Tin trong nước


Người Việt ở Nhật biểu tình vì vụ cá chết

Image copyrightFACEBOOK NHAT VIET TV

Hàng trăm người Việt Nam mang theo những biểu ngữ như "cá chết, nước mắm hết", "Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch" ở Tokyo để thể hiện yêu cầu làm rõ nguyên nhân thảm họa cá chết tại Việt Nam.
Hình ảnh trên các trang mạng xã hội của người Việt tại Tokyo, Nhật Bản cho thấy các gia đình tuần hành trên đường phố.
Tường thuật trực tiếp qua Facebook Live cho thấy đoàn tuần hành có xe căng biểu ngữ đi cùng và có người hỗ trợ dẹp đường, chỉ dẫn đường.
Người đại diện cho ngày biểu tình đọc lời khai mạc:
"Tất cả chỉ vì cá, vì dòng nước mắm, vì thảm họa môi trường đang xảy ra tại Việt Nam."

Image copyrightFACEBOOK VIET NHAT TV
Image copyrightFACEBOOK VIET NHAT TV

'Lo lắng dòng nước mắm'



"Cho đến nay, chính phủ Việt Nam vẫn chưa đưa ra một thông cáo chính thức nào về nguyên nhân, về cách khắc phục, về cách phòng ngừa, chưa cho thấy sự quan tâm nghiêm túc đến nguồn nước cho dân, đến môi trường, đến sức khỏe người dân," diễn văn nói tiếp.
"Tuy chúng ta đang sống tại Nhật Bản, chúng ta ăn nước mắm hàng ngày, chúng ta lo lắng dòng nước mắm chúng ta sắp ăn tới đây sẽ được làm từ cá nhiễm độc đó."
Cuộc tuần hành được tuyên bố là "nói rõ ý kiến kêu gọi bảo vệ" môi trường.
Đã gần hai tháng sau thảm họa cá chết tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam vẫn chưa đưa ra thông tin chính thức về nguyên nhân gây thảm họa.
Trong tuần qua, đã có hai con cá voi, một con đuối sức dạt vào bờ biển Nghệ An, sau khi giải cứu cũng đã chết.
Một con cá voi nặng bảy tấn sau đó tiếp tục dạt vào khu vực này khi đã chết và bị trương phình.
Trong khi đó, nhiều tàu bè tại các khu vực biển như ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh thuộc duyên hải Trung Bộ Việt Nam, bị trùm bạt ngoài bãi biển vì người dân không ra khơi đánh cá.

Image copyrightFACEBOOK VIET NHAT TV
Image copyrightFACEBOOK VIET NHAT TV
Image copyrightFACEBOOK VIET NHAT TV

Mỹ - Việt Nam 'vượt qua nghi kị'


BBC

29 tháng 5 2016
Image copyright Getty
Image caption Trong chuyến đi đến Việt Nam, ông Obama cũng nhiều lần nhắc đến việc hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh
Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ giải quyết hậu quả chiến tranh Việt Nam “tăng gấp đôi”, Trưởng đại diện của Quỹ Cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam (VVAF) nói, trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Việt được tuyên bố “bình thường hóa hoàn toàn”.
“Cụ thể đến 2015 có sự cam kết hỗ trợ tài chính của chính phủ Hoa Kỳ với Việt Nam, nâng gấp đôi gói viện trợ của Hoa Kỳ với Việt Nam về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ.
"Và tiến độ cũng nhanh hơn, nhiều hơn và toàn diện hơn,” bà Thảo Griffiths, nói với BBC Tiếng Việt khi được vấn ý trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Việt Nam
Nhưng bà Thảo cũng thừa nhận:
“Sự hỗ trợ vẫn còn rất nhỏ so với nhu cầu thực tế của người dân ở địa phương, và sự ô nhiễm khủng khiếp còn sót lại ở Việt Nam sau chiến tranh.”
Giữa tháng 5/2016, ông Ngô Thiện Khiết, đội trưởng đội khảo sát bom chùm thuộc dự án rà phá bom mìn Renew tại Quảng Trị đã thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ rà phá bom mìn tại Thôn Cổ Lũy, xã Hải Ba, Hải Lăng, Quảng Trị. Ông Khiết là một chuyên gia rà phá bom mìn của dự án RENEW - chuyên về phá bom mìn và hạn chế thương vong từ vật liệu nổ còn lại sau chiến tranh.
Bình luận về sự việc này, bà Thảo Griffiths nói:
"Đến nay ở những nước bị ném bom trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất, thứ Hai, người ta vẫn đang phải đương đầu với những quả bom còn sót lại từ cách đây 70 - 100 năm.
"Thế mà trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam từ 1964 - 1975, thời gian mà chúng tôi có dữ liệu phân tích từ Hoa Kỳ về số bom đã ném ở Việt Nam, thì số lượng này lớn hơn số lượng bom mìn được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
"Mà Việt Nam là nước có diện tích rất nhỏ ven biển Thái Bình Dương, nên mức độ ô nhiễm rất khủng khiếp,” bà Thảo mô tả mức độ ô nhiễm mà Việt Nam vẫn còn phải hứng chịu cũng như áp lực mà những tổ chức rà phá bom mìn phải đối mặt ở Việt Nam, ngay cả với sự mất mát đáng tiếc mà họ phải chịu.

Rà phá bom mìn còn xót lại là công việc nguy hiểm trên các khu vực bị ô nhiễm bom mìn tại Việt Nam
Số tiền Hoa Kỳ viện trợ cho việc giải quyết hậu quả bom mìn, vật nổ, hậu quả chiến tranh được cho là “tăng gấp đôi”, và dự án tẩy độc dioxin ở sân bay Đà Nẵng “đã có kết quả” và chuẩn bị được thực hiện tiếp tại sân bay Biên Hòa.
Bà Thảo Griffiths nhận định khắc phục hậu quả chiến tranh luôn là “cột mốc rất lớn trong quan hệ Việt - Mỹ được đánh dấu bởi những chuyến thăm của tổng thống” từ thời ông Bill Clinton, đến Tổng thống George Bush và gần đây là Tổng thống Barack Obama, gồm cả việc rà phá bom mìn, giải quyết hậu quả dioxin và tìm kiếm binh lính, công dân mất tích ở cả hai bên.
“Ngoài hợp tác người Mỹ mất tích, thì hai bên cũng đã bắt đầu chương trình tiềm kiếm công dân Việt Nam mất tích. Để khởi động được chương trình này cũng gặp nhiều trở ngại, nhiều nghi kị phản đối của cả hai bên,” bà Thảo mô tả.

Tuy nhiên, “sự nghi kị” mà bà Thảo nói đến dường như là một rào cản mà cả Hoa Kỳ và Việt Nam buộc phải vượt qua để tiến tới khắc phục toàn diện hậu quả chiến tranh.
“Với Hoa Kỳ thì tìm kiếm công dân Việt Nam mất tích là một chương trình hoàn toàn nhân đạo và không có sự phân biệt về chính trị. Thế nhưng ở Việt Nam vẫn còn nhìn nhận vấn đề này chưa gần với phía Mỹ, mà chúng ta vẫn vẫn tìm kiếm quân nhân, chỉ áp dụng chủ yếu với quân nhân nghĩa là những người miền Bắc Việt Nam thôi, và vì thế hai bên cần phải tiếp cận thế nào để hòa hợp được cả bi kịch của hai bên.
“Vết thương tuy đã lành đi phần nhiều. Sự hòa giải giữa người Việt trong nước và người Việt nước ngoài là khó hơn. Đây là câu chuyện rất con người. Sự hòa giải giữa mình với anh hàng xóm có khi còn dễ hơn giữa hai anh em trong nhà với nhau. Cái này tôi cứ áp dụng từ trong nhà mà ra. Khi mà chúng ta là người trong nhà, chúng ta biết rất nhiều ngõ ngách, tình cảm, còn rất nhiều điểm khó chưa làm được.”
“Còn với người ngoài, đặc biệt là chuyện giữa hai quốc gia đều là quan hệ chính thức, được chi phối bởi những quy tắc quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, việc hòa giải giữa những quốc gia sẽ dễ hơn,” bà Thảo Griffiths nói với BBC.

BÁO CHÍ VN KHẨU CHIẾN VỚI BÁO CHÍ TRUNG CỘNG.

Tờ báo Petro Times được mệnh danh là "Hoàn cầu Thời báo" của Việt Nam, mới viết bài cho rằng báo chí Trung Cộng "có cái nhìn rất lệch lạc" về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama. Theo đó trong bài viết có tựa đề "Người hân hoan, kẻ xuyên tạc", tờ Petro Times (Năng lượng mới) viết rằng truyền thông quốc gia láng giềng "chỉ chăm chăm săm soi vào việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam bằng cái nhìn thiếu cả thành ý và thiện cảm". Được biết đây không phải là lần đầu tiên Petro Times lên tiếng "đáp trả" các bài bình luận, chỉ trích nhắm vào quan hệ Việt - Mỹ của báo chí Trung Cộng. Hôm 23/5, tờ báo này cũng đã đăng bài viết chỉ trích hãng thông tấn nhà nước Trung Cộng với tựa đề "Tân Hoa Xã không phải 'dạy khôn' Việt Nam và Mỹ".

NƯỚC BIỂN MIỀN TRUNG BỊ NHIỄM KIM LOẠI NẶNG.

Một nhóm các nhà khoa học trẻ tại VN đã tiến hành kiểm nghiệm độc lập nước biển Miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế) đã có kết quả sơ khởi. Kết quả cho thấy, nhiều mẫu nước bị nhiễm kim loại nặng vượt mức khá cao. Có một số mẫu chứa amoni, phốt pho, COD và phenol vượt hàng chục, hàng trăm lần so với mức cho phép. Đặc biệt ở mẫu nước lấy gần cống xả thải của Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, hàm lượng amoni và tổng nitơ cao đến mức khó có sinh vật biển nào sống được. Trong khi người dân chờ đợi cơ quan chức năng trả lời nhưng chưa thấy tín hiệu, việc làm của nhóm nhà khoa học trên là rất cần thiết. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu nói rằng cần phải kiểm tra lấy thêm nhiều mẫu và phân tích mới có thể đi đến kết luận tổng quát hơn.

NGƯỜI VIỆT TẠI ANH BỊ KẾT ÁN VỀ TỘI KHỦNG BỐ.

Một công dân Việt Nam mang quốc tịch Anh bị kết án 40 năm tù giam vì tội khủng bố. Theo đó tại Tòa án New York vào ngày hôm 27/5, thẩm phán Alison Nathan đã tuyên đọc bản án dành cho ông Phạm Minh, 33 tuổi can tội khủng bố, dự mưu đặt chất nổ tại phi trường Heathrow của London sau khi được Al-Qaeda huấn luyện tại Yemen. Được biết Phạm Minh đã sử dụng các kỹ năng thiết kế đồ họa và tiếng Anh lưu loát của mình để làm việc cho Inspire, tờ tạp chí của nhóm khủng bố được đọc bởi những kẻ cực đoan ở phương Tây, bao gồm cả hai anh em tổ chức nổ bom vào đám đông marathon tại Boston vào năm 2013. Trước đó vào năm 2010 Phạm Minh tới Yemen để được huấn luyện quân sự do Al-Qaeda tổ chức ở bán đảo Ả Rập.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã về đến Hà Nội sau khi dự Hội nghị G7 mở rộng

RFA
2016-05-29
        
000_BA3RP.jpg
Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc (bên trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong thông cáo báo chí chung tại văn phòng chính thức của Abe ở Tokyo vào ngày 28 tháng 5 năm 2016.
AFP PHOTO
              
Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc đã về đến Hà Nội vào tối hôm qua (28/5/2016) sau khi dự Hội nghị G7 mở rộng và thăm Nhật Bản từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 5.
Sau các phiên họp tại Hội nghị G7 mở rộng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã có các buổi gặp gỡ song phương với các nhà lãnh đạo của những quốc gia tham dự hội nghị.
Sau cuộc tiếp kiến với ông Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật Bản vào ngày hôm qua, hai ông đã chứng kiến lễ ký kết các các dự án kinh tế song phương. Đó là Dự án tuyến đường sắt đô thị tại TP HCM, Nhà máy nhiệt điện tại tỉnh Thái Bình, dự án cải tạo môi trường nước tại TP HCM, hợp đồng mua bán cổ phần giữa Tổng công ty hàng không Việt Nam và công ty hàng không ANA của Nhật Bản.

Quan ngại sức khỏe Trần Huỳnh Duy Thức sau 3 ngày tuyệt thực

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2016-05-27
 
duy-thuc-622
Ông Trần Huỳnh Duy Thức trong một lần gặp gỡ gia đình tại trại giam trước đây.
Courtesy photo              
 
Gần 100 người đấu tranh đang tuyệt thực cùng với tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức. Tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực ngày thứ 3 ở trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Những người đấu tranh đang lo ngại điều gì sẽ xảy ra với anh Thức?

Sức khỏe Anh Thức trước khi tuyệt thực rất yếu

Ngày 5/5/2016 vừa qua, tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức bị chuyển từ Trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai đến trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An. Theo lời kể của người nhà, anh Thức đã bị còng tay và bịt miệng suốt quảng đường này. Nguyên nhân là do anh đã phản đối việc chuyển trại giam.
Sau khi đến trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực để đòi hỏi‘sự thượng tôn pháp luật và trưng cầu dân ý việc để người dân tự quyết định thể chế chính trị cho đất nước’. Tù nhân này nói với người nhà rằng, sẽ tuyệt thực từ ngày 24/5/2016 cho đến khi nào chính quyền Việt Nam thực hiện những đòi hỏi của anh mới thôi.
Tôi cũng không muốn anh ‘tuyệt thực đến chết’ như anh đã tuyên bố, bởi vì tôi rất mong được gặp lại anh, và anh cũng là một nhân vật rất quan trọng trong phòng trào dân chủ tại Việt Nam.
-LS Lê Công Định
Bên ngoài trại giam, gần 100 người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam và ở các quốc gia khác đã đồng hành tuyệt thực cùng với anh Thức. Và hôm nay, đã là ngày thứ ba, những người này tuyệt thực.
Lo ngại cho tình trạng xấu có thể xảy ra đối với tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức, cựu tù nhân Huỳnh Anh Tú cho rằng, việc tuyệt thực để đòi hỏi quyền lợi là việc chính đáng, và việc tuyệt thực là chuyện thường xảy ra đối với các tù nhân chính trị. Bản thân anh cũng đã tuyệt thực rất nhiều lần và không ít lần cán bộ trại giam đã phải nhượng bộ cho anh, tuy nhiên không phải lần nào cũng thành công.
Với kinh nghiệm tuyệt thực nhiều lần trong gần 14 năm bị giam giữ, cựu tù nhân Huỳnh Anh Tú nói tiếp:
“Đối với anh Trần Huỳnh Duy Thức, những đòi hỏi của anh đưa ra là rất chính đáng, nhưng với mục tiêu quá lớn như vậy thì tôi cũng rất lo ngại cho anh. Dù cho họ có đáp ứng hay không đáp ứng thì cán bộ trại giam cũng sẽ trả thù cách riêng tư, rồi chèn ép những người tuyệt thực, và dĩ nhiên là người tuyệt thực sẽ bị biệt giam vào ngục tối, các chế độ sinh hoạt sẽ bị hạn chế”.
Cựu tù nhân Huỳnh Anh Tú còn cho biết thêm, cán bộ trại giam sẽ không trả thù khi các tù nhân đang tuyệt thực hoặc khi vừa tuyệt thực xong, mà họ sẽ trả thù khi các tù nhân ăn uống trở lại bình thường. Cho nên những người đang đồng hành trong cuộc tuyệt thực này cần quan tâm và làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ cho anh Thức.
Một người bạn cùng chung vụ án oan sai và từng phải ngồi tù cùng với anh Thức khi hứng chịu phiên tòa bất công diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010. Lo ngại đến tình trạng hiện nay của bạn mình, cựu tù nhân – luật sư Lê Công Định chia sẻ trong nghi ngại:
000_Par3002025-622.jpg
Từ trái sang: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và LS Lê Công Định tại TAND TPHCM hôm 20/1/2010.

“Tôi thực sự cũng không muốn anh Thức lựa chọn giải pháp khắc nghiệt như vậy, nhưng tôi biết tại sao anh ấy lại lựa chọn như vậy. Anh Thức lựa chọn như vậy là vì anh muốn tranh đấu cho nền dân chủ và tự do thực sự tại Việt Nam. Và anh cũng đang ở trong tình trạng bị đối xử rất tệ hại, việc duy nhất và vũ khi duy nhất của anh là tuyệt thực.
Nhưng mà tôi cũng không muốn anh ‘tuyệt thực đến chết’ như anh đã tuyên bố, bởi vì tôi rất mong được gặp lại anh, và anh cũng là một nhân vật rất quan trọng trong phòng trào dân chủ tại Việt Nam.”
Khi được hỏi, hiện tại có phương thức nào liên lạc để tìm hiểu tình trạng sức khỏe của anh Thức hay không? Luật sư Lê Công Định than thở rằng, gia đình đã đến trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An để thăm nuôi anh Thức vào ngày 17/5/2016, cho nên phải chờ đến lần thăm nuôi tiếp theo mới được gặp anh Thức. Và cũng theo thông tin từ thân nhân, tình trạng sức khỏe của Anh Thức trước khi tuyệt thực là rất yếu.

Mong muốn và kêu gọi sự quan tâm

Sau lời kêu gọi tuyệt thực lần thứ nhất, trên mạng xã hội Facebook đã xuất hiện lời kêu gọi ‘tiếp tục đồng hành tuyệt thực cùng Trần Huỳnh Duy Thức’. Lời kêu gọi đã được rất nhiều người ủng hộ.
Cựu tù nhân Lê Văn Sơn – người từng bị chính quyền Việt Nam xử 4 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân – theo điều 79, bộ luật hình sự’ anh cho biết, khi biết anh Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực trong trại giam, tôi và một số anh em đã ‘tuyệt thực cùng với anh Thức’.
Đang có lần kêu gọi tuyệt thực lần thứ hai, và sẽ tiếp tục có lần thứ ba, thứ bốn, thứ năm… cho đến khi nào biết tin chính thức về những đòi hỏi, những yêu chính đáng của anh Thức được chính quyền thực hiện.
-Anh Lê Văn Sơn
Anh Lê Văn Sơn mong muốn rằng:
“Đến bây giờ thì đang có lần kêu gọi tuyệt thực lần thứ hai, và sẽ tiếp tục có lần thứ ba, thứ bốn, thứ năm… cho đến khi nào biết tin chính thức về những đòi hỏi, những yêu chính đáng của anh Thức được chính quyền thực hiện hoặc biết tin về tình trạng anh Thức như thế nào mới thôi.”
Anh Lê Văn Sơn còn mong muốn, chính quyền Việt Nam cần đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của anh Thức. Đồng thời cần có những thay đổi theo hướng tôn trọng, trả lại những quyền căn bản vốn có của người dân. Và anh Sơn còn mong muốn các quốc gia dân chủ, các tổ chức nhân quyền cần quan tâm đến trường hợp của tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức cách đặc biệt, bằng việc tìm cách áp lực chính quyền Việt Nam phải thay đổi, để hỗ trợ cho anh Thức cách hiệu quả nhất.
Luật sư Lê Công Định muốn gửi thông điệp đến những người đã đồng hành hoặc chưa đồng hành với anh Thức rằng:
“Anh Thức là người đã tranh đấu và hy sinh cho quyền công dân và quyền con người ở Việt Nam, chúng ta là người được hưởng thành quả đấu tranh đó. Và tôi mong rằng mọi người sẽ ủng hộ anh Thức, không chỉ riêng qua hành động tuyệt thực, mà còn qua nhiều hành động khác, ví như cùng lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam thay đổi cách ứng xử đối với tù nhân lương tâm nói chung và quan trọng hơn là đối với anh Trần Duy Thức.”
Cuối cùng, luật sư Lê Công Định chia sẻ trong nghi ngại rằng, tính mạng của anh Thức đang rất bấp bênh, bởi theo lời kể của thân nhân ‘Anh Thức đã từ biệt và xin lỗi người cha già đau yếu, vợ con và các anh chị em trong gia đình mình trước khi thực hiện chuyến đi xa định mệnh này’. Do đó, tất cả chúng ta hãy đồng hành cùng với anh Thức khi còn có cơ hội.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?