Các giàn phóng phi đạn di động của Bắc Triều Tiên đề ra mối đe dọa lớn
Dân chúng Nam Triều Tiên theo dõi báo cáo trên truyền hình về một vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên tại ga đường sắt Seoul ở Hàn Quốc.
29.10.2014
SEOUL— Các nhà phân tích tình hình Bắc Triều Tiên nói rằng Bình Nhưỡng có những bước tiến lớn trong các hệ thống phóng phi đạn có thể phóng đầu đạn hạt nhân tới những nơi rất xa, như Hoa Kỳ. Từ Seoul, thông tín viên Brian Padden của đài VOA tường trình rằng việc Bắc Triều Tiên phát triển các loại đầu đạn hạt nhân thu nhỏ và các giàn phóng phi đạn di động khó bị phát hiện khiến các giới chức quân sự Hoa Kỳ lo ngại.
Hôm thứ Sáu, Đại tướng Lục quân Curtis Scaparrotti, Tư lệnh Lực lượng Mỹ ở Nam Triều Tiên, nói tại một cuộc họp báo ở Washington rằng Bắc Triều Tiên có những công nghệ và kỹ thuật thích hợp để chế tạo vũ khí hạt nhân loại nhỏ, có thể được phóng đi bằng các giàn phóng di động.
Phó giáo sư Bruce Bechtol tại Đại học Tiểu bang Angelo ở Texas, chủ tịch Hội đồng Quốc tế Nghiên cứu về Triều Tiên, nói với đài VOA rằng từ nhiều năm qua các nhà quan sát Bắc Triều Tiên đã nghĩ rằng Bình Nhưỡng đã có được công nghệ đó.
"Bắc Triều Tiên có chương trình tinh chế uranium cấp cao. Họ đã có thể ứng dụng công nghệ đó để chế tạo vũ khí vào năm 2010. Có nghĩa là họ đã có thể có một đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để gắn lên một phi đạn có thể là loại Nodong cách đây 4 năm rồi."
Nodong hay Nodong 1 là phi đạn đạn đạo tầm trung của Bắc Triều Tiên có thể phóng xa đến Nhật Bản.
Trong lúc Hoa Kỳ lo ngại về việc Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân thu nhỏ, ông Bechtol nhận định rằng điều đáng lo ngại hơn là kế hoạch phát triển phi đạn tầm xa KN-08, có thể phóng đến Hoa Kỳ, và các kỹ thuật tân tiến trong các hệ thống phóng phi đạn di động mà vệ tinh khó phát hiện được.
"Hoa Kỳ rất lo ngại về điều này. Họ cũng lo ngại về phi đạn tầm xa mới mà Bắc Triều Tiên có được, đó là loại KN-08, và tôi nghĩ rằng vũ khí đó đã gây ra ngạc nhiên cách đây vài năm."
Bất chấp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Bắc Triều Tiên đã tiến hành một số cuộc thử nghiệm hạt nhân và phóng phi đạn đạn đạo tầm ngắn, và đã phóng một vệ tinh loại nhỏ vào không gian.
Một số nhóm hối thúc Hoa Kỳ phải có những biện pháp phòng thủ mạnh hơn trước mối đe dọa ngày càng lớn của Bắc Triều Tiên. Họ nói rằng Hoa Kỳ phải có những hành động ngăn ngừa chẳng hạn như phải tấn công trước bằng việc đánh bom các địa điểm phi đạn của Bình Nhưỡng.
Ông Sergey Radchenko, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên của Đại học Aberystwyth của Anh, không tán đồng quan điểm đó. Ông nói rằng một cuộc tấn công vào Bắc Triều Tiên không nằm trong kế hoạch bởi vì nó sẽ dẫn đến nguy cơ đẩy cả khu vực vào chiến tranh.
"Quan điểm diều hâu muốn có những biện pháp cứng rắn hơn sẽ gặp phải chống đối bởi những người có quan điểm rằng chúng ta thực sự không thể làm điều đó. Chúng ta không thể làm bất cứ điều gì bởi vì đang có một sự bất trắc sâu sắc liên quan tới chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và thực tế là Bình Nhưỡng cũng có những khả năng về vũ khí quy ước."
