Tin Việt Nam

Posted on 29/04/2016

Tin Việt Nam
Image copyright Viet Art Space Nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh nói buổi diễn đã ‘kết thúc vừa lúc khi công an xuất hiện’
Huế: Công an ‘vào tác phẩm trình diễn’
Một nghệ sĩ thuộc nhóm Viet Art Space nói với BBC về buổi trình diễn nghệ thuật đường phố về chủ đề môi trường bị công an tạm dừng giữa chừng tại bờ nam cầu Tràng Tiền, TP. Huế sáng 29/4.
Ý tưởng “Nỗi đau của những con cá” đã được các nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (người Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham chuyển tải trong màn trình diễn.
Trên fanpage, Viet Art Space tự giới thiệu “là một tổ chức nghệ thuật uy tín, hỗ trợ các nghệ sĩ phát triển các công việc sáng tạo”.
“Qua các hoạt động mang tính xã hội và phi lợi nhuận, Viet Art Space là ủng hộ cho cộng đồng nghệ sĩ, tạo ra một diễn đàn hữu hiệu và bền vững nhằm phổ biến hiệu quả các sáng tạo và các đàm luận liên quan đến nghệ thuật, khuyến khích sự nỗ lực của các nghệ sĩ, thúc đẩy và trao đổi nghệ thuật Việt Nam với thế giới”.
Lúc 14:00 hôm 29/4, BBC gọi cho ông Vũ Tuấn Anh – Giám đốc truyền thông Viet Art Space nhưng ông bảo không tiện trả lời do “đang phải làm việc với công an phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, về buổi trình diễn”.
‘Tương tác’
Tôi nghĩ việc công an tham gia tương tác với tác phẩm nghệ thuật cũng là điều tốtNghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh
Sau đó, qua điện thoại, nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh nói với BBC: “Đây là lần đầu tiên tôi có màn trình diễn nghệ thuật đường phố, chương trình mang tính ngẫu hứng, trong chuỗi hoạt động của nghệ sĩ ba miền đến tham dự Festival Huế nên chưa kịp xin phép cơ quan chức năng”.
“Buổi trình diễn được khoảng 30 phút thì công an xuất hiện, yêu cầu dừng lại. Tôi nghĩ việc công an tham gia tương tác với tác phẩm nghệ thuật cũng là điều tốt và buổi diễn sáng nay đã được công chúng Huế đón nhận nhiệt tình”.
 46_hue2
Image copyright Viet Art Space Nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh cho hay là chưa thể công bố clip buổi trình diễn nghệ thuật do công an đang tạm giữ máy quay
Ông Mạnh cho hay: “Tất nhiên nếu xin phép được thì tốt hơn, vì nghệ sĩ cũng phải làm theo quy định pháp luật. Nhưng tôi cũng không chắc là nếu xin phép thì có được duyệt”.
Nghệ sĩ cũng cho hay là chưa thể công bố clip buổi trình diễn nghệ thuật do công an đang tạm giữ máy quay phim.
“Với tôi, điều quan trọng của một buổi trình diễn nghệ thuật đường phố là cảm xúc đem lại cho công chúng và ngẫu hứng của nghệ sĩ, chứ không nhất thiết chủ đề phải liên quan đến chính trị”, ông Mạnh nói thêm.
Ông cũng nói: “Tôi cũng như các nghệ sĩ khác trong nhóm làm nghệ thuật từ trái tim. Nếu chính quyền ban hành lệnh cấm chúng tôi biểu diễn sau vụ này thì rất chán!”.
Nguồn :  http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160429_hue_street_art

VN lần đầu đưa tàu diễn tập quốc tế
47_tauvc
Image copyright Thanh NienImage captionTàu 381 lên đường tham gia diễn tập
Lần đầu tiên hải quân Việt Nam điều tàu chiến và đặc công tham gia diễn tập quốc tế tại Brunei và Singapore.
Tàu hải quân số hiệu 381 và đội đặc công đã lên đường hôm thứ Năm 28/4 tới tham dự Diễn tập thực địa Asean mở rộng ADMM+ về an ninh hàng hải và chống khủng bố 2016.
Cuộc diễn tập kéo dài 10 ngày (2/5-12/5) này được biết có 18 quốc gia tham gia, chia làm hai phần tại hai nước.
Tại Brunei, các quốc gia tham gia sẽ triển khai nội dung an ninh hàng hải.
Ở Singapore các nước này sẽ diễn tập chống khủng bố.
Diễn tập thực địa ADMM+ về an ninh hàng hải và chống khủng bố 2016 được phát triển từ các cuộc diễn tập ADMM+ về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và quân y đã tổ chức trước đó.
Các nước tham gia ngoài tàu chiến và đặc công còn điều máy bay chuyên dụng, cụ thể là Australia điều máy bay tuần thám P3C Orion và Hoa Kỳ điều loại P8 Poseidon.
Tàu 381 của Việt Nam được biết dài 62m, được trang bị hệ thống radar trinh sát mục tiêu trên không và trên biển; mang theo tên lửa hành trình chống tàu; tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp và một cơ số pháo.
Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160429_viet_navy_exercise

Mỹ sẽ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam?
U.S. President Obama delivers a speech during his visit to Hanover
Image copyright Reuters Tổng thống Barack Obama được tin sẽ tới Hà Nội ngày 22/5
Có tin Hoa Kỳ có thể gỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội của ông Obama vào tháng tới.
Nguồn tin riêng của BBC cho hay Tổng thống Barack Obama có kế hoạch công du châu Á từ 21/5-27/5, với chặng đầu tiên là Việt Nam trước khi tới Nhật Bản tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7.
Được biết Việt Nam và Hoa Kỳ đã thảo luận việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm mua bán vũ khí sát thương một thời gian nay, tuy còn một số trở ngại.
Hôm thứ Năm 28/4, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter dường như khẳng định thêm thông qua tuyên bố rằng ông sẽ ủng hộ bỏ cấm vận.
Trả lời câu hỏi của Thượng nghị sỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, Bộ trưởng Carter nói:”Chúng ta đã từng thảo luận chủ đề này, tôi đánh giá cao chỉ đạo của Ngài Chủ tịch và xin trả lời là tôi có [ủng hộ bỏ cấm vận]“.
Ông Carter không nói gì thêm.
Hồi tháng 10/2014, Hoa Kỳ đã gỡ bỏ một phần lệnh cấm mua bán vũ khí đối với Việt Nam để giúp quốc gia cựu thù tăng cường năng lực phòng thủ tại Biển Đông trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức hải quân từ Trung Quốc.
Từ trang thiết bị tuần tra biển, Mỹ sau đó cho hay có thể mở rộng ra một số thiết bị phòng không.
Năm ngoái, Bộ trưởng Ash Carter đã thăm Việt Nam và trong chuyến thăm ông cam kết cho Việt Nam khoản 18 triệu đôla để mua tàu tuần tra.
Tuy nhiên nhân quyền vẫn là vấn đề lớn còn tồn tại và Hoa Kỳ muốn Việt Nam cải thiện lĩnh vực này trước khi quyết định lần cuối.
Quan chức phụ trách lĩnh vực nhân quyền Bộ Ngoại giao Mỹ Tom Malinowski phát biểu sau Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt tại Washington DC hôm 26/4 rằng “còn một số yếu tố mà chúng ta cần cân nhắc trước khi bỏ cấm vận, trong đó có tiến bộ về nhân quyền”.
Tuy nhiên tuần trước, trong chuyến thăm Hà Nội của Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Anthony Blinken, ông thứ trưởng nói Việt Nam “đã có một số cải thiện về nhân quyền”.
Trong đó ông nói có việc Việt Nam thông qua Công ước quốc tế về chống Tra tấn; Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền của người tàn tật; xem xét ra Luật Tôn giáo mới và đặc biệt là lần đầu tiên chấp thuận cho thành lập công đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160429_us_vietnam_arms

Thủ tướng Phúc hứa gì với doanh nghiệp?
35_cachet1a
Đây là dịp tiếp xúc doanh nghiệp chính thức đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ‘không hình sự hóa quan hệ kinh tế’ trong hội nghị “Doanh nghiệp Việt Nam – Động lực phát triển kinh tế” diễn ra tại TP Hồ Chí Minh hôm 29/4.
Trong lần tiếp xúc doanh nghiệp chính thức đầu tiên kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng, ông Phúc phát biểu: “Phải tháo gỡ mọi rào cản, chống tiêu cực, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và tinh thần lớn nhấn là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế”.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm được dẫn lời nói lực lượng công an không có chủ trương hình sự hoá nhưng vẫn có một số cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra án oan sai làm ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp.
“Bộ Công an đã góp phần tạo môi trường an ninh an toàn lành mạnh cho các doanh nghiệp, chủ động phát hiện yếu kém của ngân hàng thương mại, tập đoàn tổng công ty nhà nước để góp phần tái cơ cấu khu vực này.
Theo ông Tô Lâm, trung bình mỗi năm Bộ Công an triệt phá 3.000 ổ nhóm tội phạm có nhiều tội phạm núp bóng dưới vỏ bọc doanh nghiệp.
Tại hội nghị, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay: “5 năm tới nên được xác định là 5 năm quốc gia khởi nghiệp, 5 năm cả nước tập trung toàn lực phát triển doanh nghiệp”.
“Việc cần làm ngay là có những giải pháp giảm rủi ro và chi phí, đặc biệt là chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, đồng thời hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi”.
‘Thủ tướng là nhạc trưởng’
Chủ tịch ngân hàng BIDV Trần Bắc Hà đề xuất “nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư, Luật Phá sản; Ngân hàng Nhà nước giảm phát hành trái phiếu Chính phủ…”.
Ông Hà cam kết BIDV sẽ giảm lãi suất tín dụng ngay hôm 30/4.
Ông bày tỏ mong muốn “Kinh tế Việt Nam như một bản nhạc giao hưởng, trong đó Thủ tướng là nhạc trưởng, các bộ ngành, cơ quan Nhà nước là nhạc công và doanh nghiệp là ca sĩ để cùng tạo lập một bản nhạc bất hủ về kinh tế đất nước”.
Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk đề nghị: “Sớm quy định cụ thể về Luật Doanh nghiệp, cải cách hành chính, rà soát giảm thiểu giấy phép con, các quy định cấp phép phải rõ ràng”.
“Các cơ chế chính sách đã được thực hiện ổn định thì không nên thay đổi, gây khó khăn, tăng chi phí cho doanh nghiệp”.
“Chính phủ hãy coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý”, bà Liên nói.
Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tường thuật “tại Hội trường Thống Nhất có đến 1.000 người tham dự và tại các điểm kết nối trực tuyến khác lên tới hơn 10.000 đại biểu”.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160429_vn_pm_business_community_meeting

‘Nhân dân cần có kết luận dứt khoát’
48_cachet1
Image copyright Getty
Ý kiến nói báo chí đang góp phần tìm ra sự thật trong vụ cá chết hàng loạt và dân muốn biết để phòng tránh chứ chưa phải để “bắt vạ”.
Trả lời BBC qua email, ông Trung Bảo, phóng viên độc lập, từ Việt Nam đánh giá rằng việc Bộ Tài Nguyên Môi trường (TNMT) công bố lý do cá chết có thể “do con người hoặc thuỷ triều đỏ”, xuất phát từ điều mà ông gọi là “sự thận trọng quá mức” hay thậm chí là “rụt rè” của Bộ này.
Tôi nghĩ không có việc đối đầu giữ báo trung ương và báo địa phương mà chỉ có sự đối đầu giữa sự thật, trách nhiệm của người làm báo với cộng đồng và sự dối tráTrung Bảo, Nhà báo độc lập
“Lý do thuỷ triều đỏ rất dễ kiểm chứng. Cái người dân trông đợi là nếu cá chết vì lý do con người thì cơ quan chức năng phải nói rõ lý do đó là gì, có độc với con người và môi trường ra sao. Công bố như vậy để người dân biết phòng tránh chứ chưa phải là để “bắt vạ” ai.
“Chuyện xử lý sau đó lại là câu chuyện khác của pháp luật. Với thông tin chậm và không rõ ràng như hiện nay thì người dân chỉ biết nghe theo nhiều trang mạng xã hội, mà không làm sao đảm bảo tính chính xác của các thông tin này,” ông Trung Bảo viết.
Trả lời câu hỏi về khả năng đang xảy ra cuộc “đối đầu thông tin” của các báo lớn với các báo địa phương, theo đó nhiều báo tại Hà Tĩnh, Nghệ An nói người dân đã ra khơi đánh bắt lại, nhà báo Trung Bảo cho rằng các tờ báo địa phương thường phải chịu sức ép đối với địa phương chủ quản.
Tuy nhiên ông cho rằng lý do đó không thể biện hộ cho việc đưa tin sai sự thật.
“Tôi nghĩ không có việc đối đầu giữ báo trung ương và báo địa phương mà chỉ có sự đối đầu giữa sự thật, trách nhiệm của người làm báo với cộng đồng và sự dối trá, nhắm mắt đưa tin theo chỉ đạo bất kể nó gây hại cho người dân.”
48_cachet2
Image copyright Nguyen Duy Binh Image caption Luật sư Nguyễn Duy Bình nói ông và các đồng nghiệp sẽ về quê hương để trấn an nhân dân và khởi kiện.
Trong khi đó Luật sư Nguyễn Duy Bình, Văn phòng luật sư Duy – Trinh, nói với BBC rằng nếu một ai gây ra nạn huỷ hoại môi trường, cắt đứt nguồn sống của dân thì dân sẽ ngửa tay đi xin chính phủ hoặc đi kiện vì đã có luật pháp bảo vệ.
“Tôi và các đồng nghiệp sẽ về quê hương để trấn an nhân dân mình và nếu có cơ sở sẽ khiếu kiện đúng quy định nên chính phủ đừng lo.
“Tôi nhận thấy cơ quan chức năng trả lời như vậy là chưa thoả đáng. Cá chết đã mấy tuần nay, hàng loạt cơ quan chuyên môn đã vào cuộc và chắc họ cũng đã lấy nhiều mẫu nước, mẩu cá để giám định.
Tôi và các đồng nghiệp sẽ về quê hương để trấn an nhân dân mình và nếu có cơ sở sẽ khiếu kiện đúng quy định nên chính phủ đừng loLuật sư Nguyễn Duy Bình
“Tôi nghĩ rằng trong nước có những chất gì họ đã biết và có “những ý kiến xác đáng” như văn bản trả lời đã nêu, vậy vì sao chưa thể nhận định mà vẫn còn úp úp, mở mở như sòng bạc vùng biên vậy nhỉ?,” luật sư thuộc Đoàn luật sư Tp HCM nói.
Luật sư này nói thêm rằng trong những tuần qua báo chí có mất bình tĩnh, có kích động nổi loạn đâu mà họ phải khuyên răn vậy.
“Báo chí đang góp phần phản ánh hiện tượng và tìm ra sự thật; họ luôn đồng hành với cơ quan nhà nước để bảo vệ pháp luật, bảo vệ nhân dân cớ sao lại xem họ như lực lượng đối lập, kích động. Muốn khuyên thì hãy khuyên dân, không nên răn dạy báo chí,” Luật sư Nguyễn Duy Bình nói thêm.
Hiện trên mạng xã hội xuất hiện lời kêu gọi “Xuống đường vì môi trường” với cuộc tuần hành ít nhất tại ba thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và Tp HCM vào ngày Chủ nhật 1/5/2016.
Trong thông điệp đưa lên Facebook mà BBC đọc được, những người tự nhận là ban tổ chức kêu gọi những người tham gia xuống đường mang băng rôn, biểu ngữ, khẩu hiệu bám sát trọng tâm chủ đề chính là “Vì môi trường” để góp phần cho cuộc tuần hành diễn ra thành công.
Báo Tuổi Trẻ hôm 27/04 đưa tin có hơn 100 tấn nghêu đang mùa thu hoạch của hàng chục hộ dân ở xã Kỳ Hà, huyện Kỳ An, Hà Tĩnh chết trắng đồng chưa rõ nguyên nhân.
