Các tỷ phú học đại học ở đâu?

Sinh viên trường LSE (London School of Economics)

Những người cực giàu có lẽ thường là những người có bằng đại học.                    

Theo BBC
29 tháng 10 2014
Có phải những người siêu giàu thường có học vấn tốt hơn không? Hay họ vứt bỏ học bổng và dồn toàn tâm toàn ‎ý cho việc khẳng định mình thực sự giàu có?
Theo một cuộc điều tra dân số toàn cầu về các nhà tỷ phú đô la, gần như 2/3 những người này có bằng đại học.
Điều đó có nghĩa là ngay cả ở những nước có số người tốt nghiệp đại học cao thì con số các tỉ phủ có bằng đại học vẫn là rất bất cân đối.
Tại Anh Quốc, hơn 4/5 các tỷ phú học đại học chứ không phải là trường hợp từ nghèo khó đột nhiên trở nên giàu có.
Nghiên cứu tìm hiểu giáo dục là từ một phúc trình thường nhiên về những người cực giàu, Wealth-X và Điều tra dân số tỷ phú UBS, do nhóm các ngân hàng Thụy Sĩ và một hãng tình báo tài chính có trụ sở ở Singapore thực hiện.
Nó xem xét sự giàu có và xuất thân của hơn 2.300 tỷ phú - và kết quả của nghiên cữu đã phá đi hình ảnh của những người giàu có là những người tự làm giàu, tự tay khởi nghiệp được đào tạo từ các gian hàng ngoài chợ.
Ngoài việc nhiều khả năng họ là các sinh viên tốt nghiệp đại học thì một phần tư trong số này có trình độ sau đại học và hơn 1/10 có học vị tiến sĩ.
Bảng danh sách này cũng cho thấy các tỷ phú đô la - có ít nhất là 620 triệu bảng Anh (tương đương một tỷ đô), và thường là nhiều hơn gấp ba lần số tiền này - rất có thể đã học ở một số các trường đại học có truyền thống có uy tín nhất.
16 trong số 20 trường đại học hàng đầu đào tạo ra các nhà tỷ phú là các trường hay học viện đắt giá và ưu tú của Mỹ.

Các đại học hàng đầu

Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ
Đại học Pennsylvania là trường đào tạo ra nhiều tỷ phú nhất
Đại học Pennsylvania là trường đã đào tạo ra nhiều tỷ phú hơn bất kỳ trường nào khác. Theo sau là Harvard, Yale, Đại học Nam California, Princeton, Cornell và Stanford.
Và cách chắc chắn nhất để kiếm tiền là qua các giao dịch bằng tiền, trong đó các tỷ phú chủ yếu làm giàu thông qua đầu tư, ngân hàng và tài chính.
Trường đại học duy nhất của Anh trong danh sách này là London School of Economics, đứng thứ 10, trong khi Đại học Oxford hay Cambridge không có trong danh sách.
Sự giàu có mới nổi lên của Nga được phản ánh ở việc Đại học Lomonosov Moscow đứng thứ 11.
Nhưng việc các trường đại học Mỹ thống lĩnh danh sách không chỉ đơn giản là về chuyện Mỹ đào tạo ra nhiều tỷ phủ hơn các nước khác.
Hơn ¼ các tỷ phú, những người từng theo học ở trường đại học Mỹ, lại tốt nghiệp bậc đại học ở nước khác.
Đây là trường hợp thường thấy ở các khóa Thạc sĩ tại Mỹ, trong đó 39% đến từ nước ngoài.
Và cũng có thể thấy khoảng cách về tuổi tác, vì tuổi trung bình của nhóm này là 63 tuổi – và họ học đại học cách đây bốn thập niên.

Quyên góp của các trường Đại học

London
Các tỷ phú sống tập trung ở một vài thành phố như London, Moscow và New York
Mối liên lạc với trường Đại học sẽ còn tiếp tục kéo dài trong cuộc sống sau này. Hơn một nửa các tỉ phú tham gia các dự án nhân đạo và công cuộc lớn nhất mà họ hỗ trợ là giáo dục - và trong lĩnh vực này thì họ đặc biệt hỗ trợ giáo dục đại học.
Nó giúp giải thích tại sao đại học Harvard có thể đặt ra mục tiêu quyên góp tiền với con số cao ngất: 6,5 tỷ đô (4 tỷ bảng Anh).
Nghiên cứu cho thấy một mẫu hình, đó là những người giàu tập trung ở một vài nơi. Hơn 40% các nhà tỷ phú ở châu Âu chỉ sống tại 10 thành phố, đứng đầu là Moscow và London. Trên toàn cầu thì thành phố có con số tỷ phú lớn nhất là New York.
Trong khi đó Nigeria trở thành nước có số trẻ em cao nhất không được đi học nhưng lại là nước đang trở thành nơi có nhiều tỷ phú nhất tại châu Phi.
Đã có những nghiên cứu lặp đi lặp lại từ các tổ chức như Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD) cho thấy đi học đại học vẫn là một đầu tư mạnh trên phương diện cải thiện cơ hội có một việc làm với đồng lương cao hơn.
Những nghiên cứu như vậy bác bỏ ý kiến rằng không đi học đại học cũng có thể là một quyết định sáng suốt hay rằng giá trị của bằng cấp sẽ không lại được so với chi phí cho việc đi học.
Nhưng tác giả của cuộc điều tra này, Frank Furedi, cũng là một giáo sư về xã hội học, thì nói rằng một trong những “bí mật” của việc mở rộng giáo dục đại học chính là khoảng cách ngày càng lớn giữa những trường đại học danh tiếng nhất và các trường còn lại.
Những trường hàng đầu đã trở thành nơi “những người đóng vai trò định hình thế giới hội tụ”.
1. University of Pennsylvania11. Lomonosov Moscow State University
2. Harvard University12. University of Texas
3. Yale University13. Dartmouth College
4. University of Southern California14. University of Michigan
5. Princeton University15. New York University
6. Cornell University16. Duke University
7. Stanford University17. Columbia University
8. University of California, Berkeley18. Brown University
9. University of Mumbai19. Massachusetts Institute of Technology
10. London School of Economics20. ETH Zurich

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?