TQ sẽ vượt Mỹ vào năm 2016?


Cập nhật: 16:50 GMT - thứ sáu, 22 tháng 3, 2013

Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2016?
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nói Trung Quốc đang đi đúng hướng để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2016.
"Nước này hiện đang ở vào một vị trí tốt để tiếp tục cuộc rượt đuổi vào thập niên thứ 4 liên tiếp."

Tuy nhiên, cũng theo OECD, Trung Quốc cần cải cách ở nhiều lĩnh vực để đảm bảo đà phát triển bền vững.
Báo cáo khảo sát của OECD cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang có dấu hiệu phục hồi sau đình trệ gần đây.
Tổ chức này nói để đảm bảo cho tăng trưởng trong tương lai dài, "cần phải có đà cải cách mới."
Theo tổ chức này, quá trình thành thị hóa, sở hữu quốc doanh và sáng tạo là những khu vực chính cần cải cách.
Tuy nhiên, OECD cũng nói Trung Quốc đã chống chọi với khủng hoảng tài chính toàn cầu tốt hơn những nước thành viên khác của OECD.
Những khuyến cáo khác của OECD còn bao gồm:
  • Nới lỏng giới hạn dòng vốn và tăng hạn ngạch đầu tư.
  • Cho phép tăng cường tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái.
  • Đẩy mạnh quyền sở hữu trí tuệ của những phát minh ở trong và ngoài nước.
  • Giảm sở hữu nhà nước ở một số khu vực.
  • Thực hiện quyền sở hữu tài sản đối với người ở nông thôn cũng giống như với người ở thành thị
  • Khai thác tốt hơn các nguồn đầu tư vào khu vực năng lượng có thể hồi phục.
  • Đưa ra các chính sách khác nhau nhằm giảm ô nhiễm và đạt các mục tiêu về môi trường.

Rủi ro trước mắt

Giá bất động sản Trung Quốc đang gây nhiều quan ngại về một bong bóng mới trên thị trường này
Mặc dù cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi, OECD vẫn cảnh báo những rủi ro trước mắt.
Về môi trường bên ngoài, sự đình trệ của kinh tế toàn cầu vẫn là rủi ro lớn nhất của Trung Quốc, theo khảo sát của OECD cho thấy.
Trong lúc đó, tại thị trường trong nước, những rủi ro trước mắt nằm ở giá bất động sản, vốn đang gây quan ngại rằng bong bóng bất động sản mới có thể hình thành, cùng với việc chi tiêu không rành mạch của các ngân hàng và chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, các vấn đề khác như khoảng cách thu nhập và một xã hội đang lão hóa đang trở thành vấn đề về dài hạn.
Tuy nhiên, OECD khẳng định các vấn đề này có thể được giải quyết nếu Trung Quốc tiếp tục tiến hành cải cách ở những khu vực quan trọng trong tương lai gần

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?