Tin khắp nơi – 31/01/2020

Tin khắp nơi – 31/01/2020

Coronavirus ở Trung Quốc có thể

đưa công ăn việc làm trở lại nước Mỹ

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross hôm 30/01 cho rằng đợt phát bùng coronavirus ở Trung Quốc sẽ giúp “đẩy nhanh” quá trình đưa công ăn việc làm trở tại Hoa Kỳ.
Lời nhận xét của Bộ trưởng Ross được đưa ra sau khi Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc tuyên bố số người chết vì virus đã tăng lên 170. Bắc Kinh cũng đã xác nhận hơn 7.700 trường hợp nhiễm virus. Một số quốc gia trên thế giới đã thông báo phát hiện bệnh nhân nhiễm loại virus chết người này, bao gồm cả Hoa Kỳ, nơi có năm trường hợp được xác nhận.
Phát biểu trong một lần xuất hiện trên Fox Business, Bộ trưởng Ross nói rằng ông không muốn “đạt được thắng lợi từ một căn bệnh hết sức không may và nguy hiểm thế này”, nhưng lưu ý rằng theo ông tình hình bệnh dịch ở Trung Quốc có thể giúp thúc đẩy công ăn việc làm cho nước Mỹ.
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng nó sẽ giúp đẩy nhanh công ăn việc làm quay trở lại Bắc Mỹ, một số tới Hoa Kỳ, có lẽ là một số đến Mexico nữa”.
Phát ngôn viên của Bộ Thương mại nói với tờ The Hill rằng Bộ trưởng Ross nhấn mạnh “chuyện đầu tiên phải là kiểm soát virus và giúp đỡ các nạn nhân của dịch bệnh trước đã.”
Sự bùng phát của coronavirus có thể có tác động mạnh mẽ đến Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Một nhà kinh tế nhà nước dự báo đầu tháng này rằng sự lây lan của virus sẽ làm giảm 1 điểm tăng trưởng quý 1 của Trung Quốc, khiến chứng khoán toàn cầu và giá dầu giảm, Reuters đưa tin.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell cho biết hôm 29/01 rằng virus có thể sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế ở Đông Á. Ông nói thêm rằng những ảnh hưởng của nó có thể được cảm nhận trên toàn thế giới trong bối cảnh “hạn chế du hành và đóng cửa các hoạt động sản xuất kinh doanh”.
Tòa Bạch Ốc hôm 29/01 đã tuyên bố thành lập một đội đặc nhiệm để theo dõi coronavirus.
(Theo The Hill/CNBC)
https://www.voatiengviet.com/a/coronavirus-%E1%BB%9F-trung-qu%E1%BB%91c-c%C3%B3-th%E1%BB%83-%C4%91%C6%B0a-c%C3%B4ng-%C4%83n-vi%E1%BB%87c-l%C3%A0m-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BB%B9-/5267459.html

Các công ty Mỹ chưa sẵn sàng cho sự trì trệ

cung ứng vật tư từ Trung Quốc do virus corona

Duy Nghĩa
Diễn giả Mỹ James Gorrier nhận định trên tờ Epoch Times, sự bùng phát của virus corona cho thấy tính chất dễ bị ảnh hưởng của nền công nghiệp Mỹ đối với chuỗi cung ứng vật tư từ Trung Quốc.
Là tác giả của cuốn sách nổi tiếng: “The China Crisis” (Tạm dịch: Khủng hoảng Trung Quốc), ông Gorrier lưu ý trong 2018, Tổng thống Trump đã cảnh báo ngành công nghiệp quân sự Mỹ về sự phụ thuộc quá mức của họ vào Trung Quốc về các linh kiện quan trọng.
Theo ông Gorrier, sáng kiến “Mua hàng Mỹ” của Tổng thống Trump nhằm tránh tác động của chuỗi cung ứng mà Trung Quốc có thể sử dụng để gây khó khăn cho Mỹ trong những tình huống căng thẳng như một cuộc chiến tranh thương mại hay một cuộc xung đột tiềm tàng. Kết quả là một số công ty quốc phòng Mỹ bắt đầu xem xét các địa điểm khác bên ngoài Trung Quốc, thậm chí đưa các nhà máy trở lại nước Mỹ.
Và khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung leo thang, các doanh nghiệp Mỹ trong các lĩnh vực khác cũng bắt đầu rời khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan và các chi phí liên quan khác khi kinh doanh tại Trung Quốc.
“Xu hướng đó tiếp tục phát triển. Nếu điều đó có ý nghĩa thích hợp vào lúc đó, và thực tế là như vậy, thì nó thậm chí còn có ý nghĩa hơn nhiều vào ngày hôm nay”, ông Gorrier nhận xét.
Ông Gorrier cho rằng với sự bùng phát của virus corona gây chết người, lập luận tương tự đó cũng được áp dụng cho phần còn lại của ngành công nghiệp Mỹ, với sự khẩn cấp hơn. Nếu dịch bệnh tiếp tục lan tràn, thì hậu quả là có thể dự đoán được. Sự trì trệ trong chuỗi cung ứng có thể sẽ được cảm nhận trong tương lai rất gần. Trên thực tế, trong một số ngành chế tạo của Mỹ, chuỗi cung ứng từ Trung Quốc đã ở bên bờ vực bị trì trệ.
Nạn nhân đầu tiên là Apple?
Apple là một trong số đó. Mức độ trì trệ nguồn cung dự kiến vẫn chưa rõ, nhưng các nhà cung cấp linh kiện của Apple cho rằng chắc chắn điều này sẽ xảy ra. Điều bị tác động ngay lập tức là việc giao hàng của iPhone 9, dự kiến sẽ bị trì hoãn.
Theo ông Gorrier, dẫu tổ hợp nhà máy iPhone gần nhất và lớn nhất của Apple, được biết đến với tên gọi “Thành phố Iphone”, chỉ cách trung tâm bùng phát dịch bệnh ở Vũ Hán khoảng 6 giờ lái xe, thì các nhà cung cấp nhỏ khác vẫn bị ảnh hưởng. Tất nhiên, Vũ Hán đang bị phong tỏa, cùng với 17 thành phố khác trên khắp Trung Quốc. Tại thời điểm này, số lượng thành phố bị cách ly dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Khi nhiều thành phố tiếp tục bị phong tỏa để ngăn chặn dịch bệnh, và chính quyền Trung Quốc áp dụng các hạn chế đi lại chặt chẽ hơn, nhiều nhà máy sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu công nhân tiềm năng hoặc thậm chí là ngừng hoạt động một thời gian dài.
“Apple có thể là một trong những tên tuổi lớn nhất chịu ảnh hưởng của sự gián đoạn nguồn cung, nhưng chắc chắn Apple sẽ không phải là cái tên cuối cùng chịu tác động của dịch virus corona”, ông Gorrier khẳng định.
Ngành dược phẩm có nguy cơ cao
Tuy nhiên, theo ông Gorrier, điều đáng lo ngại hơn cả so với sự chậm trễ trong việc cung cấp điện thoại Iphone chính là mối đe dọa mà sự bùng phát của virus corona gây ra cho ngành công nghiệp dược phẩm toàn cầu. Trung Quốc sản xuất nhiều thành phần dược phẩm hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Chưa có sự trì trệ trong nguồn cung cấp, nhưng điều này có thể xảy ra trong tương lai.
Tiến sỹ Amesh Adalja, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Johns Hopkins, cảnh báo rằng “bất kỳ sự náo động hoặc bất ổn nào về nguồn cung sẽ khiến cho việc cung cấp thuốc dễ bị nguy hiểm, (và) với sự bùng phát này, nó liên quan đến việc liệu sự ổn định của chuỗi cung ứng của chúng ta sẽ vẫn còn nguyên vẹn hay không?”.
Tiến sỹ Adalja cũng lưu ý rằng có những “tác động an ninh quốc gia về sự phụ thuộc mạnh mẽ vào Trung Quốc và các quốc gia khác đối với các loại thuốc và vật tư y tế quan trọng”.
Các nhà máy sản xuất thuốc của Trung Quốc chiếm 13% trong tổng số những nhà sản xuất nguyên liệu cho thuốc được bán ở Mỹ.
Trong số các loại thuốc ở kho dự trữ quốc gia chiến lược của Mỹ, 85% được làm từ các thành phần có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thật không may, mặc dù có các nguồn khác cho hầu hết các loại thuốc vitamin, Trung Quốc kiểm soát hầu hết các thành phần nguyên liệu dược cơ bản.
Vật tư y tế cũng có thể bị ảnh hưởng
Ông Gorrier cho rằng chuỗi cung ứng sản phẩm y tế cũng phải chịu rủi ro. Có lẽ một trong những điều trớ trêu có tác động mạnh mẽ nhất, nhấn mạnh nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, là việc các nhà sản xuất khẩu trang y tế của Trung Quốc không thể sản xuất đủ số lượng khẩu trang mà mọi
người cần để tự bảo vệ mình khỏi virus chết người. Virus chết người không phải là trường hợp khẩn cấp y tế duy nhất, nó cũng có khả năng tạo ra tình trạng khẩn cấp đối với dược phẩm và vật tư y tế.
Theo ông Gorrier, khi dịch bệnh tiếp tục bùng phát, các thị trường khác theo chiều dọc (bao gồm các doanh nghiệp và khách hàng trong một phân khúc thị trường cụ thể) phải đối mặt với những thách thức về nguồn cung tương tự như Apple và các ngành công nghiệp y tế. Mặc dù nó ít nghiêm trọng hơn dược phẩm hoặc các sản phẩm quốc phòng, nhưng các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đang hoặc sẽ sớm thấy các nguồn cung cấp phụ tùng của họ bị trì trệ. Đó là do tỉnh Hồ Bắc, nơi thành phố Vũ Hán tọa lạc, là khu vực có nhiều nhà sản xuất phụ tùng ô tô.
“Điều này có nghĩa là sớm hay muộn, ngành công nghiệp ô tô sẽ chứng kiến sự trì trệ khi mà người lao động bị yêu cầu ở nhà”, ông Gorrier dự đoán.
Một báo cáo gần đây đã xác nhận rằng 4 công nhân làm việc cho một nhà sản xuất ô tô Đức đã bị nhiễm virus corona. Việc kinh doanh cũng đang bị đình trệ ở bên ngoài Trung Quốc. Người nước ngoài có lợi ích kinh doanh tại Trung Quốc đang hoãn hoặc hủy các chuyến đi của họ tới đó, và thậm chí hủy bỏ cả các mối quan hệ kinh doanh của mình, dẫn đến mất cơ hội kinh doanh.
Ông Gorrier cho rằng chính quyền Bắc Kinh đã làm mất uy tín nghiêm trọng khi đã lừa dối và gây nguy hiểm trong việc báo cáo không đầy đủ số lượng người bị nhiễm bệnh và tử vong ở Trung Quốc, cũng như chậm trễ đưa tin về sự bùng phát dịch bệnh ở nơi đầu tiên. Thực tế đáng buồn đó cũng khiến nhiều người tin rằng căn bệnh này lây lan nhanh hơn những gì người ta được thông báo. Ngoài ra, việc thiếu thông tin đáng tin cậy từ chính quyền Trung Quốc đã dẫn đến những tin đồn và sự lo ngại về điều chưa được biết.
“Năm 2019, Tổng thống Trump đã yêu cầu các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc. Một số công ty đã rời đi, nhưng hầu hết vẫn chưa di dời. Điều đó có thể sẽ thay đổi trong năm 2020 này”, ông Gorrie kết luận.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dien-gia-my-cac-cong-ty-my-chua-san-sang-cho-su-tri-tre-cung-ung-vat-tu-tu-trung-quoc-do-virus-corona.html

TT Trump nêu kết quả thăm dò ở Iowa

cho thấy ông đánh bại các ứng cử viên Dân chủ

Một cuộc thăm dò do New York Times/ Siena College thực hiện cho thấy ông Trump sẽ tái đắc cử tại bang Iowa với 45% số phiếu so với 44% phiếu bầu cho Joe Biden, ứng cử viên Đảng Dân chủ, Fox News và IBT cho biết.
So với Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, ông Trump thắng 48 trên 42%. Ông Trump cũng đánh bại ông Mike Bloomberg theo tỷ lệ 47 trên 39%.
Theo kết quả các cuộc thăm dò trong vài tuần qua, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, đại diện bang Vermont, sẽ thắng cuộc bầu cử nội bộ bên Đảng Dân chủ ở Iowa vào ngày 3/12. Nhưng liệu ông có thể đánh bại ông Trump?
Một cuộc thăm dò do New York Times/Siena College thực hiện từ ngày 20 đến 23/1 cho thấy ông Sanders bị ông Trump đánh bại tại bang Iowa.
Một trong các câu hỏi dược đặt ra trong cuộc thăm dò là: “Nếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra hôm nay, ông/bà bầu cho ai?”
Kết quả cho thấy 45% cử tri Iowa chọn ông Trump, so với 44% bầu cho cựu Phó Tổng thống Joe Biden hoặc Thị trưởng Indiana Pete Buttigieg. Ông Trump dánh bại Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar theo tỷ lệ 46 trên 41; Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren 47 trên 39; và Thị trưởng New York Mike Bloomberg theo tỷ lệ 47 trên 39.
Ông Trump không bỏ lỡ cơ hội để nêu bật tin này. Hôm thứ năm 30/1, ông chia sẻ trên Twitter : “Kết quả thăm dò tuyệt vời ở Iowa, nơi tôi vừa tới dự cuộc Tập họp Lớn!”.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, ông Trump đắc cử ở Iowa, dẫn đầu đối thủ gần nhất tới 10 điểm.
International Business Times (IBT) trích dẫn giới phân tích nói cuộc thăm dò xác nhận một vấn đề mà Đảng Dân chủ đang phải đối mặt. Đó là đảng này có quá nhiều ứng cử viên tốt cho nên lá phiếu của cử tri bị chia nhỏ, cho phép ông Trump đắc cử.
Cuộc thăm dò cũng nêu bật những sự chia rẽ về ý thức hệ và giữa các thế hệ trong giới ủng hộ Đảng Dân chủ ở Iowa và trên khắp nước Mỹ, về liệu họ nên hậu thuẫn ứng cử viên nào.
Cuộc thăm dò này cũng xác nhận là mức độ ủng hộ dành cho ông Bernie Sanders đã tăng đáng kể trong tháng vừa rồi. Cử tri Iowa vẫn coi ông Sanders là ứng cử viên có triển vọng nhất để đánh bại ông Trump, tiếp theo là Thị trưởng Pete Buttigieg, thường bị chê là quá trẻ và không có kinh nghiệm, và sau đó, ông Joe Biden.
Trang mạng Real Clear Politics dẫn kết quả cuộc thăm dò mới nhất – ngày 27/1, do ABC News/Washington Post cho thấy trong một cuộc tổng tuyển cử trên toàn quốc, ông Biden đánh bại ông Trump theo tỷ lệ 50 trên 46%, ông Sanders đánh bại ông Trump theo tỷ lệ 49 trên 47, trong khi ông Trump và bà Elizabeth Warren hòa, mỗi người đạt 48%.
Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho đài truyền hình Fox vào chiều tối thứ Năm từ Iowa, Tổng thống Trump nói ông tự tin là ông sẽ được tha bổng sau phiên xét xử luận tội tại Thượng viện, ông nêu bật thành tích của ông trong cương vị Tổng thống và kết quả của cuộc thăm dò tại bang Iowa của NYT/Siena College.
“Tôi dẫn đầu tất cả mọi người ở Iowa, tất cả mọi ứng cử viên Dân chủ!”
Ông Trump nói thêm rằng bất cứ cuộc thăm dò nào cho thấy ông Biden đánh bại ông đều đã cũ, và khẳng định: “Đảng Cộng hoà đang đánh bại tất cả, ông Biden đang xuống dốc, tôi đoán ông Bernie đang lên”.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-neu-ket-qua-tham-do-o-iowa-cho-thay-ong-danh-bai-cac-ucv-dan-gdan-chu/5268339.html

Thượng Viện tiếp tục ngày thứ 2 của phiên chất vấn

Tin Washington DC – Phiên xét xử luận tội Tổng Thống Trump tiếp tục diễn ra vào thứ Năm, 30 tháng 1, trong đó, các thượng nghị sĩ tiếp tục chất vấn cả hai phe công tố và biện hộ, trước khi họ quyết định về vấn đề quan trọng là có triệu tập thêm nhân chứng mới hay không.
Sau hơn 90 câu hỏi và 8 giờ tranh luận vào thứ Tư, lãnh đạo đa số Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell, đã tỏ ý rằng đảng Cộng Hòa đã có đủ số phiếu để đánh bại các yêu cầu của đảng Dân Chủ về việc triệu tập nhân chứng mới. Nếu không có thêm nhân chứng, phiên xét xử tại Thượng Viện có thể kết thúc sớm nhất là vào thứ Sáu, với việc Tổng Thống Trump được miễn tội hoàn toàn và tiếp tục tại nhiệm. Nhiều thượng nghị sĩ Cộng Hòa nói rằng họ hy vọng sẽ được nhanh chóng bỏ phiếu để kết thúc phiên xét xử, trước khi Tổng Thống  Trump đọc bài diễn văn Tình trạng liên bang (state of the union) vào thứ Ba tới. Cũng vào thứ Năm, chánh án Tối Cao Pháp Viện, Thẩm Phán John Roberts, đã từ chối đọc một câu hỏi được nộp bởi Thượng Nghị Sĩ Rand Paul, do việc đọc câu hỏi này sẽ tiết lộ danh tính của người tố cáo cuộc điện đàm giữa Tổng Thống Trump và tổng thống Ukraine, vốn là sự kiện bắt đầu cho toàn bộ vụ luận tội hiện nay. Người tố cáo này lâu nay được cho là một nhân viên CIA làm việc tại Tòa Bạch Ốc, và được giữ kín danh tính để tránh bị trả thù.
Đảng Cộng Hòa lâu nay vẫn cho rằng người tố cáo đã làm việc cho một âm mưu truất phế tổng thống từ trước khi Hạ Viện chính thức luận tội, và việc phe Cộng Hòa không được chất vấn anh ta trong phiên luận tội là một điều không công bằng cho tổng thống.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thuong-vien-tiep-tuc-ngay-thu-2-cua-phien-chat-van/

Mỹ cấm 800 máy bay không người lái TQ

vì lo ngại an ninh

Mỹ ban hành lệnh cấm đối với 800 mẫu máy bay không người lái xuất xứ từ Trung Quốc vì lo ngại về an ninh quốc gia.
Bộ Nội vụ Mỹ ngày 29/1 ra thông báo rằng cơ quan này sẽ cấm 800 mẫu máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất, nhưng sẽ cho phép sử dụng những thiết bị này trong tình huống khẩn cấp như chống cháy rừng, tìm kiếm và cứu hộ và đối phó với tình trạng thảm họa tự nhiên có khả năng gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc tài sản, và trong hoạt động huấn luyện.
Bộ trưởng Nội vụ David Bernhardt hồi tháng 10 đã năm ngoái đã ra chỉ thị ngừng mua các thiết bị Trung Quốc. Lệnh cấm tuyên bố hôm qua nhằm đảm bảo “mối quan tâm về an ninh mạng, công nghệ và sản xuất trong nước được xử lý thỏa đáng”.
Công ty Trung Quốc SZ DJI, nhà sản xuất máy bay không người lái dân dụng lớn nhất thế giới, hôm 29/1 cho biết họ “rất thất vọng” về động thái của Bộ Nội vụ Mỹ.
SZ DJI cáo buộc rằng động thái của Mỹ “không liên quan nhiều tới an ninh mà thay vào đó là chương trình nghị sự bị ảnh hưởng bởi chính trị nhằm làm giảm bớt cạnh tranh trên thị trường và có lợi cho công nghệ máy bay không người lái nội địa (của Mỹ)”.
Lệnh cấm này 29/1 của Bộ Nội vụ Mỹ cho biết cơ quan này dùng máy bay không người lái để “tiếp cận, thu thập, duy trì thông tin liên quan tới cơ sở hạ tầng quốc phòng, giao thông vận tải và năng lượng quan trọng của Mỹ”.
Một số thông tin thu thập được từ các hoạt động của máy bay không người lái “có thể có giá trị với các chính phủ, tổ chức, thực thể nước ngoài, thông báo cho hay.
Tháng 5/2019, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cảnh báo các công ty nước này về mối đe dọa an ninh thông tin liên quan tới các máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất.
http://biendong.net/bi-n-nong/32724-my-cam-800-may-bay-khong-nguoi-lai-tq-vi-lo-ngai-an-ninh.html

AP: Người tố cáo cưỡng hiếp

đòi mẫu DNA của Tổng thống Trump

Luật sư đại diện cho người phụ nữ tố cáo bị Tổng thống Donald Trump cưỡng hiếp hồi thập niên 90 yêu cầu được cung cấp mẫu DNA của Tổng thống để xác định xem có trùng với dấu vết trên chiếc áo đầm bà đã mặc lúc sự việc xảy ra hay không, theo nguồn tin đặc biệt của AP.
Bản tin AP loan tải hôm 30/1 cho hay cùng ngày luật sư của bà E. Jean Carroll đã thông báo cho luật sư của ông Trump để yêu cầu ông nộp mẫu DNA vào 02/03 tại Washington.
Bà Carroll đã đệ đơn kiện phỉ báng chống lại Trump vào tháng 11 năm ngoái sau khi Tổng thống bác bỏ cáo buộc của bà. Luật sư của bà sau đó đã mang chiếc áo đầm của bà đi xét nghiệm. Kết quả nhận được cho thấy DNA tìm thấy trên tay áo là của ít nhất bốn người, mà trong đó ít nhất có một người nam.
Năm ngoái, bà Carroll tố cáo bị Tổng thống Trump cưỡng hiếp trong phòng thay đồ của một cửa hàng sang trọng tại Manhattan vào giữa những năm 1990.
Trong lần trả lời phỏng vấn một tờ báo tại New York hồi tháng 6 năm ngoái, bà Caroll cho biết bà và ông Trump tình cờ găp, trò chuyện và cùng đi đến một cửa hàng đồ lót vì ông Trump muốn mua quà tặng cho một người phụ nữ giấu tên. Rồi sau đó bà Caroll nói ông Trump đã cố cưỡng hiếp bà trong phòng thay đồ, nhưng không thành.
Hồi tháng 6, Tổng thống Trump phản pháo bà Caroll, nói rằng bà “hoàn toàn bịa đặt” và rằng ông “chưa từng gặp người phụ nữ này trong đời ông”.
Một bức ảnh chụp vào năm 1987 cho thấy cả hai người cùng với người phối gẫu lúc đó của đôi bên cùng có mặt tại một sự kiện, nhưng ông Trump nói lúc đó ông “đang đứng xếp hàng mà trên người có áo khoác.”
Ông Trump nói động cơ của bà Caroll chỉ vì muốn “bán sách.”
Hồi tháng 11 năm ngoái, bà Carroll đã đệ đơn kiện ông Trump với cáo buộc lăng mạ và gây tổn hại đến sự nghiệp viết lách của bà khi ông Trump gọi bà là “kẻ xảo trá”.
Luật sư của bà Carroll cho biết việc yêu cầu lấy mẫu DNA của người bị tố cáo là một “thủ tục thông thường” khi tiến hành điều tra một vụ tấn công tình dục.
Luật sư của ông Trump đã cố gắng để dập tắt vụ kiện. Tuy nhiên một thẩm phán ở Manhattan đã từ chối làm như vậy vào đầu tháng này, nói rằng các lập luận của phía ông Trump không đủ chứng minh cho việc vụ kiện không thuộc thẩm quyền của tòa tại New York.
Bà Caroll lý giải bà đã giữ kín sự việc này trong nhiều thập niên bởi bà lo ngại bị trả thù pháp lý từ ông Trump và e thanh danh bị hủy hoại. Nhưng khi phong trào #Metoo phát triển mạnh mẽ, bà nói, bà đã quyết định công khai toàn bộ sự việc.
https://www.voatiengviet.com/a/ap-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-t%E1%BB%91-c%C3%A1o-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-hi%E1%BA%BFp-%C4%91%C3%B2i-m%E1%BA%ABu-dna-c%E1%BB%A7a-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump/5267453.html

Cơn bão mới hình thành mang đến thời tiết

khắc nghiệt ở miền Nam Florida

Một cơn bão mới sẽ nhanh chóng hình thành ở miền Nam Hoa Kỳ và di chuyển dọc theo Vịnh Mexico về phía Florida, gây ra thời tiết khắc nghiệt vào tối thứ Sáu và thứ Bảy (ngày 31 tháng 1 và 1 tháng 2) – ngày khởi đầu của giải Super Bowl. Cơn bão sẽ bắt đầu hình thành vào tối thứ Năm (ngày 30 tháng 1) đến thứ Sáu. Mưa lớn sẽ xuất hiện khắp các vùng phía Nam Texas và dọc theo các vùng của Bờ biển phía Nam Vùng Vịnh.
Trong khi đó, cơn bão sẽ di chuyển nhanh chóng về phía Đông vào thứ Sáu, mang đến mưa tại khu vực phía bắc dọc theo Bờ Đông, và  vào Mid-Atlantic vào tối thứ Sáu. Tuy nhiên, dọc theo mũi phía nam của cơn bão sẽ hội tụ đủ độ ẩm và nhiệt để tạo ra một mối đe dọa thời tiết nghiêm trọng bắt đầu vào tối thứ Sáu và kéo dài đến sáng thứ Bảy. Dự báo thời tiết cho thấy một cơn bão được xác định khá rõ sẽ kéo đến Florida vào tối thứ Sáu, với khả năng gây ra mưa lớn và gió giật cho hầu hết tiểu bang này. Tuy nhiên, vào tối thứ sáu và thứ bảy, những cơn bão có thể gây ra một số biến động và giông bão có thể sẽ trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những cơn bão sẽ mang theo gió mạnh, mưa đá và sấm chớp, đồng thời mang đến một lượng mưa từ 1 đến 2 inch tại nhiều khu vực, gây ra lũ lụt – đặc biệt là ở một số khu vực đô thị ở Đông Nam Florida. Cơn bão sẽ tan tại Florida vào chủ nhật (ngày 2 tháng 2), mang đến ngày bắt đầu mùa giài Super Bowl đầy nắng tại Miami với nhiệt độ ở mức 70.
Trong khi đó, một cơn bão khác đang di chuyển về phía Tây Bắc Thái Bình Dương. Cơn bão này sẽ đến Tây Bắc vào thứ Sáu và kéo dài vào thứ Bảy. Tâm bão trước tiên sẽ tiến vào Canada, nhưng sẽ mang theo hơi ẩm nặng vào các khu vực của Washington vào tối ngày thứ Sáu đến thứ Bảy.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/con-bao-moi-hinh-thanh-mang-den-thoi-tiet-khac-nghiet-o-mien-nam-florida/

Facebook đạt được thỏa thuận bồi thường trị giá

550 triệu Mỹ kim trong vụ kiện

về chương trình nhận dạng khuôn mặt

Vào hôm thứ tư (29 tháng 1), Facebook cho biết họ đã đạt được thỏa thuận bồi thường trị giá 550 triệu mỹ kim trong vụ kiện cáo buộc Facebook thu thập và lưu trữ dữ kiện sinh trắc học bất hợp pháp của hàng triệu người xử dùng mà không có sự đồng ý của họ.
Vụ kiện bắt đầu vào năm 2015, khi người dùng tại Illinois cáo buộc Facebook vi phạm Đạo luật bảo mật thông tin sinh trắc học của tiểu bang. Theo đơn kiện, tính năng “Tag Suggestions” của Facebook, giúp người  xử dụng nhận ra bạn bè trên Facebook của họ từ các ảnh đã tải lên trước đó, là hành động thu thập thông tin sinh trắc học bất hợp pháp. Trong một tuyên bố, các công ty luật Edelson, Robbins Geller và Labaton sucharow cho biết các nguyên đơn sẽ yêu cầu một thẩm phán liên bang phê duyệt sơ bộ cho việc thỏa thuận bồi thường.
https://www.sbtn.tv/facebook-dat-duoc-thoa-thuan-boi-thuong-tri-gia-550-trieu-my-kim-trong-vu-kien-ve-chuong-trinh-nhan-dang-khuon-mat/

Hoa Kỳ khuyến cáo dân chúng

không nên tới Trung Quốc do virus Corona

WASHINGTON, D.C. (AP) – Chính phủ Hoa Kỳ hôm Thứ Năm, 31 Tháng Giêng, khuyến cáo dân chúng không nên tới Trung Quốc, trong lúc số trường hợp nhiễm virus Corona gây bệnh sưng phổi đã tăng hơn gấp 10 lần chỉ trong một tuần, với số tử vong vượt quá 200 tính đến ngày Thứ Sáu.
Virus nguy hiểm này đã gây bệnh cho gần 10,000 người trên toàn thế giới chỉ trong hai tháng, một chỉ dấu đáng lo ngại về mức độ lây lan khiến Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) phải tuyên bố tình trạng khẩn trương y tế.
Thông cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kêu gọi công dân Mỹ ở Trung Quốc hãy nghĩ đến việc rời khỏi quốc gia này bằng các phương tiện dân sự, đồng thời cũng yêu cầu tất cả các giới chức chính quyền Hoa Kỳ không tới Trung Quốc lúc này nếu không cần thiết.
Hôm Thứ Sáu Trung Quốc loan báo có 9,692 ca bệnh được chính thức xác nhận, với số người thiệt mạng lên tới 213, trong đó có 43 trường hợp  tử vong mới.
Phần lớn người thiệt mạng là tại tỉnh Hồ Bắc và thủ phủ Vũ  Hán, nơi trường hợp bệnh đầu tiên được thấy hồi Tháng Mười Hai. Hiện chưa thấy có thêm trường hợp tử vong nào vì virus Corona bên ngoài Trung Quốc.
Các triệu chứng của bệnh do virus này gây ra gồm cả sốt nóng, ho, khó thở và sưng phổi.
Chính quyền Bắc Kinh đã sắp xếp các chuyến bay đặc biệt để đưa cư dân Vũ Hán đang du lịch ngoại quốc về nước. Một số người chờ đợi chuyến bay từ phi trường Bangkok nói họ muốn trở về để lo lắng cho người thân.
Hiện có khoảng hơn 50 triệu người trong khu vực Hồ Bắc và phụ cận đang bị biệt lập, trong khi các quốc gia khác cũng như các công ty quốc tế và hãng hàng không ngoại quốc đều cắt giảm các chuyến bay tới Trung Quốc.
Hôm Thứ Sáu, chính quyền Thái Lan cho biết một tài xế tắc xi là bệnh nhân đầu tiên nơi này nhiễm do virus truyền trực tiếp từ người sang người. Thái Lan hiện có 19 trường hợp nhiễm virus Corona.
Nga, Ý, và Anh cũng loan báo có ca bệnh đầu tiên, mỗi quốc gia có hai người mắc bệnh.
Hiện trên thế giới có hơn 20 quốc gia báo cáo có bệnh nhân nhiễm virus Corona. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/hoa-ky-khuyen-cao-dan-chung-khong-nen-toi-trung-quoc-do-virus-corona/

Các bệnh viện ở Nam California

chuẩn bị đối phó với virus Corona

ORANGE COUNTY, California (NV) – Vì Nam California có hai trường hợp bị nhiễm virus Corona, các bệnh viện ở đây đang chuẩn bị để đối phó với những trường hợp có thể xảy ra.
Theo đài ABC 7, Los Angeles County có một người bị nhiễm virus Corona và Orange County cũng có một người.
Vì vậy, các bác sĩ cho biết họ sẽ khám sức khỏe và sẽ phụ trách nhiều ca bệnh nếu cần thiết.
Bác Sĩ Kristi Ann Parral, trưởng khoa cấp cứu của bệnh viện Saint Joseph ở Orange, cho hay: “Nhân viên của chúng tôi được đào tạo và có đủ thiết bị để giúp những bệnh nhân bị nhiễm virus đó. Họ sẽ khám hỏi bệnh tình, khám sức khỏe và sẽ cách ly các bệnh nhân nếu cần thiết.”
Bệnh viện Saint Joseph có phòng cách ly cho những bệnh nhân nhiễm virus Corona và còn có khu vực cách ly cho người nhà hoặc những người ở gần bệnh nhân.
Bác Sĩ Parral cho biết bệnh viện sẽ có lều ở ngoài để cách ly bệnh nhân và những người nhà có triệu chứng.
Vì triệu chứng của cúm và nhiễm virus Corona giống nhau, nên nhân viên của bệnh viện phải tìm hiểu bệnh nhân từng đi đâu để biết chính xác họ bị bệnh nào.
Bác Sĩ Brian Lee nói: “Chúng tôi cần biết thông tin đó ngay lập tức và sẽ đưa bệnh nhân vào phòng cách ly để xác nhận họ có bị nhiễm virus Corona không.”
Ông còn cho rằng các bệnh viện nên cẩn thận và nên cách ly những người đến từ Vũ Hán, Trung Quốc khoảng hai tuần vì triệu chứng của virus Corona xuất hiện sau khoảng thời gian đó.
Trung Tâm Phòng Dịch Hoa Kỳ (CDC) cho biết những trường hợp bị nhiễm virus Corona ở Mỹ hầu hết là do đi du lịch. CDC còn cho hay nguy cơ virus này lây nhiễm từ người này qua người khác thấp, nhưng khuyến cáo công chúng nên đề phòng khi ra ngoài.
Bác Sĩ Parral khuyên công chúng nên rửa tay khi về đến nhà và đừng chạm vào mặt khi ra ngoài, đừng dụi mắt giống như đang bị cảm. (TL)
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cong-dong/cac-benh-vien-o-nam-california-chuan-bi-doi-pho-voi-virus-corona/

Mỹ có trường hợp đầu tiên

lây virus Corona từ người sang người

NEW YORK, New York (AP) – Các giới chức y tế hôm Thứ Năm, 30 Tháng Giêng, báo cáo trường hợp đầu tiên ở Hoa Kỳ có việc lây virus Corona từ người sang người.
Bệnh nhân này là chồng của một phụ nữ ngoài 60 tuổi, sống ở Chicago, vốn phát bệnh sau khi bà từ Vũ Hán trở về Hoa Kỳ.
Hiện nay đang có các trường hợp về virus Corona lây lan từ người sang người, tại nhà hay ở nơi làm việc, ở Trung Quốc cũng như các nơi khác trên thế giới, như đã được báo cáo tại Nhật hôm Thứ Tư.
Vụ nhiễm virus này là trường hợp thứ sáu tại Hoa Kỳ. Các trường hợp kia là những người phát bệnh sau khi từ Trung Quốc trở về. Bệnh nhân mới nhất không đến Trung Quốc thời gian gần đây.
Người phụ nữ ở Chicago từ Trung Quốc trở về Hoa Kỳ hôm 13 Tháng Giêng. Tuần qua, bà này vào bệnh viện sau khi có các chỉ dấu mắc bệnh và sau đó được xác nhận nhiễm virus Corona. Bà và ông chồng, cả hai người đều ngoài 60 tuổi, hiện đang được điều trị tại bệnh viện.
Các chuyên gia y tế nói rằng họ dự trù sẽ có thêm các ca bệnh tương tự như thế này, và sự lây lan của bệnh ở Hoa Kỳ, dù rằng chỉ giới hạn, cũng sẽ xảy ra.
Các giới chức này cho hay virus lan ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, cũng giống như cách bệnh cúm lan truyền.
Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh của chính quyền liên bang (CDC) và các giới chức y tế tiểu bang Illinois nó rằng các nhân viên y tế cũng như những người từng tiếp xúc với bệnh nhân mới nhất này cũng đang được theo dõi để xem có triệu chứng gì hay không. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/my-co-truong-hop-dau-tien-lay-virus-corona-tu-nguoi-sang-nguoi/

