Điếu Cày: 'Tôi phải chỉ rõ ra những khuyết tật của xã hội Việt Nam'
27.10.2014
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, người vừa được trả tự do và buộc sang Mỹ tị nạn hôm 21/10 vừa qua sau 6 năm rưỡi ngồi tù với bản án 12 năm về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì các hoạt động chống Trung Quốc và cổ xúy tự do báo chí trong nước, cam kết sẽ thúc đẩy quyền tự do báo chí-tự do ngôn luận và bảo vệ các ngòi bút độc lập tại Việt Nam trên chặng đường tranh đấu tiếp theo của ông trong cuộc sống lưu vong tại Mỹ.
Lần đầu tiên lên tiếng với truyền thông hải ngoại kể từ khi đặt chân tới Mỹ, blogger Việt Nam nổi tiếng quốc tế đã dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi xoay quanh thời gian tranh đấu, tù đày tại Việt Nam và kế hoạch trong quảng đời lưu vong sắp tới của ông tại Mỹ.
VOA: Anh có đáp ứng yêu cầu ‘nhận tội’ hay ‘cam kết’ của nhà chức trách Việt Nam, một thủ tục trước nay bắt buộc phải có để được phóng thích?
Blogger Điếu Cày: Tôi chưa bao giờ nhận tội. Tôi không khai và không ký bất cứ giấy tờ gì trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử, và giam cầm cho tới ngày hôm nay.
VOA: Anh nhất quyết khẳng định mình không làm gì sai hay có tội, vì sao anh chấp nhận được trả tự do có điều kiện, tự do trong lưu vong?
Blogger Điếu Cày: Tôi hiểu thế này. Chính tòa án của Việt Nam cũng chưa hoàn thành thủ tục buộc tội tôi. Tôi có một quy tắc bất di dịch là không nhận tội để được ra tù. Vì vậy, nếu một sự chấp nhận nào vi phạm quy tắc đó, tôi không lựa chọn. Những lựa chọn không vi phạm nguyên tắc này không đồng nghĩa với sự nhận tội.
VOA: Giờ đây anh đã được tự do, nhưng ‘tự do trong lưu đày’, theo cách hiểu của nhiều người. Tâm trạng và cảm nghĩ của anh về sự tự do có điều kiện này, vốn cũng là một hình thức bị cách ly với xã hội Việt Nam?
Blogger Điếu Cày: Là người hoạt động tự do báo chí trên internet, tôi nghĩ tự do internet không có khoảng cách. Tôi không nghĩ mình bị cách ly với xã hội Việt Nam.
VOA: Anh tuyên bố ‘Sự có mặt của tôi trên đất nước tự do này là minh chứng cho chiến thắng của các giá trị tự do dân chủ’, nhưng Hà Nội đã chứng minh rằng ‘chiến thắng’ đó chỉ có được khi ra khỏi biên giới Việt Nam, còn bên trong lãnh thổ Việt Nam thì không có cơ hội ấy. Suy cho cùng, tới giờ phút này những gì anh gọi là ‘các giá trị dân chủ’ vẫn chưa thắng được luật lệ của Việt Nam. Anh nghĩ sao?
Blogger Điếu Cày: Tôi không đồng ý với điều đó vì tất cả cần sự thay đổi, cần thời gian. Những giá trị của tự do-dân chủ đã thắng lợi là việc trong năm nay chúng tôi đã cứu được rất nhiều người ra khỏi tù. Còn việc những giá trị tự do-dân chủ ở Việt Nam vẫn chưa được phổ quát đầy đủ, người Việt Nam vẫn chưa được thực hiện đầy đủ những quyền ấy thì đấy chính là mục tiêu mà chúng ta đấu tranh để đạt tới.
VOA: Nhà nước Việt Nam nói phóng thích anh ‘vì lý do nhân đạo’ xét theo quan điểm của họ khi trả tự do, cho xuất cảnh một người bị họ xem là phạm luật hình sự. Ý kiến anh thế nào?
