Tin Việt Nam – 30/01/2020

Tin Việt Nam – 30/01/2020

Sau khi giết cụ Kình,

công an cộng sản đã cướp một loạt tài sản kể cả xe hơi

Tin Vietnam.- Facebooker Mã Minh Luận loan tin, vào ngày 28 tháng 1 năm 2020, bà và một người em đã vào được nhà cụ Lê Đình Kình ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức Hà Nội. Tại đây, bà Dư Thị Thành, vợ cụ Kình cho kể lại, rạng sáng ngày 9 tháng 1, khi lực lượng  của nhà cầm quyền kéo đến khai hoả, đánh úp vào nhà bà thì lúc này vợ chồng bà đang nằm ngủ.
Sau đó, lực lượng đã ném lựu đạn cay vào bên trong và phá cửa xông vào nhà. Lúc này, vì khói bụi hơi cay mù mịt nên bà Thành không biết chồng mình bị giết như thế nào. Đến khi bà được thả về nhà thì thấy máu me đầy trên giường cụ Kình. Sau khi gia đình lo an táng xong cho ông cụ, lúc dọn nhà thì thấy một bao tải quần áo đầy máu của ông cụ được dấu dưới gầm giường đã bốc mùi hôi thối, tất cả đồ đạc trong nhà bị lục tung. Phía công an đã cướp của gia đình bà Thành một cái thùng gỗ đựng bản đồ, hồ sơ đất đai, và nhiều tài sản khác đựng trong thùng. Không chỉ nhà bà Thành bị mất tài sản, tài liệu mà nhà của con cháu bà là ông Công và ông Chức cũng bị công an cướp đi 2 chiếc két sắt; và ngay cả chiếc xe hơi mà vợ anh Uy mua trả góp cũng bị công an cướp luôn.
Bà Thành cho biết thêm, vào thời điểm xảy ra sự việc, phía công an đã bắn đạn xối xả như mưa nên không ai dám ra khỏi nhà, vì vậy, gia đình bà Thành và người dân trong làng không biết 3 công an đến giết gia đình bà chết như thế nào. Trên facebook của dân oan Trịnh Bá Phương loan tải hình ảnh những vật chứng còn sót lại ở nhà cụ Kình là nhiều vỏ đạn khác nhau, và nhiều vỏ bình hơi cay mà lực lượng tay sai Cộng sản đã để lại hiện trường.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/sau-khi-giet-cu-kinh-cong-an-cong-san-da-cuop-mot-loat-tai-san-ke-ca-xe-hoi/

Việt Nam: Nếu xử lý không khéo

sẽ có nhiều Đồng Tâm khác

Vụ việc xảy ra với xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là một điều đáng tiếc, nhưng nếu xử lý không khéo thì sẽ có các Đồng Tâm khác, theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp là nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam hiện đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) ở Singapore.
Hôm 29/01/2020, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp đưa ra nhận xét bao trùm của ông với BBC News Tiếng Việt về vụ việc Đồng Tâm nói riêng và tranh chấp đất đai ở Việt Nam nói chung, rằng việc lựa chọn sử dụng bạo lực có thể cho thấy trình độ chưa cao và thậm chí là sự ‘thất thế’ trong xử lý của chính quyền.
Ông Hiệp nhận định rằng nếu tiếp tục lựa chọn mô hình, cách thức xử lý như những gì xảy ra trong vụ bố ráp, tập kích hôm 09/01 ở Đồng Tâm, uy tín và tính chính danh của nhà nước và đảng cầm quyền sẽ chịu hệ lụy ‘nặng nề’ và có thể ảnh hưởng đến việc cầm quyền của đảng Cộng sản trong tương lai.
“Trong thời gian qua, vụ việc đã gây ra những tranh luận, những ý kiến trái chiều về cách ứng xử của chính quyền đối với tranh chấp, cũng như đối với cách mà người dân ở Đồng Tâm đã phản ứng với các quyết định của chính quyền.” Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nói.
Nếu như bạo lực tiếp tục được áp dụng trong các cuộc tranh chấp khác, thì nó sẽ làm cho uy tín của chính quyền phải giảm sút và nó có thể đồng thời kích động phản kháng của người dânTiến sỹ Lê Hồng Hiệp
Đồng Tâm: Vì sao chúng tôi gửi thư cho ‘Tam trụ’ Việt Nam?
Đồng Tâm: “Đã thực sự nhộn nhịp không khí Tết”?
Bàn Tròn: EVFTA sẽ thông qua, khi Đồng Tâm còn nóng?
Việt Nam: ‘Xu hướng chuyên chế làm tổn hại cải cách’
“Bản thân tôi không có đầy đủ thông tin, tuy nhiên tôi cho rằng mấu chốt của vấn đề là nhìn nhận về quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất ở khu vực này do những biến động về lịch sử cho nên dẫn tới những đánh giá, những nhìn nhận khác nhau về quyền sử dụng đất.”
“Điều đáng tiếc là đã xảy ra bạo lực và dẫn tới chết người. Dẫu sao, cho tới lúc này tình hình đã lắng xuống. Tôi cho rằng, đây là một bài học cho cả hai bên, về phía chính quyền, cũng như là từ phía người dân, để làm sao có thể có được phương cách đối thoại, cũng như là xử lý các tranh chấp hòa bình hơn.”
“Từ phía người dân, chúng ta cũng phải nhận định rằng là chính quyền thường có những lý do hay những phương tiện, hay chứng cứ để ủng hộ cho quyết định của mình. Và nếu người dân sử dụng các biện pháp bạo lực, thì họ là bên thiệt thòi hơn.”
“Còn trong khi đấy, bên chính quyền cũng nên nhìn nhận rằng tranh chấp đất đai là một vấn đề nhức nhối và có thể bùng phát liên những điểm nóng gây bất ổn cho chính trị, xã hội.”
“Trong thời gian qua, chúng ta đã nhìn thấy nhiều sự kiện như là ở Tiên Lãng, rồi ở Văn Giang v.v… và bây giờ là vấn đề ở Đồng Tâm. Nếu như mà chính quyền không có cách xử lý khéo léo, thì sẽ có những vụ Đồng Tâm khác xảy ra và nó sẽ trở thành một gánh nặng đối với uy tín và tính chính danh của chính quyền trong thời gian tới.”
Uy tín, tính chính danh bị ảnh hưởng?
Khi được hỏi tính chính danh và uy tín của chính quyền có thể bị ảnh hưởng cụ thể ra sao, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp giải thích:
Phản hồi bài phê phán nhóm Đồng Thuận của Lê Văn Bảy
Đồng Tâm: Vì sao có việc nộp đơn tố giác ‘giết người’?
Chuyên mục Đồng Tâm trên BBC News Tiếng Việt
Tôi cho rằng đấy là một mối đe dọa lớn đối với uy tín của đảng Cộng sản Việt Nam trong dài hạn, mà nếu họ không thể hóa giải được, thì nó có thể sẽ có những hệ lụy nhất định đối với vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam trong tương laiTiến sỹ Lê Hồng Hiệp
“Tranh chấp ở Đồng Tâm nói riêng, cũng như các tranh chấp đất đai khác nói chung, chúng ta thấy có hai bên tham gia. Ở đây một bên là người dân và một bên là chính quyền.”
“Và một khi mà chính quyền bất lực, họ không có biện pháp nào khác để xử lý các cuộc tranh chấp này mà phải xử dụng đến bạo lực, thì ở một mức độ nào đấy cho thấy sự yếu kém của chính quyền.”
“Nếu như bạo lực tiếp tục được áp dụng trong các cuộc tranh chấp khác, thì nó sẽ làm cho uy tín của chính quyền phải giảm sút và nó có thể đồng thời kích động phản kháng của người dân.”
“Tôi cho rằng đấy là một mối đe dọa lớn đối với uy tín của đảng Cộng sản Việt Nam trong dài hạn, mà nếu họ không thể hóa giải được, thì nó có thể sẽ có những hệ lụy nhất định đối với vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam trong tương lai.”
GS Tương Lai: ‘Tập kích Đồng Tâm là thiếu sáng suốt’
Vụ việc Đồng Tâm là một tranh chấp kéo dài, giữa một bên là người dân địa phương, liên quan tới một mảnh đất rộng 49ha ở khu vực Đồng Sênh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức trước đây thuộc tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội.
Diễn biến vụ bố ráp và đột kích đêm 08/01, rạng sáng ngày 09/01/2020 xảy ra trong lúc nhiều người dân ở xã Đồng Tâm, trong đó nòng cốt là một số công dân trong một nhóm tự đặt tên là tổ ‘Đồng Thuận’ do ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, lãnh đạo, tiếp tục khiếu nại và chưa đồng tình với quan điểm của nhà nước, chính quyền và kể cả của thanh tra chính phủ.
Vụ việc đã làm ông Lê Đình Kình, một đảng viên lão thành với 58 năm tuổi đảng, cựu lãnh đạo đảng và chính quyền ở địa phương, bị thiệt mạng và ba sỹ quan cảnh sát bị chết.
Sau vụ việc, chính quyền và công an đã bắt giữ khoảng ba chục công dân ở xã Đồng Tâm, tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can với cáo buộc những người bị bắt đã chống đối đường lối của đảng, nhà nước và chính quyền, có các hành vi bạo lực, kích động bạo lực, chống đối người thi hành công vụ và nhận tiền, thực hiện chỉ đạo của các tổ chức, cá nhân bị nhà nước Việt Nam liệt vào thành phần phản động hoặc khủng bố.
Vì sao chúng tôi đòi điều tra cái chết của cụ Kình?
Báo chí và truyền thông chính thống của nhà nước đưa tin cho rằng Đồng Tâm đã ổn định trở lại và đã có không khí đón Tết ‘nhộn nhịp‘, tuy nhiên các nguồn tin từ giới luật sư và nhà hoạt động, cũng như người dân tại Đồng Tâm cho BBC News Tiếng Việt hay đó là ‘tuyên truyền’ của phía nhà nước và chính quyền.
“Toàn xã Đồng Tâm chìm trong đau thương, hoảng loạn và lo sợ là có thể có thêm các vụ bắt giữ, hiện đã có tới ba chục người bị bắt, có gia đình có con còn rất nhỏ, như đang bú, nhưng mẹ và cả cha đều bị bắt, hiện phải gửi ông bà chăm nuôi,” một ý kiến từ người dân tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm nói với BBC hôm 29/01.
“Không khí rất sợ hãi, có công an mặc thường phục và an ninh hiện diện trong xã, và nhiều gia đình sợ rằng người thân của họ sẽ bị bắt thêm trong đợt bắt giữ sau khi chính quyền ăn tết xong,” vẫn ý kiến này nói với BBC hôm thứ Tư.”
BBC News Tiếng Việt sẽ tiếp tục cập nhật qua các diễn biến liên quan hậu sự kiện này để phục vụ sự quan tâm của bạn đọc và các khán, thính giả. Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi chuyên mục Đồng Tâm.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51301796

Vụ Lê Đình Kình:

Lời kể của bà Dư Thị Thành từ thôn Hoành

Lã Minh LuậnViết từ Hà Nội
Hôm mồng 4 Tết, tức 28/1/2020, tôi và một người em đã đến được thôn Hoành, Đồng Tâm. Làng nhỏ tí xíu mà có cái trụ sở ủy ban to đùng, khang trang ở giữa những dãy nhà rất khiêm tốn ấy. Đây là nơi có cơn bão kinh hoàng vừa đi qua.
Đại hội 13 Đảng CSVN và đường lên đỉnh cao quyền lực
Đồng Tâm: “Đã thực sự nhộn nhịp không khí Tết”?
Chúng tôi không rành đường nên phải cài chỉ dẫn, khi còn cách thôn Hoành khoảng hai km, xe dừng lại hỏi đường, một người phụ nữ tỏ vẻ rất cẩn thận, chị hỏi lại chúng tôi là ai, tôi nói người dưng tìm đến thắp nén nhang cho cụ Kình thôi.
Chị dặn: Vẫn còn công an chìm canh trong đấy, nếu họ có hỏi thì cứ nói người nhà của cụ.
Thế rồi đến cái cổng làng, nơi có người ghi lại cảnh các chiến sĩ cơ động sau khi đưa lí thuyết được học ở trường vào thực hành tại thôn Hoành thì họ đã nằm la liệt ở đây vì quá mệt mỏi, qua một đêm chiến đấu với dân cày.
Nhà cụ Kình chỉ cách cổng làng khoảng 50m. Hai chị em tôi đưa xe đi hết dọc cái làng nhỏ xíu ấy rồi mới quay lại. Làng chìm trong yên ắng, cờ treo thấp thoáng, không nhức mắt băng rôn, khẩu hiệu như bao nơi khác.
Cái cổng làng đã từng chứng kiến bao đau thương của người dân đây, nhất là rạng ngày 9/1/2020 vừa qua, nhưng nó vẫn phải mang vác một băng rôn “Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước Đổi mới”.
Ấy thế mà tờ báo nào nói Đồng Tâm đã vui tươi trở lại, đón Tết rộn ràng, náo nức nhỉ?
Tôi nhìn thấy một bà cụ đang lom khom nhặt nhạnh cái gì đó trước cửa nhà, tôi nhận ra đó chính là bà cụ Thành, vợ của cụ Lê Đình Kình.
Tôi bước vào một mình, đập vào mắt tôi là một mái che tuềnh toàng và một bếp lửa ở giữa sân cùng mấy cái ghế nhựa lổng chổng. Bên trong, gian ngoài là ban thờ cụ Kình cũng rất xuềnh xoàng, ám khói, lỗ chỗ những vết đạn… Tôi thắp nén nhang cho cụ, nhìn tấm ảnh thờ mà lòng tôi đau thắt, mắt ứa lệ… nấc lên nghẹn ngào mà không thể nói thành lời…
Bước vào bên trong, là phòng ngủ của cụ bà và cụ ông. Kín mít, nhỏ hẹp, không có cửa sổ thông khí. Cụ Thành kể: “Hôm người ta xộc vào nhà, tôi ngủ bên này, ông cụ nhà tôi ngủ bên kia. Họ đứng ngoài cửa xịt hơi cay, khí ngạt gì đó. Tôi ho sặc sụa và ông cụ nhà tôi thì mệt không thở được. Tôi chạy ra lấy khăn mặt dấp nước cho ông ấy bịt mũi, bịt miệng cho dễ thở… thì họ phá được cửa, xông vào, khoá tay tôi lôi đi còn ông cụ, tôi không biết người ta đã làm gì ông ấy… Các con tụ về để bảo vệ bố nhưng khi hơi cay, khói bụi mù mịt, không thở được cũng trở nên náo loạn. Rồi tôi nghe tiếng súng đạn nổ chí chéo, đùng đoàng từ ngoài vào trong, từ trên sân thượng xuống dưới nhà. Cả nhà tôi hoảng loạn… không còn biết là cái gì xảy ra nữa…(cụ khóc)…
“Nhà cửa, tất cả đều bị lục tung, bản đồ đất đồng Sênh dán trên tường bị xé đốt hết. Người ta bê mất cái hòm gỗ có để bản đồ, hồ sơ giấy tờ gốc về đất đai có từ xa xưa, cho đến đời ông Đỗ Mười ký lấy hết rồi bác ạ.”
Tôi nói: “Sao biết họ rục rịch tấn công vào làng mà chẳng cất giấu đi nơi khác cho an toàn?”
“Có ai ngờ được đâu. Ông cụ nhà tôi tin vào ông Trọng chống tham nhũng lắm. Ông ấy tin ông Trọng, ủng hộ ông Trọng, ủng hộ Đảng tuyệt đối. Ai ngờ đâu được bác ơi!”
Tôi hỏi tiếp: “Ngoài bê mất hòm tài liệu đất đai, họ còn lấy đi cái gì nữa không?” Cụ trả lời: “Nó lấy mất chiếc ô tô trả góp của vợ Uy, bê mất hai két sắt của nhà Công và nhà Chức.”
Tôi hỏi tiếp: “Nghe người ta nói rằng hôm ấy có 20 thằng nghiện được cụ Kình nuôi trong nhà đã chống người thi hành công vụ ghê lắm cơ mà cụ?”
Cụ Thành bảo: “Làm gì có thằng nghiện nào. Nhà tôi ăn còn chả đủ, làm gì có tiền nuôi ai? Ông nhà tôi mua một xuất bánh cuốn ăn sáng còn phải xẻ, nhường cho tôi một nửa, bảo tôi ăn để còn uống thuốc…”
Tôi hỏi tiếp: “Thế hôm ấy, mấy anh công an đã chết như thế nào, cụ và gia đình có biết không? Có phải mấy anh em nhà mình ném bom xăng xuống cái giếng trời làm họ bị chết cháy không?”
Một số người vào, cùng nói:
“Cả làng không ai nhìn thấy, không ai biết họ chết thế nào, không ai biết họ chết lúc nào, khi nào, sau này chỉ nghe công an nói… (mấy người quả quyết)…
Tôi hỏi tiếp: “Vậy, vì sao mấy anh em, chú cháu lại nhận là ném bom xăng xuống giếng trời đốt cháy họ?”
Cụ Thành và mấy người nói: “Chắc bị họ đánh đau quá, bắt phải nhận thôi.”
Tôi hỏi tiếp: “Thế cho tới nay, gia đình đã biết tin anh Chức thế nào không?” Tất cả đều lắc đầu, trả lời “Không”.
“Sức khoẻ của cụ bà và cháu bé 3 tháng tuổi giờ ra sao?” Cụ Thành nói: “Tôi cứ bị ho suốt từ hôm đó đến nay, tối đến đóng cửa đi ngủ, cái mùi thuốc súng, hơi cay, khói ám cứ gây gây kinh lắm. Còn cháu bé thì đang bị viêm phổi.”
Tôi lặng đi, nghĩ “viêm phổi với một cháu bé hơn ba tháng tuổi mà không được đi viện thì vô cùng nguy hiểm”.
Tôi chỉ biết vỗ về, động viên gia đình mấy câu, rút chiếc khăn đang quàng trên cổ, tôi quàng cho cụ bà và dặn: “Phải đưa cháu bé đi bệnh viện, có gì khó khăn cứ điện cho cháu, cháu sẽ giúp đỡ” rồi vội vã xin phép ra về.
Thú thật lúc xe chạy gần đến xã Đồng Tâm, tim tôi đã đập hồi hộp. Đến làng Hoành tim tôi như ngưng lại. Bước vào ngôi nhà đầy “huyền thoại”, tim tôi như vỡ nát.
Thời gian có rất ít bên người thân của cụ Kình nên tôi chỉ hỏi được chừng ấy câu, vừa hỏi vừa đi xem hiện trường và chụp lại những “chiến tích” mà các chiến sĩ cảnh sát cơ động của để lại trong khắp căn nhà ụp thụp, nhằm giải mã cho những gì mà truyền thông của nhà nước công bố trên toàn quốc về “cuộc bố ráp, trấn áp băng nhóm tội phạm khủng bố ở Đồng Tâm” khiến hàng triệu người nghe thông tin một chiều mà thương vay, khóc mướn, thoá mạ, chà đạp lên những người dân yếm thế, vô tội nơi đây.
Người em đi cùng tôi thì phải ở bên ngoài cảnh giới. Hú vía.
Hai chị em cùng đi thắp nén nhang cho người quá cố oan uổng mà cũng đâu có được an tâm, người ở ngoài, người vào trong, cứ thấp tha thấp thỏm. Trên 100 km khứ hồi, về đến nhà rồi mới thấy hoàn hồn.
Hi vọng một ngày nào đó, Đồng Tâm phải được làm sáng tỏ, trả lại công bằng cho người đã nằm xuống và cả những người đang còn sống.
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, là nhà giáo, người viết văn đang sống tại Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51311788

Ba công an phường nhận hối lộ

và trả lại ma túy cho người nghiện bị phạt

Tòa án Nhân dân quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội vừa tuyên án 7 năm tù đối với 3 công an phường Thanh Xuân Nam về tội “Nhận hối lộ”.
Báo trong nước loan tin ngày 30/1, cho biết thêm 3 người bị phạt tù gồm ông Nguyễn Thế Biết – Phó trưởng công an phường cùng 2 cán bộ thuộc Tổ Cảnh sát hình sự phường là Trần Văn Trọng và Nguyễn Minh Tuấn vì đã nhận tiền hối lộ và trả lại ma túy cho người nghiện.
Cáo trạng cho biết, 3 cảnh sát nêu trên sau khi bắt được 2 người tàng trữ 5 gói ma túy trái phép là Nguyễn Ngọc Diệp và Triệu Tiến Cường đã đưa về trụ sở ngày 23/7/2014.
Khi Diệp và Cường xin được bỏ qua, 3 cảnh sát đã yêu cầu mỗi người đưa 30 triệu đồng. Do không có tiền nên Diệp đề nghị cầm xe máy và được Trọng và Tuấn đưa đi theo chỉ đạo của ông Biết.
Sau đó Diệp đưa Tuấn 9 triệu bao gồm tiền cầm xe được 7 triệu cộng thêm 2 triệu trong ví.
Ông Biết ra lệnh cho Diệp và Cường về. Tuy nhiên 2 người còn xin lại 5 gói mang về sử dụng. Ông Biết đưa lại 3 gói, 2 gói còn lại tiêu hủy trong toilet.
Số tiền 9 triệu được ông Biết đề nghị chia đều cho 3 người, mỗi người 3 triệu. Cả 3 cũng đã không lập hồ sơ và báo cáo cho Trưởng công an phường.
Trong cùng ngày, Diệp đã đi chuộc xe và tố cáo toàn bộ sự việc với Công an huyện Thanh Trì.
Sau đó, ông Nguyễn Thế Biết đã hai lần đến nhà Diệp yêu cầu anh này không được khai báo và hứa tặng lại tiền lên đến 100 triệu đồng nhưng Diệp vẫn không đồng ý và tiếp tục tố cáo.
Tại tòa, Diệp được miễn xử lý hình sự do chủ động khai báo sự việc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/3-policemen-jailed-for-bribery-and-drud-returned-to-addicts-01302020071014.html

500 cảnh sát bao vây

nghi phạm vụ xả súng AK, sẵn sàng tiêu diệt

300120_3a
Từ sáng 30-1-2020, khoảng 500 cảnh sát cơ động và công an các lực lượng khác tiến hành bao vây khu vực ẩn nấp của nghi phạm đã thực hiện 2 vụ xả súng AK khiến ít nhất 5 người chết và 1 người bị thương ở Củ Chi.
Nghi phạm Lê Quốc Tuấn (33 tuổi), Thượng úy công an quận 11, TPHCM được cho là đang lẩn trốn ở xã Trung An, huyện Củ Chi cùng với khẩu AK báng gấp sau khi gây ra 2 vụ án nghiêm trọng vào khoảng 15 giờ ngày 29-1 và 0 giờ 3 phút ngày 30-1.
Theo các hình ảnh báo chí nhà nước đăng tải tại hiện trường cho thấy lực lượng cơ động được trang bị súng AK, khiên chống đạn và xe bọc thép đang truy bắt nghi phạm.
Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an cho hay, Bộ Công an đã cử Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc trực tiếp vào chỉ đạo việc truy bắt nghi phạm nổ súng tại sòng bạc Củ Chi và cho phép tiêu diệt nếu chống trả.
Công an TP.HCM đã điều khoảng 500 cán bộ chiến sĩ công an các quận, huyện cùng một số lực lượng cảnh sát cơ động tham gia vây bắt và khép kín vòng vây tại xã Trung An, huyện Củ Chi.
Hiện tại cảnh sát vẫn đang vây bắt nghi can. Trong trường hợp nghi can có vũ khí nguy hiểm chống đối lực lượng chức năng thì cảnh sát được phép nổ súng tiêu diệt khi cần thiết“, mạng báo TTO dẫn lời Thiếu tướng Tô Ân Xô nói.
Mặc dù cảnh sát cơ động chốt chặn ở nhiều tuyến đường ở Củ Chi, nhiều người dân hiếu kỳ vẫn đứng xem vụ vây bắt nghi phạm.
Theo Zing, cảnh sát cơ động đi kiểm tra từng khu vườn và cảnh báo người dân ở trong nhà, hạn chế ra ngoài để tránh nguy hiểm.
Cho đến giờ vẫn chưa thấy cảnh báo của cơ quan chức năng TPHCM hay Bộ Công an về đối tượng nguy hiểm này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/500-troops-condon-hiding-area-of-killing-suspect-01302020082342.html

Ân Xá Quốc tế: Việt Nam gia tăng

bắt bớ tù nhân lương tâm trong năm 2019

Số tù nhân lương tâm ở Việt Nam đã gia tăng trong năm 2019 khi chính phủ đàn áp các quyền tự do bày tỏ ý kiến và biểu tình ôn hòa của người dân, theo báo cáo mới được công bố hôm 29/1 của tổ chức Ân Xá Quốc Tế.
Báo cáo mới tập trung vào tình hình nhân quyền ở 25 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong năm 2019.
Ân Xá Quốc Tế cho biết, tính đến tháng 5 năm 2019, Việt Nam vẫn còn giam giữ 118 tù nhân lương tâm. Mặc dù một số người đã được trả tự do trong năm sau khi mãn hạn tù nhưng lại có thêm người bị bắt giữ.
Cũng theo báo cáo, trong năm 2019, giới chức Việt Nam đã bắt bớ, truy tố ít nhất 23 người liên quan đến việc bày tỏ ý kiến của họ về các vấn đề như tham nhũng, môi trường, chính trị, nhân quyền. Phần đông họ sử dụng Facebook là nơi để bày tỏ ý kiến của mình. Họ bị tuyên án tù nhiều năm, trong đó án cao nhất được đưa ra trong năm 2019 là 11 năm tù
Ân Xá Quốc Tế cho biết nhiều tù nhân lương tâm ở Việt Nam vẫn bị đối xử tàn tệ trong tù, không được bảo vệ sức khỏe, thậm chí giới chức nhà tù còn khuyến khích tù thường phạm đe dọa, tấn công các tù chính trị. Nhiều nhà hoạt động đã bị bắt giữ tùy tiện trong năm 2019.
Trong năm 2019, Việt Nam cũng gia tăng đàn áp Nhà xuất bản Tự do, nơi thường xuất bản những cuốn sách không được chính quyền hoan nghênh. Theo Ân Xá Quốc Tế, an ninh Việt Nam đã tra hỏi ít nhất 100 người trên cả nước vì nghi ngờ có liên quan đến Nhà xuất bản Tự do. Hàng chục người bị an ninh đến nhà để khám xét và thu giữ sách.
Báo cáo của Ân Xá Quốc Tế cũng cho thấy tình trạng cưỡng bức tình dục và bạo lực với phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam vẫn tiếp diễn trong khi các chế tài áp dụng đối với người phạm tội chưa nghiêm.
Báo cáo mới của Ân Xá Quốc Tế công bố hôm 30/1/2020 cho thấy tình hình nhân quyền chung trong năm 2019 ở Châu Á Thái Bình Dương đang xấu đi. Giới chức chính quyền sử dụng lực lượng quá mức để đàn áp những người bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, một thế hệ mới những nhà hoạt động trẻ đang dẫn đầu cuộc chiến chống lại tình trạng áp bức đang gia tăng ở Châu Á.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/amnesty-international-surge-in-no-of-prisoners-of-conscience-in-2019-01292020120638.html

Luật sư của Trịnh Xuân Thanh hy vọng Đức tiếp tục

gây sức ép lên Việt Nam sau phán quyết của tòa án Đức

Thanh Trúc, RFA
Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh, bà Petra Isabel Schlagenhauf, vào ngày 28 tháng 1 ra thông cáo báo chí yêu cầu chính phủ Đức tiếp tục can thiệp với phía Việt Nam trả tự do cho thân chủ của bà.
Thông cáo báo chí được đưa ra ngay sau khi bà này nhận được Quyết Định của Tòa Án Tối Cao Đức, bác bỏ đơn kháng án của Nguyễn Hải Long, người  trước đó đã bị tóa án Đức kết án 3 năm 10 tháng tù giam vì tham gia vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam hồi cuối tháng 7 năm 2017.
Khi đó Bộ Ngoại Giao Đức cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trong lúc đang xin qui chế tị nạn tại Berlin. Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn nguồn Bộ Công an Việt Nam là không hề có chuyện bắt cóc ông Thanh từ Đức mà ông Thanh tự ý về đầu thú để mong được hưởng sự khoan hồng.
Tòa Án Việt Nam hồi đầu năm 2018 đã xét xử và kết tội Trinh Xuân Thanh 2 án tù chung thân với cáo buộc  “cố ý làm trái và tham ô tài sản’ khi làm chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công Ty Cổ phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam- PVC, thuộc Tập đoàn Dầu Khí VN.
Nay với yêu cầu can thiệp trả tự do cho thân chủ mà luật sư Schlagenhauf đưa ra với báo chí, hồ sơ  Trịnh Xuân Thanh coi như được lần giở  lại. Giải thích với đài Á Châu Tự Do từ văn phòng mình ở Đức, luật sư Petra Schlagenhauf giải thích:
Khi một quốc gia không xin dẫn độ và không đợi cho đến lúc thủ tục dẫn độ hoàn tất mà lại tiến hành bắt cóc người, và nếu quốc gia nơi người bị bắt cóc đến đã có phản đối ngay lập tức và đòi người như trường hợp Đức đã làm với Trịnh Xuân Thanh, thì nước bắt cóc mà trường hợp này là Việt Nam không thể tiếp tục quá trình pháp lý (kết án) đối với người bị bắt cóc. Đây là luật quốc tế”.
Luật sư Schlagenhauf giải thích hơn về nội dung quyết định mà tòa án ở Đức mới đưa ra:
Tòa Án nước Đức phải quyết định xem Việt Nam giữ thân chủ của tôi như vậy có đúng luật quốc tế không. Và tòa đã diễn giải là không vì Việt Nam đã bắt cóc, còn phía chính phủ Đức đã ngay lập tức phản đối và đòi trả Trịnh Xuân Thanh. Vì vậy, theo luật quốc tế, Việt Nam không thể tiếp tục các thủ tục pháp lý với khách hàng của tôi được nữa. Do đó việc tiếp tục giam giữ Trịnh Xuân Thanh của Việt Nam theo phía Đức diễn giải là hành vi trái pháp luật”.
Tòa Tối Cao là cơ chế pháp lý cao nhất của Cộng Hòa Liên Bang Đức, nơi ông Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam tổ chức bắt cóc mang về nước. Nếu Đức thành công với áp lực trả lại Trịnh Xuân Thanh thì ông Thanh sẽ được đưa trở lại Đức và được hưởng quy chế tỵ nạn đã được phía Đức cấp. Luật sư Schlagenhauf trình bày:
Ông ấy có quyền trở lại  Đức vì từ tháng 12/2017 chính phủ Đức đã cấp quy chế tỵ nạn cho ông rồi. Lúc đó ông ấy đã bị bắt cóc. Ông ấy có quyền quay lại, nhận passport và ở lại Đức… nếu ông ấy ở Đức thì không ai ở Việt Nam có thể yêu cầu dẫn độ ông ấy về lại Việt Nam nữa. Một khi ông ấy quay lại Đức, ông ấy có thể ở lại Đức
Dưới cái nhìn của luật sư Sclagenhauf, vấn đề giữa Đức và Việt Nam lúc này không còn nằm ở phần pháp lý nữa vì nếu đúng theo luật thì Hà Nội đáng ra phải trả Trịnh Xuân Thanh lại Đức từ ngày đầu tiên.
Nhưng vấn đề nằm ở lãnh vực ngoại giao. Sau vụ việc, phía Đức đã đóng băng quan hệ với Việt Nam, thế nhưng giờ mối quan hệ hai nước  đang dần quay lại vì những lợi ích kinh tế… Tuy nhiên trường hợp thân chủ của tôi hãy còn là vấn đề trong quan hệ song phương. Quan hệ song phương không chỉ có mặt pháp lý mà có cả mặt ngoại giao nữa”.
Được hỏi bà hy vọng bao nhiêu cũng  như phải chờ bao lâu đối với yêu cầu chính phủ Đức can thiệp  trả tự do cho Trịnh Xuân Thanh, luật sư Schlagenhauf trả lời :
Tôi phải đợi phía chính phủ Đức gây sức ép lên Việt Nam để giải quyết trường hợp khách hàng của tôi. Họ có tạo sức ép nhưng tôi chỉ có thể hy vọng là những sức ép này sẽ có kết quả.”
Vẫn theo lời bà, Việt Nam sẽ không bao giờ thừa nhận việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Và nếu họ có thả khách hàng của bà ra thì cũng thả một cách im lặng, họ sẽ không bao giờ thừa nhận là họ làm sai. Chính phủ Việt Nam không muốn bị mất mặt trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh, là khẳng định của luật sư Schlagenhauf.
Từ Đức, luật sư, cựu tù nhân nhân quyền Nguyễn Văn Đài cho biết ông đồng ý với luật sư Schlagenhauf:
Người ta biết rằng đứng đằng sau vụ bắt cóc này là ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An, ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Đảng ủy Công An Trung Ương. Ông ta là người trực tiếp lên kế hoạch cũng như chỉ huy vụ bắt cóc này. Nếu trao lại Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức thì đương nhiên ông (Thanh) sẽ khai ra và đương nhiên ông Tô Lâm là người số một rồi. Điều này sẽ đặt Đảng Cộng sản Việt Nam vào thế rất khó xử”
“Việt Nam sẽ tìm cách thương lượng, thương thảo với phía Đức để trì hoãn cho đến khi Đại Hội Đảng kết thúc, cũng như ông Tô Lâm kết thúc nhiệm kỳ Bộ trưởng Công an của mình. Sau đó họ tìm cách phân giải và trả ông Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức vào năm 2021 tới đây thôi”.
Cũng từ nước Đức, người theo dõi và thông tin vụ việc Trinh Xuân Thanh từ những ngày đầu, blogger Bùi Thanh Hiếu, nói rằng không dễ buộc Việt Nam nhìn nhận làm sai, còn luật sư Đức mạnh miệng cãi là vì  rõ ràng Hà Nội vi phạm pháp luật:
Bao giờ Việt Nam đứng ra nhận có bắt cóc thì lúc đấy mới nói chuyện thả Trịnh Xuân Thanh và giao trả về được. Khi vụ Trịnh Xuân Thanh dấy lên thời Chủ tịch nước là Trần Đại Quang thì ông ta chủ trương sau này một thời gian sẽ đàm phán để Đức trả Trịnh Xuân Thanh về. Nhưng cuối cùng ông chết đột ngột thì người lên làm Chủ tịch nước là ông Nguyễn Phú Trọng lại chủ mưu vụ bắt cóc Trinh Xuân Thanh”
“Bây giờ mà để Nguyễn Phú Trọng đứng ra nhận là  không có, ít nhất cũng phải chờ qua hết  nhiệm kỳ  Nguyễn Phú Trọng  thì người sau này sẽ tìm cách nào đấy trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức. Chắc chắn là họ sẽ phải thả Trịnh Xuân Thanh thôi”.
Từ hồ sơ Trịnh Xuân Thanh được lật lại ở đây, người biện hộ cho ông ta là luật sư Schlagenhauf cho rằng không khéo vụ việc sẽ ít nhiều tác động đến Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam đang chờ được phê chuẩn:
Tôi có quan ngại (EVFTA được thông qua). Tuy nhiên có nhiều vấn đề còn tồn tại, bao gồm cả vấn đề nhân quyền và trường hợp khách hàng của tôi cũng là vấn đề nhân quyền”.
EVFTA đã được EU và Việt Nam ký kết vào cuối tháng 6 năm ngoái. Theo dự kiến vào tháng 2 tới, Quốc hội Châu Âu sẽ nhóm họp và bỏ phiếu cho Hiệp định này. Nếu được thông qua, Hiệp định sẽ đi vào hiệu lực khoảng 1 tháng sau khi hai bên thông báo cho nhau việc hoàn tất các thủ tục pháp lý.
Luật sư Schlagenhauf cho rằng nếu Việt Nam vẫn kiên quyết không trả Trịnh Xuân Thanh về Đức theo yêu cầu của chính phủ Đức thì Việt Nam sẽ mãi mãi mang cái mác là “quốc gia bắt cóc”.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/laywer-of-trinh-xuan-thanh-01292020134239.html

Việt Nam xác nhận có thêm 3 trường hợp nhiễm nCoV

Đại diện Bộ Y Việt Nam báo cáo và cho biết tính đến 15h20 ngày 30 tháng 1, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xác định thêm 3 trường hợp là công dân Việt Nam dương tính với virus Corona.
Cụ thể “1 người Thanh Hóa đang điều trị ở bệnh viện địa phương, 2 người ở khu vực Đông Anh (Hà Nội) đang điều trị ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ba người này đã dùng qua các phương pháp xét nghiệm khác nhau vẫn cho ra kết quả dương tính với virus corona”.
Như vậy với 2 trường hợp người Trung Quốc xác nhận nhiễm virus nCoV, Việt Nam tính đến nay có tổng cộng 5 trường hợp dương tính với NCoV. Trong số ngày 1 trường hợp đã được chữa khỏi.
Cũng trong ngày 30/1, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp triển khai biện pháp phòng, chống dịch nCoV nói rằng đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh thường xuyên báo cáo tình hình dịch viêm phổi lạ do chủng viruscorona mới (nCoV) tại Vũ Hán. Theo đó, dự báo dịch sẽ bùng phát trong tuần tới với diễn biến vô cùng phức tạp.
Hiện dịch nCoV đã xuất hiện ở 18 quốc gia với tổng số người mắc tăng mỗi ngày lên đến 7.819 người, do đó, theo ông Phúc, có thể toàn dân VN phải đeo khẩu trang để phòng bệnh.
Bên cạnh đó, Văn phòng Chính phủ trong cuộc họp cũng đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch nCoV. Khởi động khoa phòng, chống lây nhiễm tại tất cả các bệnh viện. Quân đội phải đặt vào tình trạng cao nhất. Đồng thời, thực hiện đóng cửa các đường mòn, lối mở giáp biên giới với TQ. Nghiêm cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã vào VN.
Mặc khác, VN phải theo dõi, cách ly công nhân TQ trở lại VN làm việc sau kỳ nghỉ. Hạn chế hoặc dừng các lễ hội không cần thiết và có thể xem xét việc cho học sinh nghỉ học để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Cũng trong ngày 30/1, Ủy viên Bộ chính trị, thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng ký công văn gửi đến các địa phương về việc phòng, chống dịch nCoV, khi dịch này có khả năng lây lan nhanh và chưa có vaccine cũng như thuốc điều trị.
Theo đó, Ban bí thư (BBT) yêu cầu các địa phương phải tuân thủ các biện pháp dự phòng, cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm dịch. Trong trường hợp cần thiết, tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, các lễ hội, hội nghị, hội thảo để ưu tiên cho việc phòng, chống dịch. BBT cũng yêu cầu Ban tuyên giáo chỉ đạo truyền thông, báo chí cung cấp đấy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin về dịch nCoV cũng như tuyên truyền việc chống dịch.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-says-three-new-cases-of-viruscorona-detected-01302020074405.html

Formosa tạm ngừng làm việc đối với

hơn 400 công nhân Trung Quốc về quê ăn Tết

Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (khu công nghiệp Vũng Áng) vừa có thông báo tạm thời không tiếp nhận hơn 400 công nhân Trung Quốc về quê ăn Tết quay trở lại làm việc để đảm bảo việc phòng, tránh Virus Corona mới.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 30/1 trích lời ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết như trên.
Đại diện chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cho biết các nhà thầu ở Formosa Hà Tĩnh có khoảng 700 công nhân Trung Quốc và đã có hơn 400 người trong số này về Trung Quốc dịp Tết vừa qua.
Công ty Formosa nói tùy theo diễn biến dịch bệnh và dự kiến đến ngày 15/2 mới có thể cho phép 400 công nhân Trung Quốc quay trở lại Hà Tĩnh làm việc.
Báo trong nước cho hay những công nhân Trung Quốc quay trở lại Formosa Hà Tĩnh làm việc sẽ được kiểm tra kỹ. Trước hết họ phải có giấy xác nhận sức khỏe đảm bảo không có biểu hiện nhiễm virus trong 14 ngày từ địa phương. Tại cửa khẩu biên giới với Việt Nam, họ sẽ được đo thân nhiệt và khi đến cổng Formosa sẽ được đo thân nhiệt thêm một lần nữa.
Công ty Formosa cho biết đã lắp hệ thống kiểm tra thân nhiệt bằng hồng ngoại ở tất cả các cổng ra vào của công ty.
Tin cho biết Sở Y tế Hà Tĩnh đã giao Trung tâm kiểm soát dịch bệnh địa phương sắp xếp 3 đội cơ động phòng, chống dịch viêm phổi cấp cho virus Corona lạ gây ra. Một đội trong nhóm trên được nói sẽ túc trực tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và cảng Vũng Áng, nơi có nhiều người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, đặc biệt là người Trung Quốc.
Tỉnh Nghệ An cũng nói đã thành lập các nhóm trực 24/24 tại Cảng hàng không Quốc tế Vinh, Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, Cảng biển Cửa Lò được trang bị máy đo thân nhiệt, nhiệt kế.
Tính đến ngày 30/1, hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An thông báo vẫn chưa có trường hợp người bị nhiễm virus Corona mới.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/formosa-temporarily-suspends-more-than-400-chinese-workers-01302020072044.html

Vịnh Hạ Long

vắng khách du lịch chưa từng có vì coronavirus

Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 29 tháng 1 năm 2020 loan tin, dịch virus corona Vũ Hán đã khiến cho khu du lịch vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vắng khách du lịch chưa từng thấy từ trước đến nay. Giám đốc sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh Phạm Ngọc Thuỷ cho biết, nếu ngày mùng 3 Tết tức là ngày 27 tháng 1, Quảng Ninh có 1,800 người nhập cảnh nhưng sang ngày hôm sau thì chỉ còn 292 người.
Ông Thuỷ nói rằng, những người nhập cảnh vào Quảng Ninh chủ yếu là những người đi làm chứ người đi du lịch thì rất ít. Còn tại phi trường quốc tế Vân Đồn, khu vực  chờ làm thủ tục chỉ có một đoàn khách 5 người đang ngồi chờ.
Trước đó, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh thống kê, từ ngày 30 đến ngày mùng 3 Tết cổ truyền, tỉnh Quảng Ninh có đến 6,700 khách nhập cảnh vào tỉnh này. Tuy nhiên, trước diễn biến dịch bệnh virus corona Vũ Hán ngày càng phức tạp nhưng nhà cầm quyền Cộng sản vẫn không chịu đóng cửa biên giới, vẫn chấp nhận cho người Trung Cộng, đặc biệt là người dân ở vùng ổ dịch Vũ Hán được tự do vào Việt Nam.
Đây là hành động mà nhiều người cho rằng, tính mạng, sức khoẻ của hơn 90 triệu dân Việt Nam đã bị nhà cầm quyền Cộng sản xem thường. Và hậu quả là đã có nhiều người dân Việt Nam phải vào bệnh viện, bị cách ly với nguyên nhân là “nghi do nhiễm virus corona”. Và ngay đến cả lợi nhuận kinh tế từ ngành du lịch giờ đây cũng chịu thiệt hại vì không chỉ khách Trung Cộng, mà còn khách từ các nước khác cũng phải suy nghĩ lại khi đến Việt Nam. (BBT)
https://www.sbtn.tv/vinh-ha-long-vang-khach-du-lich-chua-tung-co-vi-coronavirus/

Phạt một Facebooker 15 triệu đồng

 với lý do loan tin sai về dịch virus Corona

Anh Trần Văn Tùng, 22 tuổi, bị Công an Vũng Tàu phạt 15 triệu đồng với cáo buộc tung tin hai người Trung Quốc nhiễm virus Corona phải điều trị ở Bệnh viên Lê Lợi, thành phố Vũng Tàu.
Quyết định vừa nêu do thượng tá Võ Tài Quốc, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ký ngày 30 tháng 1, xử phạt anh Trần Văn Tùng với lý do được nêu là ‘Cung cấp thông tin sai sự thật’ khi anh viết trên facebook rằng “tại Bệnh viện Lê Lợi, TP Vũng Tàu có hai người Trung Quốc nghi nhiễm virus corona” kèm hình ảnh khoa cấp cứu của bệnh viện này.
Anh Tùng tường trình lý do anh đưa tin lên facebook là do tối 27 tháng 1, khi đưa bạn vào Bệnh viện Lê Lợi cấp cứu, anh được bảo vệ bệnh viện yêu cầu mua khẩu trang vì “có người Trung Quốc nghi dính virus corona đang điều trị ở bệnh viện”.
Vào ngày 28 tháng 1, Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu mời anh Trần Văn Tùng ngụ tại Tp Vũng Tàu đến để chất vấn về thông tin mà người này đăng trên tài khoản mạng xã hội liên quan dịch bệnh coronavirus được điều trị tại Bệnh viện Lê Lợi, Tp Vũng Tàu.
Theo tin mà người này đưa là có hai người Trung Quốc bị nghi nhiễm corona virus được điều trị tại Bệnh Viện Lê Lợi. Chỉ sau khi đăng vài phút, post của tài khoản Trần Văn Tùng nhận được hơn 400 bình luận và 600 lượt chia sẻ.
Tin nói lãnh đạo Bệnh Viện Lê Lợi trình báo với Cơ quan An ninh Điều tra Tp Vũng Tàu yêu cầu làm rõ vì theo bệnh viện này thì chưa có trường hợp nào nghi nhiễm nCoV được đưa đến điều trị tại Bệnh Viện Lê Lợi tính đến thời điểm ngày 27 tháng 1.
Vào hôm 27/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Công an xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật liên quan virus corona tại Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/a-person-was-fined-15-million-vnd-for-posting-corona-virus-on-facebook-01302020072310.html