Ngoại Trưởng Pompeo:

‘Đảng Cộng Sản Trung Quốc là mối đe dọa chính

LONDON, Anh (NV) – Hôm Thứ Năm, 30 Tháng Giêng, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng đảng Cộng Sản Trung Quốc “là mối đe dọa chính cho thời đại chúng ta,” khi gặp Thủ Tướng Anh Boris Johnson tại London.
Theo bản tin của tờ South China Morning Post (SCMP), Ngoại Trưởng Pompeo có lời phát biểu này khi gặp Thủ Tướng Johnson về việc chính phủ Anh hồi đầu tuần quyết định cho phép đại công ty viễn thông Huawei Technologies của Trung Quốc được tham dự vào kế hoạch xây dựng hệ thống viễn thông thế hệ mới 5G của quốc gia này.
Trong cuộc gặp Ngoại Trưởng Anh Dominic Raab, ông Pompeo cũng nhấn mạnh rằng các quốc gia Tây Âu phải “bảo đảm được là thế kỷ tới đây thế giới vẫn còn duy trì được các nguyên tắc dân chủ Tây phương.”
Washington hiện vẫn tiếp tục khẳng định rằng Huawei là mối đe dọa an ninh, không chỉ cho Hoa Kỳ, mà còn cho tất cả các quốc gia Tây Âu, vì các máy móc do công ty này chế tạo, nhất là máy điều hành hệ thống mạng 5G thế hệ mới, có thể được Bắc Kinh dùng để do thám.
Ông Pompeo nói với báo chí: “Khi cho phép tin tức của công dân quý vị hay các tin tức an ninh quốc gia, được chuyển qua một hệ thống mạng mà đảng Cộng Sản Trung Quốc có quyền lấy được, đây sẽ là điều tạo nhiều nguy cơ.”
Cả công ty Huawei và các giới chức Trung Quốc luôn bác bỏ cáo buộc cho rằng công ty này là mối đe dọa về gián điệp.
Hôm Thứ Tư, ông Pompeo nói chuyện bằng điện thoại với ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc, hứa rằng Hoa Kỳ sẽ làm hết sức để trợ giúp Bắc Kinh trong nỗ lực chống virus Corona. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/ngoai-truong-pompeo-dang-cong-san-trung-quoc-la-moi-de-doa-chinh/

Hoa Kỳ và nhiều nước

siết chặt hạn chế đi lại với Trung Quốc

Hôm thứ Sáu 31/1, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã siết chặt lệnh hạn chế đi lại và các doanh nghiệp cho biết đang đối mặt với vấn đề về chuỗi cung cấp vì dịch corona ở Trung Quốc, một ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Trong bối cảnh số người chết vì dịch tăng lên tới 213 người, tất cả đều ở Trung Quốc, Hoa Kỳ cảnh báo người Mỹ không nên du lịch sang Trung Quốc.
Nhật Bản khuyên công dân nên hoãn những chuyến đi không khẩn cấp, Bộ trưởng Y tế Iran kêu gọi cấm nhập cảnh tất cả khách du lịch từ Trung Quốc, trong khi nước Anh báo cáo hai trường hợp lây nhiễm virus corona đầu tiên tại xứ này.
Singapore loan báo đang tạm dừng nhập cảnh đối với khách du lịch đã từng ghé sang Trung Quốc trong thời gian gần đây, và đình chỉ thị thực cho người mang hộ chiếu Trung Quốc. Lệnh cấm cũng sẽ được áp dụng cho những người chỉ quá cảnh tại Singapore.
Chính phủ Ý quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ngừng tất cả giao thông hàng không với Trung Quốc sau khi công bố các ca lây nhiễm đầu tiên nơi hai du khách Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo trên trang web: “Đừng đi Trung Quốc do virus corona mới xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, nâng mức báo động đối với Trung Quốc lên ngang hàng với Afghanistan và Iraq.”
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh đã đề ra các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nghiêm ngặt và toàn diện nhất, để đáp lại tuyên bố của WHO. Tỉnh Hồ Bắc hầu như bị phong tỏa hoàn toàn.
Bà Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Chúng tôi hoàn toàn tự tin và có đầy đủ khả năng để chiến thắng trong cuộc chiến này.”
Nhưng các ca nhiễm trùng tăng vọt ở hai thành phố kế cận Vũ Hán đã làm dấy lên nỗi sợ rằng một số điểm nóng mới đang xuất hiện. Nhiều người đã rời và vào Hồ Bắc bằng cách đi bộ qua một cây cầu bắc qua sông Dương Tử, theo một nhân chứng của Reuters.
Các thị trường chứng khoán đã ổn định trở lại đôi chút sau khi WHO ca ngợi các nỗ lực của Trung Quốc trong việc kiềm chế virus corona, sau một ngày chứng khoán giảm mạnh vì tác động ngày càng lớn của dịch corona đối với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và hệ quả của dịch viêm phổi cấp do chủng virus mới nCoV gây ra trên toàn thế giới.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-va-nhieu-nuoc-siet-chat-han-che-di-lai-voi-trung-quoc/5268538.html

Virus corona:

213 người chết, 22 nước có người nhiễm bệnh

Đã có 129 trường hợp nhiễm chủng virus corona mới được xác nhận tại 22 quốc gia ngoài Trung Quốc.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên thế giới vì virus corona.
Tuyên bố khẩn cấp toàn cầu của WHO được gửi cho các nước thành viên LHQ mà WHO đánh giá đang có tình trạng nghiêm trọng.
Bàn Tròn BBC: Việt Nam ứng phó thách thức Virus Corona và cập nhật Đồng Tâm
Các nước này sẽ quyết định có đóng cửa biên giới, hủy bay, khám người tại sân bay và các biện pháp khác hay không.
Nhưng người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh WHO không hề kêu gọi hạn chế đi lại, giao thương với Trung Quốc vì virus corona.
“WHO không khuyến nghị và thực ra là phản đối mọi hạn chế” về đi lại và thương mại, ông Ghebreyesus nói.
Đến sáng 31/1, đã có Ít nhất 213 người tử vong do chủng virus corona này tại Trung Quốc, trong tổng số gần 10.000 trường hợp nhiễm bệnh trên toàn quốc.
Reuters loan tin cho biết, đã có 129 trường hợp nhiễm bệnh ở 22 quốc gia khác, nhưng chưa có trường hợp tử vong ở bên ngoài Trung Quốc. Hầu hết các trường hợp xuất hiện ở những người đi từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc – nơi phát xuất của dịch bệnh.
Tuy nhiên, đã có 8 trường hợp lây từ người sang người tại Đức, Nhật Bản, Việt Nam và Mỹ.
Trường hợp lây từ người sang người đầu tiên tại Mỹ phát hiện hôm 30/1.
Bệnh nhân là chồng một phụ nữ tại Chicago.
Người phụ nữ, ở độ tuổi trên 60, vừa trở về từ Vũ Hán và nhập viện.
Người chồng không đi Trung Quốc nhưng đã có triệu chứng nhiễm virus từ vợ và phải đưa vào viện.
Giới chức Mỹ xác nhận người chồng đã bị lây virus corona.
Chuyến bay chở 150 người Anh và 50 công dân EU, đa số là dân Tây Ban Nha, rời Vũ Hán lúc 7 giờ sáng nay theo giờ địa phương.
Dự kiến các công dân Anh này sẽ được đưa tới cách ly trong 14 ngày ở một bệnh viện, có thể là Arrowe Park ở Wirral, khi về Anh.
Các trường hợp y tế khẩn cấp toàn cầu trước đây
Cho tới nay, WHO chỉ mới từng 5 lần tuyên bố tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu.
Cúm A/H1N1, 2009, làm chết hơn 200.000 người trên thế giới.
Bệnh bại liệt, 2014
Virus Zika, 2016: Khi đó, virus Zika lây lan tại nhiều nước ở châu Mỹ.
Ebola, 2014 và 2019: Dịch Ebola từng hai lần được WHO tuyên bố là ‘trường hợp y tế khẩn cấp toàn cầu’. Giai đoạn 2014 tới 2016, hơn 11.000 người chết ở Tây Phi. Năm ngoái, bệnh này lây lan ở Congo.
Tình hình Việt Nam
Theo số liệu của Bộ Y tế Việt Nam, số người nhiễm nCoV ở Việt Nam là 5 trường hợp, trong đó 2 công dân Trung Quốc (1 người đã khỏi); 3 công dân Việt Nam đều từ Vũ Hán (Trung Quốc) trở về.
Một ca đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, 2 trường hợp còn lại đang cách ly và điều trị tại cơ sở 2 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ngày 30/1 loan báo Việt Nam sẽ ngừng cấp visa cho khách du lịch Trung Quốc, trừ visa công vụ, để phòng ngừa virus corona.
Việt Nam cũng không khuyến khích giao thương, buôn bán, qua lại cửa khẩu trong lúc này.
Ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngành y tế theo dõi sát sao sức khỏe công dân, lưu học sinh, khách du lịch từ Trung Quốc khi nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày với tinh thần hạn chế đi lại.
Bàn Tròn BBC: Việt Nam ứng phó thách thức virus Corona và cập nhật Đồng Tâm
Chính phủ Việt Nam nói hiện nay chưa bắt buộc đeo khẩu trang trên phạm vi cả nước nhưng khuyến nghị mọi người dân đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người.
Các trường học phải khuyến nghị học sinh đeo khẩu trang.
Bộ Y tế Việt Nam công bố số điện thoại đường dây nóng: 19003228 để cung cấp các thông tin, ý kiến về tình hình dịch bệnh trên toàn quốc và nhận tư vấn cách phòng chống dịch bệnh.
Chuyên chế làm mất niềm tin vào nỗ lực chống bệnh dịch?
Virus corona: Người Pháp gốc Á phản đối bị kỳ thị
Virus corona: Công dân nước ngoài sơ tán khỏi Vũ Hán
Theo tin mới nhất của chính phủ Việt Nam đăng cuối ngày 30/1, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình tiếp nhận 1 bệnh nhân đã từng lao động tại Vũ Hán (Trung Quốc) đang về nghỉ Tết có biểu hiện chảy nước mũi, đau đầu.
Bệnh nhân này tự tìm đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình khám và đã được lấy mẫu xét nghiệm gửi lên Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương. Hiện bệnh nhân đang được cách ly và theo dõi chặt chẽ tại BVĐK tỉnh Thái Bình.
Trong diễn biến cùng ngày, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký lệnh đóng cửa biên giới vùng Viễn Đông với Trung Quốc để ngăn lây lan virus corona.
Lệnh có hiệu lực từ hôm nay, 30/1.
Nghị định cho hay 16 trong 25 cửa khẩu ở biên giới Trung – Nga sẽ đóng từ đêm 31/1.
Đầu tuần này, Nga đã cấm không cho các nhóm du khách Trung Quốc vào Nga.
Chuyến bay đưa khoảng 200 công dân Anh về nước từ vùng tâm dịch coronavirus ở Vũ Hãn sẽ có giấy phép cất cánh ngày thứ Sáu.
Khẩn trương sơ tán công dân
Chuyến bay chở 150 người Anh và 50 công dân EU, đa số là dân Tây Ban Nha, rời Vũ Hán lúc 7 giờ sáng nay theo giờ địa phương.
Dự kiến các công dân Anh này sẽ được đưa tới cách ly trong 14 ngày ở một bệnh viện, có thể là Arrowe Park ở Wirral, khi về Anh.
Trước đó, chuyến bay sơ tán công dân Anh chưa thể cất cánh theo kế hoạch cũ là ngày 30/1, được hiểu là do Anh chưa được Trung Quốc chấp thuận về chuyện này.
Bộ Ngoại giao Anh khi đó cho biết họ “làm việc khẩn trương” để việc sơ tán công dân Anh được tiến hành “càng sớm càng tốt”.
Thoạt đầu, chuyến bay đầu tiên từ Vũ Hán dự kiến sẽ đến RAF Brize Norton ở Oxfordshire vào sáng 30/1. Hành khách đã được đưa đến một cơ sở của Dịch vụ Y tế Quốc gia.
Khi đến Anh, những hành khách này sẽ được “cách ly được hỗ trợ” trong 14 ngày với “tất cả sự chăm sóc y tế cần thiết”, một phát ngôn viên của chính phủ Anh cho biết.
Bộ Ngoại giao Anh cũng cho biết, một số chuyến bay của các quốc gia khác cũng chưa thể cất cánh theo đúng kế hoạch.
“Chúng tôi vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc và các cuộc đối thoại đang diễn ra ở tất cả các cấp”, một phát ngôn viên nói.
Virus corona lây lan ngay cả ‘trước khi có triệu chứng bệnh’
Virus corona: Hong Kong hạn chế tàu hỏa, máy bay vào đại lục
Nhân loại sẽ không tránh khỏi đại dịch cúm chết chóc?
Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, máy bay sơ tán công dân Nhật Bản từ Vũ Hán đã đến Tokyo hôm 30/1.
Theo đài truyền hình NHK của Nhật Bản, chuyến bay thứ hai chở công dân Nhật Bản sơ tán từ Vũ Hán đã hạ cánh xuống Nhật Bản với 9 người có triệu chứng sốt hoặc ho.
Chuyến bay đầu tiên đã hạ cánh hôm 29/1 và dự kiến ​​sẽ có ít nhất một chuyến nữa trong những ngày tới.
Ba người Nhật trên chuyến bay đầu tiên được xác nhận là bị nhiễm bệnh, đài NHK loan tin hôm 30/1, dẫn nguồn từ Bộ Y tế nước này, dù hai trong số ba người đó không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Hoa Kỳ đã đưa khoảng 200 người Mỹ ra khỏi Vũ Hán. Họ đã được kiểm tra sức khỏe khi đến California.
Hôm 29/1, một người đàn ông Anh ở Vũ Hán nói với BBC rằng, chính quyền Trung Quốc từ chối cho phép người vợ Trung Quốc của ông đi cùng ông trở về Anh.
Jeff Siddle, đến từ Northumberland, cho biết ông và con gái chín tuổi nhận được thông báo rằng, họ có thể bay trở lại Anh nhưng không có người vợ – người cũng đã có có visa thường trú ở Anh.
“Vợ tôi quẫn trí,” ông nói. “Chính quyền Trung Quốc không cho phép bất kỳ cư dân Trung Quốc nào rời đi.”
Ông nói thêm: “Tôi phải đưa ra quyết định, đó là con gái chín tuổi của tôi – vốn có hộ chiếu Anh – và tôi phải rời đi, và để vợ tôi ở đây tại Trung Quốc, hoặc cả ba chúng tôi cùng ở lại đây”.
Một công dân Anh khác cho biết bà được yêu cầu để lại đứa con trai ba tuổi vì cậu bé có hộ chiếu Trung Quốc.
Natalie Francis, đến từ York, cho hay: “Khi nhận được cuộc điện thoại, tôi không còn biết nói gì nữa”.
“Cả ba chúng tôi đều ở Vũ Hán lúc này”, bà nói thêm. “Về mặt thể chất, chúng tôi vẫn ổn, nhưng sự căng thẳng vì bị nhốt trong nhà quá lâu… tinh thần của chúng tôi bắt đầu bị ảnh hưởng đôi chút … nhất là sau thông tin này.”
Bộ Ngoại giao Anh cho biết, một trong những ưu tiên của bộ này là tạo điều kiện cho công dân Anh và gia đình họ được ở bên nhau.
Tỉ lệ tử vong của virus corona?
Một câu hỏi rất căn bản, nhưng lại rất khó để trả lời.
Thật quá đơn giản khi lấy số người chết chia cho các trường hợp đã nhiễm bệnh để ra tỉ lệ tử vong.
Tuy nhiên, chúng tôi đang ở giữa vụ dịch và hàng ngàn bệnh nhân vẫn đang được điều trị. Chúng ta không biết họ có qua khỏi hay không, vì vậy các trường hợp này không được sử dụng để tính toán.
Chúng ta cũng không biết rõ là còn có bao nhiêu trường hợp bị nhẹ và chưa bị phát hiện.
Ngoài ra, sự nguy hiểm của virus mới chỉ là một yếu tố trong mối đe dọa của nó.
‘Bệnh cúm giết chết hàng trăm ngàn người mỗi năm, không phải vì nó siêu nguy hiểm, mà vì nó có khả năng lây nhiễm đến rất nhiều người”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51305796

Hành động của các nước châu Âu giữa dịch virus corona

Hải Lam
Nhiều nước châu Âu đã điều máy bay sơ tán công dân khỏi Vũ Hán, đồng thời tạm ngừng các chuyến bay thương mại tới Trung Quốc. Trong khi đó, Nga quyết định đóng cửa biên giới với Trung Quốc và ngừng cấp thị thực điện tử cho du khách nước này để ngăn dịch viêm phổi.
AP cho biết, một chiếc máy bay chở khách của Bồ Đào Nha cất cánh từ sân bay quân sự ở Đông Nam thành phố Lisbon sáng 30/1, chỉ mang theo các phi công và phi hành đoàn để sơ tán công dân nước này. Cơ trưởng Antonios Efthymiou cho biết chuyến bay sẽ dừng ở Paris để đón một nhóm bác sĩ và các thành viên trong phi hành đoàn trước khi tới Hà Nội và sau đó là đến Trung Quốc. Ông Efthymiou nói với truyền thông Bồ Đào Nha rằng chuyến bay sẽ đưa khoảng 350 người châu Âu về. Ông cho biết phi hành đoàn sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa y tế đặc biệt nhưng không nói chi tiết.
Anh cho biết chuyến bay hồi hương 200 công dân ở Vũ Hán sẽ khởi hành vào thứ Sáu (31/1). Những người này sẽ được cách ly 14 ngày sau khi trở về. Máy bay trước đó bị trì hoãn vì hình thức cấp phép không được chính phủ Trung Quốc thông qua.
Tại Ý, du thuyền Costa Crociere chở 7.000 người đã bị phong tỏa khi hai vợ chồng Trung Quốc bị nghi nhiễm virus corona. Hãng Costa Crociere cho biết hai vị khách đã được cách ly hôm 29/1. Sau đó, hôm 30/1, các du khách đã được rời đi sau khi có kết quả xét nghiệm của hai vợ chồng cho thấy họ âm tính với virus corona.
Cùng ngày, Thủ tướng Ý cho biết hai du khách Trung Quốc đến nước này đã mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán. Hai người này hiện được đưa vào một cơ sở cách ly chuyên về các bệnh truyền nhiễm và virus tại Rome, trong khi các quan chức đang cố gắng xác định hành trình di chuyển của họ tại Ý. Ông Conte cho biết nước này đã cấm các chuyến bay đến và rời Trung Quốc. Theo Reuters, chính phủ Ý sẽ thảo luận về việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia sau khi xác nhận hai trường hợp đầu tiên nhiễm nCoV.
Đức xác nhận trường hợp thứ năm nhiễm viêm phổi Vũ Hán, tất cả liên quan đến các nhân viên tại nhà sản xuất phụ tùng ô tô có các cơ sở ở Vũ Hán. Các quan chức cho rằng virus lây truyền từ một nhân viên Trung Quốc đã đến Đức để đào tạo vào đầu tháng này.
Cộng hòa Séc tuyên bố ngừng cấp thị thực cho công dân Trung Quốc do dịch bệnh. Ước tính hơn 600.000 khách du lịch Trung Quốc đã đến thăm nước này vào năm ngoái, đặc biệt là thủ đô Prague.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin hôm 30/1 cho biết đã ký lệnh “để thực hiện các biện pháp đóng cửa biên giới với Trung Quốc ở Viễn Đông”. Bộ Ngoại giao Nga cũng thông báo sẽ ngừng cấp thị thực điện tử cho công dân Trung Quốc, vốn được sử dụng để nhập cảnh vào các khu vực của vùng Viễn Đông và miền Tây Nga. Bộ Ngoại giao Nga khuyến cáo công dân không nên du lịch Trung Quốc và những người ở Trung Quốc nên liên lạc với đại sứ quán Nga.
Tập đoàn sản xuất đồ gia dụng SEB của Pháp hôm 30/1 thông báo đã ban lệnh cấm du lịch Trung Quốc, đồng thời cho biết không có nhân viên Trung Quốc nào bị nhiễm bệnh. SEB có 7 nhà máy ở Trung Quốc, một trong số đó ở Vũ Hán và hiện đóng cửa.
Nhà bán lẻ đồ nội thất và gia dụng Thụy Điển IKEA cũng tuyên bố đóng cửa toàn bộ cửa hàng tại Trung Quốc đại lục để bảo vệ khách hàng và nhân viên.
Ngoài ra, nhiều hãng hàng không châu Âu thông báo tạm dừng các dịch vụ tại Trung Quốc nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn của khách hàng và nhân viên.
Air France đã đình chỉ tất cả các chuyến bay dân dụng đến và rời Trung Quốc cho đến ngày 9/2. Hãng hàng không của Pháp cho biết họ sẽ điều các chuyến bay đặc biệt bắt đầu từ 30/1 để đưa một số khách hàng và nhân viên từ Bắc Kinh và Thượng Hải về nước.
Scandinavian Airlines thông báo họ sẽ tạm dừng tất cả các chuyến bay đến Bắc Kinh và Thượng Hải bắt đầu từ 31/1 đến ngày 9/2.
Hãng hàng không quốc gia Tây Ban Nha Iberia đã tạm dừng ba chuyến bay khứ hồi trong tuần giữa Madrid và Thượng Hải do dịch virus corona.
Hãng hàng không quốc gia Phần Lan Finnair cho biết họ đã ngừng nhận đặt chỗ mới trên các chuyến bay đến Trung Quốc.
Trước đó, nhiều hãng hàng không châu Âu khác đã tạm dừng hoặc giảm các chuyến bay đến Trung Quốc như British Airways, Lufthansa, Áo Airlines, Swiss và KLM. Tuần tới, Thượng Hải và Bắc Kinh sẽ là hai điểm đến bị các hãng hàng không châu Âu thêm vào danh sách tạm đình chỉ.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hanh-dong-cua-cac-nuoc-chau-au-giua-dich-virus-corona.html

Kéo cờ rút khỏi EU giờ Brexit,

người ở Anh buồn hay là vui?

Nguyễn Giang
Tiếng kèn Scotland đưa lá cờ Anh Quốc – Union Jack, ra khỏi trụ sở EU ở Brussels hôm 30/01. Vào 23 giờ đêm 31/01/2020, Anh chính thức tách ra hẳn hỏi cơ chế chính trị châu Âu, sau 47 năm ‘hôn nhân’
Tôi cũng tự hào giúp bác, một người sinh ra ở Zimbabwe, lên mạng, vào trang của Home Office (Bộ Nội vụ Anh) để đăng ký quyền định cư cho công dân EU.
Chỉ riêng chuyện này đã cho thấy người ở Anh thời nay đa dạng ra sao.
Bác Bram sinh ra ở châu Phi nhưng là người gốc xứ Friesland (vùng giáp Đức và Hà Lan), tổ tiên sang lập nghiệp ở Lục Địa Đen từ thế kỷ 18.
Bàn tròn Đặc biệt: Anh quốc rời EU – ngày vui độc lập hay tương lai bất chắc?
Nay được gọi là dân Afrikaan, họ gìn giữ ngôn ngữ (tiếng Dutch – Hà Lan cổ), và đạo Tin Lành hàng trăm năm nguyên vẹn giữa cái nóng của châu Phi.
Đến khi người bản địa vùng lên tống cổ thực dân da trắng thì gia đình Bram về CH Nam Phi.
Sau một cuộc cách mạng nữa của Nelson Mandela xóa bỏ Apartheid thì họ nhận giấy tờ Hà Lan về để châu Âu sinh sống.
Bác Bram sang Kent, miền Đông Nam Anh, lấy vợ rồi ở lại.
Nhu cầu xác định lại danh tính, địa chỉ để trao quyền định cư cho mấy triệu dân EU tại Anh chỉ trở thành vấn đề sau Trưng cầu dân ý Brexit mùa hè 2016.
Cuối năm đó, bà Emma, vợ bác Bram hoảng hốt chạy sang nhà tôi, hỏi vì sao chồng bà “có thể bị trục xuất khỏi Anh”.
Bản thân bà bỏ phiếu ủng hộ Brexit và cứ nghĩ rằng “dân nhập cư cần mời khỏi Anh nhanh nhanh” là nhóm khác cơ, từ Trung Đông, Bắc Phi vào đây, chứ không phải chồng bà.
Cuối cùng thì bác Bram cũng được định cư nhưng bác bảo tôi là “Thề không bao giờ xin nhập tịch Anh”, vì rất ghét chính phủ này, gây phiền toái vớ vẩn.
Đó cũng là một thái độ khá phổ biến: người ta yêu thích cuộc sống ở một nước mà không nhất thiết phải sùng bái chính quyền.
Nói về Brexit, phải kể là người nhập cư từ Ba Lan sang Anh khá đông, và có cả những người ủng hộ đảng Brexit của ông Nigel Farage.
Bạn tôi, Henryk, từ Tomaszow Mazowiecki, Ba Lan tới London trước tôi, lấy vợ cùng quê, sinh con ở đây.
Đã nhập tịch Anh, Henryk khoe với tôi trong một lần mấy gia đình tụ tập làm barbeque trong vườn, rằng anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit.
Vợ anh, Edyta, thì lại bỏ phiếu chống Brexit, và cả hai vẫn giữ hộ chiếu Ba Lan.
Đêm 31/01/2020 sẽ không có tiếng chuông ‘chia tay EU’ vì tháp đồng hồ Big Ben ở Westminster, London đang trong kỳ tu sửa
Nhấc ly bia London Pride, Henryk nói anh “rất ghét Brussels, một thủ đô thiên tả, chỉ móc túi dân để chi tiêu cho tầng lớp tư bản đỏ, công chức lười nhác, không do ai bầu lên”.
Nói về quê hương cũ, Henryk tin rằng Ba Lan năm 1989 vứt bỏ mô hình Liên Xô để có tự do mà nay bị trói buộc bởi Brussels, một dự án anh tin là do Berlin điều khiển.
Edyta thì có cái nhìn thiết thực hơn, “Brussels hay Warsaw, London cãi nhau về chính trị vĩ mô gì cũng kệ”.
Hiện làm kế toán cho một công ty vận tải, chuyên kết nối châu Âu lục địa với các đảo Anh, cô lo ngại chuyện thiết thân là Brexit làm tăng giá vận tải vì hàng rào biên giới.
Doanh thu công ty xuống thì nhân viên dễ mất việc.
Còn về cuộc sống, cô không quan tâm đảng phái này nọ, và nghĩ sống ở đâu cũng tốt nếu có việc làm, trẻ con đi học trường tử tế.
Sống ở Anh một thời gian bạn sẽ thấy vấn đề dân tộc, sắc tộc, văn hóa gốc của những nhóm người xung quanh khá phức tạp, chứ không đơn giản.
Các đồng nghiệp của tôi ở BBC, không ít là người gốc Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, đều chia sẻ ý kiến khác nhau về Brexit.
Nhưng về cơ bản, giống như tôi, bác Bram và anh bạn Henryk, họ đều là người ‘thế hệ 1′ đến Anh.
Brexit: Sai lầm hay Định mệnh của Anh?
London và Manchester biểu tình đối nghịch về Brexit
Biểu tình chống việc ‘tạm đóng’ Quốc hội Anh
Còn đặc biệt hơn phải kể đến nhóm đã ở đây nhiều đời: người Irish, gốc Cộng hòa Ireland, hoặc từ Bắc Ireland thuộc Anh.
Ông Brendan là một người như vậy.
Gia đình ông sống ở Anh đã ba đời, nhưng vẫn giữ hộ chiếu Irish.
Người Irish được ưu tiên đặc biệt là hệ thống công quyền của Anh (UK) có trách nhiệm phải lo giải quyết giấy tờ cho họ, từ hộ chiếu đến bằng lái xe.
Sau Brexit, người CH Ireland vẫn hưởng đặc quyền sang sống vĩnh viễn ở Anh, nhưng dân Anh lại không có quyền sang Cộng hòa Ireland thuộc EU, để định cư tương tự.
Đôi khi gặp nhau, chúng tôi uống trà, ăn bánh Scottish shortbread.
Nhưng ngày lễ, uống chút brandy vào là ông Brendan chửi chính phủ London tới bến.
Có vẻ tinh thần bài Anh tạo ra sự khác biệt Irishness mà ông gìn giữ, còn trong con mắt tôi, ông là người Anh chính gốc, có chút di sản Irish mà thôi.
Bến thuyền ở vùng Pomorze, Tây Bắc Ba Lan. Trước 1945 vùng này thuộc đế chế Đức. Biển Baltic là nơi người dân Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Ba Lan, Lithuania, Estonia, Latvia, Nga làm ăn, chung sống và giao chiến qua nhiều thế kỷ
Cha ông của người Anh hiện nay đã chiếm đóng đảo Ireland, gây nhiều đau thương cho dân bản địa.
Bù lại, Anh nay làm tất cả để “chuộc tội”, ưu ái đặc biệt dân Irish.
Nhưng chừng nào tượng Oliver Cromwell vẫn sừng sững trước trụ sở Nghị viện ở Điện Westminster, thì “hòa giải” hoàn toàn còn rất khó.
Xin nhắc lại là ông Cromwell, lãnh đạo quân sự thời ‘Wars of the Three Kingdoms’ đã gây ra thảm sát Drogheda khi đem quân Anh (English) đánh sang Ireland năm 1649.
Trẻ con Ireland vẫn học về Drogheda và về Khởi nghĩa 1920 để lập ra Free Irish State sau Thế Chiến I.
Chủ nghĩa dân tộc giúp dân Ireland đã giành độc lập khỏi Anh, và giờ thì chủ nghĩa dân tộc Anh (English nationalism) đưa cả Liên hiệp Anh ra khỏi EU.
Trăm năm còn lại một giờ?
Brexit xét cho cùng là một hệ quả của lịch sử.
Chyngyz Torekulovich Aytmatov có cuốn ‘Một ngày dài hơn thế kỷ’ năm 1980 dự báo chuyển đổi lớn lao ở lục địa Âu – Á khi Liên Xô tan rã.
Chỉ trong vài tuần bước vào năm mới 2020 mà thế giới đã có bao nhiêu chuyện mà không sách báo này bao quát hết được.
Brexit đúng là chuyện Một Ngày gói lại Nghìn Năm của quan hệ Anh – châu Âu.
Anh vào EU năm 1973, rồi quyết định ra năm 2016, và chính thức chia tay đêm nay, 31/01/2020.Sẽ không có tiếng chuông hân hoan chào đón ‘Giờ Độc Lập’ vì Chuông Big Ben đang sửa.
Cuộc hôn nhân 47 năm kể cũng dài, nhưng so với lịch sử châu Âu và Anh thì quá ngắn.
Tôi chỉ là người nhập cư sang Anh đã gần 30 tuổi, đã sau 11 năm sống ở châu Âu, nên chẳng dám nói là có được kết luận gì sâu sắc về Brexit.
Nhưng qua câu chuyện ba gia đình tôi quen ở ngoại ô London nêu trên, bạn thấy người châu Âu đã sống với nhau, gây chiến với nhau, yêu, ghét nhau qua nhiều thế kỷ.
Một năm tôi sang châu Âu ít cũng 2-3 lần, nhiều là 5-6 lần nên thấy các nước châu Âu đều có khác biệt trong văn hóa độc đáo của họ.
Thế nhưng điểm chung giữa họ vẫn nhiều hơn, sâu đậm hơn những gì gắn kết các nước ASEAN chẳng hạn.
Vua chúa, tổng thống, thủ tướng lên rồi xuống, liên minh hợp rồi tan, biên giới đã từng vạch đi kẻ lại bao lần ở châu Âu.
Brexit hay không thì dân châu Âu sẽ vẫn còn sống cạnh nhau, cùng nhau hàng trăm, hàng nghìn năm nữa, chừng nào còn thế giới này.
Xét cho cùng, EU to thì thật to – 512 triệu dân năm 2018 – nhưng không thể không thay đổi và còn phải thay đổi.
Trong quá trình đó, yếu tố Anh sẽ tiếp tục có tác động trực tiếp thông qua cuộc sống của hàng triệu con người từ hai bên đã ở lẫn vào nhau.
Ừ thì Anh ly hôn EU, nhưng vợ hay chồng cũ, gọi là ‘ex’, chẳng “biến khỏi cuộc đời của bạn ngay đâu nhé”, do đàn con đông vẫn chia nhà.
Chừng 1,2 triệu công dân Anh đang sống ở EU và 3,6 triệu dân EU, gồm cả một số người gốc Việt, đang sống và làm việc tại Anh.
Về tác động gián tiếp thì khó nói lắm.
Anh -EU gần nhau nên phải giao lưu kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự trong nhiều năm, dù muốn hay không.
Tất nhiên, đây là quan hệ khác, với những hệ quả chưa rõ ràng, không còn như lúc chung một nhà.
Những biến số đó khiến cho mới tương giao Anh – EU sau khi sang trang đêm nay trở nên khó dự đoán hơn rất nhiều.
Nhưng khó biết, khó đoán, khó nói cũng là những gì đang diễn ra tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam những ngày này, phải không các bạn?
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51325981

Anh Quốc chính thức rời Liên Hiệp Châu Âu

Thùy Dương
Đêm ngày 31/01/2020, vào lúc 23 giờ, giờ quốc tế, Vương quốc Anh chính thức rời Liên Hiệp Châu Âu sau 4 năm trưng cầu dân ý Brexit. Đây cũng là thời điểm Luân Đôn và Bruxelles bắt đầu đàm phán về quan hệ tương lai giữa Anh Quốc và 27 thành viên còn lại của Liên Hiệp Châu Âu. Thời hạn đàm phán dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 31/12/2020.
Ngày 31/01/2020 là một ngày lịch sử đối với nước Anh. Những người ủng hộ Brexit thì vui mừng, còn những người muốn nước Anh ở lại Liên Âu thì không giấu được nỗi buồn và cả nỗi lo sợ. Để tránh gây chia rẽ dân chúng, chính phủ Anh không tổ chức nhiều hoạt động rầm rộ ăn mừng Brexit trong ngày hôm nay.
Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Muriel Delcroix tường trình :
« Mở màn là sáng hôm nay, một cách tượng trưng, cuộc họp Hội đồng bộ trưởng được dời đến Sunderland, thành phố đầu tiên hồi năm 2016 tuyên bố ủng hộ Brexit.
Việc chọn thành phố cảng này ở miền đông bắc đất nước là một cách để thủ tướng Boris Johnson thể hiện lòng biết ơn về việc cử tri tại vùng ủng hộ đảng bảo thủ về Brexit đã bỏ phiếu cho ông hồi tháng 12/2019. Đây cũng là cách để Boris Johnson cho họ thấy là ông muốn đáp ứng kỳ vọng của họ.
Bài diễn văn được phát đi một giờ trước thời điểm Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu đã được thủ tướng ghi âm trước. Ông Johnson nói đây không phải là một điểm kết thúc mà là một điểm khởi đầu, là buổi bình minh của một thời kỳ mới, thời khắc của sự cách tân dân tộc thực sự và sự thay đổi. Thủ tướng kết luận đây là thời điểm để nước Anh bắt đầu đoàn kết lại, là lúc hòa giải đất nước vốn bị chia rẽ gần 4 năm qua vì Brexit và hiện vẫn còn đang bị chia rẽ nặng nề.
Tuy nhiên, những người ủng hộ nhiệt tình Brexit nhất sẽ không cảm thấy thỏa lòng, bởi Big Ben sẽ không đổ chuông. Thay vào đó, một chiếc đồng hồ ánh sáng đếm ngược sẽ được chiếu lên mặt tiền tòa nhà số 10 Downing Street. Một màn trình diễn ánh sáng phác họa hành trình 47 năm của nước Anh trong Liên Hiệp Châu Âu dự kiến sẽ diễn ra tại White Hall, khu vực tập trung trụ sở các bộ. Xa hơn một chút, tại quảng trường Nghị Viện, sẽ có hoạt động lễ hội sôi động hơn với sự tham gia của Nigel Farage, người được coi là kiến trúc sư Brexit.
Trái lại, những người ủng hộ nước Anh ở lại Liên Hiệp Châu Âu thì tập trung thắp nến, cho dù một số người không muốn yên lặng chịu cảnh nước Anh rời khỏi Liên Âu như vậy. Họ sẽ tập trung đi thành đoàn từ Downing Street và hát quốc ca Liên Hiệp Châu Âu, không phải là để nói lời vĩnh biệt Liên Âu mà để nói “Tạm biệt và hẹn gặp lại”. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200131-anh-qu%E1%BB%91c-ch%C3%ADnh-th%E1%BB%A9c-r%E1%BB%9Di-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-ch%C3%A2u-%C3%A2u

