TQ cảnh báo Mỹ vì Trump ký hai luật ủng hộ biểu tình Hong Kong

BBC
28 tháng 11 2019


Người biểu tình Hong Kong đeo mặt nạ hình Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Bản quyền hình ảnh PHILIP FONG/Getty Images
Image caption Người biểu tình Hong Kong đeo mặt nạ hình Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Bắc Kinh nói sẽ có biện pháp cứng rắn để phản ứng lại việc ông Trump ký hai luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong, theo Reuters.
Trung Quốc cũng nói các nỗ lực để can thiệp vào Hong Kong chắc chắn sẽ thất bại.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Tư 27/11 đã ký thành luật hai dự luật của Quốc hội ủng hộ người biểu tình Hong Kong, bất chấp sự phản đối giận giữ của Bắc Kinh, nơi ông đang tìm cách đạt được một thỏa thuận để chấm dứt cuộc chiến thương mại.
Trong đó, luật Nhân quyền và Dân chủ quy định Bộ Ngoại giao phải xác nhận, ít nhất là hàng năm, rằng Hong Kong duy trì quyền tự chủ đủ để nhận được các điều khoản thương mại ưu tiên của Mỹ vốn giúp thành phố này trở thành trung tâm thương mại thế giới. Luật này cũng đe dọa trừng phạt đối với các hành vi vi phạm nhân quyền.
Luật thứ hai cấm xuất khẩu "đạn dược" khống chế đám đông cho cảnh sát ở Hong Kong - bao gồm hơi cay, đạn cao su và súng sốc điện.
Jocelyn Chau từng bị cảnh sát bắt giữ vì livestream các cuộc biểu tình Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Jocelyn Chau từng bị cảnh sát bắt giữ vì livestream các cuộc biểu tình. Trong bầu cử cấp quận vừa qua ở Hong Kong, cô vừa đánh bại Hui Ching-on, 53 tuổi, một nhà tư vấn tài chính, người đã giữ vị trí ủy viên ở North Point từ 1999 đến nay.
Bắc Kinh cảnh báo Mỹ sẽ chịu hậu quả từ các biện pháp trả đũa của Trung Quốc nếu tiếp tục "các hành động tùy tiện" liên quan đến Hong Kong, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
graphic
Chính quyền Hong Kong thân Bắc Kinh nói luật này đã gửi đi tín hiệu sai tới những người biểu tình, và đã "rõ ràng can thiệp" vào vấn đề nội bộ của thành phố.
Người biểu tình chống chính phủ tại Hong Kong đã xuống đường trong suốt sáu tháng qua, và có nhiều thời điểm đã khiến các trung tâm thương mại, văn phòng chính phủ, trường học, và thậm chí sân bay quốc tế, phải đóng cửa.
Trung tâm tài chính này đã tận hưởng một thời gian tạm lắng hiếm hoi vào cuối tuần qua, khi phe ủng hộ dân chủ thắng lẫy lừng trong kỳ bầu cử hội đồng quận.
Cảnh sát Hong Kong đã đổ bộ vào một khuôn viên trường đại học Bách khoa vào thứ năm khi kết thúc cuộc bao vây kéo dài gần hai tuần, nơi xảy ra một số vụ đụng độ tồi tệ nhất giữa người biểu tình và lực lượng an ninh.
Một nhóm khoảng 100 người trong sắc phục cảnh sát đã vào Đại học Bách Khoa Hong Kong để thu thập bằng chứng, mang đi các vật dụng nguy hiểm bao gồm bom xăng vẫn đang nằm rải rác trong khuôn viên trường.
Không rõ còn người biểu tình nào ở trong trường không nhưng cảnh sát cho hay bất cứ ai được tìm thấy sẽ được chăm sóc y tế trước tiên.
Carrie Lam Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Uy tín của bà Carrie Lam bị sứt mẻ sau nhiều tháng biểu tình
Khoảng hơn 5.800 người đã bị bắt kể từ tháng Sáu, con số này tăng mạnh vào tháng 10 và tháng 11, khi bạo lực leo thang.
Xem thêm:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?