Tin Biển Đông – 29/09/2019


Tin Biển Đông – 29/09/2019

Tàu sân bay Mỹ lại ‘chọc giận’ Trung Quốc

khi đi vào Biển Đông

Quốc PhươngBBC News Tiếng Việt
Trong một động thái có khả năng gây ra sự tức giận ở Bắc Kinh chỉ vài ngày trước khi Trung Quốc đánh dấu một sự kiện quan trọng, lễ mừng Quốc Khánh 70 năm, tàu sân bay USS Ronald Reagan tiến hành các hoạt động ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp, gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc, như những hình ảnh mới cho thấy, theo thời báo The Japan Times.
Hình ảnh vệ tinh được đăng trên truyền thông xã hội cho thấy những gì dường như là hàng không mẫu hạm Reagan và một số tàu chiến không xác định đã hiện diện, có thể là của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, đi lại trong khu vực mạn đông bắc của quần đảo Trường Sa vào hôm thứ Bảy, 28/9/2019, vẫn theo Thời báo Nhật Bản.
Chúng tôi kiên quyết phản đối điều đó. Chúng tôi kêu gọi phía Hoa Kỳ tôn trọng các mối quan ngại về an ninh của các quốc gia trong khu vựcNgười phát ngôn Bộ trưởng Quốc phòng TQ
Khi được hỏi về các hình ảnh, vị trí của tàu sân bay Ronald Reagan, và nếu tàu này có ý định gửi thông điệp tới Trung Quốc, một phát ngôn viên của Hạm đội Bảy, Hoa Kỳ đã từ chối xác nhận vị trí tàu sân bay, nhưng cho biết tàu sân bay hiện đang được tiến hành các hoạt động thường nhật.
“Hải trình của tàu không đáp ứng bất kỳ sự kiện cụ thể nào,” người phát ngôn trả lời qua một thư điện tử.
Vẫn theo báo Nhật Bản, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm thứ Năm, 26/7 nói, hàng không mẫu hạm và nhóm tàu tấn công của Ronald Reagan, được đóng căn cứ ở Yokosuka, tỉnh Kanagawa, đã ở Biển Đông để “khoa trương thanh thế và leo thang quân sự hóa khu vực.”
“Chúng tôi kiên quyết phản đối điều đó. Chúng tôi kêu gọi phía Hoa Kỳ tôn trọng các mối quan ngại về an ninh của các quốc gia trong khu vực và đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông,” một sỹ quan hàm Đại tá, phát ngôn viên của Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc nói.
“Quân đội Trung Quốc sẽ nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ và sứ mạng của mình và bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia.”
Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc chuẩn bị đánh dấu 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân vào ngày thứ Ba, 01/10/2019, với dự kiến tung ra phô trương một số vũ khí tối tân và mạnh mẽ nhất của nước này để thể hiện sự tiến bộ mà Trung Quốc đã đạt được trong việc hiện đại hóa quân đội.
‘Dội gáo nước lạnh?’
Vẫn theo tờ báo của Nhật Bản, giới phân tích cho rằng cuộc diễu hành quân sự khổng lồ để đánh dấu kỷ niệm có thể sẽ bao gồm các tên lửa chống hạm tiên tiến và hỏa tiễn đạn đạo có khả năng đánh chìm các tàu sân bay Mỹ và các căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Reagan trên biển có thể được xem là Hoa Kỳ đang thử dội gáo nước lạnh vào lễ kỷ niệm này, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại kéo dài của Washington tiếp tục diễn ra với Bắc Kinh.
Cuộc diễu hành quân sự khổng lồ để đánh dấu kỷ niệm có thể sẽ bao gồm các tên lửa chống hạm tiên tiến và hỏa tiễn đạn đạo có khả năng đánh chìm các tàu sân bay Mỹ và các căn cứ của Mỹ tại Nhật BảnThời Báo Nhật Bản
Trong một diễn biến liên quan về an ninh trên Biển Đông, một nguồn từ giới quan sát ở khu vực và Việt Nam nhận định qua kênh truyền thông mạng, rằng các tín hiệu cho thấy Trung Quốc cũng tiếp tục có các động thái điều tàu ở khu vực biển mà Việt Nam, một quốc gia trong khu vực, tuyên bố chủ quyền hoặc đang thực thi các quyền chủ quyền và tài phán.
Chiếc tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 dường như ở một địa điểm nằm dóng ngang, hơi chếch về phía trên song song với vùng biển Nha Trang của Việt Nam hôm Chủ Nhật, 29/9, và tại một thời điểm, có vẻ đi ngược lên phía Bắc.
Hôm 28/9, trong một diễn biến riêng rẽ, Ngoại trưởng Việt Nam, Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản, ông Phạm Bình Minh xuất hiện tại diễn đàn của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, trong một diễn văn có đề cập các ‘diễn biến phức tạp ở Biển Đông”.
Mặc dù nêu quan ngại về những diễn biến phức tạp, trong đó có việc “vi phạm các quyền chủ quyền, quyền tài phán” tại các vùng biển của Việt Nam ở khu vực, được xác định theo Công ước của LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS), rồi kêu gọi “các bên liên quan” ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS – ‘Hiến chương của Biển và Đại dương’, người đứng đầu ngành ngoại giao của Chính phủ Việt Nam không hề nhắc tên một quốc gia cụ thể nào gây ra “diễn biến phức tạp” và “vi phạm” chủ quyền và các quyền trên biển của Việt Nam.
Cùng thời gian tuần này, truyền thông Việt Nam cho hay lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã tiếp một đoàn từ Cục Kế hoạch chiến lược và hoạch định chính sách (Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ), nhân dịp đoàn sang dự Tham vấn quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ.
Thiếu tướng Stephen Sklenka – Cục trưởng đã được Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp khi ông thông báo “kết quả tốt đẹp” của buổi làm việc giữa đoàn với Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam, vẫn theo báo chí nhà nước Việt Nam từ Hà Nội hôm thứ Sáu, 27/9.

Đơn thương độc mã vào biển Đông, tàu sân bay Mỹ

 Ronald Reagan bị 7 chiến hạm Trung Quốc vây?

Bộ quốc phòng Trung Quốc ngày 26/9 phản ứng về những thông tin liên quan đến sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan trên biển Đông.
Trả lời câu hỏi của phóng viên – đề cập hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ di chuyển ở biển Đông và có một số tàu được cho là chiến hạm Trung Quốc xung quanh, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường chỉ trích nhóm tàu sân bay của Mỹ đã “đến biển Đông để diễu võ dương oai, thúc đẩy quân sự hóa khu vực”.
“Chúng tôi kiên quyết phản đối điều này,” ông Nhậm nói. “Chúng tôi yêu cầu Mỹ tôn trọng mối quan ngại về an ninh của các nước trong khu vực, đóng góp năng lượng tích cực cho hòa bình và ổn định ở biển Đông.”
Ông Nhậm còn ngang nhiên tuyên bố, quân đội Trung Quốc sẽ “nghiêm túc thực thi chức trách và sứ mệnh”.
Lầu Bát Nhất cũng phản ứng trước thông tin các chiến hạm của hải quân Mỹ thường hiện diện ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc trong những mùa lễ hội ở nước này như Trung thu hay Tết Âm lịch. Ông Nhậm Quốc Cường nói hành động của Mỹ là “tiểu xảo”.
“Lịch sử huy hoàng 70 năm của nước Trung Quốc mới chứng minh, bất kỳ tiểu xảo nào cũng không thể tác động đến bước phát triển lớn của quân đội Trung Quốc,” ông này lớn tiếng đe dọa.
Trước đó, kể từ khi rời khỏi căn cứ tại Nhật Bản vào cuối tháng 9 để tiến xuống phía Nam, các hình ảnh vệ tinh do tài khoản Weibo @zhezhongzhihuizhang đăng tải hôm 24/9 cho thấy tàu sân bay Reagan bị ít nhất 7 tàu được cho là các chiến hạm Trung Quốc vây quanh.
Hình ảnh vệ tinh khác thể hiện trong khi tàu Reagan gặp phải tình huống kể trên, quân đội Mỹ còn điều máy bay trinh sát RC-135 và P-8A tới biển Đông.
Trang Đa Chiều chỉ ra, dù Lầu Bát Nhất cáo buộc nhóm tàu sân bay Mỹ “diễu võ dương oai” tại biển Đông, song hình ảnh vệ tinh cho thấy chiếc USS Ronald Reagan hoạt động đơn lẻ, trong khi các tàu khác thuộc biên đội được cho là chấp hành nhiệm vụ tại Trung Đông.
Thời gian qua, Mỹ và nhiều nước đã lên tiếng phản ứng trước những hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên biển Đông.
Hồi tháng 8, Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng Mỹ lần lượt lên án các hành động “cưỡng ép” của Trung Quốc trên biển Đông – bao gồm hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam và cản trở hoạt động khai thác dầu khí hợp pháp, lâu đời của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế.
Liên minh châu Âu (EU), nhóm E3 – gồm Anh, Pháp, Đức – cùng các nước khác như Ấn Độ, Australia,… cũng lên tiếng cảnh báo những hành động đơn phương ở biển Đông làm leo thang căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa bình ổn định và trật tự khu vực.

Việt Nam đưa căng thẳng Biển Đông

ra Liên Hiệp Quốc, tránh nói tên Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 28/9 đã đưa vấn đề căng thẳng ở Bãi Tư Chính giữa Trung Quốc và Việt Nam ra Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) nhưng tránh nói tên Trung Quốc.
Trong bài phát biểu dài khoảng 15 phút trước UNGA, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói:
“Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển của Việt Nam đã được xác định bởi UNCLOS (Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982). Các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển, và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật quốc tế, bao gồm UNCLOS
Phát biểu của Bộ trưởng Phạm Bình Minh về vấn đề Biển Đông đã được trông đợi từ trước đó vì suốt 3 tháng nay Việt Nam đang phải đương đầu với việc Trung Quốc điều tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng tàu hải cảnh và dân binh vào Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp những phản đối từ phía Việt Nam và quốc tế.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng nói đến việc các bên liên quan phải tôn trọng luật quốc tế mà cụ thể là UNCLOS.
Chúng tôi thúc giục các bên liên quan ở Biển Đông tôn trọng luật quốc tế, đặc biệt là Công ước luật biển của LHQ UNCLOS 1982, vốn được coi như một hiến pháp của đại dương. Nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông rất quan trọng về mặt chiến lược đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho khu vực Châu Á  Thái Bình Dương. Những nỗ lực của các bên liên quan đã đưa lại những kết quả tích cực trong việc giải quyết những khác biệt và tranh chấp
Cũng trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam không loại trừ khả năng giải quyết các tranh chấp qua cơ chế tòa quốc tế.
Luật quốc tế là nền tảng cho quan hệ công bằng giữa các quốc gia. Hành động của chúng ta phải tuân theo luật quốc tế. Việt Nam tin rằng việc tuân thủ luật quốc tế là biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn xung đột, và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các tranh chấp. Chúng tôi ủng hộ mọi nỗ lực để  giải quyết tranh chấp qua các biện pháp hòa bình theo hiến chương LHQ và luật quốc tế bao gồm cả đàm phán, hòa giải, và qua cơ chế tòa.”
Kể từ giữa tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã không ngừng đưa tàu vào vùng biển của Việt Nam, quấy nhiễu các hoạt động khai thác dầu khí ở Bãi Tư Chính.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã 3 lần chính thức lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam.
Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng mới đây nói rằng vùng biển ở khu vực  Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam phải ngưng toàn bộ các hoạt động khoan tìm dầu khí tại đây.
Trung Quốc nói rằng vùng nước này nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp và Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ. Tuy nhiên theo phán quyết của tòa Trọng tài quốc tế PCA 2016, các thực thể ở khu vực quần đảo Trường Sa không thể coi là các đảo nên không thể có vùng đặc quyền kinh tế. Trong khi đó Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý căn cứ theo UNCLOS.
Đã có những ý kiến từ những chuyên gia trong và ngoài nước thúc giục chính quyền Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế tương tự như Philippines đã làm hồi năm 2013 và có phán quyết vào năm 2016.
Bà Phạm Ngọc Minh Trang, giảng viên khoa quan hệ quốc tế Đại học khoa học xã hội nhân văn (Đại học quốc gia TP HCM) mới đây nói với RFA rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể thắng nếu đưa Trung Quốc ra tòa.
Về thủ tục pháp lý thì mình hoàn toàn có thể thỏa mãn tất cả các điều kiện về mặt pháp lý, mình là người thực hiện các điều khoản của UNCLOS, những nguyên tắc pháp lý, và Trung Quốc là người đang vi phạm. Mình hoàn toàn có thể thắng.
Tuy nhiên bà Trang cũng nói đến những khó khăn mà Việt Nam sẽ phải đối đầu khi theo đuổi vụ kiện.
Về tác động xã hội thì mình phải nhìn lại việc xuất nhập khẩu với TQ ra thế nào. Ví dụ TQ có gây khó khăn cho mình không. Thường một vụ kiện tụng kéo dài 3 đến 5 năm thì lúc đó kinh tế mình bị ảnh hưởng thế nào thì mình phải cân nhắc cái đó. Ngoài ra, còn có một số tiểu thương vừa và nhỏ cũng có hợp tác làm ăn với TQ thế nào đó, thì ví dụ như mình kiện TQ thì họ sẽ bị ảnh hưởng thế nào. Họ bị ảnh hưởng trực tiếp thì mình  phải quan tâm đến đời sống của họ và có những cái hỗ trợ cho họ thế nào. …Mình phải kiện ở nơi khác là Tòa Trọng tài là nơi Philippines kiện TQ. Tòa này phải trả nhiều tiền, trả cho từng thẩm phán và tòa và nhiều thứ. Lúc mà Philippines kiện TQ thì tiền mà Philippines bỏ ra để theo kiện tính bằng % GDP của cả nước trong mấy năm. Cho nên để đưa vụ kiện này ra về pháp lý mình hoàn toàn tin tưởng mình có thể chiến thắng, nhưng các mặt khác mình phải tính toán cho thật kỹ, chuẩn bị thật kỹ.
Đã có những ý kiến cho rằng Việt Nam có thể đưa vấn đề ra các tòa quốc tế khác như Tòa công lý Quốc tế ICJ hay tòa của UNCLOS là ITLOS vốn không phải trả tiền vì Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên bà Trang cho biết việc này đòi hỏi phải có sự đồng ý từ Trung Quốc, nhưng Trung Quốc đã từng từ chối phán quyết của tòa PCA trong vụ kiện với Philippines, nên Bắc Kinh cũng có thể sẽ làm tương tự trong trường hợp này.
Cơ chế tham vấn với ITLOS và ICJ cũng đã được nói tới, nhưng để đạt được điều này Việt Nam cũng phải có được tiếng nói ủng hộ của những tổ chức quốc tế như ở Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?