Blogger Điếu Cày: Họ muốn nói ‘nhân đạo’ thì nó là ‘nhân đạo’ thôi, đó là theo ý kiến riêng của họ. Chứ còn trên thế giới này có nước nào mà bắt một người dân chỉ vì biểu đạt ý kiến một cách ôn hòa trên internet. Những nước như thế không thể nhân đạo được. Tôi thấy hiện nay bên Trung Đông, tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS không chấp nhận những tôn giáo khác biệt, muốn xây dựng một xã hội thuần nhất chỉ một tôn giáo duy nhất của họ. Rất tiếc rằng một số chính phủ trên thế giới này có tư tưởng gần giống với IS, không chấp nhận chính kiến khác biệt, quan điểm khác biệt, tư tưởng khác biệt mà muốn xây dựng một xã hội thuần nhất và đó là một xã hội nguy hiểm.
VOA: Nói chuyện với anh hôm nay không thể không nhắc lại Điếu Cày của ngày hôm qua. Một cách ngắn gọn chia sẻ về thời gian 6 năm rưỡi bị giam ở 11 nhà tù khác nhau, anh mô tả thế nào?
Blogger Điếu Cày: Thật sự không dễ dàng gì, đặc biệt đối với những người như tôi vì trong suốt 11 nhà tù đó, không bao giờ tôi ngừng đấu tranh. Trong tù, tôi vẫn tập hợp an hem bạn tù đấu tranh, đòi hỏi những quyền được làm người, yêu cầu họ phải thực thi đúng pháp luật đối với chúng tôi. Vì vậy, cứ mỗi lần câu chuyện trong tù được đưa lên internet thì họ lại đẩy tôi sang nhà tù khác, tổng cộng 11 nhà tù.
VOA: Ấn tượng nhất về thời gian tù tội của anh là cuộc tuyệt thực gây chú ý công luận trong và ngoài nước. Anh chống chọi với 33 ngày tuyệt thực đó thế nào? Điều gì đã giúp anh vượt qua thử thách ‘tồn-vong’ đó?
Blogger Điếu Cày: Thật ra, đợt tuyệt thực 33 ngày mà thế giới biết đến là đợt thứ hai. Đợt tuyệt thực thứ nhất trong B34, thời gian tạm giam. Khi đó, không anh em nào đưa được thông tin ra ngoài cả. Đợt đầu tiên đó, khi tôi tuyệt thực đến ngày thứ 28 họ đã phải đưa tôi đi cấp cứu tại bệnh viện 30/4. Tôi tuyên bố chỉ chấm dứt cuộc tuyệt thực này tại nhà xác hoặc bệnh viện chứ không ngừng lại. Còn tuyệt thực thứ hai kéo dài đến 33 ngày trước sự chứng kiến của những anh em tù chính trị. Cho nên, lần này tôi còn có thêm sức mạnh hỗ trợ của anh em nữa.
VOA: Nhìn lại tất cả những gì đã trải qua, anh thấy mình được và mất những gì trong công cuộc tranh đấu này?
Blogger Điếu Cày: Khi đã chọn con đường tranh đấu, tôi đã xác định sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, tôi đã tự xây một bức tường ngăn cách giữa tôi và gia đình để bảo vệ gia đình của tôi. Thế nhưng, sự thật thì cũng không bảo vệ được. Họ tấn công vào gia đình tôi, vào cơ sở kinh doanh của tôi, sách nhiễu gia đình tôi, rất khó khăn. Trong quá trình tham gia đấu tranh, chúng tôi phải chấp nhận hy sinh. Mất mát của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do là quá lớn. Ngoài việc họ tịch thu một căn nhà của tôi trên đưởng Nguyễn Thái Học, họ còn tạo ra một vụ án trốn thuế và rồi họ truy tố khống trong lần thứ hai để nhốt tôi vô tù. Họ vẫn chưa đưa ra được quyết định thi hành án. Đây là một vụ án vô cùng bất công. Chúng tôi sang đây cũng một phần là để bắt đầu lại vụ án này trước cộng đồng quốc tế để còn kéo những người bạn khác trong tù ra đặc biệt là Tạ Phong Tần. Mất mát của Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do là rất lớn, nhưng nó không quật ngã chúng tôi. Chúng tôi vẫn tiếp tục bước tiếp con đường đã chọn. Vai trò của chúng tôi là đấu tranh trên diễn đàn truyền thông internet. Trên internet không có khoảng cách, vì vậy, tôi vẫn như sống ở trong đất nước Việt Nam, tôi vẫn hoạt động hiệu quả như ở trong Việt Nam.
VOA: Về những mất mát của anh, không những anh bị mất tài sản, nhà cửa, sự tự do, mà cả tương lai của 2 người con còn ở Việt Nam của anh cũng phải trả giá cho các hoạt động của anh. Anh nghĩ gì về cái giá phải trả cho lý tưởng dân chủ mà anh theo đuổi?
Blogger Điếu Cày: Tôi quả thực không ngờ họ lại độc ác đến như vậy. Tôi không nghĩ một chính quyền lại đàn áp người dân khốc liệt như vậy chỉ vì họ cất tiếng nói một cách ôn hòa, bất bạo động. Những gì họ làm với chúng tôi càng cho người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế thấy rõ bản chất của họ.
VOA: Với sự gọi là ngoài sức tưởng tượng như thế, có điều gì trong quá khứ anh thấy mình cần phải thay đổi hay làm lại hay không? Có điều gì anh cảm thấy hối tiếc trên chặng đường đã qua?
Blogger Điếu Cày: Trong một cuộc cách mạng, có những người lựa chọn tham gia vì muốn thay đổi xã hội không thể đứng khoanh tay nhìn, nhưng có những người lựa chọn không tham gia. Điều đó tạo nên sự khác biệt. Nhưng tôi tin rằng những hy sinh mất mát của những người đi đâu không uổng. Nó thắp lên ngọn lửa cho những người đi sau để cùng bước xuống đường, cùng tranh đấu. Nó dẫn dắt những người khác. Tôi tin những hy sinh mất mát của chúng tôi sẽ tạo cảm hứng cho các bạn khác để họ thấy rõ con đường lựa chọn là đúng và tiếp bước cùng chúng tôi để đất nước Việt Nam có một ngày được dân chủ. Chúng tôi mong muốn rằng các bạn trẻ hãy cùng chúng tôi thêm một kết nối trên internet, thêm một trang blog trên internet, cùng kết nối với nhau tạo ra một hệ thống truyền thông mạnh mẽ đủ để phá vỡ bức tường bưng bít thông tin. Từ đó, chúng ta sẽ thay đổi suy nghĩ, mở toang vùng tối u mê trong nhiều người bị bưng bít lâu nay. Từ thay đổi suy nghĩ chúng ta sẽ thay đổi hành động.
VOA: Tình cảm mọi người dành cho anh khi anh được thả được xem là nồng nhiệt nhất chưa từng có trước nay. Trong mắt nhiều người, anh là ‘anh hùng bất khuất’, là ‘di sản’ và là ‘ánh sáng’ của phong trào dân chủ VN, thậm chí có người còn gọi anh là ‘Aung San Suu Kyi của VN’. Từ thành tích đó, giai đoạn đấu tranh mới của Điếu Cày, ở góc độ mới (theo lời anh nói) cụ thể sẽ ra sao? Anh có những kế hoạch cụ thể thế nào giúp phát huy xã hội dân sự và các ngòi bút độc lập trong nước?
Blogger Điếu Cày: Kế hoạch cụ thể tôi không nói ở đây, nhưng hướng là chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện và tìm cách thúc đẩy quyền tự do báo chí-tự do ngôn luận trong nước, đồng thời bảo vệ các ngòi bút độc lập trong nước bằng pháp lý của cộng đồng quốc tế và bằng những kế hoạch hỗ trợ truyền thông. Tôi mong muốn các cơ quan truyền thông lớn trên thế giới quan tâm đến hoạt động của các ngòi bút độc lập trong nước, lưu ý hỗ trợ đăng tải thông tin và truyền tải thông tin bảo vệ khi cần thiết, tạo thành mạng truyền thông hỗ trợ trong-ngoài giúp nhau cùng phát triển. Khi hệ thống truyền thông được cân bằng, phá vỡ được sự bưng bít thì sự thông cảm-thấu hiểu giữa các nhóm trong xã hội sẽ thay đổi. Từ đó dẫn đến thay đổi về hành động. Tôi mong muốn tự do báo chí-tự do ngôn luận là con đường phải đi đầu tiên để dẫn tới các hành động sau này.
VOA: Việt Nam bị cáo buộc là tích trữ con tin để thả nhỏ giọt, chứng tỏ ‘nhượng bộ-cải thiện nhân quyền’ đổi lấy quyền lợi từ quốc tế. Là một người trong cuộc, anh thấy mình có thể làm gì giúp ngăn chặn tái diễn việc này?
Blogger Điếu Cày: Những nhóm trong xã hội một khi tước đi nguyện vọng cất lên tiếng nói của các nhóm khác thì nhóm đó trở thành nguy hiểm và không xứng đáng tồn tại trong xã hội. Góp sức của tôi là phải trình bày cho cộng đồng quốc tế biết rõ những vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Chỉ những người như chúng tôi mới biết được sự thật chính sách của họ sau các bản án. Tôi đã có 6 năm rưỡi trong tù qua 11 nhà giam từ mũi Cà Mau ra tới Nghệ An, tôi đã nhìn đầy đủ-chi tiết các vấn đề ghê tởm trong các nhà tù Việt Nam. Ngoài ra, trong xã hội Việt Nam, pháp quyền chưa được tôn trọng. Cộng đồng quốc tế phải chỉ đích danh, chỉ đúng chỗ để họ sửa đổi pháp luật bảo vệ đủ các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Cụ thể ở đây, tôi muốn mọi người chú ý đến luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Mọi khuyết tật xuất phát từ chỗ đó. Nó cho những người hành pháp tự ban hành pháp luật và tự thi hành. Chính những văn bản dưới luật, trái luật lại được thi hành đã làm cho Quốc hội và luật pháp Việt Nam trở thành bù nhìn. Tôi phải chỉ rõ ra những khuyết tật của xã hội đó.
VOA: Xin chân thành cảm ơn anh rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc phỏng vấn này.
Mời quý vị đón xem video cuộc phỏng vấn với Blogger Điếu Cày trên voatiengviet.com hoặc kênh Youtube của VOA: youtube.com/VOATiengVietVideo.
Lần đầu tiên lên tiếng với truyền thông hải ngoại kể từ khi đặt chân tới Mỹ, blogger Việt Nam nổi tiếng quốc tế đã dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi xoay quanh thời gian tranh đấu, tù đày tại Việt Nam và kế hoạch trong quảng đời lưu vong sắp tới của ông tại Mỹ.
VOA: Anh có đáp ứng yêu cầu ‘nhận tội’ hay ‘cam kết’ của nhà chức trách Việt Nam, một thủ tục trước nay bắt buộc phải có để được phóng thích?
Blogger Điếu Cày: Tôi chưa bao giờ nhận tội. Tôi không khai và không ký bất cứ giấy tờ gì trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử, và giam cầm cho tới ngày hôm nay.
VOA: Anh nhất quyết khẳng định mình không làm gì sai hay có tội, vì sao anh chấp nhận được trả tự do có điều kiện, tự do trong lưu vong?
Blogger Điếu Cày: Tôi hiểu thế này. Chính tòa án của Việt Nam cũng chưa hoàn thành thủ tục buộc tội tôi. Tôi có một quy tắc bất di dịch là không nhận tội để được ra tù. Vì vậy, nếu một sự chấp nhận nào vi phạm quy tắc đó, tôi không lựa chọn. Những lựa chọn không vi phạm nguyên tắc này không đồng nghĩa với sự nhận tội.
