Việt Nam tụt hạng môi trường kinh doanh
30.10.2014
Việt Nam đã tụt 6 bậc trong bản khảo sát thường niên của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh năm 2015, từ vị trí 72 xuống 78.
Một số lĩnh vực mà Việt Nam bị tụt hạng gồm khởi nghiệp (tụt 5 hạng), vay vốn (tụt 6 hạng), bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số (tụt 2 hạng), nộp thuế (tụt 2 hạng), giao thương xuyên biên giới (tụt 2 hạng).
Có hai tiêu chí mà Việt Nam tăng 1 hạng đó là xin giấy phép xây dựng và đăng ký tài sản.
Thông cáo báo chí của World Bank có đoạn: “Việt Nam đã cải thiện hệ thống thông tin tín dụng quốc gia bằng cách thiết lập một cơ quan thông tin tín dụng mới. Đồng thời, Việt Nam đã giúp các công ty giảm bớt chi phí thuế bằng cách giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Singapore được xếp đứng đầu bản khảo sát đo lường mức độ thuận lợi trong kinh doanh của Ngân hàng Thế giới đối với 189 quốc gia và nền kinh tế trên toàn thế giới.
So sánh với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á khác, Việt Nam còn kém xa Malaysia (vị trí 18) và Thái Lan (26), nhưng lại vượt Indonesia, Campuchia, Lào và Myanmar.
Một số lĩnh vực mà Việt Nam bị tụt hạng gồm khởi nghiệp (tụt 5 hạng), vay vốn (tụt 6 hạng), bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số (tụt 2 hạng), nộp thuế (tụt 2 hạng), giao thương xuyên biên giới (tụt 2 hạng).
Có hai tiêu chí mà Việt Nam tăng 1 hạng đó là xin giấy phép xây dựng và đăng ký tài sản.
Thông cáo báo chí của World Bank có đoạn: “Việt Nam đã cải thiện hệ thống thông tin tín dụng quốc gia bằng cách thiết lập một cơ quan thông tin tín dụng mới. Đồng thời, Việt Nam đã giúp các công ty giảm bớt chi phí thuế bằng cách giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Singapore được xếp đứng đầu bản khảo sát đo lường mức độ thuận lợi trong kinh doanh của Ngân hàng Thế giới đối với 189 quốc gia và nền kinh tế trên toàn thế giới.
So sánh với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á khác, Việt Nam còn kém xa Malaysia (vị trí 18) và Thái Lan (26), nhưng lại vượt Indonesia, Campuchia, Lào và Myanmar.
Nhận xét
Đăng nhận xét