Tin Việt Nam – 28/06/2020

Tin Việt Nam – 28/06/2020

25 người dân Đồng Tâm đối diện mức án tử hình?

Tin Vietnam.- Báo Người Đưa Tin ngày 27 tháng 6 năm 2020 loan tin, Viện kiểm sát Cộng sản Hà Nội vừa ban hành cáo trạng số 241/CT-VKS-P2 để truy tố 29 người dân Đồng Tâm ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội với cáo buộc giết người, chống người thi hành công vụ.
Theo khung hình phạt truy tố của Viện kiểm sát Cộng sản thì có 25 người dân oan Đồng Tâm bị truy tố về tội giết người, với khung hình phạt cao nhất là tử hình. 25 người này gồm:  Lê Đình Công, Nguyễn Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Thị Lụa, Trần Thị La, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Văn Duệ, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Văn Tuấn, Trình Văn Hải, Nguyễn Xuân Điều, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan và Nguyễn Văn Trung. 4 Người còn lại bị truy tố về tội danh chống người thi hành công vụ gồm: Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung và Trần Thị Phượng.
Trước đó, vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020, nhà cầm quyền Cộng sản kéo hơn 3,000 quân với nhiều vũ khí tối tân đánh úp vào Đồng Tâm, giết chết cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi 1 cách dã man, rồi bắt hàng loạt người thân của cụ Kình, và một số bà con.
Trong vụ đánh úp này, đã có 3 công an là của nhà cầm quyền bị tử vong, người dân cho rằng, 3 người này bị chính các đồng chí của họ giết lầm trong lúc khói lửa bủa vây nhà cụ Kình. Tuy nhiên, sau đó nhà cầm quyền đã vu oan cho những người dân vô tội tại Đồng Tâm đã giết chết 3 công của mình.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/25-nguoi-dan-dong-tam-doi-dien-muc-an-tu-hinh/

Video: Phó Chi cục hải quan gây tai nạn

bỏ chạy bị dân chặn lại

Hiểu Minh
Tối 27/6, thông tin từ Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vụ tai nạn giao thông vụ ông Mai Như Vệ, phó Chi cục hải quan cửa khẩu Hoàng Diệu (huyện Bù Đốp, Bình Phước) say xỉn gây tai nạn làm một phụ nữ bị thương rồi bỏ chạy.
Theo VnExpres ông Vệ, 54 tuổi, lái ôtô Honda CR-V trên tỉnh lộ 759, hướng từ huyện Bù Đốp đi TP.HCM, chiều 26/6.
Đến xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập, ông này để ôtô va chạm xe máy của chị Phạm Thị Năm, 36 tuổi, chạy hướng ngược lại.
Chị Năm ngã, được người dân đưa đến Bệnh viện đa khoa Bình Phước trong tình trạng bị thương nặng.
Sau tai nạn, ông Vệ lái xe khỏi hiện trường, bị người dân đuổi theo. Đến đoạn cách nơi xảy ra tai nạn khoảng 5km, ôtô của ông bị chặn lại. Công an huyện Bù Gia Mập đã lập biên bản xử lý.
Toàn bộ vụ tai nạn được camera an ninh của người dân và người đi đường ghi lại. Nhà chức trách xác định ông Vệ vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ôtô.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, đến chiều cùng ngày, chị Năm vẫn đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bình Phước với chấn thương khá nặng khắp cơ thể.
https://www.dkn.tv/thoi-su/pho-chi-cuc-hai-quan-gay-tai-nan-bo-chay-bi-dan-chan-lai.html

Quảng Nam: Giám đốc Sở Tài chính xin nghỉ hưu sớm

Hiểu Minh
Ông Phan Văn Chín, 59 tuổi, Giám đốc Sở Tài chính Quảng Nam viết đơn xin nghỉ hưu sớm 7 tháng so với quy định. Ông Chín nói làm theo quy định, không liên quan đến việc Thanh tra tỉnh vừa công bố thanh tra hệ thống xét nghiệm Covid-19.
Ngày 27/6, ông Phan Văn Chín cho hay xin nghỉ việc là để tạo thuận lợi trong quá trình chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ tỉnh thời gian tới.
Theo ông, hôm 17/6 Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam ra công văn đề nghị những người nào không tái cử nhiệm kỳ tới thì viết đơn xin nghỉ hưu, nghỉ việc, hoặc nếu thời gian đến khi nghỉ hưu còn dài sẽ được sắp xếp công việc mới theo nguyện vọng.
“Tôi dự định đến tuổi thì về hưu nhưng Tỉnh ủy có văn bản trên nên đã viết đơn xin nghỉ sớm”, ông Chín nói và phủ nhận việc ông xin nghỉ hưu sớm vì liên quan đến vi phạm trong mua sắm hệ thống Realtime PCR tự động tại Quảng Nam.
Trả lời về sự việc hôm 24/6, Thanh tra Quảng Nam công bố kết quả thanh tra mua sắm hệ thống xét nghiệm 7,2 tỷ đồng nêu trên và đề nghị UB tỉnh kiểm điểm trách nhiệm Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc và Phó giám đốc Sở Tài chính…
Ông Chín nói rằng tôi xin nghỉ vì vụ việc trên là không đúng. Tôi gửi đơn xin nghỉ vào ngày 22/6, bản kết luận thanh tra được công bố ngày 24/6 nhưng chưa gửi cho tôi.
Ông cũng nói thêm, đợt này còn có nhiều cán bộ như tôi xin nghỉ chứ không riêng gì tôi.
Liên quan đến việc xin nghỉ việc là để tạo thuận lợi trong quá trình chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ tỉnh thời gian tới. Sáng 23/6, ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi đã có đơn xin thôi giữ chức vụ. Nguyên nhân hai ông này xin thôi giữ chức vụ xuất phát từ nguyện vọng cá nhân. Việc này cũng nhằm tạo điều kiện cho Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi kiện toàn công tác nhân sự nhiệm kỳ 2020-2025, thông tin được đăng tải trên Pháp Luật TP.HCM.
Nguồn tin trên cũng cho hay, trước đó ông Lê Viết Chữ và Trần Ngọc Căng đã nhận kỷ luật vì vi pham nhiều khuyết điểm.
https://www.dkn.tv/thoi-su/quang-nam-giam-doc-so-tai-chinh-xin-nghi-huu-som.html

Côn Đảo: Phá rừng phòng hộ làm khu tái định cư

Hiểu Minh
Chính quyền Côn Đảo chuẩn bị chặt hạ rừng cây dầu tự nhiên có chức năng phòng hộ để xây khu tái định cư.
Theo VnExpress, rừng cây dầu (tên khoa học Dipterocarpus condoriensis) tự nhiên mọc trên đồi cát ở khu dân cư số 7, đường Nguyễn Văn Linh (huyện Côn Đảo) rộng hơn 26.000 m2 có chức năng phòng hộ do UBND huyện Côn Đảo quản lý.
Cuối năm ngoái, UBND huyện ra quyết định thu hồi hơn 16.500m2 để triển khai dự án Khu tái định cư trung tâm Côn Đảo rộng hơn 22.000 m2, với 102 lô đất, cùng các hạng mục phụ trợ. Tổng mức đầu tư dự án gần 35 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2021.
Hôm 11/6, đơn vị thi công dựng nhà tiền chế để chứa vật tư, đưa xe chuyên dụng đến đào bới, san lấp để làm hạ tầng dự án khi chưa có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo phát hiện lập biên bản yêu cầu dừng thi công, không chặt phá cây dầu.
Theo ghi nhận của Trạm Kiểm lâm cơ động (Hạt Kiểm lâm Côn Đảo), khu rừng đang chuẩn bị giải tỏa có nhiều “cây gỗ dầu có đường kính lớn”. Họ đã tiến hành tính toán trữ lượng bằng cách lập 3 ô tiêu chuẩn rộng 500 m2 và xác định trữ lượng bình quân ở khu rừng này hơn 164 m3 mỗi ha. Theo cách tính này, hiện trạng khu rừng có khoảng hơn 1.500 cây.
Trong khi biên bản kiểm kê lập ngày 21/2 của Trung tâm phát triển quỹ đất, xác định đây là đất rừng thường xanh nghèo kiệt có 287 cây dầu đường kính từ 8 đến 30 cm và 30 cây loài khác.
Trả lời VnExpress, ông Lê Văn Phong, Chủ tịch huyện Côn Đảo cho biết, trong quy hoạch tổng thể chung của Côn Đảo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, “vị trí đó (rừng dầu) là khu dân cư, tái định cư, tỉnh chỉ đạo dừng, thì chúng tôi dừng và hiện cũng chưa làm gì hết”
Về số lượng cây dầu “vênh” so với thống kê của kiểm lâm, ông Phong cho rằng “đã có con số cụ thể, các bên tự kiểm chứng, giải trình với nhau”. “Tuy nhiên, các cơ quan chức năng sẽ đi kiểm tra lần nữa để có con số cụ thể, nhằm thông tin một cách chính xác”.
Cùng với việc nhiều người dân phản ứng cho rằng Côn Đảo nên giữ lại rừng cây đặc hữu của đảo, UBND tỉnh và Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu vừa yêu cầu huyện Côn Đảo dừng thi công, rà soát lại toàn bộ dự án và “không được phép chặt bất cứ cây dầu nào”.
Chiều 25/6, trao đổi với Tuổi Trẻ, một kỹ sư lâm nghiệp từng làm luận án về cây dầu cát ven biển cách đây 40 năm (xin không nêu tên) khẳng định cây dầu này rất quý vì có giá trị kinh tế cao và tác dụng chắn gió, cố định đất, chống cát bay, giữ mực nước ngầm.
“Cây dầu có tác dụng như thế, tại sao mình phải chặt phá đi. Phá đi là tự mình hại mình”, vị kỹ sư này nói.
“Đồi cát này nằm ngay trung tâm thị trấn, rừng cây đẹp lắm. Theo tôi, nên giữ lại rừng, chứ chặt phá đi biết bao giờ mới có khu rừng đẹp, khu rừng nguyên sinh, tự nhiên như thế này”, một người dân Côn Đảo nói.
https://www.dkn.tv/thoi-su/con-dao-pha-rung-phong-ho-lam-khu-tai-dinh-cu.html

Đường sắt Việt Nam dự kiến mở tàu hàng liên vận

sang Trung Quốc, châu Âu…

Tâm Tuệ
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam năm 2020 vưa đưa ra mục tiêu là phát triển tàu hàng đi Trung Quốc, các nước thứ 3 và tiến tới Nga, châu Âu…
Theo VnExpress, nội dung báo cáo kế hoạch năm 2020, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam dự kiến đẩy mạnh khai thác hàng hoá liên vận quốc tế như vận chuyển hoa quả, thuỷ sản bằng container đông lạnh từ phía Nam sang thẳng Trung Quốc.
Ngoài ra, công ty này khẳng định sẽ tìm các biện pháp gỡ nút thắt cơ chế để cải thiện sản lượng hàng hoá liên vận tuyến Hà Nội – Đồng Đăng – Bằng Tường – Nam Ninh đến các địa phương khác của Trung Quốc, thậm chí đi các nước thứ 3 và tiến tới đưa hàng xuất khẩu sang Nga, châu Âu…
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh sản lượng vận chuyển hàng khách năm nay dự kiến sụt giảm mạnh, cộng thêm việc phong tỏa không gian chạy tàu để triển khai gói đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt có thể ảnh hưởng lớn đến doanh thu.
https://www.dkn.tv/thoi-su/duong-sat-viet-nam-du-kien-mo-tau-hang-lien-van-sang-trung-quoc-chau-au.html

Sao Bắc Đẩu nói về ‘bài học kinh nghiệm sâu sắc’

Công ty công nghệ Việt Nam bị World Bank cấm đấu thầu nói đã rà soát lại và sẽ tuân thủ quy định trong hoạt động kinh doanh.
Phản hồi của Sao Bắc Đẩu (SBD) được đưa ra sau khi Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây công bố việc cấm công ty công nghệ thông tin đặt tại Tp HCM tham gia đấu thầu các dự án có nguồn vốn tài trợ của WB trong vòng 7 năm.
Quyết định tước quyền tham gia đấu thầu này được WB mô tả là do liên quan đến các hoạt động “thông đồng và gian lận” trong hai dự án tại Hà Nội và Đà Nẵng.
“Lệnh cấm này sẽ khiến SBD không đủ điều kiện tham gia vào các dự án hoặc hoạt động do các định chế thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới tài trợ.
“Đây là một phần của các thỏa thuận giải quyết, theo đó SBD thừa nhận trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm và phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể mới đủ điều kiện thoát khỏi lệnh cấm này,” thông cáo của WB vào hôm 24/06 viết.
Thư gửi khách hàng và đối tác đăng trên website của Sao Bắc Đẩu cho hay cả hai gói thầu đó thì Sao Bắc Đẩu đều không là đơn vị trúng thầu.
“Trong quá trình dự thầu, nhân viên của Sao Bắc Đẩu có tiếp cận khách hàng để tác động và trong hồ sơ thầu có 1 thư hỗ trợ dự án được coi là giả mạo.
“Việc nhân viên của Sao Bắc Đẩu tiếp cận khách hàng để hỗ trợ kỹ thuật trước thời điểm thầu là không phù hợp với nguyên tắc đối với các dự án của World Bank và cũng là lỗi của Sao Bắc Đẩu trong việc quản lý nhân viên của mình.
“Về thư hỗ trợ dự án, Sao Bắc Đẩu đã sơ sót khi không kiểm tra tính xác thực lại với hãng sản xuất”.
‘Lần đầu để xảy ra vi phạm’
Công ty có lịch sử 24 năm hoạt động này nói đã “kỷ luật bằng hình thức cho thôi việc đối với nhân viên liên quan, giải thể đơn vị liên quan trực tiếp đến 2 dự án này, rà soát sửa đổi quy trình để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định trong hoạt động kinh doanh của mình”.
“Đây là lần đầu tiên Sao Bắc Đẩu để xảy ra vi phạm như thế này và cũng là bài học kinh nghiệm sâu sắc của chúng tôi khi tham gia các dự án.
“Trong quá trình làm việc World Bank ghi nhận sự phối hợp của Sao Bắc Đẩu và cũng đồng ý đây không phải là sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty và vì vậy World Bank đã giảm thời hạn cấm tham dự các dự án do World Bank tài trợ vốn từ 9 năm xuống còn 7 năm và sẽ tiếp tục giảm thêm nếu Sao Bắc Đẩu thực hiện tốt các cam kết giữa hai bên và theo hướng dẫn tuân thủ liêm chính của World Bank,” thông cáo viết.
Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng được thiết kế để mở rộng sự tiếp cận của cư dân thành phố với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, mạng lưới đường bộ và giao thông công cộng quan trọng tại các khu vực được chọn trên địa bàn thành phố.
Hồ sơ chính thức được công bố trên website của WB cho thấy dự án này có tổng kinh phí 272,20 triệu USD, được duyệt vào tháng 4/2013 và sẽ kết thúc vào tháng 6/2021.
Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội được thiết kế để tăng tính lưu động đô thị tại các khu vực được nhắm đến ở Hà Nội bằng cách thúc đẩy việc sử dụng giao thông công cộng và giảm thời gian đi lại giữa trung tâm thành phố và phía tây và tây bắc của thành phố. Dự án nhằm thúc đẩy hơn nữa các phương thức giao thông bền vững, thân thiện với môi trường và sự phát triển đô thị lâu bền cho Hà Nội, WB cho biết.
Dự án được duyệt năm 2007 và kết thúc vào tháng 12/2016 với kinh phí 294,89 triệu USD.
Sao Bắc Đẩu (Sao Bac Dau Technologies Corporation) là công ty chuyên về cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông có trụ sở tại TP HCM, có nhiều khách hàng là các cơ quan chính phủ quan trọng như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao…
Theo thông tin tự giới thiệu, công ty thành lập từ năm 1996 từng nhận Huân chương Lao động Hạng 2 và doanh thu dự kiến đến năm 2022 là 2.500 tỉ đồng.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53211971

Bộ Giao thông Vận tải CSVN cấm tất cả

các phi công có bằng từ Pakistan lái phi cơ

Tin Vietnam.- Báo Người lao động loan tin, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông vận tải Cộng sản Việt Nam vừa quyết định cấm tất cả các phi công có quốc tịch Pakistan và những phi công được Pakistan cấp bằng,  tham gia lái máy bay ở Việt Nam. Đồng thời, ông Thể yêu cầu cơ quan Hàng không rà soát, đánh giá những phi công ngoại quốc đang làm việc tại các hãng hàng không Việt Nam, và kiểm tra tính xác thực của các tấm bằng.
Hành động này của ông Thể bắt nguồn từ nguyên nhân, vào ngày 24 tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Hàng không Pakistan đã xác nhận, có khoảng 1/3 phi công tương đương với khoảng 260 người của các hãng hàng không nước này đã dùng tiền thuê người thi hộ trong các cuộc thi sát hạch cấp bằng lái máy bay.
Hiện tại, Pakistan có khoảng 850 phi công đang làm việc cho các hãng hàng không tại Việt Nam. Công bố này xuất phát từ vụ chiếc phi cơ Airbus A320 ở Pakistan đã lao vào một khu dân cư khi đang trên đường từ thành phố Lahore đến Karachi. Vụ tai nạn khiến 91 hành khách, và 8 thành viên của phi hành đoàn tử vong.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/bo-giao-thong-van-tai-csvn-cam-tat-ca-cac-phi-cong-co-bang-tu-pakistan-lai-phi-co/

Tách Việt Nam khỏi thế giới văn minh để chẹn họng!

Việt Trung
Bắc Kinh ngày càng đẩy mạnh một xu thế tàn độc và nguy hiểm đối với dàn lãnh đạo Ba Đình: Tách Việt Nam khỏi thế giới văn minh, sau đó trùm Việt Nam trong chăn để bóp cổ! Lối cai trị kiểu này không mới nhưng gần đây Trung Quốc tiến hành một cách quyết liệt hơn, phối kết hợp trên các chiến trường và bao trùm hầu hết mọi địa bàn. Xu thế này được thể hiện theo hai hướng: i) Thúc đẩy bắt bớ các lực lượng dân chủ trong nước và ii) Ra đòn áp chế các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Cả hai hướng trong xu thế này đang dấy thành cao trào được cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh “tay nắm tay” triển khai mạnh mẽ nhằm phục vụ cho các “sới vật” trước cuộc tổng duyệt đầu năm sau (Đại hội 13 ĐCSVN).
Bắt bớ tràn lan trong nước
Sẽ chưa phải là đợt cuối cùng, nhưng tính cho đến hiện nay, đây lần đầu tiên trong nhiều năm, đợt này công an Việt Nam (CAVN) bắt 6 nhà đấu tranh dân chủ trong cùng một ngày. Hẳn nhiên, dưới con mắt của chính quyền, họ là những tội phạm. Để lu loa với thế giới, xứ này không có tù nhân lương tâm, chính quyền sẽ áp dụng loại án “bỏ túi” đối với các nhà đấu tranh này. Tóm nhanh và xử gọn cho xong (có khi cũng chẳng cần đến luật sư, hoặc dùng luật sư “toà trồng được”) rồi cùm họ tại các “chuồng cọp” hoặc nhốt chung với các phạm nhân bị trọng án như cướp của, giết người, hay trùm buôn lậu ma tuý…
CAVN chiều lòng Trung Quốc trong việc dập tắt các làn sóng đấu tranh của xã hội dân sự, từ dân oan bị cướp đất để tập trung cho các dự án trọng điểm của các nhà đầu tư Trung Quốc cho đến các nhân sỹ trí thức dấn thân trên mặt trận tư tưởng. Tuy nhiên, việc tuân lệnh thiên triều này lại cũng phù hợp với cái dã tâm bệnh hoạn của an ninh nội bộ “Bắt! bắt hết! Bàn tay không ngơi nghỉ”. Lúc Stalin qua đời, năm 1953 Tố Hữu từng thay mặt toàn ĐCSVN hạ quyết tâm: “Giết! Giết nữa! Bàn tay không ngơi nghỉ… cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng” (với Trung Nam Hải).
Phải thừa nhận mưu thầy Tàu khá cao. Nhưng bàn tay sắt bọc nhung ấy cũng để lộ một vài yếu điểm chết người. Ba Đình không phải không ý thức được cái nguy cơ “sóng thần” ấy, nhưng “bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước…”. Đứng yên nhìn phong trào dân oan trỗi đậy suốt từ Bắc chí Nam hay thẳng tay đàn áp? Đành tặc lưỡi làm theo cái gậy chỉ huy. “Một cái đảng đã quen rừng rú/ Nên hở ra là xài luật loài thú rừng/ Dùng bắp thịt chọi dân vì đã quen lối sống ở bưng/ Té hầm sụp giếng nên khùng khùng dại dại!” Đoạn thơ này của Nguyên Thạch thật khớp với mấy dòng FB về “Buổi sáng kinh hoàng” mà cô Thu Đỗ, vợ của anh Trịnh Bá Phương đã tường trình lại.
Anh Phương đã để lại lời nhắn cho những người theo dõi, tinh thần thép của anh cho thấy anh sẽ không bao giờ nao núng trước hàng trăm nhân viên an ninh chìm nổi đang bao quanh nhà. Không thể nào đắng cay hơn khi nói rằng anh Phương có lẽ đã được tôi rèn cách đối phó với chính quyền lẫn công an chìm nổi kể từ khi bố mẹ anh bị bắt và trở thành dân oan từ mười mấy năm trước. Nghe những lời anh Phương nhắn gởi lại cho mạng xã hội, cũng như cho chính nhà cầm quyền, không ai nghĩ rằng đó là một nông dân, mà là một người đấu tranh chuyên nghiệp, nắm rõ luật lệ, lời lẽ luôn đanh thép, sắc bén.
Câu hỏi đặt ra là tại sao nhà cầm quyền lại ra sức bắt bớ ngay trong thời gian này, nhất là sau khi hiệp định thương mại EVFTA vừa được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và đang mong đợi thời điểm có hiệu lực để tạo một cú hích cho nền kinh đang bị đình trệ do dịch bệnh? Có lẽ cái câu “vào trước bắt sau” của ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập chưa bao giờ lại phản ánh đúng thực trạng của Việt nam đến như thế. Hiệp định thương mại đã có trong tay, Hà nội cho rằng họ muốn bắt bớ ai, vi phạm nhân quyền ra sao cũng được.
Tuy nhiên, trước đó ngày 25/6, Nghị sĩ Santiago đã gửi thư ngỏ cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN, đồng thời kêu gọi lãnh đạo các quốc gia trong khối gồm 10 thành viên hãy “đặt nhân quyền làm trọng tâm” trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19. Bức thư viết: “Việc nhóm họp của các nhà lãnh đạo khu vực dưới sự chủ trì của ông trong tuần này mang đến cơ hội chứng minh rằng ASEAN có thể học hỏi và phát triển vươn lên từ thời điểm khó khăn này, bằng cách đảm bảo rằng từ thời điểm này, các chính sách của khu vực chúng ta bao gồm nhiều mặt nhưng phải đảm bảo thúc đẩy một xã hội công bằng, bền vững và bình đẳng hơn”.
Buộc phải rút lui và đền bù
Trong khi đó, dư luận khu vực và thế giới đang tìm hiểu xem phía sau hàng trăm triệu đôla Việt Nam vừa rồi phải đền bù cho công ty dầu khí Tây Ban Nha Repsol là gì? Ngoài việc phải chi những khoản khổng lồ, chính phủ Việt Nam đang đứng trước thách thức đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Repsol đã chính thức nhượng lại cho PetrolVietnam cổ phần ba lô dầu, trong đó có dự án Cá Rồng Đỏ, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vốn đã bị đình trệ ba năm nay, do sức ép từ Bắc Kinh.
Trên thực tế, Việt Nam càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới. Năm 2017, dưới sức ép của Bắc Kinh, Repsol buộc phải rút khỏi mỏ Cá Kiếm Nâu, lô 136.03, năm 2018 rút khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ, lô 07.03. Bình luận về các động thái “lui quân” này, TS. Bill Hayton, nhà nghiên cứu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, đồng thời là phóng viên BBC News từ Anh quốc, cho hay: “Việc này chứng tỏ Trung Quốc đã thành công trong việc đe dọa Việt Nam để gây áp lực buộc ngừng khoan dầu. Việt Nam duy trì các quyền của mình về lý thuyết nhưng không thể thực hiện các quyền ấy trên thực tế. Điều này không có nghĩa rằng Việt Nam đã từ bỏ các quyền của mình, nhưng có vẻ như Việt Nam không thể tiếp tục công việc khoan dầu một mình”.
TS. Bill Hayton nhìn nhận rằng sự việc xảy ra với Repsol khiến các công ty dầu khí khác cẩn trọng hơn khi đầu tư vào các khu vực dính dáng tới Trung Quốc. Theo chuyên gia Hayton, các công ty dầu khí quốc tế có vẻ thận trọng hơn rất nhiều, đặc biệt là ở các khu vực gần với, hoặc cắt qua, đường chín đoạn của Trung Quốc. Từ nay, khó có chuyện một công ty quốc tế khác sẽ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam căn cứ vào các cuộc rút lui xảy ra với Repsol. Đương nhiên, một vài nhà đầu tư mạo hiểm có vẻ sẽ tiếp tục. Nhưng Exxon (Mỹ) dường như đã rút khỏi dự án Cá Voi Xanh ở Việt Nam, nhưng việc này chủ yếu là do các nguyên nhân thương mại. Nếu các vấn đề thương mại có thể được giải quyết, một công ty quốc tế khác có thể tham gia tiếp vào dự án này hay không vẫn còn là vấn đề ngỏ.
Trong khi đó, trao đổi với BBC News Tiếng Việt, ông Nguyễn Lê Minh, thành viên Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, có ý kiến trái chiều với các chuyên gia quốc tế. Ông Minh nói với BBC: “Đối với các đối tác hay công ty dầu khí quốc tế khác thì không có ảnh hưởng gì, các hoạt động đầu tư, thăm dò và khai thác ở các lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ trên thềm lục địa Việt Nam vẫn diễn ra bình thường, theo đúng các thông lệ quốc tế, Luật Dầu khí và các hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC)”. Theo giới thạo tin, cách nói của ông Nguyễn Lê Minh chẳng qua là “phép thắng lợi tinh thần” của quan chức Việt Nam.
Tại cuộc trả lời phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt, GS. Carl Thayer có vẻ nghiêng về phương án Việt Nam sẽ hợp tác với một đối tác dầu khí từ Nga đang hoạt động ở khu vực lân cận ở bể Nam Côn Sơn, Rosneft hoặc Gazprom. Bởi lẽ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không có đủ nguồn lực để tự vận hành các dự án phát triển tại các lô này, mà phải tìm kiếm đối tác nước ngoài. Nhưng Bắc Kinh biết rất rõ, Hà Nội đang cần yên ổn để chuẩn bị cho Đại hội 13. Do đó, việc hợp tác với bất cứ đối tác nào cũng sẽ khó khăn vào thời điểm sự hiếu chiến của Trung Quốc gia tăng và căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington leo thang. Tình hình cho thấy, Trung Quốc đang cô lập và đe doạ Việt Nam khá thành công.
Trong khi đó, ông Nguyễn Lê Minh có vẻ lạc quan hơn khi đề cập đến việc Việt Nam đã xác lập được mối quan hệ chiến lược và đối tác toàn diện với nhiều nước, trong đó có những nước lớn có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp trên Biển Đông; đồng thời lại là chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Tuy nhiên, cả hai cương vị này đã không giúp Việt Nam bảo vệ được các vùng EEZ của mình. Việc đưa các tranh chấp ở Biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế được các quan chức trong nước cho là “vẫn chưa cần thiết”. Tất cả đã bị Trung Quốc vô hiệu hoá, Tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 vừa kết thúc ở Hà Nội cũng không đề cập gì đến các hoạt động bắt nạt của Trung Quốc trên Biển Đông./.
Mời tham khảo thêm:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2734700323481174&id=100008236984260 fb: Buổi sáng kinh hoàng
https://poem.tkaraoke.com/38216/khoc_to_huu___khoc_dang.html Khóc Tố Hữu!
https://www.voatiengviet.com/a/5478553.html
Nhóm nhân quyền ASEAN: Việt Nam ‘đàn áp gấp đôi’ tiếng nói bất đồng
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53103677
Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu: TQ đe dọa thành công VN trên Biển Đông?
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/hope-for-asean-find-common-place-on-scs-issues-06262020164837.html
Nguyễn Hoàng Năng: Mong đợi ASEAN tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Biển Đông
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/seperating-vietnam-from-the-civilized-world-to-choke-06282020081718.html

Điểm tin trong nước sáng 28/6:

Dừng bay 27 phi công Pakistan làm việc tại Việt Nam;

Công trình hơn 3 tỷ đổ sập sau 1 trận mưa

Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng Chủ nhật (28/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Dừng bay 27 phi công Pakistan làm việc tại Việt Nam
Theo Bộ Giao thông vận tải, ngay sau khi có thông tin chính thức từ nhà chức trách hàng không Pakistan, Cục Hàng không Việt Nam đã đình chỉ tổng số 27 phi công có quốc tịch Pakistan đang làm việc tại các Hãng Hàng không Việt Nam.
Chiều 27/6, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Hàng không VN nói trên VnExpress, cơ quan này đưa ra động thái trên cách đây 2 ngày. Đây đều là phi công được cấp bằng lái tại Pakistan.
Cũng theo Cục này, sau khi có chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, cục sẽ phối hợp cùng các Hãng Hàng không Việt Nam xác minh tính hợp pháp, hợp chuẩn bằng lái của tất cả phi công nước ngoài đang làm việc tại các Hãng Hàng không Việt Nam.
Vụ việc được phanh phui sau vụ tai nạn máy bay của Hãng hàng không Pakistan International Airlines khiến 97 người thiệt mạng và gây hư hỏng nhiều nhà dân.
Công trình hơn 3 tỷ đổ sập sau 1 trận mưa
Zing thông tin, sáng 27/6, ông Nguyễn Văn Toàn – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông, cho biết đã yêu cầu nhà thầu thi công xây lại công trình bị sập tại trường THPT Quang Trung (huyện Đắk Mil).
Dự án nâng cấp, sửa chữa cải tạo nhà đa năng, nhà hiệu bộ, kè chắn đất, tường rào trường THPT Quang Trung có vốn đầu tư hơn 3 tỷ đồng. Dự án đang chờ nghiệp thu để đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, ngày 20/5, sau trận mưa lớn một phần sân đa năng, kè chắn đất và hơn 70m tường rào bị đổ sập hoàn toàn. Một số vị trí của phần sân bê tông còn lại xuất hiện các vết nứt chằng chịt.
Công trình đang thi công, chưa nghiệm thu thì sập nên nhà thầu phải làm lại, ông Toàn cho biết và nói: “Nguyên nhân sập là do thiên tai, mưa gió lớn”.
Hơn 200 hecta rừng thông bốc cháy dữ dội
VnExpress thông tin ngày 27/6, vụ cháy rừng thông xảy ra tại xã Diễn Lợi và Diễn Phú (huyện Diễn Châu), đến 19h cùng ngày đám cháy vẫn chưa được khống chế. Đám cháy bắt nguồn từ khu rừng xã Sơn Thành (huyện Yên Thành) đêm qua 26/6.
Hơn 1.000 người gồm lực lượng chức năng và người dân cùng dập lửa nhưng do nhiệt độ ngoài trời khoảng 40 độ C, kết hợp gió phơn Tây Nam thổi mạnh khiến xuất hiện vệt lửa dài khoảng 300m với cột khói cao hàng chục mét cuồn cuộn lên bầu trời.
Phó chủ tịch huyện Diễn Châu nói đám cháy vẫn diễn biến phức tạp, diện tích cháy rộng, đêm nay lực lượng chức năng đang cố gắng tìm cách khống chế. Ước tính hơn 200 hecta rừng thông loại nhiều năm tuổi ở huyện Diễn Châu đã bị lửa thiêu rụi.
Xăng RON95 lên sát 15.000 đồng/lít, nhiều loại dầu tăng giá mạnh
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương – Tài chính, với việc tăng thêm 868 đồng/lít, giá bán lẻ mới của mặt hàng xăng E5RON92 lên 14.258 đồng/lít. Mặt hàng xăng RON95-III có giá bán mới 14.973 đồng/lít, sau khi tăng 893 đồng/lít từ 15h hôm qua.
Dầu diesel 0.05S cũng được điều chỉnh tăng 599 đồng/lít lên không cao hơn 12.114 đồng/lít. Hai mặt hàng dầu hỏa và dầu mazut 180CST 3.5S cũng đồng loạt tăng lần lượt 428 đồng/lít và 581 đồng/kg lên không cao hơn 10.038 đồng/lít và không cao hơn 10.903 đồng/kg.
Với việc tăng giá bán lẻ các mặt hàng xăng trong ngày hôm nay, đây là lần thứ 4 liên tiếp giá xăng tăng kể từ khi dịch COVID-19 gây đình trệ hoạt động trong xã hội tính từ đầu năm 2020 đến nay. Trước đó, giá xăng cũng đã giảm 8 lần liên tiếp.
https://www.dkn.tv/thoi-su/xa-hoi/diem-tin-trong-nuoc-sang-28-6-dung-bay-27-phi-cong-pakistan-lam-viec-tai-viet-nam-cong-trinh-hon-3-ty-do-sap-sau-1-tran-mua.html

Điểm tin trong nước tối 28/6: Việt Nam cảnh báo khẩn

 về xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước tối Chủ nhật (28/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Việt Nam cảnh báo khẩn về xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Dẫn thông tin từ Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc), Vụ Thị trường châu Á – châu Phi cho biết gần đây, chính quyền Quảng Tây đã áp dụng một số biện pháp tăng cường kiểm soát nguồn gốc và chất lượng thực phẩm vào địa phương này.
Quảng Tây cấm mua bán, tàng trữ các loại thực phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; các trường hợp kinh doanh thực phẩm nhập khẩu phải cung cấp chứng từ kiểm nghiệm kiểm dịch của cơ quan hải quan.
Chính quyền TP. Đông Hưng (có chung đường biên giới với Móng Cái, Quảng Ninh) cũng tăng cường tổng kiểm tra về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm đối với thủy sản, các loại thịt tại các chợ nông sản, siêu thị, khách sạn tại địa phương này.
Trước động thái trên của phía Trung Quốc, Bộ Công Thương đưa ra cảnh báo khẩn cấp và khuyến nghị các doanh nghiệp, hộ sản xuất hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải kiểm tra và tuân thủ nghiêm các quy định của Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn thực thẩm, truy xuất nguồn gốc… đối với hàng nhập khẩu sang nước này.
Quyết định chính thức, giảm 50% phí trước bạ ôtô ‘made in Vietnam’
Thông tin từ báo Vietnamnet cho biết, kể từ hôm nay (28/6), khách hàng mua xe ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50% lệ phí trước bạ theo Nghị định 70/2020/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2019 được Chính phủ ban hành.
Theo đó, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ôtô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ôtô và các loại xe tương tự được sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với các loại xe này quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP và các quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Việc áp dụng mức giảm lệ phí trước bạ áp dụng kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2020.
Tiếp nhận cách ly tập trung 107 công dân trở về từ Singapore
Chiều tối 27/6, Trường Quân sự tỉnh An Giang (cũ, TT. Óc Eo, Thoại Sơn), thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tiếp nhận cách ly tập trung 107 công dân từ Singapore về nước.
Theo báo Dân sinh, trước đó, sân bay Quốc tế Cần Thơ đã đón tất cả 310 công dân từ Singapore về nước và chia làm 3 nhóm cách ly tại 3 nơi ngay sau khi thực hiện các thủ tục kiểm tra, khai báo y tế.
Nhóm 1 gồm 200 công dân đưa về cách ly tập trung tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bến Tre.
Nhóm 2 gồm 107 công dân về khu cách ly tập trung ở Trường Quân sự tỉnh An Giang.
Và nhóm 3 gồm 3 công dân đưa về cách ly tại TP.HCM.
Toàn bộ những công dân này đều được trang bị quần áo bảo hộ ngay từ khi xuống sân bay Quốc tế Cần Thơ.
Vợ nguyên chủ tịch phường ở Thái Bình thuê người đánh cán bộ tư pháp tố cáo chồng
Liên quan việc anh Vũ Văn Pho (31 tuổi, cán bộ tư pháp P.Lê Hồng Phong, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình) bị đánh bất tỉnh, ngày 26/6, Công an TP.Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự cố ý gây thương tích.
Đồng thời, Công an TP. Thái Bình cũng khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Phạm Thanh Tùng (33 tuổi, trú P.Năng Tĩnh,TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) để điều tra về tội cố ý gây thương tích; khởi tố bị can, cấm rời khỏi nơi cư trú đối với Hoàng Thị Ánh Nguyệt (38 tuổi, trú P. Kỳ Bá, TP. Thái Bình), Trần Như Tiến (21 tuổi, trú P. Trần Đăng Ninh, TP. Nam Định), Vũ Duy Tùng (31 tuổi, trú P. Hạ Long, TP. Nam Định) và Nguyễn Quang Bình (37 tuổi, trú P. Cửa Bắc, TP. Nam Định) để điều tra cùng về tội cố ý gây thương tích.
Trao đổi với Thanh Niên, anh Vũ Văn Pho và lãnh đạo P. Lê Hồng Phong cho biết, bị can Hoàng Thị Ánh Nguyệt chính là vợ ông Đặng Xuân Hậu, nguyên Chủ tịch UBND P.Lê Hồng Phong (TP.Thái Bình).
Tại cơ quan công an, bị can Hoàng Thị Ánh Nguyệt khai nhận đã thuê 4 người chặn đường đánh anh Vũ Văn Pho vì anh này đã có đơn tố cáo chồng mình.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-28-6-viet-nam-canh-bao-khan-ve-xuat-khau-nong-san-sang-trung-quoc.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?