Trịnh Xuân Thủy - Xin lỗi thầy Văn Như Cương

Sau vụ bài học về lòng dũng cảm này, có xem vài bài báo đăng ý kiến của thầy nhưng vì còn phân vân không biết báo chí có bóp méo, thêm thắt gì không.
Về câu chuyện dạy trẻ lòng dũng cảm bằng cách dạy trẻ đi trên thảm thủy tinh. Đến bài viết này thì với tư cách một học trò, người cha, tôi đành phải nói rằng: Thầy vẫn bỏ sót trách nhiệm khi phân tích và đưa ra ý kiến của mình về bài học đó.
  • Thiếu trách nhiệm trên tư cách một nhà nghiên cứu giáo dục - Học vị Giaó sư mà thầy đang có.
  • Thiếu trách nhiệm trên tư cách một người thầy vì thầy không xét tới yếu tố: Đây là một bài học dành cho trẻ lớp 1.
Tại sao
Thứ nhất: Kỹ năng sống thì đương nhiên lứa tuổi nào cũng cần được đào luyện. Bản thân tôi hồi nhỏ cũng nhút nhát, nhưng chính võ học và thiền đã giúp tôi giờ đây không hề sợ hãi trước bất cứ hiểm nguy nào. Mấy trò đi trên thủy tinh, đập ly thủy tinh lên trán, tay không chặt gạch, chém đá, phát cây, cho người dùng gậy đánh lên các bộ phận trên cơ thể mình ..v.v. Tôi đều từng đã tập luyện và làm được. Nhưng đó là cả quá trình khổ luyện nhiều năm, và tôi luyện nó khi đã ý thức đầy đủ các nguy hiểm lẫn luyện trong tầm mắt kiểm soát của thầy dạy cho tới lúc luyện thành.
Nếu như bài học về lòng dũng cảm này là một bài học về kỹ năng sống dành cho các lứa tuổi lớn hơn một chút (cuối cấp 2 trở lên chẳng hạn). Và nó được định hướng như một bài trải nghiệm dành cho trẻ có khuynh hướng khám phá chứ không phải là lớp 1 thì chắc không ai có ý kiến gì nhiều.
Cần phân biệt "dũng cảm" không phải là "nhận thức" mà nó là tính cách. Với tính cách một đứa trẻ lớp 1 luôn tò mò và chưa hề có đủ trí khôn để nhìn nhận, đánh giá điều gì thì các trò mạo hiểm, mới lạ sẽ khơi dậy ở nó mong muốn làm theo chứ không phải là dũng cảm. Nói cách khác, sẽ dạy trẻ trở thành liều mạng.
Chưa phân tích thấu đáo điều này mà thầy vẫn phát biểu theo hướng ủng hộ. Đó chính là thiếu trách nhiệm trên vai trò một nhà nghiên cứu giáo dục.

... chỉ cần một động tác sai sót sẽ dẫn đến bị thương, có thể tàn tật suốt đời. Ảnh: Internet
Thứ hai: Mấy chục năm cống hiến, thầy cũng biết để rèn dạy được một bản lĩnh, tính cách cho con người nó khó đến nhường nào. Bao thế hệ được thầy dạy dỗ giờ đây đã có nhiều lớp đã và đang làm cha mẹ. Trong số những đứa con cháu của họ, "nhờ" bài học đó và cha mẹ tin vào thầy rồi lãng quên khi con trẻ tự tập tành, làm theo trong khi không có một người có am hiểu đầy đủ giám sát thì sẽ ra sao?
Tôi khẳng định với thầy: Tập đi trên mảnh vỡ thủy tinh, chỉ cần một động tác sai sót sẽ dẫn đến bị thương. và có thể bị thương rất nặng! Ngay tại trường Xiếc và ngoài dân gian đã từng có học sinh lẫn người lớn tàn tật suốt đời vì bị thủy tinh cắt nát huyệt Dũng tuyền khi tập luyện trò này. Thầy nghĩ sao khi sự cố đó tái hiện?
Viết những lời này, tôi nghĩ chắc sẽ bị không ít người khinh thường, chê trách khi dám bày tỏ thẳng thắn đến vậy với một người thầy đáng kính. Nhưng gói gọn lại: Tôi phản đối bài học này dành cho trẻ, tức cũng là đồng nghĩa phản đối thầy khi nó được thầy cổ súy. Nó không khác nhau mấy về mặt ý nghĩa dù vẫn rất kính trọng thầy.
Người Nhật dạy học trò bằng cách bắt mặc váy ngắn, đi bộ đến trường trong tuyết lạnh. Không cho học chữ ngay những năm đầu nhưng khi trẻ vào lớp chính thức đã đọc thông viết thao..
Cải cách, đổi mới là học cái hay, làm theo cái đúng chứ không phải cố ép mình nặn ra cái "khác người" thì là "mới".
Cái góc tối của sự ngu dốt trong cái gọi là "định hướng; đổi mới giáo dục.." ở VN đã quá tồi tệ. Nó cần phải có một cái tâm và một cái tầm của tri thức nghiêm túc và uyên bác để xây dựng chứ không có chỗ cho cảm tính và phiến diện.
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150830/trinh-xuan-thuy-xin-loi-thay-van-nhu-cuong#sthash.UJU9vdv6.dpuf

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?