“Cam Ranh và Subic cũng khó ngăn nổi Trung Quốc bành trướng Biển Đông” Xem tin nguồn: http://ttxva.org/diem-tin-thu-bay-21-9-2013/#ixzz2fZ1Q7L1T Follow us: thongtanxavanganh on Facebook

"Cam Ranh và Subic cũng khó ngăn nổi Trung Quốc bành trướng Biển Đông"

Thứ sáu 20/09/2013 07:00
(GDVN) - 2 quân cảng Subic và Cam Ranh đương nhiên đều vô cùng trọng yếu, Hà Lượng Lượng thừa nhận, nhưng ông Lượng cho rằng chỉ dựa vào 2 quân cảng này không thể ngăn chặn sức manh hải quân, không quân Trung Quốc (đang ngày càng bành trướng) ở Biển Đông. Theo ông Lượng, việc quân đội Mỹ tái hiện diện tại Subic hay khả năng Nhật Bản sẽ xuất hiện ở Cam Ranh chỉ càng kích thích quân đội Trung Quốc tăng cường hoạt động (núp dưới danh nghĩa phòng thủ) ở Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera thăm Việt Nam, hoạt động đối ngoại quân sự bình thường giữa 2 quốc gia đang bị truyền thông Trung Quốc cố tình bóp méo, suy diễn và xuyên tạc nhằm đánh lạc hướng dư luận về những căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông.

Xung quanh chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera vừa qua, đài Phượng Hoàng Hồng Kông ngày 18/9 phát sóng đoạn bình luận thời sự của Hà Lượng Lượng, một biên tập viên và là nhà bình luận thời sự khá có tiếng của đài này về vấn đề Biển Đông.
Phóng sự của đài Phượng Hoàng nói rằng ngày 17/9 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đi thăm căn cứ hải quân Việt Nam tại vịnh Cam Ranh.

Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Nhật Bản tới thăm một căn cứ quân sự trọng yếu của Việt Nam. Trong chuyến đi, theo Phượng Hoàng ông Onodera đã nói Nhật Bản và Việt Nam cần tăng cường hợp tác để đối phó với Trung Quốc.

Trong chuyến thăm, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đã duyệt đội danh dự Hải quân Nhân dân Việt Nam, nghe các sĩ quan trong đơn vị giới thiệu về nhiệm vụ của họ, đồng thời lên thăm một chiếc tàu hộ vệ Việt Nam mua của Nga hiện đang đóng tại cảng Cam Ranh, một trong những cảng nước sâu tự nhiên tốt nhất thế giới, mặt hướng ra quần đảo Trường Sa và là cửa ngõ quan trọng đi ra Biển Đông.

Nhật Bản và Việt Nam đều đang có những tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc. Phượng Hoàng dẫn nguồn tin truyền thông Nhật Bản nói rằng sau khi thăm quan cảng Cam Ranh, Bộ trưởng Quốc phòng Onodera cho biết, tình hình hai nước Việt Nam, Nhật Bản cơ bản giống nhau và những kinh nghiệm của Việt Nam rất có giá trị tham khảo đối với Nhật Bản.

Hà Lượng Lượng, biên tập viên, bình luận viên thời sự đài Phượng Hoàng, Hồng Kông.

Tokyo có kế hoạch đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong việc đối phó với Trung Quốc đang ngày càng hung hăng trên biển.

Hà Lượng Lượng cho rằng, cảng Subic của Philippines và cảng Cam Ranh của Việt Nam đều là những quân cảng tốt nhất ở Biển Đông. Cảng Subic trước đây là căn cứ quân sự của Mỹ, sau đó Mỹ rút và bây giờ Philippines lại muốn mời Mỹ quay trở lại trong khi xưa nay theo ông Lượng, Nhật Bản chưa bao giờ để ý đến cảng Cam Ranh của Việt Nam thì nay Bộ trưởng Quốc phòng Isunori Onodera lại bất ngờ tới thăm.

2 quân cảng Subic và Cam Ranh đương nhiên đều vô cùng trọng yếu, Hà Lượng Lượng thừa nhận, nhưng ông Lượng cho rằng chỉ dựa vào 2 quân cảng này không thể ngăn chặn sức manh hải quân, không quân Trung Quốc (đang ngày càng bành trướng) ở Biển Đông. Theo ông Lượng, việc quân đội Mỹ tái hiện diện tại Subic hay khả năng Nhật Bản sẽ xuất hiện ở Cam Ranh chỉ càng kích thích quân đội Trung Quốc tăng cường hoạt động (núp dưới danh nghĩa phòng thủ) ở Biển Đông.

Hà Lượng Lượng tỏ ra tức tối, bức xúc trước việc Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tới thăm cảng Cam Ranh và với luận điệu xuyên tạc, chụp mũ quen thuộc, Hà Lượng Lượng cho rằng Việt Nam đang muốn cùng Nhật Bản và Mỹ để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông?!

Những phân tích, bình luận hiếu chiến, suy diễn và chụp mũ của giới truyền thông Trung Quốc cũng như một số học giả diều hâu nước này chỉ làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp, kích thích chủ nghĩa cực đoan, dân tộc hẹp hòi trỗi dậy trong xã hội Trung Quốc chứ không thể che đậy nổi âm mưu, tham vọng độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh.

Hồng Thủy

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện