NSA phủ nhận tố giác do thám hàng triệu người Châu Âu

Đại tướng Lục quân Keith Alexander, người đứng đầu cơ quan NSA (thứ hai từ bên trái) trong cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ, ngày 29/10//2013.

Đại tướng Lục quân Keith Alexander, người đứng đầu cơ quan NSA (thứ hai từ bên trái) trong cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ, ngày 29/10//2013.

Người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia NSA của Mỹ tuyên bố những tin tức nói rằng cơ quan ông đã thu thập hồ sơ điện thoại của hàng triệu người ở Châu Âu là hoàn toàn sai lạc. Đại tướng Keith Alexander đã phát biểu như vậy hôm thứ ba trong lúc một phái đoàn các nhà lập pháp aud đến Washington để thảo luận với các giới chức Mỹ về những tố giác do thám.

Trong cuộc điều trần hôm thứ ba tại Hạ viện Mỹ, Đại tướng Lục quân Keith Alexander nói rằng các tờ báo ở Châu Âu đã giải thích sai những tài liệu mà ông Edward Snowden, cựu nhân viên hợp đồng của tình báo Mỹ, đã đánh cắp từ cơ quan NSA.

"Họ nêu ra để làm bằng chứng những hình chụp trên màn hình máy điện toán của những kết quả của một công cụ mạng dùng cho các mục đích quản lý dữ liệu. Nhưng cả họ lẫn người đánh cắp tài liệu mật này đều không hiểu những bức hình họ nhìn thấy là gì. Thật ra, công cụ mạng đó đếm những hồ sơ trong kho dữ liệu khổng lồ mà chúng tôi tìm thấy trên khắp thế giới và hiện thị tổng số hồ sơ dưới nhiều dạng thức khác nhau."

Các nguồn của kho dữ liệu khổng lồ này bao gồm những dữ liệu được NSA thu thập một cách hợp pháp dựa theo quyền hạn mà cơ quan này được ban cho và những dữ liệu được các đối tác nước ngoài cung cấp cho NSA.

Tướng Alexander nói rằng các cơ quan tình báo Châu Âu đã chia sẻ những hồ sơ đó với NSA và những chi tiết này được sử dụng để bảo vệ cho các lực lượng Mỹ và Châu Âu trên chiến trường và dân chúng trong nước.

Những tin tức nói rằng NSA đã thu thập hồ sơ điện thoại và nghe lén điện thoại của 35 nhà lãnh đạo trên thế giới đã gây phẫn nộ cho các chính khách và những người tranh đấu cho quyền dân sự cả ở nước Mỹ lẫn ở nước ngoài.

Một phái đoàn của các nhà lập pháp Liên hiệp Châu Âu đang có mặt tại Washington để họp bàn với các giới chức Hoa Kỳ các cáo giác do thám. Một thành viên của phái đoàn này, ông Elmar Brok, phát biểu như sau.

"Không bao giờ do thám bạn bè của mình. Tất cả mọi thứ có dính líu tới do thám trong ý nghĩa cổ điển của nó -- bất kể là ở các sứ quán hay nhắm vào các nhà lãnh đạo chính trị, các chính khách, bất kể là thứ gì. Không bao giờ làm những thứ mà đôi bên không đồng ý cùng làm với nhau. Ngoài ra, đối với việc nghe lén những người dân bình thường thì chúng ta nên có một thỏa thuận với nhau là việc đó không còn có thể chấp nhận nữa. Tôi nghĩ rằng đó là điều hết sức quan trọng, bởi vì chúng ta sẽ không cảm thấy thoải mái để đi chung với nhau nếu chúng ta cảm thấy là chúng đang đang bị bạn bè và hàng xóm theo dõi."

Tuần trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gọi điện thoại cho Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama để phản đối. Bà nói rằng bạn bè quốc tế không thể tán đồng những hành vi theo dõi lén như vậy.

Tuy nhiên, trong cuộc điều trần hôm thứ ba tại Hạ viện Mỹ, Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper nói rằng thut thông tin về các nhà lãnh đạo nước ngoài là “một nguyên lý cơ bản” của hoạt động tình báo Mỹ.

Một số các nhà lập pháp Mỹ đã yêu cầu áp dụng những biện pháp hạn chế mới, có tính chất nghiêm nhặt hơn nhiều, đối với việc thu thập thông tin tình báo.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?