Virus corona : Chợ Tàu quận 13 Paris vắng khách,

dân châu Á bị kỳ thị

Thùy Dương
Theo lệ thường, vào dịp Tết nguyên đán, quận 13, Paris, nơi tập trung nhiều người châu Á sinh sống, nhất là người Trung Quốc, nhộn nhịp không khí lễ Tết, đông vui, tấp nập. Thế nhưng, từ một vài ngày nay, sau Tết nguyên đán, trùng với thời gian dịch bệnh viêm phổi cấp tính do virus corona bùng phát mạnh, khu vực quanh chợ Tàu, quận 13, Paris có vẻ vắng khách, yên ắng hơn.
Liệu có phải nỗi sợ virus mang tên Corona mà mắt thường không nhìn thấy được đã lấn át nhu cầu mua sắm và thưởng thức hàng quán ở khu chợ Tàu ? Phóng sự của RFI Tiếng Việt tại khu chợ Tầu, quận 13, Paris.
Quận 13 là khu vực có nhiều siêu thị như Tang Frères, Paris Store, mà người Việt Nam hay gọi chung chung là chợ Tàu, nhiều cửa hàng cửa hiệu và nhà hàng châu Á, khách khứa nhộn nhịp, không chỉ khách người châu Á mà còn có rất đông khách Pháp.
Nhưng đến ngày 30/01/2020, nước Pháp ghi nhận có 5 ca nhiễm virus corona. Sau khi chính quyền thông báo có ba ca nhiễm virus vào ngày 24/01, trong đó có hai ca tại thủ đô Paris và một ca tại thành
phố Bordeaux, hoạt động lễ hội, các cuộc diễu hành mừng Tết Nguyên Đán tại Paris hôm 26/01 tại quảng trường Cộng Hòa đã bị hủy. Bộ trưởng Y Tế Pháp, Agnès Buzin, giải thích quyết định hủy các hoạt động lễ hội này không phải là một biện pháp liên quan tới vấn đề vệ sinh y tế.
Còn đô trưởng Paris Anne Hidalgo, phát biểu trên đài Europe 1 ngày Chủ Nhật 26/01, thông báo quyết định trên được đưa ra do các hội đoàn người Hoa cũng “không còn lòng dạ nào để vui chơi” : « Chính cộng đồng người Hoa ở Paris đã muốn hủy cuộc diễu hành dự kiến diễn ra vào chiều hôm nay (26/01) tại quảng trường Cộng Hòa (…) Không nên lùi bước trước nỗi lo sợ, nhưng đồng thời cũng phải hết sức chú ý, cảnh giác và tôn trọng quyết định của các hội đoàn Hoa kiều tại Paris ».
Virus corona có lây nhiễm qua hàng hóa, thực phẩm không ?
Chiều ngày 29/01, dù không khí ở khu phố này trầm hơn so với trước đây, nhưng vẫn có khách đến mua sắm thực phẩm trong chợ Tàu, không chỉ khách châu Á mà cả khách Tây. Bà Carlos Maria, một người phụ nữ cao tuổi, đi xe bus đến chợ Tang Frères để mua thực phẩm châu Á. Trả lời RFI Tiếng Việt, bà chia sẻ là vẫn đến khu chợ này mua sắm như bình thường, đối với bà dù đã có vài người bị lây nhiễm, nhưng nguy cơ nhiễm virus corona tại Pháp không quá cao, dịch bệnh không quá nguy hiểm :
« Không, tôi không lo lắng chút nào cả. Chị thấy đấy, trước đây có dịch hạch còn khủng khiếp hơn rất nhiều, còn hiện giờ thì đâu đến nỗi như vậy, người ta vẫn chưa biết nguồn gốc căn bệnh từ đâu, nhưng không sao, chúng tôi không sợ. Chị thấy đấy, tôi đang ở đây (khu phố Tàu). Tôi sẽ đi mua thực phẩm Trung Quốc. Tôi không lo chút nào, tôi không sợ. Tôi vẫn thường đến đây. Trong các nhà hàng vẫn có khách. Trong trung tâm thương mại (Olympiade), có nhiều nhà hàng, không vắng vẻ đâu. Tôi sẽ mua gạo, nước chấm, gừng … »
Từ vài ngày nay, có nhiều người lo ngại tự hỏi mua sắm hàng hóa, thực phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc liệu có nguy cơ nhiễm virus corona không ? Nhiều chuyên gia cho biết không thể khẳng định 100%, nhưng nguy cơ lây nhiễm khi dùng hàng Trung Quốc, kể cả đồ ăn thức uống nhập từ Hoa lục, là rất thấp, bởi virus chỉ tồn tại trong không khí trong một vài ngày, thậm chí chỉ một vài giờ. Trong khi đó, việc vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang Pháp thường bằng tàu biển, thời gian vận chuyển và lưu giữ trong kho bãi trước khi các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường phải mất đến vài tháng, còn hàng vận chuyển bằng máy bay thì nhiệt độ trong khoang hàng cũng như độ ẩm đều rất thấp, khiến virus không thể tồn tại được lâu để truyền bệnh cho người. Có lẽ chính vì thế, nhiều người cảm thấy không lo sợ khi đi chợ Tàu mua thực phẩm nhập từ Hoa lục.
Dễ lây cúm thông thường hơn là nhiễm virus corona ?
Trở lại quận 13 Paris, khi trò chuyện với rất nhiều người tại chỗ, cả người châu Á và người Pháp đến chợ Tàu mua sắm, cũng như nhiều nhân viên bán hàng của các siêu thị, cửa hàng thực phẩm châu Á đều nói là không hẳn sự vắng vẻ này là do nỗi sợ virus corona. Đây cũng là ý kiến của chị Kim Loan, chủ tiệm kim hoàn Kim Loan tại trung tâm thương mại Olympiade :
«Kim Loan xin chào quý thính giả của đài RFI Việt ngữ. Trả lời câu hỏi của Thùy Dương, mình thấy sau Tết khách hàng có vắng đi chút đỉnh, tại vì trước Tết tất cả mọi người đã sắm sửa đầy đủ, theo mình thì không phải là do bệnh corona. Cái bệnh này xảy ra vào đúng thời điểm người ta đã mua sắm hết rồi, thành ra người ta không có nhu cầu để mà sắm nữa. Thế nên, theo mình nghĩ không phải do dịch bệnh đâu. Mình thấy mọi người vẫn ăn uống bình thường, nhà hàng vẫn có khách bình thường, mọi người vẫn mua sắm vô tư, ăn uống bình thường. Mình không có nghe ai nói về dịch bệnh hết.
Mình không thấy có nhiều người đeo khẩu trang. Một ngày, nhìn ra ngoài, mình thấy 1-2 người đeo khẩu trang thôi. Cũng khó nói, khi họ đeo khẩu trang mình không thấy mặt họ, nhưng nhìn vóc dáng mình thấy có vẻ như người Á châu mình.
Bản thân mình thì mình không đeo khẩu trang, tại vì theo thông tin của nhà nước bên đây (Pháp), người ta đã xác định rõ ràng là dịch bệnh mặc dầu dễ lây nhiễm, nhưng cũng không quá dễ như mình nghĩ, thành ra mình cứ ra đường thoải mái thôi. Mình vẫn đi siêu thị mua sắm, ăn uống bình thường, không đeo khẩu trang gì hết ».
Đúng là trong vòng vài tiếng đồng hồ tại khu phố Tàu, chúng tôi quan sát chỉ thấy lác đác vài người đeo khẩu trang. Một trong số ít ỏi những người như vậy là một phụ nữ trẻ người Hoa. Trả lời phỏng vấn của RFI sau khi đã mua sắm rất nhiều thực phẩm trong chợ Tàu Tang Frères, chị cho biết : « Tất nhiên là tôi sợ chứ, vì thế mà tôi đeo khẩu trang. Tôi muốn tự bảo vệ mình khỏi virus. Tôi thích thực phẩm ở đây (chợ Tàu Tang Frères). Mua thực phẩm ở đây không nguy hiểm như tiếp xúc với người bệnh ».
Còn chị Sophie, người Pháp gốc Hoa, nhân viên cửa hàng dược phẩm Olympiade, khẳng định những khách đến hỏi mua khẩu trang chủ yếu là người châu Á, và nhiều khi họ mua khẩu trang không phải để
đeo phòng virus mà là để gửi về cho gia đình, người thân ở châu Á, nơi dịch bệnh đang hoành hành. Chị Sophie nghĩ rằng nhiễm virus corona có lẽ còn khó hơn là mắc các bệnh cảm cúm thông thường :
« Có vắng khách hơn một chút, nhưng giờ đang là Tết nguyên đán, về cơ bản thì có ít khách đến hiệu thuốc hơn. Nhưng hôm nay thì cũng đã có nhiều người hơn hôm qua một chút. Chúng tôi cũng không biết việc vắng khách liệu có liên quan gì đến virus corona hay không, hay là do đang là những ngày Tết. Đúng là có vắng khách hơn, nhưng cũng là do thời tiết, vì trời có mưa. Có nhiều người hỏi mua khẩu trang, nhất là người châu Á. Có một số người mua cho chính họ để dùng tại đây (Pháp), nhưng nhiều người mua để gửi về cho gia đình ở châu Á. Chúng tôi không sợ, vì hiện giờ thì mọi người dễ mắc cúm thông thường hơn là nhiễm virus corona. Vì thế, vào thời điểm này ở Paris chẳng có lý do gì phải sợ virus corona ».
Làn sóng kỳ thị người châu Á vì virus corona
Quả thực, tại Pháp, trong khi mới chỉ có 5 người nhiễm virus corona tính đến ngày 30/01, dịch cúm thông thường đã khiến 22 người thiệt mạng. Dù vậy, hiện có rất nhiều người châu Á đang chịu sự kỳ thị sắc tộc tại Pháp vì virus corona.
Hôm Chủ Nhật, tờ báo Courrier Picard đã gây giận dữ khi chơi chữ, đăng tựa trang nhất « Virus corona Trung Quốc – Hiểm họa bất ngờ màu vàng » và bài xã luận mang tựa đề « Một đại dịch vàng mới ? ». Ông Stéphane Nivet, tổng giám đốc Liên minh quốc tế chống kỳ thị sắc tộc và bài Do Thái (Licra) giận dữ nói với tuần báo L’Express, ngày 28/01 : « Quý vị hãy thử hình dung xem, nếu virus đến từ châu Phi, sẽ không có tờ báo nào dám giật tít « Mối đe dọa bất ngờ màu đen » (…) Việc một ban biên tập cho xuất bản một trang nhất như vậy mà không cảm thấy có gì không ổn chứng tỏ đây là một vấn đề ». Sau đó, báoCourrier Picard đã phảiđăng lời xin lỗi vì đã có thái độ kỳ thị nhắm vào người châu Á.
Mạng xã hội là một nơi chứng kiến tại Pháp người châu Á đang bị hắt hủi thế nào vì virus corona. Trên Twitter, một phụ nữ trẻ viết : « Cứ mỗi khi nhìn thấy một người Hoa ở Paris là tôi chuyển sang đi ở phía vỉa hè bên kia đường … tôi chạy, tôi rảo bước nhanh hơn, tôi quá sợ ».
Một số người châu Á, nhất là người Trung Quốc, thậm chí không dám ra khỏi nhà vì sợ phải nghe những lời thù hằn, chế giễu, sợ bị quy là thủ phạm mang virus corona vào nước Pháp, một số khác trên mạng xã hội than thở về những điều họ phải chịu đựng. Nhiều cư dân mạng châu Á tại Pháp đã tạo ra một hastag mới # Tôi không phải là một con virus và nhấn mạnh : « Không phải người châu Á nào ho cũng đều mang virus corona », « Xúc phạm một người châu Á vì virus cũng giống như chửi rửa một người theo đạo Hồi về những vụ tấn công khủng bố ».
Đài France Bleu ngày 30/01 cho biết là tại nhiều nhà hàng, khách sạn, một số khách hàng còn từ chối để người châu Á phục vụ. Có những nhân viên thu ngân ở siêu thị bật khóc vì bị khách sỉ nhục : « Các người hãy trở về quê nhà đi và hãy giữ lấy căn bệnh của các người ». Ngược lại, có những khách người châu Á bị các cửa hàng từ chối bán hàng. Tại nhiều trường học, trong giờ ra chơi, trẻ em châu Á bị bạn bè chế giễu, réo gọi bằng cái tên « Corona ». Không chỉ có người Trung Quốc, mà người châu Á nói chung đều bị kỳ thị và gắn với virus conona, chẳng hạn : « Người Trung Quốc, Việt Nam, và các nước khác cũng như nhau cả thôi, các người đều mang virus corona ». Có nhiều người Pháp gốc Á sinh ra và lớn lên tại Pháp cũng bị kỳ thị vì virus corona.
Tại Pháp, thái độ kỳ thị sắc tộc nhắm vào người châu Á vẫn có từ trước, nhưng dường như dịch bệnh viêm phổi cấp do virus conora gây ra, đang làm bùng lên làn sóng kỳ thị mới nhắm vào không chỉ người Trung Quốc, mà cả người châu Á nói chung.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200131-ph%C3%A1p-ch%E1%BB%A3-t%C3%A0u-qu%E1%BA%ADn-13-paris-d%C3%A2n-ch%C3%A2u-%C3%A1-k%E1%BB%B3-th%E1%BB%8B

Libya-Địa Trung Hải :

Pháp tố cáo tham vọng địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ

Tú Anh
Paris lên tuyến đầu trước tham vọng làm cường quốc khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ, can thiệp quân sự vào Libya và tăng cường bố trí lực lượng tại vùng biển phía đông của Địa Trung Hải, đe dọa quyền lợi của nhiều quốc gia Nam Châu Âu.
Ngày 30/01/2020, khi tiếp thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tại điện Elysée, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tố cáo các hành động « xâm nhập và khiêu khích » của Ankara tại Đông Địa Trung Hải nơi mà nguồn trữ lượng dầu khí không những làm dậy lên mối xung khắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp mà còn kích động các nước khác như Israel, Liban, Ai Cập và đảo Chypre.
Khủng hoảng Libya, từ nay có nguy cơ lan rộng khắp Địa Trung Hải
Trước tình hình căng thẳng này, Pháp đã đưa hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle vào vùng, đánh tiếng là yểm trợ chiến dịch chống thánh chiến. Cùng ngày, tổng thống Pháp cho biết sẽ tăng cường lực lượng hải quân để bảo vệ an ninh cho Châu Âu.
Cách nay hai hôm, ngày 29/01/2020, hải quân Pháp phát hiện tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ yểm trợ cho một tàu vận tải chở xe bọc thép cho chính phủ Libya, được Liên Hiệp Quốc công nhận và đang xung đột với phe nổi dậy của tướng Haftar, do Nga hậu thuẫn.
Theo thỏa thuận Berlin, tất cả các cường quốc đều hứa hẹn không viện trợ vũ khí cho bất kỳ phe nào tại Libya. Tuy nhiên, theo Liên Hiệp Quốc lệnh cấm vận vũ khí không được bên nào tôn trọng.
Trong hồ sơ này, khi lên án Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp xem như bênh vực Hy Lạp, vừa là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu và cũng là thành viên của NATO.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200131-libya-%C4%91%E1%BB%8Ba-trung-h%E1%BA%A3i-ph%C3%A1p-t%E1%BB%91-c%C3%A1o-tham-v%E1%BB%8Dng-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3

