Mỹ sẽ đánh tan IS trong 3 năm?

Theo các quan chức chính phủ Mỹ, giai đoạn 1 gồm gần 145 vụ oanh kích trong tháng 8, để bảo vệ các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo thiểu số cùng các nhà ngoại giao Mỹ, nhân viên tình báo và quân nhân cùng cơ sở hạ

tầng của họ tại Iraq, cũng như để tái chiếm các phần đất IS đã chiếm ở miến bắc và tây Iraq.

Giai đoạn 2 sẽ bắt đầu sau khi Iraq có chính phủ mới dự kiến thành lập xong tuần này, gộm nỗ lực huấn luyện, cố vấn hoặc trang bị cho quân đội Iraq, các tay súng Kurd cùng nhiều thành viên các bộ tộc theo đạo Hồi dòng Sunni.
Giai đoạn 3 sẽ căng nhất và gây nhiều tranh cãi nhất: tiêu diệt IS ngay tại hậu cứ của chúng ở Syria. Vụ này có thể chỉ hoàn tất cho đến khi có chính phủ Mỹ mới. Vì thế, các nhà kế hoạch Lầu Năm Góc nghĩ đến một chiến dịch quân sự kéo dài ít nhất 36 tháng.

Ngày 7.9, ông Obama cho biết sẽ mượn bài diễn văn ngày 10.9 tới để công bố chiến dịch đánh các tay súng IS dòng Sunni, tìm kiếm sự ủng hộ một chiến dịch quân sự rộng lớn, đồng thời tái lập lời hứa với dân Mỹ, rằng sẽ không triển khai lính Mỹ vào một cuộc chiến khác ở Iraq.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin NBC, ông Obama nói: “Điều tôi muốn người dân hiểu, là trong nhiều tháng, chúng ta sẽ kéo giảm khả năng của chúng một cách có hệ thống, thu hẹp vùng lãnh thổ của chúng, và trên hết, chúng ta sẽ đánh bại chúng”.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn, ông Obama nói: “Đã đến lúc Mỹ bắt đầu chuyển qua tấn công” để đánh các tay súng IS: “Tôi đang chuẩn bị để toàn dân biết chắc rằng chúng ta đang phải xử lý một nỗi đe dọa”.
Dù ông nói sẽ có “thành phần quân sự” trong chiến lược này, ông vẫn nói thêm: “sẽ không có một tuyên bố nào về lính bộ binh Mỹ. Việc này không mang tầm cỡ như cuộc chiến ở Iraq, mà là một chiến dịch chống khủng bố mà chúng ta đã luôn thực hiện suốt 5,6, 7 năm qua”.
Chiến dịch chống IS mà ông Obama sẽ rất lạ, chưa hề có tiền lệ: không dùng máy bay không người lái tấn công các chỉ huy khủng bố như Mỹ đã làm ở Yemen và Pakistan, cũng không sử dụng quân bộ binh như ở Afghanistan.
Cũng không như thời NATO và tổng thống Clinton tiến hành oanh kích chiến lược và chiến thuật suốt 78 ngày ở cuộc chiến Kososo 1999, và không như các cuộc oanh kích lật đổ đại tá Kadafi lãnh đạo Libya năm 2011.
 lần này Mỹ sẽ không “là thủ lĩnh đứng đàng sau”, mà sẽ giữ vai trò trung tâm trong việc xây dựng một liên minh đánh IS.
Dù chưa rõ chi tiết liên minh này sẽ đánh IS thế nào, nhiều quan chức Mỹ nói họ tin danh sách đồng minh có được hiện nay gồm Jordan sẽ hỗ trợ mảng tình báo, Saudi Arabia có tầm ảnh hưởng với các bộ tộc ở Iraq và Syria và cung cấp kinh phí cho các tay súng nổi dậy Syria ôn hòa.
Họ còn nói Các tiểu vương quốc ả rập thống nhất (UAE) đã tỏ ý xem xét oanh kích ở IS Iraq. Đức nói sẽ cung cấp vũ khí cho các tay súng Kurd.
Và việc lo ngại các tay súng “đánh thuê” từ Syria và Iraq trở về “quậy” nội địa khiến Úc, Anh, Đan Mạch và Pháp đều tham gia liên minh.
Nhưng các quan chức thừa nhận: lôi kéo được các nước này đồng ý oanh kích IS ở Syria thì khó hơn. Dù vậy, một quan chức giấu tên nói, các nước này sẽ tham gia vì “chẳng còn cách nào khác hơn”.   
Thổ Nhĩ Kỳ được Mỹ kỳ vọng nhiều, gồm đóng cửa biên giới để không cho các tay súng nước ngoài quá cảnh TNK qua Syria và Iraq tham gia IS, và cho phép Mỹ tiến hành hoạt động quân sự từ các căn cứ TNK. Nhưng TNK cũng ngại bị IS “làm dữ” khi chúng đã bắt cóc 49 nhà ngoại giao nước này làm con tin.  
Ngày 9.9, ông Obama sẽ nhóm họp với lãnh đạo Quốc hội của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa để thảo luận phương án tấn công IS.
Nhà Trắng bị đảng Cộng hòa và cộng đồng quốc tế chỉ trích vì không có kế hoạch cụ thể đối phó IS, do ông Obama không muốn đưa lính Mỹ trở lại Iraq chiến đấu.
 Trước việc IS tấn công cộng đồng thiểu số Yazidi ở Iraq cùng việc hai nhà báo Mỹ bị cắt đầu, đã có những kêu gọi chính phủ Mỹ phải có hành động đáp trả.
 Vì thế, quyết định đánh IS của chính phủ Obama nhận được sự hoan nghênh của một số lãnh đạo chủ chốt tại quốc hội Mỹ, vốn kết luận IS là một nỗi đe dọa đáng ngại cho Mỹ.
Nữ thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (đảng Dân chủ) là chủ tịch tiểu ban tình báo Thượng viên Mỹ, lưu ý Mỹ đã lập được liên minh gồm một số nước Trung Đông để đánh IS. Bà ủng hộ việc dùng quân đặc nhiệm Mỹ và truy về nguồn kinh phí hoạt động của IS.
Bà nói: “IS là một nỗi đe dọa lớn cho đất nước này trong tương lai”, và bà cho rằng IS toan tiến đến Baghdad và tấn công Sứ quán Mỹ. 
Trong lúc chính phủ Obama tìm kiếm một liên minh quốc tế để đánh Iraq, tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập (AL) Nabil Elaraby nói với các ngoại trưởng họp tại Cairo, rằng các nước Ả rập nên đoàn kết đối phó IS vốn đang đe dọa chính phủ Iraq, cộng đồng bán tự trị Kurd và chặt đầu hai nhà báo Mỹ.  
Ông nhắc lại các cam kết của AL rằng các nước thành viên phải bảo vệ lẫn nhau, vì IS cũng là mối đe dọa của các nước Ả rập. Lãnh đạo AL Nabil al-Arabi  nhấn mạnh cần phải đối đầu quân sự và chính trị với IS.
Bảo Vĩnh (theo New York Times) .

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?