Tin Việt Nam – 30/11/2019

Tin Việt Nam – 30/11/2019

Vụ AVG: Bị can Phạm Nhật Vũ

đã thực hiện “thỏa thuận nhận tội”?

LS Ngô Ngọc TraiGửi cho BBC News Tiếng Việt từ Việt Nam
Thông tin mới đây cho biết, vụ án AVG sẽ được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm từ ngày 16/12, dự kiến kéo dài đến ngày 31/12 với 14 bị cáo.
Trước đó, hồi tháng 9/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an đã ra bản Kết luận điều tra về vụ án.
Kết luận điều tra có nội dung đáng chú ý là đề nghị áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt” đối với bị can Phạm Nhật Vũ, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu, viết tắt là AVG.
Phạm Nhật Vũ ‘cần được giảm nhẹ hình phạt’
Vụ MobiFone/AVG: ‘Dựa vào đâu để nói khai báo thành khẩn?’
Bắt các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn
Phạm Nhật Vũ được đề nghị “tình tiết giảm nhẹ”
MobiFone-AVG: Hai cựu bộ trưởng nhận hơn 3 triệu đôla hối lộ
Lý do đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt là do bị can đã thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác để làm rõ vụ án.
Bị can cũng chủ động hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng, tự nguyện trả lại MobiFone số tiền đã nhận gần 8.900 tỉ đồng, góp phần làm giảm tối đa thiệt hại cho Nhà nước.
Nội dung về áp dụng chính sách hình sự đặc biệt trong vụ án này đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng.
Là một luật sư theo dõi vụ việc, tôi nhận ra việc làm của ông Phạm Nhật Vũ và cơ quan điều tra trong vụ án này là một thỏa thuận nhận tội.
Bị can Phạm Nhật Vũ thực chất đã thực hiện một thỏa thuận nhận tội với cơ quan tố tụng để được hưởng mức án nhẹ.
Doanh nhân Phạm Nhật Vũ đã thực hiện một loạt việc làm, như thành khẩn khai báo, hủy bỏ hợp đồng, hoàn trả lại tiền, và do vậy, đối ứng lại, cơ quan điều tra đã đề nghị chính sách hình sự đặc biệt để giảm án.
Có đảm bảo công lý?
Vậy thỏa thuận nhận tội là gì? Việc giải quyết theo đó có đảm bảo công lý không?
Trong lĩnh vực tư pháp hình sự có một cơ chế pháp lý được gọi là thỏa thuận nhận tội.
Cơ chế này đã được nhiều nước áp dụng, theo đó pháp luật cho phép bị can và luật sư bào chữa được thỏa thuận nhận tội với bên công tố để thỏa thuận về mức án.
Cơ chế này rất có ý nghĩa khi pháp luật nhiều nước cho phép bị can được quyền giữ im lặng.
Trong khi trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra và viện kiểm sát.
Song việc điều tra thu thập chứng cứ để chứng minh một người phạm tội có nhiều tốn kém khó khăn, cho nên lịch sử tư pháp thế giới mới phát kiến ra cơ chế về thỏa thuận nhận tội.
Nếu bị can nhận tội, chịu khai báo, sẽ được thỏa thuận về mức án với bên công tố.
Ở Việt Nam hiện nay, các bị can nói chung bao gồm trong đó các doanh nhân như Phạm Nhật Vũ chẳng may vướng vào vòng lao lý, họ đang chịu thiệt thòi so với bị can ở các nước có cơ chế thỏa thuận nhận tộiLuật sư Ngô Ngọc Trai
Và đương nhiên là được mức án nhẹ, đáp lại cho sự khai báo nhận tội.
Khi đó phía công tố cũng được lợi, giúp cho việc giải quyết vụ án được đúng người đúng tội, chính xác, và giảm thiểu tốn kém tiền bạc, thời gian, công sức.
Một ví dụ về thỏa thuận nhận tội như sau.
Hồi năm 2015, ở thời điểm một loạt các văn bản pháp luật về hình sự của Việt Nam được đặt ra sửa đổi, bao gồm Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức điều tra hình sự, Luật thi hành tạm giữ tạm giam.
Lúc này, Đài truyền hình Việt Nam có phát sóng một seri phim tài liệu nói về nền tư pháp hình sự của nước Mỹ.
Trong đó có một tập phim nói về vụ án hai người phụ nữ bị mất tích trong những lần khác nhau khi đang chạy bộ tập thể dục trong một khu rừng.
Trong vụ mất tích thứ hai người ta đã điều tra ra bắt được hung thủ và tìm được xác nạn nhân.
Các cơ quan nghi ngờ hung thủ này cũng là thủ phạm đã gây ra vụ mất tích của người phụ nữ trước đó.
Nhưng họ không làm thế nào để chứng minh được, do nghi phạm giữ quyền im lặng.
Trong khi đó gia đình nạn nhân muốn tìm thấy xác người thân của mình.
Thông qua luật sư bào chữa, nghi phạm đã thực hiện thỏa thuận nhận tội, khai báo ra nơi chôn xác của nạn nhân thứ nhất.
Cuối cùng cơ quan tố tụng xử lý cả hai vụ, tuyên phạt bị cáo chịu mức án chung thân thay vì tử hình như luật định.
Đó là một ví dụ minh họa rõ ràng về thỏa thuận nhận tội trong tố tụng hình sự của Mỹ.
Vụ Mobifone/AVG: ‘Dựa vào đâu để nói khai báo thành khẩn?’
Hay một ví dụ khác về một nghệ sĩ hài của Việt Nam đã bị bắt ở Mỹ hồi năm 2016 vì bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em.
Nhờ cơ chế thỏa thuận nhận tội, thông qua luật sư thực hiện với bên công tố, bị cáo đã hưởng mức án nhẹ và sau một thời gian bị giam thì đã được trả tự do trở về Việt Nam.
Việt Nam chưa có
Ở Việt Nam hiện nay, các bị can nói chung bao gồm trong đó các doanh nhân như Phạm Nhật Vũ chẳng may vướng vào vòng lao lý, họ đang chịu thiệt thòi so với bị can ở các nước có cơ chế thỏa thuận nhận tội.
Thực tế hầu hết các vụ án ở Việt Nam bị can hầu như không được quyền im lặng, đều phải khai báo hành vi, khai nhận phạm tội.
Nhưng tốt lắm thì đó chỉ được coi là thái độ thành khẩn khai báo, là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Nhưng sự giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này lại hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí đánh giá một phía của cơ quan tiến hành tố tụng, có áp dụng hay không, và giảm nhẹ bao nhiêu.
Điều này không giống với chế định thỏa thuận nhận tội khi luật sư bào chữa thương lượng cụ thể về mức án với bên công tố.
Khi bị can biết rõ mình sẽ chịu mức án bao nhiêu năm nếu khai nhận, họ sẽ tích cực và trung thực hơn trong khai báo.
Điều này cũng rất ích lợi cho những doanh nhân. Là những người vốn quen với những đàm phán hợp đồng, hẳn các doanh nhân sẽ có xu hướng chấp nhận tham gia vào một việc như thỏa thuận nhận tội, để giành mức án nhẹ cho mình.LS Ngô Ngọc Trai
Tìm hiểu thì được biết (*) chế định thỏa thuận nhận tội thịnh hành ở các nước thuộc hệ thống Thông luật như Anh, Mỹ, Canada, Ấn Độ, tức các nước theo thông luật Anh.
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Nhật cũng có áp dụng chế định này nhưng còn hạn chế trong những vụ án ít nghiêm trọng.
Từ thực tiễn qua việc giải quyết vụ án AVG, và để đảm bảo công bằng cho các bị can trong mọi vụ án, tôi cho rằng đã đến lúc pháp luật hình sự của Việt Nam cũng cần bổ sung thêm chế định thỏa thuận nhận tội.
Điều này sẽ giúp kiện toàn hoàn thiện thể chế tư pháp, đáp ứng cơ chế giải quyết cho nhiều vụ án xảy ra trong thực tế đời sống, ngăn chặn thay thế cho cơ chế tư pháp nặng tính chuyên chế bức ép lâu nay.
Điều này cũng rất ích lợi cho những doanh nhân.
Là những người vốn quen với những đàm phán hợp đồng, hẳn các doanh nhân sẽ có xu hướng chấp nhận tham gia vào một việc như thỏa thuận nhận tội, để giành mức án nhẹ cho mình.
Bài viết phản ánh văn phong và thể hiện quan điểm riêng của tác giả, gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Việt Nam.
(*) Xin tham khảo bài “Thỏa thuận nhận tội – ‘bùa hộ mệnh’ để không phải hầu toà ở Mỹ” trên báo mạng VnExpress.net
Mời quý vị bấm vào đường dẫn sau đây để theo dõi một hội luận Bàn tròn thứ Năm có nội dung một phần liên quan vụ án AVG/MobiFone.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-50613569

Huỷ toàn bộ bản án đối với Hồ Duy Hải

để điều tra lại

Sau hơn 10 năm kêu oan, tử tù Hồ Duy Hải, người bị kết tội giết người và cướp tài sản vừa có thêm một cơ hội sống khi Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đưa ra kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị xoá bỏ toàn bộ các bản án trước đó để điều tra lại. Truyền thông trong nước loan tin này hôm `30/11.
Theo truyền thông trong nước, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vừa có kháng nghị giám đốc thẩm, để nghị Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao xét xử thủ tục giám đốc thẩm, huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm năm 2008 của Toà án Nhân dân tỉnh Long An và bản án phúc thẩm năm 2009 của Toà phúc thảm Toà án Nhân dân tối cao TP. HCM đối với Hồ Duy Hải để điều tra lại theo đúng quy định pháp luật.
Quyết định kháng nghị mới nhất này thay thế quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao vào năm 2011.
Trong quyết định kháng nghị mới nhất, Viện KSND tối cao đã chỉ ra một loạt các sai phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng như: bỏ sót chứng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu, không đưa lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án dẫn đến sai làm trong giải quyết vụ án.
Theo Viện KSND tối cao, trong lời khai đầu tiên ngày 20/3/2008, Hồ Duy Hải đã không nhận tội nhưng bản khai này và một số lời khai nhân chứng không được đưa vào hồ sơ vụ án.
Viện KSND tối cao cũng xác định bản án sơ thẩm và phúc thẩm có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với tình tiết khách quan vụ án, việc thu thập, đánh giá chứng cứ tài liệu chưa đầy đủ; nhiều nội dung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn chưa được làm rõ.
Vụ án Hồ Duy Hải được coi là một trong những vụ được chú ý nhiều nhất trong các năm qua tại Việt Nam và khiến quốc tế phải lên tiếng.
Theo nội dung vụ án, Hồ Duy Hải quen biết với 2 nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi ở ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An vào năm 2007. Sáng ngày 14/1/2008, người ta phát hiện 2 nữ nhân viên này bị sát hại dã man tại nơi làm việc.
Các bản án sơ thẩm và phúc thẩm sau đó ở tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh vào các năm 2008 và 2009 đều xác định Hải, lúc đó mới 23 tuổi, đã “giết người” và “cướp tài sản”, và tuyên án tử hình,
Sau khi hai bản án được tuyên, mẹ của Hồ Duy Hải là bà Nguyễn Thị Loan đã đi kêu oan cho con ở khắp nơi nhiều năm ròng rã.
Hồi tháng trước, Ân xá Quốc tế Na Uy đã gửi thư với chữ ký của hơn 25.000 người đến Tổng Bí Thư – Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng kêu gọi huỷ bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải.
Trước đó, vào tháng 5/2018, một kiến nghị với 25.000 chứ ký cũng đã được gửi tới cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang kêu oan cho tử tù Hồ Duy Hải.
Năm 2015, Uỷ ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam tuyên bố việc xét xử Hồ Duy Hải đã diễn ra không đúng các trình tự pháp luật, thiếu bằng chứng, và kêu gọi điều tra lại.
Trước đó, vào tháng 12/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã ra lệnh hoãn thi hành án, đúng một ngày trước khi Hồ Duy Hải bị thi hành án.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ho-duy-hai-sentence-annulled-11302019084538.html

Gánh nặng nợ nần

của người di dân Việt Nam không có giấy tờ ở Châu Âu

Anh Phong, 27 tuổi, là một người Việt Nam di dân không có giấy tờ. Anh làm việc 11 giờ một ngày, 6 ngày một tuần tại một nhà hàng Việt Nam ở Paris với mức lương  1,550 Euro một tháng. Mỗi xu anh Phong đều dành dụm để trả khoản nợ 15,000 Euro. Anh đã vay khoản tiền này để đưa cho tay buôn người, nhằm chi trả cho chi phí vượt biên từ Nghệ An ở miền Trung Việt Nam đến Pháp. Mặc dù anh Phong không nằm trong số những người chết ở Essex, nhưng câu chuyện của anh có thể giúp mọi người hình dung rõ ràng hơn về những thảm kịch gần đây.
Theo tờ OpenDemocracy đưa tin, những kẻ buôn lậu cung cấp dịch vụ hậu cần với một khoản phí phải thanh toán ngay. Những người vượt biên sẽ vay mượn người thân, bạn bè, ngân hàng… Đơn cử là anh Phong phải vay chú của anh 1,000 euro và thêm 6,000 euro từ giáo xứ địa phương. Việc vượt biên sang châu Âu cũng thường là một kế hoạch dài hạn. Từ năm 2010 đến năm 2014, anh Phong thu thập thông tin về những kẻ buôn lậu và huy động tiền. Họ thường phải tự gánh chịu chi phí bằng cách vay tiền tại địa phương. Những kẻ buôn lậu chỉ thu tiền của họ. Sau đó, những người vượt biên  này phải làm các công việc bẩn thỉu, nguy hiểm và cực nhọc để trả nợ. Công việc đầu tiên của Phong ở Paris là xây dựng, sau đó là nhà hàng với điều kiện làm việc tồi tệ. Câu chuyện về anh Phong là một bài học về các khoản nợ của việc vượt biên.
Nó phức tạp hơn nhiều so với những gì mọi người mô tả. Khoản nợ này có thể đè bẹp họ và gia đình của họ. Anh Phong bị ám ảnh bởi việc trả các khoản vay và nỗi sợ lớn nhất của anh là bị bắt và trục xuất về Việt Nam trước khi anh đủ tiền trả nợ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/ganh-nang-no-nan-cua-nguoi-di-dan-viet-nam-khong-co-giay-to-o-chau-au/

Phóng viên báo công an

kéo đến đêm thơ của sếp cũ kêu oan đòi nhà

Tin Vietnam.- Ngày 30 tháng 11 năm 2019, nhiều tài khoản facebook tại Việt Nam loan truyền các hình ảnh về việc những phóng viên báo Công an nhân dân kéo đến nhà hát Âu Cơ, tại Hà Nội- nơi diễn ra đêm thơ nhạc kỷ niệm 50 năm trong quân ngũ của trung tướng công an Nguyễn Hữu Ước để đòi nhà.
Ông Ước từng là Tổng biên tập báo Công an nhân dân, hiện nay đang là Chủ tịch chi hội Nhà văn công an. Nội dung trong các biểu ngữ mà những người được cho là phóng viên báo Công an nhân dân ghi: Bàn giao chung cư báo Công an nhân dân là ưu tiên số một. Đề nghị ông Hữu Ước ngừng đêm thơ để bàn giao chung cư báo Công an nhân dân.
Trước đó, nhiều phóng viên báo Công an nhân dân đã làm đơn khiếu nại về việc họ đã bỏ ra số tiền lớn để mua nhà tại một khu chung cư. Tuy nhiên, suốt 9 năm qua họ vẫn chưa nhận được nhà. Trả lời sự việc này trên báo Dân Việt vào tháng 9 năm 2019, ông Ước nói rằng, bất mãn của những phóng viên “oan” này là đúng. Vì 9 năm mà chưa giao được nhà cho các “cán bộ”, “chiến sĩ” của ông là hoàn toàn có trách nhiệm. Tuy nhiên, việc ông có lỗi hay không thì là chuyện khác!
Được biết, báo Công an nhân dân có cơ quan chủ quản là bộ công an cộng sản Việt Nam. Những phóng viên trong tờ báo này đều được biên chế, và phong cấp bậc như những công an khác. Và đây cũng là tờ báo chuyên có nhiều bài viết đả kích, tấn công những người đấu tranh dân chủ trong nước với thái độ hằn học, xem người yêu nước là tội phạm, là kẻ thù, là những người bị tổ chức Việt Tân, hoặc người Việt ở hải ngoại giật dây.
Giờ đây, nhiều người trong tờ báo này đã trở thành phóng viên “oan”, bị chính sếp của mình, một tướng công an kỳ cựu lừa đảo. Trước những lời kêu cứu trên của “đồng đội” mình, bên trong đêm thơ của ông Ước vẫn diễn ra như không có chuyện gì.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/phong-vien-bao-cong-an-keo-den-dem-tho-cua-sep-cu-keu-oan-doi-nha/