Virus corona Trung Quốc

làm 7.000 người bị kẹt trên tàu du lịch ở Ý

Thụy My
Hơn 7.000 người trong đó có 6.000 du khách hôm 30/01/2020 bị kẹt lại ở Civitavecchia gần Roma, trên một tàu chở khách du lịch từ Palma de Majorque (Tây Ban Nha), do có một khách Trung Quốc bị nghi nhiễm virus corona.
Bác sĩ của tàu Costa Smeralda, một trong năm chiếc tàu thủy lớn nhất thế giới, sở hữu của hãng Costa Cruises, hôm 30/1 đã báo cho cơ quan quản lý cảng của Ý là trên tàu có một phụ nữ Trung Quốc 54 tuổi có những triệu chứng đáng ngờ như ho và sốt cao. Cả hai vợ chồng bà này đã bị cách ly trong phòng y tế trên tàu.
Cơ quan y tế địa phương (ASL) liền gởi lên tàu một ê-kíp, lấy mẫu đưa về bệnh viện Spallanzani ở Roma chuyên về bệnh truyền nhiễm để xét nghiệm. Một nguồn tin từ bộ Y tế nói với AFP là ban đầu thấy âm tính, tuy nhiên phải chờ 48 giờ để có được kết quả chắc chắn.
Chiếc tàu Costa Smeralda vừa cập bến ở Roma thì có tin hơn 1.100 hành khách được phép lên bờ. Thị trưởng Ernesto Tedesco thuộc đảng Liên Đoàn (cực hữu) vội vàng lái xe ra cảng, quát vào mặt chỉ huy cảng Vincenzo Leone : « Ông điên à, sao cho họ xuống tàu ? Tôi sẽ kiện ông ! ».
Trước khi có kết quả bước đầu, ông thị trưởng nói trên kênh truyền hình Rainews24 : «Tôi phải bảo vệ sức khỏe của đồng bào tôi. Hiện thời chỉ có hành lý được phép đưa xuống tàu, còn hành khách thì không».
Không biết làm gì trong thời gian chờ đợi, khoảng mấy chục hành khách lang thang trên boong chiếc tàu khổng lồ. Một người nói với AFP là trên tàu mọi việc đều bình thường, và từ hai, ba ngày qua cặp vợ chồng Trung Quốc nói trên luôn mang khẩu trang.
Hai người này từ Macao sang Hồng Kông, đến Milano ngày 25/1, rồi thăm Savona (Ý), ghé Barcelona, Valencia (Tây Ban Nha), Marseille (Pháp). Tàu Costa Smeralda đến Civitavecchia trong khuôn khổ tour du lịch đường biển trên Địa Trung Hải một tuần, lẽ ra tối 30/1 đi La Spezia tây bắc Ý).
Theo hãng tin Ý Ansa, trên tàu có 751 du khách Trung Quốc. Một hành khách nói với Ansa : « Tất nhiên là khá lo lắng. Không ai được phép lên xuống tàu trừ nhân viên y tế. Kỳ nghỉ của chúng tôi có nguy cơ biến thành ác mộng ».
Từ Bulgari, thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố luôn theo dõi thông tin và nếu cần có thể tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đồng thời kêu gọi không nên hoảng loạn. Giám đốc Viện Y tế Silvio Brusaferro nhấn mạnh cho đến nay, các trường hợp nghi ngờ tại Ý đều cho kết quả âm tính.
Trường hợp nghi vấn trên tàu Costa Smeralda được loan báo chỉ vài tiếng đồng hồ sau vụ hai khách du lịch Trung Quốc được sơ tán khỏi khách sạn ở ngay trung tâm Roma do bệnh nặng. Một phụ nữ Trung Quốc khác tự đến khoa cấp cứu của bệnh viện vì sốt cao và khó thở, cho biết có tiếp xúc với một số đồng hương Vũ Hán tại Roma.
Hai hãng du lịch tàu biển Costa Cruises và MSC Cruises ngày 30/1 loan báo hủy bỏ tất cả những chuyến du ngoạn khởi hành từ Trung Quốc do virus corona.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200130-virus-corona-trung-qu%E1%BB%91c-7000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%8B-k%E1%BA%B9t-%C3%BD

Tổng Thống Putin ân xá cho người phụ nữ Mỹ gốc Do Thái

 bị bỏ tù ở Nga về các tội liên quan đến ma túy

Tin từ MOSCOW, Nga – Vào hôm thứ Tư (29 tháng 1), Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh ân xá và trả tự do cho một phụ nữ Mỹ gốc Do Thái bị bỏ tù ở Nga về các tội liên quan đến ma túy. Hành động này được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu công nhận vào đêm trước cuộc gặp song phương của họ.
Cô Naama Issachar, người sinh ra ở New Jersey, bị bắt vào tháng Tư năm ngoái sau khi cảnh sát tìm thấy 9gram cần sa trong túi của cô trong một cuộc quá cảnh tại một phi trường Moscow, trên đường từ Ấn Độ đến Israel. Sau khi bị kết án bảy năm rưỡi tù giam về các tội liên quan đến ma túy, cô Issachar, 26 tuổi, cầu xin tổng thống ân xá sau khi ông Putin gặp mẹ của cô trong chuyến thăm Jerusalem vào tuần trước. Tại Jerusalem, nơi ông Putin đang tham dự một buổi lễ kỷ niệm 75 năm ngày giải phóng trại tử thần ở Auschwitz, nhà lãnh đạo Nga trấn an mẹ của cô Issachar rằng “mọi chuyện đều sẽ ổn” đối với con gái bà. Trước đây, Israel lên án rằng bản án này là “không thích hợp”.
Vào hôm thứ Tư (29/1), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người sẽ gặp ông Putin vào hôm thứ Năm, hoan nghênh hành động ân xá này. Hai vị lãnh đạo dự định sẽ thảo luận về kế hoạch hòa bình mới của Hoa Kỳ nhằm chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-putin-an-xa-cho-nguoi-phu-nu-my-goc-do-thai-bi-bo-tu-o-nga-ve-cac-toi-lien-quan-den-ma-tuy/

Tổng thống Thái Anh Văn cảm ơn các nước

 đã ủng hộ Đài Loan gia nhập WHO

Vũ Dương
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vào chiều ngày 30/1 đã gửi lời cảm ơn đến các quốc gia ủng hộ Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Bà Thái bày tỏ hy vọng WHO sẽ không loại trừ Đài Loan vì các yếu tố chính trị.
“Đặc biệt, tôi muốn cảm ơn Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada vì đã công khai ủng hộ Đài Loan gia nhập WHO. Chúng tôi cũng biết ơn những người bạn quốc tế gần đây đã lên tiếng và ủng hộ điều này. Giống như tất cả các quốc gia khác, Đài Loan hiện đang đối mặt với nguy cơ từ đại dịch toàn cầu này. Chúng tôi có khả năng và trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng quốc tế… WHO phải dành chỗ cho Đài Loan”, bà Thái phát biểu tại văn phòng Tổng thống ở Đài Bắc hôm 30/1.
Theo bản tin của Taipei Times, Tổng thống Nhật Bản Shinzo Abe hôm 30/1 phát biểu rằng sự tham gia của Đài Loan vào WHO là cần thiết để chống lại sự lây lan của chủng virus corona mới.
“Sẽ rất khó để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa lây nhiễm thêm ở khu vực này nếu Đài Loan bị loại trừ vì lý do chính trị”, Taipei Times trích dẫn lời ông Abe. “Chúng tôi sẽ tiếp tục nêu rõ lập trường của mình tại WHO”.
Trước đó, vào hôm 29/1, Thủ tướng Saint Lucian Allen Chastanet ra tuyên bố kêu gọi WHO cho phép chính quyền Đài Loan góp mặt trong các cuộc tham vấn quốc tế, lập kế hoạch và ra quyết định, kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Cùng ngày, Thủ tướng Canada Justin Trudeau lần đầu tiên biểu đạt lập trường ủng hộ Đài Loan tham dự hội nghị của WHO với tư cách là quan sát viên.
“Chúng tôi ủng hộ Đài Loan tham gia các diễn đàn đa phương quốc tế. Đặc biệt là khi sự hiện diện của Đài Loan mang lại những đóng góp đáng kể cho lợi ích cộng đồng quốc tế… Đài Loan cũng là một cộng sự quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này”, Thủ tướng Trudeau trả lời khi một nhà lập pháp hỏi ông có ủng hộ Đài Loan tham gia các hội nghị quốc tế để thảo luận về dịch viêm phổi hay không.
Hiện tại, Đài Loan chưa gia nhập WHO nên khó có thể cập nhật được những thông tin mới nhất, nhưng Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar cho biết, phía Hoa Kỳ vẫn luôn cố gắng duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Đài Loan để trao đổi thông tin với các chuyên gia của hòn đảo tự trị. Ông nói thêm, đây là vấn đề sức khỏe cộng đồng, chứ không phải là vấn đề chính trị.
Ngoài ra, Hạ Nghị sĩ Đảng Dân chủ Cơ đốc (CDA) Hà Lan Martijn van Helvert ngày 30/1 viết trên Twiter rằng Đài Loan cần phải được gia nhập WHO. Nghị sĩ Helvert còn đặt câu hỏi cho nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình rằng, liệu ông Tập có xem sức khỏe của người dân là lợi ích chiến lược của bản thân hay không.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-thai-anh-van-cam-on-cac-nuoc-da-ung-ho-dai-loan-gia-nhap-who.html

Các nghiệp đoàn Hồng Kông đe dọa sẽ đình công

trong nỗ lực thúc đẩy đóng cửa biên giới

để kiềm chế Coronavirus

Tin từ HỒNG KÔNG – Các nghiệp đoàn ở Hồng Kông, bao gồm các nhân viên bệnh viện và hỏa xa, đang đe dọa sẽ đình công trừ khi chính phủ đóng cửa biên giới với Trung Cộng để ngăn chặn sự lây lan của một loại coronavirus mới gây chấn động trên khắp thế giới.
Mặc dù đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam ra lệnh đình chỉ dịch vụ hỏa xa giữa thành phố này và Trung Cộng từ nửa đêm hôm thứ Năm và tất cả các dịch vụ phà xuyên biên giới, nhưng các công đoàn nói rằng hành động này vẫn là chưa đủ. Nghiệp đoàn Hospital Authority Employees Alliance (HAEA) cho biết họ hoan nghênh các bước mà chính phủ thực hiện nhưng vẫn muốn chính phủ đóng cửa toàn bộ biên giới, và sẽ họp vào hôm thứ Bảy để thảo luận về những hành động khác có thể được thực hiện. Ông Chris Cheung, thủ quỹ của HAEA, nơi có hơn 18,000 thành viên, cho biết nhiều người trong số họ dự định bắt đầu đình công theo giai đoạn vào tuần tới trừ khi yêu cầu của họ được đáp ứng. Thuộc địa cũ của Anh Quốc xác nhận 10 trường hợp nhiễm coronavirus, với một người trong tình trạng nguy kịch. Tâm điểm của trận dịch này là thành phố Vũ Hán, nơi virus được cho là lan truyền sang người từ một con vật trong một khu chợ hoang dã bất hợp pháp.
Sự sợ hãi về mặt sức khỏe xuất hiện sau nhiều tháng biểu tình bạo lực chống chính phủ ở Hồng Kông. Những cuộc biểu tình này bùng nổ do nỗi lo về quyền tự chủ của thành phố, được bảo đảm theo công thức “một quốc gia, hai hệ thống” đang bị Bắc Kinh hủy hoại.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cac-nghiep-doan-hong-kong-de-doa-se-dinh-cong-trong-no-luc-thuc-day-dong-cua-bien-gioi-de-kiem-che-coronavirus/

Virus corona: Nhật ký Vũ Hán –

sống một mình trong một thành phố vắng lặng

Guo Jing sống ở Vũ Hán, một thành phố ở Trung Quốc nơi đang là tâm điểm của sự bùng phát chủng virus mới khiến cả thế giới lo lắng.
Vũ Hán bị đóng cửa từ ngày 23/1, trong nỗ lực ngăn chặn sự lây nhiễm. Giao thông ngừng hoạt động, hầu hết các cửa hàng và doanh nghiệp đều đóng cửa, và mọi người được khuyên nên ở trong nhà.
Jing là một nhân viên xã hội 29 tuổi sống một mình. Trong tuần qua, cô viết một cuốn nhật ký, mà cô chia sẻ ở đây với BBC.
Bàn Tròn BBC: Việt Nam ứng phó thách thức Virus Corona và cập nhật Đồng Tâm
Thứ Năm 23/1 – ngày thành phố đóng cửa
Tôi không biết phải làm gì khi thức dậy và biết tin thành phố bị phong tỏa. Tôi không biết phong tỏa nghĩa là gì, sẽ kéo dài bao lâu và nên chuẩn bị như thế nào.
Có rất nhiều bình luận gây phẫn nộ [trên phương tiện truyền thông xã hội]: rằng nhiều bệnh nhân không thể nhập viện sau khi được chẩn đoán [vì thiếu chỗ], rằng bệnh nhân bị sốt không được điều trị đúng cách.
Nhiều người đang đeo khẩu trang. Bạn bè bảo tôi phải lo mà dự trữ các thứ. Gạo và mì gần như đã bán hết.
Một người đàn ông mua rất nhiều muối, và ai đó đã hỏi ông tại sao lại mua nhiều đến như vậy. Ông trả lời: “Điều gì sẽ xảy ra nếu việc phong tỏa kéo dài cả năm?”
Tôi đi đến một hiệu thuốc Tây và tiệm đã giới hạn số lượng hàng một người có thể mua. Mặt nạ và dun dịch khử trùng đã được bán hết.
Sau khi dự trữ thức ăn, tôi vẫn còn sốc. Lượng ô tô trên đường và người đi bộ giảm xuống, và thành phố như đột ngột đứng sững lại.
Khi nào thì Vũ Hán sẽ sinh hoạt bình thường lại?
Thứ Sáu 24/ 1 – giao thừa im lặng
Thế giới yên tĩnh, và sự im lặng thật kinh hoàng. Tôi sống một mình, vì vậy tôi chỉ có thể biết là vẫn có những người khác sống quanh mình qua từ những tiếng động thi thoảng vang lên trên hành lang.
Tôi có rất nhiều thời gian để suy nghĩ về cách làm sao để có thể sống sót. Tôi không có bất kỳ nguồn dự trữ nào và cũng không quen biết nhiều.
Một trong những mục tiêu của tôi là không để bị ốm, vì vậy tôi phải tự tập thể dục. Thực phẩm rất quan trọng để tồn tại, vì vậy tôi phải biết là liệu mình có đủ lương thực dự trữ hay không.
Chính phủ không cho biết việc phong tỏa sẽ kéo dài bao lâu, cũng như làm thế nào chúng tôi có thể tiếp tục sinh hoạt. Mọi người đang nói là tình trang này có thể kéo dài đến tháng Năm.
Các hiệu thuốc và cửa hàng tiện lợi ở tầng dưới hôm nay đã đóng cửa, nhưng tôi cảm thấy thật thoải mái khi vẫn có những người đi giao thức ăn.
Các siêu thị đã bán hết sạch mì, nhưng còn một ít gạo. Hôm nay tôi cũng đi chợ. Tôi mua cần tây, măng và trứng.
Sau khi về nhà, tôi giặt tất cả quần áo và đi tắm. Vệ sinh cá nhân rất quan trọng – tôi nghĩ tôi rửa tay 20 đến 30 lần một ngày.
213 người chết, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu
Chuyên chế làm mất niềm tin vào nỗ lực chống bệnh dịch?
Virus viêm phổi corona đáng lo ngại tới đâu?
Ra khỏi nhà giúp tôi cảm thấy mình vẫn kết nối với thế giới. Thật khó để tưởng tượng tình cảnh những người già và người khuyết tật phải sống một mình, họ sẽ vượt qua được tình cảnh này như thế nào.
Tôi không muốn nấu ăn ít hơn ngày thường, vì đó là đêm cuối cùng của năm con lợn – bữa tối này được cho là bữa ăn mừng năm mới.
Trong bữa tối, tôi có một cuộc gọi video với bạn bè. Không thể không nói đến chuyện virus. Một số bạn tôi ở các thị trấn gần Vũ Hán, một số người đã chọn không về nhà vì căn bệnh này, một số người vẫn khăng khăng tụ họp gặp gỡ mặc dù dịch bệnh đang bùng phát.
Một người bạn ho trong suốt cuộc gọi. Có người nói đùa bảo cô là hãy cúp máy đi!
Chúng tôi trò chuyện trong suốt ba giờ đồng hồ và tôi nghĩ mình có thể ngủ thiếp đi trong cảm giác hạnh phúc. Nhưng khi nhắm mắt lại, những ký ức về những ngày qua lại kéo về.
Nước mắt rơi. Tôi thấy bất lực, tức giận và buồn bã. Tôi cũng nghĩ đến cái chết.
Tôi không có nhiều hối tiếc, dù công việc của tôi rất có ý nghĩa. Nhưng tôi không muốn kết thúc cuộc sống của tôi.
Thứ Bảy 25/1 – Ăn Tết một mình
Hôm nay là Tết Nguyên đán. Tôi không bao giờ hứng thú với việc tổ chức lễ hội, và giờ đây, năm mới thậm chí còn ít quan trọng hơn.
Sáng hôm sau, tôi thấy một ít máu sau khi hắt hơi, và tôi rất sợ. Não tôi chứa đầy những lo lắng về bệnh tật. Tôi tự hỏi liệu có nên đi ra ngoài hay không. Nhưng tôi không bị sốt và lại thèm ăn, nên tôi ra ngoài.
Tôi đeo hai mặt nạ mặc dù mọi người nói điều đó là vô nghĩa và không cần thiết. Tôi lo lắng về hàng giả [chất lượng kém], vì vậy mặt nạ đôi giúp tôi thấy an toàn hơn.
Thành phố vẫn rất yên tĩnh.
Virus viêm phổi bí ẩn bùng phát ở Trung Quốc
Ba thách thức cho ngành y tế toàn cầu
Một tiệm hoa đã mở cửa, và người chủ tiệm bày một số hoa cúc [thường được sử dụng làm hoa tang lễ] ở cửa. Nhưng tôi không biết điều đó có ý nghĩa gì không.
Trong siêu thị, các kệ rau trống rỗng và hầu như tất cả bánh bao và mì đã được bán hết. Chỉ có một vài người xếp hàng.
Tôi luôn có nhu cầu mua rất nhiều trong mỗi lần đi chợ. Tôi mua thêm 2,5 kg gạo, dù đã có 7 kg gạo ở nhà. Tôi cũng không thể không mua thêm một ít khoai lang, bánh bao, xúc xích, đậu đỏ, đậu xanh, kê và trứng muối.
Tôi thậm chí không thích trứng muối nhưng vẫn cứ mua! Tôi sẽ mang trứng cho bạn bè, sau khi thành phố không còn bị phong tỏa.
Tôi có đủ thức ăn dự trữ cho một tháng, và việc cứ phải đi mua hàng này có vẻ điên rồ. Nhưng trong hoàn cảnh như vậy, làm sao tôi có thể tự trách mình?
Tôi đi dạo bên bờ sông. Hai cửa hàng đồ ăn nhẹ đã mở cửa và một số người đã ra ngoài dắt chó đi dạo. Tôi thấy một số người khác cũng đang đi dạo – tôi đoán họ cũng không muốn bị cảm thấy mình mắc kẹt trong nhà.
Tôi chưa bao giờ đi dọc theo con đường đó trước đây, và có cảm tưởng như thế giới của mình đã mở rộng thêm một chút.
Chủ nhật 26/1 – cất lên tiếng nói
Không chỉ là thành phố bị phong tỏa. Tiếng nói của mọi người cũng thế.
Vào ngày đầu tiên thành phố đóng cửa, tôi không thể viết [bất cứ điều gì về nó] trên phương tiện truyền thông xã hội [vì bị kiểm duyệt]. Tôi thậm chí không thể viết trên WeChat.
Kiểm duyệt Internet đã tồn tại từ lâu ở Trung Quốc, nhưng giờ đây nó còn tàn khốc hơn.
Virus viêm phổi bí ẩn bùng phát ở Trung Quốc
Coronavirus, súp dơi, Đảng Xanh và tầm tư duy năm mới
2019-nCoV: Thị trường và giá dầu ‘gặp hạn’ vì virus
Khi cuộc sống của bạn bị đảo lộn, việc tái lập cuộc sống thường nhật là một thách thức lớn. Tôi tiếp tục tập thể dục vào buổi sáng, sử dụng một ứng dụng tải từ trên mạng, nhưng tôi không thể tập trung vì não tôi bị ám ảnh bởi hoàn cảnh xung quanh.
Hôm nay tôi lại rời nhà và cố gắng đếm xem mình gặp được bao nhiêu người – tôi đã gặp tám người trong lúc đi bộ đến một quán mì cách nhà khoảng 500 m.
Tôi không muốn về nhà. Tôi muốn khám phá thêm. Tôi chỉ mới chuyển đến Vũ Hán được hai tháng. Tôi không có nhiều bạn bè ở đây và tôi không biết rõ về thành phố này.
Tôi đoán mình đã gặp khoảng 100 người ngày hôm nay. Tôi phải tiếp tục làm cho mình nghe được tiếng động xung quanh và phá vỡ xiềng xích. Tôi hy vọng tất cả mọi người giữ hy vọng. Các bạn, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ gặp nhau và trò chuyện trong tương lai.
Khoảng 8 giờ tối, tôi nghe thấy tiếng la: ”Cố lên, Vũ Hán!” vâng lên từ cửa sổ của các căn hộ. Hô tập thể là một hình thức tự trao quyền.
Thứ Ba 28/1 – cuối cùng là ánh sáng mặt trời
Hoảng loạn đã chia cắt mọi người.
Ở nhiều thành phố, mọi người bắt buộc phải đeo mặt nạ ở nơi công cộng. Trên nguyên tắc, đó là biện pháp kiểm soát sự bùng phát viêm phổi. Nhưng điều đó thực sự có thể dẫn đến lạm quyền.
Một số công dân không có mặt nạ đã bị đuổi ra khỏi những phương tiên giao thông công cộng. Chúng tôi không biết tại sao họ lại không đeo mặt nạ. Có lẽ họ không thể mua được, hoặc họ không biết về thông báo phải đeo mặt nạ. Nhưng bất kể là lý do tại sao, quyền ra ngoài của họ không thể bị tước đi.
Trong một số video lưu hành trực tuyến, một số người đã niêm phong cửa của những người tự cách ly mình. Những người từ tỉnh Hồ Bắc [không thường trú ở TP Vũ Hán] bị đuổi khỏi nhà và không có nơi nào để đi.
Nhưng đồng thời, một số người cũng đang cung cấp chỗ ở cho người dân Hồ Bắc.
Có rất nhiều cách chính phủ có thể khuyến khích mọi người ở trong nhà. Chính quyền phải đảm bảo rằng mọi người dân đều có đủ mặt nạ, hoặc thậm chí tặng tiền mặt cho những công dân ở nhà.
Hôm nay, cuối cùng đã có ánh sáng mặt trời – giống như tâm trạng của tôi. Tôi thấy nhiều người hơn trong khu nhà mình ở và một vài nhân viên cộng đồng. Họ xuất hiện để kiểm tra thân nhiệt cho những người không thường trú tại thành phố.
Không dễ để xây dựng lòng tin và tình thân trong một nơi bị cô lập. Thành phố bị bào mòn bởi không khí nặng nề.
Ở giữa tất cả những điều này, tôi không thể không trở nên cảnh giác hơn.
Nỗi lo lắng của tôi về sự sống còn đang dần tan biến. Đi bộ xa hơn vào trong thành phố sẽ trở nên vô nghĩa nếu tôi không kết nối với những người ở quanh đây.
Tham gia xã hội là một nhu cầu quan trọng. Mọi người phải tìm cho mình một vai trò trong xã hội và làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa.
Trong thành phố cô đơn này, tôi phải tìm vai trò của mình.

Guo Jing cũng xuất bản một phần nhật ký này trên WeChat. Cô chia xẻ câu chuyện của mình với với Grace Tsoi của BBC. Hình ảnh do Davies Surya thực hiện.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51305978

TQ ngó lơ Mỹ, mở lòng với Nga vụ corona

Từ chối sự giúp đỡ của chuyên gia y tế Mỹ, Trung Quốc gửi bộ gen virus corona cho Nga.
Thông báo từ lãnh sự quán Nga tại tỉnh Hàng Châu, Trung Quốc ngày 29/1 cho hay, phía Nga đã nhận được bộ gen của virus corona do Trung Quốc chia sẻ phục vụ nghiên cứu điều chế vaccine.
“Phía Trung Quốc đã chuyển bộ gen của virus corona cho Nga, cho phép các nhà khoa học Nga nhanh chóng phát triển các xét nghiệm nhanh nhằm xác định virus trong cơ thể người trong vòng hai giờ” – Channel News Asia dẫn thông báo cho biết.
Việc Nga có thể giúp xét nghiệm virus corona trong cơ thể người bệnh trong vòng chỉ 2 giờ là đột phá khoa học, bởi các trung tâm xét nghiệm hiện nay mất từ 12 giờ đồng hồ để thực hiện công đoạn này.
Phía Nga và Trung Quốc đang phát triển một mẫu vaccine chống lại virus corona, còn được biết đến với tên 2019-nCoV.
Nga là nước đầu tiên thông báo được Trung Quốc tin tưởng trao bộ gen của virus corona chủng mới gây ra dịch viêm phổi Vũ Hán để nghiên cứu điều chế vaccine.
Trong khi đó, phía Mỹ cũng đang thể hiện sự nhiệt tình giúp đỡ Trung Quốc song chưa có tín hiệu hồi âm tích cực.
Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc cho phép một tổ chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đến làm việc với các chuyên gia y tế Trung Quốc ở tuyến đầu dịch virus corona tại Vũ Hán. Nhưng đề nghị này sau đó đã bị Bắc Kinh bác bỏ.
Ông Azar nhấn mạnh nhu cầu cần phải “xem xét dữ liệu thô, bằng chứng thô và hỗ trợ thiết kế các mô hình nghiên cứu và phân tích” để tìm hiểu sâu về loại virus này, nhất là về thời gian ủ bệnh và khả năng lây nhiễm lúc các triệu chứng của bệnh hầu như chưa biểu hiện ra bên ngoài.
“Chúng tôi đang thuyết phục Trung Quốc rằng hợp tác tốt hơn và minh bạch hơn là những bước đi quan trọng để ứng phó hiệu quả hơn” – Bộ trưởng Y tế Mỹ Azar nói.
Viết trên trang Twitter, Tổng thống Trump nêu rõ: “Chúng tôi đang liên lạc rất chặt chẽ với Trung Quốc về vấn đề virus. Chúng tôi đã đề nghị trao cho Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình mọi sự trợ giúp cần thiết. Các chuyên gia của chúng tôi rất xuất sắc!”.
Ngoài ra, ông Trump cho biết, giới chức Mỹ “đang giám sát chặt chẽ” dù có rất ít ca nhiễm chủng virus mới này tại Mỹ.
Các chuyên gia y tế Mỹ cho biết họ cũng đang phát triển một vaccine nhưng phải mất ít nhất ba tháng mới bắt đầu những thử nghiệm ban đầu và thêm ba tháng nữa để thu thập dữ liệu trước khi đi vào sử dụng.
Mới đây, các nhà khoa học Australia đã nuôi cấy thành công virus corona chủng mới trong phòng thí nghiệm, cho phép các chuyên gia tiến hành thử nghiệm biện pháp phát hiện người mắc virus ngay cả trước khi thể hiện triệu chứng. Đây là thí nghiệm khoa học đầu tiên trên thế giới bên ngoài Trung Quốc tái tạo được virus corona. Việc này cũng giúp đẩy nhanh nghiên cứu tạo ra vaccine phòng bệnh.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty của Úc đã phát triển một phiên bản của virus corona và khẳng định sẽ chia sẻ mẫu với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các phòng thí nghiệm trên toàn cầu để thực hiện nghiên cứu.
Bắc Kinh đã làm việc với các chuyên gia từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) song từ chối chia sẻ mã gen virus corona với các phòng thí nghiệm khác.
Tại Việt Nam, hai cha con ông Li Ding (66 tuổi) và Li Zichao (28 tuổi) đến từ Vũ Xương, Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona, qua thời gian điều trị theo phác đồ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đến nay đã cho kết quả âm tính.
Tính đến sáng 29/1, tại Trung Quốc đã có 132 người tử vong do virus Corona, và 5.974 ca nhiễm virus, vượt qua số ca nhiễm virus trong đại dịch SARS (dịch viêm đường hô hấp cấp) vào năm 2003. Trên toàn thế giới, đã xác định 6.056 ca nhiễm virus Corona.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32730-tq-ngo-lo-my-mo-long-voi-nga-vu-corona.html

Khách du lịch Trung Cộng

mua khẩu trang Việt Nam về làm quà

Tin Vietnam.- Báo Thanh niên ngày 30 tháng 1 năm 2020 loan tin, sau 5 ngày nhập cảng vào Việt Nam đi du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khách Trung Cộng đã bắt đầu quay về nước cùng với “món quà” theo về trên tay là những hộp khẩu trang.
Thông tin từ ban Cai quản cửa nhập cảnh quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong 2 ngày 28 và 29 tháng 1, có khoảng 3,000 khách Trung Cộng làm thủ tục xuất cảnh về nước; còn số người nhập cảnh vào Việt Nam chỉ khoảng vài trăm người. Và quá trình quay về nước của người Trung Cộng đã hình thành nên một cái chợ tạm bán khẩu trang tại khu vực vạch phân chia giữa thành phố Đông Hưng của Trung Cộng, và thành phố Móng Cái của Việt Nam.
Nhu cầu mua khẩu trang của người Trung Cộng tăng đột biến đã khiến giá bán của khẩu trang tăng gấp 3 đến 4 lần so với bình thường. Thí dụ như khẩu trang y tế loại 3 lớp được bán với giá 100,000 đồng/ 1 hộp 10 chiếc. Nếu người dân mua lẻ thì phải chịu giá từ 10,000 đồng đến 30,000 đồng một chiếc, tuỳ từng loại.
Nhân sự kiện này, nhiều tiểu thương Việt Nam đã đi gom mua khẩu trang để bán cho khách Trung Cộng, khiến lượng khẩu trang ở thành phố Móng Cái trở nên khan hiếm, và cũng được đẩy giá lên cao gấp nhiều lần so với lúc chưa bùng nổ dịch coronavirus.
Trong một diễn biến khác, bộ Y tế Cộng sản Việt Nam loan tin, tính đến sáng ngày 30 tháng 1, Việt Nam đã ghi nhận có 97 người nghi ngờ nhiễm virus corona. Trong đó, 65 trường hợp xét nghiệm âm tính với virus corona, 35 trường hợp đang phải cách ly, theo dõi.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/khach-du-lich-trung-cong-mua-khau-trang-viet-nam-ve-lam-qua/

Trung Quốc thừa nhận ngư dân Hoa Lục

xâm phạm vùng biển Indonesia

Trung Quốc thừa nhận ngư dân nước này đã đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia quanh quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông. Hãng thông tấn Kyodo đưa tin hôm 17 tháng 1.
Tuyên bố được Đại sứ Trung Quốc, ông Tiêu Thiên, đưa ra tại buổi họp báo sau cuộc gặp với Bộ trưởng Điều phối Indonesia về các vấn đề Chính trị, Pháp lý và An ninh, Mahfud, ngày 16 tháng 1.
Tuy thừa nhận ngư dân Trung Quốc xâm phạm vùng biển xung quanh đảo Natuna của Indonesia nhưng ông Tiêu Thiên lại cho rằng đây không phải là điều nghiêm trọng và ông tin tưởng chính phủ hai bên có thể xử lý và giải quyết vấn đề một cách phù hợp. Ông cho biết thêm rằng chính phủ Trung Quốc đang chịu sức ép từ ngư dân đòi cho phép họ tiếp tục hoạt động trong EEZ của Indonesia. Phía Indonesia coi đây là hành động phi pháp, xâm phạm chủ quyền quốc gia.
Trước sự hiện diện đông đảo của tàu cá Trung Quốc tại khu vực đảo Natuna, ngày 30 tháng 12 năm 2019, Jakarta đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia đến để phản đối.
Phát biểu tại họp báo ở Bắc Kinh hôm 31/12/2019, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và vùng nước quanh đó và ngư dân hai nước  vẫn có hoạt động đánh bắt cá bình thường tại vùng nước này.
Bộ Ngoại giao chính phủ Jakarta hôm 1/1/2020 tiếp tục lên tiếng phản đối và sau đó điều nhiều tàu chiến, thậm chí cả máy bay chiến đấu tới khu vực, buộc tàu Trung Quốc phải rút lui sau gần 3 tuần có mặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Quần đảo Natuna của Indonesia nằm về phía nam quần đảo Trường Sa và không nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự ý vẽ ra trên Biển Đông, đòi chủ quyền phần lớn diện tích vùng biển này.
Toà Trọng tài Quốc tế ở The Hague hồi năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc, đồng thời không công nhận quần đảo Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế.
http://biendong.net/bi-n-nong/32729-trung-quoc-thua-nhan-ngu-dan-hoa-luc-xam-pham-vung-bien-indonesia.html

Trung Quốc sẽ đưa người Vũ Hán ở nước ngoài

quay về thành phố dịch bệnh

Dương Minh
Chính quyền Trung Quốc đã quyết định dùng máy bay để đưa công dân Vũ Hán, Hồ Bắc đang ở nước ngoài quay về thành phố tâm điểm của dịch bệnh này “sớm nhất có thể”.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết động thái này được đưa ra dựa trên “những khó khăn thực tế mà các công dân Hồ Bắc, đặc biệt là những người đến từ Vũ Hán, phải đối mặt ở nước ngoài,” theo hãng tin AFP.
Tuyên bố vắn tắt ngày 31/1 cho biết những người từ tỉnh Hồ Bắc và thủ phủ Vũ Hán sẽ được gửi trực tiếp trở lại Vũ Hán.
Tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đang là tâm điểm của dịch bệnh, với 204 trường hợp tử vong và 5.806 ca nhiễm bệnh. Vũ Hán và nhiều thành phố khác đang bị phong tỏa khiến nhiều người dân ở đây gặp khó khăn trong cuộc sống.
Phát ngôn trên của chính quyền Trung Quốc đã lan truyền trên mạng xã hội Weibo với hơn 35 triệu lượt xem và 15.000 thảo luận.
Một cư dân mạng nói: “Những người dân Vũ Hán chưa chắc đã muốn quay về thành phố của họ.”
Một người khác nêu ý kiến: “Hãy nhìn cách chế độ của ĐCSTQ đối xử với người Vũ Hán! Công dân Hồ Bắc và Vũ Hán vẫn có thể được đối xử nhân đạo và chăm sóc y tế tốt ở nước ngoài. Khi trở về quê hương, họ giống như là đi vào trại tập trung của Đức quốc xã”.
Một người đặt câu hỏi: “Tại sao Bộ Ngoại giao không yêu cầu các nước gia hạn thị thực cho cư dân Vũ Hán đang ở nước ngoài?”
Người khác than thở: “Sống là người Trung Quốc, chết cũng phải ở Trung Quốc, lại còn bị truy bắt xuyên quốc gia”.
Một người ví von: “Hộ chiếu Trung Quốc có thể không cho phép bạn đi bất cứ nơi nào trên thế giới, nhưng nó chắc chắn sẽ đưa bạn về nhà từ bất cứ nơi nào trên thế giới”.
Một ý kiến khác: “Tôi không cho rằng đây là ý ​​hay. Quay trở lại Vũ Hán để tìm cái chết à! Hãy ở lại các nước đó, nơi có nền dân chủ. Bạn có thể yêu cầu họ gia hạn thị thực!”
Các nước sẵn sàng trợ giúp cư dân Vũ Hán ở nước ngoài
Một cư dân mạng Úc đăng: “New South Wales thông báo rằng tất cả bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán được chẩn đoán sau khi vào nước này có thể được điều trị miễn phí tại các bệnh viện công và khoa cấp cứu, ngay cả khi họ không có bảo hiểm y tế và nhân thân, cho dù bạn là học sinh hay sinh viên, hoặc khách du lịch”.
Một nguồn tin khác nói rằng: “Chính phủ Nhật Bản sẽ điều trị cho tất cả các bệnh nhân nhập viện tại Nhật Bản, bất kể quốc tịch và mọi chi phí điều trị sẽ do chính phủ gánh chịu. Nhật Bản tôn trọng và không tiết lộ quốc tịch bệnh nhân”.
Hiện tại, một số du khách Hồ Bắc bị mắc kẹt ở Nhật Bản cho biết vì thị thực đã hết hạn nên họ phải nộp đơn xin gia hạn 15 ngày. Sau đó, Nhật Bản đã gia hạn thêm 30 ngày.
Ngoài ra, Văn phòng xuất nhập cảnh Thái Lan cũng ban hành một thông báo nói rằng sẽ không phạt các khách du lịch Trung Quốc đang ở lại nước này vì các đường bay trở về Trung Quốc bị đóng cửa.
Trong khi đó, ở ngay chính Trung Quốc, người dân ở các vùng nhiễm bệnh đang bị phân biệt đối xử.
Theo truyền thông trong nước, nhiều tỉnh ở Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với người dân Hồ Bắc. Một số đã bị chính gia đình và người thân của họ ở các thành phố khác đuổi đi. Một số đã bị từ chối ở khách sạn, và một số đã bị nhân viên chính quyền địa phương truy đuổi và ngăn chặn.
Trung Quốc ngấm ngầm cản trở công dân châu Âu sơ tán về nước
Theo báo Pháp Le Figaro, trong lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh ”sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế” để đối phó với khủng hoảng dịch bệnh, thì trong hậu trường, giới ngoại giao Trung Quốc có thái độ cứng rắn với các đồng nhiệm châu Âu.
Hàng loạt trở ngại được dựng nên, từ việc đặt ra các đòi hỏi phức tạp về giấy tờ hành chính đối với những người muốn ra đi, cho đến việc các phi cơ Đức hay Pháp bị gây khó dễ trong việc hạ cánh tại Vũ
Hán. Đặc biệt là việc vợ, chồng hay con cái của các ngoại kiều, mang quốc tịch Trung Quốc, không được chính quyền Trung Quốc bảo đảm là được phép rời khỏi lãnh thổ.
Các nước Pháp, Đức, Úc, Anh và Ấn Độ đều gặp nhiều trở ngại trong việc tổ chức các cuộc hồi hương của kiều dân. Trong lúc Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đã sơ tán được hàng trăm người, thì các nước châu Âu vẫn bị gây khó khăn.
Theo nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh không ủng hộ kiều dân các nước rời khỏi Trung Quốc, bởi đây là một dấu hiệu cho thấy cộng đồng quốc tế không tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của nước này.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-se-dua-nguoi-vu-han-o-nuoc-ngoai-quay-ve-thanh-pho-dich-benh.html

Người chết nằm bên đường: Hình ảnh

về cuộc khủng hoảng tại Vũ Hán do  virus corona

Dương Minh
“Những ngày này có rất nhiều người đã chết,” một người qua đường nói trong khi các nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ kín mít mang thi thể đi.
Đó là hình ảnh cho thấy thực trạng khủng khiếp của dịch bệnh do virus corona tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc): một người đàn ông tóc muối tiêu, đeo khẩu trang, nằm chết trên vỉa hè của một con phố, tay còn cầm túi hàng mới mua. Gần đó, cảnh sát và nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ đang chuẩn bị chuyển cái xác đi.
Đây từng là một con phố sầm uất ở Vũ Hán, một thành phố công nghiệp của 11 triệu dân, nhưng hiện đang bị phong toả vì dịch bệnh. Chỉ có vài khách qua đường, nhưng họ không dám lại gần người đàn ông xấu số.
Phóng viên báo AFP chụp được bức ảnh vào sáng thứ Năm (30/1), xác nhận người đàn ông đã chết và ở độ tuổi hơn 60. Tuy nhiên phản ứng của cảnh sát và nhân viên y tế trong trang phục kín mít, cũng như một số người qua đường, cho thấy nỗi sợ hãi đang bao trùm thành phố này.
Sau đó, phóng viên đã cố liên lạc với cảnh sát và các nhân viên y tế địa phương nhưng không có được thông tin chi tiết về người đã chết.
Nạn nhân nằm ngay trước một cửa hiệu nội thất đã đóng cửa. Nhân viên y tế bọc xác ông trong một cái chăn xanh. Xe cứu thương rời đi, và cảnh sát đặt các thùng carton của siêu thị để che hiện trường.
Một phụ nữ đứng gần đó nói cô tin rằng người đàn ông đã chết vì virus corona. Cô nói: “Thật kinh khủng. Những ngày này có nhiều người chết lắm”.
Trong thời gian 2 tiếng có mặt tại hiện trường, phóng viên AFP đã chứng kiến 15 xe cứu thương chạy qua con phố này để cấp cứu cho các trường hợp khác.
Cuối cùng, một chiếc xe đã đến để chở người đàn ông đi. Thi thể ông được bọc trong một túi phẫu thuật màu vàng và đưa lên xe bằng cáng.
Ngay sau đó, nhân viên y tế bắt đầu vệ sinh hiện trường, phun khử trùng đoạn phố mà người đàn ông mới nằm ở đó.
Vũ Hán đang là tâm điểm của dịch bệnh do virus corona mới, khiến ít nhất 213 người đã tử vong và gần 10.000 người nhiễm bệnh. Riêng thành phố này đã có ít nhất 159 người chết, theo số liệu thống kê của chính quyền.
Chính quyền Trung Quốc đã ban hành lệnh phong toả chưa từng có với thành phố Vũ Hán, đóng tất cả các con đường ra khỏi thành phố và cấm tất cả các chuyến bay.
Với những người còn kẹt lại trong thành phố, họ đang chờ đợi lệnh phong toả kết thúc, chờ đợi thuốc chữa bệnh dịch, hay đơn giản là được kiểm tra tại các bệnh viện đã quá tải.
Các quốc gia như Anh, Mỹ, Pháp, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã sơ tán công dân của họ khỏi thành phố này.
Trước tốc độ lây nhiễm rất nhanh, Tổ chức Y tế thế giới đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.
Theo hãng tin AFP.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-chet-nam-ben-duong-hinh-anh-ve-cuoc-khung-hoang-tai-vu-han-do-virus-corona.html

Dịch virus corona : Chính sách hai mặt

của Bắc Kinh trong việc sơ tán ngoại kiều

Trọng Thành
Bệnh dịch virus corona mới ngày càng trở nên nguy hiểm, với số lượng người nhiễm và chết do virus tăng vọt từng ngày. Hàng loạt quốc gia muốn nhanh chóng đưa kiều dân thoát khỏi vùng tâm dịch, tuy nhiên chính quyền Trung Quốc, một mặt cho biết ”sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế”, mặt khác gây trở ngại cho việc sơ tán ngoại kiều nhiều nước.
Gần 10 ngày sau khi chính quyền Trung Quốc chính thức công bố dịch, ngày 22/01/2020, mới bắt đầu có những chuyến bay quốc tế đầu tiên đưa kiều dân rời khỏi vùng tâm dịch ở Vũ Hán (Wuhan). Theo nhiều phương tiện truyền thông, chính quyền Trung Quốc đã có nhiều biện pháp ngấm ngầm cản trở các công dân châu Âu sơ tán về nước.
Theo nhật báo Pháp Le Figaro, trong lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh ”sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế” để đối phó với khủng hoảng dịch bệnh, thì trong hậu trường, giới ngoại giao Trung Quốc có thái độ cứng rắn với các đồng nhiệm châu Âu.
Hôm thứ Hai, 27/01, trong cuộc họp với một số đại sứ châu Âu, đại diện của chính quyền Bắc Kinh đã bác bỏ các kế hoạch di tản đang diễn ra. Vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của chính quyền các nước, rốt cục Bắc Kinh đã nhân nhượng bằng cách hứa hẹn không chống lại các kế hoạch sơ tán ngoại kiều. Tuy nhiên, ngay cả khi đã có động thái nhân nhượng bề mặt, chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục có các thủ đoạn ”thọc gậy bánh xe”, gây khó khăn cho việc hồi hương của kiều dân, theo một số nguồn tin ngoại giao châu Âu.
”Thọc gậy bánh xe”
Hàng loạt trở ngại được dựng nên, từ việc đặt ra các đòi hỏi phức tạp về giấy tờ hành chính đối với những người muốn ra đi, cho đến việc các phi cơ Đức hay Pháp bị gây khó dễ trong việc hạ cánh tại Vũ Hán. Đặc biệt là việc vợ, chồng hay con cái của các ngoại kiều, mang quốc tịch Trung Quốc, không được chính quyền Trung Quốc bảo đảm là được phép rời khỏi lãnh thổ.
Kênh truyền thông BFMTV của Pháp tổng hợp nhiều nguồn tin quốc tế, theo đó chính quyền các nước Pháp, Đức, Úc, Anh và Ấn Độ đều gặp nhiều trở ngại trong việc tổ chức các cuộc hồi hương của kiều dân. Trong lúc Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đã sơ tán được hàng trăm người, thì các nước châu Âu vẫn bị gây khó khăn.
Trung Quốc bị tố cáo là đã gây áp lực buộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) trì hoãn không ban bố ”tình trạng khẩn cấp toàn cầu”. Cuối cùng trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát vượt tầm kiểm soát, hôm qua 30/01, WHO đã tuyên bố ”tình trạng khẩn cấp toàn cầu”, có nghĩa là khủng hoảng dịch virus corona mới không còn là khủng hoảng nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền Trung Quốc, mà đã trở thành vấn đề chung mà cộng đồng quốc tế phải có nghĩa vụ chung tay ngăn chặn.
Sự thật phũ phàng và nỗi lo mất mặt
Theo nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh không ủng hộ kiều dân các nước rời khỏi Trung Quốc, bởi đây rõ ràng là một dấu hiệu cho thấy cộng đồng quốc tế không tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của Bắc Kinh, một thực tế khiến chính quyền Tập Cận Bình thêm mất mặt trước công luận quốc tế. Về mặt đối nội, việc sơ tán hàng nghìn ngoại kiều, và có thể cả nhiều người Trung Quốc làm việc cho các công ty nước ngoài, ra khỏi vùng tâm dịch ở tỉnh Hồ Bắc, nơi khoảng 60 triệu dân Trung Quốc đang sống trong tình trạng nội bất xuất, ngoại bất nhập, rõ ràng là một vấn đề nhạy cảm, có thể gây những bất bình trong xã hội.
Dù sao, chính quyền Bắc Kinh cũng dần dần từng bước phải chấp nhận đối diện với những sự thật phũ phàng. Từ chỗ che giấu dịch, đến chỗ thừa nhận dịch ; từ chỗ gây khó dễ cho việc sơ tán ngoại kiều, chần chừ trong việc đưa khách du lịch Trung Quốc về nước, đến chỗ phải chấp nhận điều ngược lại. Chính quyền Bắc Kinh không có cách nào khác là buộc phải dần dần minh bạch tình trạng dịch bệnh, bởi càng che giấu, khủng hoảng càng có nguy cơ trầm trọng hơn.
Lo nhất là ”các nước có hệ thống y tế bấp bênh”
Hồi cuối tuần trước, trong lúc chính quyền Trung Quốc thông báo chỉ có khoảng vài nghìn người nhiễm virus corona mới, và một chuyên gia của chính quyền dự báo đỉnh dịch sẽ đến trong mươi ngày tới, thì một số nhà khoa học Hồng Kông ước tính đã có khoảng 40.000 người nhiễm virus và nạn dịch sẽ chỉ đạt đỉnh vào khoảng tháng Tư, tháng Năm tới. Điều đó có nghĩa là dịch bệnh có nguy cơ sẽ lớn hơn gấp bội.
Thái độ hai mặt, lẩn tránh sự thực, ỷ mạnh hiếp yếu của chính quyền Trung Quốc gây lo ngại là sẽ góp phần làm dịch bệnh corona mới thêm nghiêm trọng. Hôm 30/01/2020, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tedros Ghebreyesus cho biết nỗi lo sợ lớn nhất của WHO là ”virus lây lan ở những nước có hệ thống y tế bấp bênh hơn nhiều”, chứ không phải với các quốc gia phát triển có cơ hội nhanh chóng sơ tán kiều dân.
Cam Bốt là một ví dụ tiêu biểu. Quốc gia đàn em của Trung Quốc tại Đông Nam Á, để chiều lòng Bắc Kinh, đã khăng khăng khẳng định dịch bệnh virus conora mới hoàn toàn không phải là điều đáng sợ. Hôm 30/01/2020, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen, trong một cuộc họp báo tại Phnom Penh, đã đe dọa đuổi các phóng viên và bất cứ ai đeo khẩu trang phòng dịch ra khỏi phòng họp.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200131-virus-corona-b%E1%BA%AFc-kinh-s%C6%A1-t%C3%A1n-ngo%E1%BA%A1i-ki%E1%BB%81u

Virus corona:

Ngoại kiều nhiều nước ồ ạt rút khỏi Trung Quốc

Trọng Thành
Trong lúc số người nhiễm virus corona mới và số người tử vong do virus tiếp tục tăng vọt tại Trung Quốc, ngày 31/01/2020, nhiều quốc gia đưa kiều dân trở về nước bằng đường hàng không. Nhiều nước khuyến cáo công dân chỉ nên đi Trung Quốc, trong trường hợp bất khả kháng. Một số nước thậm chí đình chỉ toàn bộ các tuyến bay đến và đi từ Trung Quốc.
Nhật Bản và Hoa Kỳ là hai quốc gia đầu tiên đưa công dân rời tâm dịch Vũ Hán (Wuhan), từ ngày thứ Tư 29/01. Cũng hôm nay, Nhật Bản đưa thêm 149 công dân về nước, nâng số tổng số người Nhật rời khỏi Trung Quốc lên 565. Sáng nay, 368 công dân Hàn Quốc đã từ Vũ Hán trở về nước bằng đường hàng không. 18 người trong số họ có dấu hiệu nhiễm virus. Trong những ngày tới, sẽ có thêm 300 công dân Hàn Quốc rời Vũ Hán.
Về phía châu Âu, chính quyền Bồ Đào Nha cho biết chuyến bay đưa khoảng 350 công dân châu Âu từ Vũ Hán về nước, đã cất cánh sáng hôm qua, đến Trung Quốc trong ngày hôm nay. Hôm nay, Luân Đôn sẽ đưa khoảng 200 người hồi hương, trong đó khoảng 50 người là công dân Anh.
AFP hôm 30/01 cho hay, một số người Anh nói với BBC là việc vợ, chồng hay con cái của họ mang quốc tịch Trung Quốc không được chính quyền địa phương cho phép đi cùng buộc họ phải cân nhắc trở về nước một mình hay ở lại Trung Quốc với gia đình.
Đêm hôm nay, một phi cơ quân sự đưa khoảng 200 công dân Pháp rời Vũ Hán. Toàn bộ các công dân Pháp di tản, trở về Pháp hôm nay, sẽ được sống cách ly tại một trại nghỉ ở gần thành phố Marseilles, trong vòng 14 ngày, thời gian để xác minh xem họ có nhiễm virus corona hay không.
Một số quốc gia cắt đứt giao thông hàng không
Lo ngại virus corona, hàng loạt hãng hàng không lớn quốc tế thông báo đình chỉ hoàn toàn hoặc một phần các chuyến bay đến Hoa lục. Ý là quốc gia châu Âu đầu tiên ngưng nối tuyến với Trung Quốc. Tối thứ Năm 30/01, thủ tướng Ý thông báo đình chỉ toàn bộ các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc, để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm. Trong số các hãng đình chỉ hoàn toàn các chuyến bay có hãng hàng không Pháp Air France (thông báo hôm 30/01), hãng hàng không Anh Britsh Airways (hôm thứ Tư 29/01).
Cùng ngày, Israel cũng thông báo không tiếp nhận máy bay đến từ Trung Quốc. Hôm nay đến lượt quốc gia Đông Nam Á Singapore tuyên bố không cho phép máy bay từ Trung Quốc hạ cánh tại đảo quốc.
Chính quyền hai nước Mỹ, Nhật hôm 30/01 khuyến cáo công dân nước này không đến bất cứ khu vực nào tại Trung Quốc, để tránh dịch, nếu không thực sự cần thiết.
Tiếp theo Bắc Triều Tiên, Mông Cổ và một số quốc gia Trung Á, đến lượt chính quyền Nga thông báo sẽ đóng cửa toàn bộ đường biên giới dài hơn 4.000 cây số với Trung Quốc, để bảo đảm an toàn cho dân chúng.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200131-virus-corona-ngo%E1%BA%A1i-ki%E1%BB%81u-r%C3%BAt-kh%E1%BB%8Fi-trung-qu%E1%BB%91c

Virus corona : Tòa án Trung Quốc

phục hồi danh dự cho 8 bác sĩ

Thụy My
Dưới áp lực rất lớn của dư luận, Tòa án Tối cao Trung Quốc hôm 29/01/2020 đã có một động thái chưa từng thấy từ trước đến nay : ra thông cáo khiển trách công an vì đã trừng phạt tám người bị cho là lan truyền « tin đồn ».
Công an Vũ Hán, thành phố xuất phát dịch corona, vào ngày đầu năm dương lịch 01/01/2020 đã câu lưu tám bác sĩ vì « đăng tải hay lan truyền các thông tin sai lạc trên internet mà không kiểm chứng ».
Nhật báo Thanh Niên Bắc Kinh cho biết, một bác sĩ bệnh viện Vũ Hán sau khi khẳng định có bảy bệnh nhân bị nhiễm SARS, đã bị công an bắt buộc phải làm cam kết không đăng những tin như vậy nữa.
Trong thông cáo, Tòa án Tối cao nhận định : « Tuy giờ đây đã biết được loại bệnh viêm phổi mới không phải là SARS, nhưng nội dung được tác giả đăng lên không hẳn là sai. Nếu công chúng hồi đó vì sợ dịch SARS theo « tin đồn » này, bắt đầu mang khẩu trang, khử trùng và tránh đến các chợ bán thịt rừng, thì có thể tình hình đã tốt hơn ».
Có rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc giận dữ đòi hỏi phải công khai phục hồi danh dự cho tám bác sĩ trên, coi họ là những người cảnh báo cẩn thiết nhưng bị chính quyền địa phương e ngại vì muốn giấu kín thông tin.
Tòa án Tối cao nhấn mạnh, một khi các tác giả và những người chia sẻ thông tin không có ý đồ xấu, thì cần phải có thái độ cởi mở hơn đối với những tin tức bị coi là không chính thống.
Bên cạnh đó, chính quyền thành phố Thiên Tân (miền bắc) hôm qua loan báo cho ngưng chức một thành viên ủy ban y tế địa phương vì thiếu trách nhiệm. AFP cho đây có thể là trừng phạt đầu tiên đối với một quan chức trong khuôn khổ cuộc khủng hoảng dịch virus corona.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200130-virus-corona-t%C3%B2a-%C3%A1n-trung-qu%E1%BB%91c-8-b%C3%A1c-s%C4%A9

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?