khí tối tân của Nga, vi phạm luật cấm vận của Mỹ. Các tài sản tại hải ngoại của viên tướng ủy viên quân ủy trung ương này có thể sẽ bị sai áp.
Hoa Thịnh Đốn đã công khai và trực tiếp đối đầu với Bắc Kinh, nhất là sau khi Tập Cận Bình tuyên bố mộng bá vương vào năm 2049, sẽ hạ bệ Mỹ cả về kinh tế và quân sự, và triệt hạ luôn đồng đô la Mỹ. Sự đối đầu này càng tăng thêm áp lực vào Hoa Lục khi họ Tập tuyên bố có trong tay bây giờ không phải là 30 triệu mà 75 triệu người Hoa trên thế giới, đặc biệt các cử tri tại Bắc Mỹ để đánh phá uy tín Tổng Thống Donald Trump, tìm mọi cách ngăn cản ông đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, và phá hoại cuộc bầu cử tổng thống cũng như quốc hội Mỹ sắp đến.
Cũng nằm trong sách lược chống China và để ngăn chặn ảnh hưởng tuyên truyền của Bắc Kinh, hàng trăm Viện Khổng Tử tại Mỹ đang trước nguy cơ bị đóng cửa. Các trường đại học tại bắc Florida, Pennsylvania, và Chicago đã cắt đứt liên hệ với các viện Khổng Tử này vì việc giảng dậy và giáo dục theo lối Tầu không thích hợp với người Mỹ. Thượng Nghị Sĩ Marcos Rubio đã lên tiếng hoan nghênh các trường đại học Mỹ cắt đứt liên hệ với các Viện Khổng Tử. Tuy nhiên, mặt sâu của vấn đề đóng cửa các viện Khổng Tử, theo nhiều quan sát viên, nằm ở chỗ các Viện Khổng Tử chính là trụ sở cho các toán gián điệp Trung Cộng vào Mỹ hoạt động phá hoại.  Được biết từ năm 2004 tới cuối năm 2017, Trung Cộng đã thành lập được 525 Viện Khổng Tử và 1,113 lớp học Khổng Tử trên 146 quốc gia, các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới mà phần lớn ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
Ngoài ra, trong chuyến viếng thăm Sài Gòn gần đây của Bộ Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis, Hoa Kỳ đang hình thành một vòng đai bao vây Trung Cộng từ phía nam và đông nam. Mỹ sẽ lập ra một hiệp ước song phương với cộng sản Việt Nam (CSVN) giống như TPP, và sẽ viện trợ cho CSVN hàng trăm triệu đô la về tẩy trừ chất độc mầu da cam. Muốn được hưởng các quyền lợi của hiệp ước này mang lại CSVN phải hợp tác với Mỹ như cho Hoa kỳ thuê 5 địa điểm chiến lược: Cam Ranh, Tuy Hòa, Đà Nẵng, Chu Lai, và Phan Rang; và để cho Mỹ khai thác các mỏ Tungsten tại Thái Nguyên. Được biết Ấn Độ cũng muốn mua các cổ phần của các mỏ Tungsten (còn gọi là Volfram) tại vùng Núi Pháo, và Trung Cộng cũng đang áp lực CSVN phải nhượng lại cho họ vùng mỏ chiến lược này. Một điều kiện nữa là CSVN phải thông báo cho phía Mỹ biết các diễn tiến trong quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Thêm vào đó, FBI đang mở một cuộc điều tra sâu rộng trên toàn quốc các du học sinh và các doanh gia từ Hoa Lục qua Bắc Mỹ du học hay làm ăn buôn bán. Được biết số du học sinh người Tầu đã tăng 6.8% so với năm 2017, và theo thống kê hiện có 350,755 người trong năm 2016-2017. Tất cả những người Tầu này từ China đến Hoa Kỳ, nếu khai man trong tờ lý lịch về đảng tịch của họ sẽ bị trục xuất ngay về nước. Biện pháp cứng rắn này của chính quyền Tổng Thống Trump đang làm Bắc Kinh rúng động, và các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương tại Hoa Lục đang tìm cách kêu con em họ về nước trong sự lo ngại một cuộc chiến Mỹ-Trung có thể xẩy ra, hay một biện pháp chế tài nào đó của Mỹ sẽ giáng xuống con em hay thân nhân họ đang sinh sống tại Bắc Mỹ.
Việc Hoa Kỳ và gần đây thêm Nhật Bản ủng hộ Đài Loan đã làm cho Bắc Kinh phản ứng điên cuồng. Bắc Kinh đang điều động hai hạm đội Nam Hải và Bắc Hải của họ xuống vùng eo biển Đài Loan để đe dọa hòn đảo tự do này. Nhưng Mỹ đã ra tay trước bằng cách gửi ngay hai khu trục hạm tối tân mang vũ khí nguyên tử đến Đài Loan với danh nghĩa là bảo vệ vùng tự do hàng hải này, mà các nhà quan sát cho rằng mục đích chính là bảo vệ Đài Loan trước sức ép về quân sự của Bắc Kinh. Cùng với hai khu trục hạm, Hoa Kỳ đồng thời phái chiến hạm Thomas Thompson, một loại tầu tình báo với các dụng cụ điện tử tối tân đến vùng biển hải cảng Cao Hùng của Hoa Lục nhằm thu thập thêm các dữ kiện cần thiết về các căn cứ quân sự cũng như về khu vực Đập Tam Điệp trên đại lục để cung cấp cho hạm đội tiềm thủy đỉnh nguyên tử của Mỹ đang có mặt tại Biển Đông – một khi hữu sự.
Trong liên minh chống Trung Cộng, Nhật Bản cũng vừa cho triển khai một loại vũ khí mới gọi là bom bay siêu thanh tại vùng Biển Hoa Đông, và nhắm vào các hạm đội của Trung Cộng kể cả hàng không mẫu hạm Liêu Ninh.
Về phương diện ngoại giao, điều làm cho Bắc Kinh như ngồi trên lửa là Hoa Kỳ đang nghiên cứu nâng cấp văn phòng đại diện của họ tại Đài Loan lên cấp đại sứ quán, và việc Mỹ nêu lại thỏa ước Postdam. Theo thỏa ước Postdam ký kết giữa ba cường quốc thắng trận sau Thế Chiến Thứ Hai là Nga, Mỹ và Anh Quốc thì Hoa Lục thuộc về Trung Hoa Dân Quốc của Tướng Tưởng Giới Thạch lúc bấy giờ, cũng như Đông Âu thuộc Nga vậy. Chiếu theo thỏa ước Postdam, nhiều nước Tây Âu và Hoa Kỳ đang yêu cầu Trung Cộng trả lại tự do cho các nước bị sát nhập vào Hoa Lục như Mãn, Hồi, Mông, Tạng (4 ngôi sao vệ tinh của ngôi sao lớn là Trung Hoa Cộng Sản).
Trước tình thế dùng kinh tế khống chế chính trị của Trung Cộng đối với các nước nghèo khó như Djibuti ở khu vực Sừng Phi Châu hay tại Venezuela chẳng hạn. Bắc Kinh đã cho Venezuela vay 5 tỷ mỹ kim và khi nước này không thể trả nổi món nợ thì Bắc Kinh siết các mỏ dầu hỏa của Venezuela. Hoặc như cho Djibuti vay các khoản tiền khổng lồ để chiếm lĩnh hải cảng chiến lược của nước này. Để chặt bớt các vòi của con bạch tuộc Bắc Kinh, Mỹ có biện pháp qua các ngân hàng Hoa Kỳ cho các nước nghèo được vay các khoản tiền lớn không mất tiền lời.
Hoa Kỳ đang hợp tác chặt chẽ, trong chiến lược chống và bao vây Trung Cộng tại Thái Bình Dương, với Nhật Bản, Úc Đại Lợi, và Ấn Độ mà liên minh này được ví như viên kim cương sẽ cắt đứt đường lưỡi bò và chiến lược “một con đường một vành đai” của Tập Cận Bình. Tình hình thế giới đang biến chuyển mạnh mẽ đem lại niềm tin cho những người yêu chuộng tự do, vì Hoa Kỳ đang tung những đòn phản công hữu hiệu vào Bắc Kinh, và Trung Cộng đang trên đà thất thế./.
(Tin Tổng Hợp).
Phạm Gia Đại
https://vietbao.com/p112a286969/trung-cong-that-the-truoc-don-phan-cong-cua-hoa-ky

Mỹ – Hàn : Mục tiêu chung

là phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên hoàn toàn

và có kiểm chứng

Thùy Dương
Trong buổi hội đàm hôm nay 29/10/2018 tại Seoul, ông Stephen Biegun, đặc sứ Mỹ về chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên và đặc phái viên Hàn Quốc Lee Do Hoon về hòa bình trên báo đảo đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của hợp tác Mỹ-Hàn trong hồ sơ Bắc Triều Tiên.
Hãng tin Hàn Quốc Yonhap trích phát biểu của đặc sứ Mỹ Stephen Biegun : « Chúng tôi có chung mục tiêu là chấm dứt chiến tranh và thù hận đã kéo dài 70 năm trên bán đảo Triều Tiên. Và điều chủ yếu là hoàn tất phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có kiểm chứng ».
Đặc phái viên Mỹ về chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên cũng tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu nói trên. Còn đại diện Hàn Quốc Lee Do Hoon về hòa bình trên báo đảo Triều Tiên cho rằng tiến trình phi hạt nhân hóa đang ở « một giai đoạn quyết định » và nhấn mạnh đại diện Mỹ – Hàn cần thường xuyên gặp nhau để hợp tác.
Trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày, đặc sứ Mỹ Stephen Biegun cũng dự kiến có buổi trao đổi với ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha để bàn về chiến lược thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên tiến triển và các dự án hợp tác liên Triều.
Cũng trong ngày hôm nay 29/10, hãng tin Hàn Quốc Yonhap loan tin Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết một máy bay quân sự của Trung Quốc đã xâm phạm vùng nhận diện phòng không Hàn Quốc (KADIZ). Theo JCS, phi cơ Trung Quốc xâm nhập không phận này vào lúc 10h03 sáng nay và rời đi 30 phút sau đó. Đây là lần thứ sáu từ đầu năm tới nay máy bay quân sự Trung Quốc xâm phạm vùng nhận diện phòng không KADIZ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181029-my-han-muc-tieu-chung-la-phi-hat-nhan-hoa-bac-trieu-tien-hoan-toan-va-co-kiem-chung

Nhiều công ty Mỹ ở Trung Quốc

tìm đường lánh nạn thương chiến

Hơn 70% các công ty Mỹ làm ăn ở miền nam Trung Quốc đang cân nhắc trì hoãn mở rộng đầu tư và chuyển một phần hoặc toàn bộ sản xuất sang các nước khác do cuộc tranh thương mại bắt đầu đánh vào lợi nhuận của họ.
Các công ty Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc tin rằng họ đang gặp nhiều khó khăn hơn từ cuộc chiến thương mại so với các công ty từ những nước khác, theo cuộc thăm dò ý kiến do Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) ở Nam Trung Quốc khảo sát 219 công ty — một phần ba số công ty sản xuất trong khu vực.
64% các công ty cho biết họ đang xem xét dời các dây chuyền sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc, nhưng chỉ 1% cho biết họ có kế hoạch mở cơ sở sản xuất ở Bắc Mỹ.
Báo cáo của AmCham cho biết: “Trong khi hơn 70% các công ty Mỹ đang xem xét trì hoãn hoặc hủy bỏ đầu tư tại Trung Quốc, và di dời một phần hoặc tất cả dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, chỉ có một nửa số đối tác Trung Quốc chia sẻ cùng mối quan tâm đó.”
Cuộc khảo sát tìm thấy rằng chiến tranh thương mại đang chuyển dịch cả chuỗi cung ứng và các cụm công nghiệp, chủ yếu sang khu vực Đông Nam Á.
Các công ty Mỹ nói họ gặp phải sự cạnh tranh gia tăng từ các đối thủ ở Việt Nam, Đức và Nhật Bản, trong khi các công ty Trung Quốc cho biết họ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Việt Nam, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Ông Harley Seyedin, chủ tịch AmCham Nam Trung Quốc, nói với Reuters rằng khách hàng đặt hàng chậm lại, hoặc không đặt hàng nữa.
Ông Seyedin nhận định tiếp rằng: “Rất có thể khách hàng ngưng đặt hàng lại cho đến khi tình hình ổn định được thấy rõ hơn, hoặc rất có thể là họ đang chuyển sang các đối thủ cạnh tranh khác sẵn sàng cung cấp hàng hóa giá rẻ hơn, thậm chí là giá lỗ, để chiếm thị phần. Một trong những điều khó khăn nhất khi bị mất thị phần là không thể giành lại được.”
Cuộc khảo sát cho thấy các công ty trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thuế quan của Hoa Kỳ, trong khi các doanh nghiệp liên quan đến nông nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các biện pháp trả đũa thuế của Trung Quốc.
Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 21/9 đến ngày 10/10, không lâu sau khi Hoa Kỳ áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ đô la của Trung Quốc. Bắc Kinh ngay lập tức trả đũa với các khoản thuế bổ sung trên 60 tỷ đô la lên sản phẩm của Mỹ, leo thang cuộc chiến thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ chính thức tăng mạnh từ ngày 1 tháng 1 năm 2019.
Cả Washington và Bắc Kinh dường như đang dấn sâu vào một trận chiến dài, mặc dù các giới chức Mỹ nói rằng Tổng thống Donald Trump dự tính sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng tới nếu như các vấn đề đưa ra thảo luận trông có vẻ tích cực.
Gần 80 phần trăm số công ty được khảo sát cho biết thuế quan đã ảnh hưởng đến kinh doanh của họ, và thuế quan của Mỹ ảnh hưởng mạnh hơn một chút so với thuế quan của Trung Quốc.
Khoảng 85% các công ty Mỹ cho biết họ đã phải chịu thuế ở cả hai đầu, so với khoảng 70% các đối tác Trung Quốc của họ chịu cùng ảnh hưởng như vậy. Các công ty nước ngoài khác cũng báo cáo chịu các tác động tương tự như các công ty Mỹ.
Mối quan tâm hàng đầu của các công ty được khảo sát là chi phí bán hàng tăng, khiến lợi nhuận giảm. Các mối quan tâm khác bao gồm khó khăn trong việc mua hàng đầu vào và giảm doanh thu.
Một phần ba các công ty ước tính tranh chấp thương mại giảm doanh thu của họ từ 1 triệu đến 50 triệu đô la, trong khi gần một phần mười các nhà sản xuất báo cáo tổn thất kinh doanh với khối lượng lớn từ 250 triệu đô la trở lên.
Gần một nửa các công ty được khảo sát cũng cho biết đã có sự gia tăng trong các rào cản phi thuế quan, bao gồm tình trạng quan liêu gia tăng và thông quan chậm hơn. Các nhà phân tích đã cảnh báo về một nguy cơ như vậy đối với các công ty Mỹ khi Trung Quốc ngày càng không thể đối đầu cân xứng với các biện pháp của Mỹ.
Cuộc khảo sát cũng tìm được thêm bằng chứng cho thấy hoạt động xuất khẩu của các thành phố và các tỉnh của Trung Quốc lệ thuộc vào xuất khẩu đang trở nên khó khăn hơn. Quảng Đông, tỉnh có GDP lớn nhất Trung Quốc báo cáo xuất khẩu sụt giảm trong trong tám tháng đầu năm so với một năm trước.
https://www.voatiengviet.com/a/nhieu-cong-ty-my-o-trung-quoc-tim-duong-lanh-nan-thuong-chien/4633620.html

Mỹ: Nghi can xả súng

muốn người Do Thái ‘chết hết’

Nghi can trong vụ xả súng tại một giáo đường ở Pittsburg đã thể hiện sự tức giận đối với người Do Thái trong vụ tấn công và sau đó nói rằng họ đã gây ra diệt chủng và ông ta muốn giết chết họ.
Ông Robert Gregory Bowers đã sát hại 8 người đàn ông và 2 phụ nữ hôm 27/10.
AP dẫn các tài liệu truy tố cho biết rằng nghi can đã nói với nhân viên công lực rằng ông ta “muốn giết người Do Thái”.
Chính quyền địa phương hôm 28/10 tổ chức một cuộc họp báo để công bố danh tính những người thiệt mạng.
Tất cả các nạn nhân đều ở độ tuổi trung niên hoặc đã có tuổi. Người lớn tuổi nhất 97 tuổi.
Trong số các nạn nhân có hai anh em và một cặp vợ chồng.
Thị trưởng Bill Peduto gọi đó là “ngày đen tối nhất trong lịch sử Pittsburg”.
Theo AP, cơ quan chức năng cho biết rằng ông Bowers sử dụng một khẩu súng trường AR-15 và ba khẩu súng ngắn trong vụ tấn công.
Các tài liệu cho thấy rằng trong khi được chữa trị vết thương, nghi can nói rằng ông ta “muốn tất cả người Do Thái chết hết” và cũng nói rằng “họ đã gây ra diệt chủng”.
https://www.voatiengviet.com/a/nghi-can-xa-sung-my-muon-nguoi-do-thai-chet-het/4632580.html

Brazil : Jair Bolsonaro, ứng cử viên bảo thủ

 đắc cử tổng thống với tỷ lệ 56%

Tú Anh
Tại Brazil, ứng cử phiên phe cực hữu chính thức được công nhận đắc cử tổng thống trong vòng chung kết hôm Chủ Nhật 28/10/2018. Theo Tòa Bầu Cử Tối Cao, Jair Bolsonaro chiến thắng áp đảo với 56% số phiếu. Đối thủ cánh tả Fernando Haddad được 44%.
Jair Bolsonaro, 63 tuổi, sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 01/01/2019, thay thế tổng thống mãn nhiệm Michel Temer, đang bị nhiều nghi án tham ô bao vây. Trong một quốc gia bị khủng hoảng kinh tế, tham ô và bạo lực triền miên, Jair Bolsonaro thành công chinh phục cử tri như là một nhân vật mới, một vị cứu tinh.
Từ Rio de Janeiro, thông tín viên François Cardona phân tích :
“Ngay sau khi chiến thắng, Jair Bolsonaro tuyên bố được Đức Chúa Trời dẫn đường. Tổng thống mới đắc cử cam kết sẽ tôn trọng kinh thánh cùng bản Hiến Pháp của Brazil. Một mục sư làm phép ban phước lành và cám ơn Thiên Chúa đã phù trợ cho Jair Bolsonaro lên nắm quyền. Đây là một cử chỉ mạnh nhắm vào cộng đồng tín đồ Tin Lành Phúc Âm mà ảnh hưởng đã đóng góp quyết định vào chiến thắng của ứng cử viên bảo thủ.
Chiến thắng của Jair Bolsonaro rất rực rỡ vì không cần phải liên minh với một đảng nào khác. Jair Bolsonaro khẳng định lời cam kết là sẽ làm thay đổi vận mệnh Brazil. Kinh tế là một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiệm kỳ bốn năm. Ông muốn tinh giảm biên chế bộ máy nhà nước một cách triệt để, giảm thiểu vai trò của chính phủ liên bang và giảm chi ngân sách.
Tỷ lệ đắc cử áp đảo cho phép Jair Bolsonaro mạnh tay thi hành chương trình hành động, nhất là đảng Tự Do Xã Hội của ông được bầu đông đảo vào Quốc Hội, trở thành một trong hai khối lớn nhất tại Nghị Viện.
Đúng là một làn sóng bảo thủ thắng lớn chưa từng thấy tại Brazil cho dù quốc gia mạnh nhất tại Nam Mỹ bị phân hóa sâu sắc : tổng thống mới đắc cử vẫn gây phản cảm trong một bộ phận quan trọng trong dân chúng”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181029-brazil-jair-bolsonaro-ung-cu-vien-bao-thu-dac-cu-tong-thong-voi-ty-le-56

Bolsonaro : Chính khách Brazil nhiều tai tiếng

Thanh Phương
Sinh năm 1955 tại Caminas, gần Sao Paolo, trong một gia đình Công giáo gốc Ý, Jair Bolsonaro từng là một quân nhân nổi tiếng là bất tuân thượng lệnh. Sự nghiệp chính trị của cựu đại úy Bolsonaro chủ yếu là ở thành phố Rio, nơi mà ông được bầu làm dân biểu hội đồng thành phố vào năm 1988 và ba năm sau đó lần đầu tiên được bầu vào Quốc Hội liên bang Brazil.
Tại nghị trường, Bolsonaro gây chú ý không phải là do những đạo luật mà ông đề nghị, mà là do những tuyên bố gây tranh cãi của ông. Năm 2014, ông đã gây tai tiếng ầm ĩ khi nói với một nữ dân biểu cánh tả, Maria do Rosario, rằng bà này không đáng cho ông cưỡng hiếp, vì « quá xấu ». Hai năm sau đó, cũng chính Bolsonaro ca tụng một kẻ đã từng tra tấn nhiều người dưới thời chế độc độc tài quân sự (1964 -1985).
Bolsonaro cũng thường xuyên có những tuyên bố chống giới đồng tính. Trả lời phỏng vấn tạp chí Playboy năm 2011, ông đã từng nói thà ông có con trai bị chết trong một tai nạn hơn là có con trai là người đồng tính.
Cũng giống như Donald Trump, Jair Bolsonaro ngỏ lời trực tiếp với các cử tri trên các mạng xã hội với những câu ngắn ngọn, chẳng cần theo đúng cú pháp, nhưng lại gây tác động rất lớn. Chính sách mà ứng cử viên cực hữu đề ra nhằm giải quyết tình trạng mất an ninh của Brazil chỉ tóm gọn trong một câu : « Để cho những người tử tế được phép mang súng ».
Đường lối chính trị của Bolsonaro thật ra cho tới nay vẫn còn khá mơ hồ và bản thân ông thú nhận là chẳng hiểu gì về kinh tế, nhưng nhờ trong êkíp của ứng cử viên cực hữu có một kinh tế gia theo xu hướng tự do triệt để, cho nên tổng thống tân cử Brazil được sự tin tưởng của các thị trường tài chính. Ông Bolsonaro cũng có được sự ủng hộ của các nhóm vận động hành lang trong Quốc Hội, nhất là của giới kinh doanh nông phẩm và giới Tin Lành.
Những người ủng hộ Bolsonaro tôn sùng ông như là một « huyền thoại », thậm chí như một vị tử vì đạo do ứng cử viên cực hữu suýt bỏ mạng vì bị đâm vào bụng khi ông hòa mình vào đám đông dân chúng ngày 06/09 vừa qua tại Juiz de Fora (miền đông nam Brazil).
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181029-bolsonaro-chinh-khach-brazil-nhieu-tai-tieng

“Giải phóng” kinh tế Brazil,

liều thuốc đắng của Jair Bolsonaro

Tú Anh
 « Cùng nhau, chúng ta sẽ làm thay đổi vận mệnh của Brazil. Không thể tiếp tục bắt tay với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, dân túy hay cực tả ».
Đây là thông điệp đầu tiên của Jair Bolsonaro, người lãnh đạo Brazil trong bốn năm tới, ngay sau khi kết quả chính thức bầu tổng thống được công bố tối Chủ Nhật 28/10/2018. Cụ thể, tổng thống thuộc xu hướng cực hữu sẽ làm gì để cường quốc số một Nam Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng niềm tin ?
Chiến thắng của Jair Bolsonaro, đại diện của xu hướng bảo thủ cực hữu, thậm chí « phát-xít »theo một số người lên án, không phải là chuyện bất ngờ. Brazil là một quốc gia dân chủ, nhưng từ hàng chục năm nay, hàng loạt vụ tham ô, biển thủ đã làm cho hai đảng truyền thống và một loạt lãnh đạo chính trị mất uy tín.
Hành pháp bê bối, cựu tổng thống Lula ngồi tù vì vụ tai tiếng tham ô trong tập đoàn dầu khí quốc gia. Nữ tổng thống kế nhiệm Dilma Rousseft bị truất phế, bị tố cáo ngụy tạo chi thu ngân sách. Tổng thống mãn nhiệm Michel Timer bị tố « móc ngoặt » với doanh nghiệp… Lập pháp cũng không khá hơn với các vị dân biểu làm luật để bảo vệ phe cánh, né tránh nhà tù hơn là vì phúc lợi dân chúng.
Brazil còn hứng chịu tệ nạn bạo lực với hơn 64.000 nạn nhân tử vong trong năm 2017. Trong khi đó, nền kinh tế của cường quốc số một Nam Mỹ bị khủng hoảng suy thoái trong hai năm liền trước khi manh nha tăng trưởng được 1% trong năm 2017.
Trước những thách thức về « an ninh xã hội và kinh tế » trọng tâm của nhiệm kỳ bốn năm tới, Jair Bolsonaro sẽ làm gì ? Nếu nhìn qua chương trình hành động của ứng cử viên bảo thủ, biện pháp rất đơn giản như một liều thuốc đắng. Để chống bạo lực hình sự, tân tổng thống sẽ cho dân mua súng tự vệ.
Nhiều nhật báo Brazil tin tưởng tân tổng thống sẽ bài trừ tham nhũng để phục hồi kinh tế.
Trong cương lĩnh tranh cử, Jair Bolsonaro không trình bày cụ thể các phương án của mình. Ông nhìn nhận không có kiến thức về kinh tế nhưng khẳng định sẽ « dùng liều thuốc đắng ». Chiến lược phục hưng kinh tế được ủy nhiệm cho Paulo Guedes, một chuyên gia ngân hàng thuộc xu hướng cực tự do của đại học Chicago, Hoa Kỳ. Đây cũng là lò đào tạo các cố vấn kinh tế của Chilê thời Pinochet và chuyên gia Anh Quốc thời nữ thủ tướng Anh Margaret Thatcher trong thập niên 1970-1980.
Hai vấn đề khẩn cấp mà Brazil phải giải quyết là « nợ và sản xuất nông nghiệp », theo báo chí Tây phương.
Với món nợ 1.000 tỷ đôla, chiếm 84% GDP, Brazil dường như vô kế khả thi ngoài giải pháp bán các công ty Nhà nước. Người được xem là bộ trưởng Kinh Tế tương lai dự trù « tư hữu hóa 150 công ty quốc doanh » để bù đắp thâm thủng ngân sách. Nếu giá dầu tiếp tục tăng như hiện nay, Brazil sẽ có cơ may thu thêm ngoại tệ.
Ưu tiên thứ hai là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nguồn ngoại tệ số một của Brazil. Giới nuôi bò, trồng đậu nành và mía hiện đang bị trói buộc vì các cam kết tôn trọng hiệp định chống biến đổi khí hậu COP21 của chính phủ cánh tả, hy vọng sẽ được tăng gia sản xuất với tân tổng thống Jair Bolsonaro.
Vì ngành trồng trọt và chăn nuôi tập trung ở các bang trong vùng Amazon, với Jair Bolsonaro, tương lai thổ dân Brazil không mấy sáng sủa. Trong mùa tranh cử, Jair Bolsonaro nhiều lần tuyên bố nếu ông đắc cử « thổ dân ở Amazon sẽ không có một tất đất để sinh sống ».
Thành phần công nhân cũng sẽ trả giá đắt. Theo chuyên gia Georges Deb, thuộc công ty tài chính Heuler Hermes, Bolsonario sẽ « nới lỏng thị trường lao động » để thu hút đầu tư. Nói cách khác, phần lớn những thụ đắc xã hội sẽ bị hy sinh.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181029-%C2%AB-giai-phong-%C2%BB-kinh-te-brazil-lieu-thuoc-dang-cua-jair-bolsonaro

Đức : Cử tri lại trừng phạt đại liên minh

Thanh Phương
Đại liên minh cầm quyền tại Đức một lần nữa bị cử tri trừng phạt qua lá phiếu trong cuộc bầu cử tại bang Hessen ngày 28/10/2018. Cả hai đảng Dân Chủ – Thiên Chúa Giáo CDU và Xã Hội – Dân Chủ SDP đều bị mất nhiều điểm, do ảnh hưởng của việc chính phủ liên minh bị mất uy tín.
Sau thất bại bầu cử tại Hessen, thủ tướng Angela Merkel hôm nay vừa thông báo nhiệm kỳ hiện nay của bà sẽ là nhiệm kỳ cuối cùng và tuyên bố sẽ không ra tái tranh cử chức chủ tịch đảng CDU, đảng mà bà đã lãnh đạo từ 18 năm nay.
Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibault tường trình :
« Hai đảng trong liên minh cầm quyền ở Berlin bị mất ít nhất 20 điểm. Cử tri Hessen rõ ràng muốn trừng phạt một đại liên minh mà từ khi được thành lập cho tới nay chỉ thấy cãi vã với nhau nhiều hơn là điều hành đất nước một cách hiệu quả.
Vốn đã bị suy yếu, bà Angela Merkel có nguy cơ bị thua nặng tại một vùng dưới sự lãnh đạo của một nhân vật thân cận Volker Bouffier liên minh với đảng Xanh, đảng này một lần nữa đạt kết quả rất tốt. Đảng Dân Chủ – Thiên Chúa Giáo CDU bị mất 10 điểm, nhưng về đầu và như vậy có thể lập chính phủ mới.
Tổng thư ký đảng CDU, bà Annegret Kramp-Karrenbauer, tuyên bố : « Chúng tôi phải làm tốt hơn. Đó là điều mà người dân và các đảng viên mong muốn. Chúng tôi cần có một phong cách lãnh đạo mới bên trong liên minh cầm quyền ».
Về phần SDP, đảng này chỉ thu được chưa tới 20%, tỷ lệ phiếu thấp nhất kể từ sau chiến tranh. Phe xã hội – dân chủ đối lập ở Hessen cũng bị ảnh hưởng bởi uy tín sụt giảm của chính phủ liên minh. Chủ tịch SPD, bà Andrea Nahles, thừa nhận : « Tình hình của đại liên minh là không thể chấp nhận được. Chúng tôi muốn đảng Dân Chủ – Thiên Chúa Giáo rút ra những bài học từ cuộc bầu cử này và nhanh chóng chấm dứt những đấu đá cá nhân và chính trị để công việc của chính phủ không bị tác hại. »
Những người vẫn yêu cầu chính phủ từ chức nay lại có dịp lớn tiếng đòi hỏi. Nhưng tổ chức bầu cử trước thời hạn sẽ rất tai hại đối với một đảng SPD nay chỉ thu được 15% trong các cuộc thăm dò ý định bỏ phiếu ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181029-duc-cu-tri-lai-trung-phat-dai-lien-minh

TQ thất bại phóng tên lửa thương mại nội địa đầu tiên

Cuộc phóng tên lửa đẩy thương mại 3 kỳ đầu tiên ZQ-1 của Trung Quốc đã thất bại hôm 28.10.
Theo thông báo của nhà sản xuất tên lửa, vụ phóng tên lửa được thực hiện từ sân bay vũ trụ Tửu Tuyền ở phía tây bắc Trung Quốc.
Vụ phóng thất bại sau khi tách kỳ thứ hai thì động cơ giai đoạn 3 gặp trục trặc. Các chuyên gia hiện đang xác minh làm rõ nguyên nhân.
Công ty công nghệ tư nhân LandSpace Technology Corporation của Trung Quốc hồi cuối tháng 8 công bố hoàn thành việc chế tạo tên lửa đẩy thương mại với tên gọi Zhuchue-1 (ZQ-1, Chu Tước 1).
“Con chim màu đỏ” ZQ-1 là tên lửa đẩy thương mại 3 kỳ đầu tiên của Trung Quốc với tổng chiều dài 19 mét, đường kính 1,35 mét, trọng lượng cất cánh 27 tấn, còn lực đẩy xuất phát là 45 tấn.
“Việc tách diễn ra bình thường cho đến giai đoạn tách thứ 2. Chúng tôi vẫn tin rằng chế tạo tên lửa này là chiến lược đúng đắn của công ty. Chúng tôi là công ty tư nhân đầu tiên của Trung Quốc chế tạo tên lửa đẩy 3 kỳ.
Đó đã là một thành tích tuyệt vời. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ chinh phục không gian rộng lớn” – Sputnik dẫn tuyên bố của nhà sản xuất cho biết.
Theo báo chí Trung Quốc, tên lửa ZQ-1 mang theo vệ tinh “Tương lai” cho đài truyền hình Trung Quốc CCTV.
http://biendong.net/diem-tin/24431-tq-that-bai-phong-ten-lua-thuong-mai-noi-dia-dau-tien.html

Chiến tranh thương mại: TQ giấu vũ khí,

im lặng “ủ mưu”, chuyên gia Mỹ hiến kế cho ông Trump

Trung Quốc đang tập trung cho chặng đường dài đối đầu thương mại với Mỹ. Tốt hơn là Tổng thống Trump nên bắt đầu suy nghĩ về khả năng thoát khỏi cuộc chiến thương mại.
Bài viết thể hiện quan điểm của ông David A. Andelman, chuyên gia tại Trung tâm an ninh quốc gia, trường Luật Fordham. Ông cũng là cựu phóng viên của tờ The New York Times và CBS News ở châu Á và châu Âu.
Trung Quốc không hào hứng đàm phán
Các quan chức Trung Quốc dường như không vội vàng đàm phán. Tuần trước, ông Larry Kudlow – Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia thừa nhận: “Chúng tôi đã cung cấp cho họ (Trung Quốc) một danh sách chi tiết về yêu cầu, nhưng (về cơ bản) họ đã không thay đổi trong 5-6 tháng”.
Họ thậm chí còn không trả lời điện thoại. Mặc dù Tổng thống Trump đang lên kế hoạch gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng tới, nhưng có các tín hiệu rằng, Bắc Kinh sẵn sàng “đấu” một cuộc chơi dài với Mỹ.
Thực tế, việc lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc vừa qua sẽ không giúp Tổng thống Trump trong cuộc chiến này, mà trái lại, sẽ làm mất ổn định thị trường chứng khoán Mỹ.
Ông Trump đã đổ lỗi cho chính sách lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) khiến thị trường chứng khoán trải qua một tuần giao dịch tồi tệ.
Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân là do những bất ổn sâu sắc hiện nay trên mặt trận thương mại, khi Washington chuẩn bị đẩy mạnh thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.
Thực tế là thị trường chứng khoán Trung Quốc đã trở thành một trong những thị trường tệ nhất thế giới trong năm nay nhưng bất kỳ tác động nào từ thị trường chứng khoán đều ảnh hưởng đến người dân Mỹ nhiều hơn.
Chỉ 9% tài sản của các gia đình Trung Quốc là cổ phiếu, 72% tiền tiết kiệm của Trung Quốc bằng tiền mặt. Ngược lại, ít nhất 54% của tất cả người Mỹ sở hữu cổ phiếu. Con số đó đã giảm trong 10 năm qua nhưng vẫn lớn gấp 5 lần tỷ lệ sở hữu cổ phiếu ở Trung Quốc. Vì vậy, tác động từ thị trường cổ phiếu Trung Quốc là rất ít so với Mỹ.
Trung Quốc vẫn còn vũ khí chưa tung ra
Trong thời gian tới, khi Tổng thống Trump tiếp tục cuộc chiến thuế quan, Trung Quốc có thể  hứng chịu những cơn đau và buộc họ phải ngồi vào bàn đàm phán.
Quả thực, đã có những tác động có mức độ ở Trung Quốc. Báo cáo về kinh tế cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế thứ 2 thế giới đã giảm xuống còn 6,5% (so với 6,7% trong quý trước).
Tuy nhiên, ở phía Mỹ, tốc độ tăng trưởng đã bắt đầu chững lại. Dự báo GDP hàng quý cho thấy tốc độ tăng trưởng của Mỹ là 3,3%, giảm đi so với 4,2% của quý trước.
Ngoài ra, cũng có một số vũ khí khác mà Bắc Kinh chưa sử dụng để chiến đấu với Washington trong bất kỳ cuộc chiến thương mại kéo dài nào. Hãy tưởng tượng, một phong trào tẩy chay Mỹ của người tiêu dùng Trung Quốc – những khách hàng đông đảo nhất thế giới của iPhone và các sản phẩm khác của Apple, chưa kể đến xe hơi, máy móc, máy bay và hàng tiêu dùng xa xỉ của Mỹ.
Đó là một chiến thuật mà Trung Quốc đã sử dụng trước đó để đối phó với các nước khác có tranh chấp thương mại.
Câu hỏi lớn đặt ra là liệu ông Trump đã tính đến khả năng này trước khi ông lao vào cuộc chiến thương mại của mình hay không. Trên thực tế, có thể Trung Quốc đang chờ đợi cho đến khi chiến tranh thương mại thực sự gây ra tác động, hoặc thậm chí là chờ đến chính quyền Mỹ kế tiếp và hy vọng có một thỏa thuận tốt hơn.
http://biendong.net/diem-tin/24412-chien-tranh-thuong-mai-tq-giau-vu-khi-im-lang-u-muu-chuyen-gia-my-hien-ke-cho-ong-trump.html

Mẫu tên lửa mới của TQ

có thể ‘trói cánh’ không quân Mỹ

Tên lửa PL có thể giúp Trung Quốc nhắm vào các máy bay hỗ trợ, mắt xích quan trọng giúp chiến đấu cơ Mỹ thống trị bầu trời.
Không quân Trung Quốc (PLAAF) đang phát triển một loại tên lửa tầm xa bí ẩn mang định danh PL-XX được thiết kế để tiêu diệt máy bay tiếp dầu, máy bay cảnh báo sớm và các phi cơ hỗ trợ khác nhằm chấm dứt ưu thế thống trị trên bầu trời của không quân Mỹ.
Tên lửa PL-XX xuất hiện lần đầu trước công chúng tại Triển lãm Hàng không Châu Hải năm 2016. Định danh “PL” thường được Trung Quốc sử dụng cho các loại tên lửa không đối không.
Với chiều dài hơn 5,5 m, PL-XX có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách từ 160 km trở lên, tầm bắn xa nhất của các loại tên lửa không đối không thường gặp, theo Aviation Week & Space Technology.
Vai trò của PL-XX gần giống tên lửa Novator K-100 (KS-172), loại tên lửa không đối không hai tầng độc đáo với chiều dài 6 m và tầm bắn khoảng 200-300 km của Nga, đó là nhắm vào phi đội hỗ trợ vốn có vai trò rất quan trọng trong học thuyết tác chiến của không quân Mỹ.
Không quân Mỹ rất cần các loại máy bay hỗ trợ khi triển khai chiến dịch với chiến đấu cơ tàng hình, máy bay cảnh báo sớm như AWACS E-3 Sentry có nhiệm vụ phát hiện máy bay đối phương từ xa và chuyển thông tin này đến các tiêm kích tàng hình đang bay trong chế độ tắt radar để bí mật tiếp đối phương.
Các loại máy bay tiếp liệu giúp nâng tầm hoạt động của các tiêm kích tầm ngắn như F-35. Khi các máy bay hỗ trợ bị bắn hạ, chiến đấu cơ của Mỹ sẽ gặp bất lợi lớn vì không hoạt động hết công suất, điều này giúp không quân Trung Quốc lấy lại được lợi thế tác chiến trên không.
Một tiêm kích Trung Quốc như Chengdu J-20 mang theo tên lửa PL-XX sẽ âm thầm vòng ra phía sau phi đội tiêm kích Mỹ để truy lùng máy bay cảnh báo sớm hay máy bay tiếp liệu. Khi phát hiện mục tiêu, tiêm kích này có thể khai hỏa từ khoảng cách hơn 150 km và rời khỏi khu vực để đảm bảo an toàn.
Ngay cả khi đòn đánh này trượt mục tiêu, sự xuất hiện của tên lửa PL-XX vẫn có thể buộc các loại máy bay hỗ trợ của Mỹ lùi về tuyến sau và hạn chế hiệu quả hoạt động của chúng.
Nhằm đối phó với những mối đe dọa này, quân đội Mỹ đang tìm cách tăng khả năng sống sót cho các loại máy bay hỗ trợ kích thước lớn của mình, trong đó có phương án lắp đặt các hệ thống phòng thủ lên những máy bay này.
http://biendong.net/bi-n-nong/24417-mau-ten-lua-moi-cua-tq-co-the-troi-canh-khong-quan-my.html

Hai quỹ đầu tư của chính phủ TQ

bất ngờ bán hết cổ phiếu

Hai quỹ đầu tư của chính phủ Trung Quốc đã bán ra tất cả cổ phiếu và trái phiếu của họ trong quý III/2018 mà không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào, khiến giới đầu tư hoang mang.
Theo Bloomberg, tổng tài sản của hai quỹ đầu tư CM Fengqing Flexible Allocation Fund và E Fund Ruihui Flexible Fund đã giảm xuống chỉ còn 43 triệu USD vào cuối tháng 9/2018, tụt mạnh so với mức 4,65 tỷ USD trong tháng 6.
Hai quỹ này hiện chỉ còn lại một số khoản tiền gửi ngân hàng và các tài sản khác không được công bố. Hơn nữa, hai quỹ cũng không công bố ai đã rút tiền và lý do tại sao tài sản bị giảm tới 99%.
hai quy dau tu cua chinh phu trung quoc bat ngo ban thao chung khoanChỉ số chứng khoán Shanghai Composite đã sụt 19% kể từ tháng 4. (Ảnh: Bloomberg)
Động thái này của chính phủ Trung Quốc khiến giới đầu suy đoán rằng chính phủ sẽ dừng hỗ trợ thị trường sau khi chứng khoán Trung Quốc đã mất gần 3.000 tỷ USD vốn hóa chỉ trong vòng 6 tháng kể từ tháng 4/2018.
Chuyên gia phân tích Liu Wu thuộc Development Bank Securities của Trung Quốc lại nhận định rằng dòng tiền của chính phủ có thể sẽ được đầu tư sang các lĩnh vực khác.
Hai quỹ đầu tư trên nằm trong tổng số 5 quỹ được thành lập bởi chính phủ Trung Quốc vào năm 2015 khi thị trường chứng khoán nước này bị “thổi bay” 5.000 tỷ USD. Cả hai quỹ này từng được phương tiện truyền thông Trung Quốc ví là “phao cứu hộ” của thị trường chứng khoán nước này trong thời điểm đó. Qua đây, chính phủ Trung Quốc đã bơm hàng tỷ USD vào thị trường chứng khoán nhằm vực dậy thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tài chính.
Chỉ số chứng khoản chủ chốt Shanghai Composite đã giảm khoảng 19% tính từ cuối tháng 4/2018 và rớt xuống mức thấp nhất trong 4 năm khi căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang, tăng trưởng kinh tế yếu đi và nhà đầu tư bán ra mạnh.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/24428-hai-quy-dau-tu-cua-chinh-phu-tq-bat-ngo-ban-het-co-phieu.html

Đồng Nhân dân tệ có thể giảm quá “giới hạn đỏ”

Các chiến lược gia tiền tệ dự báo rằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có thể sẽ giảm quá một ngưỡng tâm lý quan trọng…
Các chiến lược gia tiền tệ dự báo rằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có thể sẽ giảm quá một ngưỡng tâm lý quan trọng, dẫn tới sự sụt giảm sâu hơn nữa, và điều đó chắc chắn sẽ vấp phải một làn sóng chỉ trích mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump – theo hãng tin CNBC.
Trong báo cáo tiền tệ định kỳ công bố vào hôm thứ Tư tuần này, Bộ Tài chính Mỹ không “dán nhãn” thao túng tỷ giá lên Trung Quốc. Tuy nhiên, Washington tiếp tục giữ Trung Quốc trong danh sách các quốc gia cần theo dõi về tỷ giá, đồng thời chỉ trích Bắc Kinh về “sự thiếu minh bạc tiền tệ và xu hướng giảm giá gần đây của Nhân dân tệ”.
Đồng Nhân dân tệ yếu có thể giúp Trung Quốc giảm bớt tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại vì giúp hàng hóa xuất khẩu của nước này rẻ hơn ở thị trường nước ngoài. Bởi vậy, thời gian qua đã có những ý kiến cho rằng Bắc Kinh sẽ dùng tỷ giá Nhân dân tệ như một “vũ khí” chiến tranh thương mại, nhưng Bắc Kinh đã phủ nhận điều này.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, đồng Nhân dân tệ đã sụt giá mạnh cùng với sự bán tháo diễn ra trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Tỷ giá Nhân dân tệ sụt xuống mức 6,94 Nhân dân tệ đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017.
Thị trường đang chờ xem liệu Nhân dân tệ có rớt qua ngưỡng 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD, mức tỷ giá chưa từng có trong vòng 10 năm trở lại đây. Khả năng Nhân dân tệ giảm quá “giới hạn đỏ” này càng gia tăng khi thống kê công bố sáng thứ Sáu cho thấy tăng trưởng quý 3 của kinh tế Trung Quốc chỉ đạt 6,5%, thấp nhất kể từ năm 2009.
Mốc 7 Nhân dân tệ/USD “là một giới hạn đỏ vì có tính tâm lý cao, và cũng bởi Trung Quốc đã từng có những phát biểu để bảo vệ mốc tỷ giá này”, chiến lược gia trưởng thị trường Marc Chandler thuộc Bannockburn Global Forex phát biểu.
Theo ông Chandler, mốc 7 Nhân dân tệ/USD hoàn toàn có thể trở thành sự thật, nhưng ít khả năng xảy ra trước khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp dự kiến vào tháng 11.
Theo các chiến lược gia, xung đột thương mại Mỹ-Trung là một nhân tố phía sau sự mạnh lên của đồng USD và sự suy yếu của Nhân dân tệ. Ngoài ra, Nhân dân tệ còn sụt giá do những yếu tố nội tại của Trung Quốc, bao gồm sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán nước này. Chỉ số Shanghai Composite Index của chứng khoán Trung Quốc đã giảm 2,9% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, nâng tổng mức giảm từ đầu năm lên 25%.
Một số chiến lược gia nói rằng Trung Quốc đã cố ngăn đồng Nhân dân tệ giảm giá quá sâu, vì sự giảm giá như vậy có thể dẫn tới một làn sóng thoái vốn khỏi nước này. Tuy nhiên, cũng có những chuyên gia nói rằng Trung Quốc có thể để cho Nhân dân tệ giảm giá dưới mốc 7 Nhân dân tê/USD vào cuối năm nay hoặc trong năm 2019.
“Ngưỡng 7 Nhân dân tệ/USD được xem là một ngưỡng tâm lý quan trọng, nhưng trên thực tế, đồng Nhân dân tệ đã giảm từ 6,3 xuống còn 6,9 Nhân dân tệ đổi 1 USD mà không hề có sự thoái vốn mạnh mẽ khỏi Trung Quốc. Bởi vậy, chúng tôi cho rằng PBoC tự tin họ có thể kiểm soát tình hình nếu tỷ giá giảm dưới 7 Nhân dân tệ/USD”, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc Chang Liu thuộc Capital Economics phát biểu.
Vị chuyên gia cũng lưu ý rằng đã có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực hỗ trợ tỷ giá Nhân dân tệ để tránh sự giảm giá diễn ra quá nhanh. “PBoC đã bán ra dự trữ ngoại hối để hỗ trợ Nhân dân tệ, khoảng 17 tỷ USD”, ông Liu phát biểu.
Ông Jonas David, chiến lược gia thị trường mới nổi thuộc UBS Global Wealth Management thì cho rằng với tình trạng yếu đi của kinh tế Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, và kết quả sẽ là Nhân dân tệ còn giảm giá thêm.
Ông David dự báo tỷ giá Nhân dân tệ sẽ về mức 7,1 Nhân dân tệ đổi 1 USD trong 6 tháng tới và 7,3 Nhân dân tệ đổi 1 USD trong vòng 1 năm.
“Quan điểm của chúng tôi là chẳng có lý do gì để sự giảm giá của Nhân dân tệ chỉ dừng ở mức 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD. Đó là một ngưỡng tâm lý, nhưng chúng tôi tin rằng Nhân dân tệ sẽ giảm sâu hơn thế”, vị chuyên gia nhận định.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/24414-dong-nhan-dan-te-co-the-giam-qua-gioi-han-do.html