Báo Tiền Phong hôm 28/04 có bài “Vương quốc” chim đã chết đặt câu hỏi về khả năng hải âu tại “đảo Chim” (Cách Vũng Áng chừng 20 hải lí về phía đông nam) cũng ăn phải cá nhỏ chết nhiễm độc mà chết.
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160429_mass_dead_fishes_comments
Đà Nẵng: Cá chết dạt vào bờ
48_cachet3
Cá to hơn chục kg đã chết thối rữa dạt vào bờ biển sáng 29-4 – Ảnh: Đoàn Cường
TTO - Sáng 29-4, một số người dân ở quận Liên Chiểu (TPĐà Nẵng) phản ánh có nhiều cá chết dạt vào khu vực bờ biển Nguyễn Tất Thành, trong đó có những con to đến hơn 10kg.
Có mặt tại hiện trường, PV ghi nhận dọc bờ biển từ bãi tắm Liên Chiểu đến Xuân Thiều chỉ vài trăm mét nhưng có rất nhiều loài cá, mực chết dạt vào bờ biển. Có những con cá rất to đến hơn 10kg chết đã thối rữa.
Cá chết chủ yếu là cá chình biển, xương xanh, mực và một số loại cá đã biến dạng. Mật độ xác cá xuất hiện khá dày. Do xác cá đã thối rửa khiến khu vực bờ biển này bốc mùi hôi thối.
Một nhân viên cứu hộ cho biết, xác cá dạt vào bờ từ sớm có thể do thủy triều đưa vô. Điều đáng nói là dọc bãi biển dài hàng trăm mét này đầy rác rưởi và xác cá nhưng không được dọn dẹp.
Sáng cùng ngày, PV liên hệ với ông Đặng Quang Vinh - chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường Đà Nẵng – ông cho biết chưa nhận được thông tin và sẽ cho đi kiểm tra ngay.
Còn ông Lưu Quang Khánh – chi cục trưởng Chi cục thủy sản Đà Nẵng cho biết: “sáng anh em có đi kiểm tra nhưng không thấy có gì”. Sau khi được PV cung cấp thông tin, ông Khánh đã cho nhân viên đi kiểm tra lại.
Trước đó, chiều 28-4, tổ công tác báo chỉ của UBND TP Đà Nẵng cũng đã phát đi thông cáo các mẫu xét nghiệm nước biển tại Đà Nẵng đều nằm trong giới hạn cho phép.
48_cachet4 
Cá chình biển đã thối rữa – Ảnh: Đoàn Cường
ĐOÀN CƯỜNG
Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160429/da-nang-ca-chet-lai-o-at-dat-vao-bo/1092691.html

Việt Nam có tìm ra lý do cá chết hàng loạt?
48_cachet5
Image copyright Getty Thứ trưởng môi trường Võ Tuấn Nhân họp báo ngày 27/4
Chính phủ Việt Nam vẫn chưa có kết luận về nguyên nhân gây ra tình trạng cá và nhiều sinh vật biển chết hàng loạt vài tuần qua.
Ban đầu Việt Nam đề cập hai khả năng – có thể là do ô nhiễm con người gây ra hoặc do hiện tượng tảo nở hoa.
Nếu nghiên cứu khoa học xác nhận một trong hai nguyên nhân, vấn đề có thể được xem là đã giải quyết căn bản.
Nếu không, có thể nó sẽ tiếp tục là một bí ẩn như nhiều thảm họa môi trường khác trên toàn cầu.
Dưới sức ép phải đưa ra giải thích rõ ràng, vị thứ trưởng tài nguyên môi trường Việt Nam Võ Tuấn Nhân biện hộ bằng nhận xét: “vấn đề rất phức tạp đã xảy ra nhiều nơi trên thế giới, đòi hỏi phải có thời gian để điều tra nguyên nhân”.
Có thể ông Nhân phát biểu như vậy theo lý do chính trị vì chính phủ đứng trước thách thức bảo toàn cho đầu tư nước ngoài trong lúc có rủi ro tổn thương môi trường.
Nhưng việc cá chết hàng loạt nhiều lần khiến cả dân khoa học cũng phải khó hiểu.
Một nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) năm ngoái nói không rõ chuyện gì đã khiến bệnh tật phổ biến hơn hay tại sao tảo nở hoa lại gây ra độc tố sinh học.
Nghiên cứu này quan sát 727 sự kiện chết hàng loạt của gần 2.500 loài động vật từ 1940 đến 2012. Họ thấy sự kiện kiểu này ngày càng gia tăng với chim, cá và động vật không xương sống.
48_cachet6
Image copyright Reuters Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà
Phân tích này cho thấy 26% các vụ chết hàng loạt là do bệnh tật, 19% do độc tố môi trường do con người gây ra. Họ cũng kết luận độc tố sinh học từ các hiện tượng như tảo nở hoa cũng gây ra số ca chết đáng kể.
Nhưng vì sao bệnh tật gia tăng và điều gì dẫn tới mức độ tảo nở hoa nguy hiểm vẫn chưa được trả lời, mặc dù thay đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt có thể giúp ta hiểu phần nào.
Nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học Berkeley, San Diego và Yale, cũng tiết lộ rằng giới khoa học còn thiếu hợp tác về vấn đề này.
“Hiện tại, đa số các vụ chết hàng loạt được tường thuật trên báo. Cần có sự theo dõi tốt hơn các sự kiện này,” họ viết.
Trong lúc cộng đồng khoa học chưa phối hợp tốt để đánh giá nguyên nhân các vụ chết hàng loạt, có lẽ không thể trông đợi nhiều vào chính trị gia.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều vụ chết hàng loạt cá và các động vật dưới nước ở Đông Nam Á.
48_cachet7
Image copyright AFP Ảnh chụp ở Quảng Bình
Chỉ riêng năm ngoái, Trung Quốc, Campuchia và Singapore đã gặp các tai họa môi trường này. Nhưng không có vụ nào bị chính thức quy cho nhiễm độc do người gây ra. Ngay cả vụ chết cá hàng loạt ở con sông gần thành phố Thiên Tân, nơi xảy ra một vụ nổ nhà kho hóa học lớn, cũng thế.
Khi mà ấm nóng toàn cầu được dùng như câu trả lời sẵn có, giới chức thường nhanh chóng chỉ vào nhiệt độ nước biển gia tăng.
Liệu Việt Nam có làm điều tương tự?
Điều này phụ thuộc chủ yếu cách họ điều tra. Những nhà vận động môi trường kêu gọi đánh giá độc lập. Đây là điều các chính phủ có hệ thống chính trị khép kín thường không thích thú nếu liên quan các dự án bị nghi gây ô nhiễm. Hoặc nếu đó là dự án liên quan quan hệ quốc tế.
Các chuyên gia cho rằng một điều tra độc lập chi tiết sẽ không chỉ giải thích chuyện xảy ra cho cá và động vật biển, mà có thể còn tìm hiểu tác động đến hệ sinh thái mà nhân loại phụ thuộc.
Nghiên cứu trên PNAS phát hiện các vụ chết hàng loạt có thể thay đổi vĩnh viễn các mạng lưới thức ăn.
Ví dụ, hầu hết một loại nhím biển đã biến mất khỏi vùng Caribê đầu thập niên 1980 vì một tác nhân gây bệnh. Việc này khiến tảo xâm nhập và bóp chết san hô.
Bức tranh to lớn hơn thật quan trọng với Việt Nam vì ngành xuất khẩu hải sản trị giá khoảng bảy tỉ đôla mỗi năm.
Và còn vì tình trạng chết hàng loạt vẫn đang diễn ra, đi về hướng nam.
Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160429_vietnam_analysis_massive_fish_deaths

‘Tháng Tư đen’ và thủy triều đỏ
 49_thangtu1
Image copyrigh tExpress Newspapers Hulton Archive Getty Images Mỗi tháng Tư là dịp gợi nhớ những ký ức ‘đỏ’ hay ‘đen’
Lại một dịp tháng Tư nữa đã đến và chuẩn bị qua đi.
‘Tháng Tư đen’ thường được ghi nhớ với cờ vàng ba sọc đỏ ở nhiều nơi tại hải ngoại, nhất là ở Hoa Kỳ, và ngày 30/4 được kỷ niệm với c ờ đỏ sao vàng ở trong nước Việt Nam.
Tháng Tư gợi lại cho hàng triệu người cảnh hoảng loạn tại miền Nam, nhiều gia đình ly tán, dòng người đổ ra biển trong những tháng, năm sau đó lên tới cả triệu. Hàng trăm ngàn người làm mồi cho cá.
Có người hôm trước còn làm tư lệnh hải quân, ít lâu sau tới Hoa Kỳ chỉ còn là người dọn vệ sinh.
Có gia đình, như Đại úy gốc Việt James Văn Thạch nói với tôi dịp 30/4 năm ngoái, có tới hơn 80 người lần lượt tới Hoa Kỳ.
Có những người như Tướng Lê Minh Đảo, người quyết định không ra đi và cũng không để gia đình rời đi, chịu 17 năm giam cầm trong các trại cải tạo khác nhau.
Ở Việt Nam hiện nay người ta chỉ cho phép tồn tại ký ức đỏ với “chiến thắng oanh liệt” và “non sông về một mối”. Không hề có cái gọi là ‘tháng Tư đen’.
“Cuộc chiến nào cũng diễn ra hai lần, lần đầu trên chiến trường, lần thứ hai trong ký ức,” cây viết Phạm Vũ Lửa Hạ dẫn lời ông Nguyễn Thanh Việt, tác giả cuốn ‘Cảm tình viên’, nguyên tác tiếng Anh ‘The Sympathizer’ vừa đoạt giải Pulitzer danh tiếng.
Ông Lửa Hạ cũng dẫn Milan Kundera: “Cuộc đấu tranh của con người chống lại quyền lực là cuộc đấu tranh của ký ức chống lại sự quên lãng.”
Thủy triều đỏ
Ở thời hiện tại, cuộc đấu tranh của con người chống lại quyền lực có thể hiểu là cuộc đương đầu của những người muốn bóc trần sự thật và các quan chức muốn đưa ra một nửa sự thật hoặc thậm chí những lời nói dối trần như nhộng.
Tháng Tư năm nay một thứ trưởng Việt Nam nói “thủy triều đỏ” có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hải sản chết hàng loạt dọc bờ biển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên – Huế.
Ngay lập tức các nhà khoa học và các nhà bình luận đã chỉ ra rằng đây là điều không thể xảy ra vì cái gọi là “thủy triều đỏ” có thể thấy bằng mắt thường và gần như không thể khiến các loại cá sống ở tầng đáy biển chết hàng loạt như trong hơn ba tuần qua.
35_cachet2
Image copyrigh tSTR AFP GETTY IMAGES Image caption Cá chết ở bốn tỉnh xảy ra trong hơn ba tuần qua nhưng chưa có nguyên nhân
Lý do còn lại hiện nay là cá bị nhiễm độc do các hoạt động của con người nhưng chưa có kết luận cụ thể nào về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng đang ảnh hưởng trầm trọng tới cuộc sống của ngư dân đã khiến cả trăm ngàn người ký thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ can thiệp.
Và cũng có thư ngỏ kêu gọi người dân xuống đường ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào Chủ Nhật này để bảo vệ môi trường tự nhiên.
41 năm sau khi có độc lập tự do, người dân vẫn không có quyền xuống đường bày tỏ chính kiến theo tinh thần của Hiến pháp.
Họ cũng không thể lập hội để bảo vệ mình và bảo vệ những người sống ở dưới đáy của xã hội.
Trong cuốn ‘Cảm tình viên’, nhà văn Nguyễn Thanh Việt dẫn lời Karl Marx nói rằng những người bị áp bức và không thể tự đại diện cho bản thân phải có những người đại diện cho họ.
“Không sở hữu tư liệu sản xuất có thể dẫn đến chết yểu, nhưng không sở hữu cách thức đại diện cũng là một dạng tử thần.”Nguyễn Thanh Việt viết trong ‘Cảm tình viên’
“Không sở hữu tư liệu sản xuất có thể dẫn đến chết yểu, nhưng không sở hữu cách thức đại diện cũng là một dạng tử thần,” ông Việt viết.
Nhiều người giàu sụ ở Việt Nam ngày nay được gọi là “tư bản đỏ” và họ có tiền, có quan hệ và có kiến thức để tiếp tục làm giàu.
Nhưng những người thấp cổ bé họng, vốn chiếm phần đông dân số, lại không có cả ba điều này.
Người dân đã được sở hữu tư liệu sản xuất trong hơn 30 năm qua nhưng họ vẫn không có quyền được đại diện đúng mức qua các tổ chức dân sự và phi chính phủ, các luật sư và các nhà làm luật tại Quốc hội.
Việt Nam vẫn luôn nói muốn trở thành nước công nghiệp giàu có nhưng nếu không có cơ chế để người dân yên ổn làm giàu thì lấy đâu ra nước mạnh?
Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160429_april_events

Dân Quảng Bình biểu tình về vụ cá chết
 50_quangbinh1
Image copyright Hoang Duc Thu Facebook Hàng chục người dân Cảnh Dương chăng lều bạt chặn đường Quốc lộ 1A
Người dân làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, hôm 29/4 tiếp tục biểu tình phản đối thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung.
Tin tức nói hàng chục người, đa phần là phụ nữ, đã chăng lều bạt trên đường Quốc lộ 1A, khiến giao thông đình trệ.
Vào khoảng đầu giờ chiều, đã có một số người dân giơ khẩu hiệu phản đối nhà máy Formosa Hà Tĩnh xả rác thải, ông Hoàng Đức Thụ, một người có mặt tại khu vực cho BBC Tiếng Việt biết.
“Họ toàn là phụ nữ, những người buôn bán ở chợ,” ông Thụ nói. “Họ bức xúc, giơ những khẩu hiệu yêu nước như là ‘Việt Nam muôn năm’, ‘Chúng tôi yêu Việt Nam’, ‘Chúng tôi chọn tôm cá’, và ‘Đề nghị Formosa đi khỏi Việt Nam’ – toàn là viết tay trên các tấm bìa.”
Việc phản đối của người dân Cảnh Dương đã bắt đầu từ sáng hôm 28/4, với việc ngư dân quấn quốc kỳ quanh người hoặc vẫy cờ trên tay, mang theo các băng-rôn lớn, kéo theo xe cá đổ ra đầy đường.
Nhiền người gay gắt chất vấn lực lượng chính quyền có mặt tại đó về tình trạng cá đánh bắt về không tiêu thụ được.
50_quangbinh2
Image copyright Hoang Duc Thu Facebook Image caption Giao thông bị đình trệ trên Quốc lộ 1A
“Chúng tôi biết lấy gì mà sống đây?” một phụ nữ gào khóc.
Lực lượng cảnh sát cơ động có mặt, tạo rào chắn cản đường. Tuy nhiên, hai bên đã không xảy ra xô xát.
Quảng Bình là một trong bốn tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong vụ thảm họa cá chết hàng loạt hiện nay.
Hôm 27/4, chính phủ ra công điện yêu cầu bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế nghiêm cấm sử dụng, kinh doanh, tiêu thụ thủy hải sản chết bất thường.
Nhiều cá chết dạt vào Đà Nẵng
Sang đến ngày 29/4, khu vực biển Đà Nẵng tiếp tục có tình trạng cá chết dạt bờ ồ ạt, trong đó có nhiều cá thể cỡ lớn, tới 10kg.
Xác cá thối rữa khiến khu vực bờ biển Nguyễn Tất Thành thuộc quận Liên Chiểu bốc mùi hôi thối, trong lúc Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đà Nẵng Lưu Quang Khánh nói nhân viên chi cục “có đi kiểm tra nhưng không thấy có gì”, báo Tuổi Trẻ tường thuật.