Thi thể của tất cả 39 nạn nhân bỏ mạng ở Anh

đã về đến Việt Nam

Thi thể và tro của 23 nạn nhân còn lại trong số 39 người thiệt mạng khi tìm đường vào Anh hồi tháng 10 vừa qua, đã về đến sân bay Quốc tế Nội Bài ở Hà Nội vào sáng sớm ngày 30/11. Truyền thông trong nước loan tin này vào cùng ngày.
23 nạn nhân còn lại đến từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Hải Dương và Hải Phòng.
Đợt bàn giao đợt 1 với 16 trường hợp khác diễn ra hôm 27 tháng 11 vừa qua.
39 nạn nhân người Việt đã thiệt mạng trên một xe container đông lạnh khi tìm đường vượt biên trái phép vào Anh hồi tháng 10 vừa qua. Xác của họ trên chiếc xe được cảnh sát Essex, Anh phát hiện hôm 23/10.
Truyền thông trong nước trích lời giới chức các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, hai địa phương có nhiều nạn nhân nhất, cho biết họ đã có mặt tại sân bay Nội Bài để tiếp nhận thi hai và tro của các nạn nhân để bàn giao cho các gia đình.
Trong lần tiếp nhận trước, giới chức các địa phương cho biết, vì lý do an ninh, gia đình các nạn nhân không có mặt ở sân bay để đón nhận các thi thể và tro nạn nhân.
Chính phủ Việt Nam đã quyết định ứng trước tiền giúp các gia đình nạn nhân đưa xác người thân về nước. Chi phí cho việc đưa một xác về Việt Nam là hơn 66 triệu đồng và đưa lọ tro là khoảng 41 triệu đồng. Các gia đình nạn nhân ngoài ra cũng nhận được tài trợ chi phí khoảng 66 triệu đồng từ bà Đỗ Thị Kim Liên, Lãnh sự danh dự Cộng hoà Nam Phi tại Việt Nam. Tuy nhiên một số gia đình cho biết họ vẫn còn những khoản nợ rất lớn đến hàng trăm triệu đồng trước đó do vay mượn để đưa người thân vượt biên vào Anh.
Sau vụ việc này, cảnh sát Anh đã bắt giữ 7 người liên quan đến việc đưa lậu người vào Anh.
Tại Việt Nam, công an cũng đã bắt giữ 11 người ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh vì liên quan đến buôn lậu người.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/remains-of-all-39-victims-returned-to-vn-11302019103728.html

Người Việt ở Hong Kong ủng hộ phong trào dân chủ

Cao Nguyên
Làn sóng biểu tình đòi dân chủ cho Hong Kong, phản đối sự can thiệp của Trung Quốc đã kéo dài được 6 tháng. Những cuộc biểu tình đã dẫn đến những bạo động và hàng ngàn người, trong đó rất đông sinh viên đã bị bắt, có người bị thương do đạn của cảnh sát hoặc bị đánh đập.
Hong Kong cũng là vùng đất có nhiều người Việt, bao gồm cả các bạn sinh viên đang sinh sống và học tập tại đây.
Khuyên người dân không nên tham gia biểu tình
Theo thông tin từ báo chí Nhà nước, ngày 18/11, Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong và Macau đã hỗ trợ 40 sinh viên đang du học tại Hong Kong về nước an toàn.
Bộ Ngoại giao cũng đã chỉ đạo Tổng lãnh sự tiếp tục theo dõi sát tình hình, giữ liên lạc chặt chẽ với cơ quan chức năng sở tại và công dân Việt Nam, sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết.
Trước thông tin trên, một bạn du học sinh yêu cầu được giấu tên đang ở Hong Kong cho biết thêm về thực trạng công tác hỗ trợ của Tổng lãnh sự (TLS) Việt Nam qua email rằng:
“Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong có cố gắng liên lạc với sinh viên Việt Nam đang du học tại Hong Kong, tuy nhiên việc hỗ trợ về đi lại hay chỗ ở không được thông báo một cách chính thức.
Việc TLS tuyên bố hỗ trợ đưa năm sinh viên từ đại học Trung Văn (Chinese Unversity) ra sân bay là có thật. Tuy nhiên sự hỗ trợ chỉ dừng lại ở việc đưa ra sân bay, ngoài ra không có gì hơn.
Bộ ngoại giao và TLS tuyên bố đã “đưa 40 sinh viên Việt Nam ở Hong Kong về nước” là chưa xảy ra. Vì ngoại trừ năm sinh viên được hỗ trợ đưa ra sân bay, các bạn còn lại đều tự về (bao gồm tự đi ra sân bay và tự chi trả kinh phí chuyến bay).
Thậm chí ngày hôm 21-11, khi bộ ngoại giao tổ chức họp báo, hơn 10 bạn đã quay trở lại Hong Kong để tiếp tục công việc tại đại học Khoa học kỹ thuật Hong Kong từ ngày thứ Ba (19/11).”
Ngoài ra, bạn này chia sẻ thêm là hiện nay bạn vẫn chưa quyết định trở về Việt Nam vì công việc cá nhân ở Hong Kong còn nhiều và quan trọng hơn là bạn vẫn cảm thấy an toàn khi ở lại Hong Kong.
Trong khi đó, linh mục Nguyễn Kim Sơn, người đã sinh sống và làm việc tại Hong Kong hơn 10 năm cho RFA biết một quan chức làm việc ở TLS Việt Nam có nhờ ông vận động giáo dân Việt không nên tham gia vào các cuộc biểu tình:
“Trước đây mình có quen với một anh làm trong lãnh sự quán ở Việt Nam. Ảnh có hỏi mình tình hình như thế nào, nhưng họ chỉ hỏi vậy thôi.
Ông ấy nói với mình là lấy tư cách là linh mục thì nên khuyên ngăn các anh chị giáo dân đừng có đi biểu tình, đừng dính dáng đến các vụ việc đó, chứ họ cũng không đến thẳng với người dân để nói chuyện.”
Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 12/9/2019, trả lời tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc về thái độ của Việt Nam đối với tình hình ở Hong Kong, người phát ngôn Bộ Ngoại giao bà Lê Thị Thu Hằng nói “Việt Nam tôn trọng chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, các quy chế liên quan của Hong Kong và hi vọng tình hình Hong Kong sớm trở lại bình thường, tiếp tục ổn định, phồn vinh, duy trì vị trí là trung tâm tài chính, thương mại quan trọng của khu vực và thế giới.”
Ủng hộ phong trào dân chủ Hong Kong, nhưng…
Chị Hương, một người Hong Kong gốc Việt thường nhập hàng hoá Hong Kong về bán ở Việt Nam nhiều năm nay khẳng định vẫn luôn ủng hộ các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong:
“Mình cũng luôn luôn đồng hành với những người dân biểu tình ở đây. Thực ra thì mình cũng không phải là hiểu được nhiều lắm đâu nhưng vẫn phân biệt được giữa cái ác và cái thiện và nền dân chủ nó làm cho mình như thế nào để có quyền được độc lập như thế.”
Bạn du học sinh giấu tên thẳng thắn nêu quan điểm ủng hộ việc người dân Hong Kong xuống đường biểu tình đòi quyền cơ bản. Và việc chính quyền đáp ứng chậm các yêu cầu của người dân đã tạo ra bạo lực, bất ổn ở Hong Kong trong nhiều tháng gần đây:
“Đứng ở góc độ cá nhân, việc biểu tình của người dân Hong Kong là cần thiết để đưa ra quan điểm của người dân trước những chính sách về mặt luật pháp và chính trị của chính quyền Hong Kong.
Tuy nhiên việc leo thang bạo lực ở cả hai phía người biểu tình và cảnh sát là đáng lên án. Các cuộc biểu tình này cho thấy luật biểu tình là cần thiết để hỗ trợ người dân biểu đạt suy nghĩ và chính kiến của mình đối với chính quyền.
Chính quyền cần nhanh chóng ứng phó và trả lời các yêu cầu của người dân nhằm tránh xung đột leo thang. Đây là điều mà chính phủ Hong Kong đã không làm được trong thời gian vừa qua.
Theo quan sát của cá nhân, xung đột giữa người biểu tình và chính quyền Hong Kong gần như không thể giải quyết do một trong các yêu sách của người biểu tình đòi hỏi phổ thông đầu phiếu, việc mà Bắc Kinh sẽ không bao giờ cho phép nhằm tạo ảnh hưởng chính trị nhất định lên Hong Kong.”
Linh mục Nguyễn Kim Sơn phân tích rằng vấn đề ở Hong Kong hiện nay rất là phức tạp và sâu rộng. Ông cho biết cá nhân cũng như đa số người dân Hong Kong đều ủng hộ phong trào dân chủ nhưng cũng không hài lòng về các hành động tấn công bạo lực.
Còn về ý kiến chỉ trích các cuộc tuần hành, phản đối người biểu tình vì cho rằng chính những người này gây nên nên bất ổn, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở Hong Kong, linh mục Sơn lý giải rằng Hong Kong hiện nay có thể nhìn có vẻ như ổn định chứ lâu dài thì chưa chắc:
“Nhưng vấn đề biểu tình thì một nửa ủng hộ, một nửa thì không. Họ muốn một xã hội ổn định. Nhưng trước mắt thì ổn định chứ về lâu dai thì chưa chắc nó đã ổn định. Chỉ là trước mắt thôi, còn về lâu về dài thì người Hong Kong đều ủng hộ vấn đề dân chủ mà.”
Cuộc sống có bị ảnh hưởng nhưng không nhiều
Những cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng đã ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế của Hong Kong. Theo hãng tin Reuters, Chính phủ Hong Kong xác nhận vào ngày 15/11 vừa qua rằng GDP của Hong Kong giảm 3,2% từ tháng Sáu đến tháng Chín. Các ngành kinh doanh, dịch vụ và du lịch đều bị ảnh hưởng nặng nề. Cuộc sống người Việt ở Hong Kong vì vậy cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Linh lục Nguyễn Kim Sơn nói rằng những cuộc biểu tình kéo dài có ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật nhưng ông không thấy quá phiền hà vì đây là tình hình chung:
“Trước mắt không có ảnh hưởng trực tiếp vì tình hình đang xảy ra thì ảnh hưởng chung đến tình hình của Hong Kong.
Thứ nhất là vấn đề giao thông bởi vì người biểu tình trong vấn đề phản đối thì họ cũng có làm thiệt hại đến các tuyến đường xe điện ngầm, các trạm xe điện ngầm. Chính vì vậy, các trạm xe điện ngầm phải điều chỉnh lại giờ hoạt động, rút ngắn thời gian hoạt động. các chuyến xe sẽ ít hơn, một số trạm ngưng hoạt động luôn.
Thứ 2 là ở một số địa điểm gọi là địa điểm nóng người đi lại cũng bị hạn chế.
Tình hình biểu tình kéo dài như vậy thì một số ngành nghề bị giảm thiểu, như là lĩnh vực phục vụ nhà hàng ăn uống không có khách nhiều, cho nên là công ăn việc làm của họ cũng bị ảnh hưởng luôn. Đó là những cái cơ bản.
Bạn sinh viên giấu tên cũng cho rằng việc biểu tình ở Hong Kong có ảnh hưởng đến cuộc sống của du học sinh Việt Nam nhưng không nhiều, chủ yếu vẫn là giao thông bị gián đoạn, ách tắc tàu điện khiến việc đi lại khó khăn hơn.
Có thời điểm, việc biểu tình còn khiến các trường đại học phải đóng cửa:
“Các trường đại học phải đóng cửa khiến các bạn sinh viên không còn môi trường để làm việc. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh an ninh thì xã hội Hong Kong vẫn vận hành bình thường.
Các bạn sinh viên nước ngoài gần như được đảm bảo an toàn nếu không trực tiếp tham gia biểu tình hoặc tranh cãi với người biểu tình.”
Chị Hương cho biết về những khó khăn mà một người buôn bán như chị đang gặp phải khi những cuộc biểu tình vẫn đang tiếp diễn:
“Ảnh hưởng là thu nhập không đều đặn như trước bởi vì nghỉ hẳn mà nghỉ thì đâu có lương. Rơi vào những thời điểm như thế này thì mình đâu có làm được cái gì đâu, rồi là bên hải quan họ cũng không làm cho nên mình cũng không đánh được hàng về thì mọi thứ tắc nghẽn hết.”
Theo tờ South China Morning Post, nhân dịp lễ Tạ ơn năm 2019, hàng ngàn người dân Hong Kong đã xuống đường tuần hành để cảm ơn nước Mỹ vì Tổng thống Trump đã thông qua hai dự luật ủng hộ dân chủ ở Hong Kong vào ngày 27/11/2019.
Theo đó, điều luật này cho phép Hoa Kỳ có thể áp dụng cấm vận đối với các quan chức Trung Quốc và Hong Kong bị xác định là vi phạm nhân quyền. Luật cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hàng năm phải xem xét tình hình Hong Kong, đảm bảo khu vực này có được các tự do đặc biệt, nếu không Washington sẽ rút lại quy chế đặc biệt dành cho Hong Kong.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-vietnamese-in-hk-think-about-protests-11292019170231.html

