Chuyển đến nội dung chính

Tin trong nước

Image caption Nancy Nguyễn nói cô “hoạt động độc lập chứ không tuân theo một nhiệm vụ của một tổ chức nào khi về Việt Nam"

Trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 27/5 tại Bangkok, Thái Lan, nhà hoạt động Nancy Nguyễn, nói về chuyện cô bị bắt 6 ngày tại Việt Nam mà cô gọi là ‘trải nghiệm không nên có’ tại nhà tù B34.
Nancy Nguyễn, 32 tuổi, người Mỹ gốc Việt, từ bang California về Việt Nam để điều hành những cuộc biểu tình vì môi trường nhưng cô đã bị bắt tại TP. Hồ Chí Minh hôm 19/5 và bị trục xuất hôm 26/5.
Hôm 18/5, một ngày trước khi ‘mất tích’, cô để lại lời nhắn cho bố mẹ trên mạng xã hội: “Con là một trong số những đứa đứng ra phát động xuống đường, con không thể chỉ ngồi chốn an toàn mà xúi người khác xung phong. Con cảm ơn ba mẹ đã cảm thông mà cho phép con về đứng bên cạnh các bạn con. Chúng con cần nhau trong những tháng ngày này”.
Hôm 27/5, Nancy xác nhận với BBC là cô “hoạt động độc lập chứ không tuân theo một nhiệm vụ của một tổ chức nào khi về Việt Nam”.
“Trong những ngày bị giam tại nhà tù B34 của Bộ Công an, tôi bị thẩm vấn nhiều lần cùng một câu hỏi là có phải là người của Việt Tân hay không? Nhóm bốn người thẩm vấn cũng đe dọa sẽ khởi tố tôi về tội ‘đe dọa an ninh quốc gia”, Nancy nói.
“Cuối cùng, họ đã không làm như thế. Dù không bị đánh đập, nhưng những ngày bị giam đã cho tôi ‘trải nghiệm không nên có’ và tôi đã suy nghĩ nhiều về sự an nguy của người hoạt động, nhất là những người trẻ trong nước và không có quốc tịch Mỹ như tôi để tạm yên tâm”.
Nancy cho hay cô đã lường trước việc có thể bị bắt nhưng muốn chứng tỏ mình là người “đã nói là làm chứ không nói suông”.
“Những người hoạt động công khai thì khó tránh khỏi việc bị bắt, sớm hay muộn. Khi về Việt Nam, tôi đã xác định trước điều này”.


Image copyright Other                            
Image caption Nancy Nguyễn công khai cô "là một trong những người đứng ra phát động xuống đường"
“Là một trong những người phát động cuộc biểu tình vì môi trường tại Việt Nam, tôi chọn công khai việc này vì cảm thấy đây là trách nhiệm, ít nhất là của người ít có khả năng bị bắt bớ như tôi, vì là công dân Mỹ”.
“Nếu đùn đẩy công việc này cho những người ở trong nước thì vô tình đặt họ vào hiểm nguy”.
“Còn nếu không ra mặt thì lại tội cho những người tham gia”.

'Biến chuyển'

Lý giải chuyện dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ, Nancy cho hay: “Ở đâu có bất công thì ở đó có đấu tranh, bất công càng lớn thì đấu tranh càng quyết liệt. Tôi cũng không phải ngoại lệ”.
Cô diễn giải “là một người Mỹ gốc Việt, thuận lợi lớn nhất là được chính phủ Mỹ và các Công ước Việt - Mỹ bảo vệ”.
Nhưng ngược lại cũng có khó khăn là “khó trực tiếp can thiệp, kề vai sát cánh với những người đang đấu tranh ở quê nhà”.
“Đã từng sang Hong Kong chứng kiến đợt biểu tình Dù Vàng của giới trẻ năm 2014, tôi nhận thấy các cuộc xuống đường của họ được pháp luật bảo vệ và những người ngăn cản họ biểu tình là phạm pháp”.
“Ngược lại, ở Việt Nam, dù biểu tình là quyền Hiến định, nhưng người đi biểu tình vẫn luôn bị xem là phạm pháp và có nguy cơ bị bắt giữ”.
“Thật khó nói trước đến bao giờ thì Việt Nam sẽ có dân chủ và bầu cử đúng nghĩa, nhưng ít nhất tôi đã thấy những biến chuyển trong hiện tại”.
“Chẳng hạn bây giờ thì người ta đã mạnh dạn bày tỏ về nhân quyền trên mạng xã hội, thêm nhiều bạn trẻ xuống đường đòi chính quyền minh bạch về vấn đề môi trường…”.
“Tôi nói thẳng với nhân viên an ninh là tôi không kêu gọi lật đổ chế độ. Tôi chỉ tác động đến giới trẻ về những vấn đề về môi trường và nhân quyền. Còn chuyện đến lúc nào đó chế độ sụp đổ thì đó là chuyện của họ,” nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt nói với BBC.

Obama và giấc mơ của chúng ta

Image copyright Getty Images                            
Image caption Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama tới VN đã gây ra một cơn sốt, theo tác giả.

Những ngày qua, tin tức, bình luận về chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama tới Việt Nam hầu như phủ hết cả truyền thông trong và ngoài nước. Thậm chí có người còn gọi là “Obamania” hay “cơn sốt Obama”.
Tôi thì chú ý đặc biệt đến bài diễn văn của Tổng thống Obama vì nó thể hiện rõ thông điệp của ông tới người dân cũng như tới nhà cầm quyền. Bài diễn văn tuyệt hay mà tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần. Nó bao quát hầu như toàn bộ các vấn đề vĩ mô của Việt Nam và quan hệ Việt Mỹ.
Với vị thế của ông, với sự hâm mộ của người dân Việt Nam dành cho ông, khi được phát biểu công khai, Obama đã ảnh hưởng tới hàng triệu người, thậm chí hàng chục triệu người dân Việt.
Không một ai trong giới cầm quyền của Việt Nam có thể làm được như vậy. Cũng không có ai trong giới đấu tranh dân chủ có thể làm được như vậy.

Tầm quan trọng của quyền công dân, quyền con người như quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp, tự do ứng cử và bầu cử thì người dân các nước khác được học ngay từ trường học nhưng còn lạ lẫm ở Việt Nam. Do đó, diễn văn công khai của Tổng thống Obama có tác dụng khai phóng rất lớn cho cả viên chức trong chính quyền lẫn dân thường.
Rất nhiều người đã phân tích và ca ngợi nhiều điểm trong bài diễn văn của ông Obama. Trong bài viết này tôi chỉ phân tích về tầm nhìn để đi tới dân chủ hóa đã được gói ghém đầy ẩn ý trong bài diễn văn.

Đối tác không đối địch

Hai cựu thù Việt - Mỹ đã bình thường hóa quan hệ từ lâu và hiện nay là đối tác toàn diện của nhau. Vậy thì tại sao đến giờ này các lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam vẫn chưa “bình thường hoá quan hệ” với chính đồng bào của mình?
Tại sao nhà cầm quyền vẫn nhìn nhân dân như kẻ thù, nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch”? Tại sao dân thực hiện các quyền hiến định của mình như tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do ứng cử thì ra sức ngăn chặn, đàn áp?
Nói đi cũng phải nói lại, một số người vẫn đòi phải “trả thù”, “tiêu diệt Cộng sản”, đòi loại bỏ hoàn toàn đảng cộng sản. Điều này đã tạo cớ cho thành phần cơ hội, bảo thủ trong đảng cộng sản lo lắng và quyết tâm bảo vệ chế độ chuyên chính tới cùng. Lòng thù hận đó khiến họ có cớ để dán nhãn “thế lực thù địch” cho bất kì ai có chính kiến khác với đảng cộng sản.
Image caption Cực Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush 'rất dễ mến' và 'hòa đồng', theo tác giả.

Tôi xin kể lại một kỉ niệm của tôi với ngành an ninh. Trong thời gian tôi bị bắt, một sĩ quan an ninh đã kể cho tôi nghe về kỉ niệm khi ông được giao nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Mỹ George W.Bush vào tháng 11 năm 2006 tại Sài Gòn. Ông nói Tổng thống Bush rất dễ mến và hòa đồng, ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn, ông Bush đã cầm đầu lân nhảy múa với các em nhỏ.
Người sĩ quan an ninh này nói phong cách gần gũi của Tổng thống Bush khác xa với dàn lãnh đạo của đảng cộng sản cứ “một bước là ngựa xe, đứng đi quân hầu chật” (thơ Phùng Quán) mà ông và các sĩ quan an ninh khác có nhiệm vụ bảo vệ.
Tổng thống Mỹ Bush đã khiến người sĩ quan an ninh này trở nên hâm mộ “nền dân trị Mỹ” (tựa sách của Alexis de Tocqueville).
Cũng trong thời gian tôi bị bắt, có sĩ quan an ninh đã bỏ nghề vì nhận ra lý tưởng xã hội công bằng của đảng cộng sản đã bị phản bội. Ông không chấp nhận phải làm những việc bất lương, bức hiếp dân lành, đàn áp nhân sĩ, trí thức dân chủ.
Nói như vậy để thấy rằng ngay cả những sĩ quan an ninh, “thanh gươm và lá chắn” cho chế độ, cũng nhận thức được rất rõ nhu cầu bức thiết phải dân chủ hóa đất nước. Họ cũng muốn được sống tự do, được là chính mình, không phải làm những việc trái pháp luật, trái lương tâm.

Người Việt là đồng bào


Tổng thống Obama đã chỉ ra cách thức để hai bên, một bên là đảng viên cộng sản, kể cả các sĩ quan an ninh, và một bên là người dân thường, kể cả giới đấu tranh dân chủ có thể cùng nhau đi tới để chuyển hóa đất nước qua việc nhắc lại lời của thiền sư Thích Nhất Hạnh: cả hai bên đều cần thay đổi để đối thoại chân thành với nhau.
Thay đổi đó là gì, đó là không nên coi nhau là kẻ thù hay “thế lực thù địch” mà là bạn bè, và đúng hơn nữa, là đồng bào.
Ngay cả khi giới lãnh đạo cộng sản không dám đưa tay ra bắt thì phía những người dân, mà tiên phong là giới đấu tranh dân chủ, hãy chủ động chìa tay ra trước một cách chân thành.
Đảng ANC và Nelson Mandela ở Nam Phi đã làm được chuyện đó. Đảng NLD và Aung San Suu Kyi ở Miến Điện cũng đã làm được như vậy.
Điều đó đòi hỏi tính kiên nhẫn và bao dung rất lớn, cũng như đòi hỏi lực lượng dân chủ ôn hòa, nghĩa là kể cả các đảng viên cộng sản và các sĩ quan an ninh thật sự vì nước vì dân, phải hết sức đông đảo để hậu thuẫn cho sự chuyển đổi dân chủ trong hòa bình.
Tổng giám mục Desmond Tutu ở Nam Phi đã nói: “Không có tha thứ sẽ không có tương lai. Tha thứ không phải là cái gì mang tính thiêng liêng mơ hồ. Điều đó là chính trị thực tiễn.”
 

Image copyright Getty Images
Image caption Ông Obama giao lưu với công chúng trong chuyến thăm Việt Nam mới đây từ 23-25/5/2016. 
               
Tổng thống Obama cũng khẳng định lại điều đó trong bài diễn văn: “khi nhiều cuộc tranh chấp tưởng chừng không thể giải quyết được, tưởng chừng như sẽ không bao giờ kết thúc, chúng ta đã chỉ ra rằng con tim có thể làm thay đổi và có thể có một tương lai khác, khi chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ nữa.
"Chúng ta đã chỉ ra rằng hòa bình có thể tốt hơn chiến tranh đến mức nào. Chúng ta đã chỉ ra rằng tiến bộ và nhân phẩm được thúc đẩy mạnh mẽ nhất bằng hợp tác chứ không phải bằng xung đột.”

Tại sao không làm được?

Khởi điểm để đối thoại chính là những điểm mà tất cả các bên đều đồng thuận, đó chính là “nhân dân làm chủ”, là những quyền công dân, quyền con người hết sức căn bản đã ghi trong hiến pháp do chính đảng cộng sản ban hành như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội và hội họp, tự do ứng cử và bầu cử.
Tổng thống Obama cho rằng “việc duy trì những quyền này là biểu hiện đầy đủ nhất của nền độc lập mà rất nhiều quốc gia trân trọng”. Rõ ràng là như vậy vì không thể nói một quốc gia độc lập mà nền chính trị lại phụ thuộc vào chỉ duy nhất một đảng, người dân không có tự do.
“Hai nước chúng ta từng đánh nhau nhưng giờ đây sát cánh bên nhau để giúp đỡ những nước khác cùng đạt được hòa bình” (Obama). Vậy thì tại sao cùng là đồng bào với nhau, người Việt Nam lại không làm được như vậy?
Dù chính kiến có khác nhau, dù đã từng đi đàn áp hay từng bị đàn áp, chúng ta vẫn có thể cùng nhau “dựng lại người, dựng lại nhà” (Trịnh Công Sơn).
Đa nguyên nhưng phải hợp tác để cùng nhau xây dựng lại đất nước, cùng nhau kiến tạo một Việt Nam tương lai dân chủ, giàu mạnh. Đó chính là con đường đất nước này phải đi, đó chính là con đường Việt Nam.
Dù vậy, cũng cần phải thực tế như Tổng thống Obama đã nói: ”việc hiện thực hóa hoàn toàn viễn cảnh tôi vừa mô tả hôm nay sẽ không xảy ra ngay lập tức, và nó cũng không phải là tất yếu. Sẽ có những vấp váp và những bước lùi trên đường đi. Sẽ có những lúc hiểu lầm. Cần phải có những nỗ lực bền bỉ và đối thoại chân thành để hai bên đều tiếp tục thay đổi.”
Tổng thống Obama cũng mượn bài hát Nối Vòng Tay Lớn của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn để nhắc chúng ta: “mở rộng lòng mình và nhìn thấy tình người của chúng ta trong nhau”.
 

Image copyright JIM WATSON AFP Getty Images                            
Image caption Tổng thống Obama có cuộc tiếp xúc với một số cá nhân, tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam trong chuyến thăm ba ngày.

Sĩ quan an ninh và giới đấu tranh dân chủ sẽ nối vòng tay lớn với nhau, đảng viên cộng sản và dân thường cũng sẽ nối vòng tay lớn với nhau. Người Việt đoàn kết thì nước Việt sẽ dân chủ, giàu mạnh.
Để kết bài, tôi xin nhắc lại lời của ông Obama: “Tài năng của các bạn, nghị lực của các bạn, những giấc mơ của các bạn – chính là trong những thứ đó, Việt Nam có tất cả những điều mà đất nước này cần để trở thành phồn vinh. Các bạn nắm trong tay vận mệnh của mình. Đây là thời khắc của các bạn.”
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà vận động cho dân chủ hóa ở Việt Nam, cựu tù nhân chính trị, hiện đang sinh sống tại Sài Gòn.

Biệt Kích Mỹ sẵn sàng hợp tác với Đặc Công Việt Nam

mediaB
iệt kích Hải Quân Mỹ Navy Seal đang tập luyện tại Virginia (Hoa Kỳ). Ảnh tư liệu chụp vào tháng 07/2010.AFP PHOTO/US NAVY/Robert Fluegel/HANDOUT/

Hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt quả là đang có dấu hiệu được thắt chặt nhanh chóng. Trong bài phỏng vấn được hãng tin Anh Reuters công bố hôm 26/05/2016, tư lệnh các lực lượng đặc biệt Mỹ tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương tiết lộ rằng mới đây, ông đã có một cuộc tiếp xúc với chỉ huy trưởng lực lượng tinh nhuệ của Việt Nam bên lề một hội nghị ở Tampa, bang Florida (Hoa Kỳ) trong tuần này.
Theo ghi nhận của Reuters, sự kiện đó báo hiệu một thái độ sẵn sàng thiết lập quan hệ giữa hai binh chủng nếu được chính quyền hai nước bật đèn xanh. Công cuộc hợp tác đó sẽ thể hiện một bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa quân đội.
Trả lời hãng tin Anh, chuẩn đô đốc Colin Kilrain, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương xác định : « Cả hai chúng tôi đều mong muốn những quan hệ sâu sắc hơn nữa, nhưng chúng tôi đều ý thức được rằng chúng tôi phải tuân theo tiến độ mà hai chính phủ mong muốn ».
Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật có thể gọi là chỉ huy lực lượng Biệt Kích Mỹ và Đặc Công Việt Nam đã kéo dài khoảng nửa tiếng đồng hồ hôm 25/05, hai hôm sau khi Tổng thống Mỹ Obama loan báo bãi bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam.
Ông Kilrain tỏ ý rất tin tưởng vào việc chính quyền hai nước sẽ cho phép hai bên đẩy mạnh hợp tác, và các lực lượng của ông như biệt kích Hải Quân Navy Seal, Delta Force của Lục Quân hay các đơn vị Mũ Nồi Xanh (Green Berets) sẽ nhanh chóng tham gia hợp tác.

Mỹ: Trung Quốc đang xây "trường thành tự cô lập" ở Biển Đông

media
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter phát biểu nhân lễ trao bằng tốt nghiệp tại trường Hải quân ở Annapolis, ngày 27/05/2016.Reuters

Hôm qua 27/05/2016, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter đã lên tiếng cảnh báo rằng với những hành động bành trướng quân sự trên Biển Đông và bị tình nghi trong các vụ tấn công tin tặc, Trung Quốc có nguy cơ bị vây hãm trong « bức trường thành cô lập » do chính Bắc Kinh dựng nên.
Phát biểu trong một buổi lễ trao bằng tốt nghiệp trong một trường Hải Quân tại Annapolis, gần Washington, lãnh đạo Quốc Phòng Hoa Kỳ đánh giá những việc làm của Trung Quốc như đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng Biển Đông, mở các chiến dịch lớn bồi đắp đảo nhân tạo đang « thách thức các nguyên tắc cơ bản và chúng ta sẽ không thể làm ngơ » trước các hành động như vậy.
Ông Ashton Carter đã dùng hình ảnh Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, để bình luận rằng : « Với những mưu đồ như vậy, Trung Quốc sẽ tự dựng lên một Trường Thành cô lập quanh mình ».
Tuần tới, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ sẽ tới Singapore tham dự Diễn Đàn An Ninh Châu Á. Tại đây chắc chắn vấn đề xây dựng, cải tạo đảo của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ được nhắc đến nhiều.
Ông Carter giải thích thêm : « Các nước trong toàn khu vực, dù là đồng minh, đối tác hay không liên kết đều đang bày tỏ lo ngại của họ một cách công khai hoặc kín đáo ở mức độ cao nhất »
Hoa Kỳ trong thời gian gần đây đã đưa các các tầu chiến đến tuần tra gần khu vực các đảo có ttranh chấp hiện do Bắc Kinh chiếm giữ, nhằm khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền « tự do lưu thông » trước các hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.
Bên cạnh vấn đề Biển Đông, ông Ashton Carter cũng dành những lời lẽ cứng rắn lên án các vụ tấn công tin tặc được cho là khởi phát từ Trung Quốc.

Cá voi nặng hơn 8 tấn chết tại bờ biển Nghệ An

RFA
2016-05-28
 
000_BA3SE-622.jpg
Cá voi nặng hơn 8 tấn chết tại bờ biển Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, ảnh chụp hôm 28/5/2016.
AFP
       
Cá voi nặng hơn 8 tấn chết tại bờ biển được người dân Huyện Diễn Châu cùng bộ đội Biên Phòng của tỉnh Nghệ An chôn cất sau ba ngày nằm phơi nắng vì quá lớn không thể di chuyển.
Đây là chú cá thứ hai trôi vào vùng biển Nghệ An được người dân phát hiện. Con thứ nhất trôi giạt vào bờ với thương tích trên người trầm trọng được cứu và thả lại về biển. Chú cá thứ hai lớn hơn nhưng trôi vào bờ sau khi đã chết vài ngày.
Trong khi cá chết xảy ra hàng loạt lại thêm hai chú cá voi lâm nạn khiến người dân càng thêm lo sợ. Chính quyền địa phương vẫn chưa được trung ương giúp kiểm nghiệm xác cá để làm rõ có phải do nhiễm độc mà chết hay không.
Truyền thống người dân sống nghề biển xem cá voi là ân nhân và luôn tổ chức mai táng trọng thể xác cá trôi vào bờ với nghi lễ đặc biệt. Người dân xác định mỗi khi tàu cá của họ bị sóng to gió lớn thì cá voi liền xuất hiện lấy thân hình to lớn của nó để tàu tựa vào tránh bão.

Thêm 1 Việt kiều Mỹ bị bắt giam tại Việt Nam

RFA
2016-05-28
               

ma-tieu-linh-622.jpg
Bà Khưu Hiền Duyên tại Việt Nam trước khi bị bắt.
Courtesy FB Mã Tiểu Linh
      
Một Việt kiều Mỹ bị bắt giam tại Việt Nam trong chuyến thăm của Tổng thống Obama.
Nguồn tin của chúng tôi cho biết Bà Khưu Hiền Duyên, chủ trang Facebook Mã Tiểu Linh đã bị công an bắt giữ vào ngày hôm qua 5 tiếng đồng hồ trước khi Bà lên máy bay về lại Mỹ sau khi về Việt Nam được hai tuần lễ.
Bà Duyên bị bắt cùng với ba người bạn Facebook khác và cả bốn người bị tạm giữ tại công an phường 14 quận Tân Bình, sau đó Bà Duyên bị tách riêng và không có tin gì sau đó.
Gia đình Bà tại Virginia đã nhận được tin và liên lạc với Đại sứ Mỹ tại Hà Nội cũng như Lãnh sự quán tại Sài Gòn để nhờ can thiệp.
Trang Facebook Mã Tiểu Linh có hàng chục video clip do chính Bà Duyên tự quay kể về những bất công, đàn áp, tham nhũng và cơ hội của hệ thống chính trị Việt Nam. Những video này có số người theo dõi kỷ lục và lan rộng trong mạng xã hội đến hàng triệu lượt xem.
Bà Duyên là thành viên của tổ chức thiện nguyện Love Foundation, đã nhiều lần quyên góp cho nhiều nơi xa xôi tại Việt Nam xây dựng những căn nhà tình thương, cơ sở hạ tầng các trường tiểu học và nhất là những giếng nước sạch tại các khu vực khó khăn của Tây nguyên.
Công dân Hoa Kỳ Nancy Nguyễn trước đó cũng bị bắt giam 6 ngày vì tình nghi về Việt Nam tổ chức biểu tình và gây rối.
Được biết Bà Khưu Hiền Duyên về Việt Nam lần này đại diện cho Love Foundation giúp cho vài giáo xứ vùng sâu xây dựng cơ sở và giếng nước cho dân nghèo.

Đại học Fulbright VN là môi trường cho suy nghĩ độc lập và sáng tạo          

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) ở TP.HCM ngày 14/12/2013. Ngoại trưởng Kerry và Bí thư Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) ở TP.HCM ngày 14/12/2013. Ngoại trưởng Kerry và Bí thư Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama.
 
VOA
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam mới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam. Các chuyên gia giáo dục cho rằng đây sẽ là một mô hình giáo dục hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, là môi trường cho suy nghĩ độc lập và sáng tạo. An Tôn tường trình chi tiết sau đây.
Cựu Thượng nghị sỹ Mỹ Bob Kerrey, chủ tịch Hội đồng Tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), đã nhận giấy phép do Bí thư Thăng trao.
Giấy phép này cho phép trường FUV tuyển sinh học viên cao học khóa đầu tiên vào cuối năm nay. Đồng thời trường cũng sẽ bắt đầu chuẩn bị xây dựng trụ sở chính ở Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tại Quận 9. Sẽ mất ít nhất 2 năm để hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất cho giai đoạn một của FUV.
Trong một thông cáo, bà Đàm Bích Thủy, Hiệu trưởng sáng lập FUV, nói trường này sẽ là một đại học Việt Nam “kiểu mới”. Bà cho biết thêm trường “sẽ đưa vào những tiến bộ mới nhất về công nghệ và giảng dạy nhằm đem lại cho sinh viên một trải nghiệm giáo dục giúp họ trang bị những kỹ năng để thành công trong bất kỳ lĩnh vực khó khăn nào mà họ theo đuổi”.
Đại diện trường cho hay FUV sẽ cấp bằng Việt Nam và sẽ phấn đấu đạt kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định Mỹ. Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ giảng dạy chính. Trường được tiên liệu sẽ có số lượng sinh viên từ 6.000 đến 10.000 khi đạt giai đoạn phát triển ổn định. Thông cáo của trường cho biết thêm rằng FUV mong muốn tạo ra tác động tích cực mang tính hệ thống thông qua chia sẻ kiến thức với cách tiếp cận “học liệu mở”.
FUV sẽ xây dựng một đội ngũ giảng viên quốc tế và sẽ đặc biệt chú trọng tuyển dụng những học giả và nhà khoa học người Việt đã được đào tạo quốc tế. FUV sẽ sử dụng đòn bẩy công nghệ bao gồm những nền tảng học tập từ xa để tối thiểu chi phí và cho phép giảng viên có thể giảng dạy cũng như hướng dẫn sinh viên ở vùng sâu vùng xa.
Đơn vị học thuật đầu tiên của FUV sẽ là Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, một trường đào tạo cao học chuyên ngành. Trường này sẽ khai giảng vào mùa thu năm nay với sự kế thừa đội ngũ nhân lực và các khóa học của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua.
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright sẽ mở các khóa cao học và các chương trình đào tạo cao cấp về chính sách công, kinh doanh và những lĩnh vực có liên quan.
Giảng viên Nguyễn Hữu Lam thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM, đồng thời cũng giảng dạy cho FETP, đã nhận xét với VOA Việt ngữ về tầm quan trọng của việc thành lập FUV như sau:
“Việc nâng cấp lần này có ý nghĩa rất là lớn, vì ngoài việc đào tạo cán bộ cho Việt Nam, thì mô hình của một trường đại học phi lợi nhuận, độc lập, tự do về học thuật sẽ đóng góp rất là lớn cho vấn đề về xây dựng và phát triển hệ thống đại học Việt Nam. Và điều đó sẽ rất là tốt cho tương lai của Việt Nam”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người bảo trợ cho Chương trình Fulbright ở Việt Nam trong nhiều năm, đã tuyên bố kế hoạch thành lập trường FUV hồi tháng 8 năm ngoái.
Thực sự mô hình phát triển hiện đại là sáng tạo tri thức, và đồng thời là mô hình không chỉ dạy cho người ta kiến thức mà các thế hệ trước đã tích lũy, mà còn là mô hình giúp người ta độc lập suy nghĩ, sáng tạo, và phát triển. Đây là môi trường mà tôi nghĩ sẽ đóng góp rất là lớn cho sự phát triển của từng cá nhân cũng như phát triển chung cả hệ thống đại học Việt Nam.
Những người sáng lập trường ở cả hai phía Mỹ và Việt Nam đều tin rằng trường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam, nhất là những người trẻ tuổi khao khát được hưởng nền giáo dục tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam.
Ông Lam, người cũng đã từng du học ở Mỹ với học bổng Fulbright, cho biết sự háo hức về FUV rất cao và những ngày này ông liên tục nhận các cuộc điện thoại để hỏi về việc tuyển sinh, chương trình học của trường. Ông phân tích thêm về lý do của sự háo hức này:
“Thực sự mô hình phát triển hiện đại là sáng tạo tri thức, và đồng thời là mô hình không chỉ dạy cho người ta kiến thức mà các thế hệ trước đã tích lũy, mà còn là mô hình giúp người ta độc lập suy nghĩ, sáng tạo, và phát triển. Đây là môi trường mà tôi nghĩ sẽ đóng góp rất là lớn cho sự phát triển của từng cá nhân cũng như phát triển chung cả hệ thống đại học Việt Nam”.
Ở một đất nước có hệ thống giáo dục lâu nay bị xem là lạc hậu và phương thức quản lý còn bảo thủ. Liệu một trường có tính sáng tạo như Đại học Fulbright Việt Nam có tạo ra xung đột hay thách thức gì đối với các nhà quản lý của Việt Nam hay không? Giảng viên Nguyễn Hữu Lam đưa ra nhận định:
“Tôi nghĩ những người làm khoa học thực sự họ sẽ nhìn vấn đề này một cách rất là thoải mái và họ sẽ tiếp thu cái hệ thống này. Và rất nhiều vị lãnh đạo của nhà nước và của Bộ Giáo dục-Đào tạo sẽ tiếp thu được. Nhưng tất nhiên là sẽ có những cái xung đột. Thế cho nên vừa rồi tôi thấy có tuyên bố của Tổng thống Obama và đồng thời là của Ngoại trưởng John Kerry về trường đại học độc lập, tự do học thuật, như thế thì tôi nghĩ nếu chính phủ Việt Nam cam kết cái điều đó thì có nghĩa là trường sẽ làm được và dần các trường đại học Việt Nam cũng đang trong xu thế đó. Tại vì hiện nay Việt Nam cũng đang trao quyền tự chủ cho các đại học. Và nếu trường FUV mà phát triển tốt thì sẽ giúp rất nhiều cho cái nỗ lực vì thử nghiệm, làm thí điểm về các trường đại học độc lập ở Việt Nam”.
Mặc dù là một tổ chức tư nhân và phi lợi nhuận, FUV nhận được hỗ trợ từ chính phủ Mỹ và Việt Nam. Đến nay chính phủ Mỹ đã cam kết tài trợ hơn 20 triệu đôla để hỗ trợ việc thành lập trường. Còn chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã dành cho FUV 25 hecta đất ở Quận 9.
FUV đã nhận được cam kết tài trợ bằng tiền mặt hay các hình thức khác trị giá hơn 60 triệu đôla. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều hơn nữa để có thể hiện thực hóa những kế hoạch đầy tham vọng của bà Hiệu trưởng Thủy. Bà cho biết ước tính sẽ cần huy động tối thiểu 100 triệu đôla trong ba năm tới.
Theo kế hoạch, năm 2018, FUV sẽ thành lập Trường Khoa học xã hội và Nhân văn Fulbright với chương trình giáo dục cử nhân bốn năm cho các ngành khai phóng (liberal arts) và khoa học-kỹ thuật.
       

Trung Quốc muốn biến đảo Phú Lâm thành khu du lịch nghỉ mát                 

Một phần của thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc đã thành lập trong khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Một phần của thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc đã thành lập trong khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
 
VOA
Reuters
Trung Quốc đặt mục tiêu biến một số đảo đang có tranh chấp ở Biển Đông thành khu du lịch nghỉ mát với những kế hoạch phát triển mới tại các địa điểm không cần sự hiện diện quân sự.
Báo China Daily của nhà nước Trung Quốc ngày 27/5 dẫn lời thị trưởng thành phố Tam Sa, Xiao Jie, cho biết muốn biến khu vực này thành một điểm thu hút du lịch lớn sánh với Maldives.

Ông Xiao nói: "Chúng tôi sẽ phát triển một số đảo và đá ngầm để có sức chứa một lượng du khách nhất định. Đây sẽ là một tiến trình dần dần, theo thứ tự".
Thành phố Tam Sa do Trung Quốc thành lập năm 2012 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.

Thị trưởng Tam Sa cho biết theo kế hoạch, sẽ tổ chức các chuyến bay trên biển, đám cưới trên đảo, các chuyến du lịch câu cá và lặn.
Ông Xiao nói thêm rằng những người có tinh thần yêu nước sẽ muốn trải nghiệm tuyến du lịch sắp mở này.
Năm 2013, Trung Quốc bắt đầu đưa thử nghiệm tàu du lịch ra Biển Đông, một phần của nỗ lực nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền bằng cách tăng cường sự hiện diện dân sự tại đây.

Một tàu du lịch thứ hai sẽ sớm bắt đầu hoạt động và cũng sẽ có các chuyến bay thường xuyên ra vô đảo Phú Lâm.

Chưa rõ các chuyến du lịch sắp tới có mở cho người nước ngoài hay không, nhưng cho đến nay, chỉ có công dân Trung Quốc mới được phép đi các tour du lịch ra khu vực này.

Mỹ, Việt Nam và các nước khác đã lên tiếng bày tỏ lo ngại trước chính sách theo đuổi chủ quyền ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, bao gồm những công trình xây đảo nhân tạo, đường bay và các cơ sở quân sự.

Trung Quốc khẳng định hầu hết các công trình xây dựng của họ ở Biển Đông mang mục đích dân sự.

 

 

 
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?