Tin khắp nơi – 28/09/2019

Tin khắp nơi – 28/09/2019

Trump năm 2017 nói với Nga ông không bận tâm

chuyện can thiệp bầu cử -WaPo

Tổng thống Donald Trump nói với hai quan chức Nga trong một cuộc hội kiến vào năm 2017 rằng ông không bận tâm chuyện Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ. Phát biểu này đã khiến các quan chức Nhà Trắng phải hạn chế quyền tiếp cận nó, báo The Washington Post đưa tin hôm thứ Sáu.
Một bản tóm tắt cuộc hội kiến trong Phòng Bầu dục của ông Trump với bộ trưởng ngoại giao Nga và đại sứ Nga tại Mỹ đã được giới hạn chỉ cho một số quan chức xem trong một nỗ lực nhằm tránh để những phát biểu của tổng thống bị lộ ra ngoài, tờ Post cho biết, dẫn lời các cựu quan chức biết về sự việc này.
Nhà Trắng không hồi đáp yêu cầu bình luận ngay tức thì, Reuters cho biết.
Một đơn khiếu nại của một người tố cáo liên quan tới một cuộc điện đàm vào tháng 7, trong đó ông Trump hối thúc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy điều tra đối thủ chính trị Đảng Dân chủ Joe Biden, đang là tâm điểm của cuộc điều tra luận tội tại Hạ viện Hoa Kỳ được khởi động trong tuần này.
Một thành viên của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ đệ đơn khiếu nại chống lại ông Trump nói các ghi chú từ các cuộc trò chuyện khác giữa tổng thống với các nhà lãnh đạo nước ngoài đã được đưa vào một hệ thống máy tính có mức bảo mật cao trong một hành vi trái với lề lối bình thường nhằm bảo vệ thông tin nhạy cảm về mặt chính trị, thay vì nhạy cảm vì lí do an ninh quốc gia.
Cuộc gặp hồi năm 2017 giữa ông Trump với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Đại sứ Sergei Kislyak vốn đã bị coi là gây tranh cãi sau khi tin tức cho hay ông Trump đã tiết lộ thông tin có mức bảo mật cao về một hoạt động được hoạch định chống lại Nhà nước Hồi giáo.
Về việc can thiệp bầu cử, ông Trump nói với ông Lavrov và ông Kislyak rằng ông không bận tâm chuyện Nga can thiệp vì Mỹ cũng làm như vậy ở các nước khác, tờ Post đưa tin.
CNN, dẫn lời những người biết rõ sự việc này, cho biết những nỗ lực nhằm hạn chế tiếp cận các cuộc trò chuyện của ông Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài đã mở rộng sang các cuộc điện đàm với Thái tử Ả-rập Saudi Mohammed bin Salman và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Kellyanne Conway, cố vấn cấp cao Nhà Trắng, nói với các phóng viên rằng các thủ tục xử lí bản ghi chép các cuộc trò chuyện của ông Trump với các nhà lãnh đạo thế giới đã được thay đổi từ đầu nhiệm quyền của ông sau khi các cuộc gọi với tổng thống Mexico và thủ tướng Úc bị rò rỉ.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-nam-2017-noi-voi-nga-ong-khong-ban-tam-chuyen-can-thiep-bau-cu-washington-post/5102499.html

Nhà Trắng “giấu”

đối thoại của Trump với Nga và Ả Rập Xê Út

Thanh Hà
Nhật báo Washington Post ngày 27/09/2019 tiết lộ Nhà Trắng đã can thiệp để giữ kín nội dung các cuộc trao đổi giữa tổng thống Trump với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, cũng như với hoàng thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed Ben Salman.
Cuộc điện đàm giữa nguyên thủ Mỹ và hoàng thái tử Ben Salman đã diễn ra sau vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị ám sát tại tòa lãnh sự Ả Rập Xê Út ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Tình báo Mỹ CIA cho rằng thái từ Ben Salman đứng đằng sau vụ án mạng xảy ra hôm 02/10/2018 nhằm triệt hạ một tiếng nói đối lập.
Còn về các cuộc trao đổi giữa Donald Trump với chính quyền Nga, Washington Post trích dẫn lời ba cựu quan chức Hoa Kỳ xin được giấu tên, khẳng định, nhân một cuộc họp vào tháng 5/2017 với ngoại trưởng Lavrov và đại sứ Nga tại Washington, tổng thống Trump đã tuyên bố ông không quan tâm chuyện Matxcơva can thiệp vào bầu cử Hoa Kỳ năm 2016, bởi vì Washington cũng hành xử tương tự với các quốc gia khác.
Tại Mỹ, một số người yêu cầu Nhà Trắng công bố nội dung các cuộc trao đổi giữa tổng thống Trump với đồng nhiệm Putin. Tham dự khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov hôm qua đã ngay lập tức bác bỏ đòi hỏi này.
Thông tín viên Murielle Paradon từ trụ sở Liên Hiệp Quốc cho biết :
Donald Trump đang trong tâm bão vì đã yêu cầu tổng thống Ukraina cho mở điều tra về đối thủ Joe Biden bên đảng đối lập Dân Chủ, chuẩn bị cho cuộc tranh cử tổng thống sắp tới. Nhà Trắng đã phải công bố văn bản ghi lại cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Hoa Kỳ và Ukraina.
Thế nhưng chúng ta nghĩ gì nếu như nội dung các cuộc trao đổi giữa Donald Trump và Vladimir Putin cũng được công bố ? Ngoại trưởng Nga, Serguei Lavrov với giọng điệu hóm hỉnh đã bác bỏ ngay kịch bản này.
Ông nói : “Liên quan đến việc cho công bố nội dung các cuộc điện đàm, mẹ tôi xưa kia đã dậy rằng đọc thứ của người khác là bất lịch sự, là vô lễ. Tôi đồng ý với điều ấy. Đó thư trao đổi riêng giữa hai vị tổng thống do dân bầu ra. Có những truyền thống, những cung cách ngoại giao đòi hỏi phải được bảo mật ở một mức độ nào đó”.
Ngoại trưởng Lavrov bất bình với những cách hành xử như vậy và ông đã chỉ trích luôn cả các phương tiện truyền thông từ nhiều ngày qua liên tục đưa tin về vụ tai tiếng gần đây nhất liên quan đến ông Trump.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190928-nha-trang-giau-doi-thoai-cua-tong-thong-trump-voi-nga-va-a-rap-xe-ut

Kurt Volker-Đặc phái viên tổng thống Trump

 tại Ukraine- từ chức

Reuters dẫn lời các nguồn tin trong cuộc cho biết đại diện đặc biệt của Tổng thống Trump tại Ukraine, ông Kurt Volker, từ chức vào hôm thứ Sáu (27/9).
Trước đó, một đơn khiếu nại tố giác từ nội bộ cộng đồng tình báo, được phát hành công khai vào hôm thứ Năm (26/9), cho biết ông Volker đang cố gắng “kiểm soát thiệt hại” gây ra từ những nỗ lực của luật sư Rudy Giuliani- luật sư riêng của tổng thống Trump- trong việc ép Ukraine điều tra đảng Dân chủ.
Ông Volker, người từng làm việc bán thời gian, không được trả lương ở chức vụ này kể từ năm 2017. Ông tìm cách giúp chính phủ Ukraine giải quyết cuộc đối đầu với phe ly khai do Nga tài trợ.
Bộ Ngoại giao không trả lời yêu cầu bình luận tức thời về vấn đề này.
Đảng Dân chủ tại Hạ viện Hoa Kỳ- những người đang tiến hành một cuộc điều tra tố cáo tổng thống Donald Trump- đang tìm kiếm lời khai từ ông Volker về một cuộc điện đàm ngày 25 tháng 7. Trong cuộc điện đàm này, tổng thống Donald Trump khuyến khích tổng thống Ukraine điều tra ông Joe Biden, một đối thủ chính trị. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/kurt-volker-dac-phai-vien-cua-tong-thong-trump-tai-ukraine-tu-chuc/

Ngoại trưởng Mỹ bị 3 ủy ban Hạ viện

buộc giao nộp tài liệu về Ukraine

Phe Dân chủ tại Hạ viện Hoa Kỳ, hiện đang theo đuổi một cuộc điều tra luận tội nhắm vào Tổng thống Donald Trump, xúc tiến cuộc điều tra này vào ngày thứ Sáu với việc ra trát buộc Ngoại trưởng Mike Pompeo giao nộp các tài liệu liên quan đến chính phủ Ukraine.
Theo sau một đơn khiếu nại của người tố cáo nói rằng ông Trump, người theo Đảng Cộng hòa, đã yêu cầu sự trợ giúp chính trị từ tổng thống của Ukraine mà có thể giúp ông tái đắc cử, các nhà lập pháp đang điều tra những lo ngại rằng các hành động của ông Trump gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và sự toàn vẹn của các buộc bầu cử ở Mỹ.
Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban Tình báo và Ủy ban Giám sát Hạ viện cũng lên kế hoạch lấy lời khai của năm quan chức Bộ Ngoại giao trong hai tuần tới, bao gồm Kurt Volker, đặc phái viên của ông Trump tại Ukraine. Ông Volker đã từ chức vào ngày thứ Sáu, theo các nguồn tin biết về sự việc.
Không rõ ngay tức thì lí do từ chức của ông Volker là gì. Bộ Ngoại giao không hồi đáp ngay lập tức yêu cầu bình luận về trát buộc giao nộp tài liệu hoặc việc ông Volker từ chức, Reuters cho biết.
Các ủy ban công bố trát buộc giao nộp tài liệu sau khi chính quyền Trump lỡ mất hạn chót hôm thứ Năm để cung cấp các tài liệu và thông tin về những liên lạc với các quan chức Ukraine, cũng như cuộc điện đàm vào ngày 25 tháng 7 giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Cuộc điện đàm đó là trọng tâm của cuộc điều tra luận tội mà bà Nancy Pelosi, chủ tịch của Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát, đã loan báo trong tuần này.
Cuộc điều tra luận tội lại phủ bóng đen nữa xuống nhiệm quyền tổng thống của ông Trump, chỉ vài tháng sau khi ông thoát khỏi cái bóng của điều tra của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller về việc liệu ông có thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 hay không.
Ông Trump đã phản ứng đầy phẫn nộ về cuộc điều tra luận tội, cho rằng ông không làm gì sai trái và cáo buộc phe Dân chủ tiến hành một cuộc “săn lùng phù thủy” có động cơ chính trị.
Hơn 300 cựu quan chức an ninh quốc gia từ cả hai chính quyền Cộng hòa và Dân chủ vào ngày thứ Sáu đã công khai ủng hộ cuộc điều tra luận tội, nói rằng họ không phán xét trước ​ kết cục mà muốn biết thêm các dữ kiện.
Các ủy ban cũng cho biết họ dự định lấy lời khai của Phó Trợ lý Ngoại trưởng George Kent, người giám sát chính sách Ukraine. Ông Kent là phó trưởng phái bộ tại Đại sứ quán Mỹ ở Kiev từ 2015 đến 2018, và phụ trách chính sách chống tham nhũng trong khu vực này trước thời điểm đó.
Vào ngày 4 tháng 10, Ủy ban Tình báo Hạ viện cũng sẽ nghe lời khai chứng trong một phiên điều trần kín từ tổng thanh tra của cộng đồng tình báo Michael Atkinson, người đã xác định rằng đơn khiếu nại của người tố cáo là đáng tin cậy.
https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-my-bi-ba-uy-ban-ha-vien-buoc-giao-nop-tai-lieu-ve-ukraine/5102418.html

Người tố cáo cuộc điện đàm của tổng thống Trump

là CIA làm việc tại Tòa Bạch Ốc

Tin Washington DC – Theo bản tin của tờ New York Times, người nhân viên tố cáo cuộc điện đàm của Tổng Thống Donald Trump với tổng thống Ukraine là một nhân viên CIA, từng được chỉ định làm việc tại Tòa Bạch Ốc. Người đàn ông này sau đó đã quay lại cơ quan CIA.
Các chi tiết liên quan đến người nhân viên này được tiết lộ rất ít. Thư tố cáo của người nhân viên công bố vào thứ Năm 26 tháng 9, cho thấy  ông có thể là một chuyên viên phân tích thông tin, làm việc chủ yếu tập trung vào các chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tại châu Âu. Người này thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về nền chính trị Ukraine, và có một số kiến thức về luật pháp. Người này không được nghe trực tiếp cuộc điện đàm hồi tháng 7 giữa Tổng Thống Trump và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky. Cuộc điện đàm đã trở thành tâm điểm của cáo buộc, cho rằng tổng thống Trump sử dụng chính sách ngoại giao để phục vụ cho lợi ích chính trị của bản thân.
Các luật sư của người tố cáo không xác nhận ông có làm việc cho CIA hay không, và nói rằng việc công bố danh tính sẽ khiến ông gặp nguy hiểm.
Các đặc vụ của giới tình báo, quân đội, và an ninh vẫn thường xuyên làm việc tại Tòa Bạch Ốc và được điều động luân phiên. Thông thường, họ sẽ làm việc tại Hội đồng an ninh quốc gia để giúp quản lý thông tin.
Theo các nguồn tin của tờ New York Times, người nhân viên CIA này không làm việc trong nhóm quản lý các cuộc điện thoại giữa tổng thống và lãnh đạo nước ngoài. Ông biết về cuộc điện đàm do sự trao đổi công việc giữa các nhóm nhân viên. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nguoi-to-cao-cuoc-dien-dam-cua-tong-thong-trump-la-cia-lam-viec-tai-toa-bach-oc/

Chia rẽ ở Mỹ về điều tra luận tội TT Trump

Công luận Mỹ đang bị chia rẽ giữa một bên là những người tán thành quyết định của đảng Dân chủ, điều tra luận tội Tổng thống Trump, và một đàng là những người không tán thành, với 49% ủng hộ,
46% chống, trong khi thành phần độc lập nói chung, không ủng hộ tại thời điểm này, theo kết quả một cuộc thăm dò mới do đài NPR / PBS NewsHour / Marist thực hiện.
Cuộc thăm dò được thực hiện vào đêm thứ Tư 25/9 bằng các cuộc phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại, một ngày sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi loan báo tiến hành cuộc điều tra luận tội, nhưng trước khi công bố bức thư của một người tiết lộ thông tin, bày tỏ quan tâm về một cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Tổng Thống Ukraina, trong đó ông Trump ‘nhờ vả’ và áp lực nhà lãnh đạo Ukraina điều tra đối thủ chính trị của ông, ứng cử viên Tổng thống Joe Biden và con trai ông là Hunter Biden. Hunter từng là thành viên hội đồng quản trị của một tập đoàn khí đốt Ukraina bị nghi ngờ có dính líu trong một vụ tham nhũng.
Làm như vậy, Tổng thống Trump được coi là đã mời gọi nước ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ sắp tới, và lạm dụng quyền lực của mình nhắm phục vụ lợi ích chính trị cá nhân.
Vì vậy, các nhà thăm dò cảnh báo rằng những diễn tiến mới có thể thay đổi dư luận nhanh chóng, đặc biệt trong bối cảnh cứ 10 người thì có 7 người nói họ đang theo sát tin tức.
Ông Lee Miringoff, giám đốc Viện nghiên cứu công luận Marist, người đã tiến hành khảo sát 864 đối tượng, nói:
“Các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội cần làm việc để thuyết phục mọi người về sự hữu ích của cuộc điều tra”.
Người tiết lộ thông tin, hiện vẫn chưa lộ diện, còn tố các quan chức Toà Bạch Ốc là cố giấu nhẹm những trao đổi giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Ukraine bằng cách chuyển thông tin sang một máy tính khác, chứa thông tin mật, để ém nhẹm nội dung cuộc điện đàm.
Theo cuộc thăm dò của NPR/PBS/Marist, sự chia rẽ thể hiện những khác biệt về đảng phái, giới tính, trình độ giáo dục và nơi cư ngụ. Những người theo đảng Dân chủ; là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có trình độ đại học; và cư dân các thành phố phần lớn ủng hộ cuộc điều tra luận tội.
Những người theo Đảng Cộng hòa, sinh sống ở nông thôn và thuộc phái nam phần đông không ủng hộ tiến trình điều tra luận tội.
Vẫn theo cuộc thăm dò này thi nhìn chung, 71% nói họ rất chú ý hoặc chú ý đáng kể đến tin tức liên quan tới vụ điều tra luận tội của Hạ viện về Tổng thống Trump.
Ba phần tư người Mỹ, kể cả đa số đảng viên Cộng hòa, nói người tiết lộ thông tin nên ra trước Quốc hội làm chứng. Đa số tin là cần điều tra về nội dung cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine, với 54% người được khảo sát gọi đây là vấn đề ‘rất nghiêm trọng’.
Một cuộc thăm dò do hãng tin Reuters và Ipsos thực hiện vào thứ Hai 23/9 và thứ Ba 24/9 cho thấy 37% số người được hỏi ủng hộ việc luận tội tổng thống so với 45% người phản đối. Con số 37% đã giảm từ 41% ba tuần trước và giảm xuống so với mức 44% hồi tháng 5, sau khi công tố viên đặc biệt Robert Mueller công bố báo cáo của ông về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Tuy nhiên, các nhà bình luận lưu ý rằng trong quá khứ tỷ lệ các cuộc luận tội thành công không cao. Cho tới giờ, chưa có tổng thống Mỹ nào bị truất phế theo lối đó. Hơn nữa, mặc dù đảng Dân chủ đang kiểm soát Hạ viện, Thượng viện vẫn do đảng Cộng hòa kiểm soát, sẽ cần đa số 2/3 số phiếu để bãi nhiệm tổng thống.
https://www.voatiengviet.com/a/chia-re-o-my-ve-diei-tra-luan-toi-trump/5101737.html

Mỹ : Hạ Viện tăng tốc

thủ tục phế truất tổng thống Trump

Thanh Hà
Đến lượt bộ Ngoại Giao Mỹ bị chất vấn về cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Hoa Kỳ và Ukraina. Ngày 27/09/2019, Hạ Viện yêu cầu ngoại trưởng Mike Pompeo cung cấp tất cả những tài liệu cần thiết cho cuộc điều tra về khả năng Donald Trump đã gây áp lực với Kiev “nhờ” tổng thống Ukraina giúp triệt hạ đối thủ chính trị là cựu phó tổng thống Joe Biden.
Ông Biden có nhiều triển vọng là đối thủ chính của tổng thống Trump, đại diện cho đảng Dân Chủ ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2020.
Các ủy ban điều tra của Hạ Viện triệu mời năm quan chức trong bộ Ngoại Giao ra điều trần, trong đó có Kurt Volker, đặc sứ của tổng thống Trump về Ukraina, thế nhưng ông Volker vừa từ chức hôm 27/09/2019.
Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi cho rằng việc Donald Trump nhờ một quốc gia can thiệp vào chính trị của nước Mỹ đe dọa trực tiếp đến “an ninh quốc gia và tính trung thực của các cuộc bầu cử” tại Hoa Kỳ.
Thông tín viên Anne Corpet từ thủ đô Washington phân tích :
Đây là hành động quan trọng đầu tiên trong tiến trình điều tra trong khuôn khổ đến thủ tục truất phế tổng thống, trực tiếp nhắm đến thượng tầng guồng máy ngoại giao Hoa Kỳ. Hạ Viện gửi trát đến ngoại trưởng Mike Pompeo yêu cầu từ nay đến Thứ Sáu 04/10, ông phải cung cấp tất cả các tài liệu liên quan đến cuộc điện đàm (hồi tháng 7/2019) giữa Donald Trump và Volodymyr Zelensky.
Ngay từ ngày 09/09/2019, lãnh đạo ba ủy ban tại Hạ Viện đã yêu cầu ngoại trưởng Mỹ cung cấp một số tài liệu liên quan đến vụ này, nhưng đã bị từ chối.
Lần này, trong khuôn khổ điều tra luận tội và có thể dẫn tới việc truất phế tổng thống, Hạ Viện dọa rằng nếu ông Pompeo không thỏa mãn đòi hỏi nói trên thì “đây là bằng chứng cho thấy bộ Ngoại Giao cản trở điều tra của Hạ Viện”.
Năm quan chức trong bộ Ngoại Giao được triệu mời ra điều trần trong hai tuần lễ sắp tới. Chủ tịch Hạ Viện Mỹ sáng hôm qua cho rằng, “không nên kéo dài” chuyện này. Chủ tịch các ủy ban điều tra hiểu ý bà Pelosi và quyết định “hành động nhanh chóng và có phối hợp”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190928-my-ha-vien-tang-toc-thu-tuc-luan-toi-phe-truat-tong-thong-trump

Giá xăng trung bình tại California

dự đoán sẽ tăng lên 4 Mỹ kim/gallon

Theo tin từ đài KTLA5, giá xăng ở tiểu bang California tăng lên đáng kể trong tuần qua. Các chuyên gia dự đoán giá trung bình trên toàn tiểu bang cho một gallon có thể một lần nữa vượt qua mức 4 mỹ kim vào cuối tuần này.
Theo dữ kiện mới nhất được công bố bởi American Automobile Association (AAA), giá xăng tăng thêm 5 cent chỉ trong một đêm từ tối Thứ Năm (ngày 26 tháng 9) đến Thứ Sáu (ngày 27 tháng 9), tăng tổng cộng 17 cent kể từ tuần trước. AAA cho biết, tại Los Angeles, những tài xế xe máy sẽ phải trả trung bình khoảng 3.97 mỹ kim/gallon xăng unleade loại thường vào Thứ Sáu, tăng 7 cent so với một ngày trước đó, và tăng 18 cent kể từ tuần trước.
Theo các chuyên gia, các vấn đề bất ngờ, và việc một số nhà máy lọc dầu ở California buộc phải ngừng hoạt động đang có tác động đến giá xăng hiện tại trên toàn tiểu bang.
Ông Michael Blasky thuộc AAA cho biết nền kinh tế xăng dầu của California rất khác biệt. Cùng những quy định nghiêm ngặt về nhiên liệu, nên nếu có vấn đề, chính quyền California không thể nhập xăng dầu từ các tiểu bang khác.
Ông Patrick DeHaan, người đứng đầu bộ phận phân tích dầu khí cho trang web định giá nhiên liệu GasBuddy.com, dự đoán giá xăng tại California có khả năng sẽ đạt mức 4 mỹ kim/gallon vào cuối tuần này hoặc đầu tuần tới. Ông DeHaan đã đăng tải trên Twitter, dự đoán giá xăng sẽ tăng thêm 25 đến 45 cent tại khu vực L.A., đồng thời cho biết giá xăng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những ngày tới. Có khả năng giá xăng trung bình trên toàn tiểu bang sẽ đạt mức cao nhất kể từ năm 2014.
Theo AAA, giá xăng trung bình hiện tại ở California là 3.89 mỹ kim/gallon, trong khi mức giá trung bình trên toàn quốc là 2.65 mỹ kim. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/gia-xang-trung-binh-tai-california-duoc-du-doan-se-tang-len-4-my-kim-gallon/

Công An Đặc Biệt TC Tới Cali Đe Dọa Hoa Kiều;

Cali Điều Tra Công An Đặc Biệt TC Xuất Hiện

Cảnh sát California đang điều tra ít nhất 2 trường hợp người đóng giả công an Trung Quốc lái xe hơi có dấu hiệu của Công An Vũ Trang Nhân Dân (PAP) của Đảng Cộng Sản TQ.
Phát ngôn viên Nha Kiểm Soát Xa Lộ California (CHP) là Florentino Olivera nói rằng một người đàn ông Á Châu đã bị bắt hôm 10 tháng 9 sau khi có nhiều báo cáo ông này đã giả dạng một công an của Công An Vũ Trang Nhân Dân lái chiếc xe Audi A4 màu đen với dấu hiệu của PAP và một biểu tượng quốc gia TQ.
Các tấm hình của chiếc xe được phổ biến trên trang Facebook CHP với ghi chú rằng cảnh sát đã đáp ứng nhiều khiếu nại liên quan đến một nam tài xế Á Châu giả dạng một công an của Công An Vũ Trang Nhân Dân TQ.
“Người tài xế đã bị bắt và bị truy tố với việc giả dạng một viên chức hòa bình và sở hữu một con dấu lừa đảo,” theo ghi chú cho biết.
Cảnh sát đang tìm một chiếc xe màu trắng thứ 2 cũng được báo cáo mang các dấu hiệu của PAP trong cùng khu vực của thành phố Irvine, miền Nam California. Irvine là thành phố có 42% người Mỹ gốc Á, và nhiều cư dân ở đây là người Mỹ gốc TQ.
“Chúng tôi nghĩ rằng sự việc này còn lớn hơn ở đây,” theo Olivera cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Không có chi tiết về động lực đối với các hoạt động của người bị bắt hôm 10 tháng 9 được cung cấp. Các nhà điều tra vẫn còn đang điều tra xem có phải những người giả dạng có liên quan đến chính quyền TQ hay không.
Vụ bắt tại miền nam  California đến giữa lúc có nhiều tường trình của những người giả dạng công an TQ khác tại Úc, miền Bắc California, và tiểu bang Washington.
Các chuyên gia tình báo nói rằng các hoạt động này có vẻ liên quan đến các nỗ lực của chính quyền TQ được che giấu, để đe dọa người TQ hải ngoại, bị Bắc Kinh xem là những người bất đồng chính kiến hay chống đối Đảng Cộng Sản TQ.
Các hình ảnh mới đây cho thấy những công an của Công An Vũ Trang Nhân Dân TQ, mặc đồng phục với cùng những chữ TQ đối với Công An Đặc Biệt, lùa những người Duy Ngô Nhĩ bị bịt mặt và xiềng vào xe lửa.
Đối với người Trung Quốc ở hải ngoại, những chiếc xe công an dấu hiệu là Công An Đặc Biệt sẽ tương tự như những chiếc xe được trang trí phù hiệu SS của Đức Quốc Xã.
https://vietbao.com/a299213/cong-an-dac-biet-tc-toi-cali-de-doa-hoa-kieu-cali-dieu-tra-cong-an-dac-biet-tc-xuat-hien

Thượng-Hạ Viện Mỹ Ra Dự Luật

Về Chiến Lược Toàn Diện Chống TC

Giới lập pháp Mỹ đã nhìn thấy được nguy cơ bành trướng của TC tại Á Châu-Thái Bình Dương mà cụ thể là Biển Đông nên đã ra 2 dự luật cho pháp hành pháp Mỹ đối đầu với thế lực hung hăng của TC, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 27 tháng 9.
Bản tin của Đài VOA viết như sau.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ vừa trình hai dự luật nhằm đối đầu sự bành trướng về sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc, cũng như cho phép chính phủ Mỹ hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, để đảm bảo an ninh khu vực trước hành động hung hăng của Bắc Kinh.
Hôm 25/9, Thượng Nghị sĩ Mitt Romney và các thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Hoa Kỳ đã giới thiệu dự luật Hợp tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (The Indo-Pacific Cooperation Act of 2019), theo đó cho phép Hoa Kỳ hợp tác với các đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cả châu Âu để cùng đưa ra một giải pháp thống nhất nhằm đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trao đổi với VOA Tiếng Việt qua email hôm 26/9, Văn phòng của Thượng Nghị sĩ Mitt Romney trích lời ông cho biết trong một thông cáo: “Đã đến lúc chúng ta phải xây dựng một chiến lược toàn diện để đối đầu với hành động hung hăng của Trung Quốc khi họ đang mở rộng sức mạnh kinh tế và quân sự”.
“Để làm tốt nhất điều đó, chúng ta phải liên kết sức mạnh quân sự với các quốc gia khác và phát triển cách tiếp cận thống nhất với các đồng minh để giải quyết mối đe dọa đáng kể của Trung Quốc đối với nền tự do của chúng ta và trên khắp thế giới”, Thượng Nghị sĩ Romney nói thêm.
Trong một thông cáo hôm 25/9, nữ Thượng Nghị sĩ Cortez Masto, đồng bảo trợ Dự luật Hợp tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nói: “Các liên minh và các đối tác mạnh mẽ trên khắp thế giới của Hoa Kỳ là một nguồn sức mạnh hợp nhất. Dự luật này sẽ đảm bảo cho chúng ta phối hợp hiệu quả hơn với các quốc gia khác để có cách tiếp cận thống nhất, toàn diện đối với Trung Quốc…”
Trước đó, vào chiều 24/9, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự luật Chiến lược Đông Nam Á (Southeast Asia Strategy Act) nhằm tăng cường sự can dự của Hoa Kỳ vào khu vực Đông Nam Á và đảm bảo
rằng các đối tác quan trọng trong khu vực nhận được sự hẫu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Ngày hôm sau, 25/9, dự luật này đã được chuyển cho Thượng viện xem xét.
Nữ Dân biểu Ann Wagner, người giới thiệu Dự luật Chiến lược Đông Nam Á, cho biết trong một thông cáo hôm 18/9: “Cho đến nay, Hoa Kỳ chưa bao giờ đưa ra một chiến lược toàn diện cho khu vực Đông Nam Á. Dự luật Chiến lược Đông Nam Á sẽ thực hiện điều đó bằng cách thiết lập một chiến lược khu vực sâu sắc, rành mạch, nhằm giải quyết tất cả các khía cạnh của mối quan hệ quan trọng của chúng ta với Đông Nam Á và ASEAN”.
“Quốc hội đang làm việc với Chính phủ để thông báo với đối tác của chúng ta rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ họ khi họ mở rộng thương mại và phát triển, bảo đảm an ninh biên giới, tăng cường nhân quyền và bảo vệ trước sự hung hăng của Trung Quốc”, bà Wagner cho biết.
Thông cáo cho biết Dự luật Chiến lược Đông Nam Á sẽ yêu cầu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, có tham vấn với Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, cùng thiết lập và truyền đạt một chiến lược toàn diện để tăng cường mối quan hệ với khu vực Đông Nam Á và khối ASEAN, mà trong đó Việt Nam là một thành viên.
Ba trọng tâm của Dự luật Chiến lược Đông Nam Á bao gồm thứ nhất là xác định các lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ trong khu vực và nỗ lực thúc đẩy ASEAN trở thành một nhà lãnh đạo khu vực; thứ hai, lập danh sách các sáng kiến đang diễn ra và có kế hoạch nhằm tăng cường các mối quan hệ của Hoa Kỳ trong khu vực thông qua thương mại, đầu tư, năng lượng và ngoại giao về chính trị và kinh tế; và thứ ba, đánh giá những nỗ lực liên tục để các quốc gia trong khu vực tăng cường các hoạt động vì nhân quyền và dân chủ.
https://vietbao.com/a299226/thuong-ha-vien-my-ra-du-luat-ve-chien-luoc-toan-dien-chong-tc

Tin nói Trump xem xét bỏ niêm yết

các công ty TQ khỏi thị trường Mỹ

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang xem xét bỏ niêm yết các công ty Trung Quốc khỏi các sở giao dịch chứng khoán của Mỹ, Reuters dẫn ba nguồn tin được cho biết về việc này vào ngày thứ Sáu, trong một bước đi có thể sẽ là sự leo thang rất lớn căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
Bước đi này sẽ là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm hạn chế đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc, hai trong số các nguồn tin cho biết. Một nguồn tin nói rằng nó được thúc đẩy bởi những lo ngại an ninh ngày càng lớn của chính quyền Trump về các hoạt động của các công ty này.
Các chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ sụt giảm khi tin tức này loan đi, vài ngày trước khi Trung Quốc kỉ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10, khi nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới sẽ đình chỉ một tuần để mừng lễ.
Cổ phiếu của Alibaba có trụ sở tại Hàng Châu, Chiết Giang lúc thị trường đóng cửa giảm 5,15%. JD.com giảm 5,95% và Baidu Inc giảm 3,67%.
Cổ phiếu của chủ sở hữu sở giao dịch chứng khoán New York, Intercontinental Exchange Inc, rớt giá 1,88% và cổ phiếu của Nasdaq Inc giảm 1,70%.
Không rõ ngay tức thì bất cứ việc bỏ niêm yết nào sẽ được thực hiện ra sao.
Vào tháng 6, các nhà lập pháp Mỹ thuộc cả hai đảng đã giới thiệu một dự luật để buộc các công ty Trung Quốc được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Mỹ phải chịu sự giám sát của các cơ quan quản lí, bao gồm khả năng tiếp cận kiểm toán hoặc bỏ niêm yết.
Chính quyền Trung Quốc từ lâu đã ngần ngại để các nhà quản lí nước ngoài kiểm tra các công ty kế toán địa phương – bao gồm các công ty thành viên của mạng lưới kế toán quốc tế Big Four – dẫn ra những lo ngại về an ninh quốc gia.
Bất cứ kế hoạch nào đều phải được ông Trump chấp thuận. Ông đã bật đèn xanh cho các cuộc thảo luận về việc này, Bloomberg đưa tin, dẫn lời một người gần gũi các cuộc thảo luận đó.
Các quan chức cũng đang xem xét cách thức Mỹ có thể đặt giới hạn cho các công ty Trung Quốc bao gồm trong các chỉ số chứng khoán được quản lí bởi các công ty ở Mỹ, Bloomberg dẫn ba nguồn tin cho biết.
Không có quyết định hay hành động nào sắp sửa được đưa ra, hai nguồn tin biết về các cuộc thảo luận nói với Reuters.
Tính đến tháng 2, 156 công ty Trung Quốc đã được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán NASDAQ và New York, theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, bao gồm ít nhất 11 công ty nhà nước.
Các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 10-11 tháng 10 sau mấy tháng hai bên có những hành động ăn miếng trả miếng, làm suy yếu tăng trưởng toàn cầu và khiến các thị trường chao đảo.
Dù ý tưởng bỏ niêm yết có thể là một chiêu thức gây ảnh hưởng trước các cuộc đàm phán đó, mục đích chính là để chống lại sự hòa trộn quân sự-dân sự của các công ty công nghệ Trung Quốc, chương trình phát triển công nghiệp Made in China 2025 nhắm vào các ngành nghiệp chủ chốt để thống trị và một nhà nước do thám đang mở rộng ở Tân Cương, một trong những nguồn tin nói với Reuters.
Nguồn tin cho biết lâu nay đã có những lo ngại về việc vốn của Mỹ cho phép các hoạt động này xảy ra, đặc biệt là khi ranh giới giữa các công ty nhà nước và tư nhân ở Trung Quốc đang nhòa đi.
https://www.voatiengviet.com/a/tin-noi-trump-xem-xet-bo-niem-yet-cac-cong-ty-trung-quoc-khoi-thi-truong-my/5102463.html

Cảnh sát Canada công bố kết quả điều tra

 về vụ sát hại ba khách du lịch

Tin từ TORONTO, Canada – Vào hôm thứ Sáu (27/9), cảnh sát Canada cho biết, hai thanh niên Canada đã chết, từng là đối tượng của một cuộc truy nã vào mùa hè này, đã từng thú nhận việc sát hại ba du khách ở miền bắc Canada trong một đoạn video, nhưng lại không tiết lộ động cơ gây án, hoặc thể hiện sự hối hận.
Thi thể của nghi can Bryer Schmegelsky, 18 tuổi và Kam McLeod, 19 tuổi, được tìm thấy vào ngày 7 tháng 8 sau cuộc tìm kiếm kéo dài hai tuần bắt đầu ở phía bắc British Columbia và kết thúc ở miền bắc Manitoba, cách đó ba tỉnh và vài ngàn kilômét.  Hai người này lần đầu tiên được báo cáo mất tích sau khi rời thành phố Port Alberni, British Columbia, để tìm việc làm. Trong vòng một tuần, họ trở thành nghi can trong vụ sát hại cô Chynna Deese, 24 tuổi, một du khách người Hoa Kỳ và bạn trai của cô, anh Lucas Fowler, 23 tuổi, đến từ Úc. Cô Deese và anh Fowler bị bắn ở  bên đường xa lộ gần suối nước nóng sông Liard, thuộc miền bắc British Columbia. Một thi thể thứ ba, sau đó được xác định là giảng viên Leonard Dyck 64 tuổi của trường đại học Vancouver, được tìm thấy khoảng 500 km (310 dặm) từ vị trí của cô Deese và anh Fowler.
2 nghi can Schmegelsky và McLeod bị buộc tội về cái chết của ông Dyck trước khi họ tự sát.
Khi trả lời trong một cuộc họp báo, ông Kevin Kevin Hackett, phụ tá ủy viên của Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP), cho biết những vụ giết người này dường như là tội phạm cơ hội, không toan tính trước, và có tính ngẫu nhiên. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-canada-cong-bo-ket-qua-dieu-tra-ve-vu-sat-hai-ba-khach-du-lich/

Cảnh sát Haiti dùng hơi cay và đạn thật

để giải tán các cuộc biểu tình

Tin từ PORT-AU-PRINCE, Haiti – Reuters dẫn lời nhân chứng cho biết vào hôm Thứ Sáu (27/9), cảnh sát Haiti sử dụng hơi cay và đạn thật để giải tán những người biểu tình ngày càng bạo lực ở thủ đô, khi sự phẫn nộ đối với các vấn đề kinh tế và chính trị ở nước này gia tăng.
Người dân Haiti đang phản đối tình trạng thiếu lương thực và nhiên liệu, đồng tiền mất giá, lạm phát hai chữ số, và những cáo buộc tham nhũng đối với các viên chức công cộng ở quốc gia Caribbean nghèo khó này. Nhiều người đang kêu gọi Tổng thống Jovenel Moise từ chức, sau những thất bại trong việc giải quyết vô số vấn đề.
Bốn người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ trong những ngày gần đây. Các cuộc biểu tình vào hôm thứ Sáu nằm trong số những cuộc biểu tình lớn nhất và dữ dội nhất trong nhiều tháng qua. Các nhân chứng báo cáo rằng một đơn vị đặc biệt của Cảnh sát Quốc gia Haiti bị cướp phá, và một chiếc xe cảnh sát bị phóng hỏa. Trong các khu dân cư giàu có hơn ở Delmas và Petion Ville, đám đông phẫn nộ cũng cướp phá một số cửa hàng, ngân hàng và văn phòng chuyển tiền, ATM và hiệu thuốc. Họ cũng phóng hỏa một tòa nhà.
Trong một nỗ lực rõ ràng để xoa dịu căng thẳng, ông Moise thay thế một số viên chức an ninh vào hôm thứ Năm, sau những lời kêu gọi từ các nhóm nhân quyền về việc loại bỏ những người có liên quan đến một vụ thảm sát ở khu phố La Saline ở thủ đô. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-haiti-dung-hoi-cay-va-dan-that-de-giai-tan-cac-cuoc-bieu-tinh/

Khủng Hoảng Dầu: Lợi Mỹ, Hại Trung Cộng

Vi Anh
Ở đời thường hay đời chánh trị nhiều khi hay không bằng hên. Mỹ nói chung và TT Trump nói riêng của Mỹ đang vừa được cái hay lẫn cái hên trong cơn khủng hoảng dầu lửa do phiến quân tấn công vào hệ thống lọc dầu của Á Rập Saudi, hư hại khá nhiều.
Hai nước Mỹ và TC đang chiến tranh thương mại mà việc sản xuất hàng hoá, phân phối thì cần xăng dầu như con người cần nước uống.  Mỹ có kho dự trữ xăng dầu chiến lược an toàn rất lớn có thể xài rất lâu. Mỹ cũng là nước sản xuất xăng dầu nhiều nhứt thế giới nhờ phát minh ra kỹ thuật tân tiến, độc đáo khai thác dầu trong đá phiến.
Còn TC xài xăng dầu nhiều như Mỹ nhưng phải nhập cảng từ Trung Đông. Nên khủng hoảng xăng dầu do phiến quân tấn công vào hệ thống khai thác và lọc dầu lớn của Á Rập Saudi là lợi cho Mỹ và hại cho TC. Nhứt là Mỹ đang trong thời gian đương đầu với TC trong chiến tranh thương mại cả năm rồi và chiến tranh Biển Đông có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Khủng hoảng dầu thì giá dầu thế giới tăng vọt. Tạo lợi thế cho Mỹ nói chung và TT Trump nói riêng đang mùa tái tranh cử. Giá dầu thế giới trong phiên đầu tuần bất ngờ tăng vọt thêm 12-13% sau khi nhóm vũ trang Houthi, được cho là được hỗ trợ bởi Iran, đã có một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào giếng dầu lớn thứ 2 và nhà máy lọc dầu tại Abqaiq, Ả Rập Xê út (Saudi Arabia), đất nước cung ứng khoảng 5% dầu thế giới.
Loại dầu WTI tăng giá mạnh từ dưới 55 USD/thùng cuối tuần trước lên trên ngưỡng 60 USD/thùng. Trong khi dầu Brent tăng giá mạnh hơn với gần 8 USD lên trên ngưỡng 68 USD/thùng.
Giới đầu tư lo ngại giá dầu tăng sẽ tác động đến chi phí đầu vào của nền kinh tế các nước vốn đang trầy trật tìm đường thoát khỏi nguy cơ suy giảm tăng trưởng, thậm chí suy thoái.
Saudi Arabia là nước sản xuất dầu lớn thứ 2 trên thế giới và là đồng minh của Mỹ tại khu vực Trung Đông. Saudi Arabia cũng chính là nước đẩy mạnh sản lượng khai thác dầu trong vài năm gần đây và khiến giá dầu tụt từ ngưỡng 120 USD/thùng năm 2014 xuống dưới 30 USD hồi đầu năm 2016. Sản lượng dầu của Saudi Arabia vài năm gần đây đều trên 10 triệu thùng/ngày, có lúc đe dọa vượt Nga để trở thành thành nước sản xuất lớn nhất thế giới. Nhưng bổng nhiên có cơn khủng hoảng dầu do phiến quân gây ra.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/9 cho biết, Mỹ có thể sử dụng kho dự trữ dầu chiến lược để làm giảm giá dầu. Số lượng sẽ được xác định sau. Mỹ cũng chờ những đánh giá từ chính quyền Saudi Arabia.
Giá dầu tăng tác động tiêu cực lên nền kinh tế thế giới, trong đó có Mỹ. Tuy nhiên, giá dầu tăng cũng giúp Mỹ hưởng lợi nhieu hơn bôi phần từ việc xuất cảng dầu mỏ, nhất là dầu khí từ đá phiến vốn giúp nước Mỹ trở thành đối tác lớn trên thị trường dầu mỏ thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng rất lớn do nền kinh tế TC thứ 2 trên thế giới đang trong công cuộc phát triển mạnh theo chiều rộng.
Bên cạnh mở kho dầu dự trữ chiến lược, Mỹ còn một cách khác để tăng nguồn cung bù đắp phần dầu thiếu hụt từ Saudi Arabia là nới lóng lệnh trừng phạt cho phép Iran xuất khẩu dầu mỏ. Tuy nhiên, đây là một điều có lẽ chính quyền TT Trump sẽ không bao giờ thực hiện. Không lý do gì Mỹ nối giáo cho giặc, Iran và TC đang là đối địch của Mỹ.
Vì dầu mỏ cũng được xem là một quân bài của ông Donald Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, bên cạnh “vũ khí” quan thuế. Gần đây, thương mại Mỹ-Trung có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi 2 bên đồng ý tái đàm phán vào tháng 10 tới.
Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa 2 cường quốc còn rất lớn. Với chiến thuật tiên hạ thủ vi cường, đánh trường kỳ, đa diện của Mỹ, Trung Cộng đã thấm đòn, hụt hơi. Chiến tranh thương mại mà Mỹ tấn công TC không phải chỉ có mục tiêu cục bộ ngắn tầm là thương mại, quan thuế mà có mục tiêu tổng hợp là ngăn chận đà bành trướng của TC trên thế giới. Mỹ đánh Hoa Vi vì Hoa Vi của TC đang khống chế hệ thống 5G của Kỹ thuật tin học, dùng Hoa Vi làm gián điệp cho TC.
Mỹ chuẩn bị đánh TC ở Biển Đông để bảo vệ tự do hàng hải, hàng không là quyền lợi cốt lõi của các nước trong đó có Mỹ. Vì TC mưu toan chiếm cứ, quân sự hoá, khống chế con đường hàng hải huyết mạch này trên Á châu Thái bình dương.
Mỹ chống TC ở vùng biên giới phía tây của TC. Mỹ  kết nối với Mông Cổ, Tây Tạng để phát động chiến tranh khuấy rối chống TC chà đạp nhân quyền của các dân tộc như Duy ngô nhĩ bị TC cướp nước, thôn tính, sáp nhập thành một tỉnh của TC.
Trong nhiều năm gần đây, không chỉ công nghệ, một trong những điểm tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc chính là giá dầu và nguồn cung dầu mỏ. Vấn đề trên Biển Đông cũng cho thấy có liên quan tới việc kiểm soát tuyến hàng hải huyết mạch cũng như việc khai thác và nhập cảng dầu mỏ của Trung Quốc.
Biến động bất ngờ, Mỹ được lợi còn TC bị hại. Sáng kiến Một vành đai một con đường bao gồm cả trên bộ và trên biển của TC cũng đều gắn với những dự án đưa dầu mỏ về Trung Quốc, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc, tránh chịu tác động từ Mỹ.
Còn Mỹ rút khỏi thỏa thuận nguyên tử  giữa năm 2018, Mỹ đã tái trừng phạt Iran nhằm kềm chế nước này từ bỏ việc theo đuổi chương trình nguyên tử mà, đồng thời cũng để  kiểm soát Iran cung cấp dầu mỏ cho Trung Quốc.
Việc giá dầu tăng trở lại (nếu lên 70 USD/thùng) không chỉ giúp Mỹ gây áp lực lên Iran mà còn cả Trung Quốc, trong khi có thể giúp các nhà sản xuất dầu khí đá phiến Mỹ có lãi và mở rộng sản xuất, đảm bảo sức mạnh năng lượng cho cường quốc số 1 thế giới, mang lợi ích cho ông Donald Trump và đảng Cộng hòa.
Trong vài năm gần đây, từ một nước nhập cảng năng lượng lớn nhất thế giới, Mỹ đã trở thành nước xuất khẩu năng lượng và có thể trở thành nước xuất khẩu ròng năng lượng lớn nhất thế giới vào năm 2020./.(VA)
https://vietbao.com/a299242/khung-hoang-dau-loi-my-hai-trung-cong

Nhật, Liên Âu: Lách Tránh ‘Đường Tơ Lụa’ Của TC

NEW YORK  -   Vào ngày 27/09, Liên Âu và Nhật đã ký kết kế hoạch kết nối hạ tầng cơ sở Âu Á, đối đầu chiến lược “Một Đai, Một Đường” hay Silk Road của chủ tịch Trung Cộng Xi Jinping.
Chủ tịch Jean-Claude Juncker và Thủ Tướng Shinzo Abe đã ký văn bản. Thỏa ước Âu-Nhật này nhiều lần nhấn mạnh vào tầm quan trọng của khả năng bảo vệ môi trường và khả thi tài chính, không như bẫy nợ của Beijing, theo mô tả của chủ tịch Juncker.
Về phần Nhật, Thủ Tướng Abe tuyên bố: Nhật và châu Âu cùng xây dựng mạng hợp tác nối kết bền vững. Ông diễn giải: đường biển nối liền Địa Trung Hải với Đại Tây Dương phải là mở và tự do. Ông ám chỉ Beijing âm mưu khống chế các hải lộ.
Tây Âu không nhận mục tiêu của thỏa ước Âu-Nhật là đối đầu Trung Cộng, nhưng trong chốn riêng tư biết là 1 phần của động lực. BBC đưa tin: Liên Âu thấy cần đối phó với luận điểm của Trung Cộng về sự hào phóng của họ trong các hợp tác tại Đông Âu. Liên Âu dự chi 230 tỉ euro, hơn hẳn tài trợ của Trung Cộng, ước lượng 600 triệu euro.
https://vietbao.com/a299241/nhat-lien-au-lach-tranh-duong-to-lua-cua-tc

London đề nghị

‘xem xét quan hệ riêng tư’ của ông Johnson

Động thái để đưa vụ việc liên quan ông Boris Johnson đến cơ quan giám sát của cảnh sát là “một cuộc tấn công có động cơ chính trị”, một nguồn tin chính phủ cao cấp nói.
Cơ quan giám sát này sẽ quyết định có hay không tiến hành điều tra thủ tướng về một hành vi phạm tội tiềm tàng về sai trái thi hành công vụ khi ông còn là thị trưởng London.
Có cáo buộc cho rằng nữ doanh nhân Jennifer Arcuri nhận được biệt đãi do tình bạn của bà với ông Johnson.
EU sẽ lại phải gia hạn Brexit cho Anh?
Johnson sau một đêm ‘thất bát’ trong Quốc hội Anh
Nghị sỹ Lee bỏ đảng làm chính phủ Anh mất đa số
Tôi thực sự cảm thấy đây là một sự đánh lạc hướng và rằng có những người đang tìm cách lợi dụng quy trình khiếu nại một cách chính trị cao độBộ trưởng Môi trường Theresa Villiers
Ông Johnson đã phủ nhận mọi hành vi không đúng đắn.
Vụ việc của ông đã được cơ quan giám sát chính quyền thành phố London, với chức năng giám sát hành vi của thị trưởng và giới chức chính quyền London, chuyển đến Văn phòng Độc lập chuyên giám sát hành vi, ứng xử của cảnh sát (IOPC) vào thứ Sáu, 27/8/2019.
Những cáo buộc liên quan đến tình bạn của ông Johnson với doanh nhân công nghệ, bà Arcuri lần đầu tiên xuất hiện vào cuối tuần trước trên tờ Sunday Times.
Tờ này đề cập cáo buộc nói rằng bà Arcuri đã tham gia các phái đoàn thương mại do ông Johnson làm trưởng đoàn khi ông là thị trưởng London và công ty của bà đã nhận được hàng ngàn bảng tiền tài trợ.
‘Chính trị thái quá’
Một nguồn tin cao cấp từ chính phủ nói thời điểm chuyển hồ sơ này, mà vốn diễn ra vài ngày trước khi bắt đầu hội nghị của đảng Bảo thủ, là một hành vi có “động cơ chính trị”.
Bộ trưởng Môi trường Theresa Villiers nói với chương trình Today của Radio 4, BBC rằng Thủ tướng đã “rất rõ ràng” về mọi chuyện được quan sát, giám sát.
“Tôi thực sự cảm thấy đây là một sự đánh lạc hướng và rằng có những người đang tìm cách lợi dụng quy trình khiếu nại một cách chính trị cao độ”, Bộ trưởng Môi trường nói thêm.
BBC đã nói chuyện với một số người tham gia các “phái đoàn thương mại” ở nước ngoài cùng với ông Boris Johnson tới Malaysia và Singapore, cũng như tới New York và Tel Aviv.
Tất cả những gì tôi có thể nói là tôi rất tự hào về những gì chúng tôi đã làm với tư cách là thị trưởng London… đặc biệt là mang lại tiếng vang cho thành phố và đất nước của chúng ta trên khắp thế giớiThủ tướng Boris Johnson
Họ nói rằng Jennifer Arcuri có vẻ hơi lạc lõng trong các chuyến đi, vì các công ty của bà ít quan trọng hơn nhiều so với những thành viên tham gia khác.
Jennifer Arcuri ban đầu bị từ chối cho chuyến đi đến Malaysia và Singapore, nhưng sau đó đăng kí lại bằng cách sử dụng một công ty khác và được chấp nhận.
Bà cũng đã được thông báo rằng các công ty của bà không liên quan đến chuyến đi đến New York, nhưng bà sau cùng đã được phép tham gia một số sự kiện.
Nữ doanh nhan Arcuri cũng bị từ chối với chuyến đi Tel Aviv, nhưng văn phòng của ông Boris Johnson đã can thiệp và bà được phép tham gia chuyến đi về thương mại này.
Bà đã trả tiền cho chuyến bay bằng tiền riêng của mình, và mặc dù những người tổ chức chuyến đi, London & Partners, đã đặt một khách sạn cho bà, nữ doanh nhân đã tự thanh toán hóa đơn.
Quy trình minh bạch?
Đầu tuần này, ông Johnson đã phủ nhận mọi hành vi sai trái, ông nói với BBC:
“Tất cả những gì tôi có thể nói là tôi rất tự hào về những gì chúng tôi đã làm với tư cách là thị trưởng London… đặc biệt là mang lại tiếng vang cho thành phố và đất nước của chúng ta trên khắp thế giới.”
Ông nói thêm:
“Tôi có thể nói với các bạn rằng mọi thứ được thực hiện hoàn toàn thích hợp.”
Vào thứ Sáu, ông Johnson nói ông sẽ tuân thủ lệnh của Hội đồng Luân Đôn để giải thích các mối quan hệ, liên kết của ông với bà Arcuri.
Trong một diễn biết tách biệt, một quan chức nội các, ông Matt Warman, nói chính phủ đã “xem xét lại” giải thưởng trị giá 100.000 bảng được thực hiện vào tháng Hai năm nay cho công ty đào tạo của bà Arcuri, mang tên Hacker House.
Nhưng ông Warman cũng nhấn mạnh rằng đây là một “quy trình công khai, minh bạch và cạnh tranh”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49863907

Tàu chở dầu Anh đến Dubai

sau 10 tuần bị giam giữ ở Iran

Tin từ DUBAI – Theo dữ kiện vận chuyển của Refintiv, tàu chở dầu Stena Impero treo cờ Anh Quốc đến hải Rashid của Dubai vào hôm thứ Sáu 27/09, sau khi rời khỏi vùng biển Iran.
Hồi tháng 7, chiếc tàu này bị giam giữ trong một cuộc tranh chấp với Anh Quốc, và sự việc gây căng thẳng ở vùng Vịnh. Stena Bulk, công ty Thụy Điển điều hành chiếc tàu này, cho biết vào sáng hôm thứ Sáu (27/9), tàu Stena Impero rời hải cảng Bandar Abbas của Iran và hướng tới Dubai, nơi thủy thủ đoàn sẽ được hồi hương sau 10 tuần bị giam giữ. Con tàu này bị Vệ binh Cách mạng Iran bắt giữ tại Eo biển Hormuz, một tuyến đường vận chuyển dầu lớn, với cáo buộc vi phạm hàng hải hai tuần sau khi Anh Quốc bắt giữ một tàu chở dầu Iran ngoài khơi Gibraltar. Chiếc tàu của Iran được thả vào tháng Tám.
Việc bắt giữ tàu làm gia tăng căng thẳng sau các cuộc tấn công vào tháng Năm và tháng Sáu nhằm vào các tàu buôn khác ở vùng biển vùng Vịnh. Hoa Kỳ đổ lỗi cho Iran về các vụ tấn công này, nhưng phía Tehran phủ nhận mọi cáo buộc. Tổ chức Cảng và Hàng hải của Iran tại tỉnh Hormozgan cho biết con tàu bắt đầu khởi hành từ Bandar Abbas vào lúc 9 giờ sáng giờ Iran (0530 GMT). Nhưng họ cho biết rằng hồ sơ tư pháp trên tàu vẫn chưa hoàn tất, và quá trình xem xét các hành vi vi phạm của tàu vẫn đang diễn ra.
Vào hôm thứ Tư (25/9), Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố rằng lệnh giam giữ tàu được dỡ bỏ, nhưng cuộc điều tra vẫn tiếp tục. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tau-cho-dau-anh-den-dubai-sau-10-tuan-bi-giam-giu-o-iran/

Cháy nhà máy Rouen :

Bộ trưởng Pháp thừa nhận thành phố bị ô nhiễm

Thanh Phương
Theo hãng tin AFP, hôm 27/09/2019, tại thành phố Rouen, miền bắc nước Pháp, bộ trưởng Y Tế Agnès Buzyn thừa nhận thành phố đang bị ô nhiễm sau vụ cháy nhà máy hóa chất Lubrizol.
Nhà máy Lubrizol chuyên sản xuất các chất cho thêm vào dầu máy, nhiên liệu và sơn công nghiệp, cho nên được xếp vào danh mục “Seveso ngưỡng cao”, tức là đặc biệt nguy hiểm và cần được theo dõi sát sao.
Nhà máy này đã bị hỏa hoạn trong đêm thứ Tư 25/09 rạng sáng thứ Năm 26/09. Lửa đã được dập tắt hôm 27/09, nhưng 120 nhân viên cứu hỏa vẫn túc trực để theo dõi những điểm nóng. Không khí ở Rouen hiện vẫn còn rất nặng mùi khiến người dân thành phố này phải mang khẩu trang.
Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo tại tòa tỉnh trưởng hôm 27/09, một bác sĩ đã khẳng định rằng mùi nồng nặc do vụ cháy gây ra có thể làm nhức đầu, thậm chí gây nôn mửa, nhưng điều này không có nghĩa là không khí bị nhiễm độc.
Ngoài bộ trưởng Y Tế, hai bộ trưởng khác, Elisabeth Borne (Môi trường) và Jean-Michel Blanquer (Giáo Dục) đã đến tận nơi để trấn an người dân địa phương. Riêng ông Blanquer bảo đảm các trường học tại thành phố này sẽ mở cửa trở lại vào thứ Hai 30/09 sau khi được tẩy rửa.
Nhưng theo AFP, bà Annie Thébaud Mony, nhà khoa học thuộc Viện Quốc gia Y tế và Nghiên cứu Y khoa, lo ngại tính độc hại về lâu dài của đám khói có chiều dài lên đến 22 km. Theo bà, đám mây bên trên thành phố Rouen chứa đầy bụi khói rất độc hại, ít ra có thể gây ung thư. Về phần hiệp hội bảo vệ môi trường Robin des bois, họ lo ngại là nước ô nhiễm do việc tẩy rửa các nơi trong thành phố sẽ chảy vào sông Seine.
Vào tháng 01/2013, một vụ rò rỉ khí cũng tại nhà máy Lubrizol đã tạo thành một đám mây với mùi rất khó ngửi lan đến tận vùng Paris và tận nước Anh, làm cả hàng triệu người khó chịu.
http://vi.rfi.fr/phap/20190928-chay-nha-may-rouen-bo-truong-phap-thua-nhan-thanh-pho-bi-o-nhiem

Nổ bom tại Afghanistan trong ngày bầu cử tổng thống

Thanh Hà
Cử tri Afghanistan di bỏ phiếu bầu lại tổng thống vào ngày 28/09/2019. Tổng thống mãn nhiệm Ashraf Ghani và thủ tướng Abdullah Abdullah là hai trong số 16 ứng viên.
Chính quyền Kaboul huy động 72.000 nhân viên bảo đảm an ninh cho gần 5.000 phòng phiếu. Dù vậy, cho đến trưa, nhiều vụ nổ bom đã xảy ra tại các thành phố lớn như thủ đô Kaboul, Ghazni hay Jalalabad và Kandahar, khiến ít nhất 1 người chết và 16 người bị thương.
An ninh là lý do khiến có rất ít cử tri dám thi hành bổn phận công dân trong ngày bầu cử. Thông tín viên đài RFI từ Kaboul, Sonia Ghezali gửi về bài tường trình :
Thật sự là có ít cử tri đi bầu. Ngay cả thành phố Kaboul cũng vắng bóng người, tựa như một thành phố ma. Xe cộ rất vắng, và có rất ít người ra đường ở ngay tại khu trung tâm thủ đô. Cảnh sát và quân đội Afghanistan hiện diện ở khắp nơi.
Ở Kaboul, các phòng phiếu đã mở cửa trễ mất một tiếng rưỡi. Nhân viên thuộc Ủy Ban Bầu Cử Độc Lập, có nhiệm vụ quan sát phòng phiếu cách không xa nơi chúng tôi có mặt, cũng đã phải mất đến một giờ đồng hồ mới vào được văn phòng, vì không có thẻ ra vào.
Một khi các phòng phiếu bắt đầu hoạt động, nhiều cử tri thất vọng và phẫn nộ, vì họ không có tên trong danh sách. Chúng tôi thấy có nhiều điều bất thường trong cuộc bầu cử lần này.
Nhiều vụ nổ đã xảy ra trên toàn quốc, đặc biệt là tại Kaboul. Chúng tôi có nghe thấy một tiếng nổ, dường như vụ tấn công diễn ra gần một trường trung học ở phía bắc thành phố. Theo các nguồn tin tại chỗ, không có một nạn nhân nào trong vụ này. Nhiều vụ tấn công khủng bố khác cũng đã xảy ra ở miền đông và miền nam Afghanistan. Chúng tôi ít có thông tin về các vụ tấn công đó.
Bầu cử lần này diễn ra trong không khí hết sức căng thẳng. Phe Taliban báo trước là sẽ tấn công các phòng phiếu và nhắm vào nhân viên an ninh. Mục tiêu đề ra nhằm phá hoại cuộc bầu cử tổng thống mà họ cho là không chính đáng. An ninh bị đe dọa có nguy cơ ảnh hưởng đến tỷ lệ cử tri đi bầu.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190928-no-bom-tai-afghanistan-trong-ngay-bau-cu-tong-thong

Hong Kong trước Quốc khánh TQ:

Người biểu tình lên lịch, Joshua Wong sắp tranh cử

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ Hong Kong đã tự đặt ra một lịch trình bận rộn cho ngày thứ Bảy 28/9, theo Reuters.
Các lịch trình này bao gồm khôi phục lại các bức tường thông điệp “Lennon Walls” và kỷ niệm năm năm phong trào Dù Vàng.
Hàng ngàn người biểu tình đã tập trung tại khu vực bến cảng hôm thứ Sáu 27/9, hô vang các khẩu hiệu cáo buộc sự tàn bạo của cảnh sát đối với người biểu tình trong hơn ba tháng bất ổn tại Hong Kong.
Joshua Wong kêu gọi biểu tình toàn cầu sau ‘đối thoại mở’ của Carrie Lam
Mỹ thúc đẩy Đạo luật về dân chủ Hong Kong, TQ tức giận
TQ tăng cường an ninh, kiểm duyệt trước lễ Quốc Khánh
Các hoạt động này diễn ra trước lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào thứ Ba 1/10. Cả hai nhóm chống Bắc Kinh và ủng hộ Bắc Kinh đều lên kế hoạch diễu hành ở Hong Kong, bao gồm việc diễu hành qua Lãnh sự quán Anh, nơi những người biểu tình từng yêu cầu giúp đỡ họ kiềm chế Bắc Kinh.
Thứ Bảy cũng là ngày kỷ niệm lần thứ năm phong trào Dù Vàng, với cuộc biểu tình của sinh viên trong 79 ngày năm 2014 đòi quyền bầu cử phổ thông. Phong trào này đã thất bại.
Một trong những nhà lãnh đạo nổi bật nhất của phong trào Dù Vang, Joshua Wong, 22 tuổi, dự kiến hôm 28/9 sẽ tuyên bố ra tranh cử trong cuộc bầu cử hội đồng quận vào tháng Mười Một, những người ủng hộ anh cho hay.
Joshua Wong được tại ngoại sau khi bị buộc tội kích động và tham gia tụ tập trái phép bên ngoài trụ sở cảnh sát vào ngày 21/6.
Hàng ngàn người cũng dự kiến sẽ tập trung tại trung tâm Hong Kong vào tối thứ Bảy 28/9.
Các cuộc biểu tình dự kiến sẽ diễn ra vào Chủ nhật 29/9 đánh dấu Ngày Chống Toàn trị Toàn cầu, với các sự kiện đoàn kết được lên kế hoạch tại các thành phố trên khắp thế giới, bao gồm Paris, Berlin, Đài Bắc, New York, Kiev và London.
Nhưng các cuộc biểu tình lớn nhất có thể diễn ra vào ngày 1/10, kỷ niệm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949. Những người biểu tình nói rằng họ có kế hoạch sử dụng ngày lễ này để thúc đẩy lời kêu gọi cho một nền dân chủ lớn hơn.
Các nhà hoạt động lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình rầm rộ từ Công viên Victoria ở quận Causeway Bay đến Chater Garden, một sân bóng chày xây từ thời kỳ thuộc địa Anh, nơi có Câu lạc bộ Bóng chày Hong Kong, ở trung tâm thành phố.
Các lễ hội chính thức để kỷ niệm Quốc khánh đã bị thu hẹp vì giới chức muốn tránh gây bối rối cho Bắc Kinh vào thời điểm Chủ tịch Tập Cận Bình đang muốn trưng ra hình ảnh về sức mạnh và sự thống nhất quốc gia.
Các cuộc biểu tình ở Hong Kong được châm ngòi vào tháng Sáu bởi dự luật Dẫn độ, vốn cho phép dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc đại lục, tới nay đã biến thành một phong trào dân chủ rộng lớn hơn.
Lennon Walls là các bức tường dán đầy các thông điệp kêu gọi dân chủ tại các khu vực cầu vượt, chân cầu cho người đi bộ, bên ngoài trung tâm mua sắm, tại các trạm xe buýt, các trường đại học và nhiều nơi khác ở Hong Kong.
Một số bức tường Lennon đã bị các nhà hoạt động ủng hộ Bắc Kinh dỡ bỏ vào cuối tuần trước.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49862004

Hồng Kông: Khởi động loạt biểu tình

cho đến ngày quốc khánh Trung Quốc

Thanh Phương
28/09/2019.REUTERS/Jorge Silva
Tối 27/09/2019, những người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông lại xuống đường, khởi động một loạt các cuộc biểu tình kéo dài cho đến ngày kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, 01/10/2019.
Hàng ngàn người đã tập hợp tại một quảng trường để nghe lời kể của những nhà hoạt động từng bị cảnh sát bắt giữ. Những người này tố cáo là họ không được gặp luật sư và bác sĩ trong thời gian bị nhốt tại một trại giam nằm sát biên giới Trung Quốc.
Ngày 28/09, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông cũng nhằm kỷ niệm 5 năm phong trào “Dù Vàng”, một phong trào đã khiến đặc khu hành chính này bị tê liệt trong nhiều tuần lễ.
Những người tổ chức dự trù bốn ngày biểu tình, và chắc chắn sẽ nổ ra các vụ đụng độ, vì cảnh sát Hồng Kông đã ra lệnh cấm xuống đường đúng vào ngày quốc khánh Trung Quốc, viện lý do về an ninh.
Trong khi đó, ngày 28/09, nhà hoạt động dân chủ Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) thông báo sẽ ra ứng cử hội đồng địa phương trong cuộc bầu cử năm 2020. Theo lời anh Hoàng Chi Phong, cuộc bầu cử vào tháng 11/2020 là cuộc bầu cử trực tiếp duy nhất ở Hồng Kông và đây sẽ là dịp để gây áp lực lên chính quyền đặc khu cũng như lên chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để chứng tỏ dân Hồng Kông quyết tâm đấu tranh đòi được quyền bầu cử theo thể thức phổ thông đầu phiếu, có nghĩa là bầu cử tự do.
Trưởng đặc khu Hồng Kông “xin” chủ tịch Tập rút dự luật dẫn độ
Theo tin của nhật báo South China Morning Post hôm 28/09, trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) thật ra đã xin được chủ tịch Tập Cận Bình chấp thuận cho bà rút lại dự luật dẫn độ. Tiết lộ được đưa ra 3 tuần sau khi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga khẳng định chính bà đã quyết định rút lại dự luật này để có thể khởi động đối thoại với người dân Hồng Kông và đưa đặc khu này ra khỏi bế tắc chính trị. Trưởng đặc khu còn nói là Bắc Kinh đã rất hiểu và tôn trọng quyết định này của bà.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190928-hong-kong-khoi-dong-loat-bieu-tinh-quoc-khanh-trung-quoc

Hai cách làm tranh ngôi số một Thế giới

Tập Cận Bình trở thành Tổng bí thư và Chủ tịch nước khi Trung Quốc đang ở thời kỳ có nền kinh tế phát triển rực rỡ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc Từ Đặng Tiểu Bình đến Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều có khát vọng đưa Trung Quốc trở thành cường quốc số một của Thế giới.
Nhưng chủ trương của họ là hoà nhập, tận dụng kinh nghiệm, trí tuệ và tiền bạc của các nước phát triển. Phương châm là lặng lẽ phát triển, ẩn mình chờ thời. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều thực thi nguyên tắc lãnh đạo tập thể, chấp nhận các ý kiến phản biện để tìm ra phương cách tốt nhất làm cho kinh tế phát triển. Vì vậy họ làm cho kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng nhưng ít có những sai lầm, có những năm kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng 15%. Dù họ đặt quyền lợi Trung Quốc lên trên hết nhưng cũng còn e dè khi xâm hại đến quyền lợi của Quốc gia khác, còn ngại dư luận Quốc tế.
Tập Cận Bình lên nắm quyền cũng nối tiếp khát vọng của các nhà lãnh đạo trước muốn Trung Quốc trở thành Quốc gia số một Thế giới, nhưng cái khác là làm nhanh, làm bằng mọi giá, bất chấp dư luận. Trước hết ông Tập củng cố ngay quyền lực cá nhân, đứng đầu Đảng, Nhà nước và Quân đội. Sau đó ông ta tiến hành thanh trừng những người không chịu phục tùng, và người của các thế hệ trước bằng việc đả hổ. Đối với kinh tế trong nước ông Tập không đưa ra được giải pháp nào. Trong những năm ông Tập nắm quyền kinh tế Trung Quốc chững lại rồi đi xuống.
Trong bối cảnh đó ông Tập lại đổ tiền vào các dự án ở nước ngoài trong chiến lược Vành đai và Con đường, nhưng chủ yếu là bẫy nợ các nước chứ không bằng thực tâm.
Đối với các nước trong khu vực ông Tập tìm cách bành trướng, tuyên bố mạnh mẽ hơn về chủ quyền Đường 9 đoạn trên Biển Đông, bồi đắp các đảo chiếm của Việt Nam thành căn cứ quân sự.
Đối với các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ ông Tập gia tăng việc đánh cắp trí tuệ, phớt lờ bản quyền, để cho hàng giả, hàng nhái của Trung Quốc tràn ra Thế giới.
Nhưng không được lâu, các trò của ông Tập bị Thế giới phát hiện và ngăn chặn. Tổng thống Mỹ kiên quyết ngăn chặn thương mại bất bình đẳng, đánh thuế cao vào hàng hoá Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại Mỹ, Trung ngày càng căng thẳng.
Ông Tập vì khát vọng đưa Trung Quốc lên vị trí số một Thế giới mà bất chấp tất cả.
Còn Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong nhiệm kỳ của mình cũng muốn lấy lại sức mạnh của nước Mỹ bằng cách của ông với tuyên bố nước Mỹ trên hết. Ông Trump muốn tạo ra nhiều việc làm, muốn người dân Mỹ có thu nhập cao. Ông chủ trương giảm bớt sự đóng góp của Mỹ vào các Tổ chức Quốc tế, muốn hợp tác với các nước để phát triển bằng sự minh bạch, cùng có lợi. Tổng thống Trump đặc biệt phản đối Trung Quốc cả ở lĩnh vực kinh tế và đối ngoại. Trump không chấp nhận việc Trung Quốc không tôn trọng sở hữu trí tuệ, quan hệ thương mại bất bình đẳng bằng việc đánh thuế cao vào hàng hoá của Trung Quốc nhập vào Mỹ. Ông Trump kiên quyết chống việc Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông, đe doạ tuyến hàng hải Quốc tế và đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Rõ ràng hai người đứng đầu hai nền kinh tế lớn nhất Thế giới đều có tư tưởng vì đất nước của họ nhưng cách làm khác nhau. Cách làm của ông Tập Cận Bình đang bị nhiều nước trên Thế giới lên án và đang đưa Trung Quốc vào thời kỳ đi xuống về kinh tế và cô lập về chính trị.
http://biendong.net/dam-luan/30553-hai-cach-lam-tranh-ngoi-so-mot-the-gioi.html

Trung Quốc sẽ tham gia Hiệp ước Buôn bán Vũ Khí

Thanh Phương
Theo hãng tin Reuters, ngày 28/09/2019, bộ Ngoại Giao Trung Quốc thông báo là nước này sẽ nhanh chóng gia nhập Hiệp ước Buôn bán Vũ Khí mà Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ rút khỏi.
Hiệp ước Buôn bán Vũ khí, được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 2013, nhằm kiểm soát việc buôn bán vũ khí giữa các nước trên toàn cầu và tránh để các loại vũ khí rơi vào tay những chế độ vi phạm nhân quyền.
Hiện có 104 quốc gia tham gia vào hiệp ước này. Về phần Hoa Kỳ, tổng thống vào thời đó là Barack Obama đã ký, nhưng hiệp ước này vẫn chưa được Thượng Viện Mỹ phê chuẩn và bị Hội Súng Quốc Gia (National Rifle Association) chống đối. Vào tháng 04/2019, chính tại một cuộc họp của hội này, tổng thống Donald Trump đã thông báo sẽ rút Hoa Kỳ khỏi Hiệp ước Buôn bán Vũ khí.
Phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm 27/09, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Nghị cho biết là Bắc Kinh đã khởi động các thủ tục tư pháp để gia nhập Hiệp ước Buôn bán Vũ khí. Cùng ngày, đến lượt bộ Ngoại Giao Trung Quốc thông báo nước này sẽ nhanh chóng gia nhập hiệp ước “ngay khi có thể được”, vì “đây là trách nhiệm của Trung Quốc” và cũng nhằm thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh “ủng hộ chủ nghĩa đa phương”.
Bắc Kinh không bao giờ công bố các số liệu về xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc. Nhưng theo thẩm định của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, trong thời gian từ 2014 đến 2018, Trung Quốc đã là quốc gia xuất khẩu vũ khí đứng hàng thứ năm thế giới. Trong khoảng thời gian đó, Trung Quốc đã bán vũ khí cho 53 nước, nhiều nhất là cho Pakistan, và kế đến là cho Bangladesh.
Theo hãng tin Reuters, các chuyên gia cho rằng, sau nhiều năm Bắc Kinh gia tăng chi tiêu quân sự và đổ nhiều vốn vào các công ty trong nước, nay vũ khí do Trung Quốc chế tạo có chất lượng không thua gì của Nga và phương Tây.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190928-trung-quoc-se-tham-gia-hiep-uoc-buon-ban-vu-khi

Trung Quốc đã

làm chủ công nghệ chế tạo vũ khí hiện đại ?

Thanh Hà
Ngày Quốc Khánh Trung Quốc mồng 1 tháng 10 không thể thiếu một lễ diễu binh. Trong bối cảnh quan hệ với Mỹ đang xấu đi và các hiệp định quốc tế về nguyên tử đang bị “xét lại“, cuộc diễu binh năm 2019 tại Bắc Kinh sẽ được tổ chức “trọng thể nhất và hoành tráng nhất trong lịch sử của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa“.
Trong bài nghiên cứu đăng trên trang mạng của Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (Fondation pour la Recherche Stratégique, FRS) ngày 24/09/2019, hai tác giả Antoine Bondaz và Stéphane Delory khẳng định : Trung Quốc sẽ phô trương tên lửa đạn đạo quy ước và tên lửa đạn đạo hạt nhân hiện đại nhất vào ngày Quốc Khánh 01/10/2019. Trong số này sẽ có nhiều tên lửa mới nhất, với khả năng phán ứng rất nhanh. Thông điệp của Bắc Kinh là Trung Quốc đã nắm bắt công nghệ cao và đang đi tiên phong ngay cả trong lĩnh vực chế tạo vũ khí.
Antoine Bondaz và Stéphane Delory trước hết nhắc lại Tập Cận Bình cho tổ chức diễu binh thường xuyên hơn những người tiền nhiệm.
Từ năm 1949 đến 2009, Trung Quốc tổ chức tổng cộng 14 cuộc diễu binh. Từ khi lên cầm quyền năm 2013, ông Tập Cận Bình không mấy khi bỏ lỡ cơ hội để phô trương mức độ trung thành của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân với Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Lãnh đạo họ Tập đã cho tổ chức lễ duyệt binh năm 2015, 2017, 2018 và hai lần trong năm 2019. Các đợt diễu binh rầm rộ này nhằm quảng bá cho hình ảnh của một nước Trung Quốc đang “hồi sinh“, một “quốc gia thịnh vượng với một đội quân hùng mạnh“, “tầm cỡ quốc tế“.
Vậy lần này, Trung Quốc sẽ phô trương những loại vũ khí tối tân nào ?
Hai đồng tác giả đã dựa vào ảnh vệ tinh chụp được từ căn cứ quân sự Dương Phương (Yang Fang), ngoại ô tây bắc Bắc Kinh, trong lúc các quân nhân tập dợt chuẩn bị cho cuộc diễu binh 01/10/2019. Từ năm 2015, đây là địa điểm để tập dợt, chuẩn bị cho mỗi cuộc diễu binh.
Qua ảnh vệ tinh, hai tác giả của bài nghiên cứu khẳng định Trung Quốc sẽ phô trương ít nhất 36 tên lửa xuyên lục địa và hầu hết trong số này là những loại tên lửa đời mới nhất sắp hoặc vừa được đưa vào hoạt động, như trường hợp của loại tên lửa DF-41 hay DF-31AG. Nếu căn cứ vào báo cáo của bộ Quốc Phòng Mỹ, lần này Trung Quốc sẽ “trưng ra đến hơn 1/3 số lượng tên lửa xuyên lục địa” mà Bắc Kinh đang nắm giữ.
Ngoài ra sẽ có loại tên lửa hạng nặng DF-5B/C với tầm bắn 12.000 km. Đặc điểm của loại vũ khí đôi khi bị các nhà quân sự phương Tây coi là “lỗi thời” này nằm ở chỗ chúng có khả năng mang những đầu đạn hạt nhân thu nhỏ do Trung Quốc chế tạo.
Quan khách trên quảng trường Thiên An Môn nhân ngày Quốc Khánh Trung Quốc năm 2019 lần đầu tiên sẽ trông thấy tên lửa địa đối không liên lục địa lớp JL-2. Loại vũ khí này đã được Hải Quân Trung Quốc sử dụng từ một vài năm gần đây, nhưng chưa bao giờ được cho ra mắt công chúng. Theo các chuyên gia Pháp, việc trưng ra đến 8 tên lửa JL-2 lần này nhằm “khoe khả năng can thiệp và răn đe của Trung Quốc trên biển“.
Cùng với tên lửa tầm xa, còn phải kể đến một loạt tên lửa hành trình, tên lửa tầm ngắn, tầm trung và nhất là tên lửa siêu thanh (DF-17)… Hai nhà nghiên cứu Pháp cho rằng, chỉ riêng trong lĩnh vực phát triển tên lửa siêu thanh không mang tính chiến lược DF-17, dường như cả Nga lẫn Mỹ cũng đang bị Trung Quốc qua mặt.
Không Quân Trung Quốc cũng được trang bị những phương tiện tối tân không kém, nào là máy bay không người lái siêu thanh WZ-8, nào là drone tàng hình Sharp World.
Thông điệp của Bắc Kinh là gì ?
Với tất cả những phương tiện tối tân như vậy Trung Quốc muốn chứng minh điều gì ? Nghiên cứu của  FRS lưu ý : thứ nhất, từ hình thức đến nội dung, cuộc diễu binh mừng Quốc Khánh 2019 là cơ hội để Bắc Kinh chứng minh đã có những bước tiến dài trên con đường hiện đại hóa quân đội, nhanh chóng cải tạo và nâng cấp các phương tiện phòng thủ từ hạt nhân đến các loại vũ khí quy ước.
Thứ hai là các loại vũ khí hiện đại của Trung Quốc có khả năng phản ứng vừa nhanh, vừa chính xác, qua đó Bắc Kinh ngầm nhắn nhủ các quốc gia trong khu vực nên suy nghĩ kỹ trước khi muốn mạo hiểm đọ sức với Trung Quốc.
Điểm thứ ba là chính quyền của ông Tập Cận Bình phô trương các loại vũ nguyên tử để chứng minh rằng, ngay cả trong lĩnh vực này, Trung Quốc không thua kém Mỹ và Nga. Điểm này rất quan trọng trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung đang dâng cao. Bắc Kinh muốn Washington hiểu rằng Trung Quốc không dễ để Hoa Kỳ hù dọa.
Sau cùng, qua cuộc diễu binh 2019, Trung Quốc để cho Hoa Kỳ và các nước đồng minh hiểu rằng, về vũ khí và quốc phòng, chớ ai mong đợi Bắc Kinh tự trói tay với những hiệp định đa phương. Trung Quốc sẽ không đàm phán với một ai về bất cứ mảng nào trong ngành công nghiệp chế tạo vũ khí.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190927-tq-cong-nghe-che-tao-vu-khi-hien-dai

Nữ thương gia Trần Thị Mai bị 3 năm tù

vì hối lộ cơ quan hàng hải Maylaysia

Tin từ Kuala Lumpur, Malaysia — Theo tờ Sun Daily đưa tin, một nữ thương gia Việt Nam được trao tặng danh hiệu cao quý “Datuk”, vừa bị kết án ba năm tù và bị Tòa án xử phạt 1.75 triệu đồng Malaysia (gần 10 tỷ Việt Nam đồng). Bà bị xử phạt vì đưa hối lộ lên tới 350,000 đồng Maylaysia (gần 2 tỷ Việt Nam đồng) cho một sĩ quan của Cơ quan  Hàng hải Malaysia (MMEA), để cơ quan này thả bốn tàu đánh cá Việt Nam.
Thẩm phán Rozina Ayob tuyên án bà Maimunah hay còn được gọi là Trần Thị Mai, 43 tuổi. Đối với cáo buộc lần đầu tiên, tòa án kết án bà Mai ba năm tù giam và phạt 1.5 triệu đồng Malaysia. Bà  bị buộc tội vì hối lộ 300,000 đồng Malaysia tiền mặt cho ông Muhammad Sani Abdullah, 31 tuổi. Mục đích là để ông xúi giục giám đốc hàng hải Amran Daud của quận Sedili thả ba tàu đánh cá Việt Nam bị cơ quan MMEA bắt giữ ở Tanjung Sedili, huyện Kota Tinggi. Những chiếc thuyền Việt Nam này bị nghi ngờ xâm nhập vào vùng biển Malaysia để  đánh bắt hải sản.
Trong lần cáo buộc thứ hai, bà  Mai bị kết án ba năm tù và phạt 250,000 đồng Malaysia. Bà  hối lộ khoản tiền 50,000 đồng Malaysia để ông Amran thả chiếc tàu đánh cá thứ tư của Việt Nam. Trước đó, phó công tố viên Mohamad Fadhly Mohd Zamry của Ủy ban chống tham nhũng Malaysia từng đề nghị một bản án răn đe ,vì hành vi phạm tội nghiêm trọng và liên quan đến một khoản tiền hối lộ lớn.
Luật sự Haijan Omar của bà  Mai cầu xin sự khoan hồng, và cho hay thân chủ của bà  là một bà mẹ đơn thân và có bốn đứa con vẫn còn đang đi học. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nu-thuong-gia-tran-thi-mai-bi-3-nam-tu-vi-hoi-lo-co-quan-hang-hai-maylaysia/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?