Chuyển đến nội dung chính

Sở mật vụ và việc bảo vệ tổng thống công du

Báo Trẻ

US President Barack Obama, surrounded by US Secret Service agents, walks to greet guests after arriving on Air Force One at Griffiss International Airport in Rome, New York on May 22, 2014. Obama is traveling to visit the National Baseball Hall of Fame and Museum in Cooperstown, New York, before attending Democratic fundraisers in Chicago. AFP PHOTO / Saul LOEB (Photo credit should read SAUL LOEB/AFP/Getty Images)
Vào các ngày 22-28 Tháng 5, Tổng thống Barack Obama sẽ có chuyến công du Việt Nam và Nhật Bản. Đây là chuyến công du châu Á thứ mười của ông và có lẽ là chuyến cuối cùng tới châu Á trong cương vị là tổng thống.
Trong khi dừng chân tại Việt Nam, ông Obama và các giới chức cao cấp của chính quyền Việt Nam sẽ thảo luận về các vấn đề liên quan đến kinh tế và an ninh khu vực. Ðồng thời, ông Obama sẽ đọc hai bài diễn văn, một tại Hà Nội và một tại Sài Gòn, nói về mối quan hệ song phương Hoa Kỳ-Việt Nam cũng như tiến trình của Hiệp ước Ðối tác xuyên Thái bình dương (TPP) hy vọng sẽ được hoàn tất vào cuối năm nay.
Tổng Thống Obama và những người cận vệ - nguồn presidentobamasecretservice.blogspot.com
Tổng Thống Obama và những người cận vệ – nguồn presidentobamasecretservice.blogspot.com
Sau chuyến viếng thăm Việt Nam, ông Obama sẽ bay sang Nhật Bản, tại đây Tổng thống Hoa Kỳ sẽ tham dự cuộc họp thượng đỉnh của G-7 (nhóm bảy cường quốc kinh tế).
Theo một thông cáo từ Toà bạch ốc, chuyến công du thứ mười tới Á châu của ông Obama một lần nữa xác định sự cam kết của ông đối với chính sách tái cân bằng của Hoa Kỳ tới khu vực châu Á và Thái bình dương.
Thế nên, khi nhìn vào lịch trình làm việc của Tổng thống Obama và những đề tài được thảo luận trong chuyến công du Á châu này ta mới hiểu vì sao mỗi chuyến công du của tổng thống Hoa Kỳ vẫn luôn được giới truyền thông theo dõi kỹ vì tự nó có tầm quan trọng và ảnh hưởng ít nhiều tới những chuyển động của thế giới trong tương lai.
Máy bay không vận quân sự chuyển hàng chục phương tiện tới các thành phố mà Tổng thống Mỹ công du. nguồn andrews.af.mil
Máy bay không vận quân sự chuyển hàng chục phương tiện tới các thành phố mà Tổng thống Mỹ công du. nguồn andrews.af.mil
Trong bài viết này chúng ta tạm gác qua không bàn tới những vấn đề chính và ý nghĩa của chuyến đi mà chỉ xin nói tới những chi tiết kỹ thuật của những chuyến công du ra ngoại quốc của một tổng thống Hoa Kỳ, bao gồm việc chuẩn bị, những ai có mặt trong đoàn, kế hoạch bảo vệ an ninh cho tổng thống và ai chịu trách nhiệm an ninh trong những chuyến đi đó.
Trước hết, việc công du ngoại quốc là một phần công việc dành cho bất kỳ tổng thống nào, vì đây là nhân vật đứng đầu Hành pháp và là người đại diện quan trọng và ảnh hưởng nhất của chính phủ Hoa Kỳ. Vì công việc của một tổng thống rất nhiêu khê và hầu như lúc nào cũng phải làm việc, do đó, khi một tổng thống đi công du ngoại quốc ta có thể nói tất cả những phần vụ quan trọng trực thuộc văn phòng của tổng thống cũng phải được mang đi theo.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, Michelle Obama, con gái Malia và Sasha tại Havana, Cuba. Nguồn: AP Photo / Pablo Martinez Monsivais
Tổng thống Mỹ Barack Obama, Michelle Obama, con gái Malia và Sasha tại Havana, Cuba. Nguồn: AP Photo / Pablo Martinez Monsivais
Cũng vì vậy, mỗi chuyến công du như thế rất tốn kém và phải được chuẩn bị thật chu đáo. Và vì an ninh của tổng thống được đặt lên hàng đầu nên sự di chuyển của tổng thống được lên kế hoạch thật chi tiết đến từng mỗi phút một và công việc này được thực hiện bởi Sở Mật vụ Hoa Kỳ (U.S. Secret Service).
Trung bình một tổng thống Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng từ năm đến bảy chuyến đi ra ngoại quốc như thế. Riêng với Tổng thống Obama, tính cho tới hết Tháng 7 năm nay, có tổng cộng 41 chuyến đi kéo dài 161 ngày tới 90 quốc gia, trong đó có những quốc gia ông đã tới nhiều lần.
04
Chi phí cho mỗi chuyến đi trên hẳn nhiên là tốn kém, một người bình thường như chúng ta thì khó có thể tưởng tượng ra. Chỉ riêng công việc vận chuyển, ngoài chiếc máy bay chở riêng tổng thống và gia đình cùng các cố vấn và nhân viên tùy tùng quan trọng, còn có thêm một số máy bay cho hàng vài trăm nhân viên khác cũng như máy bay vận chuyển xe cộ và các thiết bị an ninh và kỹ thuật.
Theo một tài liệu bảo mật mà tờ Washington Post nhận được từ Toà bạch ốc và Sở Mật vụ về chuyến công du của ông Obama tới Phi châu năm 2013 đã nói rất chi tiết về các khoản kế hoạch chuẩn bị cho chuyến đi ấy. Có ít nhất 200 nhân viên mật vụ được đưa đi trong chuyến này để bảo đảm an ninh cho tổng thống suốt ngày đêm. Do phẩm chất kém của hệ thống y tế và bệnh viện trong khu vực, Hải quân Hoa Kỳ đã phải đưa một tàu chiến được trang bị như một trung tâm y tế hoàn hảo cùng nhân viên túc trực ở ngoài khơi gần bờ để sẵn sàng đối phó trong tình huống khẩn cấp. Nhiều chiếc máy bay vận tải quân sự lập thành một cầu không vận để vận chuyển 56 chiếc xe đủ loại cho nhu cầu của chuyến đi – bao gồm 14 chiếc limousine và 3 chiếc vận tải với nhiệm vụ chuyên chở kính chắn đạn để che tại các cửa sổ khách sạn nơi tổng thống trú ngụ cũng như các nơi công cộng khác – và một số chiến đấu cơ thay phiên nhau bay túc trực để bảo vệ an ninh bầu trời 24/24 giờ. Người ta tính ra chỉ riêng với công việc chuẩn bị bảo vệ an ninh này thôi đã tốn khoảng từ 60-100 triệu Mỹ kim.
<> on March 18, 2015 in Washington, DC.
Chiếm các cao điểm – nguồn getty images
Ðó là chưa kể, trong những chuyến công du ngoại quốc này, Sở Mật vụ thường bao nguyên cả khách sạn (hoặc gần trọn khách sạn) để có thể dễ bề kiểm soát an ninh của cả toà nhà. Ví dụ, năm 2010, Tổng thống Obama và đệ nhất phu nhân trong chuyến thăm Ấn Ðộ đã ngụ tại khách sạn Taj Mahal ở Mumbai. Chính phủ Hoa Kỳ đã bao toàn bộ 570 phòng của khách sạn này (nơi đã bị khủng bố tấn công vào năm 2008) trước chuyến viếng thăm của tổng thống. Trong chuyến công du nước Úc năm 2014 cho cuộc họp thượng đỉnh G-20, tổng thống nghỉ một đêm tại Brisbane, phái đoàn Hoa Kỳ tiêu tốn 1.7 triệu Mỹ kim để bao giữ 4,000 phòng tại ba khách sạn khác nhau.
Trong chuyến công du của ông Obama tới Cape Town, các tàu hải quân Mỹ đã lập trung tâm y tế ngay ngoài khơi. nguồn commons.wikimedia.org
Trong chuyến công du của ông Obama tới Cape Town, các tàu hải quân Mỹ đã lập trung tâm y tế ngay ngoài khơi. nguồn commons.wikimedia.org
Riêng nói về Sở Mật vụ Hoa Kỳ, cơ quan duy nhất lo việc bảo vệ an ninh cho tổng thống không chỉ ở các chuyến công du mà còn ở bất cứ nơi nào có sự hiện diện của tổng thống. Ðây là cơ quan thi hành pháp luật lâu đời và có lẽ là ưu tú nhất của Hoa Kỳ. Ðược thành lập từ năm 1865 để điều tra và bắt giữ những vụ liên quan đến việc in bạc giả xảy ra vào thời Nội chiến. Ðến năm 1901, sau vụ ám sát Tổng thống William McKinley, quốc hội Hoa Kỳ đã yêu cầu cơ quan này nhận thêm trách nhiệm mới là bảo vệ an ninh cho tổng thống. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài hai trách nhiệm trên, Sở Mật vụ còn đảm trách việc bảo vệ an ninh cho gia đình của tổng thống, phó tổng thống và gia đình, tổng thống và phó tổng thống đắc cử, các bộ trưởng, các ứng viên tổng thống và các yếu nhân quốc tế khi đến viếng thăm Hoa Kỳ và cần được bảo vệ.
05
Cơ quan này trực thuộc Bộ Ngân khố kể từ ngày đầu được thành lập cho mãi đến năm 2003 thì được đặt dưới quyền của Bộ Nội an.
Sau vụ 9/11, Sở Mật vụ lại còn đảm nhận thêm việc trông coi an ninh tại những sự kiện không liên quan đến chính trị nhưng được xem là có thể trở thành mục tiêu của khủng bố, chẳng hạn như trận đấu Super Bowl diễn ra hằng năm.
Trung bình, tổng số nhân viên của Sở Mật vụ là vào khoảng 3,200 nhân viên đặc vụ lo bảo vệ an ninh của các yếu nhân, 1,300 nhân viên đồng phục lo bảo vệ an ninh các toà nhà của các bộ tại Washington, và khoảng 2,000 nhân viên hành chánh và kỹ thuật.
Vì là cơ quan an ninh ưu tú bậc nhất của Hoa Kỳ nên tiêu chuẩn để được nhận vào thì trước hết hồ sơ cá nhân của người đó phải thật sạch. Kế đến, hầu hết các nhân viên Sở Mật vụ ít nhất phải có bằng cử nhân, theo học những ngành có liên quan đến tư pháp và điểm trung bình là phải nằm trong nhóm một phần ba sinh viên đầu lớp.
Obama-with-security
Sau khi được nhận vào làm việc cho Sở Mật vụ, mỗi nhân viên phải hoàn tất một chương trình huấn luyện 10 tuần lễ và theo sau đó là lớp huấn luyện căn bản về đặc vụ kéo dài 17 tuần.
Nhân viên của sở được chia thành ba cấp bậc, từ GL-7 đến GL-9, và lương căn bản được căn cứ vào trình độ học vấn và kinh nghiệm, với mức lương trung bình của nhân viên hiện nay là vào khoảng 79,000 Mỹ kim một năm.
Ðể kết luận bài viết này, ta có thể nói rằng những chuyến công du ngoại quốc của tổng thống Hoa Kỳ là những chuyến đi rất nhiêu khê và tốn kém. Và nó xứng đáng với tầm vóc và vị trí của quốc gia Hoa Kỳ trên thế giới.
VH

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?