2019-nCov: VN cần mô hình cách ly

để y tế không sụp đổ nếu dịch lan ra

Tiến sỹ Hoàng Kim PhúcGửi bài từ TP Oxford, Anh Quốc
Oxfordshire chỉ là một hạt trung bình của Vương quốc Anh với hơn 680 nghìn dân nhưng thành phố Oxford hai hôm trước đã hủy lễ mừng Năm mới Âm lịch (Lunar New Year) do sợ lây truyền mầm bệnh virus corona (2019-nCoV).
Chính quyền quyết định như vậy dù Oxford có chưa đầy 4000 người gốc Trung Quốc sinh sống, đa phần đã định cư, làm việc trong đại học và chỉ một số ít còn về Trung Quốc dịp Tết.
Hành động của chính quyền Oxford cho thấy châu Âu đang căng thẳng theo dõi đường đi của virsu 2019-nCoV này.
Bên trong Trung Quốc, lây nhiễm đã rộng khắp, một nhân viên đại học Oxford vừa trở lại UK nói với tôi rằng cha mẹ anh ta ở một thị trấn nhỏ cách Bắc Kinh một giờ tàu cũng có 10 ca nhiễm nCoV và nghi vấn cả trăm ca lây nhiễm khác.
Virus corona lây lan ngay cả ‘trước khi có triệu chứng bệnh’
Virus corona: Công dân nước ngoài sơ tán khỏi Vũ Hán
Virus viêm phổi corona đáng lo ngại tới đâu?
Coronavirus, súp dơi, Đảng Xanh và tầm tư duy năm mới
Chuyên chế làm mất niềm tin vào nỗ lực chống bệnh dịch?
Một nghiên cứu sinh nhà ở Hồ Bắc thì cập nhật rằng các nhà giàu ở Vũ Hán đã chạy lên núi hay các vùng hẻo lánh để trốn trong các khu nghỉ dưỡng, mỗi tuần chỉ một người chớp nhoáng về thành phố để mua thực phẩm.
Họ liên lạc điện thoại để mua từ các mối có sẵn để tránh vào các siêu thị do sợ nhiễm bệnh và va chạm đã xảy ra thường xuyên khi họ mua tranh cướp thực phẩm.
Các thành phần khác mạnh ai nấy lo tìm bất cứ đâu họ nghĩ là an toàn và chỉ xuất hiện tuần một lần ở siêu thị.
Tất nhiên, các câu chuyện tôi được nghe từ người trở về từ Trung Quốc chỉ mang tính tham khảo, và chúng ta còn đợi những thông tin chính thức. Nhưng điều đáng nói là dịch bệnh đã và đang dẫn tới các khủng hoảng xã hội khác chỉ trong chốc lát.
Ở Việt Nam thì ngược lại, câu “Điếc không sợ súng” có vẻ mất ý nghĩa, ít nhất trong gia đình người viết bài, nơi có vài giáo sư trong lĩnh vực y, sinh học là những người hiểu rõ sự nguy hiểm của virus corona 2019-nCoV.
Cùng lúc, các vị khác vẫn phới phới từ nhà tới viện, làm việc và về nhà, tươi tắn không khẩu trang.
Chả trách sự lãng mạn tâm linh có vẻ vẫn là tinh thần chủ đạo của dân chúng ở đây khi cả ngàn người vẫn dìu nhau tới các lễ hội và mặc dù miệt mài khấn vái, không thấy Bụt nào hiện lên dù chỉ để nhắc đại chúng “đeo khẩu trang”.
Người viết bài trình bày vài suy nghĩ về cách phòng và chặn dịch virus vũ Hán 2019-nCoV trong thực tiễn Việt Nam.
Viêm phổi vì virus 2019-nCoV khác Sars thế nào?
Mặc dù cả hai đều là virus corona (RNA Coronavirus) nhưng khả năng và tốc độ truyền bệnh rất khác nhau. Trong chín tháng (2002-2003), Sars truyền hơn 8000 ca, trong khi chưa tới hai tháng nCoV đã lây ra gần 6000 ca.
Bệnh nhân nCoV và Sars đều có khả năng tiếp truyền cho người khác ở một trung bình như nhau (R0, 2-5 người) nhưng với Sars, một số bệnh nhân có thể siêu truyền tới hàng chục người, trong khi đó nhiều bệnh nhân tiếp truyền thấp, thậm chí không truyền (R0<1 b="" bi="" c="" ch="" d="" do="" gi="" k="" khoanh="" m="" n="" ng="" nh="" nhanh="" p="" r0="" si="" t="" trung="" truy="" u="" v="" xu="" y="">Trong khi đó, các số liệu tới nay cho thấy nCoV có khả năng tiếp truyền khá đồng đều từ mỗi bệnh nhân và đặc biệt giống như cúm hay sởi, nCoV đã bắt đầu truyền dù bệnh nhân chưa có biểu hiện triệu chứng trong vòng 7-14 ngày đầu (số liệu mới công bố của Trung Quốc nói thời gian này khoảng hơn 5 ngày), giải thích tình trạng “vỡ trận” ở Vũ Hán, cũng vì thế một số chuyên gia dịch tễ cho rằng, đã quá muộn để khống chế con virus này.
Độc lực của Sars cao hơn nhiều so với nCoV, gây tử vong gần 10% so với 2% và một bệnh nhân hết Sars cần thời gian nhiều tháng để phục hồi với những di chứng nghiêm trọng, trong khi bệnh nhân nCoV nếu qua khỏi 7-10 ngày sẽ bình phục nhanh chóng như vừa đi qua một trận cúm rất nặng.
Nhiễm trực tiếp và chéo
Quan sát mô hình hoạt động của hệ thống y tế công ở Việt nam, có thể rút ra một số thông tin là nhìn chung, các bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố của Việt Nam thường khám chữa trung bình từ 1000-1500 bệnh nhân một ngày, khi con số thứ tự lên tới 500 trở lên, người bệnh sẽ phải đợi ít nhất nửa ngày để tới lượt khám.
Thời gian chờ này đủ để một người mang mầm nCoV lây trực tiếp hay lây chéo ra xung quanh.
Điều đáng sợ là tất cả các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay ở trong tình trạng quá tải, chưa kể đến hệ thống điều hòa trung tâm có thể làm trầm trọng thêm sự lây nhiễm từ không khí luân chuyển trong không gian kín.
Thống kê cho thấy đa số các ca nhiễm thứ cấp của Sars và MERS (là dịch Coronavirus tại Trung Đông) trước đây là từ môi trường y tế, các bệnh viện, trạm xá.
Văn hóa của người Việt ngăn cản họ đeo khẩu trang trong các không gian tín ngưỡng hay đình đám, hội họp, thử hình dung xem một cuộc họp đầu năm hàng trăm tới hàng ngàn người ở những công sở lớn sẽ nguy hiểm tới đâu trong thời điểm này?
Trung Quốc vừa thống kê hơn 3500 ca nhiễm tại Hồ Bắc trong khi Hồ Nam là tỉnh bên cạnh mới chỉ có hơn 200 ca trong khi cổng giữa hai tỉnh mới chỉ được đóng sáu ngày trước đây, 23-01-2020, chứng tỏ sự phân bố về mặt không gian có thể là chìa khóa để giảm nhẹ độ tàn phá của con virus này.
Do những thực tế về chính trị và kinh tế, nên đường biên giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được thả lỏng trong suốt thời gian gần hai tháng qua để một số lượng người khổng lồ quá cảnh.
Vì mật độ dân số tại Việt Nam cao hơn so với Trung Quốc đặc biệt ở các thành phố lớn, nên chính phủ phải dự phòng và có kế hoạch cho tình huống xấu nhất là dịch nCoV sẽ cùng một lúc bùng lên tại hầu hết các tỉnh thành phố và gấp hàng chục lần so với Sars khiến cả hệ thống y tế có thể sụp đổ.
Cần làm gì ngay bây giờ?
Cúm mùa hiện tại ở Việt nam thường nhiễm 400-800 ngàn người và biểu hiện rất giống với triệu chứng của nCoV, phân biệt chính xác bệnh nhân cúm và nCoV là bắt buộc đầu tiên để khoanh dịch, giảm nhiễm trực tiếp và chéo, tăng hiệu quả điều trị.
Phương pháp chẩn đoán nCoV tin cậy tới thời điểm này là dùng phản ứng chuỗi (PCR) thông thường sau khi đổi RNA thành DNA, hoặc định lượng thời điểm (RT-PCR).
Tiến sỹ Nguyễn Văn Dung, chuyên nghiên cứu virus trên người tại Đại học Oxford vừa nói với tôi rằng phương pháp chung vẫn dùng phản ứng chuỗi lồng (Nested PCR) để chẩn đoán, trong khi Tiến sỹ Nguyễn Văn Hạnh ở Viện Công nghệ SH, VHLKHVN cho biết các máy PCR đã khá phổ biến ở cấp tỉnh ở Việt Nam.
Như vậy mỗi tỉnh cần xác định và hợp đồng số máy PCR có thể chạy RT-PCR hay hai loại kia và trong thời gian ngắn nhất các phòng thí nghiệm hữu trách cần thử và ban hành trên cả nước một quy trình chuẩn cho mỗi loại PCR trên bao gồm trình tự mồi và điều kiện phản ứng.
Cần lưu ý mồi và hóa chất phải đặt trước tới vài tuần từ nước ngoài sau đó phải phân phối giữ lạnh tới các cơ sở trên, như thế một quỹ dự phòng khẩn cấp cho nCoV cần thành lập.
Cách ly ngay ở cấp cơ sở
Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu tất cả các bệnh nhân và các ca nghi vấn đều đổ về bệnh viện huyện và tỉnh để rồi biến thành ‘những thành phố Vũ Hán’.
Khi xuất hiện các ca nhiễm nCoV tại cấp xã, các trường học thuộc địa bàn cần lập tức đóng cửa và cùng với trạm xá địa phương được dùng làm nơi tập trung bệnh nhân của xã. Các trường học với hàng chục phòng rộng và thoáng là địa điểm lí tưởng để điều trị và cách li trong hiện tình này.
Quỹ dự phòng bắt buộc dự trù một khối lượng lớn găng tay, khẩu trang, nước sạch đóng chai, máy phát điện dự phòng, thuốc sát trùng không khí, sưởi điện, máy tạo độ ẩm, ri đô lưu động và các nồi khử trùng chạy điện cùng với các thùng rác an toàn sinh học để chống phát tán thêm dịch bệnh qua không khí, chuột, côn trùng.
Nhân viên y tế và tình nguyện viên tại các điểm xã cần được tập huấn ngay tại thời điểm này về các kiến thức chăm sóc và theo dõi bệnh nhân nCoV.
Đồng thời họ cần tập sử dụng hệ thống giao diện online trực tuyến 24/24 để nhận sự trợ giúp và tư vấn từ tuyến trên hay từ bệnh viện dã chiến.
Điều trị ra sao?
Về cơ bản, hiện nay không có thuốc gì đặc trị cho nCoV nên chỉ sử dụng giảm sốt và giảm đau để khống chế nhiệt độ bệnh nhân đợi cơ thể tự thích ứng.
Cần ngay lập tức đưa ra một mức lương, thưởng động viên cho những bệnh nhân khi khỏi bệnh ở lại tham gia chăm sóc những bệnh nhân mới vì khác với Sars, bệnh nhân nCoV sau 7-10 ngày sẽ hồi phục nhanh và đã miễn dịch với nCoV do vậy từ kinh nghiệm của mình.
Người đã miễn dịch sẽ chăm sóc tốt cho các bệnh nhân mới nếu được hướng dẫn.
Phương pháp này sẽ giảm áp lực lên lực lượng y tế và giảm nguy cơ khủng hoảng nhân lực.
Nhớ lại năm 2003, một mình bệnh nhân Johnny Cheng đã nhiễm Sars ra 63 nhân viên bệnh viện Việt-Pháp và 5 người sau đó đã tử vong, để thấy những tình nguyện viên đã miễn dịch tự nhiên là vô giá trong các trận dịch kiểu này.
Chỉ những ca có biến chứng nặng là cần được xe chuyên dụng chuyển tới bệnh viện dã chiến hay tuyến trên. Mỗi tỉnh nên chọn địa điểm trước để một bệnh viên dã chiến có thể dọn tới.
Hệ thống chuyên chở này sẽ đảm bảo cung cấp các vật dụng y tế tối thiểu cho điểm xã cũng như chuyển bệnh phẩm cho các cơ sở chẩn đoán bằng PCR, sàng lọc bệnh nhân.
Tỷ lệ tử vong khoảng 2% cho biết rằng đa phần các ca bệnh sẽ khỏi, thậm chí tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách.
Mô hình cách ly cấp xã này thiển nghĩ có thể ngăn chặn các ổ dịch gia đình mà do điều kiện sống khó có thể giữ bệnh nhân an toàn tại nhà và đồng thời ngặn nó phát tán xa ra khỏi khu vực địa phương. Hy vọng, nó có thể cầm chân con nCoV ở từng địa phương chờ có các phương thức điều trị tích cực hơn hay khi động năng lây nhiễm đi xuống.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tiến sỹ Hoàng Kim Phúc (Y học Nhiệt đới), người từng làm việc ĐH Oxford, và hiện đang tiến hành các nghiên cứu về dịch tễ học cùng công ty tư nhân ở Anh và Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51308406

Việt Nam ứng phó với dịch coronavirus:

nói và làm phải song hành!