VOA: Giờ đây anh đã được tự do, nhưng ‘tự do trong lưu đày’, theo cách hiểu của nhiều người. Tâm trạng và cảm nghĩ của anh về sự tự do có điều kiện này, vốn cũng là một hình thức bị cách ly với xã hội Việt Nam?
Blogger Điếu Cày: Là người hoạt động tự do báo chí trên internet, tôi nghĩ tự do internet không có khoảng cách. Tôi không nghĩ mình bị cách ly với xã hội Việt Nam.
VOA: Anh tuyên bố ‘Sự có mặt của tôi trên đất nước tự do này là minh chứng cho chiến thắng của các giá trị tự do dân chủ’, nhưng Hà Nội đã chứng minh rằng ‘chiến thắng’ đó chỉ có được khi ra khỏi biên giới Việt Nam, còn bên trong lãnh thổ Việt Nam thì không có cơ hội ấy. Suy cho cùng, tới giờ phút này những gì anh gọi là ‘các giá trị dân chủ’ vẫn chưa thắng được luật lệ của Việt Nam. Anh nghĩ sao?
Bấm vào để nghe bài phỏng vấn blogger Điếu Cày
VOA: Nhà nước Việt Nam nói phóng thích anh ‘vì lý do nhân đạo’ xét theo quan điểm của họ khi trả tự do, cho xuất cảnh một người bị họ xem là phạm luật hình sự. Ý kiến anh thế nào?
Blogger Điếu Cày: Họ muốn nói ‘nhân đạo’ thì nó là ‘nhân đạo’ thôi, đó là theo ý kiến riêng của họ. Chứ còn trên thế giới này có nước nào mà bắt một người dân chỉ vì biểu đạt ý kiến một cách ôn hòa trên internet. Những nước như thế không thể nhân đạo được. Tôi thấy hiện nay bên Trung Đông, tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS không chấp nhận những tôn giáo khác biệt, muốn xây dựng một xã hội thuần nhất chỉ một tôn giáo duy nhất của họ. Rất tiếc rằng một số chính phủ trên thế giới này có tư tưởng gần giống với IS, không chấp nhận chính kiến khác biệt, quan điểm khác biệt, tư tưởng khác biệt mà muốn xây dựng một xã hội thuần nhất và đó là một xã hội nguy hiểm.
VOA: Nói chuyện với anh hôm nay không thể không nhắc lại Điếu Cày của ngày hôm qua. Một cách ngắn gọn chia sẻ về thời gian 6 năm rưỡi bị giam ở 11 nhà tù khác nhau, anh mô tả thế nào?
Blogger Điếu Cày: Thật sự không dễ dàng gì, đặc biệt đối với những người như tôi vì trong suốt 11 nhà tù đó, không bao giờ tôi ngừng đấu tranh. Trong tù, tôi vẫn tập hợp an hem bạn tù đấu tranh, đòi hỏi những quyền được làm người, yêu cầu họ phải thực thi đúng pháp luật đối với chúng tôi. Vì vậy, cứ mỗi lần câu chuyện trong tù được đưa lên internet thì họ lại đẩy tôi sang nhà tù khác, tổng cộng 11 nhà tù.
VOA: Ấn tượng nhất về thời gian tù tội của anh là cuộc tuyệt thực gây chú ý công luận trong và ngoài nước. Anh chống chọi với 33 ngày tuyệt thực đó thế nào? Điều gì đã giúp anh vượt qua thử thách ‘tồn-vong’ đó?
Blogger Điếu Cày: Thật ra, đợt tuyệt thực 33 ngày mà thế giới biết đến là đợt thứ hai. Đợt tuyệt thực thứ nhất trong B34, thời gian tạm giam. Khi đó, không anh em nào đưa được thông tin ra ngoài cả. Đợt đầu tiên đó, khi tôi tuyệt thực đến ngày thứ 28 họ đã phải đưa tôi đi cấp cứu tại bệnh viện 30/4. Tôi tuyên bố chỉ chấm dứt cuộc tuyệt thực này tại nhà xác hoặc bệnh viện chứ không ngừng lại. Còn tuyệt thực thứ hai kéo dài đến 33 ngày trước sự chứng kiến của những anh em tù chính trị. Cho nên, lần này tôi còn có thêm sức mạnh hỗ trợ của anh em nữa.
VOA: Nhìn lại tất cả những gì đã trải qua, anh thấy mình được và mất những gì trong công cuộc tranh đấu này?
Blogger Điếu Cày: Khi đã chọn con đường tranh đấu, tôi đã xác định sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, tôi đã tự xây một bức tường ngăn cách giữa tôi và gia đình để bảo vệ gia đình của tôi. Thế nhưng, sự thật thì cũng không bảo vệ được. Họ tấn công vào gia đình tôi, vào cơ sở kinh doanh của tôi, sách nhiễu gia đình tôi, rất khó khăn. Trong quá trình tham gia đấu tranh, chúng tôi phải chấp nhận hy sinh. Mất mát của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do là quá lớn. Ngoài việc họ tịch thu một căn nhà của tôi trên đưởng Nguyễn Thái Học, họ còn tạo ra một vụ án trốn thuế và rồi họ truy tố khống trong lần thứ hai để nhốt tôi vô tù. Họ vẫn chưa đưa ra được quyết định thi hành án. Đây là một vụ án vô cùng bất công. Chúng tôi sang đây cũng một phần là để bắt đầu lại vụ án này trước cộng đồng quốc tế để còn kéo những người bạn khác trong tù ra đặc biệt là Tạ Phong Tần. Mất mát của Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do là rất lớn, nhưng nó không quật ngã chúng tôi. Chúng tôi vẫn tiếp tục bước tiếp con đường đã chọn. Vai trò của chúng tôi là đấu tranh trên diễn đàn truyền thông internet. Trên internet không có khoảng cách, vì vậy, tôi vẫn như sống ở trong đất nước Việt Nam, tôi vẫn hoạt động hiệu quả như ở trong Việt Nam.
VOA: Về những mất mát của anh, không những anh bị mất tài sản, nhà cửa, sự tự do, mà cả tương lai của 2 người con còn ở Việt Nam của anh cũng phải trả giá cho các hoạt động của anh. Anh nghĩ gì về cái giá phải trả cho lý tưởng dân chủ mà anh theo đuổi?
Blogger Điếu Cày: Tôi quả thực không ngờ họ lại độc ác đến như vậy. Tôi không nghĩ một chính quyền lại đàn áp người dân khốc liệt như vậy chỉ vì họ cất tiếng nói một cách ôn hòa, bất bạo động. Những gì họ làm với chúng tôi càng cho người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế thấy rõ bản chất của họ.
VOA: Với sự gọi là ngoài sức tưởng tượng như thế, có điều gì trong quá khứ anh thấy mình cần phải thay đổi hay làm lại hay không? Có điều gì anh cảm thấy hối tiếc trên chặng đường đã qua?
Blogger Điếu Cày: Trong một cuộc cách mạng, có những người lựa chọn tham gia vì muốn thay đổi xã hội không thể đứng khoanh tay nhìn, nhưng có những người lựa chọn không tham gia. Điều đó tạo nên sự khác biệt. Nhưng tôi tin rằng những hy sinh mất mát của những người đi đâu không uổng. Nó thắp lên ngọn lửa cho những người đi sau để cùng bước xuống đường, cùng tranh đấu. Nó dẫn dắt những người khác. Tôi tin những hy sinh mất mát của chúng tôi sẽ tạo cảm hứng cho các bạn khác để họ thấy rõ con đường lựa chọn là đúng và tiếp bước cùng chúng tôi để đất nước Việt Nam có một ngày được dân chủ. Chúng tôi mong muốn rằng các bạn trẻ hãy cùng chúng tôi thêm một kết nối trên internet, thêm một trang blog trên internet, cùng kết nối với nhau tạo ra một hệ thống truyền thông mạnh mẽ đủ để phá vỡ bức tường bưng bít thông tin. Từ đó, chúng ta sẽ thay đổi suy nghĩ, mở toang vùng tối u mê trong nhiều người bị bưng bít lâu nay. Từ thay đổi suy nghĩ chúng ta sẽ thay đổi hành động.