Trung Quốc: Lãnh đạo Việt Nam

dự hội chợ nhập khẩu Thượng Hải

Tổng cộng có 18 lãnh đạo các nước, trong đó có Việt Nam, sẽ đến tham dự hội chợ triển lãm nhập khẩu lớn ở Thượng Hải vào tuần tới, Reuters dẫn nguồn tin chính phủ Trung Quốc cho biết hôm 29/10.
Các lãnh đạo đến từ Nga, Pakistan, thậm chí ngay cả đảo quốc nhỏ bé Cook, nhưng lại không có một quốc gia lớn nào của phương Tây.
Dự kiến diễn ra từ ngày 5/11 đến 10/11, Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc quy tụ hàng ngàn công ty nước ngoài và Trung Quốc, với mục tiêu tăng cường nhập khẩu, giảm bớt lo ngại về hoạt động thương mại của Trung Quốc và cho thấy sự sẵn sàng thu hẹp khoảng cách thương mại.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ không có ý định gửi các giới chức chính phủ cấp cao đến tham dự hội chợ, Reuters dẫn lời một phát ngôn nhân đại sứ quán Mỹ cho biết tuần trước. Trung Quốc nói đây là quyết định “khó hiểu”.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đang rơi vào một cuộc chiến thương mại gay gắt.
Theo Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các nhà lãnh đạo sẽ đến từ Cộng hòa Séc, Cuba, Cộng hòa Dominica, Kenya, Lithuania, Panama, El Salvador, Thụy Sĩ, đảo Cook, Croatia, Ai Cập, Hungary, Georgia, Lào, Malta, Pakistan, Nga và Việt Nam.
El Salvador và Cộng hòa Dominica là hai quốc gia đã từ bỏ việc công nhận Đài Loan và quay sang Trung Quốc trong năm nay.
Một số quốc gia cử cả tổng thống đi tham dự, trong đó có Cộng hòa Séc và Kenya, trong khi những quốc gia khác như Nga và Pakistan cử thủ tướng đi dự.
Hiện chưa rõ Việt Nam sẽ cử nhà lãnh đạo nào đi Thượng Hải.
Khi được hỏi tại sao các nhà lãnh đạo của một số quốc gia cụ thể được mời, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói mọi người đều rất háo hức tham dự hội chợ thương mại, nhưng việc quyết định ai là người đại diện cho quốc gia đi tham dự là tùy vào quốc gia đó, sau khi có sự “tham vấn hữu nghị” với Trung Quốc.
“Chắc chắn, hội chợ đã nhận được sự chú ý rộng rãi và được cộng đồng quốc tế hoan nghênh”, Reuters dẫn lời ông Lục Khảng nói.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói thêm rằng việc Trung Quốc tổ chức hội chợ nhập khẩu cho thấy quyết tâm của chính phủ nhằm cởi mở hơn nữa và chia sẻ lợi ích sự phát triển của Trung Quốc.
Trung Quốc cho biết có hơn 130 quốc gia và 2.800 công ty đã quyết định tham gia hội chợ, bao gồm 180 công ty Mỹ như Microsoft, Disney và Intel.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố hội chợ nhập khẩu này từ đầu năm 2017 và ông sẽ phát biểu khai mạc hội chợ.
Tuy nhiên, một số nhà phê bình cho rằng sự kiện mà Trung Quốc dự định sẽ tổ chức hàng năm dường như chỉ là nỗ lực tuyên truyền.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-lanh-dao-viet-nam-di-du-hoi-cho-nhap-khau-thuong-hai/4633361.html

Philippines sơ tán dân khu vực ven biển

trước bão Yutu

Philippines hôm 29/10 tăng mức cảnh báo bão và bắt đầu sơ tán một số cộng đồng ven biển trên đường đi của một cơn bão vì lo ngại nó gây ra sạt lở đất và lũ lụt do gió và mưa lớn, theo Reuters.
Siêu bão Yutu vừa đánh trực tiếp và tàn phá quần đảo Bắc Mariana của Mỹ vào tuần trước. Dự kiến, bão sẽ đổ vào đất liền vào sáng 30/10 và di chuyển qua đảo chính Luzon trước khi rời Philippines 24 giờ sau đó, Reuters dẫn nguồn tin từ cơ quan khí tượng bang PAGASA cho biết.
Đến giữa sáng 29/10, bão Yutu đang ở vào khoảng 400 km về phía đông đất liền và đã suy yếu xuống mức tốc độ gió duy trì ở 150 km/giờ, với gió giật 185 km/giờ, so với tốc độ 170 km/giờ ghi nhận được vài giờ trước đó.
Cường độ bão đã giảm so với hơn bốn ngày trước, khi siêu bão với tốc độ gió trên 270 km/giờ bao vây khu vực Mariana, một quần đảo ở Tây Thái Bình Dương của Mỹ với 52.000 cư dân, thổi bay mái nhà, gây lật xe và làm mất điện, nước.
Nhà chức trách ở các tỉnh Isabela và Cagayan đã bắt đầu di chuyển cư dân ở các thị trấn ven biển đến các trung tâm sơ tán, trong khi vùng núi Cordillera bị đưa vào khu vực cảnh báo đỏ về sạt lở đất.
Ba tỉnh phía bắc Luzon đã được nâng cảnh báo lên mức số 3 trong thang cảnh báo có 5 mức độ nghiêm trọng, và thêm 28 khu vực khác bị đặt ở mức cảnh báo 1 và 2, với gió mạnh và mưa dự kiến diễn ra vào cuối ngày 29/10.
Bão Yutu, được gọi là bão Rosita ở Philippines, là cơn bão thứ 18 tấn công Philippines trong năm nay, xảy ra sáu tuần sau khi siêu bão Mangkhut tàn phá Luzon, gây ra lở đất, giết chết hàng chục người và làm thiệt hại mùa màng trị giá khoảng 180 triệu đôla.
Các lớp học đóng cửa ở ít nhất 5 tỉnh. Ngư dân ở Luzon và ở bờ biển phía đông được khuyến cáo không nên ra biển, với cảnh báo triều cường do bão gây ra cao tới 3 mét ở 6 tỉnh.
Tất cả các dịch vụ về tàu thuyền tại thành phố cảng của Batangas, cách Manila khoảng 83 km về phía nam, đã bị đình chỉ vào ngày 29/10.
Khoảng một nửa trong số 105 triệu dân Philippines sống ở vùng Luzon.
Philippines bị ảnh hưởng trung bình 20 cơn bão mỗi năm.
https://www.voatiengviet.com/a/philippines-so-tan-dan-khu-vuc-ven-bien-truoc-bao-yutu/4633556.html

Malaysia rút khỏi Nhất đới, nhất lộ: TQ phải lo?

Trung Quốc cho biết tôn trọng quyết định của Malaysia nhưng còn nhiều điều Trung Quốc cần phải lo đằng sau quyết định đó.
Vào tháng 9/2018, Malaysia đã chính thức hủy 3 dự án trị giá gần 3 tỷ USD xây dựng đường ống dẫn nhiên liệu hợp tác với Trung Quốc sau một thời gian tạm dừng để xem xét.
Bên cạnh đó, dự án xây dựng Đường sắt Bờ biển phía Đông (ECRL) dài 620 km cũng đang trong quá trình xem xét. Đây là dự án do công ty xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) chịu trách nhiệm thi công.
Kể từ khi lên nắm quyền vào hồi giữa năm nay, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã xem xét lại các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng dưới thời chính quyền tiền nhiệm.
Ông Mahathir đang nỗ lực tìm cách thắt lưng buộc bụng, giảm bớt các gánh nặng về tài chính cho Malaysia, trong bối cảnh nước này đang đối mặt với nợ công lên tới 1.000 tỷ ringgit (hơn 240 tỷ USD).
Chẳng hạn, với dự án đường sắt kết nối bờ biển phía Đông, chính phủ tiền nhiệm của cựu Thủ tướng Najib Razak từng nói dự án này sẽ tạo ra thêm 80.000 việc làm và thúc đẩy phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, Thủ tướng Mahathir cho biết, có những điều khoản trong dự án này “rất gây tổn hại cho nền kinh tế Malaysia”.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zou Jiayi cho biết, Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn tôn trọng quyết định và phán quyết của Malaysia. Bên cạnh đó cũng nhấn mạnh rằng các dự án đã được ký kết trên cơ sở thương mại, và các quốc gia được tự do kiểm tra và đánh giá các điều khoản của dự án.
“Malaysia đã thông báo đầy đủ với Trung Quốc về vấn đề này. Chúng tôi tôn trọng quyết định của Malaysia dựa trên phân tích tính bền vững nợ của quốc gia họ”, bà nói.
Dù vậy, động thái trên của Malaysia rõ ràng sẽ khiến cho sáng kiến Nhất đới, nhất lộ (Một vành đai, một con đường) của Trung Quốc gặp trở ngại. Từ quyết định của ông Mahathir, lãnh đạo nhiều quốc gia khác sẽ bắt đầu tự hỏi liệu những khoản đầu tư của Trung Quốc có thực sự tốt như họ tưởng hay không?
Sáng kiến Một vành đai, một con đường được Trung Quốc coi là một “dự án thế kỷ”, là các khoản đầu tư của Trung Quốc tại hơn 60 quốc gia trên thế giới, với mục tiêu kết nối Bắc Kinh với các đối tác thương mại của mình.
Trên thực tế, dự án này đã mở ra mạng lưới con nợ của Bắc Kinh trên khắp thế giới, đồng thời mở ra cơ hội cho các nhà thầu Trung Quốc tham gia xây dựng nhiều công trình hạ tầng tại các quốc gia vay nợ nước này.
Không chỉ đem lại lợi ích hay ảnh hưởng toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế, mà Trung Quốc cũng có động cơ chính trị rất rõ ràng khi đề ra sáng kiến Vành đai và Con đường, theo một báo cáo của Lầu Năm Góc.
Cụ thể, thông qua việc thắt chặt các mối quan hệ kinh tế, Trung Quốc có thể “định hướng lợi ích của các quốc gia khác để phù hợp với nước này, và ngăn chặn sớm sự đối đầu hoặc những lời chỉ trích về cách tiếp cận của Trung Quốc trong những vấn đề nhạy cảm”, theo Lầu Năm Góc.
Sự hoài nghi về sáng kiến Một vành đai, một con đường ngày càng tăng tại một số quốc gia khi nhiều dự án có vốn đầu tư khủng sau khi hoàn thiện không đem lại lợi ích kinh tế nhưng lời hứa hẹn của Trung Quốc.
Như Sri Lanka, đất nước đã vay một khoản lớn từ Trung Quốc để xây dựng một sân bay có thể phục vụ 1 triệu hành khách mỗi năm.
Tuy nhiên, hiện nay người ta chỉ biết đến địa điểm này với danh hiệu “sân bay quốc tế vắng khách nhất thế giới”. Sân bay này ế khách đến nỗi số tiền thu về từ việc cho thuê các kho vận tải còn nhiều hơn tiền dịch vụ và vé máy bay.
Cảng nước sâu Hambantota, một dự án khác của Bắc Kinh tại Sri Lanka thuộc Một vành đai, một con đường, giờ đây đã thuộc quyền quản lý của một công ty Trung Quốc trong vòng 99 năm, sau khi cảng này không thu hồi đủ số tiền vốn bỏ ra để trả nợ cho Trung Quốc.
Theo một nghiên cứu được công bố hồi tháng 3/2018 của Trung tâm Phát triển Toàn cầu, Sri Lanka không phải là con nợ duy nhất của Trung Quốc gặp vấn đề này. Nhiều quốc gia khác trên thế giới như Djibouti, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Mông cổ, Montenegro, Pakistan và Tajikistan cũng đang gặp khó khăn trong việc trả các khoản nợ thuộc dự án Vành đai và Con đường.
Đối với giới chuyên gia, thì đây không phải là sai lầm, mà là một đặc điểm trong kế hoạch của Trung Quốc. Họ gọi đó là chính sách “ngoại giao bẫy nợ”, và Bắc Kinh đang bắt nạt những con nợ nhỏ của mình bằng chính sách này.
Thậm chí một số người còn dự đoán Trung Quốc sẽ sử dụng các công trình thuộc siêu dự án Vành đai và Con đường để phục vụ mục đích quân sự trong tương lai, nhất là khi các công trình ấy không hề đem lại lợi ích kinh tế.
Theo tờ The Business Times, bên lề cuộc họp do Quỹ tiền tệ quốc tế tổ chức hàng năm và cuộc họp của Ngân hàng Thế giới tại đảo Bali, Indonesia, Thứ trưởng Tài chính Zou đã thừa nhận, vấn đề bẫy nợ của sáng kiến Một vành đai, một con đường là một vấn đề phức tạp và cam kết Bắc Kinh sẽ chú ý đến nó.
Thứ trưởng Zou cho biết, Trung Quốc có thể tối ưu hóa và đa dạng hóa những khoản nợ thuộc Sáng kiến này với nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài, với đối tác công-tư và những nhà đầu tư cổ phần, trái ngược với các khoản vay thương mại đắt đỏ hơn.
Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận là Trung Quốc đang phải đối diện với rất nhiều áp lực trong và ngoài nước. Nếu các con nợ đồng loạt tuyên bố vỡ nợ, thì chắc chắn nền kinh tế và xã hội của Trung Quốc sẽ phải chịu ảnh hưởng không nhỏ.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/24416-malaysia-rut-khoi-nhat-doi-nhat-lo-tq-phai-lo.html

Boeing của Lion Air mới tinh

gặp nạn làm 188 người chết

Một máy bay Boeing 737 của hãng Lion Air chở tổng cộng 188 người rơi xuống biển khi vừa cất cánh ở sân bay thủ đô Jakarta.
.Máy bay số hiệu JT-610 chở 181 hành khách cùng 7 người thuộc phi hành đoàn, khởi hành lúc 6:10 sáng 29/10, lên đường đến thành phố Pangkal Pinang, và dự kiến sẽ đến nơi lúc 7:20 cùng ngày.
Khoảng 13 phút sau khi cất cánh tại Jakarta, máy bay bị cho là mất liên lạc với mặt đất. Tín hiệu vệ tinh cuối cùng cho thấy JT-610 đang bay qua khu vực biển Java. Hiện vẫn chưa rõ tình trạng thương vong.
Người đứng đầu lực lượng cứu nạn ở Pangkal Pinang cho biết trước khi xảy ra tai nạn, phi công lái máy bay đã yêu cầu được quay trở về sân bay Soekarno-Hatta của Jakarta.
Chiếc Boeing 737 MAX 8 gặp nạn là một mẫu máy bay mới, được sử dụng từ 2016.
Thông tin trên website Flightradar24 nói chiếc máy bay chỉ mới được Boeing bàn giao cho Lion Air vào tháng 8 năm nay.
Hiện có câu hỏi vì sao một chiếc máy bay mới như vậy đã gặp nạn.
Hãng Lion Air cũng tự hào là công ty đầu tiên của Indonesia đặt cả hơn 200 chiếc Boeing 737 MAX 8.
Trong một buổi họp báo, giới chức xác nhận trong 181 hành khách có 1 bé sơ sinh và 2 trẻ em.
Sutopo Purwo Nugroho, người đứng đầu cơ quan xử lý thảm họa Indonesia, đăng trên twitter một hình ảnh về các mảnh vỡ và đồ đạc cá nhân được cho là của chiếc máy bay bị nạn.
Ông Nugroho còn đăng một đoạn video khác quay từ 1 chiếc tàu kéo cho thấy nhiều mảnh vỡ có thể là từ máy bay gặp nạn trôi lênh đênh tại khu vực biển ở hướng Đông của Jakarta.
“Việc máy bay rơi đã được xác nhận”, Yusof Latif, người phát ngôn của cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia nói.
Giám đốc điều hành tập đoàn Lion Air nói “chưa thể đưa ra bình luận gì vào thời điểm này, chúng tôi đang cố gắng thu thập mọi dữ liệu và thông tin.”
Gerry Soejatman, một chuyên gia tư vấn ngành hàng không Indonesia, cho BBC biết mẫu Boeing 737 MAX 8 đã gặp nhiều vấn đề ngay từ khi ra mắt, trong đó có cả các vấn đề ở khâu bảo trì.
Indonesia là quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào việc di chuyển đường hàng không, nhưng lại có nhiều hãng máy bay có lịch sử an toàn bay rất kém. Lion Air là hãng hàng không giá rẻ có trụ sở chính tại Indonesia.
Năm 2013, một chiếc máy bay khác của Lion Air số hiệu 904 đã rơi xuống biển khi đang chuẩn bị hạ cánh ở phi trường quốc tế Ngurah Rai tại Bali.
Năm 2004, máy bay số hiệu 538, cũng của Lion Air, đã gặp tai nạn khi hạ cánh tại thành phố Solo, vụ việc khiến 25 người thiệt mạng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46015189

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?