Quyết liệt phòng, chống dịch coronavirus
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới virus corona (nCoV) gây ra, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động Bộ Y tế đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh nCoV, vào chiều ngày 28/1 cho biết tình hình dịch nCoV tại Việt Nam đang ở cấp độ 1, tức là có ca bệnh xâm nhập và ngành y tế sẵn sàng ứng phó với cấp độ 2, tức có ca bệnh lây nhiễm tại chỗ và cũng đã có phương án cho cấp độ 3 theo quy chuẩn ASEAN là có trên 20 ca nhiễm bệnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lưu ý với Bộ Y tế rằng cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu hơn là hàng ngàn người bị nhiễm nCoV.
Cùng trong ngày 28/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch nCoV, yêu cầu tất cả các bộ, ngành và địa phương không để dịch bệnh lây lan, phải coi việc phòng, chống dịch như “chống giặc”. Theo Chỉ thị số 05 mới ban hành, trước mắt cần phải thành lập đội phản ứng nhanh để ứng phó với dịch bệnh nCoV và Bộ Y tế phải báo cáo hàng ngày.
Trong vai trò Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh nCoV, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Bộ Y tế chuẩn bị thành lập 40 đội cơ động phụ trách các công việc liên quan điều trị bệnh dịch nCoV và kể từ ngày 29/1, Bộ Y tế được yêu cầu phải hoàn thiện, cập nhật các phương án, kịch bản đối với dịch bệnh này trong từng tình huống cụ thể.
Từ xưa đến nay là Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế luôn luôn tìm cách cố gắng giấu dịch. Bởi vì người ta cứ lấy lý do là ảnh hưởng đến chuyện giao thương, kinh tế…Theo thể chế của Việt Nam thì Bộ Y tế không được phép tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tình trạng dịch mà phải là thủ tướng. Ở cấp tỉnh là chủ tịch tỉnh, chứ không phải giám đốc sở y tế. Trên cấp bộ, cấp trung ương là phải thủ tướng mà thủ tướng có khi còn phải thông qua Bộ Chính trị
-Bác sĩ ẩn danh
Một trong những biện pháp quan trọng được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra đề nghị là tạm thời không cấp thị thực (visa) du lịch cho du khách Trung Quốc đến từ vùng dịch bệnh, ngoại trừ có trường hợp khẩn cấp.
Quan ngại của chuyên gia y tế
Đài RFA ghi nhận mặc dù truyền thông trong nước luôn cập nhật tin tức liên quan diễn biến dịch bệnh nCoV tại Việt Nam cũng như thông tin từ phía Chính phủ Hà Nội trong việc ứng phó với dịch bệnh; tuy nhiên không ít các chuyên viên trong ngành y tế cho rằng họ nhận thấy những biện pháp mà phía Chính phủ chỉ đạo không chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả cao.
Tiến sĩ-Bác sĩ Đinh Đức Long, cựu Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do:
“Tôi nghĩ rằng những điều họ nói cũng đúng hết thôi, nhưng vấn đề là trên thực tế họ có làm đúng như thế không? Ví dụ như nói là không cấp visa cho khách Trung Quốc, mà theo tôi được biết là một số tỉnh biên giới với Trung Quốc đâu có cần visa mà vẫn vào được nước mình, như Quảng Ninh chẳng hạn. Cho nên trên thực tế, kiểm soát cửa khẩu, kiểm soát người đến từ vùng có dịch mà bây giờ Trung Quốc có 30/31tỉnh, tức là tỉnh nào cũng có dịch cả rồi thì trên thực tế nói đúng ra là phải đóng cửa biên giới với Trung Quốc. Họ đã không nói điều này và chỉ nói kiểm soát, mà kiểm soát có nhiều cách, có nhiều mức độ khác nhau nên không thể biết được trên thực tế điều gì diễn ra.”
Bác sĩ Đinh Đức Long nhấn mạnh rằng những biện pháp về xử lý chống cúm trong ngành y được nêu ra trong phòng, chống dịch bệnh nCoV thì theo ghi nhận của ông đã thành phát đồ và do đó quy trình không có gì mới. Bác sĩ Đinh Đức Long khẳng định quan trọng là phòng, chống dịch bệnh nCoV trong thực tế như thế nào.
Trong khi đó, một bác sĩ không muốn nêu tên bày tỏ sự lo ngại khi Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh nCoV, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam không phải là người có chuyên môn trong ngành y. Vị bác sĩ này lý giải:
“Nói về ông Đam trong sự kiện dịch này mà do ông Đam phụ trách thì lại càng kém. Bởi vì ông không hiểu về lĩnh vực chuyên môn trong y tế thì làm sao ông biết được mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào mà ông tư vấn cho chính phủ? Ví dụ như một người bộ trưởng mà người ta có hiểu biết về chuyên môn và người ta quan sát tình hình thông tin về mức độ tử vong và tỷ lệ lây lan diễn biến từng ngày như thế nào rồi đọc tài liệu nước ngoài…thì mới có tư vấn cho chính phủ được. Nhưng ông Đam không có chuyên môn và lại phải nhờ qua các cấp dưới thì đó là một quá trình tam sao thất bản.”
Dư luận lo ngại
Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV, diễn ra hôm 28/1, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết hai bệnh nhân cha con người Trung Quốc bị nhiễm nCoV điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy thì người con đã âm tính với virus corona mới và tình hình sức khỏe của người cha tiến triển tích cực. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn còn cho biết thêm rằng các trường hợp khác nghi nhiễm nCoV đang được cách ly, xét nghiệm đều có sức khỏe ổn định và tốt lên.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn tuyên bố tại cuộc họp chiều ngày 28/1 rằng những kết quả này cho thấy ngành y tế Việt Nam hoàn toàn có khả năng điều trị thành công các ca bệnh nhiễm nCoV.
Thế nhưng, lướt qua trang fanpage của báo giới nhà nước và mạng xã hội, Đài RFA nhận thấy thông tin lạc quan do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cung cấp không giúp trấn an cho người dân trong nước. Đối nghịch lại, bản tin được đăng tải trên Báo Thanh Niên Online vào ngày 26/1 có tựa đề “Vi rút Vũ Hán làm lộ điểm yếu trong quản trị nhà nước Trung Quốc: cấp dưới sợ phạt, giấu lỗi” thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bản tin của Báo Thanh Niên Online dẫn lời của các chuyên gia quốc tế cho rằng chính quyền địa phương ở Trung Quốc tìm cách che đậy, thiếu thông tin liên lạc với chính quyền trung ương Bắc Kinh là nguyên nhân khiến cho dịch bệnh nCoV bị nghiêm trọng cho cả Trung Quốc và thế giới những ngày qua.
Để tìm lời giải đáp cho thắc mắc của những người quan tâm liệu rằng Việt Nam có thể bị rơi vào tình trạng tương tự như thế hay không, vị bác sĩ ẩn danh, từng làm việc trong quân y cho RFA biết:
“Từ xưa đến nay là Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế luôn luôn tìm cách cố gắng giấu dịch. Bởi vì người ta cứ lấy lý do là ảnh hưởng đến chuyện giao thương, kinh tế…Theo thể chế của Việt Nam thì Bộ Y tế không được phép tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tình trạng dịch mà phải là thủ tướng. Ở cấp tỉnh là chủ tịch tỉnh, chứ không phải giám đốc sở y tế. Trên cấp bộ, cấp trung ương là phải thủ tướng mà thủ tướng có khi còn phải thông qua Bộ Chính trị.”
Tiến sĩ-Bác sĩ Đinh Đức Long nêu lên quan điểm của ông:
Tôi nghĩ nói chung ở các chế độ Cộng sản thì họ hay giấu thông tin bất lợi. Đấy là điều phổ biến. Bệnh thành tích, bệnh che giấu những gì đang xảy ra thì là chuyện bình thường trong các nhà nước Cộng sản. Tuy nhiên trong trường hợp dịch bệnh nCoV thì vẫn chưa có chứng cứ nào để có thể kết luận rằng họ có che giấu hay không
-Bác sĩ Đinh Đức Long
“Tôi nghĩ nói chung ở các chế độ Cộng sản thì họ hay giấu thông tin bất lợi. Đấy là điều phổ biến. Bệnh thành tích, bệnh che giấu những gì đang xảy ra thì là chuyện bình thường trong các nhà nước Cộng
sản. Tuy nhiên trong trường hợp dịch bệnh nCoV thì vẫn chưa có chứng cứ nào để có thể kết luận rằng họ có che giấu hay không.
Tôi nghĩ rằng trách nhiệm của họ thì phải làm. Nhưng như theo tôi đã nói là làm thế nào để kiểm chứng được? Chẳng hạn như ở Đà Nẵng, mấy hôm trước có khách sạn không nhận khách Trung Quốc thì Giám đốc Sở Du lịch là bà Trương Thị Hồng Hạnh cùng với công an đến tận nơi để gây áp lực. Điều đấy thứ nhất là sai thẩm quyền. Thứ hai nữa là gián tiếp tiếp tay cho chuyện lan tỏa bệnh dịch nếu như có. Trong khi các nước khác như Triều Tiên hay Mông Cổ đóng cửa biên giới rồi. Còn Việt Nam mình thì một ngày có 260 chuyến bay từ Trung Quốc sang. Sau khi có dịch rồi vẫn thế.
Mới đây ông Thủ tướng nói là hạn chế, không đánh đổi lợi ích kinh tế với sức khỏe người dân. Họ nói thế nhưng các biện pháp như tôi vừa nêu là có đóng cửa biên giới không, hay chỉ là không cấp visa? Không cấp visa thì nguời Trung Quốc vẫn cứ vào Việt Nam.”
Truyền thông quốc nội loan tin tính đến ngày 29/1, Việt Nam có 64 trường hợp nghi nhiễm nCoV với dấu hiệu sốt, ho đến từ vùng dịch. Trong số này có 39 người được cách ly. Ngoài ra, Việt Nam còn có 56 trường hợp khác không có dấu hiệu sốt, ho nhưng được theo dõi vì có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm virus nCoV.
Trong số những người dân tại Việt Nam Đài RFA tiếp xúc được, đa số là phụ huynh chia sẻ rằng họ đang rất lo sợ con em mình có nguy cơ bị lây nhiễm virus nCoV khi hàng triệu học sinh trở lại trường sau mấy ngày nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/can-vietnam-cope-with-coronavirus-outbreaks-effectively-01292020124436.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?