Các nhà phân tích này nói rằng việc phát triển vũ khí hạt nhân thu nhỏ, phi đạn và giàn phóng di động đang là một mối đe dọa ngày càng lớn. Nhưng họ cũng nhận định rằng có thể Washington sẽ tiếp tục đối phó với những đe dọa đó bằng một chiến lược duy trì sự hiện diện quân sự hùng hậu ở Nam Triều Tiên, và áp dụng các biện pháp chế tài và hứa hẹn những khoản viện trợ mà Bắc Triều Tiên cần có để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ những chính sách gây hấn quân sự.
Hôm thứ Sáu, Đại tướng Lục quân Curtis Scaparrotti, Tư lệnh Lực lượng Mỹ ở Nam Triều Tiên, nói tại một cuộc họp báo ở Washington rằng Bắc Triều Tiên có những công nghệ và kỹ thuật thích hợp để chế tạo vũ khí hạt nhân loại nhỏ, có thể được phóng đi bằng các giàn phóng di động.
Phó giáo sư Bruce Bechtol tại Đại học Tiểu bang Angelo ở Texas, chủ tịch Hội đồng Quốc tế Nghiên cứu về Triều Tiên, nói với đài VOA rằng từ nhiều năm qua các nhà quan sát Bắc Triều Tiên đã nghĩ rằng Bình Nhưỡng đã có được công nghệ đó.
"Bắc Triều Tiên có chương trình tinh chế uranium cấp cao. Họ đã có thể ứng dụng công nghệ đó để chế tạo vũ khí vào năm 2010. Có nghĩa là họ đã có thể có một đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để gắn lên một phi đạn có thể là loại Nodong cách đây 4 năm rồi."
Nodong hay Nodong 1 là phi đạn đạn đạo tầm trung của Bắc Triều Tiên có thể phóng xa đến Nhật Bản.
Trong lúc Hoa Kỳ lo ngại về việc Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân thu nhỏ, ông Bechtol nhận định rằng điều đáng lo ngại hơn là kế hoạch phát triển phi đạn tầm xa KN-08, có thể phóng đến Hoa Kỳ, và các kỹ thuật tân tiến trong các hệ thống phóng phi đạn di động mà vệ tinh khó phát hiện được.
"Hoa Kỳ rất lo ngại về điều này. Họ cũng lo ngại về phi đạn tầm xa mới mà Bắc Triều Tiên có được, đó là loại KN-08, và tôi nghĩ rằng vũ khí đó đã gây ra ngạc nhiên cách đây vài năm."
Bất chấp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Bắc Triều Tiên đã tiến hành một số cuộc thử nghiệm hạt nhân và phóng phi đạn đạn đạo tầm ngắn, và đã phóng một vệ tinh loại nhỏ vào không gian.
Một số nhóm hối thúc Hoa Kỳ phải có những biện pháp phòng thủ mạnh hơn trước mối đe dọa ngày càng lớn của Bắc Triều Tiên. Họ nói rằng Hoa Kỳ phải có những hành động ngăn ngừa chẳng hạn như phải tấn công trước bằng việc đánh bom các địa điểm phi đạn của Bình Nhưỡng.
Ông Sergey Radchenko, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên của Đại học Aberystwyth của Anh, không tán đồng quan điểm đó. Ông nói rằng một cuộc tấn công vào Bắc Triều Tiên không nằm trong kế hoạch bởi vì nó sẽ dẫn đến nguy cơ đẩy cả khu vực vào chiến tranh.
"Quan điểm diều hâu muốn có những biện pháp cứng rắn hơn sẽ gặp phải chống đối bởi những người có quan điểm rằng chúng ta thực sự không thể làm điều đó. Chúng ta không thể làm bất cứ điều gì bởi vì đang có một sự bất trắc sâu sắc liên quan tới chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và thực tế là Bình Nhưỡng cũng có những khả năng về vũ khí quy ước."
Các nhà phân tích này nói rằng việc phát triển vũ khí hạt nhân thu nhỏ, phi đạn và giàn phóng di động đang là một mối đe dọa ngày càng lớn. Nhưng họ cũng nhận định rằng có thể Washington sẽ tiếp tục đối phó với những đe dọa đó bằng một chiến lược duy trì sự hiện diện quân sự hùng hậu ở Nam Triều Tiên, và áp dụng các biện pháp chế tài và hứa hẹn những khoản viện trợ mà Bắc Triều Tiên cần có để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ những chính sách gây hấn quân sự.
Nhận xét
Đăng nhận xét