Tin Việt Nam – 31/10/2018

Tin Việt Nam – 31/10/2018

Thêm 30 người bị tù do biểu tình ở Bình Thuận

Thêm 30 người biểu tình phản đối dự luật đặc khu tại Bình Thuận hôm 10/6/2018 bị kết án từ 2 năm đến 3 năm 6 tháng tù. Tin cho biết Tòa án Thành phố Phan Thiết vào ngày 31 tháng 10 tiến hành phiên sơ thẩm đối với 30 người như vừa nêu.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Thuận thì 30 người này có hành vi gây rối trật tự công cộng trước trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận nên phải lãnh án tù. Cụ thể anh Nguyễn Quốc Huệ bị 3 năm 6 tháng tù; các anh Phạm Văn Chung, Lê Nhựt Bản, Nguyễn Quý Lai, Trần Văn Công, Tăng Thanh Thuận, Trương Minh Tài cùng bị 3 năm tù.
Những người còn lại bị kết án từ 2 năm đến 2 năm 3 tháng tù.
Như vậy tính đến nay đã có gần 100 người bị kết án tù do biểu tình chống dự luật đặc khu tại nhiều địa phương trên cả nước vào những ngày 9, 10 và 11 tháng 6 năm 2018.
Theo truyền thông trong nước thì tối 10/6 tại Bình Thuận, hàng trăm người dân đã tràn vào trụ sở UBND tỉnh hò hét, xô đẩy cổng và khung sắt tường rào, ném gạch đá, bom xăng tự chế vào lực lượng công an đang làm nhiệm vụ gây hỗn loạn, mất an ninh trật tự và làm ách tắc giao thông. Ngoài ra có nhiều xe hơi và xe gắn máy bị đốt cháy. Công an đã dùng vòi rồng để giải tán đám đông nhưng không thành. Đến rạng sáng ngày 11/6 công an phải tăng cường lực lượng để giải tán đám đông.
Dự luật cho nước ngoài thuê đất tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc trong 99 năm vấp phải sự phản đối của người dân vì lo ngại các đặc khu này sẽ giúp giới đầu tư Trung Quốc thâu tóm đất đai của Việt Nam.
Hôm 7/11/2018, báo Tuổi Trẻ trích lời ông Hồ Trung Phước – trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Bình Thuận khẳng định vụ biểu tình trở nên bạo động ở Bình Thuận vào ngày 10 và 11 tháng 6 không phải là vụ án gây rối trật tự đơn thuần mà là “có động cơ chính trị”.
Dự luật đặc khu hiện đang được Quốc Hội hoãn xem xét, nhưng luật An ninh mạng đã được thông qua và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2019.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/30-more-people-jailed-in-binh-thuan-for-anti-sez-bill-10312018082648.html

Tịch thu kim cương, phạt tiệm vàng:

Cần Thơ tiếp tục vòng vo

Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ hôm 30/10 tổ chức họp báo về vụ việc gây nhiều chỉ trích hơn một tuần qua, trong đó công an địa phương phạt nặng một tiệm vàng do “đổi 100 đô la trái phép” và thu giữ kim cương, đá quý từ tiệm này.
Theo báo chí Việt Nam, đại diện chính quyền thành phố không “trả lời thỏa đáng” các câu hỏi từ đông đảo phóng viên.
Như tin đã đưa, hôm 23/10, chính quyền thành phố Cần Thơ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 90 triệu đồng đối với ông Nguyễn Cà Rê vì đã mang đổi 100 đôla lấy 2,3 triệu đồng vào ngày 30/1 năm nay tại tiệm vàng Thảo Lực, nơi không có giấy phép để đổi ngoại tệ.
Chính quyền cũng phạt tiệm vàng của ông chủ có tên là Lê Hồng Lực 180 triệu đồng trong vụ này. Các bản tin cho hay, ngoài việc công an bắt quả tang vụ đổi đô la trái phép, họ còn khám nhà và thu giữ của tiệm vàng 20 viên kim cương và nhiều đồ quý giá khác.
Vụ việc “gây bão” trong dư luận một mặt vì số tiền phạt quá lớn so với giao dịch đổi tiền. Mặt khác, nó làm nhiều người đặt nghi vấn về sự lạm quyền và mờ ám của công an.
Vụ đổi 100 đôla bị phạt 90 triệu: Công an nói đúng luật, không gài bẫy
Báo chí trong nước tường thuật rằng, tại cuộc họp báo hôm 30/10, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Cần Thơ thừa nhận chỉ trong 7 ngày qua, đã có hơn 280 tin bài liên quan đến vụ việc, chưa kể vô số các bài viết đăng trên mạng xã hội và các diễn đàn trên internet.
Ra một cái quyết định khám nhà mà cái quyết định đó nó đã ký trước 6 ngày, sau đó có dấu hiệu ghi khống ngày, có nghĩa là để trống ngày thực hiện và sau đó người thực hiện ghi ngày tháng năm vào. Thế thì quyết định khám xét đó không hợp lệ rồi.
Luật sư Trần Thu Nam
Báo giới và dư luận chỉ ra sự bất cập của nghị định số 96/2014/NĐ-CP liên quan đến quản lý ngoại hối, và đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi nghị định. Bên cạnh đó, họ cũng đặt ra nhiều câu hỏi như vì sao công an lại tịch thu 20 viên kim cương của vợ chồng ông Lực, chủ tiệm vàng, để trong tủ của gia đình; hay lệnh khám nhà của chính quyền địa phương là đúng hay sai.
Tại cuộc họp báo ngày 30/10, đại diện chính quyền Cần Thơ “đã không trả lời cụ thể câu hỏi của nhiều cơ quan báo chí”, theo các bản tin trong nước.
Báo chí trong tuần qua dẫn ý kiến các chuyên gia pháp lý chỉ ra một số điều bất hợp lý rõ rệt trong quy trình phát hiện, xử phạt và thu giữ tài sản tại tiệm vàng Thảo Lực.
Thứ nhất, công an phát hiện việc ông Rê mang 100 đô la đến đổi tại tiệm vàng vào ngày 30/1, nhưng phải đến hơn 7 tháng sau, vào ngày 13/8, công an mới lập biên bản vi phạm hành chính. Về việc này, luật sư Trần Thu Nam nói với VOA:
“Biên bản vi phạm hành chính không được lập vào ngày khám xét, cái ngày bắt quả tang ấy, mà biên bản đó lại lập sau 8 tháng, như thế đã là không phù hợp rồi, đã là trái luật về vi phạm hành chính rồi”.
Chung quan điểm với luật sư Nam, một luật sư khác không nêu tên nói trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh hôm 31/10 rằng “quyết định xử phạt dựa trên biên bản làm sai thì quyết định này không có giá trị pháp lý, cơ quan có thẩm quyền cần thu hồi”.
Thứ hai, sau khi công an ập vào bắt quả tang hành vi đổi tiền, họ đã tiến hành khám xét tiệm vàng ngay. Việc này bị báo chí và dự luận xem là “có dấu hiệu mờ ám” vì thông tin báo giới thu thập được cho thấy quyết định khám nhà đã được chính quyền địa phương ban hành từ hôm 24/1, trước khi vụ việc xảy ra tới gần 1 tuần. Luật sư Trần Thu Nam phân tích thêm với VOA:
“Ra một cái quyết định khám nhà mà cái quyết định đó nó đã ký trước 6 ngày, sau đó có dấu hiệu ghi khống ngày, có nghĩa là để trống ngày thực hiện và sau đó người thực hiện ghi ngày tháng năm vào. Thế thì quyết định khám xét đó không hợp lệ rồi”.
… người dân không có nghĩa vụ phải chứng minh đây là tài sản trong sạch. Ông chủ tiệm vàng đó có quyền khởi kiện cái quyết định xử phạt hành chính đó ra tòa án để yêu cầu hủy quyết định xử phạt và trả lại số tài sản đã thu giữ của ông ấy.
Luật sư Trần Thu Nam
Vấn đề thứ ba báo chí và công luận bày tỏ bất bình là ngoài việc thu giữ tờ 100 đôla của ông Rê, công an còn “tịch thu tang vật” là 20 viên kim cương và rất nhiều hạt đá nhân tạo của vợ chồng Lực.
Ý kiến của những người am hiểu pháp luật thể hiện trên báo chí hoặc mạng xã hội nhìn chung cho rằng những gì công an gọi là tang vật thực chất là tài sản riêng của chủ tiệm vàng, nên việc tịch thu “cần được hủy bỏ”, và số tài sản phải được “trả về cho chủ sở hữu ban đầu”.
Luật sư Nam đồng ý với quan điểm này. Ông nói với VOA:
“Hai mươi viên kim cương đó đang nằm trong két của nhà ông ấy. Đây là tài sản cá nhân hai vợ chồng tiết kiệm được, chứ không tham gia một giao dịch nào cả. Và người dân không có nghĩa vụ phải chứng minh đây là tài sản trong sạch. Ông chủ tiệm vàng đó có quyền khởi kiện cái quyết định xử phạt hành chính đó ra tòa án để yêu cầu hủy quyết định xử phạt và trả lại số tài sản đã thu giữ của ông ấy”.
Trước tất cả những thắc mắc được nêu ra đó, cho đến nay, chính quyền Cần Thơ vẫn đưa ra những câu trả lời vòng vo.
Yêu cầu xem xét lại quy định trong vụ đổi 100 đôla bị phạt 90 triệu đồng
Ngoài cuộc họp báo hôm 30/10, ông Trần Việt Trường, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ, nói với báo Tuổi Trẻ trong một cuộc phỏng vấn riêng về vụ việc rằng lãnh đạo chính quyền thành phố đã chỉ đạo công an và các cơ quan liên quan “phải rà soát thật kỹ” quy trình kiểm tra, xử lý tiệm vàng Thảo Lực để có hướng xử lý “hợp tình, hợp lý và đúng quy định của pháp luật”.
Ông Trường nói “các nhà báo cần bình tĩnh chờ thêm vài ngày nữa sẽ có kết quả”, theo Tuổi Trẻ. Người đứng đầu cơ quan tuyên giáo của thành phố nói thêm rằng “Vụ việc này xảy ra rất đáng tiếc, thành phố có bài học kinh nghiệm sâu sắc”.
Vụ việc không chỉ “gây bão” trong dư luận mà còn làm nóng các tranh luận tại quốc hội Việt Nam.
Cùng ngày 30/10, sau khi Bộ trưởng Công an trình bày về vụ việc tại quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói Bộ Công an phải khám nhà đúng luật và phải thực hiện đúng thời gian phạt hành chính. “Đừng để 6 tháng, 9 tháng sau mới đưa ra quyết định”, bà nói.
Bà Ngân cũng được báo chí trích lời nói rằng bà đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi quy định liên quan đến quản lý ngoại hối. Bà nhấn mạnh: “Còn quy định nào mà chưa hợp lý thì phải sửa cho dân nhờ”.
Trước đó, tin tức hôm 28/10 cho hay Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã giao Ngân hàng Nhà nước “nghiên cứu tính hợp pháp, hợp lý” của mức tiền phạt lên đến tổng cộng 270 triệu đồng đối với ông Rê và tiệm vàng Thảo Lực.
Về phần mình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nói với báo chí hôm 26/10 rằng cơ quan của ông “đang có kế hoạch” sửa đổi nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong năm nay.
https://www.voatiengviet.com/a/tich-thu-kim-cuong-phat-tiem-vang-cq-can-tho-tiep-tuc-vong-vo/4636884.html

Đảng Cộng sản nêu ‘sai trái’ của GS Chu Hảo

Trong diễn biến bất thường, đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương viết bài giải thích chi tiết về ông Chu Hảo, người bị nói có “biểu hiện suy thoái rất nghiêm trọng”.
Kỷ luật ông Chu Hảo là ‘giọt nước tràn ly’
Có thêm các trí thức ‘bỏ Đảng’ sau vụ TS Chu Hảo
GS Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật vì ‘tự diễn biến’
Bài báo ngày 31/10 của ông Phạm Đức Tiến, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Cơ quan UBKT Trung ương, được đăng trên trang web Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Hôm 26/10, giáo sư Chu Hảo viết thư “từ bỏ Đảng Cộng sản” sau khi bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật.
Bài viết của ông Phạm Đức Tiến nói vi phạm của “đồng chí Chu Hảo” bắt đầu khi ông nghỉ hưu, không còn là Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ năm 2005, sang công tác ở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
In sách ‘sai trái’
Bài viết mang quan điểm chính thức của Đảng nhận định ông Chu Hảo, khi làm Tổng Biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, đã cho in nhiều sách “có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng”.
Từ 2005 đến 2009, ông Chu Hảo xuất bản 5 cuốn bị chính quyền cấm phát hành.
Ví dụ, cuốn “Đường về nô lệ” của F.A. Hayek “đã thổi phồng các mặt hạn chế của chủ nghĩa xã hội, đánh đồng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô với chủ nghĩa phát xít”, theo bài viết.
Cuốn “Karl Marx” của Peter Singer, “nhận xét sai lầm về học thuật, phủ định những nội dung tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Marx”.
Cuốn sách “Ông Sáu Dân trong lòng dân” cho thấy Nhà Xuất bản có “dấu hiệu khuynh hướng tập hợp những bài viết về những người có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, nhằm “gợi ý”, “gợi mở” một hướng đi khác, cách nhìn khác không có lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước”.
Qua bài báo, độc giả được tiết lộ rằng năm 2009, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã kết luận vi phạm của ông Chu Hảo “đã đến mức phải kỷ luật khiển trách, nhưng miễn kỷ luật do xét các tình tiết giảm nhẹ như công lao, quá trình cống hiến, sự thành khẩn của đồng chí”.
Nhưng từ đó đến nay, ông Chu Hảo vẫn cho in các sách “vi phạm”, gồm 2 cuốn bị cấm phát hành, 5 cuốn cấm tái bản.
Vi phạm ‘rất nghiêm trọng’
Bài viết tiếp tục tiết lộ ông Chu Hảo đã tham gia ký vào các thư kiến nghị, thư ngỏ và có nhiều bài viết trên báo chí trong và ngoài nước, mạng xã hội.
Trong đó có “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992″ mà tác giả nói thư ngỏ này cho rằng Đảng Cộng sản “dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm”.
Hay “Thư gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam” có nội dung phê phán đường lối lãnh đạo của Đảng trong 30 năm qua.
“Thư kiến nghị về Luật An ninh mạng” năm 2018, bị nói là “tự ý đưa tên đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, nguyên thứ trưởng Thường trực Bộ Công an (không được sự đồng ý của đồng chí Nguyễn Khánh Toàn) vào danh sách những người đứng tên”.
Đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói ông Chu Hảo còn có “nhiều bài trả lời phỏng vấn trên các đài, báo nước ngoài có các nội dung sai trái (BBC, RFA, RFI)”.
Tháng 6/2016, Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với ông Chu Hảo.
Nhưng hai tháng sau, ông lại viết bài “Đã đến lúc cần đối thoại” trong đó, cho rằng: “Nguyên nhân gốc rễ của mọi bất đồng, mọi bức xúc và phẫn uất đều nằm trong những bất cập, phản khoa học, phản tiến bộ, phản dân chủ của Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” từ đó đòi hỏi Đảng phải đối thoại với nhân sĩ, trí thức.
Ông Chu Hảo còn sáng lập hay tham gia nhiều hội, nhóm, diễn đàn…trong đó có “Diễn đàn xã hội dân sự”, bị nói là “nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta một cách ôn hòa”.
Bài này đánh giá: “Năm 2007, đồng chí cùng một số nhà khoa học lập Viện Nghiên cứu phát triển (IDS) (nay đã giải thể), là thành viên của “Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh” sau đó là “Quỹ Phan Chu Trinh”, quỹ này trao giải cho cả cựu chiến binh Mỹ từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.”
Bài viết kết luận: “Đồng chí Chu Hảo là đảng viên trí thức nhưng đã đi ngược lại phẩm giá của người trí thức, đi ngược lại Cương lĩnh, Điều lệ của Đảng, đi ngược lại niềm tin, kỳ vọng của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, không còn xứng đáng với cái tâm, cái tầm của người tri thức và tư cách đảng viên.”
Phản ứng về bài viết, nhà văn Phạm Thị Hoài, sống ở Berlin, hôm 31/10 viết trên Facebook:
” Sự kiên nhẫn của Đảng không phải là vô tận. Nhưng cho đến hết bài, Đảng vẫn gọi ông Chu Hảo là đồng chí.”
Trước đó, giáo sư Chu Hảo công bố thư trên mạng xã hội nói bản thân ông nay “từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam” để đi theo con đường Khai Sáng của Phan Châu Trinh.
Cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, người bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật gần đây, cũng nói ông đề nghị chi bộ “xóa tên tôi trong danh sách Đảng viên”.
Theo ông Chu Hảo, quyết định kỷ luật ông được Đoàn Kiểm tra “đơn phương công bố rộng rãi” mà không thông báo trước “cho cá nhân và tổ chức đương sự”.
Ông viết “đây là bản cáo trạng vô căn cứ và thâm độc”.
Trong nội dung thư ký tên của ông Chu Hảo hôm 26/10/2018 nhưng mới vừa được lan truyền trên mạng xã hội ở Việt Nam hôm 29/10, ông cũng viết rằng Đảng Lao động VN (nay là Đảng Cộng sản) mà ông gia nhập 45 năm trước “không còn tính chính danh”.
Thậm chí ông Chu Hảo cho rằng đảng này (hiện có trên 4 triệu thành viên), “có nhiều khuất tất, ngày càng thoái hóa, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại”.
Ông cũng nói ông đã “từ chức” khỏi vị trí ở Nhà Xuất bản Tri Thức.
Tuy nhiên, ông Chu Hảo viết ông sẽ vẫn tiếp tục con đường Khai Sách của Phan Châu Trinh: Dân tộc, Dân chủ và Phát triển, thông qua các hoạt động giáo dục.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46036798

Xin ra khỏi Đảng CSVN có dễ không?

Việc đảng viên Cộng sản Việt Nam muốn ra khỏi Đảng dường như không đơn giản trong mọi trường hợp, theo lời người trong cuộc.
Sự việc GS Chu Hảo, Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương “đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật” do ‘tự diễn biến’ hôm 25/10 nhanh chóng kéo theo hàng loạt trí thức khác tuyên bố công khai ‘từ bỏ đảng’.
Đến nay đã có khoảng dưới 20 người ‘bỏ đảng’ theo danh sách cập nhật trên mạng xã hội.
Bỏ Đảng, bỏ Đoàn sẽ thành phong trào?
GS Chu Hảo tuyên bố ‘từ bỏ Đảng CS’
Kỷ luật ông Chu Hảo là ‘giọt nước tràn ly’
GS Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật vì ‘tự diễn biến’
Nhiều người nói từ bỏ đảng để ủng hộ Giáo sư Chu Hảo. Số khác cho hay từ lâu đã nhận thấy đảng không đóng góp gì trong đời sống của mình nên sự việc này chỉ là cái cớ để họ đưa ra quyết định không đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên bỏ Đảng có dễ hay không?
‘Nhiêu khê về thủ tục’
“Ra khỏi Đảng là vấn đề rất nhiêu khê về thủ tục, cho nên nhiều người chọn nhiều cách làm khác nhau,” PGS. TS Mạc Văn Trang – một trong những trí thức đầu tiên tuyên bố bỏ đảng để ủng hộ GS Chu Hảo – nói với BBC.
“Có một số người làm đơn. Tuy nhiên, việc này rất khó khăn.”
“Ví dụ như giáo sư Nguyễn Đình Cống nói ông đã làm đơn xin ra khỏi đảng nhưng cả năm không ai ra quyết định, họp lên họp xuống nhiều lần nhưng chẳng ai dám đồng ý để ông ấy ra khỏi đảng.”
“Cho nên nếu làm đơn ra khỏi đảng để được chuẩn y thì rất phức tạp, phiền phức.”
“Với những người vẫn đang sinh hoạt trong chi bộ, khi chưa duyệt đơn thì chi bộ có thể sẽ họp, kiểm điểm, nhưng người đó có thể không tới họp nữa, không quan tâm tới.”
“Tuy nhiên, nếu người đó vẫn đang công tác thì có thể sẽ bị hạ chức, cách chức. Bởi đây là đảng cầm quyền, anh được giao vị trí đó bởi anh là đảng viên. Cho nên khi anh không còn là đảng viên nữa thì anh có thể sẽ không được để giữ chức vụ, vị trí đó nữa.”
Tự bỏ thì dễ?
Chính vì thủ tục nhiêu khê, nhiều trường hợp đã tự ra khỏi đảng. “Đây là hình thức phổ biến,” theo PGS.TS Mạc Văn Trang.
“Rất nhiều người áp dụng hình thức tự ra khỏi Đảng. Nhiều người khi về hưu, thay vì chuyển sinh hoạt Đảng tới chỗ mới thì họ không nộp giấy tờ nữa, tự mình ra khỏi đảng.”
“Trường hợp của tôi, tôi không nộp đơn để khỏi gây phiền phức cho chi bộ, tôi tự tuyên bố ra khỏi Đảng để tỏ thái độ.”
Đây cũng là trường hợp của GS Chu Hảo.
“Tôi không xin [ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam], mà tự ý ra khỏi, thành ra chả cần thủ tục gì cả,” GS Chu Hảo viết trong email trả lời BBC ngày 30/10.
Về phản ứng của phía đảng bộ đối với quyết định của mình, ông Chu Hảo nói: “Tôi không còn là thành viên của tổ chức chính trị ấy nữa nên cũng không được họ thông báo động thái tiếp theo của họ là gì.”
Kỹ sư Hoàng Tiến Cường, người công khai ‘bỏ đảng’ hôm 27/10 sau 10 năm là thành viên của tổ chức này cũng nói với BBC rằng ông “tự tuyên bố bỏ đảng cho khỏi phiền toái”.
“Trường hợp của tôi thì tôi không xin ra, mà tuyên bố bỏ luôn.”
“Tôi từ lâu đã không sinh hoạt đảng, cũng không đóng đảng phí, nên họ không có biện pháp thu hồi thẻ. Trường hợp của tôi thì có khi trả lại thẻ họ cũng không dám nhận.”
“Tôi thấy cái khó nhất là thời gian cảm tình đảng. Khi đó đảng ủy nơi người đang được xem xét vào đảng sống sẽ họp bàn, nhật xét, xem thái độ và đi điều tra lý lịch ba đời. Nếu có vợ và chồng thì điều tra lý lịch ba đời nhà vợ và chồng.”
“Do đó, riêng trường hợp của tôi thì tôi thấy ra khỏi đảng dễ lắm. Tuyên bố là xong. Như vậy đỡ phải lăn tăn, và còn vớt vát được chút danh dự cho bản thân trước thực tế Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng tha hóa biến chất,” ông Cường nói với BBC từ Hà Nội.
Khó dễ tùy địa phương?
Việc xin ra khỏi đảng được cho là “nhìn chung khó, nhưng còn tùy địa phương,” theo ông Nguyễn Hữu Hiếu, 28 tuổi, trung úy quân đội phục viên.
“Trong quân đội, xin ra khỏi Đảng rất phức tạp,” ông Hiếu nói.
“Nhưng với trường hợp của tôi thì dễ. Ở quê mà. Thật ra hồi tôi mới xin ra quân ngũ năm 2017, trở về địa phương, cán bộ địa phương cũng nói tôi đi sinh hoạt đảng. Nhưng tôi từ chối.”
“Tôi thấy mình khác tư tưởng với họ. Tôi không thể ngồi nghe những lời sáo rỗng đó. Nên tôi xin ra khỏi đảng, trả lại thẻ. Họ đồng ý ngay”, ông Hiếu cho hay.
Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, việc xem xét xóa tên một đảng viên được thực hiện trong những trường hợp như: đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ; không đóng đảng phí ba tháng/năm; giảm sút ý chí phấn đấu, v.v…
Việc Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải được chi bộ xem xét, sau đó gửi đề nghị cấp cao hơn để ra quyết định có cho ra khỏi đảng hay không.
Hiện Việt Nam có khoảng hơn bốn triệu đảng viên Cộng sản.
https://www.bbc.com/vietnamese/46027637

Trí thức hành động sau khi GS. Chu Hảo

bị Đảng đề nghị kỷ luật do “tự diễn biến”

Hòa Ái, phóng viên RFA
Vào ngày 25 tháng 10, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra quyết định đề nghị kỷ luật đối với Giáo sư (GS.) Chu Hảo, Giám đốc nhà xuất bản Tri thức, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ. Giới trí thức tại Việt Nam mạnh mẽ lên tiếng rằng quyết định vừa nêu là một sai lầm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN); đồng thời có hành động phản đối quyết liệt trong những ngày vừa qua.
Công bố thư ngỏ
Sau khi thông tin Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) Đảng CSVN ra quyết định đề nghị kỷ luật đối với GS. Chu Hảo được truyền thông quốc nội loan đi, một thư ngỏ được công bố và lan truyền trên mạng xã hội với tựa đề “Thư ngỏ, Yêu cầu rút lại kết luận của UBKTTW về Phó Giáo sư(PGS)-Tiến sĩ Khoa học(TSKH) Chu Hảo” có 155 người ký tên, được cập nhật đến ngày 30 tháng 10.
Nội dung bức thư ngỏ nêu rõ kết luận của UBKTTW về GS. Chu Hảo là không đúng sự thật, thể hiện sự trấn áp thô bạo những nỗ lực rất đáng trân trọng của một trí thức hết lòng vì dân vì nước.
Theo kết luận của UBKTTW, GS. Chu Hảo vi phạm quy định về điều lệ đảng viên, bị suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và phải chịu trách nhiệm chính, trong cương vị Giám đốc-Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri Thức về việc xuất bản một số cuốn sách trái với chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Theo tôi ghi nhận, dư luận không đồng tình việc GS. Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật cũng như dư luận nhận thấy uy tín của GS. Chu Hảo không bị giảm đi trong xã hội, mà trái lại là gây ảnh hưởng xấu cho Đảng và Nhà nước Việt Nam mà thôi
-Ông Kha Lương Ngãi
Ông Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng, một người ký tên trong thư ngỏ chia sẻ với RFA ghi nhận của ông trong mấy ngày qua:
“Theo tôi ghi nhận, dư luận không đồng tình việc GS. Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật cũng như dư luận nhận thấy uy tín của GS. Chu Hảo không bị giảm đi trong xã hội, mà trái lại là gây ảnh hưởng xấu cho Đảng và Nhà nước Việt Nam mà thôi. Vụ việc này làm cho mọi người, từ những người trong hệ thống chính trị Đảng, Chính quyền, Nhà nước cho đến giới trẻ có học thức nhận thức rất rõ bản chất của Đảng, Chính quyền và Nhà nước này như thế nào.”
Đồng loạt tuyên bố bỏ Đảng
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận đã có ít nhất 13 đảng viên trong giới trí thức tại Việt Nam tuyên bố bỏ Đảng CSVN, qua vụ việc GS. Chu Hảo bị UBKTTW đề nghị kỷ luật. Nhà văn Nguyên Ngọc, 62 năm tuổi Đảng trong tuyên bố từ bỏ Đảng, ghi ngày 26 tháng 10 khẳng khái lên tiếng rằng “Kỷ luật ông Chu Hảo thực chất là một hành động thực hiện chính sách ngu dân, kìm hãm nhân dân trong vòng tăm tối, để dễ lừa dối và đàn áp, vì quyền lợi ích kỷ của một đảng độc tài đang cướp quyền sống và phát triển của dân tộc”. Tác giả của tác phẩm văn chương nổi tiếng “Đất nước đứng lên”
còn khẳng định không thể đứng trong tổ chức của Đảng CSVN “ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu, ‘tự diễn biến’ thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước”.
Ông Hà Quang Vinh, nguyên Phó Chủ tịch huyện Bình Chánh, vào ngày 27 tháng 10 đăng tải trên trang Facebook cá nhân, cho biết từ năm 2015 ông đã có ý định không muốn tiếp tục đi chung con đường với Đảng CSVN, mà ông gia nhập và phục vụ 43 năm qua bởi vì ông đã thấy và đã hiểu rằng Đảng thất bại về mặt lý luận chính trị và Chính quyền Nhà nước có khả năng đi đến tiêu vong. Ông Hà Quang Vinh chính thức tuyên bố rời bỏ Đảng vì ông cho rằng vụ việc GS. Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật là cột mốc của “tức nước vỡ bờ”. Ông Hà Quang Vinh nói với RFA:
“Đảng đụng đến trí thức là GS. Chu Hảo và Nhà văn Nguyên Ngọc, là người tôi ngưỡng mộ tuyên bố bỏ Đảng thì tôi tự thấy đúng thời điểm ‘tức nước vỡ bờ’ để tôi tỏ thái độ, chính thức tuyên bố rời Đảng. Tôi không hoạt động chính trị. Tôi chỉ phản ứng theo lương tâm của mình. Nếu tôi không làm thế thì tôi không phải là người xứng đáng.”
Qua vụ việc GS. Chu Hảo bị UBKTTW đề nghị kỷ luật, giới trí thức tại Việt Nam không chỉ đồng loạt tuyên bố bỏ Đảng mà còn có người tuyên bố từ chức và rời khỏi nhiệm sở, như trường hợp của Tiến sĩ (TS.) Phạm Gia Minh, Phó Chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) sau khi ông ký tên vào thư ngỏ gửi UBKTTW và Bộ Chính trị Đảng CSVN nhằm bảo vệ GS. Chu Hảo.
Phản ứng của lãnh đạo Đảng CSVN?
Đài RFA cũng ghi nhận có không ít ý kiến trên mạng xã hội cho rằng vụ việc GS. Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật, do liên quan những cuốn sách được Nhà Xuất bản Tri Thức phát hành, phần nào nhắc nhớ đến vụ án “Nhân văn Giai phẩm” hồi thập niên 50 của thế kỷ trước, đã khiến cho rất nhiều trí thức ở miền Bắc khi đó bị đàn áp. Câu hỏi mà dư luận đặt ra trong bối cảnh được gọi là “hiệu ứng từ GS. Chu Hảo” thì liệu rằng Đảng CSVN sẽ phản ứng như thế nào trước hiện tượng hàng loạt đảng viên trí thức tuyên bố bỏ Đảng? Chúng tôi nêu vấn đề với Nhà báo tự do Võ Văn Tạo và được ông nhận xét:
“Khách quan mà nói, trong thời gian dài mấy chục năm, Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam có những thay đổi nhất định. Trước kia họ có những biện pháp tàn bạo hơn như là thủ tiêu, còn bây giờ thì phần nào đỡ hơn. Tất nhiên họ vẫn bảo thủ và lạc hậu; họ vẫn bắt bớ, bỏ tù với các bản án nặng, o ép, khủng bố, triệt tiêu đường sống mưu sinh…Một bên nhân dân ngày càng thức tỉnh hơn và một bên chính quyền đỡ tàn bạo hơn so với ngày trước thì tôi cho rằng hiện tượng các trí thức tuyên bố rời bỏ Đảng, chắc chắn phía an ninh sẽ có sự chỉ đạo để bắt chẹt từng trường hợp cá nhân riêng lẻ. Thế nhưng, nếu làn sóng cùng rộ lên đến con số hàng ngàn, hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn thì khó mà đàn áp được vì gây bức xúc trong xã hội.”
Làm theo lương tâm mình và hãy can đảm làm những điều mà mình tin rằng là đúng
-Ông Hà Quang Vinh

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng mạnh mẽ tuyên bố rằng “Quyết định công khai kỷ luật GS. Chu Hảo như vậy là một sai lầm chính trị to lớn. Họ tạo cho trí thức chân chính chính thức hóa sự chọn lựa đã nhen nhúm từ cả thập kỷ rồi”. Ông Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, tuyên bố bỏ Đảng vào cuối năm 2013 viết trên Facebook rằng “Làn sóng bỏ Đảng, qua vụ việc GS. Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật làm vững tin cho những đảng viên chân chính đang ấp ủ một hướng đi chính nghĩa, đó là quay về với nhân dân”. Tiến sĩ Nguyễn Quang A còn nói với RFA rằng mục tiêu của những người ký vào thư ngỏ về vụ việc của GS. Chu Hảo, trong đó có ông, là không phải chỉ gửi đến UBKTTW mà còn gửi đến 4 triệu đảng viên còn lại và giới trí thức đang làm ở cơ quan Nhà nước. Một vài nhà quan sát tình hình Việt Nam, mà chúng tôi tiếp xúc, cũng đưa ra nhận định rằng xu hướng đảng viên tuyên bố bỏ Đảng sẽ còn tiếp diễn, bất luận Đảng CSVN có biện pháp đối phó ra sao.
Trí thức trẻ hành động
Bên cạnh những tên tuổi nổi danh trong giới trí thức vừa tuyên bố bỏ Đảng như Tiến sĩ Mạc Văn Trang, Nhà văn Nguyên Ngọc, TS. Chu Hảo…còn có các đảng viên trẻ và một số thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng tuyên bố không tiếp tục tham gia hai tổ chức Đảng và Đoàn nữa. Đài RFA trao đổi với một vài bạn trẻ là những người quan tâm hiện tình đất nước và được nghe chia sẻ rằng họ đặc biệt chú ý đến sự kiện giới trí thức tại Việt Nam có hành động phản đối GS. Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật. Các bạn trẻ này cho biết nhờ vào mạng xã hội họ bắt đầu để tâm đến tình hình xã hội chính trị của đất nước Việt Nam qua những lá thư ngỏ của giới nhân sĩ trí thức, từ năm 2000 của 5 nhà bất đồng chính kiến cho đến thư ngỏ phản đối dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên hồi năm 2009 hay các Thư ngỏ 61, Thư ngỏ 72, Thư ngỏ 127…Các bạn trẻ này còn bộc bạch rằng họ trông chờ những bức thư ngỏ mà các nhân sĩ trí thức sẽ gửi đến cho họ, là những thế hệ trẻ của Việt Nam để họ được có thêm sự gắn kết cũng như thông hiểu nhiều hơn về những hoài bão, ý nguyện của thế hệ đi trước và đồng thời nhận được sự quan tâm cùng đồng hành để họ vững niềm tin tiếp bước.
Tôi cho rằng hiện tượng các trí thức tuyên bố rời bỏ Đảng, chắc chắn phía an ninh sẽ có sự chỉ đạo để bắt chẹt từng trường hợp cá nhân riêng lẻ. Thế nhưng, nếu làn sóng cùng rộ lên đến con số hàng ngàn, hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn thì khó mà đàn áp được vì gây bức xúc trong xã hội
-Ông Võ Văn Tạo

Trả lời câu hỏi của RFA nếu được cơ hội chia sẻ với những trí thức trẻ bằng thư ngỏ, thì thông điệp của ông Hà Quang Vinh sẽ là gì, nguyên Phó Chủ tịch huyện Bình Chánh cho biết sẽ dặn dò thanh niên trí thức của Việt Nam là“Làm theo lương tâm mình và hãy can đảm làm những điều mà mình tin rằng là đúng.”
Chúng tôi xin được kết thúc bài ghi nhận với thắc mắc của một số cư dân mạng rằng trong trường hợp lá thư ngỏ “Yêu cầu rút lại kết luận của UBKTTW Đảng về PGS-TSKH Chu Hảo” không được Bộ Chính trị Đảng CSVN phúc đáp thì có phải đây là thời điểm giới trí thức ở Việt Nam cùng đồng lòng “đứng lên” vì tương lai của một đất nước phát triển, dân chủ và văn minh?
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intellectuals-continue-to-announce-leaving-the-VCP-and-resign-10302018144107.html

Mô thức Trung Quốc là gì?

Nguyễn Xuân Nghĩa
Khi lãnh đạo Hà Nội làm dư luận phẫn nộ với việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo khiến ông quyết định ra khỏi đảng Cộng sản cùng nhiều trí thức khác thì tại Bắc Kinh, người ta thấy vài biến động đáng chú ý về mô thức phát triển kinh tế của Trung Quốc. Diễn đàn Kinh Tế sẽ tìm hiểu chuyện này….
Diễn biến khác lạ
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin chào chuyên gia kinh tếNguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, việc ban Kiểm tra Trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam bất ngờ công bố việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo vì những tội danh kỳ lạ khiến dư luận nhiều nơi phẫn nộ và một số chuyên gia trí thức thuộc các lứa tuổi khác nhau đã quyết định ra khỏi đảng, kể cả ông Chu Hảo vào hôm Thứ Bảy 27. Người ta nói đến một trào lưu định hướng lại tư tưởng chỉ đạo quốc gia trong giai đoạn khó khăn này. Đúng lúc đó, và giữa nhiều khó khăn của lãnh đạo Bắc Kinh, người ta cũng thấy nổi lên một số tiếng nói khác lạ về tương lai của Trung Quốc. Theo dõi nội tình xứ này từ đã lâu, ông có thể nào trình bày cho thính giả của chúng ta những diễn biến khác lạ đó không?
Ông Đặng Phác Phương nhắc đến tôn chỉ “thao quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu Bình là nên khiêm nhượng với quốc tế chứ đừng sớm đòi lãnh đạo thiên hạ vì ưu tiên của Trung Quốc ngày nay là giải quyết các vấn đề nan giải ở bên trong.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, tôi xin nói về bối cảnh gần xa. Cuối Tháng 11 sẽ có Thượng đỉnh của lãnh đạo nhóm G-20 gồm 20 nền kinh tế lớn nhất địa cầu tại Buenos Aires của Cộng hòa Argentina. Vào dịp này, các nước đều theo dõi cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với Tổng bí thư Tập Cận Bình của Trung Quốc xem trận thương chiến giữa hai nền kinh tế có sản lượng cao nhất thế giới sẽ tăng hay giảm. Thứ hai, trong Tháng 12, Bắc Kinh sẽ kỷ niệm 40 năm Cải Cách và Cởi Mở của lãnh tụ Đặng Tiểu Bình sau Hội nghị kỳ Ba của Ban chấp hành Trung ương khóa 11, vào cuối năm 1978. Việc cải cách đó mới đưa kinh tế Trung Quốc vào một thời kỳ tăng trưởng ngoạn mục mà nay đang có chỉ dấu tàn lụi. Khi ấy, cuộc tranh luận về cải cách kinh tế hay chính trị tất nhiên xảy ra. Lần này, ta thấy việc tranh luận tại Bắc Kinh có vẻ công khai, khác hẳn sự bưng bít tại Hà Nội. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng những chuyển động về tư tưởng thường xảy ra rất chậm cho tới khi có kết quả bất ngờ….
Nguyên Lam: Kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa có phương pháp dẫn vào chuyện rất hấp dẫn để lôi kéo sự chú ý của chúng ta. Thưa ông, vì sao ông nói cuộc tranh luận tại Bắc Kinh có vẻ công khai hóa?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta không quên Tập Cận Bình đã tập trung quyền lực đến tối đa, như là một hoàng đế vĩnh viễn sau Đại hội khóa 19 từ cuối năm ngoái. Quan trọng nhất là ông đưa tư tưởng của mình vào Điều lệ đảng và Hiến pháp như một chân lý chính thức không thể bàn cãi, với dấu hiệu của nạn sùng bái cá nhân như Mao Trạch Đông, trong khi bành trướng sức mạnh của Trung Quốc ra mọi nơi. Vậy mà, khi nhắc đến công lao cải cách và cởi mở của Đặng Tiểu Bình sau 30 năm hoang tưởng của Mao, có người đã nói giọng khác.
- Đó là trưởng nam của Đặng Tiểu Bình, ông Đặng Phác Phương, nạn nhân bị tật nguyền vì cuộc Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản Vĩ Đại khi bị ném từ cửa sổ xuống đất cách nay 50 năm. Ở tuổi 74, Đặng Phác Phương không chỉ là nhân vật thuộc “Thái tử đảng”, là con cháu các đại công thần cộng sản Trung Hoa như Tập Cận Bình, ông còn suy ngẫm nhiều từ những thảm kịch đó và là tiếng nói đáng chú ý. Trong tháng trước, Đặng Phác Phương đã như nhắc nhở tư tưởng của thân phụ trong một bài phát biểu đầy tính thực tiễn của Đặng Tiểu Bình.
Đặng Phác Phương nhắc nhở Tập Cận Bình
Nguyên Lam: Nguyên Lam thấy câu chuyện quả là hấp dẫn như chính ông Đặng Tiểu Bình hiện hồn về nhắc nhở Tập Cận Bình vậy. Thế người con trai của Đặng Tiểu Bình đã nói những gì, thưa ông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Được bầu làm chủ tịch danh dự của “Liên Đoàn Những Người Tật Nguyền Trung Hoa”, Đặng Phác Phương có bài phát biểu sau ba ngày hội nghị củai liên đoàn đặc biệt này. Đặc biệt vì hôm khai mạc có sự tham dự của bảy Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính Trị, kể cả Tổng bí thư Tập Cận Bình. Ngày Đặng Phác Phương đọc diễn văn thì bảy vị lãnh đạo đó không có mặt, nhưng ông vẫn có lời kính trọng dành cho lãnh tụ Tập Cận Bình, rồi nói ra sự thật khác.
- Rằng chỉ có thực tiễn mới kiểm nghiệm được chân lý nên chính quyền phải giữ cái đầu tỉnh táo và biết vị trí của mình trong quan hệ ngoại giao và phô trương quân sự. Ông nhắc đến tôn chỉ “thao quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu Bình là nên khiêm nhượng với quốc tế chứ đừng sớm đòi lãnh đạo thiên hạ vì ưu tiên của Trung Quốc ngày nay là giải quyết các vấn đề nan giải ở bên trong.
- Đáng chú ý hơn thế, Đặng Phác Phương nhắc lại lượng định của thân phụ rằng “củng cố và phát triển Trung Quốc sẽ cần vài chục thế hệ”. Sau nhiều biến động, từ năm 1992, Đặng Tiểu Bình nói mãi tới việc cần “vài chục thế hệ” vì tiến trình phát triển sẽ lâu dài, khó khăn, rắc rối và phức tạp. Nhưng, Đặng Phác Phương cũng nhấn mạnh hai yếu tố quan trọng, rằng không thể đảo ngược việc cải cách từ 40 năm trước, và rằng Trung Quốc nên có thái độ hợp tác để cùng có lợi trong môi trường quốc tế. Đấy là một phê phán tế nhị chính sách của họ Tập hiện nay.
Nguyên Lam: Câu chuyện quả ly kỳ vì con trai của công trình sư đã tạo ra những thay đổi tại Trung Quốc từ 40 năm qua là Đặng Tiểu Bình lại có vẻ như răn bảo người đang lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay. Ông giải thích chuyện này như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi trộm nghĩ Tập Cận Bình có triệu chứng vĩ cuồng hay tự mê sau khi tập trung tối đa quyền lực để giải quyết các vấn đề của Trung Quốc mà ông ta gọi là “những mâu thuẫn cơ bản của kỷ nguyên mới” nhưng chẳng xong vì các vấn đề ấy quá lớn. Vì vậy, những người trong cuộc mới lên tiếng.
- Với vai vế là con trai đệ nhất công thần và còn hơn Tập Cận Bình trên 10 tuổi, Đặng Phác Phương sợ công lao của thân phụ bị mai một và xứ sở gặp loạn nên có vẻ nhắc nhở rằng trong nền dân chủ tập trung thì cũng nên nhớ đến yếu tố dân chủ và phải kiểm nghiệm chân lý từ thực tiễn. Cái hiện tượng “độc quyền chân lý” của một chế độ toàn trị có thể đang rung chuyển nên từ vài tháng nay họ bắt đầu nói về tư tưởng. Khi đó, ta sẽ nhắc đến biến cố thứ hai cũng vừa mới xảy ra…
Nguyên Lam: Chúng ta bước qua phần hai của chương trình hồi hộp ngày hôm nay, thưa ông biến cố thứ hai đó là gì?
Ý kiến của kinh tế gia Trương Duy Nghinh
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trung Quốc có Đại học Bắc Kinh, xưa kia được gọi là Quốc Tử Giám, nay là lò đào tạo nhân tài cho chế độ, còn có uy tín hơn Đại học Thanh Hoa. Hai tuần trước, một giáo sư của Đại học là ông Trương Duy Nghinh (Zhang Weiying), từng là Khoa trưởng Phân khoa Quản trị Quang Hoa của Đại học này có bài tham luận được đưa lên trang nhà của Đại học làm dư luận chú ý.
- Sinh năm 1959, đã học trong nước rồi tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Đại học Oxford, dưới sự hướng dẫn của một giáo sư kinh tế người Anh, sau này đoạt giải Nobel kinh tế, ông Trương Duy Nghinh chủ trương kinh tế tự do theo trường phái Áo quốc hay “Austrian School”, và được giới kinh tế chú ý từ cả chục năm trước.
Kinh tế gia Trương Duy Nghinh cho rằng dùng mô thức Trung Quốc làm cơ sở thẩm định thành tựu kinh tế trong 40 năm qua là sai lầm và nguy hiểm vì dẫn tới mâu thuẫn xung đột.
- Bài tiểu luận của ông hôm 14 Tháng 10 làm chấn động dư luận vì đả kích mô thức Trung Quốc sẽ tất yếu dẫn tới đối đầu với thế giới Tây phương. Ông cho rằng dùng mô thức này làm cơ sở thẩm định thành tựu kinh tế trong 40 năm qua là sai lầm và nguy hiểm vì dẫn tới mâu thuẫn xung đột. Nói cho dễ hiểu, kinh tế gia này phủ nhận giá trị của mô thức Trung Quốc đang được Bắc Kinh đề cao!
Nguyên Lam: Câu chuyện càng ngày càng lạ vì tại sao một giáo sư kinh tế lại đưa ra một quan điểm trái chiều hay chệch hướng như vậy với tư tưởng của đảng? Ông nhận xét thế nào về chuyện này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thực tế thì cái “mô thức Trung Quốc”, mà Việt Nam coi như mẫu mực, dựa trên quyền lực của một đảng, một khu vực quốc doanh to lớn và một chiến lược công nghiệp gọi là sáng suốt nhưng phương hại cho tương lai xứ sở. Nói cho dễ hiểu theo luận điểm Tập Cận Bình thì mô thức gọi là “xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa” là một tai họa cho Trung Quốc. Giáo sư Trương Duy Nghinh vừa viết như vậy nên mới là điều khá bất thường.
Nguyên Lam: Thuần về kinh tế chính trị học, ông nghĩ sao về luận cứ vừa được một giáo sư kinh tế của Đại học Bắc Kinh đưa ra?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Dưới thời lãnh đạo của Mao Trạch Đông từ năm 1949, Trung Quốc đã trải qua 30 năm suy thoái và khủng hoảng, kể cả Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại hay Đại Dược Tiến làm gần 40 triệu người chết đói dù không bị mất mùa, và 10 năm biến động chính trị của các Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản Vĩ Đại cho tới khi Mao chết năm 1976. Trung Quốc chỉ bắt đầu có mức tăng trưởng rất cao sau khi họ Đặng cải cách đúng 40 năm trước. Làm sao giải thích hiện tượng đó? Rồi làm sao giải thích là ngày nay kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu suy sụp?
- Một là nhờ Đặng Tiểu Bình đã tháo gỡ các rào cản cho sản xuất kinh tế, kể cả chủ nghĩa hoang tưởng và chế độ tập trung quản lý bằng kế hoạch của Mao. Hai là vì Trung Quốc áp dụng kinh nghiệm của các nước tiên tiến, như Hoa Kỳ, Nhật Bản rồi Nam Hàn là nương theo quy luật thị trường tự do và giảm sự can thiệp chính trị vào kinh tế. Ba là nhờ Trung Quốc tìm ra mô hình riêng gọi là “xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa”. Cách giải thích thứ ba trở thành lý luận chính thức của đảng và ngày nay được Tổng bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh. Ông Trương Duy Nghinh thì đả kích cái chân lý giả trá đó.
Nguyên Lam: Ông vừa nói là làm sao giải thích việc kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu suy sụp, xin ông khai triển thêm cái ý này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Khi đà tăng trưởng hết còn là 10% một năm như trong mươi năm đầu, đang giảm dần và nay chỉ còn 6-7% thì cách giải thích nào trong ba luận cứ kể trên là hợp lý nhất? Nếu chỉ là nhờ tháo gỡ các rào cản thời Mao thì thời nay chính quyền Bắc Kinh khó làm gì hơn mà phải tìm chiến lược mới, chứ không thể quay về chủ nghĩa Mao. Nếu là do áp dụng quy luật tự do kinh tế như các nước tiên tiến, thì thời nay nên gia tăng mức độ tự do ấy mới có phát triển chứ không thể lui về hướng cũ là gia tăng vai trò quản lý của nhà nước. Và nếu cách giải thích thứ ba về mô thức Trung Quốc, là chân lý của đảng và nhà nước thì người ta chẳng thể làm gì thêm và tương lai Trung Quốc tụt về sau lưng.
- Cùng với diễn văn của Đặng Phác Phương, bài phát biểu của kinh tế gia Trương Duy Nghinh cho thấy phần nào cuộc tranh luận về tư tưởng trong tầng lớp lãnh đạo ngày nay tại Trung Quốc. Ta thấy Bắc Kinh không cho phổ biến rộng rãi nhưng cũng chẳng có biện pháp kỷ luật lối phát biểu gọi là chệch hướng đó. Đấy là chi tiết đáng nhớ vì có người công khai hạ bệ “mô thức Trung Quốc” và có người nói là phải khiêm nhường và kiên nhẫn vì sẽ cần vài chục thế hệ nữa thì mới vượt qua những khó khăn hiện nay. So sánh với thái độ của Hà Nội trong vụ Chu Hảo, ta thấy ngay là Việt Nam vẫn còn tụt hậu.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích ly kỳ của tuần này, và xin hẹn quý thính giả tuần sau.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/the-chinese-model-10302018141740.html