Trốn nã 26 năm

vẫn giữ chức Chánh văn phòng tòa án huyện Cao Phong

Công an tỉnh Hoà Bình vừa bắt giữ Nguyễn Quang Huy (SN 1973, trú tại TP Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình), kẻ trốn truy nã suốt 26 năm về tội “Phá huỷ công trình phương tiện quan trọng về an toàn an ninh quốc gia”. Khi bị bắt, Huy đang giữ chức Chánh Văn phòng TAND huyện Cao Phong.
Sau 7 năm trốn nã, kẻ cướp tài sản lĩnh 7 năm tù
Giả làm ngư dân để trốn nã vẫn không thoát
Tên cướp trốn nã bị lộ “thân phận” khi đang đóng vai du khách
Sáng nay (30-11), Đại tá Phạm Hồng Tuyến – Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, chiều 28-11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra lệnh bắt giữ khẩn cấp đối với Nguyễn Quang Huy (SN 1973, trú tại TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) để điều tra làm rõ hành vi phạm tội cách đây… 26 năm.
Trước đó, Huy đã bị truy nã vào năm 1993 sau khi phạm tội “Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia”.
Theo tài liệu tố tụng, năm 1993, Huy cùng 4 bị cáo khác (đã bị xét xử – PV) có hành vi phá hoại một công trình trong hệ thống Thủy điện Hòa Bình, vốn là công trình an ninh quốc gia.
Sau khi sự việc được làm rõ, Huy bỏ trốn trong khi 4 đồng bọn bị xét xử phạt tù giam. Bẵng đi nhiều năm, không rõ bằng cách nào, Huy vẫn điềm nhiên sinh sống tại chính nơi mình đã từng gây ra sự việc, thậm chí vào làm việc trong cơ quan Nhà nước, một cơ quan liên quan đến pháp luật.
Huy được bổ nhiệm giữ chức Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong. Quá trình công tác, Huy được TAND tỉnh Hòa Bình cử đi học lớp nghiệp vụ Thẩm phán. Tuy nhiên Huy chưa được bổ nhiệm.
Qua quá trình xác minh lý lịch người thân của Huy, cơ quan chức năng bất ngờ phát hiện Huy có lệnh truy nã cách đây đã 26 năm nên đã tiến hành bắt giữ.
Đối với tội danh “Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia”, bị can bị truy nã vô thời hiệu nên việc Huy bị bắt để phục vụ điều tra là điều hoàn toàn đúng theo luật tố tụng hình sự.
Hiệp Bình
http://cand.com.vn/Ban-tin-113/Tron-na-26-nam-van-giu-chuc-Chanh-van-phong-toa-an-huyen-572120/

Quanh tin một nhóm người Bắc Hàn “bị giữ ở Việt Nam”

Một nhóm gười Bắc Hàn có nguy cơ đã bị bắt và gửi trở lại Bắc Hàn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, một nhóm vận động nhân quyền cho Bắc Hàn cho BBC News Tiếng Hàn biết.
Theo tổ chức Công lý cho Bắc Hàn (Justice for North Korea), nhóm người Bắc Hàn này (có tin nói ít nhất mười người, hoặc tới mười bốn người) rời Trung Quốc vào ngày 23/11/2019 và vượt biên giới sang Việt Nam qua ngả thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nhưng bị bộ đội biên phòng Việt Nam bắt giữ.
Jung Peter, một đại diện của tổ chức Công lý cho Bắc Hàn, nói đã mất liên lạc sau khi ông có được liên hệ lần cuối vào thứ Tư, 27/11.
Seoul trao trả ngư dân Bắc Hàn ‘giết 16 người’
Nam Hàn nói một lính Bắc Hàn vượt qua DMZ
Han Sung-ok: Một người Bắc Hàn ‘chết đói’ ở Nam Hàn?
Tin tặc lấy được dữ liệu của người đào tẩu Bắc Hàn
Mục sư Kim, đại diện của tổ chức thừa sai Caleb Missions, người đã giúp giải cứu từ Hàn Quốc nhiều người đào thoát từ Bắc Hàn, đã liên lạc với một người trong nhóm cho đến ngày 29/11, nhưng ông nói, “Sau khi được nói rằng họ sẽ được [Việt Nam] bàn giao cho Trung Quốc, liên lạc với họ đã bị ngắt.”
Tổ chức Công lý cho Bắc Hàn cho biết nhóm người này gồm có cả nam lẫn nữ, trong đó có ba tù nhân từ Bắc Hàn, bảy phụ nữ Bắc Hàn, họ đều đã ở Trung Quốc và không có trẻ em.
Nhóm người Bắc Hàn được cho là đã bị giam giữ gần tại một địa điểm thuộc vùng biên giới là cửa ngõ giữa Trung Quốc và Việt Nam, nằm giữa tây nam Trung Quốc và đông bắc Việt Nam, đây là nơi Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un đã di chuyển bằng một tàu vào Việt Nam hồi tháng 2/2019 để tham dự một hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Tổ chức Đoàn kết Công lý Bắc Hàn đã yêu cầu Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc bảo vệ và câu trả lời nhận được phía Hàn Quốc “đang làm hết sức mình trong tình hình hiện tại.”
‘Kêu gọi can thiệp’
Ông Jung cũng kêu gọi sự can thiệp của chính phủ Hàn Quốc, nói rằng Bộ Ngoại giao cần nỗ lực tích cực để bảo vệ người tị nạn Bắc Triều Tiên theo Công ước về người tị nạn quốc tế.
Xả súng ở cửa khẩu với TQ, 7 người chết
Bắc Hàn bắn chết ba người vượt biên
Giải mã hội nghị Trump-Kim ‘không ký gì’ ở Hà Nội
Trong khi đó, một quan chức của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam nói với BBC Tiếng Hàn rằng:
“Chúng tôi không thể xác nhận sự việc vì sự an toàn của những người Bắc Triều Tiên quan trọng hơn bất cứ điều gì khác”.
Chúng tôi không thể xác nhận sự việc vì sự an toàn của những người Bắc Triều Tiên quan trọng hơn bất cứ điều gì khácMột nhà ngoại giao Hàn Quốc tại Việt Nam
Sau thượng đỉnh Hà Nội tháng 2/2018, quan hệ giữa Việt Nam và Bắc Hàn trở nên ấm hơn và người tỵ nạn Bắc Hàn trốn sang đến Việt Nam qua đường biên giới Trung – Việt có nhiều khả năng bị trao nộp lại cho phía Trung Quốc hơn là cho phép đi nước thứ ba.
Hồi tháng 4/2019, Đài Á châu Tự Do dẫn nguồn từ truyền thông Mỹ và Hàn Quốc, đưa tin cho hay chính quyền Việt Nam đã trục xuất 3 người ti nạn Bắc Hàn sang Trung Quốc sau khi họ vượt biên vào Việt Nam.
“Hà Nội vừa trục xuất 3 người tị nạn Bắc Hàn sang Trung Quốc giữa lúc có những lo ngại là những người này sẽ bị Trung Quốc trao trả lại cho Bắc Hàn nơi họ sẽ phải chịu những trừng phạt vì chạy trốn khỏi đất nước, Washington Post và tờ The Chosunilbo của Nam Hàn loan tin này hôm 4/4.
“Sự việc diễn ra chỉ một tháng sau hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ – Bắc Hàn tại Hà Nội.
“The Chosunilbo trích lời giới chức ngoại giao Nam Hàn cho biết Bộ Ngoại giao Nam Hàn đã có những biện pháp cần thiết đối với những người đào tỵ Bắc Hàn bị Việt Nam bắt giữ ở khu vực biên giới thuộc tỉnh Hà Tĩnh hôm thứ Hai, ngày 1 tháng 4. Những người này được cho biết đã chạy khỏi Bắc Hàn và sang Trung Quốc trước khi tìm cách vượt biên vào Việt Nam.
“Bộ Ngoại giao Nam Hàn cho biết Đại sứ quán Nam Hàn ở Hà Nội đã biết về vụ việc và đã yêu cầu giới chức Việt Nam không trục xuất những người này về Bắc Hàn và vì vậy những người này chỉ bị trục xuất về lại Trung Quốc,” vẫn theo Đài Á châu Tự Do.
Tuy nhiên, một cựu quan chức ngoại giao được the Chosunilbo trích lời cho biết nếu phía Nam Hàn làm mạnh mẽ hơn thì những người đào tỵ Bắc Hàn đã có thể ở lại Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50613563

Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận

trên vấn đề Biển Đông

Trung quốc đã cho rút tàu khảo sát Hải Dương 08 (HD 08)vànhóm tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam từ hôm 24/10/2019, tình hình Biển Đông tạm thời lắng dịu. Tuy nhiên, những cơn sóng ngầm vẫn đang âm ỉ và có thể bùng phát bất cứ lúc nào bởi lẽ mục tiêu của Trung Quốc là khống chế, độc chiếm Biển Đông và cách làm của Trung Quốc là gia tăng áp lực để buộc Việt Nam phải khuất phục.
Nhìn lại những hoạt động của Trung Quốc thời gian qua ở Biển Đông với các nước láng giềng có thể thấy Bắc Kinh hành động ngày càng hung hăng, hành động ngày càng leo thang nguy hiểm. Do vậy, ngay từ bây giờ lúc mà những căng thẳng ở Biển Đông tạm thời lắng xuống, Việt Nam cần đánh giá lại vụ việc Trung Quốc xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam suốt gần 4 tháng qua để từ đó chuẩn bị cho những đối sách trong tương lai khi mà Trung Quốc có những hành động leo thang mới. Xin nêu một số ý kiến với nhà chức trách Hà Nội.
Mặc dù, cuối cùng tàu Trung Quốc cũng rút, nhưng có thể thấy rằng ròng dã suốt gần 4 tháng, Hà Nội kiên trì đấu tranh ngoại giao. Theo một số nguồn tin thì Hà Nội đã có ít nhất 40 lần giao thiệp với Bắc Kinh trong suốt thời gian tàu Trung Quốc hoành hành trong vùng biển Việt Nam, nhưng nhóm tàu khảo sát cứ ra tiếp nhiên liệu ở đá Chữ Thập rồi lại vào gây hấn đã 4 lần tiến vào vùng biển của Việt Nam trong gần 4 tháng và nguy hiểm hơn là lần sau tàu Trung Quốc lại vào sâu hơn, gần bờ biển Việt hơn (có lúc cách bờ biển Việt Nam chưa đến 100 hải lý), tạo ra một tiền lệ rất xấu.
Nhóm tàuHD 08 của Trung Quốc chỉ rút khi mà giàn khoan Hakuryu 5 rời khỏi khu vực Lô 06-1, thực tế là Bắc Kinh đã thách thức sự hiện diện của giàn khoan Hakuryu-5 đến cùng. Tuy nhiên Việt Nam cũng hoàn thành được công việc khoan ở Lô 06-1, nhưng xuất hiện tình huống là nếu Việt Nam cứ triển khai các hoạt động dầu khí của mình là Trung Quốc sẽ quấy phá, cũng làm thậm chí rối đến lúc họ cũng tiến hành khoan nganh cạnh giàn khoan của Việt Nam. Việt Nam cần chuẩn bị sẵn để đối phó với tình huống này.
Một điều đáng quan ngại là xem ra Trung Quốc không còn coi trọng dư luận quốc tế, họ xem thường tất cả. Trung Quốc làm ngơ trước tất cả những lời tố cáo, lên án của cộng đồng quốc tế. Ngay cả những cảnh báo nghiêm khắc từ phía Mỹ lên án hành vi bắt nạt của Trung Quốc cũng không lay động Bắc
Kinh. Thậm chí họ còn làm mạnh hơn nữa khi tiếp tế nhiên liệu cho chiếc Hải Dương 08 rồi đưa trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần bãi Tư Chính.
Cách đây 5 năm, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa miền Trung Việt Nam tháng 05/2014, Trung Quốc đã phải rút giàn khoan trước thời hạn (mặc dù khi đó Bắc Kinh nói rằng công việc của giàn khoan đã hoàn thành trước thời hạn)trước đấu tranh kiên quyết của Việt Nam và phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Một nguyên nhân hết sức quan trọng mà Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 trước thời hạn còn vì Bắc Kinh lo ngại Hà Nội có thể tham gia vào vụ kiện do Philippines khởi sướng đầu năm 2013. Đây chính là “gót chân Asin” của Trung Quốc mà Việt Nam cần khai thác trong tương lai.
Một số ý kiến cũng cho rằng sở dĩ Trung Quốc lấn tới trong vụ việc xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam lần này là do Việt Nam đấu tranh chưa đủ mạnh như trong vụ việc giàn khoan HD 981 và dường như Hà Nội còn có lo ngại rằng đấu tranh mạnh có thể ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Từ những phân tích đánh giá kể trên, Hà Nội cần rút ra những bài học kinh nghiệm để ứng phó với các hành vi ngang ngược của Trung Quốc trong tương lai. Vậy chiến lược của Việt Nam trong đối phó với hành vi xâm lấn mới của Trung Quốc phải như thế nào? Với tư cách một người Việt ở hải ngoại, xin nêu một số ý kiến để Hà Nội có thể tham khảo.
Hà nội lâu nay vẫn chủ trương làm bạn với tất cả các nước và phương châm là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” trong xử lý các mối quan hệ quốc tế. Trong quan hệ với 2 nước lớn Mỹ và Trung Quốc thì cần thực hiện phương châm này một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt.
Vừa qua Hà Nội đã đặt việc hợp tác trên đấu tranh trong quan hệ với anh bạn láng giềng phương Bắc nhưng Hà Nội có thể xem xét khả năng tiếp thêm sức mạnh cho vế đấu tranh trong chiến lược cố hữu của mình – mà không làm phương hại đến thế cân bằng tế nhị của chủ trương “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.
Mặt khác, trong quan hệ với Mỹ, Hà Nội cần tăng thêm liều lượng hợp tác để tạo đối trọng với Trung Quốc. Mỹ đang có thái độ cứng rắn nhất với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Những động thái gần cho thấy dường như Mỹ đã đứng hẳn về phía Việt Nam trong cuộc chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Washington hiện rất coi trọng vai trò của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, trong ASEAN và trong chiến lược Ấn Độ dương – Thái Bình dương tự do, rộng mở mà Tổng thống D. Trump nêu ra năm 2017 tại Diễn đàn cấp cao APEC ở Việt Nam. Hà Nội cần tranh thủ điều này để tăng liều lượng hợp tác các mặt với Mỹ, kể cả trên vấn đề Biển Đông. Việc tăng cường hợp tác hơn với Mỹ, tranh thủ Mỹ trên vấn đề Biển Đông hoàn toàn không trái với chính sách “3 Không” mà Việt Nam tuyên bố lâu nay (không tham gia các liên minh quân sự, không cho nước ngoại đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không dựa vào nước thứ hai để chống lại một nước thứ ba).
Với cách tiếp cận đó, Hà nội nên sớm nâng cấp quan hệ với Washington lên “đối tác chiến lược”. Điều này sẽ phát đi một tín hiệu rằng Việt Nam và Mỹ có cùng một lợi ích chiến lược lâu dài – một lời thách thức kín đáo gửi đến Trung Quốc. Hà Nội vẫn có thể hợp tác với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh sẽ biết rằng Washington có thể xen vào các cuộc khủng hoảng Biển Đông tương lai một cách cụ thể hơn là những lời nói “suông” hiện nay.
Hà Nội cũng có thể tiếp tục phát triển và tăng cường mạng lưới quan hệ quốc phòng với các nước ASEAN, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Thúc đẩy được các nước này lên tiếng phản đối mạnh mẽ các hành vi xâm lấn của Trung Quốc trong tương lai. Trong vụ việc nhóm tàu HD 08 xâm lấn vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, các nước này chỉ bày tỏ phản ứng có mức độ, có thể do Việt Nam chưa đưa ra hết các thông tin liên quan đến vụ việc (như sơ đồ giải thích rõ tính bất hợp pháp trong các hoạt động của tàu Trung Quốc, băng hình các hành động gây hấn, phun vòi rồng của tàu Trung Quốc…).
Một điểm mới là gần đây, các nước EU, nhất là các nước Anh, Pháp Đức tỏ ra quan tâm và có thái độ mạnh mẽ hơn trên vấn đề Biển Đông, trong đó luôn đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật. Trong vụ việc nhóm tàu Hải Dương 08, ba nước Anh, Pháp, Đức còn ra Tuyên bố chung bày tỏ quan ngại và kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Việt Nam cần tiếp tục vận động, khai thác các nước này trong cuộc đấu tranh bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp ở Biển Đông.
Việt Nam nên tiến hành tập trận chung với các nước nói trên ở Biển Đông nhằm tạo đan xen lợi ích của các nước ở Biển Đông. Sự hiện diện của tàu chiến các nước ngoài khu vực ở Biển Đông, nhất là khi họ tham gia diễn tập chung cùng Việt Nam là nhân tố hết sức quan trọng kiềm chế sự bá quyền của Trung
Quốc ở Biển Đông. Trên thực tế, Philippines đã nhiều lần tham gia tập trận chung cùng các nước Mỹ, Nhật, Úc….
Để ngăn ngừa những hành động gây hấn leo thang mới của Trung Quốc, ngay từ bây giờ Hà Nội cần trao đổi thẳng thắn với Bắc Kinh về việc sử dụng biện pháp pháp lý. Hà Nội cần gửi cho Bắc Kinh một thông điệp thực sự nghiêm khắc, cảnh báo với Bắc Kinh rằng nếu tiếp tục có hành vi mới xâm lấn vùng biển của Việt Nam thì phía Việt Nam buộc phải sử dụng biện pháp pháp lý; nhấn mạnh với Bắc Kinh đây là biện pháp duy nhất để hai nước có thể làm sáng tỏ những bất đồng ở Biển Đông mà vẫn giữ đươc hòa bình khu vực. Điều này phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và cũng là biện pháp duy nhất hai bên có thể lấy đó làm cơ sở để giải thích cho dư luận mỗi nước.
Sau cùng, Hà Nội cần sử dụng vai trò Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an mà Việt Nam đảm nhận trong năm 2020 để nêu bật những vi phạm của Trung Quốc, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước. Mặt khác, Việt Nam cần đi đầu trong việc tỏ thái độ kiên quyết không khoan nhượng, dẫn dắt ASEAN trong tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) với Trung Quốc để đưa vào COC những nội dung phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; gạt bỏ những nội dung ngăn cản sự can dự, tham gia hợp tác của các nước ngoài khu vực ở Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/31817-viet-nam-can-thay-doi-cach-tiep-can-tren-van-de-bien-dong.html

Dư luận phản đối nhóm người đề nghị

không đặt tên đường Alexandre de Rhodes

Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 30 tháng 11 năm 2019 loan tin, bà tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền, giảng viên khoa Lý luận chính trị trường đại học Khoa học Huế nói rằng bản thân bà đang bị “khủng bố”, vì bà là 1 trong 11 người gửi đơn đề nghị thành phố Đà Nẵng hoãn đặt tên đường với hai giáo sĩ Francisco De Pina, và Alexandre De Rhodes.
Bà Huyền than thở rằng, chưa bao giờ bà thấy việc nghiên cứu khoa học của mình lại mệt mỏi, và nguy hiểm đến vậy. Sau khi bà ghi danh vào đề nghị trên theo đề nghị của phó giáo sư, tiến sĩ Lê Cung thì bà đã bị nhiều người chửi bới, đe doạ. Bà cho biết, không chỉ có bà, mà những thành viên trong nhóm đề nghị cũng đều bị gọi điện, nhắn tin chửi, và bị đe doạ giống như bà.
Phóng viên báo Tuổi trẻ liên hệ với 2 người trong nhóm phản đối đặt tên đường là ông Lê Cung, và ông Nguyễn Đắc Xuân, thì hai người này không cho biết gì.
Trước đó, ông phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng đã tố cáo trên truyền thông rằng, ông không phản đối đặt tên đường hai vị giáo sĩ trên. Nhưng ông cũng đã bị người nào đó ghi tên, địa chỉ của ông vào danh sách những người phản đối.
Nói về nguyên nhân phản đối, ông Nguyễn Đắc Xuân- người được cho là cùng với cộng sản Việt Nam tham gia trong vụ thảm sát Mậu Thân năm 1968- cho rằng gíao sĩ Alexandre de Rhodes tạo ra chữ quốc ngữ không phải giúp phát triển văn minh của dân tộc Việt Nam, mà mục đích của ông chỉ là tạo ra phương tiện để truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Còn ông Lê Cung cho rằng, Alexandre de Rhodes không phải là người tạo ra chữ quốc ngữ, mà là kẻ có tội.
Những ý kiến này ngay lập tức đã gặp sự bất mãn của nhiều người dân Việt Nam, họ cho rằng 11 người trong danh sách là những người ăn cháo đá bát.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/du-luan-phan-doi-nhom-nguoi-de-nghi-khong-dat-ten-duong-alexandre-de-rhodes/

Vì sao phản đối đặt tên đường

2 giáo sĩ có công với chữ quốc ngữ?

TTO – PGS.TS Lê Cung: Alexandre de Rhodes có tội làm sao đặt tên đường được. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: Chữ quốc ngữ tạo ra không nhắm phát triển dân tộc ta mà là công cụ xâm lăng. Giám đốc Sở VH-TT TP Đà Nẵng: “Không nên bỏ bóng đá người”.
Cần Thơ lắp biển tên đường có tiểu sử danh nhân và thông tin… nghị quyết
Lãnh đạo quận vẫn không biết ai đã gắn tên đường lạ hoắc
Đà Nẵng có tên đường mang tên nhà văn Bùi Hiển
Liên quan đến việc đặt tên đường 2 giáo sĩ (linh mục) Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes tại Đà Nẵng, Tuổi Trẻ Online lấy ý kiến sâu của các nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử đã phản đối.
Phải xứng đáng để hậu thế noi gương
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Lê Cung, Trường ĐH Sư phạm Huế (ĐH Huế), người đứng đầu đồng đơn kiến nghị lên lãnh đạo Đà Nẵng cho rằng không nên lấy tên 2 linh mục này để đặt cho đường phố, trường học… vì thời Pháp thuộc, thực dân Pháp muốn người dân thuộc địa biết ơn mẫu quốc đã có công “khai hóa”.
Có lẽ vì vậy nên họ tôn vinh Alexandre de Rhodes là người sáng tác chữ quốc ngữ. Sau ngày bại trận ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp cuốn gói về nước, nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có cả những linh mục, đã chứng minh Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tác chữ quốc ngữ.
Theo ông Cung, thời điểm Alexandre de Rhodes ở Việt Nam, vì thấy những ý định không tốt của ông nên cả chúa Nguyễn ở Đàng Trong lẫn chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đều đã trục xuất, không cho ông ta cư trú và hoạt động ở Việt Nam.
Vì thế ở miền Bắc sau năm 1954 và ở miền Nam sau năm 1975, các đường phố, trường học… mang tên Alexandre de Rhodes (do thực dân Pháp hay chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt) đều bị xóa.
Ông Cung khẳng định: Alexandre de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ. Trái lại, đối với dân tộc Việt Nam, Rhodes là kẻ có tội thì làm sao vinh danh, đặt tên đường được.
Còn phó giáo sư, tiến sĩ Trần Thuận, nguyên phó trưởng khoa lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng việc đặt tên đường cho những nhân vật lịch sử, nhân vật văn hóa phải xem xét đến việc nhân vật đó có đóng góp trong lịch sử, có xứng tầm để hậu thế noi gương hay không.
Bởi việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau.
“Dù TP.HCM đã đặt tên đường này nhưng những nơi khác chưa đặt thì chúng tôi phải nêu ý kiến. Nhất là căn cứ trên quy định pháp lý, những nhân vật mà lịch sử còn tranh cãi chuyện công tội thì cần bàn tỏ tường trước khi quyết định” – ông Thuận nói.
Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng
Nội dung nghị định 91
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân phân tích thêm rằng quá trình ban đầu của việc tạo ra chữ quốc ngữ không nhằm mục đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện để truyền giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta.
Ông Xuân cho rằng chúng ta phải hiểu Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina rất có công với Vatican, với đạo Thiên Chúa ở Việt Nam. Trong phạm vi nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam thì họ có quyền vinh danh những người đã có công với họ.
Còn việc xác định đặt tên đường là vinh danh những người có công với đất nước, với dân tộc.
Không nên “bỏ bóng đá người”
Theo ông Huỳnh Văn Hùng, giám đốc Sở Văn hóa – thể thao TP Đà Nẵng, tranh cãi quanh việc đặt đổi tên đường không phải là mới.
Trước đây đã từng có thời kỳ chúng ta loại bỏ tên đường nhiều vị vua triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Sau đó có nhiều hội thảo lịch sử đã đánh giá lại công trạng của một số nhà vua rồi đặt lại tên đường.
Đối với việc đặt tên 2 vị linh mục có công với tiếng Việt, ông Hùng cho rằng những bậc tiền nhân, sĩ phu yêu nước của dân tộc ta, những nhân vật yêu cách mạng từ thế kỷ trước đều xác định việc truyền bá chữ quốc ngữ là yêu nước.
Cụ thể như các phong trào Duy Tân cho đến việc thành lập Hội truyền bá chữ quốc ngữ do ông Nguyễn Văn Tố, sau này là chủ tịch Quốc hội, đã nỗ lực truyền bá.
“Chữ quốc ngữ là hồn trong nước. Phải đem ra tính trước dân ta. Ông Trần Quý Cáp đã đánh giá cao như vậy. Chúng ta không nên “bỏ bóng đá người” mà phải xem xét và nhận thức đầy đủ” – ông Hùng nói.
https://tuoitre.vn/vi-sao-phan-doi-dat-ten-duong-2-giao-si-co-cong-voi-chu-quoc-ngu-20191126151416452.htm

Chữ quốc ngữ: Trăm năm nhớ các tiên hiền

TTO – Một tọa đàm về chữ quốc ngữ do Đại học Văn Lang tổ chức sáng 30-11 nhằm kỷ niệm 100 năm chữ quốc ngữ được các chuyên gia đóng góp ý kiến, gợi lại hình ảnh đáng kính của những bậc tiên hiền…
Trương Minh Ký – Nhà văn viết chữ quốc ngữ đầu tiên
Trương Vĩnh Ký – Thầy dạy chữ quốc ngữ đầu tiên
Francesco De Pina – người đầu tiên tạo chữ quốc ngữ
Đây là ý tưởng của Câu lạc bộ Văn học – báo chí Văn Lang, nhân dịp vừa tròn 100 năm ngày vua Khải Định ra chiếu dụ ghi nhận khoa thi chữ Hán năm 1919 là khoa thi cuối cùng. Đó cũng chính là bước ngoặt để chữ quốc ngữ có cơ hội phát triển thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia như đã thấy.
Buổi đầu gian khó
Tại sao lại có chữ quốc ngữ? Theo ghi nhận của TS Phạm Thị Kiều Ly – người có một tham luận về quá trình hình thành chữ quốc ngữ từ năm 1615 đến 1919, công đầu của việc ghi âm tiếng Việt bằng chữ Latin thuộc về các giáo sĩ thừa sai Dòng Tên – những người đã đến cửa Hàn của xứ Đàng Trong vào ngày 18-1-1615.
“Các giáo sĩ Dòng Tên đều dùng chữ Latin để ghi âm tiếng nói dân bản địa khi đi truyền giáo”, TS Kiều Ly nhấn mạnh sở trường này của các giáo sĩ.
Trong ghi nhận của các nhà truyền giáo đến nay còn tìm thấy được, theo như Alexandre De Rhodes thì “tôi phải thú nhận rằng khi vừa tới Đàng Trong và nghe người dân xứ này, đặc biệt là các phụ nữ, nói chuyện thì tôi cảm giác như mình nghe tiếng chim gù và tôi gần như mất hi vọng có thể học được thứ tiếng này”.
Còn Francisco De Pina nhận xét “ngôn ngữ này có thanh điệu như một bản xướng âm, cần phải xướng âm trước đã”.
Dù vậy, các nhà truyền giáo đã nỗ lực không ngừng để học tiếng Việt nhằm giao tiếp với dân bản địa, mà việc dùng chữ Latin ghi lại tiếng nói của người Việt chỉ là một công đoạn trong đó.
Theo tìm hiểu của TS Kiều Ly, quá trình ghi âm tiếng Việt từ buổi đầu có công của rất nhiều giáo sĩ tham gia. Chẳng hạn sự ra đời các ký tự â, ơ, ê, ư để ghi âm tiếng Việt là cả một quá trình mày mò, “nghe bạc cả tai” chứ không đơn giản.
Nhớ công các tiên hiền
PGS.TS Hoàng Dũng đóng góp với tọa đàm một tham luận thú vị, đó là trình bày Những giá trị ngôn ngữ và văn hóa của hai cuốn sách Dòng Tên: Từ điển Việt Bồ La (của Alexandre De Rhodes) và Sách sổ sang chép các việc (của Philiphê Bỉnh).
Đặc biệt là phần khảo cứu về Từ điển Việt Bồ La, PGS Hoàng Dũng đã ghi nhận pho từ điển này chứa đựng nhiều giá trị văn hóa độc đáo: thể hiện cái nhìn của người châu Âu đối với văn hóa Việt Nam về sản vật, về phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian… Một số đến nay trở thành tư liệu cho giới nghiên cứu người Việt vì đây là những ghi nhận sớm còn lưu lại.
Đến với tọa đàm, PGS.TS Võ Văn Nhơn (Đại học KHXH&NV TP.HCM) điểm lại một phần sự nghiệp của học giả, nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký dưới góc nhìn đóng góp cho sự phát triển của tiếng Việt.
Theo PGS Võ Văn Nhơn, những công trình như phiên âm Truyện Kiều, Lục Vân Tiên ra quốc ngữ, soạn sách giáo khoa dạy quốc ngữ, chép truyện dân gian Việt Nam, sáng tác, ghi chép bút ký bằng quốc ngữ để phổ biến… cho thấy nỗ lực rất lớn trong việc sử dụng và phổ biến chữ quốc ngữ trên nhiều phương diện cả hàn lâm bác học và văn hóa dân gian.
PGS Võ Văn Nhơn cho rằng “nhờ Trương Vĩnh Ký mà chữ quốc ngữ từ chỗ chỉ là phương tiện phục vụ tôn giáo đã trở thành chữ viết chính thức của quốc gia, nhờ đó mà hình thành một nền quốc văn mới, một nền văn xuôi mới chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Thành ra tôi nghĩ ông Thiếu Sơn có lẽ không nói quá khi gọi Trương Vĩnh Ký là bậc tiên hiền của văn chương quốc ngữ Nam Bộ”.
Ghi nhận công lao của các bậc tiên hiền trong quá trình làm ra và hoàn thiện chữ quốc ngữ như đã thấy chính là nối tiếp phần công việc của tiền nhân, là nhiệm vụ văn hóa quan trọng.
Nói như lời kết của GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, chữ quốc ngữ đến nay là một di sản quý giá cần phải bảo tồn và phát huy.
https://tuoitre.vn/chu-quoc-ngu-tram-nam-nho-cac-tien-hien-20191130144945475.htm

Không có chữ quốc ngữ

thì không có Đảng Cộng sản Việt Nam

Nền chính trị hậu phong kiến và tiền Cộng sản hay Cộng sản sơ khai Việt Nam, nếu nhìn trên khía cạnh lãnh tụ thì đương nhiên, Hồ Chí Minh là người khởi xướng, là cha già của Đảng. Nhưng nếu nhìn trên dòng chảy văn hóa và những run rủi lịch sử, huông đúc chính trị thì lại khác, và có vẻ như nó hoàn toàn nhờ vào chữ quốc ngữ. Hay nói cách khác, nói các Cha Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes là ông tổ của chế độ Cộng sản Việt Nam cũng không ngoa!
Bởi Tư Bản Luận viết ra bằng tiếng Đức, hệ ngôn ngữ La Tinh, các văn kiện đại hội đảng Cộng sản và các cuộc họp sơ khai của chủ nghĩa Cộng sản đều dùng các thứ tiếng thuộc hệ La Tinh. Nếu cậu thanh niên Nguyễn Sinh Cung không biết chữ quốc ngữ thì không thể học trường Tây và càng không thể học được tiếng Pháp, chắc chắn lựa chọn tìm đường cứu nước phải là Trung Quốc hoặc một quốc gia phương Đông nào đó để hoạt động. Và trên khía cạnh này, ngay cả Trung Hoa, nếu không có các giáo sĩ phương Tây dạy chữ Tây thì Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch hay Mao Trạch Đông cũng chẳng có hi vọng biết Cộng sản là gì. Bởi chủ nghĩa Cộng sản sinh ra ở phương Tây, trong lòng các quốc gia thuộc hệ ngôn ngữ La Tinh. Và không ai ngoài các giáo sĩ phương Tây, dù muốn hay không muốn thì họ vẫn một phần lớn gián tiếp tạo ra chế độ Cộng sản ở phương Đông.
Việt Nam càng không ngoại lệ, nếu không muốn nói là chữ quốc ngữ đã khai sinh ra đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi nếu không có chữ quốc ngữ thì Nguyễn Tất Thành có biết viết chữ Việt? Có nghĩ đến chuyện sang Pháp để tìm đường cứu nước? Và khi gặp các nhà hoạt động tại Pháp, các vị trong nhóm Ái Quốc đã dùng chữ gì, hệ ngôn ngữ nào để viết luận cương, để đánh động quốc tế Cộng sản? Hơn nữa, nếu chỉ biết chữ Tàu thì liệu các vị ái quốc trên có cơ hội nào để tiếp cận các tư tưởng phương Tây để nói đến chuyện Canh Tân, Tân Dân, Ái Quốc… và khi viết Đường Kách Mệnh, Hồ Chí Minh đã viết bằng chữ gì? Tiếng gì nếu không phải là chữ quốc ngữ?!
Đó là chưa muốn nói đến hàng triệu các văn bản sau này của người Cộng sản, cũng như hàng trăm văn kiện liên quan đến các hiệp ước, hiệp định, tạm ước, công hàm… Nếu các vị chỉ rành chữ Hán mà không biết gì đến tiếng Pháp và chữ quốc ngữ thì câu chuyện sẽ đi đến đâu? Hay chỉ quanh quẩn trong ao nhà, rồi cuối cùng cũng lụi tàn như những cuộc nổi dậy của nông dân chân lấm tay bùn? Chính khoa học và tầm nhìn lớn rộng đã mở ra chân trời tương lai của Việt Nam nói chung và của người Cộng sản nói riêng. Mà để tiếp cân được khoa học, chữ quốc ngữ đóng vai trò tiên quyết và hết sức lớn lao, mang tính quyết định sống còn.
Đương nhiên, câu chuyện không thể dừng ở chỗ chữ quốc ngữ đã sản sinh ra chế độ Cộng sản Việt Nam hoặc chữ quốc ngữ là cái nôi/đôi cánh của các nhà cách mạng Việt Nam buổi sơ khai. Mà vấn đề nằm ở chỗ dòng chảy văn hóa Việt đang chảy về đâu và những lựa chọn cực đoan bấy lâu nay đến bao giờ mới được đoạn tuyệt?
Hiện tại, câu chuyện đặt tên hai con đường nho nhỏ ở thành phố Đà Nẵng là đường Alexandre de Rhodes và đường Francisco de Pina làm dậy sóng trong giới học thuật và giới nghiên cứu sử tại Việt Nam. Một câu chuyện hoàn toàn không đáng có và hết sức vô bổ đối với một nền văn hóa. Bởi nói một cách nghiêm túc, đây là chuyện đương nhiên, không có gì để bàn cãi thêm, nó là một bổ sung văn hóa và là bổ khuyết nhân tâm cho bất kì chế độ chính trị nào nắm được cơ hội từ nó. Bên cạnh đó, vấn đề công nhận các giá trị văn hóa chạm ngưỡng phổ quát là hết sức quan trọng đối với một nền chính trị. Trong khi đó, hai vị Cha khai sinh chữ quốc ngữ là những người có công tạo ra công cụ, phương tiện để dân tộc Việt có cơ hội tiếp cận văn hóa thế giới theo cách thế phổ quát. Hay nói cách khác, họ là cha đẻ của ông cụ văn hóa phổ quát.
Nền chính trị Cộng sản từ chỗ sơ khai chuyển sang lộn xộn sau khi thống nhất đất nước và hiện nay là ổn định một cách phì đại trên toàn cõi Việt Nam, sự phì đại trên nhiều phương diện nhưng lại dựa trên nền tảng vô thần và độc đảng, độc tôn nên chắc chắn nó phải méo mó trong định dạng của nhân loai. Đặc biệt, về văn hóa, nền chính trị Cộng sản bị mất gốc, đánh mất nguồn cội, đây là một khiếm khuyết khiến cho nó trở nên vong thân trong tiến trình phát triển nhân loại. Và chỉ có một cuộc bổ khuyết văn hóa có tầm vóc mới có thể cứu vớt điều này.
Nhưng để bổ khuyết, vấn đề con người, đội ngũ đóng vai trò tiên quyết. Điều này phát sinh mâu thuẫn bởi một nhóm cán bộ văn hóa Cộng sản thủ cựu, vốn quen với sắc lệnh, chụp mũ, đòn thù, gắt máu và lộng quyền, tuy họ số ít hơn so với nhóm cởi mở hoặc được chăng hay chớ nhưng họ lại là những người đấu tranh gay gắt, cực đoan và không chấp nhận khoan nhượng cho dù điều mình đưa ra là sai, lá bùa trí thức công thần thời tranh đấu sinh viên cộng với sự trà trộn tôn giáo của một số thầy chùa từng là nhà hoạt động cộng sản, từng là điệp vụ, gián điệp những năm trước 1975 càng khiến cho nhóm này mang hơi hướm của các bóng đen chính trị, bàn tay vô hình…. Và đương nhiên là họ bất chấp mọi thứ để đạt mục đích của nhóm. Sở dĩ có tình trạng này bởi thói quen đấu tố, giết tróc, trừng phạt, thậm chí sát phạt và thủ tiêu ngay cả đồng đội khi lý tưởng Cộng sản của người anh em, đồng đội khác cái nhìn của họ, Mậu Thân đẫm máu 1968 là một bằng chứng.
Đây cũng là nhóm chính đã đấu tranh và chống đối bằng mọi giá việc đặt tên đường hai vị Thánh Cha. Và luận điệu cũ được lặp đi lặp lại nhằm qui chụp tội đô hộ, thực dân hóa Việt Nam lên các giá trị văn hóa hiếm hoi và quí giá của phương Tây trên dải đất Việt Nam. Phủ nhận việc đặt tên đường cũng là một cách nhằm thể hiện sự tuân phục đối với thiên triều Trung Cộng và bên cạnh đó, họ sợ tiến bộ. Bởi họ lo sợ trước khuynh hướng coi trọng giá trị văn hóa phương Tây còn lưu giữ trên đất Việt ngày càng trở nên cấp thiết rất có thể lật tẩy họ trở thành tội đồ lịch sử. Và ngăn chặn, chống đối không đóng vai trò phản biện văn hóa, phản biện khoa học mà là một sự lấp liếm, dấm dúi và cố gắng níu kéo mối quan hệ văn hóa Trung Hoa. Nhưng ngay trong sự phản đối của họ cũng có sự mâu thuẫn, chuyện này ai cũng thấy, họ dùng chữ quốc ngữ để viết bài chống đối việc tôn vinh cha đẻ chữ quốc ngữ. Đó là một sự khôi hài!
Và, nói cho cùng, Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay Nha Trang hay bất cứ thành phố nào trên đất nước này, tầm văn hóa, sự thông minh của giới lãnh đạo thành phố, đầu tiên sẽ được đánh giá qua các con đường mang tên và cả những con đường chưa mang tên. Bởi đó là lộ trình để dẫn vào một chiều kích sâu xa hơn khi cố gắng khám phá văn hóa, bề dày lịch sử, khoa học và cả đầu tư kinh tế hay đi du ngoạn! Hi vọng giới lãnh đạo Đà Nẵng đủ thông minh để không bị suy suyễn trước lời xàm tấu!
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/without-latin-based-alphabet-vcp-not-exit-11302019105020.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?