Chuyển đến nội dung chính

Biểu tình lớn ở Hong Kong

Theo BBC

Trực tiếp           

Sự kiện đang được tường thuật

Nhắn tin trực tiếp

Cập nhật trang                                                    

2130

2115

Bình luận từ Trung Quốc trên mạng Sina Weibo, trang nhắn tin kiểu Twitter từ Trung Quốc.
“Sự thịnh vượng ở Hong Kong không đảm bảo nếu không có Trung Quốc. Theo đuổi dân chủ không nên làm mất đi cảm giác biết ơn. Đừng có làm quá.”
“Không thể hiểu nổi những người Hong Kong muốn đạt được kết cục gì. Sự ủng hộ của Hoa Lục cho Hong Kong là chưa đủ hay sao? Một số người muốn dùng chính trị để làm bất ổn tình hình, đó là các trò bẩn.”

2115

Bình luận từ Hong Kong trên mạng Sina Weibo ở TQ:
“Là một sinh viên tại Hong Kong, chúng tôi đang tranh đấu cho các quyền của mình. Chúng tôi muốn có dân chủ, tự do và hòa bình. Những người sống ở Hoa Lục hiểu được những gì? Bóp méo dữ kiện và sự thật là những gì chính phủ Trung Quốc đang làm.”
“Hong Kong thực sự là một phần của Trung Quốc, nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng tôi cần tuân lệnh chính phủ trung ương.”

1911

Giáo sư Michael Davis từ khoa luật Đại học Hong Kong nói ông hy vọng chính quyền Hong Kong có thể đóng một vai trò môi giới hòa giải để giúp Bắc Kinh hiểu về quan ngại của những người biểu tình.
Nhưng ông nói với BBC rằng chính quyền Hong Kong dường như "thêm dầu vào lửa" trong tình hình hiện nay với các chiến thuật của họ.

1856

Alex Chow, Tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên Hong Kong vừa kêu gọi sinh viên "đấu tranh cho tới cùng" trong khi kiềm chế bạo động.
Ông nói với các phóng viên rằng ông hy vọng những người phản đối tránh xa "các phần tử kích động".

1836


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo các nước khác không can dự vào các cuộc biểu tình ở Hong Kong:
"Tôi muốn nhấn mạnh rằng Hong Kong thuộc về Trung Quốc. Đây là khu vực hành chính đặc biệt và công việc của Hong Kong được xem là hoàn toàn do Trung Quốc giải quyết.
"Tôi hy vọng các nước khác không can thiệp vào các vấn đề của Hong Kong, đừng ủng hộ hoạt động phong tỏa khu trung tâm bất hợp pháp, và đừng gửi ra những thông điệp sai trái", bà Hoa Xuân Oánh nói.

1756

Người biểu tình phía bên ngoài Trụ sở chính Cảnh sát tại Wan Chai được tiếp tục tiếp tế thực phẩm, nước uống, khăn ướt và kính chống khói #OccupyCentral #HongKong

1744


Ngưởi biểu tình đã tụ tập trong khu tài chính qua đêm.

Hàng ngàn người ngăn Connaught Road, một trong những ngả đường chính ở Hong Kong.

1729

Một người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Anh bình luận về các sự kiện tại Hong Kong:
“Chính phủ Anh lo ngại về tình hình ở Hong Kong và đang theo dõi các sự kiện một cách cẩn trọng.
“Quan điểm lâu dài của Anh Quốc với tư cách là bên cùng ký vào Tuyên bố chung Trung - Anh rằng sự thịnh vượng và an ninh của Hong Kong được đảm bảo bởi các quyền căn bản gồm cả quyền biểu tình. Điều rất quan trọng là Hong Kong giữ được các quyền đó và để cho người dân có quyền ứng dụng chúng trong phạm vi pháp luật."
“Các quyền tự do này được đảm bảo tốt nhất nhờ sự chuyển đổi sang chế độ phổ thông đầu phiếu. Chúng tôi hy vọng cuộc tham vấn sắp tới sẽ đem lại được các thỏa thuận cho phép dân chủ tiến bước một cách có ý nghĩa ở Hong Kong, chúng tôi khuyến khích các bên tham gia vào một cuộc thảo luận mang tính xây dựng vì mục tiêu đó.”

1728


Vũ Hải Anh, Blogger từ Hong Kong
“Tôi ở khu vực biểu tình suốt 30 tiếng đồng hồ, mệt đến độ tôi chóng mặt và phải ra ngoài chợp mắt một tiếng. Bây giờ xung quanh tôi trông ai cũng rất mệt mỏi vì có nhiều người giống như tôi - nhiều người chưa ngủ tẹo nào trong suốt 50 tiếng vừa qua.”
Đó là nội dung tin nhắn voice gửi qua Whatsapp của Stephanie Cheung, sinh viên trường ĐH Baptist (Hong Kong) tường thuật trực tiếp cho tôi tình trạng của cô và các bạn trong cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên ở khu trung tâm thành phố.
Giọng cô bị ngắt quãng bởi những tiếng ho khan. Tôi nghe thấy rất nhiều tiếng ồn, hò hét của đám đông xung quanh cô và cả tiếng diễn giả nói trên loa tiếp tục phát động sinh viên biểu tình.
Stephanie là một trong số hàng ngàn sinh viên trong suốt một tuần qua đã bãi khoá biểu tình ngồi ở khu trung tâm Hong Kong để phản đối đề xuất của Bắc Kinh đề cử người đứng đầu đặc khu hành chính này.
Có thể coi cô sinh viên năm thứ ba trường đại học Baptist này như một đại diện cho một bộ phận thế hệ 9X của Hong Kong: hiểu biết chính trị sâu sắc, nhiệt huyết nhưng tỉnh táo, rành công nghệ và sử dụng thành thạo mạng xã hội như một phương tiện truyền thông chính yếu.

TWEET 1722

Carrie Gracie
Carrie Gracie, Biên tập viên Trung Quốc của BBC News nhắn trên Twitter:
Một ngày nóng trên đường phố Hong Kong. Đêm bắt đầu xuống. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp đây? Sau những hàng tít trên báo, mọi người ai cũng có chuyện để nói.
Bất ngờ lớn nhất trong ngày hôm nay là những chuyên viên ngân hàng ăn mặc bộ vét bảnh bao nói với tôi 'có những thứ quan trọng hơn tiền bạc. Tự do chẳng hạn.'

1651

Manikumar Pun từ Kowloon, Hong Kong:
Là một công dân của Hong Kong, tôi muốn ủng hộ những người biểu tình vì Hong Kong phải có một sự lựa chọn riêng cho lãnh đạo của mình. Đặc biệt là khi Hong Kong đã tự lực và không cần gì sự trợ giúp từ Hoa Lục trong 110 năm qua rồi, vì sao Trung Quốc muốn kiểm soát phong trào dân chủ của chúng ta?

1638


Ông Trần Kiện Dân, một lãnh đạo của phong trào phản đối Occupy Central:
"Đám đông biểu tình đang tụ họp không do một nhóm, một tổ chức đơn lẻ nào nữa, vì đây là cuộc tụ họp của tất cả mọi người. Khi bị cảnh sát dùng hơi cay giải tán, người biểu tình giơ tay lên và không hề có hành động bạo lực nào,"
"Nay, chính quyền muốn người dân đi về nhưng điều đó không thể xảy ra. Chính quyền phải tôn trọng ý kiến của dân và phải mở lại đối loại về cuộc phổ thông đầu phiếu."

1637


Cảnh sát Hong Kong nói tại cuộc họp báo rằng họ đã bắn 87 loạt lựu đạn cay trong đêm Chủ nhật khi có biểu tình.

1617


Raymond Li, Trưởng ban tiếng Trung BBC: Bắc Kinh quan ngại về ý tưởng có dân chủ hoàn toàn tại Hong Kong vì hai lý do - thứ nhất, vì họ sợ hệ lụy của một Đặc khu trưởng được bầu chống lại Bắc Kinh. Thứ hai, vì nếu Hong Kong có được quyền bầu trực tiếp lãnh đạo thì sẽ khuyến khích những nơi khác ở Trung Quốc yêu cầu làm tương tự.

1609

Celia Hatton, phóng viên BBC News từ Bắc Kinh: "Lãnh đạo Trung Quốc đang đứng ngồi không yên ở Bắc Kinh."
"Chừng nào cuộc biểu tình còn tiếp tục thì nó sẽ có thể lan vào lục địa, nơi nhiều người cũng không vui với chế độ độc đảng. Chính quyền Trung Quốc đang có các hoạt động ngăn chặn thông tin về sự kiện ở Hong Kong bằng cách kiểm duyệt các chương trình tìm kiếm mạng, các diễn đàn mạng."
"Nhưng nếu người biểu tình vẫn không lui, câu hỏi là Bắc Kinh sẽ chờ bao lâu để xem tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát để rồi ra tay trực tiếp?"
 

1607

Chi Chu, BBC Vietnamese Facebook: Nhân dân Hồng Kong rất bản lãnh, tuyệt vời

1549


Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh đã trấn an công chúng rằng tin đồn về việc Bắc Kinh sẽ dùng quân đội để trấn áp là ‘không đúng sự thật’.
“Tôi hy vọng công chúng sẽ giữ bình tĩnh. Đừng để bị tin đồn dẫn dắt,” ông Lương nói.
Phong trào biểu tình rộng lớn Occupy Central đã dồn sức ủng hộ các cuộc biểu tình của sinh viên và đẩy lên sớm hơn một chiến dịch bất tuân dân sự mà họ dự kiến sẽ phát động vào đầu tháng 10.
Trong một thông cáo hôm 28/9, tổ chức này đã kêu gọi ông Lương hãy từ chức và nói rằng ‘chỉ như thế mới có thể tái khởi động tiến trình cải cách chính trị và tạo một không gian để tháo ngòi nổ cuộc khủng hoảng’.

1543


Hàng ngàn người biểu tình đòi dân chủ vẫn còn trụ lại trên đường phố Hong Kong bất chấp hơi cay của cảnh sát và phớt lờ lời kêu gọi hãy về nhà của chính quyền.
Trong đêm qua ngày 28/9, cảnh sát chống bạo động đã tiến vào đám đông sau khi đưa ra cảnh báo chính thức rằng các cuộc biểu tình như thế này là ‘bất hợp pháp’.
Những người biểu tình phản đối kế hoạch của chính quyền trung ương ở Bắc Kinh kiểm duyệt các ứng viên trong cuộc bầu cử đặc khu trưởng vào năm 2017.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?