LHQ vận động chấm dứt nạn cắt bộ phận sinh dục nữ
30.10.2014
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã phát động một chiến dịch truyền thông toàn cầu nhằm chấm dứt tệ nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ. Thông tín viên Lenny Ruvaga tường thuật về chiến dịch này từ Nairobi.
Năm 2012, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết tuyên bố không khoan dung tệ nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ, hy vọng sẽ nâng cao nhận thức đối với tập tục này.
Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc ước tính 125 triệu trẻ em gái và phụ nữ đã bị cắt xẻo tại 29 nước ở châu Phi và Trung Đông. Báo cáo nói nếu xu hướng này tiếp tục thì 86 triệu em gái nhỏ tuổi có thể sẽ phải trải qua một hình thức nào đó của tệ nạn này đến trước năm 2030.
Tại thủ đô Nairobi của Kenya, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hôm thứ Năm đã phát động một chiến dịch truyền thông tiên phong toàn cầu nhằm thay đổi triệt để cách mà người ta tường trình và nhận thức về nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục khắp thế giới.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh cần phải có một nỗ lực phối hợp để chấm dứt hình thức bạo lực giới tính này. Ông nói:
"Nạn cắt xẻo những em gái và phụ nữ phải dừng lại ở thế hệ này và thế hệ của chúng ta. Đàn ông và các em trai cũng phải được khuyến khích ủng hộ cuộc chiến chống lại nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ và họ nên được tán dương khi làm như vậy. Tin tốt là toàn bộ những cộng đồng ở Kenya và các nước khác ở châu Phi và trên thế giới đã quyết định kết thúc tệ nạn này."
Nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ chủ yếu được thực hiện với những em gái nhỏ tuổi trong khoảng thời gian giữa lúc sơ sinh và 15 tuổi. Nó có thể gây chảy máu nghiêm trọng và những vấn đề sức khỏe như u nang, nhiễm trùng và vô sinh, cũng như những biến chứng trong khi sinh con và nguy cơ trẻ sơ sinh tử vong tăng cao.
Theo ông Ban Ki-moon, Liên Hiệp Quốc ghi nhận rằng tập tục này là vi phạm nhân quyền. Ông nói:
"Chấm dứt nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ là một phần của chiến dịch kiên quyết của Liên Hiệp Quốc vì sức khỏe, quyền con người cho việc tiếp thêm sức mạnh cho phụ nữ và trẻ em gái. Chúng ta nghiêng mình tôn kính những em gái và phụ nữ đã chiến đấu chống lại nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ và giành lại cơ thể của mình, giờ chúng ta cần họ trở thành tiêu chuẩn bình thường chứ không phải là ngoại lệ."
Ở Kenya chính phủ đã cấm việc cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ. Nhưng ở những vùng xa xôi của đất nước tệ nạn này vẫn bí mật diễn ra.
Chính phủ Kenya lưu ý rằng sự phổ biến của nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ đã giảm đáng kể nhờ vào một nỗ lực phối hợp. Năm 2001, Kenya thông qua một luật hình sự hóa việc cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ, đặc biệt là trẻ em gái dưới 18 tuổi. Luật này bắt đầu có hiệu lực vào năm 2011.
Tại sự kiện hôm thứ Năm, Bộ trưởng Kế hoạch hóa gia đình của Kenya nhấn mạnh những nỗ lực của chính phủ cho đến nay.
Đầu năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đã lên tiếng chống lại nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ với mục đích ngăn chặn nó trên toàn thế giới.
Năm 2012, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết tuyên bố không khoan dung tệ nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ, hy vọng sẽ nâng cao nhận thức đối với tập tục này.
Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc ước tính 125 triệu trẻ em gái và phụ nữ đã bị cắt xẻo tại 29 nước ở châu Phi và Trung Đông. Báo cáo nói nếu xu hướng này tiếp tục thì 86 triệu em gái nhỏ tuổi có thể sẽ phải trải qua một hình thức nào đó của tệ nạn này đến trước năm 2030.
Tại thủ đô Nairobi của Kenya, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hôm thứ Năm đã phát động một chiến dịch truyền thông tiên phong toàn cầu nhằm thay đổi triệt để cách mà người ta tường trình và nhận thức về nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục khắp thế giới.
Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh cần phải có một nỗ lực phối hợp để chấm dứt hình thức bạo lực giới tính này. Ông nói:
"Nạn cắt xẻo những em gái và phụ nữ phải dừng lại ở thế hệ này và thế hệ của chúng ta. Đàn ông và các em trai cũng phải được khuyến khích ủng hộ cuộc chiến chống lại nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ và họ nên được tán dương khi làm như vậy. Tin tốt là toàn bộ những cộng đồng ở Kenya và các nước khác ở châu Phi và trên thế giới đã quyết định kết thúc tệ nạn này."
Nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ chủ yếu được thực hiện với những em gái nhỏ tuổi trong khoảng thời gian giữa lúc sơ sinh và 15 tuổi. Nó có thể gây chảy máu nghiêm trọng và những vấn đề sức khỏe như u nang, nhiễm trùng và vô sinh, cũng như những biến chứng trong khi sinh con và nguy cơ trẻ sơ sinh tử vong tăng cao.
Theo ông Ban Ki-moon, Liên Hiệp Quốc ghi nhận rằng tập tục này là vi phạm nhân quyền. Ông nói:
"Chấm dứt nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ là một phần của chiến dịch kiên quyết của Liên Hiệp Quốc vì sức khỏe, quyền con người cho việc tiếp thêm sức mạnh cho phụ nữ và trẻ em gái. Chúng ta nghiêng mình tôn kính những em gái và phụ nữ đã chiến đấu chống lại nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ và giành lại cơ thể của mình, giờ chúng ta cần họ trở thành tiêu chuẩn bình thường chứ không phải là ngoại lệ."
Ở Kenya chính phủ đã cấm việc cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ. Nhưng ở những vùng xa xôi của đất nước tệ nạn này vẫn bí mật diễn ra.
Chính phủ Kenya lưu ý rằng sự phổ biến của nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ đã giảm đáng kể nhờ vào một nỗ lực phối hợp. Năm 2001, Kenya thông qua một luật hình sự hóa việc cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ, đặc biệt là trẻ em gái dưới 18 tuổi. Luật này bắt đầu có hiệu lực vào năm 2011.
Tại sự kiện hôm thứ Năm, Bộ trưởng Kế hoạch hóa gia đình của Kenya nhấn mạnh những nỗ lực của chính phủ cho đến nay.
Đầu năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đã lên tiếng chống lại nạn cắt xẻo bộ phận sinh dục nữ với mục đích ngăn chặn nó trên toàn thế giới.
Nhận xét
Đăng nhận xét