VOA: Tình cảm mọi người dành cho anh khi anh được thả được xem là nồng nhiệt nhất chưa từng có trước nay. Trong mắt nhiều người, anh là ‘anh hùng bất khuất’, là ‘di sản’ và là ‘ánh sáng’ của phong trào dân chủ VN, thậm chí có người còn gọi anh là ‘Aung San Suu Kyi của VN’. Từ thành tích đó, giai đoạn đấu tranh mới của Điếu Cày, ở góc độ mới (theo lời anh nói) cụ thể sẽ ra sao? Anh có những kế hoạch cụ thể thế nào giúp phát huy xã hội dân sự và các ngòi bút độc lập trong nước?
Blogger Điếu Cày: Kế hoạch cụ thể tôi không nói ở đây, nhưng hướng là chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện và tìm cách thúc đẩy quyền tự do báo chí-tự do ngôn luận trong nước, đồng thời bảo vệ các ngòi bút độc lập trong nước bằng pháp lý của cộng đồng quốc tế và bằng những kế hoạch hỗ trợ truyền thông. Tôi mong muốn các cơ quan truyền thông lớn trên thế giới quan tâm đến hoạt động của các ngòi bút độc lập trong nước, lưu ý hỗ trợ đăng tải thông tin và truyền tải thông tin bảo vệ khi cần thiết, tạo thành mạng truyền thông hỗ trợ trong-ngoài giúp nhau cùng phát triển. Khi hệ thống truyền thông được cân bằng, phá vỡ được sự bưng bít thì sự thông cảm-thấu hiểu giữa các nhóm trong xã hội sẽ thay đổi. Từ đó dẫn đến thay đổi về hành động. Tôi mong muốn tự do báo chí-tự do ngôn luận là con đường phải đi đầu tiên để dẫn tới các hành động sau này.
VOA: Việt Nam bị cáo buộc là tích trữ con tin để thả nhỏ giọt, chứng tỏ ‘nhượng bộ-cải thiện nhân quyền’ đổi lấy quyền lợi từ quốc tế. Là một người trong cuộc, anh thấy mình có thể làm gì giúp ngăn chặn tái diễn việc này?
Blogger Điếu Cày: Những nhóm trong xã hội một khi tước đi nguyện vọng cất lên tiếng nói của các nhóm khác thì nhóm đó trở thành nguy hiểm và không xứng đáng tồn tại trong xã hội. Góp sức của tôi là phải trình bày cho cộng đồng quốc tế biết rõ những vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Chỉ những người như chúng tôi mới biết được sự thật chính sách của họ sau các bản án. Tôi đã có 6 năm rưỡi trong tù qua 11 nhà giam từ mũi Cà Mau ra tới Nghệ An, tôi đã nhìn đầy đủ-chi tiết các vấn đề ghê tởm trong các nhà tù Việt Nam. Ngoài ra, trong xã hội Việt Nam, pháp quyền chưa được tôn trọng. Cộng đồng quốc tế phải chỉ đích danh, chỉ đúng chỗ để họ sửa đổi pháp luật bảo vệ đủ các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Cụ thể ở đây, tôi muốn mọi người chú ý đến luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Mọi khuyết tật xuất phát từ chỗ đó. Nó cho những người hành pháp tự ban hành pháp luật và tự thi hành. Chính những văn bản dưới luật, trái luật lại được thi hành đã làm cho Quốc hội và luật pháp Việt Nam trở thành bù nhìn. Tôi phải chỉ rõ ra những khuyết tật của xã hội đó.
VOA: Xin chân thành cảm ơn anh rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc phỏng vấn này.
Mời quý vị đón xem video cuộc phỏng vấn với Blogger Điếu Cày trên voatiengviet.com hoặc kênh Youtube của VOA: youtube.com/VOATiengVietVideo.
Nhận xét
Đăng nhận xét