VN đơn giản hóa cho tàu Nga vào Cam Ranh?

Thỏa thuận được ký hôm 25/11 tại Sochia trong chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng sang Nga
Theo BBC
28 tháng 11 2014
Thông tấn xã Nga đưa tin Việt Nam và Nga vừa ký thỏa thuận liên chính phủ giản lược thủ tục cho tàu chiến Nga vào cảng Cam Ranh.
Hãng Itar-Tass dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay thỏa thuận này được ký hôm 25/11 tại thành phố biển Sochi trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Nga.
Tại Sochi, ông Trọng đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nguồn tin quốc phòng Nga nói theo thỏa thuận ký hôm 25/11, các tàu Nga khi vào cảng Cam Ranh chỉ cần thông báo trước cho ban quản lý cảng mà không cần thêm thủ tục gì khác.
Cũng theo nguồn này, Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Syria có thỏa thuận như trên với Nga.
"Nga đã ký thỏa thuận tương tự nhiều năm trước với Syria về thủ tục cho tàu hải quân và tàu dân sự Nga vào cảng Tartus."
Tuy nhiên, nguồn tin này nói Nga có trung tâm bảo dưỡng của hải quân tại cảng Tartus nhưng chưa có cơ sở tương tự ở Việt Nam.
Hai bên được nói sẽ tiếp tục thảo luận về các hợp tác khác trong tương lai.
Hải cảng Cam Ranh là nơi Liên Xô từng đặt căn cứ hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương từ năm 1979.
Đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô bên ngoài lãnh thổ nước này.
Hồi đầu thế kỷ trước, năm 1905, Hạm đội Đế quốc Nga dưới thời Đô đốc Zinovy Rozhestvensky (1848-1909) cũng đã sử dụng cảng Cam Ranh trong cuộc chiến Nga-Nhật.
Tuy nhiên hoạt động của hải quân Nga dần dần bị thu nhỏ cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và năm 2002, trước khi thỏa thuận thuê Cam Ranh hết hiệu lực, Nga đã rút hoàn toàn khỏi nơi đây.
Việt Nam sau đó tuyên bố sẽ không sử dụng Cam Ranh cho mục đích quân sự nữa.
Hồi tháng Tám 2013, trong chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, phía Nga đã yêu cầu Việt Nam làm đơn giản để họ có thể ‘vào cảng Cam Ranh để sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuyền và cho quân nhân nghỉ ngơi trong quá trình hành quân’.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện