Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết và chuyến đi xuyên Úc Châu trình bày về thảm hoạ môi trường tại Việt Nam - Phải chăng môi trường là tử huyệt của chế độ cộng sản ở Việt Nam?














Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Đảng CSVN đã phạm nhiều sai lầm khi để cho Trung cộng thuê mướn nhiều vùng lãnh thổ chiến lược với hợp đồng lâu dài để họ lập ra các "khu tự trị", đem nhân công của họ qua làm việc và sinh sống luôn trong đó, không có cơ quan nào có quyền bước vào các "khu tự trị" nầy để kiểm soát họ đang làm gì. Khu tự trị Vũng Áng là một thí dụ. Đây là "họa mất nước" đã hiện rõ mồn một. 

Formosa chỉ là hiện tượng điển hình mà thôi. Không có Formosa Vũng Áng thì cũng sẽ có Formosa ở đâu đó trên khắp cả đất nước Việt Nam. Và thủ phạm chính là Trung Cộng. Và đồng thủ phạm, chính là đảng CSVN, vì lòng tham và sự ngu dốt, đang bán dần đất đai cho TC qua các vụ đầu tư khai thác của các công ty TC này...
*

Phỏng Vấn của Báo Việt Luận Sydney, Úc Châu 

Phóng viên Việt Luận: Chúng tôi được biết ông sắp đến Úc để chia sẻ với cộng đồng người Việt ở đây về hiện tình đất nước. Ông có thể cho biết những đề tài ông sẽ chia sẻ với cộng đồng người Việt ở Úc trong chuyến đi lần này? 

Mai Thanh Truyết: Thưa Anh, chúng tôi gồm anh Nguyễn Vĩnh Khang, chị Nguyễn Thanh Thủy, và tôi sẽ qua Úc do lời mời của Cộng đồng Người Việt Tự do Liên bang Úc châu và các tiểu bang có ghi trong poster dưới đây: 



Chúng tôi sẽ đến Melbourne ngày 14/4. Sau khi đi nói chuyện qua năm thành phố Melbourne, Brisbane, Sydney, Wollongong, Adelaide và sẽ trở lại Melbourne để trở về Hoa Kỳ vào ngày 12/5. Ngoài các buổi chính thức ở các trung tâm cộng đồng, chúng tôi còn có các buổi họp mặt nhóm và đoàn thể. Những đề tài nói chuyện và thảo luận là các vấn đề môi trường ở Việt Nam và đặc biệt nhất là “vấn nạn ô nhiễm Arsenic (thạch tín) tại ĐBSCL” ảnh hưởng đến trên 25 triệu bà con sống trong vùng, đặc biệt ở những tỉnh có nguy cơ cao như Trà Vinh, Cà Mau, Bến Tre, Cần Thơ, Tp Saigon. Chúng tôi cũng sẽ đề ra một vài phương hướng giải quyết vấn đề. Ngoài vấn nạn trên, các buổi nói chuyện tiếp tục nêu lên vấn đề Formosa Vũng Áng, Vệ sinh An toàn Thực phẩm ở Việt Nam và hải ngoại cùng các vấn nạn hiện tại đang xảy ra trong nước và viễn kiến có thể xảy ra trong một tương lai không xa ở Việt Nam. Tất cả tùy theo nhu cầu của các địa phương… 

Việt Luận: Về sự ô nhiễm ở đồng bằng sông Cửu Long, ông có thể cho biết mức độ ô nhiễm trầm trọng như thế nào và đâu là nguyên nhân? 


Mai Thanh Truyết: Nói về sự ô nhiễm ở ĐBSCL, kể từ năm 2000, chúng tôi đã bắt đầu đặt vấn đề về tình trạng ô nhiễm thạch tín ở Việt Nam. Vấn đề hiện nay là phải cố tìm một phương cách giải quyết để cứu nguy những người dân Việt chất phác trước khi vấn nạn nầy biến thành nguy cơ thực sự. 

Về nguyên nhân nhiễm độc thạch tín, chúng ta cần trở về thập niên 1980 trở đi, LHQ qua UNESCO, với lý do là để hạn chế tình trạng bịnh dịch tả trong khi dùng nước sông, đã giúp đỡ và cổ xúy việc đào giếng để có được nước sạch và tránh bị nhiễm vi khuẩn bịnh dịch tả và kiết lỵ. Tính đến nay, ước tính hiện có trên 500.000 giếng đóng hoạt động cho toàn vùng ĐBSCL (so với 357.720 vào năm 2004). 

Bắt đầu từ tháng 1/1999 đến 7/2005, chúng tôi bắt đầu thu thập các mẫu nước (khoảng 200 mẫu) giếng, sông, hồ từ Việt Nam. Các mẫu trên đã được phân tích tại Weck Laboratories, Industry, California (tôi là QA/QC Manager trong thời gian này). Đây là một phòng thí nghiệm phân tích được tiểu bang chứng nhận (accredited laboratory). Hai mươi hai (22) kim loại, hơn 70 hợp chất hữu cơ và 7 anions đã được phân tích với độ chính xác là một phần tỷ (ppb hay ug/L) cho hai nhóm đầu và một phần triệu (ppm hay mg/L) cho nhóm sau. Dụng cụ dùng trong việc phân tích nầy gồm có Induced Coupled Plasma/Mass Spectrophotometer (ICP/MS), Gas Chromatography/ Mass Spectrophotometer (GC/MS), và Ion Chromatographer (IC). 

Kết quả những phân tích sơ khởi nầy đã cho thấy tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại qua nồng độ của arsenic trong nước cùng các ion có liên hệ mật thiết đến sự hiện diện nầy như sắt (Fe), chlore (Cl), và sulfate (SO4 =) v.v… 

Việt Luận: Ngoài sự ô nhiễm, nước ở đồng bằng sông Cửu Long càng ngày càng khô cạn do hậu quả của việc xây đập thủy điện ở thượng nguồn đặc biệt là Trung Quốc, vấn đề này ảnh hưởng như thế nào đất đai và đời sống của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long và có cách gì khả dĩ để giải quyết vấn đề này không? 

Mai Thanh Truyết: Ngoài sự ô nhiễm nguồn nước, việc xây đập ở thượng nguồn Sông Cửu Long cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con sống ở miền Nam, và sự kiện gần đây nhất là việc hạn hán vào tháng 3/2016, gây thiệt hại cho trên 200.000 mẫu ruộng và hoa màu, mức hạn hán lớn nhứt và gây thiệt hại nhiều nhứt cho nông dân trong suốt chiều dài lịch sử của miền Nam. Trong những dịp tiếp xúc với bà con Úc châu, chúng tôi sẽ khai triển thêm vấn đề nầy. 

Việt Luận: Về thảm họa Formosa, một cách ngắn gọn, ông có thể cho biết hậu quả lâu dài của việc ô nhiễm nước biển ở bốn tỉnh miền Trung? Và người Việt ở hải ngoại hiện tại phải làm gì trước tai họa này? 

Mai Thanh Truyết: Về thảm họa Formosa Vũng Áng qua Cty luyện Sắt thép Hưng Nghiệp (tên của Đài Loan, nhưng thật ra là vốn và Ban giám đốc, chuyên viên, công nhân chiếm hơn 90% người Tàu lục địa tức TC). Chúng tôi đã nói nhiều về vấn đề nầy ngay sau khi nước biển từ Hà Tĩnh trở vào được ngư dân khám phá từ ngày 6/4/2016 do nước thải xả thẳng ra biển từ Cty nầy. Vì vậy, có thể kết luận dứt khoát, việc biển bị ô nhiễm hay nói nhiễm độc là do chính Trung Cộng! 

GS Sheri P. Rosenberg, giáo sư về nhân quyền tại New York đã nhận định về mối giao hảo TC - Việt Nam như sau: "tiêu diệt một dân tộc là một tiến trình, chứ không phải một sự kiện". Do đó, tiến trình trên đã được TC lâu nay thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Đây là một tiến trình lâu dài và đa dạng, được tăng nhanh do chế độ chính trị và chính sách đối với người dân của CSVN. 

Đây là, một chế độ khóa tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc. Nó biến Việt Nam trước tiên là một bãi rác, kế đến là con đường mòn Nam tiến tiếp nối tham vọng của Đại Hán TC. Nó bào mòn sức sống của dân tộc và tàn phá một đất nước xinh đẹp mà Cha Ông đã bao đời gìn giữ và tô bồi. 

Về mặt hải ngoại, chúng tôi đã đi vận động, nói chuyện nhiều nơi, phỏng vấn trên TV, Radio, trên các Diễn đàn mạng… nhằm mục đích báo động và kêu gọi bà con hải ngoại và quốc nội đứng lên tố cáo và kêu gọi CSVN phải đóng cửa Khu Formosa Vũng Áng và bắt TC phải bồi thường cho người dân 4 tĩnh từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị v.v… 

Việt Luận: Về hiểm họa của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa bao giờ lớn như hiện nay: lấn chiếm đất dọc theo biên giới và các hải đảo ở Biển Đông, giết người Việt nước bằng chất độc trong thức phẩm và đồ dùng, làm cho nền kinh tế VN phải lệ thuộc vào Trung Quốc… những việc này có sự tiếp tay của nhà cầm quyền CSVN, theo ông hiểm họa trầm trọng đến mức nào và có lối thoát nào cho Việt Nam hay không? 

Mai Thanh Truyết: Nếu nói về hiểm họa của TC, hiện tại có thể nói có rất nhiều việc làm sai trái của TC đối với Việt Nam, nhưng chúng tôi xin nói ngay việc làm của TC qua sự việc Vũng Áng là một việc làm có chủ đích? 

Vì sao? 

• Vì TC cố tình phá hoại nguồn kinh tế quốc dân của Việt Nam. Đó là nghề cá. 

• TC cố tình làm cho ngư dân Việt Nam từ bỏ nghể cá để một mình tự tung tự tác chiếm trọn biển Đông. 

• Giết và triệt tiêu thị trường xuất cảng nông, thủy hải sản Việt Nam sang Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu. 

• Và quan trọng hơn cả, TC cố ý gây ra việc ô nhiễm môi trường biển Đông để đầu độc các thế hệ tương lai của Việt Nam vì sức khỏe và sức đề kháng dân tộc sẽ bị ảnh hưởng trong một thời gian dài hàng 100 năm do các “vũ khí” kể trên gây ra. 

Việt Luận: Ông còn điều gì muốn trình bày thêm với độc giả Việt Luận không? 

Mai Thanh Truyết: Đảng CSVN đã đùa nghịch với vận mệnh đất nước Việt Nam và chuẩn bị cho nhóm đầu lĩnh do Nguyễn Phú Trọng đứng đầu. Và từ năm 2015, Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu một giai đoạn tàn phá đất nước, băng hoại tinh thần dân tộc Việt Nam chuẩn bị cho cuộc “dâng hiến” cho Tàu khựa vào năm 2020 tới đây. 

Xin mượn lời trên mạng để kết thúc: Đảng CSVN đã phạm nhiều sai lầm khi để cho TC thuê mướn nhiều vùng lãnh thổ chiến lược với hợp đồng lâu dài để họ lập ra các "khu tự trị", đem nhân công của họ qua làm việc và sinh sống luôn trong đó, không có cơ quan nào có quyền bước vào các "khu tự trị" nầy để kiểm soát họ đang làm gì. Khu tự trị Vũng Áng là một thí dụ. 

Đây là "họa mất nước" đã hiện rõ mồn một. 

Dân ta cần phải ý thức điều nầy. 

Formosa chỉ là hiện tượng điển hình mà thôi. 

Không có Formosa Vũng Áng thì cũng sẽ có Formosa ở đâu đó trên khắp cả đất nước Việt Nam. 

Và thủ phạm chính là Trung Cộng

Và đồng thủ phạm chính là Đảng CSVN, vì lòng tham và sự ngu dốt, đang bán dần đất đai cho TC qua các vụ đầu tư khai thác của các công ty TC nầy. Cho nên, đồng bào cần nên nhớ: Ngày nào còn Đảng CSVN, ngày đó dân ta còn đối diện với HỌA DIỆT VONG, Việt Nam sẽ trở thành một Tây Tạng thứ hai ở phía Nam. 

Vua Duy Tân đã từng nhắc nhở những người con Việt là: Nước DƠ phải rửa bằng MÁU. 

Và sau cùng, một câu hỏi thiết yếu được đặt ra là: Mỗi người trong chúng ta, trong và ngoài nước cần phải làm gì để giải quyết những vấn nạn trước mắt của tổ quốc, của dân tộc để tránh làm nô lệ cho Trung Cộng, tránh nạn bị đầu độc môi trường, biển đông, thực phẩm, để rồi từ đó, có thể sống còn và ngưỡng mặt với năm châu? 

Câu hỏi nầy cần mỗi người trong chúng ta phải động não để đi tìm một tương lai cho Việt Nam. 

Và tương lai cho Việt Nam, chắc chắn không nằm trong tay của Tàu cộng phong kiến, cũng không nằm trong tay của Hoa Kỳ, và càng không nằm trong tay của CSVN. 

Tương lai cho Việt Nam chính là nằm trong tay của 92 triệu người con Việt, hay nói đúng hơn là nằm trong tay của 65% Tuổi Trẻ Việt Nam. 

Đã đến giờ Tuổi Trẻ Việt Nam đứng lên đáp lời sông núi. 

Xin cám ơn Báo Việt Luận đã phỏng vấn. 

Xin hẹn gặp tại Sydney, 

Thân chào, 

Hội Bảo Vệ Mội Trường Việt Nam (VEPS) 

-----------

Phải chăng môi trường là tử huyệt của chế độ cộng sản ở Việt Nam?


David Hutt * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - ...Ta chợt thấy một điều là rất nhiều nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam trong những năm gần đây đều tập trung đấu tranh vào vấn đề môi trường. Tại sao? Trước tiên, vấn đề môi trường đã trở thành vấn đề hệ trọng trong cả nước... Điều lý thú là lý do khác khiến các cuộc biểu tình vì môi trường gia tăng bất ngờ chính vì môi trường là một trong vài vấn đề ảnh hưởng đến mọi tầng lớp trong xã hội. Môi trường đoàn kết ngư dân nghèo với người cấp tiến tương đối giàu có ở thị thành, người tiêu dùng với nhà sản xuất, người dân chủ và người cộng sản...

*

Vào đầu năm nay tổ chức Human Righs Watch công bố bản báo cáo mới lé lộ những chi tiết về việc nhà cầm quyền Việt Nam đã sách nhiễu và hành hung tàn bạo chị Trần Thị Nga trong suốt nhiều năm trời. Cuối cùng họ bắt giam chị về tội lợi dụng truy cập "mạng Internet đưa một số video, clip, bài viết tuyên truyền chống lại nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam", như truyền thông nhà nước tường thuật.

Thật ra những gì chị thực sự làm chỉ là tham gia vào một số cuộc biểu tình vì môi trường và thể hiện sự đoàn kết với các anh chị em hoạt động khi gặp gỡ họ tại nhà họ và khi tham dự các phiên tòa xử họ.

Không phải chỉ mình chị bị bắt. Trong khoảng vài tuần nhà cầm quyền Việt Nam cũng bắt giữ anh Nguyễn Văn Oai, cựu tù chính trị, và anh Nguyễn Văn Hóa, nhà hoạt động nhân quyền tham gia chiến dịch đấu tranh chống lại thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa gây ra. Nhiều tháng trước đấy, họ đã bắt giam anh Nguyễn Danh Dũng; các blogger Hồ Hải và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh; và một số người phản kháng thuộc người Thượng Dega bản địa. Theo Human Rights Watch, có ít nhất 112 blogger và nhà hoạt động hiện nay đang thụ án tù chỉ vì lên tiếng.

Ta chợt thấy một điều là rất nhiều nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam trong những năm gần đây đều tập trung đấu tranh vào vấn đề môi trường. Tại sao? Trước tiên, vấn đề môi trường đã trở thành vấn đề hệ trọng trong cả nước. Vào tháng Tư 2016, những cuộc biểu tình rất lớn đã diễn ra trên khắp Việt Nam sau khi chất thải độc hại từ nhà máy thép Formosa làm cho ước tính 70 tấn cá chết trôi dạt vào bờ dọc theo hơn 200 km bờ biển miền trung Việt Nam.

Bài báo trong mục Cây Đa chuyên bàn về Châu Á của tờ The Economist số ra tuần lễ từ ngày 18 đến 24 tháng Hai tường thuật từ Đồng Hới, trung tâm tinh lỵ ở bờ biển miền trung, nơi trong suốt năm 2016 hàng ngàn cá chết trôi dạt vào bờ. Ngày nay dân chúng ở đấy vẫn còn sợ ăn cá sống xa bờ, số du khách giảm mạnh, đầu tư hầu như không còn, và ngư dân vất vả kiếm vừa đủ sống qua ngày. Tình trạng môi trường ở nơi khác cũng không sáng sủa hơn gì. Tờ The Economist tường thuật ô nhiễm lảm hỏng phần lớn cảnh quan trong nước - việc xây đập làm xói mòn đồng bằng sông Cửu Long, không khí ô nhiễm liệm kín Hà Nội trong khi phần lớn thành phố Hồ Chí Minh rất có thể chìm dưới nước vào cuối thế kỷ này. Bản liệt kê đầy đủ các vấn nạn vẫn chưa biết bao giờ mới hết.

Điều lý thú là lý do khác khiến các cuộc biểu tình vì môi trường gia tăng bất ngờ chính vì môi trường là một trong vài vấn đề ảnh hưởng đến mọi tầng lớp trong xã hội. Môi trường đoàn kết ngư dân nghèo với người cấp tiến tương đối giàu có ở thị thành, người tiêu dùng với nhà sản xuất, người dân chủ và người cộng sản.

Đây cũng chính là lý do khiến môi trường đã trở thành vấn đề quan trọng đối với chính quyền Việt Nam. Tôi đoán chừng chính quyền biết rằng, khác với chủ nghĩa công đoàn hay tự do ngôn luận, mối quan tâm đến môi trường làm cho những người chỉ trích và những người trung thành bất mãn trở nên dũng cảm. Người bần cùng nào còn có thiện cảm với chính quyền có thể chịu đựng nền truyền thông bị bịt miệng và việc đảng nói như máy thay cho quần chúng. Nhưng khi ruộng đất ngập do chất thải công nghiệp và do không được sửa sang tốt, hay khi biển chứa chỉ toàn cá độc, hay khi nhà máy do nước ngoài làm chủ coi thường môi trường trong nước, thì người ta ắt hẳn hoài nghi lý tưởng của cuộc cách mạng cộng sản.

Do vậy, chính quyền tìm cách kiềm chế sự tàn phá môi trường. Thực ra, họ có luật môi trường "xanh" khá bao quát và chặt chẽ (trên giấy tờ phần lớn còn nghiêm ngặt hơn cả luật của Trung Quốc) và những kế hoạch loại bỏ khí carbon ra khỏi nền kinh tế. Tuy vậy, như lời nhận xét đúng đắn của tờ The Economist, "Làm sao điều này lại hợp với các kế hoạch xây dựng hơn chục nhà máy nhiệt điện chạy than là chuyện chẳng ai hiểu nổi."

Tuy nhiên chính quyền Việt Nam sẽ thất bại. Có lẽ so với tất cả các mối quan tâm khác, môi trường chỉ ra rõ ràng hơn hết những vấn nạn cốt yếu tồn tại ở Việt Nam dưới chế độ cộng sản mông muội.

Thật vậy, cho dù chính trị ở Việt Nam nhiều nhiêu khê, nhưng chính trị ấy thật ra khá đơn giản: không bầu cử và không có sự tham gia nghiêm túc của dân chúng, tính chính danh của chính quyền chỉ còn phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế. Nhưng mối quan tâm môi trường thử thách rất nghiêm trọng tính chính danh này.

Một ví dụ: từ lâu chính quyền đã tuyên bố rằng những nhà hoạt động chỉ là bọn tay sai của các thế lực nước ngoài. Bây giờ, chính chính quyền mới là một tay sai bảo vệ cho các nhà đầu tư nước ngoài bị tố cáo hủy diệt môi trường.

Quan trọng hơn, để duy trì phát triển kinh tế, chính quyền Việt Nam cần đầu tư từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, nhưng chính điều này sẽ hủy diệt môi trường, như nhân dân Đồng Hới biết rất rõ. Người phát ngôn cho Formosa, công ty ở Đài Loan, đã biết trước rất rõ chuyện gì sẽ xảy ra khi ông nói người Việt Nam nên quyết định họ muốn đánh cá hay muốn " xây dựng công nghiệp thép hiện đại". Sau đấy hashtag, #TôichọnCá, trở thành phổ biến trên mạng xã hội.

Mặc dù chính quyền trung ương Việt Nam đã quyết định cần phải kiềm chế sự hủy diệt môi trường, nhưng chính quyền phải đối phó đầy khó nhọc với chính con quỷ do mình đẻ ra. Trụ cột của Đổi Mới, bắt đầu từ năm 1986, là phân cấp quản lý nhà nước, tức chuyển quyền lực từ trung ương đến các tỉnh. Tuy nhiên, đến năm 2004, khi chính quyền đưa ra Nghị quyết 8, rõ ràng là mọi sự đã không diễn ra đúng như kế hoạch. Nghị quyết viết "Nhận thức, quan điểm về các chủ trương, giải pháp phân cấp quản lý nhà nước giữa chính phủ và chính quyền cấp tỉnh chưa rõ ràng, rành mạch, thiếu nhất quán."

Ta tưởng không còn gì dài dòng hơn từ ngòi bút của cán bộ đảng. Tuy nhiên, rõ ràng rằng ngay từ năm 2004, chính quyền đã ý thức những sai lầm của chính họ. Dẫu vậy, sự phân cấp luôn luôn bị hỏng bét bởi những xung khắc cơ bản của chủ trương này với chế độ. Như Vũ Thành Tự Anh, giám đốc nghiên cứu chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright ở thành phố Hồ Chí Minh, viết trong bài báo vào năm 2016, "Việt Nam: Phân cấp trong bối cảnh chia cắt thể chế":

"Phân cấp nhất thiết đòi hỏi sự thay đổi nền tảng về vai trò của nhà nước, từ người đặt kế hoạch xã hội và người ra quyết định đến người điều hợp và người đặt ra luật lệ. Tuy nhiên, trong hệ thống tôn ti và duy nhất như Việt Nam, sự thay đổi này không bao giờ đơn giản vì sự thay đổi ấy không chỉ quan hệ đến những thay đổi trong tổ chức nội bộ của chính phủ, mà cũng phá hoại quyền lực vốn không bị kiểm soát của chính phủ."

Rồi Tự Anh nói tiếp rằng "tự thân việc tăng cường tự trị cho chính quyền địa phương không bảo đảm sự chịu trách nhiệm." Thực ra ta có thể nói ngược lại vì trước hết sự chịu trách nhiệm chưa bao giờ là nhân tố trong việc điều hành quốc gia. Không có dân chủ thì ai bắt các viên chức cầm quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm? Điển hình là những người ở cấp cao hơn. Nhưng sự phân cấp làm suy yếu dây chuyền tôn ti quyền lực này, từ đấy tạo ra một quốc gia gồm có nhiều lãnh chúa, như vài nhà phân tích khẳng định-hay "cát cứ và cục bộ" như nhà cầm quyền đã cảnh báo vào năm 2004. Tờ The Economist đã chế giễu chủ trương không hiệu quả như thế. Báo viết "trong khi những người chống không khí ô nhiễm ở Bắc Kinh đã bắt đầu đóng cửa các nhà máy và hạn chế sử dụng xe hơi thì các quan tai to mặt lớn ở Hà Nội vẫn còn ra sức ngăn cản những người đi xe máy không được đậu xe trên vỉa hè."

Cuối cùng chúng ta rơi vào hoàn cảnh như thế này nơi chính quyền trung ương có thể ban hành những đạo luật nhằm kiềm chế sự tàn phá môi trường nhưng rất ít các viên chức cấp tỉnh làm theo. Thật ra, nhiều người còn phất to lên nhờ chẳng màng quan tâm đến các điều luật. Giải pháp duy nhất là phải củng cố ý chí của bộ chỉ huy từ trung ương, như vậy tổn hại đến chương trình phân cấp quản lý nhà nước đã thành hình trong bốn thập niên qua, hay cố gắng cải tạo hành vi của các viên chức chính quyền cấp tỉnh, điều này chẳng có kết quả. Bế tắc cả đôi đường nên chính quyền Việt Nam đã trở lại con đường mà họ rành nhất: bóp miệng bất đồng chính kiến và vẫn tiếp tục bình chân như vại như thường lệ.


Nguồn: Tạp chí The Diplomat ngày 22/3/2017. Tựa đề tiếng Việt của người dịch, nguyên tác tiếng Anh "Will the enviroment be the Vietnamese government's downfall?"


Bản tiếng Việt:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện