Sau khi nhà tài phiệt TQ mất tích, sự chỉ trích Tập Cận Bình và đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ gia tăng

 30/03/20 – The Epoch Times
Sau khi nhà tài phiệt Trung Quốc mất tích, sự chỉ trích ông Tập Cận Bình và đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ gia tăng
Ren Zhiqiang, chủ tịch của Hua Yuan Group, có bài phát biểu trong Diễn đàn kinh tế cao cấp năm 2006 tại Câu lạc bộ quốc tế Luxehills ở Thành Đô, Trung Quốc vào ngày 7 tháng 1 năm 2006… (Ảnh Trung Quốc / Ảnh Getty) 
 Nhà tài phiệt Trung Quốc Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) gần đây đã bị bắt giữ sau khi công khai chỉ trích lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình không hành động ứng phó để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Ngay sau đó, các nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc đang sống lưu vong ở nước ngoài đã lưu hành một lá thư có chữ ký của các doanh nhân và quan chức hưu trí cấp cao của ĐCSTQ, kêu gọi ông Tập thực hiện cải cách.
Tính xác thực của lá thư chưa được xác nhận. Nhưng các nhà phân tích cho rằng tin đồn về sự bất đồng quan điểm như vậy minh chứng cho sự đấu đá nội bộ ngày càng căng thẳng trong ĐCSTQ. Ông Tập phải đối mặt với những chỉ trích gia tăng về cách xử lý sự bùng phát của virus.

Tỷ phú Nhậm Chí Cường

Ông Nhậm Chí Cường năm nay 69 tuổi, là một trùm bất động sản có tiếng ở Bắc Kinh. Cha của ông là Nhậm Tuyền Sinh (Ren Quansheng), nguyên Thứ trưởng Bộ thương mại của Trung Quốc trước năm 1983. Là con trai cựu quan chức cấp cao, ông Nhậm Chí Cường được coi là “thái tử Đảng” của ĐCSTQ.
Phó chủ tịch nước Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, hiện là cánh tay phải của ông Tập Cận Bình, từng là người phụ đạo ông Nhậm khi ông Nhậm ngồi ghế trung học. Thời đó, ông Vương là giáo viên tại trường ông Nhậm học.
Ông Nhậm được biết đến là người chỉ trích chính quyền Trung Quốc. Ngày 19/2/2016, ông Nhậm đăng trên Weibo, mạng xã hội ở Trung Quốc tương đương với Twitter, rằng: “Tất cả các phương tiện truyền thông Trung Quốc đều là con đẻ của ĐCSTQ, không đại diện cho lợi ích của dân chúng. Các kênh này làm việc theo chỉ đạo của ĐCSTQ”.
Vào thời điểm đó, ông Nhậm bị truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ trích. ĐCSTQ cũng trừng phạt ông bằng biện pháp theo dõi và giám sát một năm. Nếu trong thời gian này tiếp tục “vi phạm”, thì ông Nhậm sẽ bị tước thẻ Đảng.
Ngày 8/3 vừa qua, cư dân mạng Trung Quốc đã chia sẻ một bài viết của ông Nhậm. Bài viết nhanh chóng bị xóa ở Trung Quốc, nhưng đã được các nhà hoạt động xã hội lan truyền ra nước ngoài.
Ông Nhậm viết: “Sự bùng phát virus này đơn giản xác minh rằng tất cả các phương tiện truyền thông [Trung Quốc] là của ĐCSTQ, và người dân Trung Quốc đã bị [ĐCSTQ] bỏ rơi”.
Ông Nhậm giải thích rằng ĐCSTQ đã không chỉ đạo ứng phó kịp thời để ngăn chặn virus lây lan, chính quyền còn lừa dối công chúng. Vì không biết về sự lây nhiễm virus, nên dân chúng đã vô tình phát tán virus khắp nơi.
Ông Nhậm gọi ông Tập cận Bình là “một vai hề đòi lên ngôi hoàng đế, cả khi không còn mảnh áo che thân”.
Ngày 12/3, ông Nhậm bị mất tích.
Tedros Adhanom, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tham dự một cuộc họp với nhà lãnh đạo Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 28/1/2020. (Naohiko Hatta – Pool / Getty Images)
Ngày 25/3, Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA, trích dẫn thông tin từ bạn của ông Nhậm, rằng ông đã bị chính quyền Bắc Kinh bắt giữ, cùng con trai và thư ký của ông.
Báo cáo dẫn lời một người trong nội bộ ĐCSTQ nói rằng: “Không ai được phép can thiệp [vào vụ bắt ông Nhậm], gây ảnh hưởng hoặc xin ân xá [cho ông Nhậm]. Ngay cả Phó chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn cũng không giúp được”.
VOA trích dẫn một nguồn tin nội bộ ẩn danh, cho biết ông Nhậm không đăng bài viết của mình lên mạng, mà chỉ chia sẻ nó với 11 doanh nhân khác trong nhóm bạn bè của ông ở Trung Quốc. Sau đó, một vài trong số họ đã chia sẻ bài viết, và cuối cùng, nó có mặt trên mạng.

Tỷ phú Chen Ping

Ngày 21/3, một “thái tử Đảng” và là tỷ phú khác của ĐCSTQ là Chen Ping, đã đăng một bài viết trên WeChat, mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc và nói rằng bài viết là của một nhóm người ẩn danh.
Bài báo giải thích lý do tại sao họ không hài lòng với chế độ hiện tại: áp lực đối với khu vực tư nhân ngày càng tăng; thiếu kỷ cương pháp luật, thiếu tự do ngôn luận và thiếu tự do báo chí; chính sách đàn áp của ĐCSTQ đối với Hồng Kông và Đài Loan.
Bài báo nói rằng ông Tập, với tư cách là lãnh đạo Đảng, cần phải chịu trách nhiệm. Tác giả bài viết kêu gọi Đảng tổ chức họp với Bộ Chính trị, để thảo luận và quyết định xem ông Tập Cận Bình có còn đủ tư cách ngồi ghế lãnh đạo hay không. Họ cũng cho rằng cuộc họp cần được Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì; Các thành viên khác bao gồm ông Uông Dương, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC); và Phó chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị (LR) của Đảng Cộng sản Trung Quốc: Hàn Chính, Vương Hỗ Ninh, Lật Chiến Thư, Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường, Uông Dương, và Triệu Lạc tế họp báo tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 25/10/2017… (WANG ZHAO / AFP qua Getty Images)

Doanh nhân và quan chức cấp cao của ĐCSTQ

Ngày 26/3, một nhà hoạt động người Hoa ở nước ngoài Yijian Piaochen đã đăng trên Twitter một bức thư có chữ ký của hơn 50 doanh nhân Trung Quốc. Các chữ ký được làm mờ để bảo vệ danh tính.
Bức thư này gửi cho ông Tập cận Bình: “Do ảnh hưởng của virus, nền kinh tế toàn cầu bị tổn hại. Trung Quốc đang đứng giữa ngã ba đường, và phải lựa chọn”.
Bức thư đưa ra 9 yêu cầu:
  1. Ban hành cải cách chính phủ;
  2. Bác bỏ chủ nghĩa cánh tả;
  3. Thực hiện bầu cử dân chủ ở Trung Quốc;
  4. Không đối xử phân biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước;
  5. Bảo vệ tài sản doanh nhân;
  6. Trợ cấp nạn nhân Viêm phổi Vũ Hán;
  7. Yêu cầu các quan chức Vũ Hán và Ủy ban Y tế Quốc gia chịu trách nhiệm về dịch bệnh;
  8. Trả tự do cho những nhà bất đồng chính kiến;
  9. Đánh giá lại trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng, người đã bị chính quyền địa phương trừng phạt vì phát tán thông tin về virus.
Laodeng, một nhà hoạt động dân chủ khác của Trung Quốc ở nước ngoài, đã tweet vào ngày 26/3 rằng ông đã nhận được một lá thư gửi chủ tịch Tập Cận Bình có chữ ký của 5 cựu quan chức của ĐCSTQ. Các nhà hoạt động dân chủ khác cũng đăng thông tin tương tự.
Laodeng nói rằng 5 vị này là cựu Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) Lý Thụy Hoàn; cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo; cựu Phó thủ tướng Lý Lan Khánh; cựu thư ký của văn phòng thư ký ĐCSTQ Hồ Khải Lập; và cựu Phó thủ tướng Điền Kỷ Vân.
Tính đến thời điểm bài đăng, không ai trong số họ đã công khai xác nhận hoặc phủ nhận sự tồn tại của bức thư này.
Không rõ liệu bức thư này có thực sự tồn tại và có đến tay chủ tịch Tập hay không.
Tang Jinyuan, nhà bình luận Trung Quốc tại Hoa Kỳ nói rằng những tin đồn về sự bất đồng với lãnh đạo Tập Cận Bình cho thấy cuộc khủng hoảng hiện nay đã khơi mào cho những tranh chấp nội bộ trong ĐCSTQ.
Theo ông Tang, “một số người [trong Đảng] lo lắng rằng sẽ có sự hỗn loạn trong xã hội Trung Quốc” do ảnh hưởng của virus. Do đó, họ muốn một số quan chức của Đảng phải đứng ra chịu trách nhiệm cho những loạn tượng tiềm tàng này, ông Tang nói.
Theo The Epoch Times.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?