‘Vòng kim cô’ xử phạt đối với sinh viên – học sinh

Bản phụ lục với một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật học sinh sinh viên đính kèm bị giới hoạt động nhân quyền cũng như các nhà quan sát chính trị tại Việt Nam lên tiếng chỉ trích cho rằng văn bản quy chế này vi phạm quyền tự do của con người và vi phạm Hiến pháp Việt Nam.
Văn bản nêu rõ, đối với các hành vi kích động, lôi kéo người khác biểu tình, viết truyền đơn sẽ bị đuổi học ngay lần thứ hai nếu vi phạm. Trong trường hợp học sinh-sinh viên tham gia biểu tình, tụ tập đông người, khiếu kiện trái quy định của pháp luật thì sẽ bị khiển trách đến đuổi học nếu vi phạm ở lần thứ 4 và nếu nghiêm trọng sẽ giao cơ quan chức năng xử lý.
Luật sự Đặng Đình Mạnh từ Sài Gòn chia sẻ với chúng tôi rằng, chỉ một văn bản dự thảo luật mà có thể phủ nhận toàn bộ quyền của công dân trong hiến pháp Việt Nam.
Vị luật sư nói: “Quy định đó nói thẳng ra là nó vi hiến bởi vì hiến pháp quy định những điều đó là những quyền của công dân được quyền thực hiện. Thế mà một văn bản dự thảo luật đã phủ nhận tất cả các quyền đó của sinh viên. Về căn bản Học sinh – Sinh viên cũng là công dân nên họ có quyền thực hiện các quyền đó thế nhưng một văn bản dưới luật thì có quyền gì phủ nhận các quyền của Hiến pháp quy định. Tôi khẳng định những quy định như vậy đều vi phạm hiến pháp.”
 Hiến pháp quy định những điều đó là những quyền của công dân được quyền thực hiện. Thế mà một văn bản dự thảo luật đã phủ nhận tất cả các quyền đó của sinh viên.
- LS. Đặng Đình Mạnh
Đồng ý với ý kiến của luật sư Đặng Đình Mạnh, nhà báo Võ Văn Tạo cho biết, tại các nước văn minh các quy định trong hiến pháp được coi là cao nhất và đó là những đạo luật cơ bản rồi mới đến những luật, thông tư nghị định, văn bản đi kèm.
Nhưng vị nhà báo cho rằng tại Việt Nam thì điều đó hoàn toàn đi ngược lại bởi vì hiến pháp Việt Nam tự do bao nhiêu thì các văn bản thấp hơn siết chặt lại; nên vấn đề biểu tình được báo chí nhà nước hay các diễn đàn quốc hội đều nhắc tới thậm chí công khai chất vấn tại các cuộc họp quốc hội nhưng luật biểu tình đến này vẫn chưa ra được.
“Bao nhiêu năm nay rồi Bộ này đỗ cho Bộ kia, rồi Bộ Công an thì đỗ do Chính phủ rồi tùm lum qua lại. Tóm lại mười mấy năm nay vẫn chưa ra được cái luật biểu tình. Mà biểu tình là một điều mà ở các nước khác người ta đưa vào quyền bảo hộ công dân trong hiến pháp nhưng nhà nước Việt Nam thì lại rất sợ biểu tình, hiện này khi nhắc đến biểu tình thì tại Việt Nam như là một điều cấm kỵ mặc dù hiến pháp ghi là tự do như thế.”
Nhà báo Võ Văn Tạo khẳng định rằng biểu tình ôn hòa chỉ là một hoạt động bình thường, ngay cả công ước của liên hiệp quốc cũng có những quy định bảo hộ cho các vấn đề đó nhưng tại Việt Nam mỗi khi nhắc đến biểu tình thì người ta coi như là một chuyện nhạy cảm. Theo ông này thì Bộ Giáo dục không nên ra những quy định như vậy.
Còn theo nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến từ Hà Nội thì nếu xem xét kỹ, văn bản dự thảo luật này chỉ nhằm vào các học sinh sinh viên của ngành sư phạm tức là đào tạo các sinh viên sau này thành thầy cô thôi chứ không phải quy định cho toàn thể học sinh sinh viên cả nước.
Anh Tuyến cho biết thêm: “Còn đối các sinh viên nói chung và các ngành nghề khác thì họ đã và đang thực hiện thông tư số 10/2016 được ban hành trước khi ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ lên đứng đầu bộ này và đến nay người ta vẫn đang thực hiện. Khi tôi đọc và xem thì tôi thấy nó y chang với những quy định mà họ ra quy định đối với các Sinh viên của trường sư phạm. Thì có lẽ dư luận không để ý mà dư luận chỉ tập trung bàn luận đến chuyện bán dâm bốn lần nếu sinh viên sư phạm vi phạm sẽ bị cái này cái nọ cái kia thì họ quan tâm thôi.”
Ngoài những quy định về biểu tình, khiếu kiện như vừa nêu, văn bản dự thảo có đề cập đến vấn đề đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung bị cho là dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc , vu khống, xúc phạm uy tính, danh dự và nhân phẩm tổ chức hay cá nhân trên mạng internet cũng sẽ bị xem xét buộc thôi học và bàn giao cơ quan chức năng xử lý.
Trong thời gian vài năm trở lại đây, khi người dân nói chung, và học sinh sinh viên nói riêng, lên tiếng phản đối trên mạng xã hội đều bị cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và mời lên làm việc. Dư luận mạng xã hội cũng như một số nhà quan sát chính trị cho rằng quy định này có thể là bước dẫn tới luật an ninh mạng, như lời của luật sư Đặng Đình Mạnh:
“Cũng có thể nói là như vậy bởi vì cấm những điều mà Sinh viên thường xuyên lên mạng xã hội. Thật ra các điều này như là một bước nối dài của luật an ninh mạng và tôi vẫn khẳng định như ban đầu những quy định này đều là vi hiến cả không thể chấp nhận được.”
Cùng quan điểm với luật sự Mạnh, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến cho rằng văn bản quy định này có thể là một bước tiến tới của Luật An ninh mạng nhằm áp đặt lên sinh viên của ngành sư phạm.
“Tôi nghĩ rằng cũng có thể bởi vì một văn bản hay thông tư của Bộ Giáo dục Đào tạo đang lấy ý kiến của mọi người về quy định áp đặt cho các Sinh viên sư phạm nói riêng. Cũng có thể người ta lấy một trong những điều đó để làm căn cứ để xử lý các sinh viên trong ngành sư phạm mà liên quan đến an ninh mạng, tôi nghĩ nó hoàn toàn có khả năng xảy ra.”
Theo kế hoạch đề ra, Văn bản Dự thảo Quy chế Công tác Học sinh- Sinh viên dự kiến sẽ lấy ý kiến đến ngày 27/11/2018 nhằm thay thế cho quy chế học sinh, sinh viên từ năm 2007. Tuy nhiên, trước phản đối phản ứng mạnh mẻ từ dư luận, một số quan chức Bộ Giáo dục- Đào tạo lên tiếng với báo chí vào ngày 30 tháng 10 rằng đã sơ suất và chưa cập nhật dự thảo phù hợp nhất, đồng thời rút văn bản khỏi trang mạng của Bộ này một ngày trước đó.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/students-are-expelled-if-they-are-against-the-state-10302018143237.html

Bao giờ Việt Nam hợp pháp hóa hoạt động mại dâm?

Diễm Thi, RFA
Sáng 29/10, khi báo Tuổi Trẻ đăng dự thảo của Bộ GD-ĐT rằng sinh viên ngành sư phạm nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ tư sẽ bị buộc thôi học, dư luận xã hội lập tức phản ứng và đặt câu hỏi về việc hợp pháp hóa hoạt động này?
Thực tế
Theo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Luật Phòng chống nhiễm HIV/AIDS, Luật Phòng chống ma tuý và Pháp lệnh Phòng chống mại dâm, giai đoạn 2011- 2016 của Ủy ban Quốc Hội, thì số lượng người bán dâm ở Việt Nam là khoảng 15.000 người, trong khi báo cáo của Bộ Y tế năm 2016 vào khoảng 87.000 người.
Tuy nhiên một bài viết trên tờ The Diplomat hôm 13/4/2017 thì nói rằng con số được báo cáo chính thức năm 2013 đã là 33.000 người nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng con số thật là khoảng 200.000 người cùng thời điểm.
Với những con số “không ai giống ai” như vậy có thể thấy một điều là không ai có con số thực tế hay ít nhất là gần với thực tế, bởi cho đến nay hoạt động mại dâm ở Việt Nam vẫn được coi là bất hợp pháp và không được quản lý bằng luật pháp.
Một chuyên gia muốn giấu tên đang làm việc cho một tổ chức NGO về lãnh vực mại dâm, ma túy ở Việt Nam đã 8 năm nói với RFA rằng cả xã hội ai cũng biết chuyện mại dâm là có thật ở Việt Nam, là hiện thực của xã hội. Vấn đề là họ đang hoạt động trá hình nên không được kiểm soát bởi luật pháp, mà lại được kiểm soát bởi hệ thống ăn chia giữa xã hội đen và chính quyền, nhất là ngành công an vì đây là lực lượng đi bắt.
Anh nói thêm rằng chuyện mại dâm tràn lan khắp nơi, ai cũng biết nhưng không ai dám công nhận một cách chính thức.
Cần hợp thức hóa?
Ngày 28/3, Bộ Lao động Thương binh Xã hội phối hợp với Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo về quan điểm, định hướng xây dựng chính sách, pháp luật về mại dâm. Trao đổi với báo chí sau đó, TS Trần Văn Đạt, Phó vụ trưởng Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật – Bộ Tư pháp, khẳng định ở góc độ chuyên gia, ông ủng hộ coi mại dâm là một ngành nghề. Ông nói rằng hợp pháp hóa mại dâm thì có nhiều cái lợi hơn là hại, nhưng ông thừa nhận rằng xã hội chưa quen với việc này vì mại dâm trái với thuần phong mỹ tục.
PGS-TS Trịnh Hòa Bình, từng tham gia các hội thảo bàn tròn cho ý kiến về việc hợp pháp hóa chuyện mại dâm với tư cách một chuyên gia thì nói với RFA rằng, cho đến bây giờ quan điểm vẫn chưa ngã ngũ, và khả năng hợp thức hóa mại dâm, coi mại dâm là một nghề vẫn chưa được thừa nhận, có nghĩa mọi hoạt động mua bán dâm đều được tính là ngoài vòng pháp luật. Ông nói rằng theo quan điểm của ông thì bây giờ cần phải triển mạnh tư duy từ chỗ cấm cản, tiêu diệt, tẩy trừ không thừa nhận nhưng rồi vẫn mặc nhiên thừa nhận.
Thay vì như thế thì cần phải tổ chức tốt hơn, có nghĩa phải đưa nó vào vòng kiểm soát bằng luật pháp cũng như đưa nó vào hệ quy chiếu của giá trị đạo đức xã hội.”
Một vấn đề khác mà các chuyên gia thấy cần phải hợp pháp hoạt động mai dâm, đó là quyền con người.
Một chuyên gia về xã hội học nói với RFA rằng hiện không có ai thúc đẩy để nói lên tiếng nói của người hành nghề mại dâm nên xã hội nhìn họ rất kỳ thị. Nếu các tổ chức tiếp cận dựa trên quyền con người thì tất cả đều bình đẳng, những người hành nghề mại dâm không bị phân biệt đối xử.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình nhìn thấy cái lợi khi nhìn nhận đây là một nghề, bên cạnh quyền con người. Ông nói:
“Khi người ta nhìn nhận nó là một nghề, đặt nó vào trong sự kiểm soát, thì không chỉ là quan điểm giảm hại cho cộng đồng thực hiện vệ sinh xã hội, vệ sinh dịch tễ, chăm sóc y tế tốt hơn cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động mua bán dâm, mà còn là thực hiện quyền con người của họ.”
Rào cản nào?
Với tình hình thực tế hiện nay là mại dâm tràn lan khắp nơi, các cơ quan chức năng cũng nhiều lần nói đến việc hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh được coi là nhạy cảm này, nhưng đến bây giờ vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều lẫn dè dặt.
Anh P.T.S cho rằng đối với người dân thì do bị tuyên truyền áp đặt từ lâu nên họ nghĩ mại dâm là xấu, mại dâm là phá vỡ hạnh phúc gia đình. Và những áp đặt đó rất nặng trong xã hội bấy lâu nay. Để phá vỡ những rào cản đó hiện đang là một thách thức lớn. Anh nói thêm:
Cuộc tranh cãi về đạo đức vẫn đang dậy sóng ở Việt Nam với những từ “Thuần phong mỹ tục” nên việc tìm hiểu về mại dâm hay tình dục luôn luôn gặp những khuôn mẫu liên quan tới đạo đức đó. Nhà nước đặt ma túy và mại dâm vào tệ nạn xã hội, nghĩa là họ bị đạp xuống tận đáy xã hội. Đó là hai điều cản trở nhiều nhất trong các cuộc thảo luận liên quan đến mại dâm.
Theo Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình thì điều cần làm là phải thay đổi tư duy của các nhà làm luật cũng như trong xã hội. Thay vì chống một cách vô vọng, thậm chí phản khoa học thì phải chuyển sang quản lý. Trong thực tế lịch sử thì tình dục có thể xem như nó có một thị trường. Thời nào cũng có. Khi con người hoạch định ra chế độ một vợ một chồng thì tự nhiên mại dâm tồn tại song song.
Là một người hoạt động trong lĩnh vực ma túy, mại dâm trong xã hội đã 8 năm và nhìn thấy những bất công mà người hành nghề mại dâm gặp phải, anh P.T.S hy vọng một ngày nào đó những người mua bán dâm sẽ được bảo vệ quyền lợi một cách hợp pháp. Anh nhìn thấy một bước tiến khi trước đây gái mại dâm bị bắt phải vô trại Phục hồi Nhân phẩm, rồi chuyển sang Giáo dục dạy nghề. Bây giờ chỉ bị phạt hành chính mà chỉ có tổ chức mại dâm mới bị bắt. Vấn đề là phải xóa sự kỳ thị trong cộng đồng.
Một trong những tranh cãi lâu nay là nếu coi đây là một nghề thì cũng sẽ có thu thuế. Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình nói rằng nếu hợp thức hóa mại dâm và quản lý minh bạch thì ngành kinh doanh này cũng tạo ra một nguồn thu thuế đáng kể và dùng nguồn thu đó để góp phần cho công cuộc lành mạnh hóa xã hội cũng như phòng chống các bệnh lây lan qua đường tình dục.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/when-vietnam-legalize-prostitution-dt-10302018134753.html

Việt Nam muốn lọc thông tin trên mạng

qua bộ qui tắc đạo đức

Chính phủ Việt Nam thúc giục Bộ Thông tin-Truyền thông xây dựng một bộ qui tắc ứng xử đạo đức cho những nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng như cư dân mạng xã hội.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nêu ra yêu cầu như vừa nêu vào ngày 30 tháng 10 tại kỳ họp Quốc hội Việt Nam đang diễn ra ở Hà Nội.
Ông Trương Hòa Bình cũng nói rằng Chính phủ Việt Nam yêu cầu các cơ qua hợp tác với hai mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam là Facebook và Google để ngăn chặn những thông tin bị cho là sai lệch, trái với quan điểm, chính sách, cương lĩnh của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam.
Theo các hãng thông tấn nước ngoài, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng có chỉ thị cho Bộ Thông Tin- Truyền Thông thành lập một trung tâm theo dõi an ninh mạng. Mục tiêu nhằm phòng chống những cuộc tấn công mạng, và trung tâm này sẽ tự động tìm, đánh giá các thông tin trên mạng.
Trong buổi họp Quốc hội ngày 31/10, một đại biểu là ông Nguyễn Sỹ Cương than phiền là đã có nhiều phát biểu xúc phạm đến các cán bộ cao cấp của nhà nước Việt Nam trên mạng xã hội, và phải tìm cách ngăn chặn việc đó.
Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời rằng để làm như vậy sẽ phải sửa đổi một số điều luật.
Trong khi đó tại tỉnh Thanh Hóa đã có 7 học sinh trung học phổ thông đã bị đuổi học với lý do đăng lời lẽ xúc phạm thầy cô giáo và nhà trường trên mạng xã hội Facebook. Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày 31 tháng 10.
Ngày 1/1/2019 tới đây Luật An ninh Mạng Việt Nam chính thức có hiệu lực. Tuy rằng luật này đã bỏ điều khoản qui định các công ty nước ngoài phải lập trung tâm dữ liệu tại Việt Nam, nhưng vẫn buộc họ cung cấp thông tin người dùng nếu được công an yêu cầu.
Điều này làm dấy lên chỉ trích cho rằng luật an ninh mạng của Việt Nam được đưa ra nhằm bóp nghẹt tự do biểu đạt trên không gian mạng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-coc-cyber-10312018084937.html

Phê duyệt cưỡng chế 18 công trình

trên đất rừng Sóc Sơn

Huyện Sóc Sơn, Hà Nội vừa phê duyệt cưỡng chế 18 công trình bị kết luận xây dựng sai phạm trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn, thuộc khu vực xã Minh Phú. Truyền thông trong nước loan tin này hôm 31/10/2018.
Trả lời báo chí cùng ngày, Đội phó Thanh tra xây dựng huyện Sóc Sơn cho biết thêm, hiện ở xã Minh Phú có 3 hộ đang tự động tháo dỡ và đang vận động 15 hộ tự tháo dỡ. Trong tháng 11, nếu các công trình không tháo dỡ, huyện sẽ cưỡng chế.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Hân, Chủ tịch xã Minh Phú đã bị đình chỉ công tác 30 ngày, để phục vụ quá trình thanh tra sai phạm trên đất rừng phòng hộ ở xã Minh Phú.
Vào ngày 30 tháng 10, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ra thông báo để các hộ dân vi phạm tự tháo dỡ, nếu không sẽ cưỡng chế bất kể là ai.
Trả lời báo Dân Trí hôm 31 tháng 10, Phó bí thư xã Minh Phú, bà Vũ Thị Tuyết Lan cho biết, trong 18 hộ vi phạm tại xã này, có 2 hộ là người lâm trường, còn lại là người từ Hà Nội và các tỉnh mua đất xây nhà ở đây. Theo Bà Lan, những vi phạm này đã có từ lâu, từ những nhiệm kì trước.
Bà Lan cũng cho biết, cần xem xét sổ lâm bạ cấp cho các hộ dân trước hay sau thời điểm quy hoạch. Vì các hộ vi phạm có “địa vị xã hội, có ảnh hưởng” nên am tường các qui định của luật.
Trên địa bàn huyện Sóc Sơn hiện còn 45 trường hợp vi phạm, trong đó xã Minh Phú có 18 công trình và xã Minh Trí có 27 công trình vi phạm trật tự xây dựng.
Vụ việc sẻ đất rừng phòng hộ Sóc Sơn để xây biệt phủ đã rộ lên khoảng 1 tháng nay sau khi mạng xã hội và báo chí vào cuộc phanh phui nhà của ca sĩ Mỹ Linh được xây trên đất rừng ở Sóc Sơn. Không rõ trong lần cưỡng chế này có nhà của ca sĩ Mỹ Linh hay không.
Cũng liên quan việc cưỡng chế đất xây dựng trái phép, vào sáng ngày 31 tháng 10, Đội kiểm tra quy tắc đô thị quận Liên Chiểu, Đà Nẵng đã đến kiểm tra hiện trạng việc tháo dỡ công trình xây dựng biệt phủ trái phép của đại gia vàng Ngô Văn Quang, ở khu vực rừng đặc dụng dưới chân núi Hải Vân, nhưng đành bất lực quay về vì không được mở cửa, dù bên trong nhà có nhiều người.
Vào cuối năm 2014 Đà Nẵng phát hiện 2 quần thể biệt thự xây dựng trái phép dưới chân núi Hải Vân, trong đó có biệt phủ của đại gia vàng Ngô Văn Quang. Đến đầu năm 2015, Ủy ban nhân dân quận Liên Chiểu đã ra quyết định xử phạt hành chính và buộc phải tháo dỡ công trình trái phép này.
Ông Ngô Văn Quang, Giám đốc Công ty vàng Phước Minh, tỉnh Quảng Nam, sau đó xin tự nguyện tháo dỡ, nhưng sau 3 năm, công trình này vẫn chưa được tháo dỡ hoàn toàn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hanoi-approves-the-decision-to-destroy-18-illegal-construction-works-at-the-soc-son-protected-forest-10312018084559.html

Học giả Trung Quốc chụp trộm tài liệu

ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm VN

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nguyên Phó giám đốc Thư viện Hán Nôm Việt Nam, vào ngày 31 tháng 10 cho biết thủ thư của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm (NCHN) vào sáng ngày 30 tháng 10 phát hiện một độc giả nữ đến từ Trung Quốc sử dụng chiếc kính đặc biệt để chụp các tài liệu mà cô ta mượn của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trình bày cho Đài Á Châu Tự Do biết về vụ việc như sau:
Cô này mới đến Việt Nam và đây là buổi đầu tiên mà cô ta đến đọc sách để thư viện. Cô ấy sử dụng 1 cái kính có gắn camera và khi chúng tôi phát hiện đã lập biên bản và kiểm tra chiếc kính đặc biệt của cô ấy có gắn camera đã chụp được 175 hình ảnh những trang sách chữ Hán Nôm.”
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì vị độc giả này sinh năm 1981, công tác tại viện nghiên cứu Nam Dương thuộc Đại học Hạ Môn của Trung Quốc. Nam Dương tức là Biển Đông mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa. Tên của độc giả này hiện không được công bố.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết, sau khi chụp xong bằng chiếc kính có gắn camera, những dữ liệu được chuyển sang máy điện thoại của cô không cần dây nối. Những người có chức trách của viện NCHN đã lập biên bản, tịch thu cái kính đó, đồng thời tạm giữ máy điện thoại và máy tính. Sau khi kiểm tra đã trả lại điện thoại và máy tính của cho cô ấy.
Cuộc làm việc có sự chứng kiến của nhân viên A87 Bộ Công an; tuy nhiên theo lời thuật lại của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì lực lượng chức năng chỉ đến chứng kiến chứ không có chỉ đạo hay can thiệp gì.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết đây là lần thứ hai một học giả Trung Quốc chụp lén tài liệu cổ tại viện Nghiện Cứu Hán Nôm. Lần trước đây là một thanh niên trẻ hơn dùng điện thoại để chụp ảnh. Việc làm đó cũng bị người của Viện phát hiện rồi thu điện thoại, xóa hết dữ liệu xong trả lại điện thoại cho người đó.
Viện nghiên cứu Hán Nôm tại Hà Nội không phải là một thư viện công cộng mà là một thư viện chuyên ngành; nhưng vẫn được mở cửa để tất cả những người Việt Nam và nước ngoài có thể đến nghiên cứu.  Tuy vậy tại đó có một số bản quý và bản đặc biệt thuộc danh sách đề nghị không được đọc đến, sờ đến hiện vật đó. Những người nào muốn photocopy phải làm đơn, và đơn đó phải được lãnh đạo viện NCHN phê duyệt, chuyển lên các bộ phận chức năng kiểm tra 1 lần nữa mới đưa đi photocopy và chuyển cho người khách bản photocopy đó.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho biết độc giả Trung Quốc vừa bị bắt quả tang chụp trộm đã có 2  đơn xin được đọc, đơn thứ nhất gồm khoảng 200 cuốn sách. Trong số này có các tài liệu liên quan đến lịch sử, địa lý, cương vực nên ông phó Viện trưởng không đồng ý. Đơn thứ 2 cô ta đưa ra 15 đầu sách thì ông phó Viện trưởng chỉ đồng ý với 7 đầu sách.
Trong 7 đầu sách thì có 1 bộ sách gồm 4 cuốn gọi là Minh Mệnh chính yếu, tức là những ghi chép chủ yếu về các mặt của đời sống Việt Nam vào thời vua Minh Mạng.
Cuốn tài liệu Minh Mệnh chính yếu ghi chép các chính sách quan trọng dưới triều Minh Mạng chia thành 22 mục quan trọng như là tháp tổ, đôn thân, thể thần, cầu hiền, an dân, trọng nông, lễ nhạc, giáo hóa việc binh, việc văn võ v.v… và các địa phương dưới thời Minh mạng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/chinese-scholar-caught-red-handed-in-illegal-photocopying-vietnamese-documents-10312018083420.html

Có nên xây thêm đền thờ Nguyễn Trãi

ở làng Nhị Khê?

Chính quyền huyện Thường Tín vừa đề xuất xây thêm một Đền thờ Danh nhân Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê.
Tôn vinh danh nhân là công tác phải làm; tuy nhiên có cần thiết phải xây hai đền thờ rất gần nhau cho cùng một vị như thế?
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận ý kiến chuyên gia và một số người dân tại làng Nhị Khê về việc quy hoạch này.
Hai Đền thờ cách nhau 500 mét
Cụ thể, theo quy hoạch mà Ủy ban nhân dân Huyện Thường Tín công  bố với báo giới, khu Đền thờ Nguyễn Trãi mới có diện tích khoảng 35 ngàn m2, bao gồm bãi đỗ xe, khu vực đền thờ gồm nghi môn (cổng chính của Đền thờ), lầu chiêng, gác trống, tượng đài, nhà bán hàng lưu niệm… khu vực ban quản lý đền thờ và khu Ao Huê.
Ao Huê là nơi Danh nhân Nguyễn Trãi đã sống, dạy học, nơi có huyền thoại “con rắn báo oán”.
Tuy nhiên, Ao Huê cũng là một phần của di tích nhà thờ Nguyễn Trãi hiện hữu, đã được Bộ Văn hóa vào năm 1964 xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này, Tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm, Nguyễn Xuân Diện cho biết:
Theo luật di sản văn hóa thì tất cả những di sản văn hóa được nhà nước công nhận cấp quốc gia thì không bao giờ được phép có sự thay đổi về mặt cấu trúc quy họach, cũng như bài trí thờ tự…
-TS Nguyễn Xuân Diện

“Về vấn đề cải tạo mở rộng hay xây thêm một đền thờ Danh nhân Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội thì tôi xin trình bày ý kiến như thế này, theo luật di sản văn hóa thì tất cả những di sản văn hóa được nhà nước công nhận cấp quốc gia thì không bao giờ được phép có sự thay đổi về mặt cấu trúc quy họach, cũng như bài trí thờ tự… Tức là không được phép đập bỏ đền thờ cũ đi, để xây dựng một nhà thờ mới trên nền đất cũ, đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai, tất cả những việc xây cất bên cạnh phải hết sức thận trọng vì sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan của khu đền thờ, tức là cái di tích.”
Cùng quan điểm với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lương Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do khẳng định:
“Luật di sản có quy định rõ những di tích quốc gia đặc biệt thì không được xâm phạm. Ngoài ra, khi làm bất cứ điều gì đều phải xin phép, có luận chứng kinh tế kỹ thuật, phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về mặt văn hóa, môi trường…”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, mỗi một cái di tích khi xây dựng lên  đều có một quá trình lâu dài, nó gắn với đời sống tâm linh tín ngưỡng của người dân khu vực. Vì vậy cho nên tất cả những hiện vật, kiến trúc, kể cả những cây cối ở trong khuôn viên khu đền đó mà đã tồn tại trong lịch sử thì bản thân những cái đấy cũng là di tích rồi. Vì thế nếu đập phá, sửa sang, xây thêm, xây mới kiến trúc, thì tức là đã vi phạm luật di sản văn hóa và không được phép.
Chúng tôi hỏi chuyện một dân làng Nhị Khê, sống ở gần Đền thờ Nguyễn Trãi và được cô cho biết như sau:

“Hai cái song song để phát triển du lịch thì cũng được, nhưng cái cũ thì mình vẫn phải để nguyên cổ kính ở đấy, không được đập cái cũ đi. Xây cái mới thì nên xây khu tưởng niệm thôi, còn chắc chắn thì cũng phải thờ Cụ ở nhà thờ chính này đã có từ lâu. Còn nếu trùng tu thì chỉ nên trùng tu tượng đài bên ngoài, còn ở trong đền thờ hiện nay thì vẫn khang trang sạch sẽ.”
Anh Thìn, một người cũng sống gần Đền thờ Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội nêu lên ý kiến của mình:
“Thật ra mình thấy rằng, Đền thờ Nguyễn Trãi là một di tích lịch sử, khu này hơi chật, nhưng nếu xây mới thêm thì không giữ được cái nét cổ kính của nó từ ngày trước. Mình nghĩ nên giữ lại Đền thờ cũ thì tốt hơn, vì có xây lại chỗ đấy thì cũng thế thôi vì diện tích chỉ có thế. Còn hai Đền thờ song song… (cười)…”
Đền to… mới xứng tầm?
Khi trả lời báo chí hôm 29 tháng 10, bà Lê Thị Liễu, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện Thường Tín nói rằng, tại làng Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín đã có di tích Đền thờ Nguyễn Trãi, được bộ Văn hoá xếp hạng quốc gia. Tuy nhiên theo bà Liễu, Đền thờ này nhỏ, nằm trên khuôn viên đất tư của dòng họ Nguyễn quản lý. Quy mô kiến trúc chưa xứng tầm vóc, vị thế của một danh nhân văn hoá thế giới như Nguyễn Trãi.
Thước đo sự vĩ đại của một Danh nhân có phụ thuộc quy mô đền thờ? Hay xây đền trên đất tư hay đất công, nhà nước quản lý hay con cháu dòng họ Nguyễn quản lý có đo được lòng kính trọng, biết ơn của thế hệ sau đối với Danh nhân?
Nhiều khi chỉ là một bức tượng nhỏ, một ngôi đền nhỏ mà ở trong đó chất chứa tâm linh, lòng kính trọng và biết ơn của người đới sau, của hậu thế, của các bậc đế vương cho đến người dân.
-TS Nguyễn Xuân Diện

Nhận định về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nói:
“Bây giờ thì một số nơi, bên cạnh khu đền cũ thì người ta xin duyệt dự án lớn để mở rộng quy mô. Một trong những lý do người ta đưa ra là do tầm vóc của nhân vật lịch sử này, cần phải được thờ phượng lớn hơn… Nhưng đấy chỉ là những ý kiến của người làm dự án thôi, tôi cho rằng là từ 500 – 600 năm nay Nguyễn Trãi mất đi, người dân lập đền thờ chính là đền ở làng Nhị Khê. Thì đấy là một đền thờ bao nhiêu đời nay cha ông chúng ta thờ Nguyễn Trãi trong một tâm thức như vậy, một ngôi đền như vậy. Và ngôi đền như vậy, quy mô như vậy, chúng ta thờ cúng Nguyễn Trãi, vì vậy không cớ gì phải quy mô to lớn xây lên, phải hoành tráng thì mới tương xứng với tầm vóc của Nguyễn Trãi. Nhiều khi chỉ là một bức tượng nhỏ, một ngôi đền nhỏ mà ở trong đó chất chứa tâm linh, lòng kính trọng và biết ơn của người đới sau, của hậu thế, của các bậc đế vương cho đến người dân.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nếu muốn mở rộng quy mô thì không nên mở rộng đền Nguyễn Trãi, mà chỉ có thể quy hoạch lại để làm những bãi đỗ xe ở phạm vi cho phép, để mọi người đến thăm viếng.
Cũng có ý kiến đồng tình với việc xây dựng thêm Đền thờ Nguyễn Trãi mới như ý kiến của nhà Nhà sử học Lê Văn Lan nêu lên với báo chí trong nước. Ông Lan cho rằng nhà thờ Nguyễn Trãi hiện nay không đủ dung lượng với tấm lòng những người hành hương về quê ông và chưa xứng tầm danh nhân như Nguyễn Trãi. Cho nên theo ông Lan, xây mới thêm khu Đền thờ Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khuê là cần thiết và kịp thời.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống, nguyên giảng viên Đại học xây dựng cũng cho rằng, Nguyễn Trãi là một danh nhân lớn, làm đền thờ mới cho ông cũng được. Tuy nhiên ông nói tiếp:
“Tôi cho rằng, để làm một đền thờ để tôn uy ông Nguyễn Trãi khi đất nước thịnh vượng rồi, giàu có rồi, dân tình giàu có rồi thì làm cũng bình thường. Nhưng bây giờ, trong hoàn cảnh hiện nay, đất nước thì nợ nần biết bao nhiêu, dân tình thì chưa hẳn đã phấn khởi lắm, mà cái đền thờ cũ vẫn còn, vì thế tôi cho rằng chỉ cần tu bổ lại cái đền thờ cũ rồi người ta đến thắp hương cúng bái là được.”
Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, nếu mà địa phương giàu có, người dân giàu có, bỏ tiền ra để làm thêm đền thờ to lớn quy mô, theo phạm vi pháp luật cho phép, thì cũng có thể chấp nhận được, chứ xin tiền ngân sách nhà nước thì cần phải xem xét lại.
Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.
Ông sinh năm 1380, là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.
Ông mất năm 1442, khi toàn thể gia đình ông bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/should-the-second-temple-of-nguyen-trai-be-built-in-nhi-khe-village-10302018132623.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?