Phiên họp lịch sử của Myanmar không đạt được bước đôt phá nào
Tổng thống Myanmar Thein Sein và các đại biểu dự cuộc họp tại dinh tổng thống trong thủ đô Naypyidaw, 31/10/14
31.10.2014
Tổng Thống và Tư Lệnh Quân đội Myanmar, tức Miến Điện, hôm thứ Sáu đã họp với các vị lãnh đạo hàng đầu trong chính giới và các nhóm sắc tộc thiểu số. Đây là cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên loại này tại quốc gia đang hồi phục sau nhiều thập niên nằm dưới quyền cai trị trực tiếp của quân đội .
Bộ trưởng Thông tin Ye Htut nói rằng tất cả các đại biểu tham dự hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại thủ đô Naypyidaw, đã nhất trí tiếp tục những tiến bộ về cải cách chính trị, các nỗ lực nhằm đạt thoả thuận ngưng bắn trên toàn quốc, và về các cuộc bầu cử quốc hội năm 2015.
Không có bước đột phá nào được báo cáo, nhưng Bộ trưởng thông tin Myanmar cho biết những người tham gia, kể cả lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, đã đồng ý mở thêm các cuộc thảo luận vào một thời điểm chưa được xác định.
Myanmar đang phải đối mặt với một số thách thức giữa lúc nước này đang trỗi dậy từ tình trạng trước đây là một trong những quốc gia độc tài áp bức nhất trên thế giới.
Tại bang Rakhine đầy bạo lực ở phía tây Myanmar, nhóm dân tộc thiểu số Rohingya than phiền về sự ngược đãi của chính phủ và xã hội.
Chính phủ cũng đang cố gắng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn trên toàn quốc với các nhóm thiểu số kinh tế khác đã chống lại lực lượng chính phủ trong nhiều thập kỷ.
Ngoài ra, còn có những căng thẳng liên quan tới những cố gắng của phe đối lập đòi thay đổi hiến pháp, vốn bảo đảm quân đội được đóng vai trò chủ đạo trên chính trường.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ Năm kêu gọi Myanmar tổ chức một "tiến trình đáng tin cậy và bao gồm mọi thành phần" để xúc tiến các cuộc bầu cử trong năm tới.
Tổng thống Obama đưa ra lời kêu gọi đó trong các cuộc điện đàm riêng với Tổng thống Thein Sein và lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi.
Trong cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo đòi dân chủ lâu đời của Myanmar, ông Obama thảo luận về những "cải cách chính trị và kinh tế hiện nay và sự cần thiết phải bảo đảm một tiến trình đáng tin cậy, có sự tham gia của mọi thành phần, để xúc tiến các cuộc bầu cử năm 2015."
Bộ trưởng Thông tin Ye Htut nói rằng tất cả các đại biểu tham dự hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại thủ đô Naypyidaw, đã nhất trí tiếp tục những tiến bộ về cải cách chính trị, các nỗ lực nhằm đạt thoả thuận ngưng bắn trên toàn quốc, và về các cuộc bầu cử quốc hội năm 2015.
Không có bước đột phá nào được báo cáo, nhưng Bộ trưởng thông tin Myanmar cho biết những người tham gia, kể cả lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi, đã đồng ý mở thêm các cuộc thảo luận vào một thời điểm chưa được xác định.
Myanmar đang phải đối mặt với một số thách thức giữa lúc nước này đang trỗi dậy từ tình trạng trước đây là một trong những quốc gia độc tài áp bức nhất trên thế giới.
Tại bang Rakhine đầy bạo lực ở phía tây Myanmar, nhóm dân tộc thiểu số Rohingya than phiền về sự ngược đãi của chính phủ và xã hội.
Chính phủ cũng đang cố gắng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn trên toàn quốc với các nhóm thiểu số kinh tế khác đã chống lại lực lượng chính phủ trong nhiều thập kỷ.
Ngoài ra, còn có những căng thẳng liên quan tới những cố gắng của phe đối lập đòi thay đổi hiến pháp, vốn bảo đảm quân đội được đóng vai trò chủ đạo trên chính trường.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ Năm kêu gọi Myanmar tổ chức một "tiến trình đáng tin cậy và bao gồm mọi thành phần" để xúc tiến các cuộc bầu cử trong năm tới.
Tổng thống Obama đưa ra lời kêu gọi đó trong các cuộc điện đàm riêng với Tổng thống Thein Sein và lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi.
Trong cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo đòi dân chủ lâu đời của Myanmar, ông Obama thảo luận về những "cải cách chính trị và kinh tế hiện nay và sự cần thiết phải bảo đảm một tiến trình đáng tin cậy, có sự tham gia của mọi thành phần, để xúc tiến các cuộc bầu cử năm 2015."
Nhận xét
Đăng nhận xét