Chống tổ chức EI: Mỹ tốn 1 tỉ đô la mỗi tháng

mediaChi phí bảo trì và nhân sự vận hành cũng tốn kém như các thiết bị tinh vi khác.REUTERS/Stringer

Theo RFI
Chi phí cho cuộc chiến trên không của Hoa Kỳ và các đồng minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (EI) tại Irak và Syria có thể khiến Washington tiêu tốn trên 1 tỉ đô la mỗi tháng. Các chỉ huy quân sự cao cấp của Mỹ trong cuộc họp báo hôm qua 26/09/2014 cho biết như trên.

Từ Washington, thông tín viên Jean-Louis Pourtet của RFI gởi về bài tường trình :
« Nếu trước mắt chi phí bỏ ra vẫn phải chăng, và ngân sách quốc phòng hiện nay cho phép Hoa Kỳ chi ra được, tướng Dempsey, vị tướng cao cấp nhất của quân đội Mỹ tham dự cuộc họp báo dự đoán rằng rất có thể sẽ phải đề nghị Quốc hội cho tăng thêm. Điều này có thể gây trở ngại, vì các dân biểu đang bất bình với ông Obama do ông không tham vấn họ đầy đủ về cuộc chiến chống lại quân thánh chiến, cho dù nói chung hiện giờ Quốc hội vẫn ủng hộ Tổng thống.
Một số chuyên gia cho rằng chi phí có thể lên đến trên 10 tỉ đô la một năm. Mỗi hỏa tiễn Tomahawk phóng đi từ một chiến hạm trị giá một triệu rưỡi đô la, mỗi giờ bay của phi cơ tiêm kích tiêu tốn 10.000 đô la. Nhưng tốn kém nhất không chỉ là các thiết bị tinh xảo ấy, mà còn là việc bảo trì và nhân sự để vận hành.
Tuy nhiên ngay cả phải chi ra 10 triệu đô la mỗi ngày, cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo gần như vẫn còn khá « rẻ », nếu so sánh với cuộc chiến ở Irak và Afghanistan : trên 1.000 tỉ đô la cho Irak và 800 tỉ đô la cho Afghanistan ».
Khác với chiến dịch quân sự tại Libya năm 2011, trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, Hoa Kỳ có vẻ sẵn sàng đóng vai trò chủ chốt. Theo các chuyên gia, chi phí cao nhất hiện nay là do số lượng các chuyến bay trinh sát cần thiết cho việc dội bom vì khu vực giám sát rất rộng. Tuy nhiên với số lượng quân nhân tại chỗ còn ít, cái giá của chiến tranh đối với Lầu Năm Góc là có thể chấp nhận được.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện