Làn sóng từ bỏ Huawei sang các nhà cung cấp 5G đáng tin cậy khác

Hôm 25/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hiện đang ngày càng có nhiều quốc gia và các công ty viễn thông đã loại trừ việc hợp tác với Huawei bởi mối liên hệ của công ty này với quân đội Trung Quốc. Các công ty đã “nhận thức ra sự nguy hiểm về tình trạng gián điệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)” và chỉ cho phép các nhà cung cấp mạng 5G đáng tin cậy giao dịch với các công ty khai thác viễn thông của họ, theo ông Pompeo.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chính thức tuyên bố Mỹ nhận định Hồng Kông "không còn tự trị ở mức độ cao". Ảnh Ngoại trưởng Pompeo trong cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Mỹ hôm 29/4/2020. (Ảnh từ Flickr Bộ Ngoại giao Mỹ).
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (Ảnh từ Flickr Bộ Ngoại giao Mỹ).
Phát biểu tại Quỹ Marshall Đức thuộc Diễn đàn Brussels 2020 hôm 25/6, ông Pompeo nói theo quy định của luật an ninh Trung Quốc, các công ty giống như Huawei sẽ “phải chia sẻ bất kỳ thông tin nào mà họ có, bao gồm các thông tin riêng tư, cho dù đó là thông tin về sức khỏe hay thông tin cá nhân khác của bất cứ công dân Cộng hòa Séc, Đức hay Pháp nào.” 
Huawei có thể dễ dàng chặn bất kỳ thông tin nào đi qua mạng của họ thậm chí không cần đến một “cửa hậu” (backdoor) hay bất kỳ “cách tiếp cận bí mật nào” bởi vì “họ làm chủ cơ sở hạ tầng”, ông Pompeo nói. “Thông tin đó sẽ được đưa đến ĐCSTQ bởi vì Huawei có trách nhiệm phải cung cấp nó cho họ.”
Đây là “những vi phạm quyền riêng tư nghiêm trọng nhất trên thế giới,” ông nói thêm.
Ngoại trưởng Mỹ đã điểm tên những quốc gia châu Âu chỉ cho phép các nhà cung cấp đáng tin cậy xây dựng mạng 5G của họ: Cộng hòa Séc, Ba Lan, Thụy Điển, Estonia, Rumani, Đan Mạch, và Latvia.
Gần đây, Hy Lạp cũng đã đồng ý sử dụng Ericsson thay vì Huawei để phát triển cơ sở hạ tầng 5G của họ.
Vào tháng 3, nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất của Hy Lạp, Cosmote, đã lựa chọn Ericsson – công ty viễn thông Thụy Điển làm nhà cung cấp độc quyền cho cơ sở hạ tầng 5G của họ, theo tuyên bố của Ericsson.
Cosmote, một công ty của Tập đoàn Deutsche Telekom, có kế hoạch giới thiệu dịch vụ 5G thương mại vào năm 2021, bản tuyên bố cho biết.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cũng đã ký bản tuyên bố chung với Tổng thống Donald Trump trong chuyến viếng thăm Nhà Trắng vào ngày 24/6, theo đó quy định rằng Ba Lan và Hoa Kỳ sẽ chỉ giao dịch với “các nhà cung cấp 5G đáng tin cậy.”
Một số công ty viễn thông lớn nhất trên thế giới cũng chỉ sử dụng các nhà cung cấp 5G đáng tin cậy, bao gồm các công ty  như Orange tại Pháp, Jio tại Ấn Độ, Telstra tại Úc, SK và KT tại Hàn Quốc, NTT tại Nhật Bản, và O2 tại Vương quốc Anh.
Ngoài ra, ba công ty viễn thông khổng lồ hàng đầu của Canada đã loại Huawei khỏi mạng 5G của họ. Vào đầu tháng 6, Bell Canada đã chọn Ericsson là đối tác mạng 5G, còn Telus Mobility ký hợp động với cả Ericsson và Nokia. Trước đó, Rogers Communications đã chọn Ericsson vào năm 2018.
“Công chúng tại Canada đã bày tỏ quan điểm mạnh mẽ chống lại việc cho phép Huawei xây dựng các mạng 5G của Canada,” ông Pompeo nói trong bản tuyên bố.
Giám đốc điều hành của một công ty viễn thông đa quốc gia khác đang hoạt động tại Nam – Trung Mỹ và châu Âu, Telefonica, gần đây cho biết rằng họ “tự hào là công ty 5G Sạch.”
“Telefonica Tây Ban Nha và O2 (Anh) là các mạng hoàn toàn sạch. Telefonica Deutschland (Đức) và Vivo (Brazil) trong tương lai gần sẽ không dùng thiết bị của bất kỳ nhà cung cấp nào không đáng tin cậy,” bản tuyên bố cho hay.
Loại trừ các nhà cung cấp không đáng tin cậy ra khỏi mạng 5G là ưu tiên đặc biệt quan trọng đối với năm quốc gia chia sẻ tin tình báo thông qua Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes). Canada là quốc gia duy nhất chưa ra quyết định cấm Huawei xây dựng mạng 5G của họ.
Hoa Kỳ, Úc, và New Zealand đã cấm Huawei tham gia mạng 5G tại quốc gia mình, trong khi Vương quốc Anh cũng đã quyết định loại Huawei khỏi thị trường của họ trong vòng ba năm.
The Epoch Times – 27/6/20

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện