Tin khắp nơi

Ông Obama kêu gọi người Mỹ giúp đỡ gia đình của những người tử trận          

Tổng thống Obama tại buổi lễ tưởng niệm Ngày Chiến sĩ Trận vong ở Nghĩa trang quốc gia Arlington ở Washington hôm 30/5.
Tổng thống Obama tại buổi lễ tưởng niệm Ngày Chiến sĩ Trận vong ở Nghĩa trang quốc gia Arlington ở Washington hôm 30/5.
 
VOA
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm thứ Hai tưởng niệm những người lính đã hy sinh trong chiến tranh của đất nước vào Ngày Chiến sĩ Trận vong, kêu gọi người Mỹ giúp đỡ gia đình của những người đã ngã xuống.
"Một quốc gia hiển lộ chính mình không chỉ bằng những con người nó sản sinh ra mà còn bằng những người mà nó tưởng nhớ," ông Obama nói tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington bên ngoài thủ đô Washington, nơi ông đặt vòng hoa tại Mộ Chiến sĩ Vô danh. "Chúng ta làm như vậy không chỉ bằng việc kéo cao quốc kỳ mà còn bằng việc nâng đỡ những người láng giềng của chúng ta, không chỉ bằng việc tạm dừng để mặc niệm mà còn bằng việc thực hành trong cuộc sống của chúng ta những lý tưởng về cơ hội và quyền tự do và sự bình đẳng mà họ đã chiến đấu để giành được."
Trong buổi lễ Ngày Chiến sĩ Trận vong cuối cùng của mình trước khi rời nhiệm sở vào tháng 1 năm sau, ông Obama lưu ý rằng có ít hơn một phần trăm người Mỹ trong quân đội, nghĩa là nhiều người không biết ai hiện đang phục vụ trong lực lượng vũ trang của Mỹ.
Ông nói rằng hơn 20 quân nhân Mỹ

Ankara ra điều kiện hợp tác chống Daech với Washington

mediaCố vấn Mỹ (đội mũ) cùng với binh sĩ thuộc lực lượng nổi dậy Syria (SDF) tại miền bắc tỉnh Raqqa, Syria, ngày 27/05/2016.REUTERS/Rodi Said
Không những “mặc cả” với Liên Hiệp Châu Âu, trên mặt trận chống thánh chiến, Thổ Nhĩ Kỳ còn ra điều kiện để hợp tác quân sự với Hoa Kỳ. Ankara ngày hôm nay 30/05/2016 đã đề nghị Washington cùng tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, nhưng với điều kiện lực lượng người Kurdistan được Hoa Kỳ ủng hộ không được tham gia.
Lời đề nghị này được đưa ra sau khi các hình ảnh do hãng tin AFP đưa ra hồi tuần rồi cho thấy các binh sĩ thuộc các lực lượng đặc nhiệm Mỹ chiến đấu tại khu vực bắc Syria và trên quân phục của họ có đính huy hiệu YPG. Sự việc đã làm cho Ankara tức giận, vốn vẫn coi các nhóm dân quân người Kurdistan đó là những thành phần “khủng bố”.
Theo thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều nhóm nổi dậy Syria gốc Ả Rập được các lực lượng đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ cũng như nhiều nước đồng minh khác như Đức và Pháp ủng hộ, rất có thể dễ dàng tiến về thành phố Raqa, phía bắc Syria, thủ phủ của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tự phong.
Một điểm khác cũng được thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ nhắc đến đó là việc Hoa Kỳ từng cam kết đến cuối tháng 5/2016 cung cấp hệ thống chống tên lửa. Nhưng Ankara tiếc là Washington đã không giữ đúng lời hứa.
Thổ Nhĩ Kỳ dọa dừng thỏa thuận vớichâu Âu về người nhập cư 
Hôm nay, 30/05/2016, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Ankara sẽ hủy thương lượng với Liên Hiệp Châu Âu về vấn đề người nhập cư nếu công dân Thổ không được miễn thị thực nhập cảnh của hầu hết các nước trong khối này.
Trong số 72 điều kiện mà Liên Hiệp Châu Âu đưa ra để công dân Thỗ Nhĩ Kỳ được miễn thị thực nhập cảnh, điều kiện đang gây khó khăn cho cả hai bên là định nghĩa về khủng bố. Châu Âu muốn Thổ Nhĩ Kỳ thu hẹp lại định nghĩa khủng bố để tránh việc khởi tố những nhà báo và giới trí thức tội “tuyên truyền khủng bố”.
Trong khi đó, ngoại trưởng Cavusoglu cho rằng Ankara không thể thay đổi luật chống khủng bố của mình và cho rằng mỗi nước có một định nghĩa khác nhau. Thêm vào đó, Thổ Nhĩ Kỳ đang chống lại nhiều nhóm khủng bố.
Nhiều khả năng công dân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không được miễn thị thực của đa số nước trong Liên Hiệp Châu Âu vào cuối tháng Sáu này. Nếu vậy, những thương lượng về người nhập cư sẽ khó khăn hơn.
Trong vài ngày tới, sẽ có các cuộc trao đổi ở cấp chuyên gia giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếp sau đó có thể là cuộc gặp giữa các lãnh đạo cấp cao của các bên có liên quan. Kết quả của cuộc đàm phán hy vọng có trước ngày họp Hội Đồng Châu Âu vào ngày 07-08/07 này. đã thiệt mạng tại Afghanistan và Iraq trong năm qua và ông kể về lịch sử cuộc đời của ba người trong số họ dẫn tới sự hy sinh của họ trong chiến đấu.
Ông Obama suy tư về sự thanh bình của những ngôi mộ tại nghĩa trang, bao gồm Khu 60, nơi mà những quân nhân Mỹ thiệt mạng ở Trung Đông trong những năm gần đây được an táng. Tại Arlington, ông nói, "những âm thanh inh tai của chiến sự đã nhường chỗ cho sự tĩnh lặng của những ngọn đồi thiêng liêng này."
"Đối với chúng ta, những người sống, những người chúng ta vẫn còn tiếng nói, trách nhiệm của chúng ta, nghĩa vụ của chúng ta, là lấp đầy sự tĩnh lặng đó bằng tình yêu của chúng ta, sự hỗ trợ của chúng ta và lòng biết ơn của chúng ta, và không phải chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động của chúng ta," Tổng thống nói. "Thực sự tưởng nhớ và thực sự tôn vinh những người Mỹ đã ngã xuống này có nghĩa là có mặt bên cạnh cha mẹ, vợ hoặc chồng và con cái của họ.
Ông nói: "Chúng ra rất đỗi tự hào về họ. Chúng ta rất đỗi biết ơn sự hy sinh của họ. Chúng ta rất đỗi cảm kích những gia đình của những người đã ngã xuống."
Trước đó, Tổng thống Obama tổ chức một bữa ăn sáng cho những nhóm quân nhân và cựu quân nhân, cũng như những nhà lãnh đạo quân sự cao cấp, tại Tòa Bạch Ốc.
Mỹ cử hành Ngày Chiến sĩ Trận vong vào ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 5.
Hoạt động cử hành quy mô lớn đầu tiên của ngày này diễn ra tại Nghĩa trang Arlington vào năm 1868, ba năm sau cuộc nội chiến Mỹ đẫm máu làm 600.000 người thiệt mạng.
Bây giờ, ngoài việc tôn vinh những người đã ngã xuống trong những cuộc chiến tranh và sự can dự quân sự của Mỹ khắp toàn cầu, ba ngày cuối tuần được coi là thời điểm khởi đầu chính thức của đợt nghỉ hè tại Mỹ. Nhiều người Mỹ được nghỉ làm và nghỉ học, và nhiều gia đình có những chuyến đi dã ngoại hoặc những chuyến đi ra bãi biển, công viên hoặc những khu cắm trại.
 

Gói đồ khả nghi khiến Tòa Bạch Ốc bị phong tỏa          

Một biển báo khu vực cấm bên ngoài Tòa Bạch Ốc ở Washington hôm 27/5/2015.
Một biển báo khu vực cấm bên ngoài Tòa Bạch Ốc ở Washington hôm 27/5/2015.
 
VOA
Tòa Bạch Ốc đã bị đặt trong tình trạng phong tỏa một phần để điều tra một gói đồ khả nghi, theo lời của những quan chức Cơ quan Mật vụ.
Tin tức cho hay một người phụ nữ đã ném một thứ gì đó qua hàng rào phía bắc của Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai.
Những nhân viên ứng phó khẩn cấp bao gồm một đơn vị ứng phó vật liệu độc hại được gọi tới để điều tra.
Vụ phong tỏa xảy ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Barack Obama trở về sau khi đọc bài diễn văn tưởng niệm Ngày Chiến sĩ Trận vong tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington.

Cựu chiến binh Mỹ ủng hộ mối quan hệ Mỹ - Việt gần gũi hơn                     

Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Đài tưởng niệm của Nghĩa trang Quốc gia Arlington, Virginia, ngày 30 tháng 5 năm 2016.
Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Đài tưởng niệm của Nghĩa trang Quốc gia Arlington, Virginia, ngày 30 tháng 5 năm 2016.
 
Ngày Chiến sĩ Trận vong (ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 5) tại Hoa Kỳ là ngày người dân Mỹ tưởng nhớ những người đã hy sinh vì đất nước, biểu dương lòng yêu nước và tri ân những người đang làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Một trong những hoạt động đặc biệt của dịp lễ này là cuộc diễn hành xe mô tô có tên gọi ‘Rolling Thunder’ mỗi năm thu hút hàng ngàn cựu chiến binh từ khắp các tiểu bang hội tụ về thủ đô Washington. Khánh An có mặt trong dịp này và tường trình.
Có hàng chục ngàn người tham gia vào cuộc diễn hành mô tô Rolling Thunder lần thứ 29 tại Washington D.C. hôm 29/5, chiếm đa số trong đó là các cựu chiến binh. Ông John Durst, một cựu chiến binh phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1971 – 1974, là một trong số đó.
Ông John Durst từ bang Georgia cho biết đây là lần đầu tiên ông tham gia diễn hành mô tô cùng với các cựu chiến binh khác.
Ông Durst nói ông vui mừng khi thấy mối quan hệ Mỹ - Việt tốt đẹp. Nhận xét về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tuần rồi, ông Durst cho biết: “Đó là điều tốt. Đã đến lúc phải chữa lành vết thương”.
Nhưng không phải ai cũng hài lòng về những gì mà chính quyền của Tổng thống Obama đã làm cho các cựu quân nhân Chiến tranh Việt Nam.
Cựu chiến binh Frank Suggs từ bang North Carolina nói: “Tôi cho rằng nếu ông ấy muốn làm điều tốt, ông ấy sẽ mang các tù nhân chiến tranh trở về nhà bởi vì một số người vẫn còn ở đó. Vẫn còn có những người bị bắt giữ trong chiến tranh Việt Nam đang còn ở đó. Nếu ông ấy thực sự nghiêm túc muốn làm điều gì đó, thì ông ấy hãy đem những người đó về nhà. Họ đã ở đó quá lâu rồi, quá lâu rồi”.
Nhưng ông Suggs cũng không đặt hy vọng nhiều vào việc Tổng thống Obama sẽ thực hiện được điều mà ông cho là cần phải làm đối với các quân nhân Mỹ vẫn còn mất tích.
Ông Suggs  nói: “Ông ấy đã hết nhiệm kỳ rồi. Cũng không sao. Có thể khi ông Trump lên, ông ấy sẽ chịu trách nhiệm việc đưa những người đó về với gia đình họ”.
Tham gia cuộc diễn hành ‘Rolling Thunder’ không chỉ có các cựu chiến binh. Bà Charlotte Britt, vợ một cựu chiến binh Mỹ, là một trong số ít ngoại lệ. Bà Britt cho biết đây là lần thứ 4 bà tham gia diễn hành mô tô trong ngày Chiến sĩ Trận vong.
“Hôm nay là một ngày thật đẹp nên tôi thấy rất vui khi đến đây. Chồng tôi là một cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam. Ông ấy đã qua đời nên tôi lái xe đến đây vì ông ấy”.
Bà Britt là người chủ trương không theo dõi tin tức thường xuyên. Bà thừa nhận không biết nhiều về chuyến thăm Việt Nam của ông Obama.
“Một chút thôi. Tôi ráng không xem nhiều tin tức vì chúng làm cho tôi tức giận. Việc xem tin tức khiến cho tôi dễ nổi giận”.
Nhưng bà Britt nói bà luôn ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn giữa Mỹ và Việt Nam. Bà cho biết chồng bà từng nói rằng cuộc chiến Việt Nam không nên đi quá xa như thế, và bà tin ‘tất cả người Việt Nam nên được hưởng tự do’.
Diễn hành mô tô Rolling Thunder hằng năm bắt đầu từ năm 1988 khi các tay lái mô tô từ khắp các tiểu bang Mỹ và trên thế giới tụ họp về bãi đậu xe của Ngũ Giác Đài và thực hiện diễn hành trên các đường phố ở thủ đô Washington. Ngoài việc tri ân những người đã và đang phục vụ tổ quốc, cuộc diễn hành còn là dịp để các cựu chiến binh và người dân Mỹ gặp gỡ, kết bạn và tham gia các hoạt động văn hóa biểu dương lòng yêu nước.

Quân đội Iraq tấn công thành phố Falluja

BBC
30 tháng 5 2016
    Image copyright AFP Getty                            
Image caption Hàng chục nghìn thường dân mắc kẹt lại Falluja


Quân đội Iraq nói đã bắt đầu các cuộc tấn công vào Falluja, pháo đài của Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tuyên bố được đưa ra một tuần sau khi chính phủ có những nỗ lực nhằm lấy lại thành phố, vốn bị các chiến binh Hồi giáo chiếm giữ từ 2014.
Ước tính có khoảng 50.000 thường dân vẫn bị mắc kẹt tại đây và tới nay mới chỉ có vài trăm gia đình chạy thoát được.
Trong khi đó, lực lượng quân sự của IS đã tiến hành một loạt vụ đánh bom khủng bố xung quanh thủ đô Baghdad, làm thiệt mạng ít nhất 20 người.
Quân đội chính phủ, bao gồm cả các thành viên của đơn vị chống khủng bố đã tiến vào Falluja từ nhiều hướng , thông cáo của chính phủ nói.
Các chiến binh của IS đã chống trả bằng các vụ đánh bom tự sát hoặc đánh bom bằng xe hơi.
Nhóm này có khoảng 1.200 tay súng, đa phần sống tại ngay thành phố.

Tấn công khủng bố

Mặc dù quân chính phủ nói đang tiến dần đến mục đích, tâm điểm của các cuộc giao tranh hiện nay với tuyến phòng thủ của IS đều diễn ra ở bên ngoài thành phố Falluja, phóng viên BBC Jim Muir tại Baghdad nói.
Lãnh đạo của các lực lượng du kích tham gia nói có thể có thời gian gián đoạn trước khi cuộc tấn công vào trung tâm thành phố xảy ra, cho phép thường dân có thể chạy trốn.
Đã có cảnh báo nói những thường dân đang chịu sự đói khát đến chết hoặc bị xử tử do từ chối chiến đấu cho IS.
Quân đội Iraq đã đưa ra lời kêu gọi những thường dân còn bị kẹt lại hoặc rời khỏi thành phố, hoặc ở hẳn trong nhà dù IS tìm mọi cách để ngăn cản những thường dân này bỏ trốn.
Image copyright Reuters


Falluja rơi vào tay IS từ tháng Một 2014, vào thời điểm lực lượng khủng bố trỗi dậy và tuyên bố Nhà nước Hồi giáo trải dài từ Iraq đến Syria.
Cùng với Mosul, Falluja là một trong hai thành phố chính bị chiếm giữ bởi IS tại Iraq.
Trong khi đó, ba quận tại Baghdad đã bị tấn công khủng bố. Trong đó nặng nề nhất là vụ đánh bom bằng xe hơi ở một trạm kiểm soát của quân đội tại khu vực có người Hồi giáo Shia ở Shaab làm ít nhất 11 người thiệt mạng.
Một vụ tấn công khác xảy ra tại khu Sadr, cũng là khu Hồi giáo Shia ở Baghdad làm hai người thiệt mạng.
Một vụ đánh bom tự sát khác nhắm vào khu chợ ở Tarmiya, một thị trấn cách phía bắc Baghdad khoảng 50 km, làm bảy người thiệt mạng.
IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm cho cả ba vụ tấn công này trong một thông cáo trên mạng.
IS thường xuyên nhắm vào người Hồi giáo Shia, là dòng Hồi giáo bị những nhóm phiến quân cực đoan dòng Sunni xem là ngoại đạo.
Các vụ tấn công này cũng có thể được dùng để lái sự chú ý khỏi những hoạt động quân sự tại Falluja.

Falluja - các yếu tố chính:

• Có dân số khoảng 300.000 người trước khi bị chiếm giữ bởi al-Qaeda và sau đó là IS vào năm 2014
• Luôn là hang ổ của những kẻ cực đoan theo dòng Hồi giáo Sunni, trở thành biểu tượng chống lại quân đội Mỹ trong những cuộc chiến diễn ra hồi 2014
• Kiểm soát tuyến đường chính từ Baghdad đi Jorrdan và Syria
• Được biết đến là “thành phố của những nhà cầu nguyện” với hơn 200 nhà cầu nguyện ở trong và xung quanh thành phố.

'Di dân được đãi ngộ hơn cựu chiến binh'

BBC
30 tháng 5 2016
         Image copyright AFP                            
Image caption Trump đã giành đủ phiếu bầu để làm ứng viên đảng Cộng hòa trong cuộc tranh cử tổng thống


Ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump nói người nhập cư bất hợp pháp nhiều khi được đối xử tốt hơn cựu chiến binh.
Ông tuyên bố tại một cuộc tập hợp các tay đua xe máy ở Washington DC: "Chúng ta sẽ không để điều này tiếp tục xảy ra".
Tuy nhiên ông Trump không đưa ra bằng chứng nào cho nhận định của mình.
Năm ngoái, ông tỷ phú đã gây tức giận khi tấn công thành tích trong quân đội của Thượng nghị sỹ John McCain, người từng bị bắt làm tù binh trong chiến tranh.
Ông Trump nói ông McCain vì bị đi tù ở Việt Nam nên mới được phong anh hùng.
Sau đó ông nói thêm: "Tôi lại thích những người không bị tù tội cơ".
Kể từ đó ông Trump, vốn chưa bao giờ đi lính, cố gắng cứu vãn tình hình bằng cách tận dụng các cuộc tụ họp để ca ngợi cựu chiến binh, thậm chí vận động gây quỹ cho họ.

'Người của chúng ta'

Phát biểu mới nhất của Donald Trump được đưa ra trong cuộc tập hợp các tay đua xe máy có tên Rolling Thunder vào hôm Chủ nhật 29/5. Cuộc tụ họp này nhằm tưởng nhớ các tù nhân chiến tranh cũng như quân nhân mất tích trong các cuộc chiến.
Cho dù đã có nhiều chỉ trích, lần này nhiều người trong đám đông hò reo cổ vũ ông.
Ông Louis Naymik, 52 tuổi, được hãng AP dẫn lời nói: "Tôi thích Trump vì ông ta là người của chúng ta. Ông ta không phải chính trị gia".
Ông Trump - người đã đưa ra nhiều tuyên bố gây tranh cãi, đã phát biểu trước cuộc bỏ phiếu sơ bộ ngày 7/6 ở bang California.
Nay ông không có đối thủ vì các ứng viên khác của Đảng Cộng hòa đều đã bỏ cuộc và ông cũng đã đủ phiếu bầu để giành vị trí ứng viên của đảng ông. Tuy nhiên vị trí này phải được chính thức hóa.

Ukraina : Tình hình ở miền đông trở nên căng thẳng

media
Một nhà dân gần thành phố Avdiivka bị trúng đạn pháo kích, bất ngờ rộ lên cấp tập ở miền đông Ukraina từ ngày 24/05/2016.REUTERS/Alexander Ermochenko

Cuối tuần qua, tình hình ở miền đông Ukraina trở nên tồi tệ hơn. 5 binh sĩ Ukraina đã thiệt mạng trong các trận giao tranh với lực lượng ly khai nổi dậy thân Nga. Thứ Ba tuần trước, 7 quân nhân Ukraina cũng đã tử trận và mọi người lo ngại chiến sự gia tăng trong những ngày tới.

Thông tín viên RFI Stéphane Siohan từ Kiev:
Tất cả các nhân chứng từ mặt trận trở về đều khẳng định thành phố Avdiivka nhỏ bé, ở phía tây bắc vùng Donetsk, đã trở thành một địa ngục. 
Thực vậy, tại Avdiivka có nhà máy sản xuất than đá lớn nhất ở châu Âu và đây là nhiên liệu cần thiết cho ngành công nghiệp luyện kim.
Do đó, việc kiểm soát được thành phố này có ý nghĩa sống còn đối với Nhà nước Ukraina. Còn đối với nước Cộng Hòa Donetsk tự xưng thì đây là một chiến lợi phẩm rất quan trọng.
Giờ đây, tình hình trên thực địa đối nghịch với những nỗ lực ngoại giao. Các nước châu Âu cố gắng tìm kiếm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng, trong lúc chiến tranh vẫn tiếp tục và lần đầu tiên kể từ nhiều tháng qua, chiến sự có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn.
Tại Avdiivka, có nhiều dấu hiệu báo động đáng lo ngại : Tối qua, phe ly khai được Nga ủng hộ đã tấn công và nã pháo vào thành phố này. Mặt khác, theo các thông tin của RFI, tất cả các điểm nóng trên chiến tuyến, dài 400 km, đều xẩy ra chiến sự trong hai ngày cuối tuần qua.
Cần phải theo dõi sát sao tình hình gần Donbass trong những ngày tới, trong trường hợp phe ly khai tìm cách bao vây Avdiivka và có thể làm chiến sự bùng phát.

Căng thẳng chính trị giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập tại Campuchia

RFA
2016-05-30       
000_AS6JX.jpg
Ông Um Sam An, nhà lập pháp đối lập Campuchia bị hộ tống bởi các quan chức cảnh sát bên ngoài tòa án phúc thẩm ở Phnom Penh vào ngày 17 tháng 5 năm 2016.
AFP PHOTO
            
Sáng sớm hôm nay (30/5/2016), cảnh sát Campuchia dựng hàng rào cách trụ sở của đảng đối lập để ngăn chặn biểu tình.
Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ căng thẳng giữa hai bên, cảnh sát đã cho 23 xe chở người của lực lượng đối lập chạy qua. Cảnh sát nói là lực lượng ủng hộ đảng đối lập không có phép biểu tình, và việc này có thể làm rối loạn trật tự công cộng.
Người ta dự đoán là có khoảng 1000 người ủng hộ đảng Cứu nguy dân tộc chuẩn bị tuần hành để vận động Quốc vương Norodom Sihamoni ủng hộ yêu cầu của họ đối với chính quyền Campuchia, là ngưng việc bắt bớ các thành viên của đảng Cứu nguy dân tộc.
Trong khi đó thì trong phiên họp của Quốc hội Campuchia, các nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền bỏ phiếu ủng hộ tòa án ra lệnh bắt ông Kem Sokha, Phó chủ tịch đảng đối lập.
Phiên họp này bị đảng đối lập tẩy chay. Còn ông Sokha thì bị buộc tội ngoại tình.
Chủ tịch của đảng Cứu nguy dân tộc là ông Sam Rainsy lại đang sống lưu vong ở nước ngoài để tránh bị bắt trong một bản án khác.
Lên tiếng trước tình hình Campuchia, cơ quan Liên Hiệp Quốc nói là rất quan ngại về sự căng thẳng chính trị giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập. Người phát ngôn của ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc nói rằng sự đối thoại dân chủ trong một môi trường chính trị không thù nghịch là rất cần thiết cho một xã hội ổn định và giàu mạnh.
Nhiều người cho rằng các vụ án chống lại những người cầm đầu đảng đối lập đều có động cơ chính trị do đảng của Thủ tướng đương quyền Hun Sen giật dây nhằm làm yếu đảng này trước cuộc bầu cử toàn quốc vào tháng bảy sang năm.

NATO kêu gọi tăng cường quốc phòng để đối đầu với Nga

RFA
2016-05-30       
000_B60IZ.jpg
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong một cuộc họp báo với Thủ tướng Ý vào ngày 24 Tháng 5 năm 2016 tại Palazzo Chigi ở Rome.
AFP PHOTO
            
Các nghị sĩ của những quốc gia thành viên khối NATO nói rằng khối quân sự này phải chứng tỏ mình mạnh mẽ hơn để đối đầu với thách thức của nước Nga.
Đó là thông tin từ cuộc họp các quốc hội thành viên NATO diễn ra vào ngày hôm nay (30/5/2016) tại Tirana thủ đô Albania.
Một nghị sĩ Mỹ là ông Michael Turner nói rằng nước Nga đã lựa chọn việc chống lại NATO thay vì hợp tác với NATO. Ngoài ra ông Micheal Turner còn thúc đẩy các quốc gia đối tác của Mỹ ở châu Âu gia tăng ngân sách quốc phòng.
Còn ông Phó Tổng thư ký của NATO thì nói rằng vẫn duy trì đối thoại với nước Nga nhưng không thể trở về tình trạng bình thường như trước nữa.
Ý ông nhắc tới các biến cố gần đây khi máy bay Nga được cho là đã khiêu khích khi bay sát các tàu chiến của NATO trong vùng biển Baltic.
Cuộc họp của khoảng 250 nghị sĩ của 28 quốc gia thành viên NATO sẽ kéo dài 3 ngày. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?