50_quangbinh3
Image copyright
Trước đó, trong thông cáo báo chí, giới chức Đà Nẵng nói trong vòng năm ngày tính đến 27/4 có 17 con cá chết dạt bờ trong tình trạng phân hủy mạnh nhưng nói đó là tình trạng “bình thường”.
“Nguyên nhân có thể do trong quá trình khai thác của ngư dân, một số cá thể bị thương ngoài biển, các tàu cá thu hồi ngư cụ bị thất thoát cá dẫn đến một số loài cá bị chết, lâu ngày dạt vào bờ,” bản thông cáo dẫn báo cáo của Chi cục Thủy sản.
Trong kết luận ban đầu về tình trạng cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung, Bộ Tài nguyên Môi trường hôm 27/4 nói có hai khả năng gây ra tình trạng cá chết, gồm tác động độc tố hoá học của con người và trên biển, và là do tác động của hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ.
Công ty Formosa Hà Tĩnh, theo tuyên bố của đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường trong cuộc họp báo, được xác định là “chưa thấy có mối liên hệ nào” với tình trạng cá chết hàng loạt.
Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo trong cuộc họp Chính phủ về kết quả xét nghiệm mẫu xác định “bước đầu loại trừ nguyên nhân do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa mà thế giới gọi là thủy triều đỏ”.
Các bản tin về kết luận bước đầu này sau đó bị gỡ khỏi báo mạng ở trong nước nhưng vẫn còn lưu trong bản cache.
Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160429_quangbinh_protest_fish

Hạn hán Mekong và ‘Cuộc chiến nước’
51_mekong1
Image caption Ngôi làng Ban Klang trở thành tâm điểm khi chống một dự án đảo dòng nước từ sông Mekong vào qua làng họ
Ban (làng) Klang nằm kín đáo trên một địa thế hiểm trở giữa các ngọn đồi ở tỉnh Loei, Thái Lan. Dân làng chậm rãi ra về sau một ngày làm việc nóng bức trên những đỉnh đồi xanh mướt cao su và khoai mì.
Mở sông, đảo dòng
Trái với cảnh bình yên đó, người khách lạ ghé thăm có thể ngạc nhiên trước những tấm băng-rôn căng rộng giữa cổng làng: “Chúng tôi không muốn cửa nước”, “Chúng tôi cần sông Loei”, “Không được nhấn chìm làng”. Thật vậy, Ban Klang không thể ngờ đến một lúc, họ đã trở thành tâm điểm của một cuộc tranh chấp nguồn nước, thậm chí tiềm ẩn trở thành “điểm nóng” của những mùa hạn hán tương lai trên dòng sông Mekong.
Buổi sáng tôi đến, Ban Klang họp để nói về những đường hầm dẫn nước tương lai có thể được xây trên sông Loei và một cửa nước tên Si Song Rak.
Bà Prawin, 52 tuổi, nói: “Tôi sinh ra ở làng này. Năm nay hạn hán, nhưng về mùa hạn, chúng tôi không trồng gì nhiều, mà chỉ xuống sông Loei bắt cá, bắt ốc. Mỗi ngày cũng kiếm được 300-400 baht. Nếu người ta đào sông Loei lên để xây đường hầm, chúng tôi sẽ không còn cá để bắt. Vậy phải sống ra sao vào mùa nắng?”
Làng Klang của bà nằm cạnh sông Loei. Con sông chỉ là một đoạn nước mỏng manh, hẹp và trong veo, uốn khúc đi qua làng. Nhưng con sông có thể sẽ không còn là nó nữa nếu dự án đầy tham vọng Kong –Loei – Chi – Mun được thành hình, nhằm giữ nước lại cho Thái Lan trong những mùa khô hạn.
Dự án Kong – Loei – Chi – Mun được mô tả sẽ nạo vét đáy sông Loei sâu thêm 5m. Theo dự án này, cửa sông Loei, quãng đổ từ dòng chính sông Mekong vào, sẽ được cơi nới rộng thêm 250m, để nước từ sông Mekong đổ vào.
51_mekong2
Image captionTheo dự án, con sông nông và hẹp này sẽ được nạo vét sâu thêm 5m để làm hầm dẫn nước
Sau đó, chính phủ Thái Lan dự định xây dựng 24 đường hầm ở đáy sông Loei, để nước theo “trọng lực” chảy vào Loei, dẫn tới các sông Chi, sông Mun, trữ ở đấy, đề phòng cho những mùa hạn hán nghiêm trọng sau này có thể xảy ra ở nhiều tỉnh miền Đông Bắc Thái Lan như năm nay.
Bà Sorarat Kaewsa – trưởng làng Ban Khang – nói: “Làng chúng tôi chưa bao giờ thiếu nước. Chúng tôi trồng cao su, khoai mì, nhiều gia đình đều có đào hồ chứa nước. Làng không dùng nước từ sông Loei. Mùa hè, dân làng đánh bắt cá tôm từ sông Loei, nếu họ đào dòng sông lên, sẽ không còn tôm cá, mùa hè người làng không thể kiếm sống nữa.”
Trên tấm bản đồ vẽ tay theo kiểu nông dân, bà Sorarat và dân làng Ban Khang nói về những lo sợ của họ: cửa nước Si Song Rak và những đường ngầm được đào sâu xuống sông Loei, để đưa nước từ dòng chính sông Mekong vào.
Con sông của ngôi làng hơn 400 tuổi sắp chịu một cơn “đại phẫu” trong cơn khát tàn bạo của cả khu vực.
‘Cuộc chiến của nước’?
Trong một cuộc gặp với báo giới tại Chiang Khan, khi bị chất vấn về tính khả thi của dự án, bà Chawee Wongprasittiporn – Giám đốc dự án của Cục Thuỷ lợi Hoàng gia Thái Lan – nói: “Không phải 24 đường hầm sẽ được xây ngay lập tức, chúng tôi vẫn còn mâu thuẫn với dân làng cần phải thảo luận. Chúng tôi sẽ có thể xây trước 1 -2 đường hầm, sau đó dẫn nước và theo dõi. Nếu có sự cố gì, chúng tôi sẽ điều chỉnh dự án để phù hợp hơn.”
Trả lời BBC Tiếng Việt về lượng nước mà Thái Lan sẽ lấy từ dòng chính sông Mekong vào trong giai đoạn đầu của dự án, bà Chawee nói “có thể khoảng 2.036 triệu m3 nước/năm”.
“Chúng tôi sẽ cố gắng không lấy nước từ sông Mekong vào tháng Ba, tháng Tư, những thời điểm mùa khô nhất của sông Mekong để không ảnh hưởng nhiều đến hạ nguồn.” – Bà Chawee nói.
Buổi chiều cùng ngày, ông Chanarong Wongla – đại diện cộng đồng ngư dân tại Chiang Khan, chở tôi đi thuyền đến miệng sông Loei hướng vào dòng Mekong.
Đến một quãng sông hẹp với cây cối và phù sa màu mỡ, ông Chanarong chỉ dẫn: “Đây chính là miệng sông Loei, nơi chính phủ dự định sẽ nạo vét và mở rộng miệng sông. Động vật thuỷ sinh, bùn trong sông Loei chính là nơi giúp cá ghé vào đẻ trứng. Hãy tưởng tượng nếu nó bị nạo vét và mở rộng, dòng nước chảy mạnh, sẽ không còn nơi cho cá trú ẩn nữa.”
Ông Chanarong cũng là người có kinh nghiệm hướng dẫn ngư dân cùng với các nhà khoa học làm khảo sát về nguồn cá, nguồn nước tại tỉnh Loei.
51_mekong3
Image copyright RID Image caption Mô hình của cửa nước Si Song Rak để điều khiển nước từ sông Mekong vào nếu Thái Lan quyết định lấy nước
Ông nói với BBC Tiếng Việt: “Nếu dự án xảy ra, vấn đề là nó sẽ lấy nước từ dòng chính sông Mekong. Những nhà khoa học làm việc với chúng tôi nói với các nước hạ nguồn như Campuchia và Việt Nam, họ lo ngại sẽ xảy ra một thứ gần như cuộc chiến giành nước, bởi vì Thái Lan sẽ lấy một lượng nước khỏi dòng sông.”
“Tôi không rõ nếu Thái Lan lấy nước, liệu có còn đủ nước cho các nước hạ nguồn hay không, liệu có còn đủ nước để tránh bị xâm nhập mặn ở đồng bằng ở Việt Nam hay không. Có thể dự án này sẽ ảnh hưởng đến đất ở đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam.”
Số phận hạ nguồn?
Trước câu hỏi, liệu Thái Lan có nghĩ đến Campuchia hay Việt Nam trong dự án lấy nước này không, bà Chawee Wongprasittiporn nói: “Về nghiên cứu về việc lấy nước từ sông Mekong từ thượng nguồn. Chúng tôi cố gắng lấy thông tin từ MRC, cố gắng xem tác động từ sông Loei, xem tác động giữa phần Lào và Thái Lan.”
“Chúng tôi sẽ cố gắng mô phỏng xem dòng chảy thay đổi ra sao khi đến Campuchia và Việt Nam, so sánh những thay đổi ở phía Campuchia và Việt Nam trước khi chúng tôi dẫn nước và sau khi dẫn nước, sau đó sẽ gửi cho MRC để ra quyết định.”
“Nhưng cho tới giờ, chúng tôi chưa có thông tin từ phía Lào nên chưa thể mô phỏng tác động xuống Campuchia và Việt Nam được.” – Bà Chawee nói.
“Chúng tôi cố gắng xem xét, càng nhiều càng tốt, trong khả năng của mình”.
Theo trình bày của Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan, dự án này sẽ lấy khoảng 4 tỷ m3 nước/năm từ dòng Mekong.
Lấy nước có ảnh hưởng tới Đồng bằng Sông Cửu Long?
51_mekong4
Image copyrightGetty ImagesImage captionTại Việt Nam, nhiều tháng qua, Đồng bằng sông Cửu Long đã chịu rất nhiều thiệt hại vì xâm nhập mặn và hạn hán
Ông Kỷ Quang Vinh, Chánh văn phòng công tác biến đổi khí hậu Thành phố Cần Thơ nói: “Lượng nước lấy như thế vào mùa mưa thì có thể chấp nhận được. Nhưng vào mùa khô, đặc biệt như mùa khô năm 2010 thì lại chiếm khoảng 10% lưu lượng bình quân ngày tại Tân Châu trong tháng 5/2010, thì là một lượng nước rất lớn gây nguy cơ xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long các tháng mùa khô.”
Trung Quốc và Lào làm thủy điện, Thái Lan lấy nước, số phận những cư dân cuối nguồn như Việt Nam sẽ ra sao?
Trong bài kỳ tiếp, tác giả sẽ viết về cái chết từ từ của Đồng bằng Sông Cửu Long
Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160428_water_tension_mekong_1

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?