Ấn Độ : bang Gujarat rúng động vì một lãnh tụ biểu tình 22 tuổi



mediaNửa triệu người giàu tại bang Gujarat biểu tình đòi bảo vệ quyền lợi ngày 25/08/2015.REUTERS/Amit Dave
Ấn độ phải huy động hàng ngàn quân tuần tra kiểm soát các thành phố lớn ở bang Gujarat, quê hương của thủ tướng Modi. Hai hôm trước, ngày 25/08/2015, khoảng nửa triệu người xuống đường gây bạo động dữ dội chưa từng thấy, theo lời kêu gọi của một thủ lĩnh 22 tuổi, đòi quyền sống cho người…giàu. Lực lượng an ninh địa phương phải can thiệp mạnh làm 9 người chết.
Theo AFP, tình hình bang Gujarat ở miền tây Ấn Độ tạm lắng dịu vào sáng nay 27/08/2015. Quân đội được bố trí và tuần tra trên đường phố thủ phủ Ahmedabad và nhiều thành phố khác trong khi lệnh giới nghiêm được ban hành tại các khu vực xảy ra bạo động ngày thứ ba 26/08. Ba mươi đại đội bán quân sự đã đến tận nơi tăng cường cho cảnh sát địa phương.
Trong đêm thứ ba rạng thứ tư, 500 ngàn dân thuộc cộng đồng nông dân và doanh nhân giàu có nhất bang Gujarat đã xuống đường phản đối chính sách ưu đãi giai cấp nghèo tuyển dụng làm công chức và học đại học.
Hàng loạt xe hơi, bưu điện, trụ sở cảnh sát bị đốt phá sau khi lãnh tụ phong trào Patidar tên là Hardik Patel, 22 tuổi bị câu lưu. Cảnh sát bắn thẳng vào đoàn biểu tình bạo động làm 9 người tử vong.
Chính quyền bang Gujarat bác bỏ yêu sách của Patidar nhưng thả ngay thủ lĩnh Hardik Patel.
Thủ tướng Modi kêu gọi dân cư bang Gujarat ngưng sử dụng bạo lực, Trong khi đó, thủ lĩnh phong trào Patidar cho biết sẽ tiếp tục gây áp lực, tranh đấu trên đường phố và các trục lộ để « bảo vệ quyền lợi giai cấp ».
Theo AFP, sự kiện một thanh niên 22 tuổi có khả năng huy động nửa triệu người xuống đường đang tạo nhiều nghi vấn.
Đây không phải là lần đầu tiên bạo động xảy ra tại Gujarat. Năm 2002, xung đột tôn giáo đã làm hơn 1.000 người chết, phần đông là tín đồ đạo Hồi. Thủ tướng Modi lúc đó mới đắc cử thống đốc bang trù phú này ( chiếc nôi của kim cương). Nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa này bị Hoa Kỳ lên án hậu thuẩn giải pháp bạo lực.Ông đã bị cấm nhập cảnh vào Mỹ hơn một chục năm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện